21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BAI ĐỘC GIA GỞI TỚI - BF LÀ GÌ ?

  •  
    Hung Dao
     
    Jan 3 at 1:35 PM
     
     
     
     
     
    Subject: Re : BF LÀ GÌ ? TUYỆT VỜI
     

      BF là gì ?   TUYỆT VỜI : giấc mơ của 1 đời người ! .
    -------------Mời các bạn phân tích để tìm hiểu sự thông minh quá mẫn cảm và dễ thương "BF" quẩn quanh quanh quẩn để đi đến một TIẾNG YÊU cho đến bạc đầu ...
    -------(cám ơn T Q CẢNH chia sẻ chuyện vui chung thủy đầu năm !).
    ----------------------------NC---------------



    Một cậu bé nói với một cô bé:
    - Tớ là BF của cậu!
    Cô bé hỏi:
    - BF là gì?
    Cậu bé cười hì hì trả lời:
    - Nghĩa là Best Friend đấy. (Bạn tốt nhất)

    Sau này họ hẹn hò, chàng trai lại nói với cô gái:
    - Anh là BF của em!
    Cô gái dựa nhẹ vào vai chàng trai, thẹn thùng hỏi:
    - BF là gì hả anh?
    Chàng trai trả lời:
    - Là Boy Friend đấy! (Bạn trai)

    Vài năm sau đó họ kết hôn, sinh được những đứa con thật xinh xắn,
    người chồng lại cười và nói với vợ rằng:
    - Anh là BF của em!
    Người vợ dịu dàng hỏi chồng:
    - BF là gì hả anh?
    Anh chồng nhìn đàn con xinh xắn và hạnh phúc trả lời:
    - Là Babies’s Father. (Bố của các con)

    Khi những đứa con lớn dần, nhìn vợ và những đưa con yêu quý, người đàn
    ông lại nói:
    - Chúng mình là BF:
    Người vợ tươi cười hỏi:
    - BF là gì nữa đây anh?
    Người chồng vui vẻ trả lời:
    - Là Beautiful Family (Gia đình tuyệt đẹp)

    Khi họ già, cùng nhau ngồi ngắm hoàng hôn trước hiên nhà,
    ông lão lại nói với vợ:
    - Bà nó à! Tôi là BF của bà đấy!
    Bà lão cười với những nếp nhăn trên mặt:
    - BF là gì hả ông?
    Ông lão mỉm cười thật hạnh phúc và trả lời một cách thần bí:
    - Là Be Forever (mãi mãi thuộc về nhau).

    Khi ông lão hấp hối cũng nói :
    - Tôi BF bà nha.
    Bà lão trả lời với giọng buồn:
    - BF là gì vậy ông??
    Ông lão trả lời rồi nhắm mắt:
    - Là Bye Forever! (Vĩnh biệt mãi mãi)

    Về sau, bà lão cũng ra đi, trước khi nhắm
    mắt, bà lão nói nhỏ bên mộ ông lão:
    - BF "Beside Forever" nha ông. (Bên nhau mãi mãi)

    Beside Forever ... Beside Forever.... (Mãi mãi bên nhau!)

    ----------------------------------

     
     

CAC BAI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - MARYKNOLL SOCIETY

  •  
    Maryknoll Society <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    To:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
     
    Dec 29 at 4:42 AM
     
     
    “Happy New Year”
    View this email in your browser
    Click on player below to hear this Journey of Faith in audio.
    Dear Deacon Nguyen,

    Time to get dressed up in your best finery. No, I’m not thinking of New Year’s Eve, although I love a good party just as much as anyone! I’m thinking of Paul’s advice— to put on the mantle of compassion, kindness, humility, forgiveness... you add the rest.

    Why do we make New Year’s resolutions? Because we want to be better people of faith than we were before. At their deepest level, I think of New Year’s resolutions as profound expressions of faith—a desire to bring God into our plan for personal improvement! And we know that God’s presence is the one ingredient that insures success.
    “Put on, as God’s chosen ones, holy and beloved, heartfelt compassion, kindness, humility, gentleness, and patience, bearing with one another and forgiving one another...”
    ~ Colossians 3:12-13
    In the course of a new year, there will be detours and distractions aplenty. That’s why we have prayer and the Sacraments to keep us grounded. And we have each other. Those of us on this Journey of Faith are joined together in prayer all year long. The more we pray together, the deeper our relationship with Christ and one another.

