16. Sống Tình Thức

SỐNG TỈNH THỨC - SA CHƯỚC CÁM DỖ

  •  
    Chi Tran
     
    Nov 27 at 4:00 AM
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     

    Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ

    Trong đạo “chước cám dỗ” được hiểu là một sức mạnh xấu lôi cuốn con người vào tội lỗi. Cùng với việc cảnh báo về nguy cơ của các chước cám dỗ, Chúa Giêsu đã dạy chúng ta một việc quan trọng để đối phó, đó là cầu xin Cha trên trời thương ban ơn cho chúng ta, đừng để chúng ta sa vào chước cám dỗ.

    Hiện nay, các chước cám dỗ đang phát triển mạnh. Chúng hoạt động một cách tự do. Hiện diện của chúng là đều khắp trong đạo ngoài đời.

    Nhân Mùa Chay là thời gian sám hối, trở về với Chúa, chúng ta nên nhìn vào những chước cám dỗ đã và đang lôi kéo chúng ta xa rời Phúc Âm, để sa vào đàng tội, dẫn tới tình trạng mất linh hồn.

    Trước hết, chúng ta hãy xem các chước cám dỗ đến từ đâu ?

     

    1. Nguồn gốc các chước cám dỗ

    Nguồn gốc thứ nhất là Satan.

    Phúc Âm thánh Matthêu gọi “Satan là tên cám dỗ” (Mt 4,3). Trong hoang địa, Chúa Giêsu đã bị quỷ dữ Satan cám dỗ. Nó hứa cho Người quyền lực kinh tế, quyền lực thần thiêng, quyền lực chính trị. Chỉ cần Người thực hiện vài việc rất nhỏ làm dấu vâng phục nó. Nhưng Chúa Giêsu đã thắng Satan (x. Mt 4,-111).

    Trước giờ chịu nạn, Chúa Giêsu đã nói với thánh Phêrô về nguy cơ bị Satan lôi kéo vào đàng tội : “Simon, Simon, kìa Satan đã xin được sàng anh như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin” (Lc 22,31-32).

    Thánh Phêrô, với kinh nghiệm của mình, đã ví Satan như con sư tử. Nó cám dỗ cả bằng những phương tiện độc ác “Ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1 Pr 5,8).

     

    Nguồn gốc thứ hai là dục vọng của riêng mỗi người.

    Thánh Giacôbê viết cho các tín hữu của Ngài: “Mỗi người có bị cám dỗ, thì do dục vọng của mình lôi cuốn” (Gc 1,14).

    Dục vọng nơi mỗi người là vô số những nghiêng chiều bất chính. Thánh Phaolô gọi dục vọng đó là tính xác thịt. “Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là : dâm dục, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén và những điều khác giống như vậy” (Gl 5,19).

    Nguồn gốc thứ ba là những thói đời.

    Thánh Phaolô khuyên giáo đoàn Rôma : “Anh em đừng rập theo thói đời này” (Rm 12,2). Một điều có sức cám dỗ mạnh của thói đời là sự khôn ngoan chối từ thập giá Đức Kitô. Đối với thánh Phaolô, sự khôn ngoan của thế gian không có sức cứu độ. Ngài cương quyết nhận lãnh sự khôn ngoan của Thần Khí được ban cho từ Đức Kitô trên thánh giá. “Tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá” (1 Cr 2,2). Hiện nay thói đời chính là tinh thần thế tục. Tinh thần này đang tràn vào Hội Thánh Việt Nam. Tác động của nó không phải là nhỏ trong nhiều lãnh vực tôn giáo.

    Nguồn gốc thứ bốn là những ngôn sứ giả.

    Thánh Gioan viết : “Đã có nhiều ngôn sứ giả lan tràn khắp thế gian” (1 Ga 4,2).

    Ngôn sứ giả là những người đứng trong hàng ngũ ngôn sứ, nhưng họ có những lời nói sai lầm, phán đoán sai lầm, chủ trương sai lầm, cái nhìn sai lầm. Những sai lầm đó được pha trộn vào đời sống ngôn sứ của họ. Để rồi những sai lầm của họ cũng khoác áo chân lý.

     

    Hậu quả là dần dần họ lôi cuốn người ta đi theo những sai lầm của họ.

    Thánh Gioan tông đồ gọi họ là những tên Phản-Kitô “chúng xuất thân từ hàng ngũ chúng ta, nhưng không phải là người của chúng ta” (1 Ga 2,18-19). Ngay chính thời Chúa Giêsu, các ngôn sứ giả, các thầy dạy giả, các chứng nhân giả cũng đã kích động thành công quần chúng. Do họ mà quần chúng đổi lòng đổi dạ, trở nên những kẻ hò hét yêu cầu giết Chúa Giêsu. Chứng tỏ sức lôi cuốn của những người đạo đức giả không phải luôn luôn là yếu.

