16. Sống Tình Thức

SỐNG TỈNH THỨC - CHA BRIAN - CN1MC-A

 

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Feb 28 at 1:10 AM
     
     

    FIRST SUNDAY OF LENT - YEAR A

     

    hinh.jpg
     
           Jesus Temptation in Desert
     

                  FACING AND FIGHTING TEMPTATION: 1st SUNDAY LENT A

                                                 (Matthew 4: 1-11)

    A fruiterer was watching a boy standing in front of his fruit stall and gazing at all the beautiful fruit on display. After a while he could restrain himself no longer. 'What are you trying to do, young man,' he asked, 'steal my apples?' 'No sir,' said the boy, 'I'm trying not to.' That little story says that the child had come to understand that he was not a puppet on a string, but faced a choice: Will I do the right thing or the wrong thing? It also says just how real temptations of all kinds can be, and just what a tension and struggle it can be, not to give in to temptation.

     

    Thank God we still have the living memory of Jesus - his teaching, example and presence - to remind us that by turning to him for strength and support, we can overcome our temptations. Even if our past record in resisting temptation has been spotty, to say the least, we can eventually triumph, not by our own sheer will-power and determination, but through our faith and trust in Jesus and the power of the Holy Spirit. As a priest once put it to a man that he met outside the monastery gate. 'We fall down, we get up. We fall down, we get up. We fall down, we get up. The saints are just the sinners who fall down and get up!’

     

    Today we remember Jesus' own secret in resisting temptation. But doing so was no easier for him than it is for us. In fact, he went through a terrible struggle to choose between God and self. The tension and agony of it all is spelled out for us today in Matthew's dramatic story of the temptations in the desert. What they have in common is that they are temptations to selfishness.

     

    First the tempter suggests to Jesus, who is extremely hungry after his forty-day fast in the desert: 'If you are the Son of God, tell these stones to turn into [loaves of] bread.' In other words, make use of things, not for the benefit of others but for your own satisfaction, comfort and convenience. But even though Jesus’ stomach is rumbling, and he is near to desperation for a bite to eat, he will not dally with this desire, not even for a moment. Instead he seeks nourishment of a different kind in God’s clear message in Scripture - 'One does not live on bread alone but on every word that comes from the mouth of God.'

     

    The second temptation which taunts Jesus is to go to the very top of the temple in Jerusalem, and defy the law of gravity by taking a flying leap from there. Surely a stunt like this, a bit of razzle-dazzle, will attract a horde of followers, and prove to Jesus personally whether God cares about him or not. The very thought of it is fascinating. Jesus, however, completely banishes the idea from his mind as he remembers and relishes God's clear command in Scripture: 'You must not put the Lord your God to the test.'

     

    Jesus has survived two kinds of temptation. But the idea that comes to him next is more subtle and more appealing. This is to use his intelligence, his ability to organise, and his personal charm, to gather round him the rich and powerful from every nation, and become a great political leader, even king of the world. This is a temptation to seek world attention and become a celebrity, and a temptation to be a political messiah pursuing fame, fortune, and empire-building. The attraction of this temptation is the very opposite of what God has said in Scripture about his chosen messiah, the saviour of the world. God clearly means his messiah to be a humble, suffering servant, someone willing to sacrifice his young life in love. Jesus remembers this and takes it to heart. So he simply blitzes the suggestion with yet another clear command of God in Scripture: 'You must worship the Lord your God, and serve him alone.'

     

    Remember! Jesus is feeling very weak, very fragile, and very vulnerable. He has had nothing to eat or drink for forty days. But his fidelity and love towards God don’t waver for a moment. What is his secret, then? It’s his reliance on hearing and heeding the Word of God in the Scriptures. He just keeps nourishing his mind, his heart, his attitudes, and his life, by remembering the Word of God.

     

    You and I have often been exposed to temptations of one kind or another - to pride, anger, lust, gluttony, greed, jealousy, sloth, etc. Like Jesus we have surely turned to God for guidance and strength when tempted. Perhaps we have relied especially on the power of those healing sacraments - Reconciliation and Eucharist.

     

    But for better results when we tempted, we would do well to also do what Jesus did - read the Scriptures, reflect on the Scriptures, and pray the Scriptures. The texts of the Masses for Lent provide us with a guided reading program, a program for changing our minds, hearts and lives. It’s not too late to make Lent what it is meant to be, a time for correcting our faults and raising our minds and hearts to God. A time for personal and community conversion! A time for personal and community renewal! A time for coming face-to-face with God - our origin, purpose and destiny - and being changed for the better and forever, by that healing encounter!