    Dinh, as you begin a New Year, remember the unique gifts that God gave you in Baptism. Whatever your New Year’s resolutions, infuse them with the faith of a missioner committed to witnessing the Gospel and sharing God’s eternal love. I know it will be bountiful year. Prayer will make it so.
    Father Raymond J. Finch, M.M. Sincerely yours in Christ,
    Father Raymond J. Finch, M.M.
    Prayer for Feast of the Holy Family
    God of all time and space
    You left eternity and heaven
    to dwell with us on earth.
    Into Your merciful hands
    we commend this passing year
    with all its joys and sorrows,
    victories and failures,
    to do with what You will.

    And from the wellspring of Your mercy
    let me draw refreshing waters
    of renewal and rebirth.
    God of past, present, and future
    I consecrate this new year to Your
    name and dedicate it to help
    building up Your kingdom here on earth:
    a kingdom of peace and justice,
    a kingdom of love and understanding,
    that all peoples may come to know
    Your saving grace, and praise Your Holy Name
    till the end of time.

    Amen.
    ~ Father Joseph R. Veneroso, M.M.
    The Maryknoll Fathers and Brothers serve the poor in 22 countries, and celebrate our faith through Mass, the Sacraments, and pastoral work. Help support our mission projects around the world.
    Copyright © 2019 Maryknoll Fathers and Brothers, All rights reserved.
    You are receiving this email because you previously opted-in for Maryknoll announcements and/or are a prior Maryknoll donor.

    Our mailing address is:
    Maryknoll Fathers and Brothers
    PO Box 302
    Maryknoll, NY 10545

     
    You can update your preferences or unsubscribe from this list
     
    supporter
     

CAC BAI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - TÌNH YÊU GIÁNG SINH

  •  
    Huong Bui - Dec 27 at 4:16 PM
     
     
    TÌNH YÊU GIÁNG SINH.
    Ga 1:1-5; 9-14
    1Ga 2: 15-17
     
    Tin nhận suy ngẫm VÀ CHIA SẺ:
    Lạy Thiên Chúa là Cha kính yêu !
    Con tin , Chúa Giẽsu Con yêu dấu của Cha đã giáng xuống trần gian , cũng Nhờ Ngài mà con được tạo thành , muôn vật được tạo thành Ngài là ánh sáng thật , Ngài trở nên người phàm cư ngụ giữa thế gian , để ai đón nhận Ngài , tin Ngài thì được quyền trở nên con Cha trên trời , được nhìn thấy vinh quang mà Cha ban cho Chúa Giesu là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật
     
    Cầu Nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN :
    Nguyện xin Chúa Thánh Thần giúp đỡ con , gìn giữ con , đừng để con yêu mến thế gian , yêu những gì ở trong thế gian , yêu bản thân , chỉ biết tập chung vào chính mình , vào bản ngã. Để ngay sự cho đi , sự bác ái của con cũng có ý vụ lợi cho bản thân mà quy về chính mình. Con thành tâm xin lỗi Chúa.
    Chúa ơi ! Vì tình người không xứng hợp và khác xa tình yêu Giáng Sinh của Chúa.
     
