21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - CON ĐƯỜNG NHỎ

 

  •  
    nguyenthi leyen - Feb 4 at 11:40 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    CON ĐƯỜNG NHỎ
     
    Sống “con đường nhỏ” là để ý và yêu mến các giọt nước mắt không ai chú ý rơi từ khuôn mặt của những người đau khổ. Đó là lau gương mặt đang đau khổ của Chúa Kitô. Bằng cách nào?
     
    Hầu hết trong chúng ta, ai cũng đã từng nghe nói về Thánh Têrêxa Hài Đồng, nhà thần nghiệm người Pháp qua đời năm 1897 ở tuổi 24 và có lẽ đây là vị thánh nổi tiếng nhất trong hai thế kỷ qua. Thánh Têrêxa nổi tiếng vì nhiều chuyện, nhất là về con đường tâm linh được gọi là “con đường nhỏ” của ngài. “Con đường nhỏ” là gì?
     
    Suy nghĩ chung thường nhìn Thánh Têrêxa và “con đường nhỏ” của ngài là lòng mộ đạo đơn sơ không phải là công lý so với chiều sâu con người hay tâm linh của ngài. Thường thường “con đường nhỏ” được đơn giản hiểu là, vì danh Chúa Giêsu, chúng ta làm những việc bác ái nhỏ bé, ẩn giấu, khiêm nhường cho người khác mà không mong đợi được đáp trả lại. Trong cách giải thích phổ biến này, chúng ta đã gọt rửa, tẩy sạch các vết nhơ và tươi cười với những người khó chịu để làm vui lòng Chúa. Chắc chắn ở một vài khía cạnh, điều này là đúng; nhưng “con đường nhỏ” của Thánh Têrêxa cần được hiểu sâu rộng hơn.
     
    Đúng, “con đường nhỏ” khuyên chúng ta nên làm những việc nhỏ, dễ thương với nhau nhân danh Chúa Giêsu, nhưng con đường này có những chiều kích sâu đậm hơn. “Con đường nhỏ” của Thánh Têrêxa dẫn đến sự thánh thiện dựa trên ba chuyện: nhỏ bé, ẩn danh và có động lực riêng.
     
    Nhỏ bé: Đối với Thánh Têrêxa, “nhỏ bé” trước hết không phải là nhỏ bé trong các hành động chúng ta làm, rửa chén, gọt khoai hay tươi cười với người khó chịu. Nhỏ bé trước hết là nói đến tình trạng thấp hèn của chính mình, tình trạng khó nghèo tận cùng của mình trước mặt Chúa. Đứng trước Thiên Chúa, chúng ta nhỏ bé. Chấp nhận mình nhỏ bé, hành động trong tinh thần nhỏ bé là khiêm nhường. Chúng ta đến với người khác, đến với Chúa trên “con đường nhỏ” khi chúng ta làm các việc bác ái nhỏ cho người khác, chứ không bằng sức mạnh và đức tính mà chúng ta cảm nhận lúc đó, nhưng đúng hơn là qua cảm nhận mình khó nghèo, mình bất lực, mình trống rỗng để ân sủng Chúa làm việc qua chúng ta, để những gì chúng ta đang làm sẽ lôi kéo người khác đến với Chúa chứ không phải đến với mình.
     
    Hơn nữa sự thấp bé của chúng ta làm cho chúng ta nghĩ, đa số chúng ta, chúng ta không làm chuyện gì lớn để thay đổi lịch sử nhân loại. Nhưng chúng ta có thể thay đổi thế giới qua các việc thấp bé của mình, chúng ta gieo đây đó hạt mầm ẩn giấu, như một loại kháng sinh tiềm ẩn cho sức khỏe tâm hồn, phân chia nguyên tử tình yêu trong chính con người mình. Và như thế, “con đường nhỏ” là làm những chuyện khiêm tốn, ẩn giấu.
     