    Đến đây, chúng ta có thể thấy được các chước cám dỗ là một mặt trận rất phức tạp, rất tinh vi và rất mạnh.

    Để đối phó với mặt trận vô hình đó, chúng ta phải làm gì ?

    Chúa Giêsu dạy chúng ta phải thực hiện những việc sau đây.

    2. Những việc phải làm để đối phó với những chước cám dỗ.

    Việc đạo đức, mà Chúa Giêsu nhấn mạnh nhiều nhất, để đối phó với các chước cám dỗ là việc cầu nguyện. Trong vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu nói với các môn đệ : “Anh em hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ” (Lc 22,40). Người khuyên các môn đệ cầu nguyện. Chính Người cũng cầu nguyện. Cầu nguyện của Người là rất khiêm tốn, rất thiết tha, rất phó thác trong xao xuyến bồi hồi. Người quỳ gối, “sấp mình xuống đất mà cầu nguyện rằng : Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). Cầu nguyện như thế để khỏi sa chước cám dỗ được Chúa Giêsu thực hiện như một cuộc giao chiến quyết liệt với chính mình.

    Cùng với việc cầu nguyện, Chúa Giêsu hay nói đến một việc khác, đó là việc tỉnh thức.

    Cũng trong vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu đã nói với thánh Phêrô : “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ” (Mc 14,38).

    Tỉnh thức nói đây là không mê ngủ. Ngủ về thân xác và ngủ về tinh thần. Ngủ trong ý nghĩ chủ quan, chính là điều Chúa Giêsu thấy nơi thánh Phêrô lúc đó.

    Ý nghĩ chủ quan của thánh Phêrô lúc đó là rất tự đắc, vì Ngài tin vào sức mình. Ngài quả quyết với Chúa : “Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy. Tất cả các môn đệ cũng đều nói như vậy” (Mc 14,31). Thực tế không như vậy. Chúa Giêsu thấy trước. Người cảnh báo Phêrô. Nhưng Phêrô vẫn chủ quan. Ngài như ngủ mê trong ý nghĩ chủ quan đó. Chính vì không tỉnh thức vâng lời Thầy, nên Phêrô đã sa chước cám dỗ một cách thê thảm.

    Việc đạo đức sau cùng, mà Chúa Giêsu dạy, để chống chước cám dỗ là ăn chay.

    Chúa Giêsu phán : “Giống quỷ này không chịu ra, nếu người ta không ăn chay cầu nguyện” (Mt 17,21). Việc ăn chay thường được hiểu là tự ý giảm bớt trong việc ăn uống và các thứ hưởng thụ được phép. Đi sâu hơn, ăn chay còn là dấn thân tham gia mầu nhiệm thập giá và chia sẻ những khổ đau của những kẻ khốn cùng.

    Trên đây là một phần quan trọng của những chân lý có sức cứu độ. Chúng ta đón nhận những chân lý cứu độ ấy với lòng cảm tạ Chúa.

    Nguy cơ lớn nhất là chúng ta, những kẻ rất yếu đuối, đang bị vô số chước cám dỗ lôi kéo vào đàng tà, thế mà chúng ta vẫn ung dung, không cho là nguy cơ. Nguy cơ đáng sợ nhất là, khi chúng ta đã sa vào chước cám dỗ rồi, mà vẫn tưởng chẳng có gì tai hại sẽ xảy ra cho mình về mặt phần rỗi.

    Những tưởng nghĩ như thế chính là những chước cám dỗ cực kỳ nguy hiểm.

    Sự mù quáng, sự cứng lòng và sự tự đắc chủ quan đang là những mối đe dọa thực sự trong Hội Thánh chúng ta. Coi thường những mối đe dọa ấy, chính là một chước cám dỗ tai hại chúng ta cần phải đề phòng.

    Lạy Chúa, xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.
     
    ĐGM GB Bùi Tuần

    “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.

     

    Download all attachments as a zip file
    • 1574836066729blob.jpg
      447.3kB
    •  
       

SÓNG TỈNH THỨC -THỨ BA CN34TN-C

  •  
    Tinh Cao
    Nov 25 at 6:53 PM
     
     

    Thứ Ba CN34TN-C

     

    LẮNG NGHE Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: (Năm I) Kn 2, 23 - 3, 9

    "Ðối với con mắt người không hiểu biết, thì hình như các ngài đã chết, nhưng thật ra các ngài sống trong bình an".

    Trích sách Khôn Ngoan.

    Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa để sống vĩnh viễn. Nhưng bởi ác quỷ ghen tương, nên tử thần đột nhập vào thế gian: kẻ nào thuộc về nó thì bắt chước nó.