    *SUY TƯ VÀ NHỜ ƠN CHÚA, QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG
    •Xin giải thoát con ra khỏi những điều trong thế gian đeo bám con khiến con đánh mất tình yêu Giáng Sinh , đánh mất mối tương quan với Đấng tối cao đã sai Chúa Giesu đến thế gian này cứu con , chiều sáng con.
    • Xin Cha cho con biết dùng thẩm quyền người con của Cha trên trời , để vượt thắng thế gian , vượt thắng dục vọng của đôi mắt và thói cậy mình có của.
    • Xin Thần Khí Cha tuôn trào trong con bởi năng quyền của Ngài, để con biết bày tỏ tình yêu Giáng Sinh qua nếp sống vị tha ; coi người khác hơn mình , quan tâm những người chung quanh và qua con có nhiều người đón nhận tình yêu Giáng Sinh là : Chúa Giesu Kitô Con Một đầy tràn ân sủng va sự thật .Con cảm tạ va ngợi khen Cha.
    December 25 /19
     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - QUÀ GIÁNG SINH

  •  
    Hung Dao <
    Dec 27 at 2:13 PM
     
     
     
     
     
    Subject: Re :QUÀ - ĐÔI ĐIỀU LÝ THÚ
     

    QUÀ - ĐÔI ĐIỀU LÝ THÚ

     

     

    Phạm Đức Thân

     

                Giáng sinh, Tân Niên là dịp lớn nhất trong năm để thiên hạ tặng nhau quà. Nhân dịp này xin điểm qua đôi điều lý thú liên quan đến quà. Quà ở đây là quà bình thường trong gia đình, xã hội, chứ không phải quà đặc biệt, được ghi trong kinh sách của tôn giáo. Ví dụ quà của Chúa Trời là Jesus, con của Người, xuống trần gian chịu đóng đinh trên cây thập tự để cứu chuộc tội lỗi cho nhân loại. Hoặc quà của vua Kivi (một tiền kiếp của Phật Thích Ca) là đôi mắt của Ngài đem cho một người mù để người này được nhìn thấy.

     

    Quà là từ chung, nhưng nếu để ý kỹ sẽ thấy có sự phân biệt tùy theo vai vế, địa vị người nhận. Cao nhất là "quà dâng hiến" dành cho các giáo chủ, vua chúa, giáo hội, chính quyền... rồi đến "quà biếu" cho các người trên trước... và "quà tặng" cho người ngang tầm hoặc dưới. "Quà cáp" có thể dùng chỉ chung 2 loại biếu và tặng, nhưng bớt đi phần nào vẻ trang trọng. Chữ "cáp" có thể đã được lấy từ chữ "cặp" hoặc cụm từ "cáp đôi"; bởi vì theo thông lệ quà ít khi được tặng riêng lẻ một đơn vị độc nhất, mà thường phải ít nhất một cặp. Bài này chọn từ "quà" cho gọn và tiện.

     

    Mặc dù tình yêu, tình thương cũng là quà, nhưng nói chung quà thường là hiện vật đem cho một cách tự nguyện, không có tính cách trao đổi, hỗ tương qua lại. Quà là một cách thể hiện cụ thể sự biết ơn, cảm tình, chúc mừng, giúp đỡ, giao tế, an ủi... và tặng quà thường diễn ra vào những lúc khó khăn, hoạn nạn, những dịp quan hôn tang tế... Quà rộng nghĩa bao gồm cúng dường, bố thí, từ thiện... nhất là trong dịp lễ đặc biệt của tôn giáo như Vu Lan (Phật), Christmas (Thiên Chúa), Ramadan (Hồi) Hanukkha (Do Thái)...

     

    Tặng quà là cả một nghệ thuật, xưa nay luôn luôn được quan tâm nhắc nhở. Quà phải thích hợp hoàn cảnh người nhận có thể xử dụng. Vd. Không nên tặng lược cho nhà sư. Trang Tử cũng nhắc: "người cụt chân không thể biết giá trị đôi giầy tặng". Quà tặng phải kip thời, đúng lúc, muộn là mất hết ý nghĩa, nhất là đối với quà đáp lễ, tặng người vừa mới cho mình quà.

