21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - CHÚC TẾT SỐNG LỜI CHÚA

  •  
    Hội Thánh Báp Tít Sugar Land - Sugar Land Vietnamese Church
    Jan 25 at 7:44 AM
     
     
     
    What's happenning this week...
    Is this email not displaying correctly?
    View it in your browser.
    Chào Thầy Định,

    Đầu Xuân Canh Tý 2020, tôi cầu chúc Thầy Định cùng tất cả mọi người trong gia đình được Đức Chúa Trời ban cho một năm mới tràn đầy ơn phước Chúa. Nguyện xin Đức Thánh Linh luôn soi sáng, thêm sức, và che chở Thầy Định  trong tất cả sinh hoạt ngoài đời cũng như trong Hội Thánh để cuối mỗi ngày Thầy Định đều có cớ lớn dâng lên Chúa lời tạ ơn. Chúng ta tạ ơn Đức Chúa Trời vì sự ban cho của Ngài không xiết kể (2 Cô-rinh-tô 9:15). 

    Chúa cũng cho Hội Thánh Báp-tít Sugar Land năm nay tràn đầy hy vọng. Bài học đầu năm trong Hội Thánh có tựa đề là "Chớ Lấy Nghe Làm Đủ" dựa theo Lời Chúa trong Gia-cơ 1:19-27. Tôi hy vọng tất cả chúng ta sẽ áp dụng lời dạy dỗ này vào mọi phương diện của cuộc sống. Đặc biệt nhất là chú trọng vào việc vâng theo Đại Mạng Lệnh Của Chúa Jêsus, "19 Vậy, hãy đi khiến muôn dân trở nên môn đồ Ta, hãy nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh làm báp-têm cho họ 20 và dạy họ giữ mọi điều Ta đã truyền cho các con. Và nầy, Ta luôn ở với các con cho đến tận thế" (Ma-thi-ơ 28:19-20, BDHD 2010). Chúng ta trung tín rao truyền tin lành, và trông cậy Chúa đưa nhiều người được cứu thêm vào Hội Thánh.

    Xin Thầy Định thường xuyên nhớ đến mục đích trên của Hội Thánh và cầu thay cho. Nguyện xin ý Chúa được nên. 
     
    Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn,
    Mục sư Bùi Thế Hiền
    Hội Thánh Báp-tít Sugar Land
    www.niemhyvong.org

     

     
    Copyright © 2020 Hội Thánh Báp Tít Sugar Land - Sugar Land Vietnamese Church, All rights reserved.
    Bạn nhận được Bản tin này là do bạn đã đăng ký tại website www.niemhyvong.org hay www.HTBTSugarland.net.
    Our mailing address is:
    Hội Thánh Báp Tít Sugar Land - Sugar Land Vietnamese Church
    8000 Clodine Road TX
    Houston, TX 77083

    Add us to your address book
    Email Marketing Powered by Mailchimp
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - CHÌA KHÓA VÀ Ổ KHÓA

  •  
    Chi Tran - Jan 24 at 10:53 AM
     
     
     
     
    ---------- Forwarded message ---------
    From: nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Date: Fri, Jan 24, 2020, 12:30 AM
    Subject: Fw: Ổ KHÓA VÀ CHÌA KHÓA
    To:


     
     
     
     

    Ổ KHÓA VÀ CHÌA KHÓA

     

    Quan hệ giữa con người với nhau là mối quan hệ tương tác, chỉ có hòa hợp cùng nhau, tin tưởng vào nhau, ủng hộ cho nhau, quý trọng lẫn nhau thì cuộc sống của chúng ta mới tươi đẹp.

     

     

    Một đêm nọ, ổ khóa đánh thức chìa khóa dậy rồi trách móc:

    • Ngày nào tôi cũng vất vả giữ nhà cho chủ nhân, thế mà chủ nhân lại thích anh, lúc nào cũng mang theo anh bên mình, thật ghen tỵ với anh quá!.

     Còn chìa khóa cũng không phục:

    • Ngày nào anh cũng ở nhà, chơi bời thoải mái, thật là nhàn hạ chứ không như tôi cứ lặn lội gió mưa vô cùng cực khổ, tôi càng ghen tỵ với anh hơn đấy!”.