    Ẩn danh: “Con đường nhỏ” của Thánh Têrêxa là con đường ẩn giấu, để những gì Cha thấy trong ẩn giấu sẽ được đền đáp trong ẩn giấu. Và những gì ẩn giấu không phải là việc làm bác ái của chúng ta, nhưng là chính chúng ta, những người đang làm việc này. Trong “con đường nhỏ”, các hành động bác ái nhỏ của chúng ta đa phần không được chú ý, dường như không có một tác động nào thực sự trên lịch sử nhân loại và nó cũng không mang lại cho chúng ta một lòng biết ơn nào. Nó vẫn ẩn giấu, không ai biết nhưng bên trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, những gì ẩn giấu, không vụ lợi, không ai biết, những gì bị xóa mờ, những gì không đáng kể, không quan trọng chính là chiếc xe quan trọng nhất của tất cả để ân sủng ở một mức độ sâu đậm nhất. Giống như Chúa Giêsu, Chúa không cứu chúng ta bằng các phép lạ giật gân và các hành động đáng kể, nhưng Ngài cứu chúng ta qua sự vâng phục không điều kiện với Chúa Cha và qua sự tử đạo thầm lặng, các việc làm của chúng ta cũng vẫn là những việc làm không ai biết, để cái chết và tinh thần chúng ta để lại mới làm cho chúng ta thực sự nên ơn ích.
     
    Cuối cùng, “con đường nhỏ” dựa trên một động lực đặc biệt. Chúng ta được mời gọi để hành động khởi đi từ sự thấp bé và ẩn danh của mình, làm các hành động yêu thương nhỏ, phục vụ người khác vì một lý do đặc biệt, theo nghĩa bóng, đó là lau gương mặt đang đau khổ của Chúa Kitô. Bằng cách nào?
     
    Thánh Têrêxa Lisiơ là người cực kỳ được ân phúc và có biệt tài. Dù từ đầu đời, ngài đã trải qua nhiều đau khổ, nhưng như ngài công nhận và theo chứng từ của nhiều người, Thánh Têrêxa được yêu thương một cách thuần khiết, sâu đậm và tuyệt vời đến nỗi làm cho nhiều người phải ao ước. Ngài cũng là em bé rất dễ thương, được bao quanh bởi yêu thương và an toàn của một đại gia đình mà mỗi nụ cười, mỗi giọt nước mắt đều được chú ý, đều được yêu mến (và thường được chụp hình). Nhưng khi ngài lớn lên, ngài nhanh chóng nhận ra, những gì có thật trong đời sống của mình không phải ai cũng có. Nụ cười và nước mắt của họ không ai chú ý và cũng không được ai yêu mến. Như thế “con đường nhỏ” của ngài xây dựng trên một động lực đặc biệt. Và đây là lời của Thánh Têrêxa:
     
    “Một ngày chúa nhật nọ, khi nhìn hình Chúa Giêsu trên thập giá, hình ảnh máu chảy ra từ bàn tay cực thánh của Ngài đã làm cho tôi xúc động mãnh liệt. Tôi cảm thấy đau đớn tột cùng khi nghĩ, giọt máu này rơi xuống đặt mà không ai vội đến thấm. Tôi quyết tâm giữ tinh thần mình luôn ở dưới chân thập giá và nhận sương rơi của Ngài… Ôi, tôi không muốn giọt máu này bị mất. Tôi sẽ dành cả đời để lau thấm nó vì lợi ích cho các linh hồn. Sống cho tình yêu, đó là lau khô khuôn mặt của bạn.”
     
    Sống “con đường nhỏ” là để ý và yêu mến các giọt nước mắt không ai chú ý rơi từ khuôn mặt của những người đau khổ.
     
    Ronald Rolheiser
     
    Marta An Nguyễn dịch
     

 

CAC BAI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - MARYKNOLL SOCIETY

  •  
    Maryknoll Society
    Feb 2 at 4:42 AM
     
     
    “It’s right before our eyes”
    View this email in your browser
    Dear Deacon Nguyen,

    Sometimes we miss the forest for the trees. And that’s missing a lot when the object of our discovery is the Lord himself.
    “Who is this king of glory? The Lord of hosts; he is the king of glory.”
    ~ Psalm 24:8
    Today the psalmist is asking us to open our portals wide and let the king of glory enter our hearts. Not just when we hear Mass or say the rosary. But all the time. Sometimes we have the impression that to find God we need to get outside of daily living. Not so. In fact, just the opposite. God is present everywhere... amidst struggles and joys, with family and at the office, when we’re on the phone or catching the bus. Each interaction is a chance to witness God’s presence and share a sign of peace.