    Linh hồn những người công chính ở trong tay Chúa, và đau khổ sự chết không làm gì được các ngài. Ðối với con mắt người không hiểu biết, thì hình như các ngài đã chết, và việc các ngài từ biệt chúng ta, là như đi vào cõi tiêu diệt. Nhưng thật ra, các ngài sống trong bình an. Và trước mặt người đời, dầu các ngài có chịu khổ hình, lòng cậy trông của các ngài cũng không chết.

    Sau một giây lát chịu khổ nhục, các ngài sẽ được vinh dự lớn lao, vì Chúa đã thử thách các ngài như thử vàng trong lửa, và chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu. Khi đến giờ Chúa ghé mắt nhìn các ngài, các người công chính sẽ sáng chói và chiếu tỏ ra như ánh lửa chiếu qua bụi lau. Các ngài sẽ xét xử các dân tộc, sẽ thống trị các quốc gia, và Thiên Chúa sẽ ngự trị trong các ngài muôn đời.

    Các ngài đã tin tưởng ở Chúa, thì sẽ hiểu biết chân lý, và trung thành với Chúa trong tình yêu, vì ơn Chúa và bình an sẽ dành cho những người Chúa chọn.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 33, 2-3. 16-17. 18-19

    Ðáp: Tôi chúc tụng Thiên Chúa trong mọi lúc (c. 2a).

    Xướng: 1) Tôi chúc tụng Thiên Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Thiên Chúa linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui. - Ðáp.

    2) Thiên Chúa để mắt coi người hiền đức, và tai Người lắng nghe tiếng họ cầu. Thiên Chúa ra mặt chống người làm ác, để tẩy trừ di tích chúng nơi trần gian. - Ðáp.

    3) Người hiền đức kêu cầu và Chúa nghe lời họ, Người cứ họ khỏi mọi nỗi âu lo. Thiên Chúa gần gũi những kẻ đoạn trường, và cứu chữu những tâm hồn đau thương dập nát. - Ðáp.

     

    Alleluia: Lc 21, 36

    Alleluia, alleluia! - Các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể xứng đáng đứng vững trước mặt Con Người. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 21, 5-11

    "Không còn hòn đá nào nằn trên hòn đá nào".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, có mấy người trầm trồ về đền thờ được trang hoàng bằng đá tốt và những lễ vật quý, nên Chúa Giêsu phán rằng: "Những gì các con nhìn ngắm đây, sau này sẽ đến ngày không còn hòn đá nào nằm trên hòn đá nào mà chẳng bị tàn phá". Bấy giờ các ông hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, bao giờ những sự ấy sẽ xảy ra, và cứ dấu nào mà biết những sự đó sắp xảy đến?" Người phán: "Các con hãy ý tứ kẻo bị người ta lừa dối: vì chưng, sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến mà tự xưng rằng: "Chính ta đây và thời gian đã gần đến", các con chớ đi theo chúng. Khi các con nghe nói có chiến tranh loạn lạc, các con đừng sợ: vì những sự ấy phải đến trước đã, nhưng chưa phải là hết đời ngay đâu".

    Bấy giờ Người phán cùng các ông ấy rằng: "Dân này sẽ nổi dậy chống lại dân kia, và nước này sẽ chống với nước nọ. Sẽ có những cuộc động đất lớn mọi nơi, sẽ có ôn dịch đói khát, những hiện tượng kinh khủng từ trên trời và những điềm lạ cả thể".

    Ðó là lời Chúa.

     



    SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

       

    Đá Tảng Đức Tin - Văn Hóa Tận Số  
     

    Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Ba Tuần XXXIV Thường Niên, tiếp tục những bài giáo huấn Giêrusalem của Chúa Kitô, lần này, trực tiếp liên quan đến số phận tàn canh tận số sau một thời lừng danh vang bóng của chính Thành Thánh Giêrusalem: "Khi ấy, có mấy người trầm trồ về đền thờ được trang hoàng bằng đá tốt và những lễ vật quý, nên Chúa Giêsu phán rằng: 'Những gì các con nhìn ngắm đây, sau này sẽ đến ngày không còn hòn đá nào nằm trên hòn đá nào mà chẳng bị tàn phá'".

    Nếu tảng "đá - rock" tượng trưng cho nền tảng đức tin vững chắc (xem Mathêu 7:24;16:18) thì những viên "đá - stones" tượng trưng cho thành phần tín đồ Do Thái giáo trong Cựu Ước cũng như thành phần Kitô hữu trong Tân Ước: "Anh em là những viên đá sống được xây lên như là một lâu đài thiêng liêng..." (1Phêrô 2:5). 