    Có một lần, chìa khóa cũng muốn được hưởng thụ cảm giác nhàn hạ của ổ khóa nên tự mình giấu mình đi. Sau khi chủ nhân về không tìm thấy chìa khóa nên tức giận đập ổ khóa rồi vứt nó vào thùng rác. Sau khi vào phòng, chủ nhân lại tìm thấy chìa, ông ta lại tức giận nói rằng:

    • Ổ khóa vứt rồi, giờ giữ lại nhà ngươi còn có ích gì nữa

    Nói xong, chủ nhân liền vứt chìa vào thùng rác.

    Trong thùng rác, ổ khóa và chìa khóa gặp lại nhau, cả hai cùng than thở:

     Hôm nay cả hai chúng ta đều rơi vào hoàn cảnh như thế này là vì chúng ta đều không nhận ra giá trị cũng như công sức của đối phương, mà lại đứng núi này trông núi nọ, lúc nào cũng tính toán chi li, đố kỵ lẫn nhau, nghi ngờ lẫn nhau.

    Quan hệ giữa con người với nhau là mối quan hệ tương tác, chỉ có hòa hợp cùng nhau, tin tưởng vào nhau, ủng hộ cho nhau, quý trọng lẫn nhau thì cuộc sống của chúng ta mới tươi đẹp.

    ***

    ST

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI- MỸ KHÔNG ĐỂ TIỀN CHO CON

  •  
    Chi Tran
    Jan 21 at 4:54 AM
     
     
     
     
    ---------- Forwarded message ---------
    From: nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Date: Mon, Jan 20, 2020, 10:08 PM
    Subject: Fw: Vì sao người Mỹ không để lại tiền bạc cho con cái?
    To:


     
     
     
     

    Vì sao người Mỹ không để lại tiền bạc cho con cái?

     

    Một trong 3 người giàu nhất lịch sử thế giới từng nói: “Một người cho tới lúc chết mà vẫn còn một gia tài trị giá bạc triệu là một sự sỉ nhục”. Vì sao những người giàu có tại Mỹ đều có chung quan niệm như vậy, họ không để lại tài sản thừa kế cho con, mà thích quyên góp cho quỹ từ thiện?

    Andrew Carnegie là một doanh nhân người Mỹ gốc Scotland và được mệnh danh là Vua Thép. Ông là người giàu thứ 3 trong lịch sử thế giới, ông từng góp phần làm cho ngành công nghiệp sản xuất thép của Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 19. Andrew Carnegie từng nói: “Một người cho tới lúc chết mà vẫn còn một gia tài trị giá bạc triệu là một sự sỉ nhục”.

    Đa phần người dân Mỹ đều cho rằng họ là người gìn giữ tài sản, chứ không phải là người chủ sở hữu. Bởi vậy, bản thân không nên chiếm đoạt những tài sản đó, mà phải tặng lại cho người khác, tặng lại cho xã hội mới là tốt.

    Năm 2016, mức tiền quyên góp tự nguyện tại Mỹ đạt tới con số 35.840.000.000 $, cao hơn nhiều so với bình quân đóng góp ở các nước phương Tây, gấp hai lần so với Anh Quốc và Canada, gấp 20 lần so với Italia và Đức. “All-out donation” – quyên góp toàn bộ tài sản cho xã hội sau khi qua đời, cũng là hiện tượng không có gì lạ lùng tại Mỹ.

    Rất nhiều người cho rằng số tiền quyên góp hàng trăm triệu USD của Mỹ là đến từ các công ty lớn và các tỷ phú như Gates Foundation, Zuckerberg, tuy nhiên sự thực không phải như vậy. Theo thống kê, 80%  trong số tiền quyên góp hàng trăm tỷ mỗi năm của Mỹ đến từ sự quyên tặng của các cá nhân, và 70% trong số đó là những người dân thường. Tại Mỹ không chỉ những tỷ phú, mà tất cả mọi người dân đều quan tâm tới hoạt động từ thiện, và đương nhiên các tổ chức từ thiện xin quyên góp tiền cũng hết sức tự nhiên.