    Today’s Gospel, recounting the Presentation of the Christ Child in the temple, is an apt lesson in stewardship of the soul. Simeon was a devout man who throughout his long life had worshipped often at the temple. He was known among the people for his righteousness and love of the Lord. That is how he lived his life. According to Luke, the Holy Spirit visited Simeon and told this man of God that he would not see death before his eyes had seen the Christ of the Lord. When Mary and Joseph brought Jesus to the temple as was the custom, Simeon took the child into his arms and exclaimed, “Now, Master, you may let your servant go in peace… for my eyes have seen your salvation.”

    Simeon recognized the Lord because he practiced his faith every day. His heart was open to the Spirit so his eyes could see.

    Dinh, finding Christ today isn’t hard. It’s just a matter of opening our hearts to God’s Word and being the missioner of goodness and compassion that we were called to be. And that’s something we can do every day… seeing with open hearts.
    Father Raymond J. Finch, M.M. Sincerely yours in Christ,

    Father Raymond J. Finch, M.M.
    Prayer for The Presentation of the Lord
    Lord, I long to see Your face
    to hear Your voice
    to feel Your healing touch.
    More wonderful still is
    the thought that You come
    in search of me.

    I seek You on Sundays
    while You look for me daily.
    I find You in church and
    You find me in the marketplace.
    O Lord, there is no place You are not.

    Help me acknowledge Your presence
    in the poor no less than in the Tabernacle
    in the forest, and at the seaside
    no less than in the cathedral or chapel.
    May I find You everywhere.

    Amen.
    ~ Father Joseph R. Veneroso, M.M.
    The Maryknoll Fathers and Brothers serve the poor in 22 countries, and celebrate our faith through Mass, the Sacraments, and pastoral work. Help support our mission projects around the world.
    Copyright © 2020 Maryknoll Fathers and Brothers, All rights reserved.
    You are receiving this email because you previously opted-in for Maryknoll announcements and/or are a prior Maryknoll donor.

    Our mailing address is:
    Maryknoll Fathers and Brothers
    PO Box 302
    Maryknoll, NY 10545

     
    You can update your preferences or unsubscribe from this list
     
    supporter
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - CHUYỆN TÌNH HOÀNG GIA

 

  •  
    Tri Vu - Jan 26 at 7:24 AM
     
     
     

    Chuyện tình Hoàng gia đẹp nhất thế giới thời hiện đại trên dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ

    <image.png>
     
    Chuyện kể rằng, cách đây nhiều năm về trước trên dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ ngập tràn mây nắng, trong một buổi dã ngoại của Hoàng tộc Bhutan và quần thần, một mối duyên định mệnh được an bài để ngày hôm nay dệt nên câu chuyện tình yêu Hoàng gia đẹp nhất thế giới của thời hiện đại.  
    Trong buổi đi chơi, Hoàng tử Jigme Khesar 17 tuổi và cô bé Pema 7 tuổi, con gái của một phi công Hoàng gia chơi rất thân với nhau bởi cả hai cùng thích vẽ. Sau một ngày vui vẻ, bé gái Pema kéo vạt áo hoàng tử hồn nhiên nói rằng: “Em muốn được đi cùng anh. Em muốn cưới anh”. Bất ngờ trước ánh mắt thơ ngây, nhưng cũng rất thông minh và lém lỉnh của Pema, Hoàng tử Jigme Khesar hỏi lại rằng tại sao cô bé lại quyết định như vậy. Pema chỉ đáp nhanh gọn: “Vì em thích anh”. Cảm mến tấm lòng thơ ngây của cô gái nhỏ, hoàng tử trẻ từ tốn đáp lại rằng: “Đợi tới khi em lớn lên, nếu ta vẫn còn độc thân và em cũng thế, thì ta sẽ cưới em làm vợ, tất nhiên là nếu chúng ta vẫn dành tình cảm cho nhau”. Cô bé chỉ bẽn lẽn gật đầu và chạy đi với niềm suy nghĩ rằng họ sẽ gặp lại nhau khi cô lớn lên.   