     

    Cách tặng nhiều khi còn quý hơn của tặng; phải gói ghém trang trọng, nhiều khi có những tập tục nên theo. Vd. Giấy gói mầu đỏ chỉ sự may mắn, phúc lộc đối với nhiều dân Á đông. Tặng quà kỷ niệm ngày thành hôn nên dựa vào thời gian bao nhiêu năm đã sống với nhau để chọn quà tặng thích hợp (đá quý, vàng hay bạch kim...). Quà hình như mang nhiều ý nghĩa hơn nếu hợp đúng sở thích của người nhận. Người mê sách được tặng sách hay thì sung sướng vô cùng. Kẻ thích ăn diện được tặng một cravate độc đáo hẳn là thích thú. Không biết sở thích của người nhận thì quà thông dụng là tiền bạc quý kim, có giá trị lâu dài, xử dụng được trong mọi trường hợp. Xưa có ông quan thanh liêm, về hưu nhờ có con chuột bằng vàng mà được bớt khó khăn một thời gian . Vợ hỏi đâu ra, ông bảo đó là quà sinh nhật thuộc cấp tặng hồi còn tại chức. Vợ trách sao khờ quá, nếu thay vì thực thà bảo tuổi Tý, nói mình tuổi Sửu, thì bây giờ đỡ biết mấy.

     

    Về phần người nhận quà ngoài việc phải cám ơn, hoặc tặng đáp lễ kịp thời, nếu là viên chức công cũng còn cần để ý đến thủ tục khai báo khi giá trị quà vượt mức ấn định. Tháng sáu 2018 Thủ Tướng Gia Nã Đại bị phạt CA$100 do khai báo muộn quà tặng cặp kính mát trị giá khoảng CA$300-500, bởi vì luật ấn định quà trên CA$200 phải khai báo trong vòng 30 ngày.

     

    Quà thường được bàn nhiều dưới khía cạnh xã giao, tiếp nhân xử thế trong xã hội. Nhưng cũng có một số người xem xét quà dưới lăng kính tâm lý, nhân văn, kinh tế và tôn giáo.

     

    Marcel Mauss trong sách Essai sur le don (Luận về quà) nghiên cứu thói quen tặng quà trong xã hội bán khai của người Melanesia, Polynesia, Thổ Dân Mỹ Châu... Ông thấy rằng mặc dù hoạt động diễn ra dưới ảo tưởng tự do, tự nguyện và bất vụ lợi - những đặc tính nội tại trong định nghĩa của quà - thật ra nó có tính bổn phận, nghĩa vụ, dưới áp lực của luật lệ xã hội, và thiết yếu có tính hỗ tương. Giống như VN có câu "ông mất của kia, bà chia của nọ".

     

    Mauss nhấn mạnh đến tính hỗ tương để chứng minh rằng tặng quà trong xã hội xưa giống như trao đổi kinh tế ngày nay. Quà có một chức năng xã hội, qua liên tục di chuyển và trao đổi hàng hóa, đã thiết lập nên mạng lưới xã hội và duy trí liên kết xã hội. Dưới cái vẻ bất vụ lợi thật ra là hỗ tương và trao đổi qua nghĩa vụ tặng quà, nghĩa vụ nhận quà và nghĩa vụ tặng lại.

     

    Là nhà Ấn học, Mauss áp dụng vào xã hội Ấn thì không thấy có hiện tượng quà trao đổi hỗ tương, và nghĩ đây là một cuộc cách mạng. Thật ra Ấn giáo và Phật giáo có lý thuyết về "dàna", coi như một quà tôn giáo đặc biệt tặng cho người nhận cũng đặc biệt và không bao giờ được hỗ tương.

     

    Lý thuyết dàna (bố thí) ăn khớp với lý thuyết karma (nghiệp), tận dụng sự phân biệt quả nhãn tiền trông thấy trước mắt và quả vô hình có giá trị siêu việt. Quà tặng rồi được tặng đáp lễ như thường diễn ra trong xã hội, sẽ bị mất đi cái giá trị tinh thần. Trong khi dàna là quà tôn giáo, không nghĩa vụ hỗ tương, thuộc lãnh vực tâm linh, một ước muốn xa lánh trần gian ô trọc, từ bỏ bản ngã, một giảm tội, một phương tiện cứu rỗi.