    Vậy nếu tình trạng Thành Thánh Giêrusalem vào thời điểm tận số của mình tan tành  đến độ "không còn hòn đá nào nằm trên hòn đá nào mà chẳng bị tàn phá", thì phải chăng đó là hình ảnh về Giáo Hội vào ngày cùng tháng tận, được Chúa Giêsu báo trước cho biết về tình trạng khủng hoảng đức tin nơi thành phần tín hữu trước khi Người tái giáng: "Không biết khi Con Người trở lại có còn thấy đức tin trên thế gian này nữa hay chăng?" (Luca 18:8).

    Về những dấu hiệu báo trước tình trạng tận số của Thành Giêrusalem ám chỉ dân Chúa này, để trả lời cho câu hỏi "Thưa Thầy, bao giờ những sự ấy sẽ xảy ra, và cứ dấu nào mà biết những sự đó sắp xảy đến?" Chúa Giêsu đã cảnh báo như sau

    "Các con hãy ý tứ kẻo bị người ta lừa dối: vì chưng, sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến mà tự xưng rằng: 'Chính ta đây và thời gian đã gần đến', các con chớ đi theo chúng. Khi các con nghe nói có chiến tranh loạn lạc, các con đừng sợ: vì những sự ấy phải đến trước đã, nhưng chưa phải là hết đời ngay đâu. Dân này sẽ nổi dậy chống lại dân kia, và nước này sẽ chống với nước nọ. Sẽ có những cuộc động đất lớn mọi nơi, sẽ có ôn dịch đói khát, những hiện tượng kinh khủng từ trên trời và những điềm lạ cả thể".

    Căn cứ vào lời của Chúa Kitô trên đây thì có 2 dấu hiệu báo trước về tình trạng tận số của Thành Thánh Giêrusalem hay của cộng đồng dân Chúa: hiện tượng đầu tiên là giả dối lừa đảo ("sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến mà tự xưng rằng: 'Chính ta đây và thời gian đã gần đến'"), và hiện tượng tiếp theo là xẩy ra nào là nhân tai ("chiến tranh loạn lạc... Dân này sẽ nổi dậy chống lại dân kia, và nước này sẽ chống với nước nọ") nào là thiên tai ("sẽ có những cuộc động đất lớn mọi nơi, sẽ có ôn dịch đói khát, những hiện tượng kinh khủng từ trên trời và những điềm lạ cả thể").

    Hai hiện tượng chính yếu báo trước về tình trạng tận số của Thành Giêrusalem ám chỉ dân Chúa này thật ra cũng liên quan đến chính đức tin. Có nghĩa là, trước khi cộng đồng dân Chúa đi tới chỗ tận số thì xẩy ra những hiện tượng cho thấy đức tin của họ bắt đầu bị khủng hoảng. Ở chỗ, về tinh thần, họ bị mù tối, qua việc tạo nên những Đức Kitô giả tạo theo ý nghĩ của họ, những Đức Kitô không có năm dấu thánh của thành phần cấp tiến phá giới buông thả, hay ngược lại những Đức Kitô chỉ biết luận phạt chém giết tội nhân của thành phần bảo thủ, hoặc một thứ ý hệ cứu độ giả tạo nào đó như các chủ nghĩa đã từng xuất phát từ Tây phương Kitô giáo như cộng sản, hiện sinh, duy nhân, tương đối, toàn cầu v.v.

    Chính vì đức tin của thành phần dân Chúa bị lệch lạc như vậy, mà "đức tin thể hiện qua đức ái" (Galata 5:6), nên cộng đồng dân Chúa, đặc biệt cộng đồng dân Chúa Tây phương nói chung và Âu Châu nói riêng, mới tiến tới chỗ ghen ghét, hận thù, đến độ sát hại nhau bằng các cuộc chiến tranh chưa từng có trong lịch sử loài người, như Thế Chiến I và II ở thế kỷ 20 với hậu quả phải chịu là 100 triệu nhân mạng, những thế chiến xuất phát từ Âu Châu, thế giới Kitô giáo! Và như các chế độ diệt chủng, chẳng hạn cộng sản và Đức quốc xã, đã tàn sát cả 100 triệu sinh mạng nữa trong thế kỷ 20, chưa kể đến con số phá thai sát hại không biết bao nhiêu mà kể hằng năm từ khi con người "ban phép" phá thai, cũng xuất phát từ Tây phương Kitô giáo!!!