    Hoàng tử Jigme Khesar lên ngôi vua thay vua cha trị vì đất nước.
    Nhiều năm sau, Hoàng tử chính thức lên ngôi vua thay vua cha trị vì đất nước. Chàng trở thành đức vua trẻ tuổi nhất thế giới thời điểm bấy giờ với phong thái cao lớn, vạm vỡ điềm tĩnh của một người đàn ông tuổi 28. Và cô bé Jetsun Pema ngày nào nay cũng đã trưởng thành, trở thành một cô gái xinh đẹp, thông minh với vẻ ngoài mộc mạc và giản dị. 

    Bé gái Pema hồn nhiên ngày nào nay đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp.
    Lúc này, Đức vua Jigme Khesar sang học tập ở Vương quốc Anh, Ngài học Chương trình Dịch vụ Đối ngoại và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Oxford, trong khi đó Jetsun Pema cũng sang Anh du học ngành Quan hệ Quốc tế với trẻ vị thành niên tại khoa Tâm lý học và Lịch sử Nghệ thuật của Đại học Regent, London. Và định mệnh mang họ đến bên nhau lần nữa…

    Lời hẹn ước năm nào nay đã trở thành định mệnh.
    Một ngày đẹp trời, vị vua trẻ tuổi của quốc gia hạnh phúc nhất thế giới chia sẻ với những con dân yêu thương của ngài rằng: “Hoàng hậu của tôi, tôi đã tìm thấy cô gái ấy, tên nàng là Jetsun Pema”. 
    Ngày 13 tháng 10 năm 2011, Quốc vương Jigme Khesar, 31 tuổi đã làm lễ kết hôn với cô dân nữ 21 tuổi Jetsun Pema tại một tu viện cổ từ thế kỷ 17 trong một nghi lễ truyền thống của Phật giáo, biến cô gái thường dân thông minh, xinh đẹp Pema trở thành vị hoàng hậu trẻ nhất thế giới.
    Phát biểu trên sóng truyền hình quốc gia, vị đức vua trẻ mỉm cười thật lớn và nói rằng: “Mọi người có thể nghĩ rằng Hoàng hậu của tôi nên là một người phụ nữ giỏi giang, xinh đẹp và thông minh”. Và chàng thanh niên trẻ ngày nào nay đã là cha của muôn dân trăm họ không quên khẳng định để bá tánh yên tâm rằng: “Nàng ấy là một người phụ nữ tuyệt vời, thông minh. Nàng và tôi cùng có một điểm chung đó là tình yêu và đam mê nghệ thuật”. 

    Tôi đã tìm thấy Hoàng hậu của mình.
    Nhớ về kỷ niệm đầu tiên với người vợ tương lai, Đức vua Jigme Khesar kể lại: “Tôi vẫn nhớ bức tranh mà cô ấy vẽ rất đẹp. Thật không thể tin được một cô gái 7 tuổi lại vẽ đẹp đến vậy”. 
    Lời hứa năm xưa giờ đã thành hiện thực, chuyện tình yêu của vị Hoàng tử trẻ và cô gái Pema đã trở thành câu chuyện tình yêu cổ tích ngoài đời thực đẹp nhất thế giới. Họ đã từng gắn kết bởi một kỷ niệm, một lời hẹn ước, và giờ đây họ thật sự gắn kết với nhau bằng sự giao cảm tâm hồn trong tình yêu nghệ thuật, bằng tình yêu đôi lứa và bằng một cuộc hôn nhân thiêng liêng.
    Chia sẻ về mối tình của mình, Đức vua nói rằng: “Tôi đã đợi rất lâu để tiến đến hôn nhân. Nhưng điều đó không có nghĩa gì cả nếu chúng ta đã tìm đúng đối tượng. Tôi chắc chắn rằng mình đã cưới đúng người”.