     

    Fr Brian Gleeson

     

    FIGHTING TEMPTATION - Peterson Praise Lyric - WORSHIP & PRAISE SONGS:

    https://www.youtube.com/watch?v=7C_RH-DS_Eo

     

    hat.jpg

    CHÚA GIÊ-SU CHỊU QUỶ CÁM DỖ TRONG SA MẠC:

    https://www.youtube.com/watch?v=GxML8-thWLI

     

    How to Resist Temptation | Fighting Temptation | Overcoming Temptation:

    https://www.youtube.com/watch?v=I9b3ZvzormQ

     

    Sứ điệp Mùa Chay 2020 của Đức Thánh Cha Phanxicô:

    https://www.youtube.com/watch?v=wsDUgAG6z28    

     
     
     
     

 

SỐNG TỈNH THỨC - XEM BỆNH VIRUS CORONA

  •  
    Kim Vu
    Fri, Feb 28 at 2:45 AM
     

    Cách tự kiểm tra xem mình có nhiễm virus COVID-19 không (?)

     

     

    Coronavirus có thể không có dấu hiệu bị lây nhiễm trong nhiều ngày, làm thế nào để biết người đó có bị nhiễm bệnh hay không (?).  Vào thời điểm họ bị sốt và / hoặc ho và đến bệnh viện, phổi thường là 50% Xơ hóa và đã quá muộn !

    Các chuyên gia Đài Loan cung cấp một cách tự kiểm tra đơn giản mà chúng ta có thể làm mỗi sáng:

    Hít một hơi thật sâu và nín thở trong hơn 10 giây. Nếu bạn hoàn thành nó mà không ho, không khó chịu, ngột ngạt hoặc căng cứng, v.v … điều đó chứng tỏ không có xơ hóa trong phổi, về cơ bản cho thấy không bị lây nhiễm.

    image..png

    alt

    Trong những thời điểm quan trọng, bạn nên tự kiểm tra mỗi buổi sáng trong một môi trường có không khí sạch !

    Lời khuyên nghiêm túc của các bác sĩ Nhật Bản điều trị các trường hợp Covid-19. Mọi người nên đảm bảo miệng & cổ họng của bạn ẩm, không bao giờ KHÔ. Uống vài ngụm nước sau mỗi ít nhất 15 phút.. TẠI SAO ?   Ngay cả khi vi-rút xâm nhập vào miệng bạn … nước uống hoặc các chất lỏng khác sẽ quét chúng xuống qua thực quản và vào dạ dày. Khi đã ở trong bụng … ACID dạ dày của bạn sẽ tiêu diệt tất cả virus. Nếu bạn không uống đủ nước thường xuyên hơn … virus có thể xâm nhập vào khí quản của bạn và vào PHỔI. Điều đó rất nguy hiểm. Xin nhắc nhở mọi người về điều này !

    TRIỆU CHỨNG NHIỄM CORONA QUA TỪNG NGÀY

    🛑Ngày 1 ~ Ngày 3
    – Triệu chứng giống bệnh cảm
    – Viêm họng nhẹ, hơi đau
    – Không nóng sốt. Không mệt mỏi. Vẫn ăn uống bình thường

    🛑Ngày 4
    – Cổ họng đau nhẹ, người nôn nao.
    – Bắt đầu khan tiếng.
    – Nhiệt độ cơ thể dao động 36.5~ (tuỳ người)
    – Bắt đầu chán ăn.
    – Đau đầu nhẹ
    – Tiêu chảy nhẹ

    🛑Ngày 5
    – Đau họng, khan tiếng hơn
    – Cơ thể nóng nhẹ. Nhiệt độ từ 36.5~36.7
    – Người mệt mỏi, cảm thấy đau khớp xương
    ** Giai đoạn này khó nhận ra là cảm hay là nhiễm corona

    🛑Ngày 6
    – Bắt đầu sốt nhẹ, khoảng 37
    – Ho có đàm hoặc ho khan
    – Đau họng khi ăn, nói hay nuốt nước bọt
    – Mệt mỏi, buồn nôn
    – Thỉnh thoảng khó khăn trong việc hít thở
    – Lưng, ngón tay đau lâm râm
    – Tiêu chảy, có thể nôn ói