    Andrew Carnegie là một doanh nhân người Mỹ gốc Scotland và được mệnh danh là Vua Thép. (Ảnh: cafebiz.vn)

    Lý do kêu gọi tài trợ thật kỳ lạ, cách thức kêu gọi cũng rất thu hút

    Thời gian trước, một lần khi kiểm tra email, tôi đọc được một bức thư được gửi bởi một trường tư thục trực thuộc nhà trẻ Day Care, kêu gọi quyên góp cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên của Day Care.

    Là sinh viên sống dựa chủ yếu vào tiền học bổng ở Mỹ, cả tôi và chồng đều thuộc về nhóm người nghèo túng, tuy nhiên chúng tôi vẫn quyên góp 350 USD. Đây là lần thứ ba chúng tôi nhận được thư kêu gọi quyên góp này. Lần thứ nhất là thư kêu gọi quyên góp mua sách báo tạp chí cho trẻ nhỏ tại thư viện của địa phương, lần thứ hai là của McDonald House Charities kêu gọi quyên góp cho trẻ em nghèo bị bệnh.

    Người Trung Quốc có câu tục ngữ “cật nhân chủy đoản, nã nhân thủ nhuyễn”, tạm dịch: “Ăn của người ta thì nói năng với người ta cũng mềm mỏng hơn”. Nếu không vì tình cảnh vạn bất đắc dĩ, ví dụ như mắc bệnh hiểm nghèo cần kêu gọi quyên góp, thì chúng ta không có thói quen yêu cầu người khác móc tiền một cách công khai giúp đỡ mình. Tuy nhiên tại Mỹ việc kêu gọi quyên góp và quyên tiền là việc diễn ra bình thường như cơm bữa.

    Những người Mỹ muốn xin tài trợ, họ có rất nhiều lý do ‘không bình thường’ để kêu gọi: Ví dụ đặt nhầm vé máy bay, muốn đặt vé mới cũng kêu gọi xin tiền, tiền đặt cọc kiện tụng ly hôn cũng kêu gọi quyên tiền, … các chủng các loại lý do khác nhau đều có. Mà người Mỹ ở đây cũng thật thiện tâm, với bất kỳ lý do nào, họ cũng đều sẵn sàng quyên góp tiền.

    Tại Mỹ việc kêu gọi quyên góp và quyên tiền là việc diễn ra bình thường như cơm bữa. (Ảnh: nydailynews.com)

    Còn cách thức xin quyên góp của các tổ chức từ thiện cũng rất ‘tinh tế’ và thu hút, họ rất biết cách tìm ra mối liên hệ giữa bạn và mục đích của việc quyên góp đó. Họ không lôi kéo bạn vào những gì cao siêu rộng lớn như chủ nghĩa yêu nước, quan tâm toàn nhân loại hay những gì liên quan tới tôn giáo, mà viết ra những điều bạn đóng góp được trong khoản tiền quyên góp đó, viết một cách rất cụ thể và thiết thực.

    Ví dụ: Trong một bản kêu gọi quyên góp có in câu rằng: “Mục đích của việc quyên góp này là dạy trẻ nhỏ yêu thích đọc sách, tôn trọng kiến thức, và là một cách chia sẻ rất tốt với những người khác”. Đọc được câu này chắc chắn những người tôn trọng tri thức, mong muốn thế hệ sau được giáo dục tốt hơn sẽ sẵn sàng bỏ hầu bao ra quyên góp.

    Người quyên góp tiền tích cực chủ động, người xin tài trợ coi như chuyện đương nhiên

    Network for Good, một tổ chức phi lợi nhuận tư vấn dành cho những người quyên góp từng làm một cuộc khảo sát trên mạng với nội dung: Tại sao người dân Mỹ thích quyên góp tiền? Kết quả đại khái có thể chia thành hai phái như sau:

    Phái chủ nghĩa tình cảm: Cảm giác đạt được thành quả, theo trào lưu, tăng cường mối quan hệ với người khác, được người khác nhớ đến.

    Phái chủ nghĩa thực dụng: Thật tâm muốn giúp đỡ người khác, truyền thống gia đình, tôn giáo, cắt giảm thuế, tạo dựng hình tượng tốt đẹp.