    Hoàng hậu của tôi, cô ấy phải là một người tốt. 
    Trong một bài phát biểu của Hoàng gia trước Quốc hội, Quốc vương Jigme Khesar đã nói: “Đối với một Hoàng Hậu, điều quan trọng nhất là trong mọi lúc, với tư cách là một cá nhân, cô ấy phải là một người tốt, với vai trò là một Hoàng Hậu, cô ấy phải kiên định trong cam kết phục vụ nhân dân và đất nước của mình. Về Hoàng Hậu của tôi, tôi đã tìm thấy một người có phẩm chất như thế, cô ấy là Jetsun Pema. Khi còn nhỏ, cô ấy là một cô bé có tính cách và trái tim ấm áp, tốt bụng. Những phẩm chất này cùng với sự sáng suốt và kinh nghiệm khi trưởng thành sẽ khiến cô trở thành người cống hiến tuyệt vời cho quốc gia”.

    Cặp đôi chào đón đứa con đầu lòng trong niềm hạnh phúc của người dân.
    Mối tình Hoàng gia này cũng chính thức đánh dấu một sự thay đổi bất ngờ từ nhà vua, dù rằng luật pháp Bhutan cho phép mỗi người đàn ông có thể lấy nhiều vợ, nhưng Quốc vương Jigme Khesar đã tuyên bố rằng ngài sẽ chỉ có một người vợ duy nhất là Hoàng hậu Jetsun Pema. Để thể hiện tình cảm mình dành cho người vợ yêu quý, Đức vua thường nắm tay công nương và kể về tình yêu của họ với tất cả mọi người. 
    Sau khi kết hôn, cặp đôi hoàng gia vẫn tiếp tục phận sự phục vụ đất nước của mình một cách nghiêm túc. Vào tháng 2 năm 2016, họ đã có một cậu con trai tuyệt vời, hoàng tử Jigme Namgyel Wangchuck, đánh dấu một trang mới cho câu chuyện cổ tích kinh điển thời hiện đại.

    Đức vua dạy con trai cách trồng lúa.
    Khi lên ngôi, đức vua từng hứa rằng: “Định mệnh đã đưa tôi đến đây. Tôi sẽ bảo vệ các vị như bậc cha mẹ. Chăm sóc các vị như một người anh em và phụng sự như một người con trai. Tôi sẽ cho đi mọi thứ mà không giữ lại bất kỳ điều gì. Đây là cách tôi sẽ phụng sự các vị với tư cách là một vị vua”. 

    Cùng nguyện cầu vì một đất nước thái an. 
    Bhutan là một quốc gia hạnh phúc, người dân nơi đây xem hạnh phúc là sự giác ngộ trong tâm hồn mà không phải là vật chất có được. Có lẽ, cũng bởi vậy mà mảnh đất bình yên này đã nuôi dưỡng nên những con người với tấm lòng đôn hậu, ân cần. Vậy nên không có gì đáng ngạc nhiên khi đức vua của họ luôn là người cố gắng hết sức để mang lại sự bình an và hạnh phúc cho người dân Bhutan, không chỉ qua cách sống gần gũi, đơn giản của Ngài, mà còn qua cách nhà vua chọn cho mình một vị Hoàng hậu khiêm nhường, tôn quý, luôn sát cánh cùng Ngài trong trách nhiệm quan tâm và yêu thương người dân.