    Cũng chính vì đức tin đã càng ngày càng trở nên yếu kém và bị lạc loài như thế mà thế giới Tây phương Kitô giáo văn mình chưa từng có và kỹ nghệ tân tiến hóa, đã vô tình hay cố ý, nhúng tay vào việc gây ra tình trạng khủng hoảng cả về môi sinh, với những biến động bất thường trong thiên nhiên, mà hậu quả là chính con người phải hứng chịu những hậu qua thiên tai liên tục không ngừng xẩy ra ở khắp nơi trên thế giới như vẫn thấy vô cùng thảm thương hiện nay. 

    Không phải là ngẫu nhiên mà lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội và thế giới xuất hiện một bức thông điệp hoàn toàn không phải về những vấn đề như từ trước đến nay thuần tín lý hay thuần luân lý hoặc phụng vụ hay tu đức, mà là một thông điệp về môi sinh và nhân sinh, Thông Điệp "Laurato Sí", được Vị Giáo Hoàng muốn có một Giáo Hội nghèo và cho người nghèo là Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành ngày 24/5/2015. 

    Căn cứ vào những lời Chúa Kitô tiết lộ cho biết về dấu hiệu liên quan đến ngày cùng tháng tận thì thời kỳ cuối thời này phải nói là thời kỳ chẳng những xẩy ra hiện tượng khủng hoảng đức tin và phá sản đức tin mà còn đồng thời cũng là một thời kỳ thử thách đức tin của các kẻ lành nữa, thành phần cần phải được thanh luyện trước khi được vinh quang, như chính Chúa Kitô phải chịu khổ giá rồi mới tới vinh quang. Sách Khôn Ngoan ở Bài Đọc 1 hôm nay đã diễn tả về thân phận của thành phần kẻ lành qua mọi thời đại, mà vào thời kỳ cuối thời lại càng chính xác hơn bao giờ hết như thế này:

    "Sau một giây lát chịu khổ nhục, các ngài sẽ được vinh dự lớn lao, vì Chúa đã thử thách các ngài như thử vàng trong lửa, và chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu. Khi đến giờ Chúa ghé mắt nhìn các ngài, các người công chính sẽ sáng chói và chiếu tỏ ra như ánh lửa chiếu qua bụi lau. Các ngài sẽ xét xử các dân tộc, sẽ thống trị các quốc gia, và Thiên Chúa sẽ ngự trị trong các ngài muôn đời".

    Tâm tình và ý thức đức tin trong Thánh Vịnh 33 ở bài Đáp Ca hôm nay cũng chính là của thành phần kẻ lành vậy:

    1) Tôi chúc tụng Thiên Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Thiên Chúa linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui.

    2) Thiên Chúa để mắt coi người hiền đức, và tai Người lắng nghe tiếng họ cầu. Thiên Chúa ra mặt chống người làm ác, để tẩy trừ di tích chúng nơi trần gian.

    3) Người hiền đức kêu cầu và Chúa nghe lời họ, Người cứ họ khỏi mọi nỗi âu lo. Thiên Chúa gần gũi những kẻ đoạn trường, và cứu chữu những tâm hồn đau thương dập nát.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    TN.XXXIVL-3.mp3

    (Chân thành xin lỗi quí vị hằng ngày vẫn theo dõi bài chia sẻ Phúc Âm, tuy nhiên, kể từ hôm qua, bài chia sẻ Thứ Hai 25/11/2019, 

    cái link âm thanh chia sẻ như trên đây đã có sẵn nhưng không mở được bởi website của chúng tôi đang cố gắng hoạt động bình thường sớm bao nhiêu có thể)

     

     
     
     
     
     

SỐNG TỈNH THỨC - 6 TỘI KITO CẦN TRÁNH

  •  
    Chi Tran - Nov 20 at 12:36 AM
     
     
     

    SÁU TỘI MÀ NGƯỜI KITÔ HỮU KHÔNG CÒN PHÂN BIỆT ĐƯỢC

     

    Bắt đầu từ bây giờ, chúng ta phải có chọn lựa đúng đắn: chấp nhận các yếu đuối của mình và mặc lấy đức tính khiêm nhường.

     

     

    Tội làm chúng ta phân cách Chúa (Is 59:2). Không có mức độ khác nhau của phân cách. Chúng ta hoặc giải hòa với Chúa, hoặc phân cách với Ngài, hoặc là người xa lạ với Ngài (Cl 1:21-22).

    Chúng ta đừng nhầm lẫn ở đây, không có tội nào được chấp nhận dưới mắt Chúa. Vì thế phải đi xưng tội và phải quay về, khiêm tốn đi trên con đường ngay chính. Bà Rachel-Claire Cockrell, nhà văn và là giáo sư anh văn ghi nhận 6 tội mà tín hữu kitô thường có khuynh hướng phớt đi.