     

    Khi tín hữu bố thí cho nhà sư, nhà sư có cám ơn, đọc kinh hay giảng đạo, thì đây không phải là hỗ tương tặng lại, mà là hai hoạt động độc lập khác nhau. Nhà sư chỉ như mảnh đất để tín hữu gieo mầm quả phúc về sau, và chính tín hữu phải cám ơn nhà sư đã cho mình có dịp tặng quà, chứ nhà sư không có nghĩa vụ cám ơn. Quà cúng dường là phương tiện để giáo hội, tăng đoàn hoằng dương đạo pháp, Phật không phải là người nhận quà, không có nghĩa vụ hỗ tương.

     

    Tuy nhiên xét cho kỹ, thật sự cũng có hỗ tương ở đây, một loại hỗ tương siêu việt, vì rõ ràng khi cúng dường tín hữu có ước muốn và chờ đón một tặng lại; động cơ của tặng quà là vụ lợi. Nhất là khi kinh sách đầy rẫy những hứa hẹn, như trong kinh Tăng Nhất A Hàm Phật dạy rằng, khi chết người cúng dường hậu hĩ có thể được thưởng tái sinh trên thiên đàng, hoặc hưởng nhiều lợi lộc: sinh trong gia đình quý tộc, có quyền lực, nhiều của cải, muốn gì được nấy, phong thái đường bệ, nói năng lưu loát...

     

    Có người thắc mắc: trên lý thuyết Phật giáo chủ trương từ bỏ mọi tham sân si để nhẹ gánh trên đường tìm giải thoát, sao lại dùng cám dỗ vật chất để lôi cuốn tín hữu cúng dường, nhất là nhìn vào thực tế chùa chiền hoành tráng, tượng Phât to lớn bằng vàng, chưa kể sư sãi sở hữu nhiều tài sản vật chất quý giá khác. Tri hành không hợp nhất, chỉ là đạo đức giả.

     

    Người khác giải thích: của cải chỉ là tạm bợ, vô thường. Giữ nhiều vô ích, cần phải cúng dường càng nhiều càng tốt cho giáo hội có đầy đủ phương tiện hoằng pháp. Sư sãi không sở hữu tài sản riêng, mà chỉ quản lý cho giáo hội. Tô điểm tượng Phật nguy nga hoành tráng là để thờ phụng được tôn nghiêm tương xứng với địa vị cao cả của Ngài. Nếu có lợi dụng và lạm dụng, thì đó là do khuyết điểm của con người. Trang Tử xưa cũng đã nhận xét rằng thường thì vật chất điều khiển con người hơn là con người điều khiển vật chất.

     

    Trở lại chuyện quà, rõ ràng quà dàna vẫn có tính hỗ tương, vụ lợi đối với phía người tặng quà. Vậy có chăng loại quà thuần túy, hoàn toàn không hỗ tương, bất vụ lợi, như sách Bhavagad Gita (thế kỷ VI BC) đã định nghĩa: "Quà là thuần túy khi được tặng từ quả tim, tới đúng người, đúng lúc, đúng chỗ, và khi ta không hề chờ mong lại quả"?

     

    Triết gia Pháp Derrida cho rằng quà là một lý tưởng bất khả. Ngay khi quà được nhận diện là quà thì đã có bao hàm trao đổi và nghĩa vụ hỗ tương, nghĩa là không còn là quà nữa. Quà chỉ là quà khi không có quà nào hết, khi nó không được nhận diện là quà, khi "quên" hẳn nó, người tặng hay người nhận không nhớ gì đến quà hay nghĩa vụ hồi tặng. Nhưng chuyện này thì không thể có được.

     

    Vậy phải chăng, chỉ đối với những vị đặc biệt như la hán (arhat), phật (buddha) bồ đề tát đỏa (bodhisattva).. mới có loại quà dàna thuần túy này vì các ngài không sử dụng, không tích lũy, mà liên tục ban phát lại cho chúng sinh để cứu nhân độ thế. Nghĩa là trong thế giới tánh không, vô thường, không nhớ gì, quên hết theo như kiểu nói của Derrida, mà chỉ có chuyển dịch liên tục quà dàna?

