16. Sống Tình Thức

SỐNG TỈNH THỨC - LINH MỤC TỰ SÁT

Tại sao linh mục thánh thiện như cha Evan Harkins lại tự sát? Tiết lộ của Đức Giám Mục bản quyền

 

  • Đức Giám Mục bản quyền tiết lộ nguyên nhân cha Evan Harkins tự sát.
  • Đức Giáo Hoàng Phanxicô xuất bản một cuốn sách với những suy tư về Thánh Gioan Phaolô II
  • Giáo hội tại El Salvador công bố Năm Thánh kỷ niệm 40 năm ngày tử đạo của Thánh Oscar Romero
  • Các Giám Mục tại Thánh Địa lo ngại kế hoạch Trung Đông của Hoa Kỳ có thể dẫn đến đổ máu nhiều hơn nữa
  • Vài con số thống kê về các linh mục, tu sĩ nam nữ tại Hoa Kỳ nhân ngày đời sống thánh hiến

 

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

SỐNG TỈNH THỨC - NĂM MỚI - GM BÙI TUẦN

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     

    Tuyên xưng đức tin dịp đầu năm mới

     

    1.

    Bước sang năm mới, việc đầu tiên tôi làm là dâng mình cho Chúa.

    Trong việc dâng mình, có việc tuyên xưng đức tin.

    Tôi tuyên xưng đức tin cùng với Hội Thánh và như Hội Thánh dạy.

    2.

    Thêm vào đó, tôi đã tuyên xưng đức tin với nội dung mang tâm tình riêng tư của tôi. Ðơn sơ thế này:

    “Thứ nhất tôi tin Chúa Giêsu là Ðấng Cứu độ giàu lòng thương xót.

    Thứ hai tôi tin Ðức Mẹ Maria là người mẹ Chúa đã ban cho tôi.

    Thứ ba tôi tin lương thực hằng ngày tôi phải lãnh nhận và cho đi là yêu thương theo giới răn mới Chúa trối lại”.

    3.

    Khi tuyên xưng điều thứ nhất, tôi nhìn lên Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thánh giá. Tôi nghe Người nói với tôi:

    “Cha cứu con như thế này đó. Cha cứu nhân loại bằng cách chịu khổ nhục đớn đau như chưa từng thấy. Tình yêu cứu độ được tỏ hiện qua cuộc tử nạn trên thánh giá, để con thấy rằng: Cái giá phải trả để cứu con là vô cùng cao quý”. Thánh giá Chúa trao cho cũng là một quà tặng quý giá.

     

    4.

    Nếu tôi muốn được cứu và muốn cứu người khác, thì hãy đón nhận Chúa Giêsu trên thánh giá.

    Ðón nhận, thì cần phải tin. Tin vững vàng. Tin trong mọi hoàn cảnh, nhất là trong tình hình có nhiều thử thách.

    Lúc này, là thời điểm có nhiều thử thách nặng nề, tôi cần phải tin mạnh hơn. Cho dù tình hình sẽ có những chuyển biến đen tối đến đâu, tôi vẫn một mực tin Chúa Giêsu là Ðấng Cứu độ. Chỉ Người mới cứu được tôi. Chỉ Người mới cứu được Hội Thánh. Chỉ Người mới cứu được nhân loại đang lao mình xuống vực thẳm diệt vong. Chỉ Người mới là con đường, là sự thật, là sự sống và là Phục Sinh.

    5.

    Khi tuyên xưng điều thứ hai: Ðức Mẹ Maria được Chúa ban cho tôi để làm mẹ của tôi, tôi đã thấy gì ?

    Thưa, tôi thấy Ðức Mẹ Maria đứng dưới thánh giá Chúa Giêsu. Rất kín đáo, rất khiêm nhường, rất khổ đau, rất thinh lặng.

    6.

    Nhìn Mẹ, tôi được Mẹ cho tôi thấy Mẹ đang sống lời “Xin vâng” một cách trọn vẹn và sâu sắc tuyệt vời.

    Tự nhiên, tôi hiểu: Khi Chúa trao ban cho tôi ơn được làm con của Ðức Mẹ, thì Chúa muốn tôi hãy đặc biệt để ý đến gương đời sống của Mẹ là xin vâng phục thánh ý Chúa.

    Nghĩa là trong phục vụ, tôi sẽ làm đúng việc Chúa muốn, đúng cách Chúa muốn, đúng nơi Chúa muốn, đúng lúc Chúa muốn. Xin vâng như thế thì tôi phải từ bỏ ý riêng mình, lợi ích tư riêng, ưu tiên tôi phải lo chu toàn bổn phận hằng ngày.

    Nếu thánh ý Chúa là tôi có lúc sẽ phải đứng dưới chân thánh giá Chúa Giêsu, thì tôi hãy cùng với Mẹ và như Mẹ mà Xin vâng.

    7.

    Xin vâng theo thánh ý Chúa là điều rất khó. Thí dụ: tôi có tính hay sốt ruột, hay lo, mà thánh ý Chúa là phải kiên trì chờ đợi, thì tôi phải nhờ Ðức Mẹ rất nhiều, để biết xin vâng theo thánh ý Chúa. Nhất là tôi phải nhờ Ðức Mẹ rất nhiều trong việc lãnh nhận và cho đi tình thương mà Chúa muốn.