    1/ Ích kỷ và giả đạo đức

    Nếu bạn cảm thấy mình phải công khai hành động, tư tưởng và tình cảm của mình trong mục đích được tôn trọng, bạn phải cẩn thận kềm mình lại! Rất nhiều người thích tỏ ra mình là tín hữu kitô tốt. Nhớ là Chúa Kitô biết tâm hồn bạn và biết động lực của bạn! Ưu tiên hàng đầu là làm vui lòng Chúa trong mọi việc ! 

    3/ Kiêu ngạo

    “Kiêu căng đưa đến sụp đổ” (Cn 16:18)

    Câu này cho chúng ta thấy kiêu ngạo nguy hiểm đến độ nào. Nếu chúng ta từ chối tha thứ, chúng ta phản ứng với tính kiêu ngạo. Nếu chúng ta cãi nhau với ai mà chúng ta không chịu là người xin lỗi đầu tiên thì đó là kiêu ngạo. Bạn nhớ là ơn của Chúa cho bạn như thế nào thì bạn cũng làm như vậy cho người khác. 

    3/ Tham lam

    “Ngươi không được ham muốn nhà người ta, vợ người ta…” (Xh 20 :17)

    Chúa Giêsu là người thợ mộc nghèo và các đồ đệ của Ngài sống nhờ lòng độ lượng của người khác. Muốn có những thứ tốt đẹp không phải là một tội. … Nhưng sẽ là tội nếu chúng ta làm vì ham muốn hay nếu chúng ta mang nợ nặng nề để có. Nếu của cải vật chất này bị lấy mất đi, thì bạn có luôn hài lòng và bạn có tìm niềm vui của mình trong Chúa không?

    4/ Nói xấu

    “Anh em đừng nói xấu nhau…”

    Nói xấu người khác không làm cho chúng ta tốt hơn họ! Chúng ta không nhất thiết phải biết mọi chuyện về đời sống của họ và chúng ta cũng không mang gánh nặng của họ. Vậy thì lý do gì để biết một người chồng không chung thủy không đi nhà thờ, vì sao người phụ nữ kia lại phá thai? Vì thành kiến của chúng ta! Không có gì cho phép chúng ta phán xét người khác

    5/ Hận thù

    “Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác.” (Êp 4:31)

    Làm thế nào để yêu người như mình vậy khi mình hận thù người kia? Có khi mình ghét ai chỉ vì mình không hiểu họ hoặc những người gặp thành công, hoặc những người làm tổn thương chúng ta. Nhưng điều này phải biến mất trong chúng ta. Chính vì vậy chúng ta phải dò tìm tâm hồn mình và canh chừng tư tưởng và cảm xúc của mình.

    6/ Xét đoán

    “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán.” (Mt 7:1)

    Chúng ta tất cả đều là kẻ có tội và nhờ Chúa Kitô, chúng ta mới không bị kết án, chứ không phải nhờ công nghiệp của chúng ta. Mỗi lần chúng ta lên án ai, chúng ta quên mình cũng là kẻ có tội như họ. Bắt đầu từ bây giờ, chúng ta phải có chọn lựa đúng đắn: chấp nhận các yếu đuối của mình và mặc lấy đức tính khiêm nhường.

    Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch (phanxico.vn)

     
     
     
     

SỐNG TỈNH THỨC - BÀI GẪM SỐ 47: BIỂN LỬA ĐỜI ĐỜI

  •  
    Chi Tran
    Nov 23 at 12:15 PM
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    CÁC HÌNH KHỔ TRONG HOẢ NGỤC

    Bài gẫm 47 : BIỂN LỬA ĐỜI ĐỜI.

     

    Cái nguồn đau khổ nhất về thể xác kẻ dữ là biển lửa thiêu đốt. Chúa phán: “Hỡi những kẻ bị chúc dữ, hãy xéo ra khỏi mặt Ta mà vào biển lửa đời đời.” (Mat-thêu 25 : 41)

     

    Ở trần gian, bị lửa đốt cháy là nguồn đau khổ rát-rao nhất, nhưng theo Thánh Augustinô: “Sánh với lửa hoả-ngục thì lửa trần gian như lửa vẽ.”