    Ngoài ra việc người dân Mỹ luôn hào phóng quyên góp cũng có liên quan rất lớn tới chính sách khích lệ của chính phủ. Từ năm 1917, chính phủ Mỹ công khai hoạt động liên quan tới chính sách miễn thuế để khích lệ quyên góp, quyên góp một phần tiền trong tổng lương tháng của bản thân để miễn trừ thuế thu nhập cá nhân.

    Có rất nhiều người đã mang số tiền thừa ra đó đi quyên góp, vừa giảm bớt việc nộp thuế lại có thể làm việc thiện. (Ảnh: tinhhoa.net)

    Tại Mỹ, những người dân có thu nhập trên 50 nghìn USD một năm phải nộp 8% thuế thu nhập cá nhân, dưới 50 nghìn USD phải nộp 5% thuế thu nhập cá nhân một năm. Có nghĩa là những người có thu nhập 51 nghìn USD (chỉ thêm 1.000 USD) cũng sẽ phải nộp thêm 3% thuế thu nhập cá nhân. Bởi vậy có rất nhiều người đã mang số tiền thừa ra đó để đi quyên góp. Đối với họ, vừa giảm bớt việc nộp thuế lại có thể làm việc thiện, thì sao có thể không làm chứ?

    Mặt khác những người dân Mỹ, nhất là những người càng thành công, càng giàu, thì đều nhận định quá trình tích lũy tiền bạc là một quá trình vô cùng thú vị. Vậy nên họ không muốn tước đoạt đi loại quyền lợi này của con cái. Cũng bởi vậy, họ bằng lòng dạy cho con cái những điều tâm huyết cần có ban đầu, còn việc kiếm tiền là dựa vào năng lực tự thân của mỗi đứa trẻ.

    Công khai minh bạch sử dụng tiền từ thiện cũng rất quan trọng

    Tại Mỹ, cho dù là cá nhân hay tổ chức từ thiện, kêu gọi quyên góp nhìn chung đều rất thẳng thắn chân thành, khoản tiền đó dùng với mục đích gì đều được khai báo rất rõ ràng. Ví dụ trong thư kêu gọi quyên góp của Day Care, họ sẽ nói cần bao nhiêu tiền, dùng cho ai, bao nhiêu người và sử dụng như thế nào. Và thực sự những tổ chức này, họ quyên góp tiền cho dân và dùng cho người dân.

    Một trong những loại dịch vụ mà tổ chức McDonald House Charities cung cấp, đó là xây nhà ở bên cạnh bệnh viện, cung cấp chỗ ăn ở miễn phí cho những người mẹ sinh non, thuận tiện cho họ trong việc chăm sóc thăm nom con cái trong viện. Bằng những hoạt động như vậy, bạn sẽ thực sự cảm thấy rằng số tiền của mình không lãng phí và được sử dụng rất đúng mục đích.

    Thay vì để lại tiền bạc tỷ cho con cái thừa kế, họ lại quyên góp hết cho xã hội, để con cái có cơ hội tự lực cánh sinh, tự bước đi trên đôi chân của mình. (Ảnh: dailymail.co.uk)

    Độ công khai của các tổ chức từ thiện tại Mỹ rất cao, cơ quan thuế quy định mỗi năm họ phải làm báo cáo thuế một lần, cần thống kê chi tiết làm những hạng mục gì, tiêu hết bao nhiêu tiền, tài sản là bao nhiêu. Mỗi năm đều phải làm báo cáo tài chính công khai đăng trên mạng để mỗi người dân khi cần thiết đều có thể kiểm tra được. Sau khi họ nhận được tiền quyên góp đều sẽ có phiếu thu công khai minh bạch, có bằng chứng rõ ràng. Có thể thấy rằng sự công khai minh bạch ở đây đã tạo dựng được niềm tin của dân chúng, cũng khiến việc quyên góp từ thiện ở Mỹ ngày càng trở nên thiết thực và phổ biến rộng rãi.