    🛑Ngày 7
    – Sốt cao hơn từ 37.4~37.8
    – Ho nhiều hơn, đàm nhiều hơn.
    – Toàn thân đau nhức. Đầu nặng như đeo đá
    – Tần suất khó thở vẫn như cũ.
    – Tiêu chảy nhìu hơn
    – Nôn ói

    🛑Ngày 8
    – Sốt gần mức 38 hoặc trên 38
    – Khó thở hơn, mỗi khi hít thở cảm thấy nặng lồng ngực. Hơi thở khò khè
    – Ho liên tục, đàm nhiều, tắt tiếng
    – Đầu đau, khớp xương đau, lưng đau…

    🛑Ngày 9
    – Các triệu chứng không thay đổi mà trở nên nặng hơn.
    – Sốt tăng giảm lộn xộn
    – Ho không bớt mà nặng hơn trước.
    – Dù cố gắng vẫn cảm thấy khó hít thở.

    ** Tại thời điểm này, nên đi xét nghiệm máu và chụp XQuang phổi để kiểm tra

    P/s
    – Triệu chứng thay đổi tuỳ theo sức đề kháng của từng người. Ai khoẻ thì mất 10-14 ngày mới phát hiện. Ai không khoẻ thì 4-5 ngày.

    👉Mọi người lưu ý :

    – Đeo khẩu trang khi có thể ( khẩu trang vải cũng được, giặt thường xuyên).

    – Rửa tay, rửa tay và rửa tay !

    – Tránh tụ tập đông người.

    – Nạp thêm Vitamin C để tăng sức đề kháng.

    – Vệ sinh đồ dùng cá nhân như điện thoại, laptop thường xuyên.

    😷NẾU LỠ VƯỚNG VIRUS CORONA, BẠN NÊN LÀM GÌ ĐỂ THOÁT HIỂM? (Lời khuyên của một bác sĩ)

    Các bạn nên dành chút thời gian đọc bài viết, để có chút kinh nghiệm dành cho bản thân và gia đình bạn bè, phòng trường hợp không may lỡ vướng phải con virus độc ác này.

    Khi bạn biết mình bị lây nhiễm con virut CORONA Vũ Hán vì ho nhiều, đau ngực, khó thở, nhức đầu và tiêu chảy – người bị nóng sốt lâu không cảm thấy giảm thì hãy làm đúng sau đây:

    (1) Uống thuốc Tylenol giúp hạ nhiệt và đắp khăn lạnh vào đầu.. Tuyệt đối không sợ hãi, phải thật bình tĩnh vì sống chết có số mạng – mình cố gắng tận hết sức mình – càng sợ hãi về tâm lý thì cơ hội mình càng ít hy vọng hơn – nhớ thật kỹ là không gì sợ hãi khi nhiễm bệnh.

    (2) Tự mình cách ly với gia đình, người thân – tìm một nơi thoáng mát nằm nghỉ ngơi – một nơi có cửa sổ đưa nhiều không khí vào

    (3) Mỗi ngày uống nhiều nước cỡ 3 lít – 1 ly nước cam và cố gắng ăn đủ bữa. Cố gắng ăn để cơ thể đủ sức chống lại Virus – nhịn đói rất nguy hại. Nếu khó ăn quá, ăn không nỗi thì uống 1 ly nước trà ấm pha đường tạm thời.

    (4) Lúc người nóng sốt thì cơ thể lại cảm thấy lạnh nên ai cũng muốn đắp chăn trùm kín – đây là đều tối kị – không nên đắp chăn dù cảm thấy ớn lạnh – đắp tấm khăn mỏng thôi – Người trong nhà giúp người bệnh (nhớ mặc áo mưa nilon và đeo khẩu trang) – Giúp bằng cách đắp khăn lạnh lên đầu người bệnh giúp hạ nhiệt, thay khăn lạnh nhiều lần…

    (5) Tylenol là thuốc tốt nhất sử dụng trong lúc ngực bị đau và uống thuốc ho nếu bị ho nhiều – NHỚ CHO KỸ thuốc ho

    (6) Sau khi ăn đủ bữa, uống thuốc giảm đau và thuốc ho thì cố gắng ngủ càng nhiều, cành tốt. Thức dậy thấy đói bụng thì uống 1 ly nước trước khi dùng bữa.