     

    Thực tế cho thấy quả thật đa số quà là có tính hỗ tương, kiểu "bánh sáp đi, bánh quy lại", nhưng vẫn thấy có diễn ra quà thuần túy, cho không, biếu không, hoàn toàn bất vụ lợi. Thỉnh thoảng vẫn có kẻ xả thân cứu người, "bác sĩ không biên giới" cứu người tỵ nạn ngoài biển, nữ tu tình nguyện sống trong trại cùi để chăm sóc người bệnh....

     

    Ngay chuyện nhỏ nhoi bình thường là tặng quà nhau dịp Tất Niên, Tân Niên cũng không phải hoàn toàn có tính hỗ tương, vụ lợi. Phần lớn chỉ nhằm thắt chặt giao tình, tỏ lòng biết ơn, làm đẹp cuộc sống. Tập tục này đáng nên duy trì, phát huy, không nên vì những suy nghĩ lý thuyết của các nhà tư tưởng mà xao lãng. Bởi vì thực tế cho thấy ai mà chẳng thích được... nhận quà!

    ------------------------------

     

     

     

    --
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - NOEL: LỄ NHẬP CUỘC

  •  
    phung phung
    Dec 24 at 8:38 AM
     
     
    ----- Forwarded Message -----
    From: NguyenNThu 
    Sent: Tuesday, December 24, 2019, 01:50:45 AM CST
    Subject: C Fwd: [snhn2] Chuc Mung Giang Sinh & NOEL: LỄ NHẬP CUỘC
     
     
    From: suyniemhangngay1-
    Sent: 12/24/2019 12:14:53 AM Central Standard Time
    Subject: [snhn2] Chúc Mừng Giáng Sinh
    Christmas 2019-A.jpg_._,_._
    From: suyniemhangngay1-
    Sent: 12/23/2019 11:15:09 PM Central Standard Time
    Subject: [snhn2] NOEL: LỄ NHẬP CUỘC
     

    NOEL: LỄ NHẬP CUỘC

     

    31 - Christmas 03.jpg

     

    Đi qua trường Kinh Tế Tài Chính 4 bên cạnh Đại Chủng Viện hôm qua, tình cờ nghe được mẩu đối thoại giữa mấy cô gái.  Có tiếng hỏi: “Noel, bồ có đi đâu không?”  Có tiếng đáp: “Không, mình ở nhà.”  Và khi tiếng đáp vừa dứt đã có tiếng ai đó xen vào: “Noel mà lại ở nhà à?  Người ta phải ra đường chứ!”

     

    Vâng!  Noel người ta ra đường thật.  Từ Đại Chủng Viện tới đây mặc dù đường đi chỉ có mấy bước, nhưng tôi vẫn bị kẹt xe bởi những con đường lớn đều chật ních những người là người.  Dường như cả thành phố đều ở trên đường.  Kẻ đi người lại, đông ơi là đông.  Vì thế, tiếp cận với Tin Mừng Giáng Sinh đêm nay, tôi bỗng thấy thánh Giuse và Đức Maria cũng đang ở trên đường, đường dong duổi cho cuộc đăng ký hộ khẩu kiểm tra dân số.  Những điều tai nghe mắt thấy ấy đã tự nhiên gợi lên hình ảnh Noel là một lễ nhập cuộc.

     

    1)    Noel là lễ của sự nhập cuộc.

     

    Nếu trong Mùa Vọng, tín hữu đã sống lại niềm trông mong đợi chờ Chúa của Dân thánh, lấy kinh nghiệm thao thức của họ làm kinh nghiệm thức tỉnh cho mình, và lấy tâm tình dọn dẹp đường lối của họ làm tâm tình chuẩn bị cõi lòng của mình, thì hôm nay không còn úp mở nữa, vị Thiên Chúa được trông chờ ấy chính là Thiên Chúa nhập cuộc.

     

    Khác với lối nhìn của Cựu Ước vốn coi Thiên Chúa là “Đấng khôn tả”, nên muốn tả về Ngài người ta chỉ dám dùng đường lối phủ định nghĩa là thêm chữ “vô cùng” vào sau mỗi phẩm tính muốn dành cho Ngài.  Và cũng khác với lối nhìn của ngày xa xưa vốn coi Thiên Chúa là “Đấng đáng sợ”, nếu lơ mơ đến gần Ngài sẽ phải mất mạng như chơi.  Đàng này, vị Thiên Chúa được chờ mong lại đến thật sát thật gần.  Người hóa thân làm người ở giữa chúng ta.