     

    Thánh Vin-xen-tê Fe-rơ nói thêm rằng so với lửa hỏa-ngục thì lửa trần gian còn quá lạnh. Ông Tertullian nói: “Lửa trần gian được dựng nên để dùng, còn lửa hỏa-ngục lại để dùng vào phép công-thẳng của Chúa.” “Ta đã nhen lửa, nó sẽ bừng cháy mãi mãi.” (Giê-rê-mi-a 15,14)

     

    Kẻ dữ nhào lộn trong một biển lửa, như cá trong nước. Không phải lửa chỉ cháy phía ngoài, nhưng cháy trong xương tuỷ kẻ dữ: “Ngài đã biến chúng nên tựa lò thiêu.” (Thánh vịnh 20 : 10)

     

    Người ta không thể bước đi đầu trần dưới ánh nắng thiêu đốt mặt trời, hoặc đứng trong căn phòng đang cháy, hay sức nóng ngọn nến đốt vào ngón tay. Thế mà họ lại không sợ hỏa-ngục thiêu đốt sao? Lửa nóng tôt độ như thế, nhưng lại không huỷ-hoai hồn xác kẻ dữ. “Như nắng hạn và nóng bỏng thu hút nước của băng tuyết, cũng vậy hỏa-ngục thu hút kẻ phạm lỗi lầm.” (Gióp 24 :19)

     

    Kẻ dữ bị dày vò vì nghĩ lại những thời giờ Chúa đã cho. Thay vì làm tôi thờ-phượng Chúa để được cứu-rỗi, họ lại bỏ lảng phí. Họ nghĩ đến những hồng-ân Chúa cho, nhưng họ không làm sinh lợi. Họ bị dày vò hơn nữa, khi họ biết rằng đời đời không bao giờ họ sửa chữa được những lỗi-lầm đó.

     

    Họ chỉ muốn được chết đi, được tiêu-tan đi, nhưng đâu được theo ý họ. Họ muốn vượt thoát các nỗi đau đớn khủng-khiếp đó và hưởng được chút bình an, nhưng luôn luôn họ bị cắn xé và không bao giờ được hưởng chút an vui nào.

     

    LỜI NGUYỆN CẬY TRÔNG.

     

    Lạy Chúa Giêsu, máu Chúa đổ ra và cuộc tử-nạn của Chúa là nguồn hy-vọng của con. Lạy Chúa, đồ khốn-nạn như con thật đáng sa hỏa-ngục. Xin Chúa cứu giúp con, để con đừng làm hư các ơn lành Chúa đổ xuống trên con.

     

    Xin Chúa cứu giúp con để con khỏi biển lửa hỏa-ngục, vì Chúa không bao giờ muốn con phải hư đi, nhưng Chúa muốn mọi người được cứu-rỗi.

     

    Con đã kéo dài cuộc sống lạc xa Chúa, nhưng con cảm ơn Chúa, vì Chúa không bỏ rơi con. Con xin dâng hiến cuộc đời còn lại của con để làm tôi phụng-sự Chúa.

     

     

    Lạy Mẹ là Mẹ Thiên-Chúa, xin Mẹ cầu cho con là kẻ có tội. Xin Mẹ giúp con đừng phạm tội nữa, vì tội-lỗi đưa con xuống biển lửa hỏa-ngục.
     
    Tác giả: Thánh An-Phong-Xô Li-go-ri  
    (Phêrô Bùi-Đắc-Hữu, dịch)

     

     
     

SỐNG TỈNH THỨC - THÀNH CÔNG HAY THẤT BẠI

  •  
    Chi Tran - Nov 15 at 3:25 AM
     
     
    ---------- Forwarded message ---------
    From: nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Date: Thu, Nov 14, 2019, 11:28 PM
    Subject: Fw: THÀNH CÔNG HAY THẤT BẠI?
    To:


     
     
     

    THÀNH CÔNG HAY THẤT BẠI?

     

    Những người tu sĩ là những người rất bình thường như bao nhiêu người khác, dù họ ở trong bất cứ giai đoạn nào của đời tu. Họ là những người yếu đuối, tội lỗi, vấp ngã rồi lại đứng lên, đứng lên rồi lại vấp ngã tiếp...

     

     

    Khi xét đến những tố chất cần có của một người tu sĩ, chúng ta thường nghĩ đến tài năng, lòng hăng say, sức chịu đựng, tính kiên nhẫn… nói chung toàn là những phẩm chất tốt đẹp. Gần đây tôi ngạc nhiên khi thấy tựa đề một bài viết: “Bạn có yếu đuối đủ để làm linh mục hay không?” Là con người nói chung thì ai cũng có những giới hạn nhất định, linh mục hay tu sĩ cũng không ngoại lệ. Sự yếu đuối vốn gắn liền với thân phận con người được đón nhận như một nét tích cực để người tu sĩ có thể theo Chúa dễ dàng hơn.