    (7) Nếu quý bạn làm đúng theo lời dặn này thì cơ hội hết bệnh rất cao và bệnh sẽ giảm dần sau 7 ngày – Sau khi hết bệnh này, thì cơ thể bạn đã có kháng tố chống lại con virus Vũ Hán, tuy nhiên phổi sẽ bị hơi đau đôi khi và sẽ khỏi sau 1 tháng.

    Trong thời gian hết bệnh thì nên tập thở mỗi buổi sáng sớm lúc không khí trong lành.

    Triệu chứng của Covid-19 và cách tự bảo vệ mình – Lời khuyên của bác sĩ Nhật Bản & Đài Loan

    Theo Korea News

    __._,_.___
     

    Posted by: Quang Nguyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
     
    Reply via web post This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. Start a New Topic Messages in this topic (1)
    Yahoo! Groups
    PrivacyThis email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.Terms of Use
     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "Linh Thao Tin Yeu" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltty/1910980803.1806422.1582867389081%40mail.yahoo.com.
     

SỐNG TỈNH THỨC - SÁM HỐI TRƯƠC DICH CORONA

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Feb 26 at 1:07 AM
     
     
     
     
     
     

    MÙA CHAY: SÁM HỐI CỘNG ĐOÀN VÀ ĐẠI DỊCH VIRUS CORONA

     

    Qua việc ăn chay, qua lời ca tiếng hát, qua kinh nguyện, chúng ta thấy người Kitô giáo thực hành việc sám hối cộng đoàn. Tại sao phải sám hối cộng đoàn?

     

     

    Mùa Chay năm nay đặc biệt hơn những năm trước vì tại nhiều Giáo phận của Việt Nam các Giám mục đã mời gọi tín hữu ăn chay trước dịp lễ Thứ tư Lễ Tro. Ăn chay để tỏ lòng sám hối và cầu nguyện cho những bệnh nhân của virus Corona. Trong lúc cả thế giới đang hướng về Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung với sự lo lắng và bồn chồn, thì nhiều người Công Giáo đã không khỏi xúc động khi được nghe một bản thánh ca thống hối được cất lên trong các thánh đường Công Giáo.

     

     

    Dâng hoa tại một nhà thờ ở Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), một xã bị phong toả vì virus corona

     

    Cứ sau dịp mỗi tết Nguyên Đán là người Công Giáo lại chuẩn bị cho Mùa Chay, mùa dọn tâm hồn để tưởng niệm mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh của Đức Giê-su. Mùa Chay còn được gọi là Mùa Chay Thánh vì đây là thời gian mà các Kitô hữu được mời gọi để chuẩn bị tâm hồn ngang qua việc ăn chay, cầu nguyện, bố thí và đặc biệt là hoán cải tâm hồn của mình.

     

    Có lẽ, Mùa Chay năm nay đặc biệt hơn những năm trước vì tại nhiều Giáo phận của Việt Nam các Giám mục đã mời gọi tín hữu ăn chay trước dịp lễ Thứ tư Lễ Tro. Ăn chay để tỏ lòng sám hối và cầu nguyện cho những bệnh nhân của virus corona. Trong lúc cả thế giới đang hướng về Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung với sự lo lắng và bồn chồn, thì nhiều người Công Giáo đã không khỏi xúc động khi được nghe một bản thánh ca thống hối được cất lên trong các thánh đường Công Giáo. Khi một cộng đoàn cử hành phụng vụ thống hối cộng đoàn, họ ý thức rằng họ là một cộng đoàn nhỏ bé giữa một thế giới rộng lớn. Thế nhưng có lẽ mỗi tín hữu trong cộng đoàn ấy tin rằng, lời cầu nguyện của họ đại diện cho cả dân tộc, cho thế giới, đó là lời sám hối và ăn năn vì những bất toàn và tội lỗi của toàn thể nhân loại và cho chính lỗi lầm của họ.

     

    Qua việc ăn chay, qua lời ca tiếng hát, qua kinh nguyện, chúng ta thấy người Kitô giáo thực hành việc sám hối cộng đoàn. Tại sao phải sám hối cộng đoàn? Chẳng phải tội là tội cá nhân và sám hối phải là sám hối cá nhân sao? Cụ thể, khi đi xưng tội, mỗi cá nhân phải thú tội với Chúa ngang qua cha giải tội. Vậy đâu là ý nghĩa của việc sám hối cộng đoàn?