     

    Người nhập cuộc trong lịch sử chung của toàn thể nhân loại cũng như trong lịch sử riêng của đời Người.  Sự nhập cuộc ấy đã được lịch sử cắm mốc thời gian rõ ràng là “thời Hoàng đế Cêsarê Augustô” và được cấp sổ đỏ không thể chối cãi là “thành Bêlem xứ Giuđêa” như Phúc Âm ghi lại.  Sự nhập cuộc ấy đã làm nên lý lịch trích ngang của Đấng Cứu Thế.  Người có một gia đình, đã được cưu mang chín tháng như bất cứ ai để cuối cùng mở lòng mẹ bước ra chào đời và sống đời như bao người khác.

     

    Thánh Kinh vẫn quen gọi đây là cuộc “Thiên Chúa viếng thăm Dân mình”, nhưng cuộc viếng thăm này lại rất đặc biệt, không chỉ diễn ra trong chốc lát, cũng không thể được lặp lại trong lần khác nữa.  Người là vua vinh quang trên trời đã nhận lấy kiếp người mỏng giòn để khởi đầu sự nhập cuộc.  Người là Thiên Chúa thật đã nhập thể trở nên con người thật với tiểu sử riêng rõ nét.  Người là Thiên Chúa thật đã nhập thế giữa lòng thế giới với lịch sử chung nhân loại rõ ràng.  Đó là sự nhập cuộc.

     

    2) Và nhập cuộc là chấp nhận vòng quay nghiệt ngã của cuộc sống.

     

    Trong bài đọc thứ nhất, qua lăng kính của Isaia, Thiên Chúa được xưng tụng là “Chúa hùng dũng”, thế mà Người đã hóa nên con người yếu đuối trong hình hài một thơ nhi bé bỏng.

     

    Dẫu được gọi là “Thủ Lĩnh bình an”, nhưng chính Người khi xuống thế đã nhập cuộc vào những xáo trộn của cuộc đời, để chẳng được an thân sinh ra trong nhà của mình.  Hoàng đế Rôma chỉ là thụ tạo, nhưng lại nắm quyền ra lệnh khai sổ nhân danh khiến Thủ Lĩnh đích thực là Người lại phải chịu sinh ra trên đường đăng cai hộ khẩu.  Hộ khẩu dẫn tới “hậu khổ!”  Người ta dòng dõi vua chúa sinh ra được bọc vải điều nơi lầu vàng gác tía giữa đông đảo kẻ hầu người hạ, còn Người lại tự nguyện sinh ra nghèo khó nơi hang đá trong máng cỏ bò lừa.  Người là “Cha vạn thuở”, bản thân Người là căn nguyên vạn vật, thân thế Người là cội nguồn nhân sinh, muôn vật muôn loài đều phải nhờ Người mới có, thế mà hôm nay Người lại chịu sinh ra trong thời gian bởi một người phụ nữ với tiến trình trưởng thành tuần tự bình thường.  Người là “Cố Vấn kỳ diệu”, nhưng khi sinh ra làm người hôm nay chẳng thấy Người cố vấn cho ai, mà ngược lại xem ra Người đã “cố mà vấn vào đời mình” những gì là bình thường nhất nếu không muốn nói là hèn mạt nhất của kiếp phận nghèo khổ.

     

    Rõ ràng là Người đã nhập cuộc trong quỹ đạo của một đời người giữa những người đời.  Nhập cuộc như thế cũng có nghĩa là ăn đời ở kiếp giữa đời với những hệ quả muôn thuở của cuộc đời.  Nếu cuộc đời luôn bằng phẳng có lẽ đã không có kiểu nói diễn tả “bụi trần”, và nếu cuộc đời luôn hạnh phúc có lẽ cũng chẳng phải lắm điều đặt chuyện “đời là bể khổ” làm chi.  Chẳng bi quan cũng thấy cuộc đời không luôn ổn định.  Thế mà Chúa đã yêu thương đón lấy cuộc đời ấy, để chính khi hóa thân làm người là cùng lúc Người dấn thân vào trong những bấp bênh bồng bềnh bó buộc của cuộc sống.