    Đặc biệt, quan niệm của các bậc cha mẹ Mỹ về vấn đề tiền bạc khiến chúng ta không khỏi suy ngẫm. Thay vì để lại tiền bạc tỷ cho con cái thừa kế, họ lại quyên góp hết cho xã hội, để con cái có cơ hội tự lực cánh sinh, tự bước đi trên đôi chân của mình. Làm như vậy, họ vừa là một người có ích cho cộng đồng xã hội, lại làm đúng vai trò của một người cha người mẹ sáng suốt. Điều này, đối với những ai đang ra sức nai lưng ‘làm trâu làm ngựa’ hòng tích trữ tiền bạc cho con cái về sau, phải suy ngẫm và nhìn nhận lại mình.

    Theo Trần Văn Vận / soundofhope.org Kiên Định biên dịch

     

     

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - XUÂN YÊU THƯƠNG

  •  
    Chi Tran <
    Jan 22 at 8:19 AM
     
     
     
     
    ---------- Forwarded message ---------
    From: nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Date: Wed, Jan 22, 2020, 1:12 AM
    Subject: Fw: MÙA XUÂN YÊU THƯƠNG
    To:


     
     
     
     

    MÙA XUÂN YÊU THƯƠNG

    “ Yêu như Thầy đã yêu” (Ga 13,34).

     

       Thiên Chúa đã thật khéo léo khi dựng nên bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông trong một năm.  Xuân, Hạ, Thu, Đông rồi lại Xuân. Mỗi mùa luôn có những đặc trưng riêng. Mùa xuân trời đất giao hòa, trăm hoa đua nở, cảnh sắc tươi mới, cây cối đâm chồi nảy lộc, khí trời mát mẻ, con người tươi vui. Mùa xuân là dịp để người ta tôn thờ Thiên Chúa, tìm về cội nguồn, đến với nhau và chia sẻ tình yêu thương.    

                                           

       Với người Việt Nam, những ngày đầu xuân là Tết Nguyên đán. Trước hết, trong ngày mùng Một tết Nguyên Đán, chúng ta hướng lòng về Thiên Chúa cội nguồn của chúng ta, với tâm tình yêu mến của người con, cảm tạ Thiên Chúa vì muôn ân huệ chúng ta đã được lãnh nhận trong năm qua và phạt tạ Ngài vì biết bao lỗi phạm. Mùng hai tết là thời điểm chúng ta hướng lòng kính nhớ Tổ tiên, nhớ ơn đức sinh thành, dưỡng dục… Trong những ngày giáp tết, dù đi làm ăn hay đi học, đi chơi ai cũng hối hả, nôn nóng trở về nhà. Khi ta trở về với gia đình thì ắt hẳn nơi đó có ông bà, cha mẹ và những người thân yêu mà họ có thể còn sống hay đã qua đời. Mùa xuân là một dịp, là một cơ hội để ta bày tỏ tấm lòng tri ân, bày tỏ sự cung kính đối với các Đấng bậc tiền nhân trong tinh thần đạo lý uống nước nhớ nguồn và chắc chắn rằng, hành động trở về sẽ trở nên quí giá và ấm áp tình thân. Mọi người cũng luôn cầu xin ơn trên ban cho gia đạo một cái tết đoàn viên, đề huề, ấm áp tình thân bên nhau cạnh mâm cơm sum vầy của những ngày tết.

     

       Mùa xuân còn là mùa chia sẻ tình thương yêu. Trong không khí vui tươi, cởi mở, chan hòa, làm cho mọi người mở lòng ra với tha nhân. Chúng ta còn đến thăm hỏi, chúc tết các vị trưởng thượng trong họ ngoài làng, thân hữu, lân bang với những lời cầu chúc tốt đẹp trong năm mới. Mùa xuân cũng chính là cơ hội thuận tiện để người ta nói với nhau lời cảm ơn hay lời xin lỗi để vượt thoát ra khỏi một năm cũ bất hòa; xây dựng, củng cố tình yêu thương trong năm mới. Chúa Giêsu đã phán dạy: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”( Ga 13, 34). Lời dạy của Chúa áp dụng mọi lúc, mọi nơi và mùa xuân luôn là một cơ hội tốt để những người có hoàn cảnh may mắn dừng lại bên đời những hoàn cảnh không may mắn, chia sẻ sự yêu thương chứ không ban phát hay lạnh lùng vô cảm. Dịp Tết Nguyên đán cũng là khoảng thời gian mà sự chia sẻ về tinh thần và vật chất thường thấy ở nhiều nơi từ thành thị đến nông thôn. Sự chia sẻ tinh thần và vật chất vào dịp mùa xuân cũng đã là một việc làm khá phổ biến nơi các cộng đoàn Công Giáo. Từng phần quà, từng lời thăm hỏi ân cần đến với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn đã góp phần làm nên một mùa xuân yêu thương.