     

    Sám hối cộng đoàn dựa trên thần học về chiều kích xã hội của tội hay còn gọi là tội xã hội, một khái niệm thần học được phát triển trong thế kỷ 20. Trong Tông Huấn Reconciliatio Et Paenitentia (Hòa Giải và Sám Hối, 1984), thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã định nghĩa tội xã hội theo ba nghĩa. Trước hết, “nói tới ‘tội xã hội’ là nhìn nhận rằng, vì tình liên đới nhân loại là một điều gì đó vừa huyền nhiệm và khó tả vừa thực tế và cụ thể, tội của mỗi cá nhân đều có ảnh hưởng cách nào đó đến những người khác.” [Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Tông Huấn Reconciliatio Et Paenitentia - Hòa Giải Và Sám Hối (1984), số 16] Theo ý nghĩa này, nếu mỗi linh hồn thánh thiện “nâng” cả thế giới lên thế nào, thì một linh hồn “suy thoái” cũng kéo theo cả Giáo hội và toàn thể thế giới rơi vào thung lũng của tội thế ấy.

     

    Thứ hai, gọi tội xã hội là vì cái tội ấy chống lại hay trực tiếp tấn công vào đồng loại của mình. Đây là những tội đi ngược lại với công bình xã hội hay công bình giữa người với người. Giữa các tội này, Đức Gioan Phaolô II nhấn một cách đặc biệt đến các tội như phá thai, an tử, v.v. Bởi lẽ các tội này chống lại quyền của con người, đặc biệt là quyền được sinh ra và quyền được sống của mỗi người.

     

    Nghĩa thứ ba của “tội xã hội” ám chỉ các mối quan hệ giữa các cộng đồng nhân loại khác nhau. Ở đây ngài muốn nói đến các cơ cấu xã hội bất công đi ngược lại với sự công bình của Thiên Chúa. Sự bất công của các tổ chức xã hội và chính trị có thể tạo ra nghèo đói, bất công, chiến tranh, v.v… đi ngược lại với phẩm giá con người.

     

    Khi Giáo hội nói về những tình trạng tội lỗi hay khi Giáo hội lên án tội nào đó như là một tội xã hội thì Giáo hội ý thức rằng, tội xã hội là kết quả tích luỹ của nhiều tội cá nhân. Bởi xét cho cùng, những cơ cấu hay tổ chức bất công sở dĩ tồn tại được là do sự góp tay trực tiếp của từng con người cụ thể, khi họ đang tìm kiếm lợi ích riêng cho cá nhân mình. Hoặc gián tiếp là khi mỗi người quên mất trách nhiệm bài trừ và giới hạn sự dữ trong xã hội, bởi sự lười biếng, sợ hãi, thờ ơ lãnh đạm, hay im lặng “dĩ hòa vi quý”.  

     

    Thần học về tội xã hội có thể được khắc hoạ một cách rõ nét qua đại dịch virus corona đang hoành hành trên thế giới trong những ngày qua. Rõ ràng, đại dịch dưới cái nhìn thần học có thể được xem là một tội xã hội hay tội cấu trúc. Sự xuất hiện của “vị khách không mời” này gắn liền với sự dữ luân lý của một cá nhân, một tổ chức, hay một quốc gia. Tuy nhiên, hậu quả của nó không chỉ dừng lại ở bình diện một thành phố hay một quốc gia nữa. Như một tội xã hội, sự dữ của biến cố này gắn liền với sự lơ là hay thiếu trách nhiệm của một số người có trách nhiệm, sự thiếu minh bạch hay phản ứng chậm chạp mang tính cơ cấu tổ chức.

    Như virus, hậu quả của tội đã tiêm nhiễm, lây lan và gieo rắc đau thương cho biết bao nhiêu người trên thế giới. Cũng như tội gây ra sự chia rẽ và mất bình an thế nào, thì virus corona cũng gây chia rẽ, hoang mang, mất bình an thế ấy. Cuối cùng, điều khiến người ta hoang mang và lo lắng nhất là virus corona có thể tước đi mạng sống của con người. Cái chết thể lý đã đáng sợ, cái chết trong tâm hồn còn đáng sợ hơn bội phần. Giống như tội, đại dịch corona không chỉ gây ra cái chết thể lý, điều đáng sợ hơn là đại dịch ấy còn gây ra những cái chết trong tâm hồn: đó là sự ích kỷ, mất bình an, mất niềm tin vào nhau, mất đức tin vào Thiên Chúa.