     

    3)    Để cứu độ trần thế và con người.

     

    Nếu nhập cuộc chỉ có nghĩa là hòa vào dòng chảy cuộc đời thì có lẽ chẳng có lễ Noel.  Nhưng sở dĩ có lễ Noel là bởi vì Chúa nhập cuộc để cứu độ trần thế và con người.

     

    Người nhập thế để làm gì?  Thưa để đem trần thế vào lại “trật tự nguyên thủy” như nét đẹp ban sơ của trần thế ngày sáng tạo mà tội lỗi đã làm hư đi.  Nên Noel còn gọi là “Ngày sáng thế mới”.  Đêm Noel là đêm đất trời giao duyên trong hôn phối nhiệm mầu của ơn cứu độ.

     

    Người nhập thể để làm gì?  Thưa để đem con người về với ơn cứu độ.  Người là Emmanuel của một Thiên Chúa không đến rồi đi, không ở rồi về mà là một “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, một Thiên Chúa đến ăn đời ở kiếp với nhân loại để nâng nhân loại lên ngang tầm với vinh quang của Người.  Thảo nào, các thiên thần đã hát: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm.”  Và cũng chính vì thế các Giáo phụ Đông phương đã bảo: “Thiên Chúa làm người cho người được làm con Thiên Chúa.”  Như vậy, Noel chính là lễ của một sự nhập cuộc tuyệt vời cũng như chữ Noel đến từ danh xưng Emmanuel đã làm nên Thánh lễ đêm nay.

     

    Thiên Chúa nhập cuộc để đem ơn cứu độ.  Đó là Tin Mừng trọng đại cho toàn dân, nên sứ điệp của đêm nay là hãy nhập cuộc cùng với Noel.

     

    Nhập cuộc tức thời là hãy mở lòng mình ra mà đón Chúa sinh vào, và nhập cuộc dài hơi là biết sinh Chúa ra bằng một đời sống tín hữu gương mẫu.  Đừng để Noel trở thành dịp phô trương đời sống hoặc phô bày đam mê như trong báo Công An tuần qua đăng tải về một Việt kiều tổ chức sinh nhật của mình một cách trụy lạc.  Đừng để Noel qua đi mà lòng mình vẫn còn trĩu nặng ước muốn quyền hành hoặc tình cảm ghét ghen.  Và nhập cuộc lớn hơn cả chính là biết cùng với Chúa mà cưu mang xây dựng, cảm thông nâng đỡ những anh chị em túng quẫn hoặc đau khổ vốn không thiếu trong đời, cho dẫu chính khi nhập cuộc như thế mình phải hy sinh đi theo quỹ đạo của nhập cuộc.

     

    Noel nhập cuộc là thế, là Tin Mừng sống động, là chan hòa sự sống.  Nhưng Noel bao giờ cũng là lễ của niềm vui, của bàn tay nắm lấy bàn tay, của bước chân tiếp nối bước chân dấn thân vào đời phục vụ cho hạnh phúc con người.  Niềm vui và hạnh phúc là điều người ta thường cầu chúc trong đêm Noel.  Chân thành kính chúc anh chị em một Noel tràn đầy niềm vui: thứ niềm vui cứu độ, quên mình, nhập cuộc; và hạnh phúc dẫy đầy: thứ hạnh phúc không phải chờ đến xa xôi mai hậu, nhưng đã bắt đầu đêm nay bằng cách biết tiếp nhận Chúa sinh vào, và biết sinh Chúa ra trong quyết tâm nhập cuộc của mình.

     

    ĐGM. Vũ Duy Thống (Trích trong “Nút Vòng Xoay”)

     

     
     
    •  
      NOEL, LỄ NHẬP CUỘC.docx
      164.2kB