     

    Thực tế là không phải lúc nào chúng ta cũng đạt được điều mình khao khát. Con người trưởng thành qua những sai lầm, vấp ngã chứ không phải thành công; “ai nên khôn mà không khốn một lần”. Điều quan trọng là mỗi người phải biết chấp nhận thực tế không như mong đợi nơi bản thân mình và cố gắng để cải thiện tốt hơn bao nhiêu có thể, dù nỗ lực đó chưa chắc đã mang lại kết quả tốt đẹp. Tất cả mọi người đều cần thời gian để lớn lên, cần tính kiên nhẫn để chờ đợi và nhất là cần sự cảm thông và tha thứ của người khác để có cơ hội sửa chữa sai lầm. Rất nhiều lúc chúng ta đánh giá bản thân hay người khác chỉ qua những thành tích đạt được mà không để ý rằng ngay cả những thất bại cũng làm nên giá trị của một con người.

     

    Thật vậy, thất bại sẽ là bài học giúp chúng ta có kinh nghiệm hơn khi đối mặt với những tình huống khác tương tự; thất bại khiến chúng ta phải cố gắng nhiều hơn, khám phá ra những khả năng tiềm tàng của bản thân; thất bại giúp chúng ta biết mình không phải là toàn năng, cần đến sự giúp đỡ của người khác; thất bại mời gọi chúng ta biết cảm thông hơn trước sự yếu đuối của anh chị em mình. Do đó, nếu một người thất bại nhiều lần nhưng không bỏ cuộc thì chắc chắn người đó sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Vấp ngã không đáng để sợ, chỉ sợ vấp ngã mà không dám đứng lên đi tiếp.

     

    Người tu sĩ trưởng thành có thể được coi là người thành công. Họ đã thủ đắc được cung cách hành xử của một người thuộc về Chúa; họ có một con tim quảng đại và vị tha, tận tâm giúp đỡ tha nhân; tâm hồn họ đạt sự thanh thoát khỏi mọi quyến rũ bất chính; họ được hoàn toàn tự do sử dụng mọi tài năng Chúa ban để dấn thân phục vụ cách hữu hiệu. Bởi đâu họ được như vậy?

     

    Trước hết phải nói rằng những tu sĩ không phải là một nhóm người đặc tuyển, từ khi sinh ra đã mang những phẩm chất dành riêng cho đời sống tận hiến. Những ai đã từng quen biết một vài người tu sĩ trước khi họ bước vào đời tu và quan sát tiến trình họ sống trong đời tu thì sẽ dễ dàng nhận ra một sự thay đổi khá nổi bật trong tính cách cũng như phẩm chất của họ qua dòng thời gian. Những người tu sĩ là những người rất bình thường như bao nhiêu người khác, dù họ ở trong bất cứ giai đoạn nào của đời tu. Họ là những người yếu đuối, tội lỗi, vấp ngã rồi lại đứng lên, đứng lên rồi lại vấp ngã tiếp… Điều quan trọng là họ khiêm tốn ý thức được sự mỏng giòn của mình và cậy nhờ ơn Chúa giúp trong môi trường cộng đoàn dòng tu.

     

    Nói chung người tu sĩ phải trải qua tiến trình đào luyện lâu dài, nơi đó họ được mời gọi sống thành thật với những khiếm khuyết giới hạn của chính mình và sẵn sàng mở lòng ra để được hướng dẫn, uốn nắn. Tất nhiên đó là một hành trình đầy gian nan. Niềm vui và động lực lớn nhất để người tu sĩ có thể vượt qua mọi thử thách chính là sự biến đổi tích cực nơi bản thân mà họ và những người tiếp xúc với họ có thể nhận ra được. Những người tu sĩ vốn không phải là vàng muốn được thử lửa để chứng minh sự tinh tuyền của mình; nói đúng hơn họ là đất sét được Thiên Chúa nhào nắn và được nung lửa để làm nên những bình gốm chứa đựng kho tàng Nước Trời. Do đó, sự tương phản giữa thân phận con người yếu đuối và thái độ khao khát thuộc trọn về Chúa đã làm nổi bật kế hoạch yêu thương của Chúa nơi quá trình đào luyện của một người tu sĩ. Qua sự hoán cải và thay đổi nơi người tu sĩ, người ta sẽ nhận ra rằng đó chính là “công trình kỳ diệu Chúa đã làm trước mắt chúng ta”.

     

    Lạy Chúa Giêsu, việc Chúa phải nhận lấy khổ hình thập giá là một thất bại nhục nhã trong con mắt người đời nhưng lại là thành công lớn nhất của kế hoạch yêu thương mà Chúa dành cho loài người chúng con. Xin cho chúng con biết đón nhận thất bại bằng con mắt đức tin để nhận ra Chúa đang đồng hành và dạy dỗ chúng con trong mỗi lần chúng con vấp ngã. Xin ban thêm cho chúng con lòng yêu mến Chúa để dù là thành công hay thất bại thì chúng con vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc vì mình đang cố gắng bước đi theo Chúa. Amen

     

    Giuse Lê Đắc Thắng SJ