     

    Nói thế không có nghĩa là chúng ta không còn hy vọng. Thực ra, trong cơn hoạn nạn như thế, chúng ta nhận ra chúng ta cần Thiên Chúa và xác tín rằng Thiên Chúa sẽ cứu giúp chúng ta. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta cần hoán cải với tư cách cá nhân cũng như cộng đoàn. Thần học về tội xã hội của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II cho chúng ta thấy rằng, nhiều khi chính chúng ta, vì vô tình hay cố ý, trực tiếp hay gián tiếp, tham dự vào sự bất công trong xã hội. Tội của chúng ta không chỉ gây hại cho chính mình mà còn làm tổn thương người khác. Ý thức điều đó, trước mặt Chúa, chúng ta được mời gọi để hoán cải, không chỉ với tư cách cá nhân, mà còn với tư cách là cộng đoàn. Trong truyền thống Công giáo, đặc biệt là qua Thánh Kinh, chúng ta thấy rằng sám hối cộng đoàn là một cử hành phụng vụ rất đẹp và rất ý nghĩa đặc biệt là trong những thời gian đặc biệt nào đó.

     

    Hoán cải ở đây trước hết là thay đổi cái nhìn, đặc biệt là cái nhìn về tội và hậu quả của tội. Tội không chỉ mang tính cách cá nhân mà nó còn mang chiều kích xã hội. Tội lỗi của chúng ta không chỉ ảnh hưởng đến bản thân ta mà còn gây hại cho tha nhân. Là Kitô hữu, trước những vấn nạn của thế giới, chúng ta cũng phần nào chịu trách nhiệm vì những sự dữ luân lý diễn ra trong xã hội và thế giới. Chúng ta chịu trách nhiệm phần nào khi chúng ta thờ ơ lãnh đạm trước cái ác, khi chúng ta nhắm mắt làm ngơ và nghĩ: “Phận ai nấy lo!” Chúng ta tự hỏi mình, trái tim của chúng ta có rung động khi biết bao nhiêu người phải đau khổ với đại dịch này không? Chúng ta có nhắm mắt làm ngơ khi gặp một điều bất công trong đời sống thường ngày của chúng ta không?

     

    Trái ngược với thái độ thờ ơ và dửng dưng là sự liên đới, người Việt nam chúng ta có câu: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Câu tục ngữ này nói lên tình liên đới như là một đức tính đáng quý trong truyền thống Việt Nam. Đáng tiếc tinh thần ấy đang dần bị lãng quên khi con người chỉ biết lo lắng cho bản thân mình.

     

    Vì vậy, chúng ta cũng cần sám hối vì những thiếu sót của riêng mình. Trong kinh nguyện sám hối trước thánh lễ, chúng ta không chỉ sám hối về những điều chúng ta lỗi phạm nhưng còn sám hối vì những điều chúng ta thiếu sót. Do đó, ý thức về sự thờ ơ hay lãnh đạm của chúng ta trước bất công và đau khổ của người khác, chúng ta cần đấm ngực và tự hỏi mình: Chúng ta đã hành động như thế nào khi đối diện với những bất công trong xã hội? Trái tim của chúng ta có rung động trước những mảnh đời bất hạnh mà chúng ta vẫn gặp hàng ngày không? Khi đối diện với những phận đời bất hạnh, chúng ta có sẵn giúp đỡ hay chúng ta nhắm mắt làm ngơ vì nghĩ rằng: “Sức tôi có hạn, hay điều tôi làm chỉ như muối đổ biển thôi!”?

     

    Như cộng đoàn Do Thái khi xưa, tin tưởng vào một Thiên Chúa “chậm giận và giàu lòng xót thương” (Tv, 103, 8), chúng ta tin rằng, Thiên Chúa sẽ sửa lại những thiệt hại do tội lỗi con người chúng ta gây nên. Quả thực, ơn cứu độ của Chúa phục sinh không chỉ chữa lành vết thương nơi tâm hồn tội lỗi chúng ta, ơn cứu độ ấy còn có sức biến đổi thế giới, biến đổi cấu trúc bất công trong xã hội. Tuy nhiên, để làm được điều đó, Thiên Chúa cần chúng ta hợp tác.