    Định mệnh của tình yêu là có thật…
    Tâm An
     
     
     

    Ha ha...sáng New Year mà coi video nầy vui quá. 
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     

 

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI -

  •  
    jerry dao <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
     
     
    Jan 28 at 11:40 PM
     
     

    Con gái phi công lái máy bay chở 81 lính Nhảy Dù bị rơi năm 1965 đến thăm mộ các tử sĩ

    January 27, 2020
    Bà Wieneke lặng người bên mộ 81 "THiên Thần Mũ Đỏ." (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
    WESTMINSTER, California (NV) – Bà Jan Wieneke, con gái thiếu tá phi công Robert M. Horsky là người lái chiếc máy bay C-123 chở 81 chiến sĩ Nhảy Dù bị rơi năm 1965 ở gần Tuy Hòa, đến thăm ông Trí Tạ, thị trưởng Westminster, hôm Thứ Sáu, 17 Tháng Giêng, và xin được đem hoa đến viếng ngôi mộ của 81 tử sĩ QLVNCH.
    Bà lái xe từ Phoenix, Arizona đến đây chỉ để gặp ông Trí Tạ và ra thăm mộ 81 tử sĩ.
    Bà Wieneke nói: “Ngay sau khi biết tin 81 người lính này đã có nơi chôn cất hẳn hoi, tôi liên lạc với Đại Tá Gene ‘Gino’ Castagnetti và yêu cầu ông đưa tôi đến Wesminster để tôi được đích thân cám ơn Thị Trưởng Trí Tạ vì tôi được biết ông đã có công rất lớn trong việc thúc đẩy thành phố Westminster mở cửa đón nhận những người anh hùng Việt Nam không nơi chôn cất trong suốt mấy chục năm trời.”
    “Đồng thời cũng để cám ơn toàn thể cộng đồng người Việt ở đây đã chấp nhận những vị anh hùng này,” bà tiếp. “Xin cám ơn Westminster đã giúp 81 tử sĩ Nhảy Dù này có nơi an nghỉ.”
    Chớp mắt, bà cố ngăn cơn xúc động một lúc rồi nói: “Họ chết trong cùng một phi vụ với cha tôi nên đã từ lâu, tôi coi họ như một phần ký ức của mình về cha tôi. Cha tôi và ba quân nhân Mỹ khác đã được an nghỉ tại Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington từ lâu rồi trong lúc cả 81 chiến hữu này vẫn chưa có chỗ an táng.”
    “Bởi vậy, khi biết họ đã có được ngôi mộ xứng đáng, được chôn cất chung với nhau giữa cộng đồng người Việt hải ngoại và được công nhận là những vị anh hùng chiến đấu cho chính nghĩa tự do, tôi mừng lắm,” bà chia sẻ. “Họ như là người thân của tôi.”
     