     

       Xin lòng nhân từ Thiên Chúa ban cho chúng ta một mùa xuân yêu thương. Xin Thiên Chúa là cha nhân từ sớm đón nhận linh hồn cha mẹ, ông bà Tổ Tiên và mọi người đã ly trần trong ơn nghĩa Chúa vào hưởng mùa Xuân vĩnh cửu Thiên quốc. Xin Thiên Chúa gia ân để những điều tốt đẹp chúng ta cầu chúc cho nhau trở thành hiện thực./.

     

    Tom Điều

     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - MARYKNOLL SOCIETY

  •  
    Maryknoll Society - Jan 19 at 4:42 AM
     
     
    “That they may all be one”
    View this email in your browser
    Dear Deacon Nguyen,

    I love the theme of this year’s Week of Prayer for Christian Unity (January 18-25): They showed us unusual kindness.

    Here’s the background: When St. Paul arrived in Malta with his disciples, carrying the light of salvation, the people welcomed him with “extraordinary hospitality.” (Acts 28:2) The weather had turned bad, but the hosts lit a fire and welcomed their guests with kindness.

    An act of kindness can be a game-changer in any relationship, a gesture of reconciliation that brings people closer together. As the Church begins a week of prayer for the unity of all Christians, let’s remind ourselves that “unusual kindness” can make a difference in reaching what may have felt like an unreachable goal.
    “I will make you a light to the nations that my salvation may reach to the ends of the earth.”
    ~ Isaiah 49:6
    Where’s a good place to start? Our mission calling is to love and serve the Lord by witnessing his compassion, so begin there. Listen to others first before judging. That was a lesson I learned during my years among the indigenous people of South America’s Altiplano. The communities were divided between Catholic and evangelical Christian, each with different ideas of worship and religious expression. It took time, but we were able to overcome divisions just by inviting people to listen first. By showing respect and understanding, somehow the differences became less divisive. This is how reconciliation among Christian communities can begin.

    Dinh, we have two assignments during the Church’s Week of Prayer for Christian Unity. Pray for healing. Then witness the compassion of Our Lord where it is needed most. That way, I am confident one day all will be one in Christ.
    Father Raymond J. Finch, M.M. Sincerely yours in Christ,

    Father Raymond J. Finch, M.M.
    Prayer for 2nd Sunday in Ordinary Time
    Lord Jesus, You prayed
    Your disciples would be united
    under the banner of faith, hope, and love.
    Help us strive toward that unity for which
    You suffered and died; help us recognize
    true friends even among strangers and above
    all open our ears to listen to the highest
    hopes and deepest hurts of our
    Brothers and sisters.

    May we welcome each guest
    as if they were Christ himself
    and may we offer hospitality to all
    as Abraham and Sarah once
    entertained angels unawares.

    Grant us healing, O Lord
    that we may serve You and Your people
    with renewed strength and zeal.
    Let us look beyond the things
    that divide us and help us help
    each other along the paths of righteousness
    according to Your will.

    Amen.
    ~ Father Joseph R. Veneroso, M.M.
    The Maryknoll Fathers and Brothers serve the poor in 22 countries, and celebrate our faith through Mass, the Sacraments, and pastoral work. Help support our mission projects around the world.
    Copyright © 2020 Maryknoll Fathers and Brothers, All rights reserved.
    You are receiving this email because you previously opted-in for Maryknoll announcements and/or are a prior Maryknoll donor.

    Our mailing address is:
    Maryknoll Fathers and Brothers
    PO Box 302
    Maryknoll, NY 10545

     
    You can update your preferences or unsubscribe from this list
     
    supporter