     

    Vì như Thánh Augustinô viết: “Thiên Chúa tạo dựng chúng ta, Ngài không cần hỏi ý kiến ta. Nhưng khi cứu độ ta, Ngài cần chúng ta cộng tác”.  Với tư cách là một cộng đoàn dân Chúa, tất cả chúng ta được mời gọi để cùng nhau hoán cải, đấm ngực mình vì biết rằng, đã bao lần, cố ý hay vô tình, sự vô tâm hay thờ ơ của chúng ta đã góp phần tạo nên sự dữ trong thế giới này.

    Minh Triệu, SJ
    Nguồn: 
    Vatican News Tiếng Việt

     
     
     

     

     
     

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - SỐNG TÂM TÌNH MÙA CHAY

  •  
    Chi Tran
     
    Wed, Feb 26 at 10:44 AM
     
     
    TÂM TÌNH SỐNG MÙA CHAY

    Mùa Chay được khởi đầu bằng nghi thức xức tro trên đầu, Linh mục đọc: "Hỡi người hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro” và xức tro trên trán tín hữu. Xức tro là dấu chỉ nhắc chúng ta là kiếp người là tro bụi.
    “Đời sống con người giống như hoa cỏ
    Như bông hoa nở trên cách đồng
    Một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi
    Nơi nó mọc không còn mang vết tích.”

    Thật vậy, đời người cũng tựa đời hoa. Khi tươi nở, hoa rực rỡ khoe sắc, hoa ngào ngạt toả hương, ai cũng yêu cũng yêu thích. Khi hoa ủ rũ héo tàn, hương sắc của hoa rụng tả tơi, tàn tạ, rồi cũng vứt vào thùng rác. Hôm trước nâng niu, hôm sau vứt bỏ. Một đời hoa chóng tàn phai như lời sách Giảng viên: “Phù hoa nối tiếp phù hoa, chi chi chăng nữa cũng là phù hoa” (Gv 1,2).
    Mùa chay là thời gian cho mỗi người chúng ta nhìn lại hành trình cuộc đời của mình, để thay đổi đời sống nội tâm bằng 3 việc cơ bản sau đây:

    1/ Ăn Chay: Mùa Chay gợi nhớ 40 ngày chay tịnh của Chúa Giêsu trong hoang địa, mà Ngài đã trải qua trước khi đi vào sứ vụ công khai. Chúng ta đọc thấy trong Tin mừng:”Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào trong hoang địa, để chịu quỉ cám dỗ. Ngài ăn chay ròng rã 40 đêm ngày, và sau đó, Ngài thấy đói” (Mt 4,1-2).
    Giống như ông Maisen đã ăn chay trước khi đón nhận những tấm bia lề luật (x.Xh 34,28), và việc ông Êlia ăn chay trước khi gặp Chúa ở núi Horép (x. 1V 19,8). Đức Giêsu cũng vậy, qua việc cầu nguyện và ăn chay, đã chuẩn bị cho sứ vụ đặt trước mặt Ngài, sứ vụ được đánh dấu vào lúc khởi đầu, bằng một cuộc chiến đấu nghiêm trọng với kẻ cám dỗ.

    -    Ăn chay là để kềm chế sự thèm muốn của xác thịt. Nhờ chay tịnh, sẽ giữ được sự trong sạch. Trong Cựu ước cũng đề cập đến: ”Sự thèm muốn bị kềm chế lại bởi kiêng rượu, thịt”.
    -    Ăn chay là để tâm hồn chúng ta gia tăng một cách tự do, hướng đến sự chiêm niệm về những điều thiện hảo của thiên đàng.
    -    Ăn chay là để đến bù cho những tội lỗi của mình. “Hãy đến với ta bằng cách thay đổi hoàn toàn tâm hồn ngươi, trong chay tịnh và trong khóc lóc”.

    Thánh Augustinô nói về ăn chay: ”Chay tịnh làm sạch sẽ tâm hồn, gia tăng trí khôn, hướng xác thịt đến thần linh, thể hiện con tim thống hối và khiêm nhường, chẻ nhỏ những đám mây thèm muốn, dập tắt đám lửa dâm dục và đốt lên ánh sáng thật sự của đức ái”.

    2/ Cầu Nguyện: Chúa Giê-su khiển trách nặng nề những người Pharisêu của Đức Giêsu:“Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta” (Mc 7, 6), không chừng cũng chính là lời trách móc nặng nề cho những ai hôm nay giữ đạo hình thức, hời hợt. Sứ điệp Mùa Chay mời gọi chúng ta: "Hãy xé tâm hồn chứ đừng xé áo" (Ge 2, 12-18); “Hãy làm hoà cùng Thiên Chúa vì bây giờ là cơ hội thuận tiện" (x. 2 Cr 5, 20 - 6, 2).