    Là người Mỹ, sinh ra và lớn lên ở Mỹ, nhưng bà Wieneke lại có số phận hẩm hiu như những đứa trẻ Việt Nam thời chinh chiến. Khi bà mới được ba tháng, cha bà lên đường tham chiến tại miền Nam Việt Nam. “Cha tôi tử trận lúc tôi mới 11 tháng,” bà kể. “Mẹ tôi phải một thân, một mình nuôi tôi khôn lớn.”
    Cả tuổi thơ của bà Wieneke là một sự mất mát và thiếu thốn dài đằng đẵng nên bà cảm thông với những người bất hạnh. “Bởi vậy tôi rất thương những tử sĩ này. Họ bỏ mình vì đất nước nhưng hài cốt của họ lại bị những người làm chủ đất nước họ từ chối tới hai lần,” bà khẽ lắc đầu lộ ý chán ngán.
    Vòng hoa trắng đem tặng 81 vị anh hùng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
    Đứng trước mộ phần 81 “Thiên Thần Mũ Đỏ” tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Westminster, bà nhìn ông Trí Tạ và lập lại lời cám ơn: “Tôi xin thành thật cám ơn ông và cộng đồng người Việt tại Westminster đã mở rộng vòng tay nhân ái và giúp 81 vị anh hùng này có nơi an nghỉ cuối cùng.”
    Nhìn ông Gino Castagnetti, bà tiếp: “Như đã nói trước khi đến đây, tôi xin cám ơn ông và Thượng Nghị Sĩ Jim Webb đã không bỏ rơi bạn đồng đội của mình.”
    Bà trịnh trọng đặt vòng hoa trắng có hình Thiếu Tá Phi Công Robert Horsky sát cạnh ngôi mộ tập thể rồi lặng lẽ đến bên mộ bia. Khẽ chạm tay vào bia, bà lẳng lặng ngồi sụp xuống rồi nghẹn ngào nhỏ lệ.
    Toàn thân bà khẽ rung một lúc.
    Trong vài giây sau đó, bà thì thầm gì đó với 81 tử sĩ Việt Nam rồi vội vã chùi nước mắt.
    Cả ông Trí Tạ và ông Castagnetti nhẹ nhàng lùi ra xa để tỏ lòng tôn trọng giây phút thiêng liêng này. Họ cùng nhìn nhau thắc mắc không biết bà nói gì với những người chiến sĩ QLVNCH mà bà chưa hề gặp.
    Giữa vòng hoa là di ảnh Thiếu Tá Phi Công Robert M. Horsky, người lái chiếc phi cơ định mệnh. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
    Quay ra đứng bên những người đang chờ đợi, nhìn hình cha mình giữa vòng hoa trắng, bà gắng nở nụ cười rồi nói: “Tôi nghĩ đã đến lúc họ gặp lại nhau. Tôi tin rằng họ vui lắm.”
    Đầu đã hai thứ tóc nhưng sau cặp kính cận, đôi mắt bà lung linh một niềm vui thật ngây thơ. Mắt bà như đôi mắt đứa bé mồ côi cha quá sớm đang vui mừng khi thấy cha về thăm mình.
    …Tưởng nhớ 81 chiến sĩ VNCH…
    … và tưởng nhớ cha Robert M. Horsky… (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)
    Vài dòng nhắc lại câu chuyện thương tâm của 81 “Thiên Thần Mũ Đỏ” này…
    Vào ngày 11 Tháng Mười Hai, 1965, một chiếc máy bay C-123 bị rơi trên một vùng hẻo lánh ở Việt Nam, làm phi hành đoàn gồm bốn phi công Mỹ và 81 chiến sĩ Nhảy Dù VNCH thiệt mạng.
     
    Lúc đó, Tiểu Đoàn 3 và Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù vừa xong nhiệm vụ, chuẩn bị chuyển về Sài Gòn, thì được lệnh của Quân Đoàn 2 ở lại để đánh giải vây cho Sư Đoàn Mãnh Hổ của Nam Hàn đang bị kẹt ở Tuy Hòa. Chẳng may, Đại Đội 72 thuộc Tiểu Đoàn 7 lại đi trên chiếc máy bay C-123 định mệnh đó.
    Vùng máy bay rơi là khu rừng hiểm trở, cách Tuy Hòa 32 cây số về phía Tây, gần như không thể vào được. Mãi đến năm 1974, khi người dân đi sâu vào rừng kiếm củi, họ mới phát hiện xác máy bay và các hài cốt.
    Chiếc C-123 hôm đó bay từ phi trường Pleiku đến phi trường Tuy Hòa thì bị nạn. Tuy nhiên, tất cả hài cốt bị trộn lẫn vào nhau, nên người ta đưa vào một quan tài, và chuyển về Bangkok, Thái Lan.
    Qua thử nghiệm DNA, Bộ Quốc Phòng Mỹ xác nhận được danh tính của bốn phi công Mỹ, đem về chôn cất ở Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington.
    Trong khi đó, không có thông tin gì để xác nhận 81 người Việt Nam còn lại.
    Năm 1986, 81 di cốt này được chuyển về Cơ Quan Tìm Kiếm Tù Binh/Người Mất Tích (DPAA) ở Hawaii, nơi phụ trách xác định danh tính những người tử trận hoặc mất tích trong chiến tranh.
    Cách đây khoảng ba năm, ông Jim Webb, từng là bộ trưởng Bộ Hải Quân dưới thời Tổng Thống Ronald Reagan, được Bộ Quốc Phòng Mỹ giao trách nhiệm giải quyết số phận của 81 di cốt này.
    Ông Jim Webb đã hai lần đề nghị chính quyền CSVN tiếp nhận số hài cốt này để các tử sĩ trở về quê nhà nhưng đều bị từ chối.
    Hôm Thứ Sáu, 13 Tháng Chín, một chiếc máy bay của Không Lực Hoa Kỳ chở 81 di cốt này đến California, để trong một căn cứ quân sự.
    Ngày 26 Tháng Mười, 2019, hài cốt của họ chính thức được trở về nhà, trong lòng Little Saigon, ‘thủ đô của người Việt tị nạn.’
    Trở lại không gian trầm lắng tại nghĩa trang Westminster Memorial Park…
    Nhìn mộ bia 81 tử sĩ QLVNCH, ông Castagnetti nói: “Chúng tôi cố tình đặt chín ngôi sao hàng dọc và chín ngôi sao hàng ngang để tượng trưng cho 81 người anh hùng này.”
    Phút giây trầm mặc trước mộ phần. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)
    Ông Trí Tạ gật đầu chia sẻ: “Chúng tôi cũng chọn ngày 26 Tháng Mười làm ngày an táng họ vì ngày này năm 1956 là ngày Quốc Khánh của thể chế VNCH, của nền đệ nhất cộng hòa.”
    Ngay sau khi chia tay ông Trí Tạ và ông Castagnetti, bà Wieneke lái xe quay về Phoenix, Arizona. (Đằng-Giao)
    —–
     