    Cầu nguyện để kết hợp với Thiên Chúa đồng thời cũng hướng chúng ta tới tha nhân. nhất là đối với những ai đau khổ và thiếu thốn là chúng ta sống kết hợp với Đức Kitô chịu đau khổ và bị đóng đinh vì Người tự đồng hóa với họ.

    3/ Bố Thí: Thánh Phaolô nói: “Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi” (1Cr 13,3).
    Làm phúc bố thí là những phương thế liên hệ mật thiết với nhau để giúp chúng ta ăn năn hối cải. Làm phúc bố thí có nghĩa là chia vui sẻ buồn với người khác, giúp đỡ người ta, nhất là những ai lâm cảnh thiếu thốn không chỉ là cải vật chất mà là cả tinh thần nữa. Chúng ta cần nhận ra những nhu cầu của họ và cảm thông những nỗi đau buồn và nhu cầu của họ.
    Như Chúa Giê-su đã nói: ”Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi từ thưở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát các ngươi đã cho uống; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã viếng thăm; Ta ngồi tù, các ngươi đã hỏi han”(Mt 25,35-36).

    *SUY TƯ VÀ HÀNH ĐỘNG: Tóm lại, Mùa Chay là giúp ta trở về với Chúa và với anh em bằng sám hối nhìn nhận tội lỗi của chính mình. Việc xức tro, ăn chay, cầu nguyện, làm việc thiện, chỉ là những phương tiện. Xức tro là để tỏ lòng sám hối. Giáo hội chỉ dùng một chút tro tượng trưng để nhắc nhớ ta.
    *Xức tro trên đầu không quan trọng bằng xức tro trong tâm hồn. Xức tro vào tâm hồn để ta thấy tâm hồn mình đã ra hoen ố vì tội lỗi.

    Lm. John Nguyễn.
     

SỐNG TỈNH THỨC - LỜI NGUYỆN TRƯỚC DỊCH COVID-19

LờiNguyệnTrongCơnDịchBệnh

 

ĐâylàlờinguyệnchínhthứccủaHộiđồngGiámmục Việt Nam đểcầunguyệntrongcơndịchbệnh Covid-19.

 

LạyThiênChúa Ba Ngôitoànnăng
chúng con đanghọpnhaucầunguyện,
thathiếtnàixinchocơndịchbệnhmauchấmdứt.

LạyChúa Cha giàulòngthươngxót
xinnhìnđếnnỗithốngkhổ
củađoàn con trênkhắpthếgiới,
đặcbiệttạinhữngnơidịchbệnhđanghoànhhành.
Xin củngcốđức tin củachúng con,
chochúng con hoàntoàntínthác
vàotìnhyêuquanphòngcủa Cha.

LạyChúaGiêsulàĐấngcứuđộduynhất,
làvịlương y đầyquyềnnăngvàlòngthươngxót,
xinthươngchocácbệnhnhânsớmđượcchữalành,
và an ủicácgia đình đanggặpkhókhănthửthách.
Xin cholờichúng con khiêmtốncầunguyện,
đượcchạmtớitráitimnhânlànhcủaChúa,
xingiảmbớtgánhnặngkhổđau,
vàchochúng con cảmnhậnđượcbàntayChúa
đangâncầnnângđỡchúng con.

LạyChúa Thánh Thầnlànguồnsứcmạnhtìnhyêu,
xinsoisángcácvịhữutráchvànhữngngườicókhảnăng,
giúphọsớmtìm ra phươngthuốcchữatrịdịchbệnh,
xin ban chocácbácsĩvànhânviên y tế
sứcmạnhcủatìnhthươngvàlòngnhiệtthànhquảngđại,
luôntận tâm tậnlựcphụcvụcácbệnhnhân.

Chúng con xintraovàođôitaytừmẫucủaMẹ Maria,
nhữnglờikhẩnnguyệntrongcơnđạinạn,
nhờlời Đức Mẹchuyểncầu,
xinChúanhậnlờichúng con. Amen

 

BàRịa, ngày 17-02-2020
Đãký
+ Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn
ChủtịchỦy Ban PhụngTự / HĐGMVN

--------------------------------------------