     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - MARYKNOLL SOCIETY

  •  
    Maryknoll Society
     
    Jan 26 at 4:41 AM
     
     
    “Beyond your comfort zone”
    View this email in your browser
    Dear Deacon Nguyen,

    How spontaneous are you? Do you look for challenges? We can only admire the apostles James and John who had the heart-stopping courage to leave their comfort zone as fishermen and take up a new calling. “Come after me,” said the preacher from Galilee, “and I will make you fishers of men.”
    “They were in a boat, with their father Zebedee, mending their nets. He called them, and immediately they left their boat and their father and followed him.”
    ~ Matthew 4:21
    Today’s Gospel is a remarkable lesson in commitment and renewal. I know, it’s only the fourth Sunday of a new year and resolutions are still fresh in our minds. But it’s still a good time for us to ask: What are we willing to commit ourselves to as believers? And do we believe we can live up to our commitments?

    When James and John left their nets to follow Jesus, they modeled a kind of radical shift that not only changed their thinking, but the way they lived. In fact, their zeal was so great, Jesus gave them the nickname of Boanerges, meaning “Sons of Thunder.”

    Dinh, we don’t have to announce our faith to the world with rolling thunder. But Jesus is asking us to leave our nets behind—our personal comfort zone—and live our call to mission with courage and deep faith. We have the Gospel; we have each other. That’s all we need to make our light shine for the world.
    Father Raymond J. Finch, M.M. Sincerely yours in Christ,

    Father Raymond J. Finch, M.M.
    Prayer for 3rd Sunday in Ordinary Time
    Lord, open my lips to praise You
    open my mind to know You
    open my heart to love You
    and open my soul to receive You.

    Your word, O Lord, is a lamp
    for my feet on the journey of life.
    Give me the wisdom to hear Your call
    the courage to respond and
    the patience to await Your mercy.

    Help me, Lord, to let go of anything
    that keeps me from loving You and
    all my Brothers and sisters for whom
    You gave up Your life.

    Everything comes from You, O God,
    so into Your hands I commend
    all that I have and am
    for the glory of Your Name and Reign.

    Amen.
    ~ Father Joseph R. Veneroso, M.M.
    The Maryknoll Fathers and Brothers serve the poor in 22 countries, and celebrate our faith through Mass, the Sacraments, and pastoral work. Help support our mission projects around the world.
    Copyright © 2020 Maryknoll Fathers and Brothers, All rights reserved.
    You are receiving this email because you previously opted-in for Maryknoll announcements and/or are a prior Maryknoll donor.

    Our mailing address is:
    Maryknoll Fathers and Brothers
    PO Box 302
    Maryknoll, NY 10545

     
    You can update your preferences or unsubscribe from this list
     
    supporter