    8.

    Khi tuyên xưng điều thứ ba, đó là: Lương thực hằng ngày tôi cần lãnh nhận và cho đi là yêu thương theo giới răn mới Chúa trối lại (Ga 14, 34), tôi đã thấy gì ?

    Thưa tôi thấy như thánh Gioan tông đồ đã dạy: “Tình yêu cốt ở điều này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa trước, mà chính Người đã yêu thương chúng ta trước, và sai Con của Ngài đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1 Ga, 4, 10).

     

    9.

    Thế nghĩa là yêu thương, thì phải đi bước trước, và phải biết đền tội thay cho người mình thương.

    10.

    Nhận thức trên đây giúp tôi thay đổi lối sống đối với mọi người, nhất là đối với những kẻ lỗi lầm. Tôi sẽ để ý nhiều hơn đến việc đền tội thay cho họ, thay vì chỉ kết án và trách móc họ.

    Trên đây là một thoáng nhìn về sự tôi tuyên xưng đức tin dịp đầu năm mới.

    11.

    Với việc tuyên xưng đức tin như thế, tôi thấy mình vui, vì đã gặp gỡ Chúa và Ðức Mẹ một cách thân mật. Tôi cũng vui, vì đã gặp được nhiều tâm hồn tuyên xưng đức tin của họ một cách rất riêng tư chân thành.

    12.

    Chúng tôi chỉ là một số ít, nhưng với số ít đó, Chúa có thể dùng như năm chiếc bánh và hai con cá, để phục vụ nhiều người, như xưa Chúa đã làm (Mc 6, 34-44).

    13.

    Tuyên xưng đức tin trên đây là của lễ đầu năm tôi dâng lên Chúa.

    Tuyên xưng đức tin trên đây cũng là lời cầu chúc đầu năm tôi xin gởi tới từng người anh chị em.

    14.

    Năm mới này đang bắt đầu bằng nhiều sự kiện gây băn khoăn lo lắng. Biết đâu cuối năm số người còn sống sẽ phải kể như những người sống sót. Nói thế không phải để bi quan, nhưng là để biết chọn cho mình một lối sống đạo đức hiện giờ mang hy vọng cứu độ mãi mãi đời đời. Chọn ngay bây giờ, kẻo sẽ quá muộn.

     GIÁM MỤC GB BÙI TUẦN

     “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website

     
     

SỐNG TỈNH THỨC - THỨ HAI 13-1-2020

 

  •  
    Tinh Cao - Jan 12 at 6:20 PM
     
    THỨ HAI 13-1-2020
     
     
     

    Thứ Hai

     

    SỐNG TỈNH THỨC - HÃY SÁM HỐI

     

     

     

    Bài Ðọc I: (năm II) 1 Sm 1, 1-8

    "Anna buồn sầu, vì Chúa đã để bà phải son sẻ".

    Khởi đầu sách Samuel quyển thứ nhất.

    Khi ấy, có một người quê ở Rama-Sôphim, miền núi Ephraim, tên là Elcana, con của Giêrôha, Giêrôha con của Êlihu, Êlihu con của Thôhu, Thôhu con của Súp, người Ephratha. Elcana có hai người vợ: một tên là Anna, người kia tên là Phênenna. Và Phênenna có nhiều con, còn Anna thì không có con. Vào những ngày luật quy định, ông này thường rời quê mình lên Silô để thờ lạy Chúa các đạo binh và hiến dâng của lễ. Tại Silô, có hai người con của Hêli là Ophni và Phêni, cả hai đều là tư tế của Chúa. Ngày kia Elcana đi tế lễ, ông chia phần cho bà vợ Phênenna và tất cả các con trai con gái của bà. Ông buồn sầu chia cho Anna có một phần, mặc dầu ông yêu bà: vì Thiên Chúa để cho bà phải son sẻ. Cả đối thủ của bà cũng làm cho bà buồn phiền và nhục mạ bà, vì Chúa đã để bà phải son sẻ. Hằng năm, mỗi lần đến ngày lên đền thờ Chúa, Elcana đều chia phần như thế, và Anna cũng đều bị khiêu khích như vậy. Bà than khóc và không ăn uống gì. Vậy Elcana, chồng bà, đã nói với bà rằng: "Hỡi Anna, sao bà khóc, và không ăn uống gì? Sao bà buồn như vậy? Tôi đây chẳng quý hơn mười đứa con sao?"

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 115, 12-13. 14 và 17. 18-19

    Ðáp: Lạy Chúa, con sẽ hiến dâng Chúa lời ca ngợi làm sinh lễ (c. 17a).

    Hoặc đọc: Alleluia.

    Xướng: 1) Con lấy gì dâng lại cho Chúa, để đền đáp những điều Ngài ban tặng cho con? Con sẽ lãnh chén cứu độ, và con sẽ kêu cầu danh Chúa. - Ðáp.

    2) Con sẽ giữ trọn lời khấn xin cùng Chúa, trước mặt toàn thể dân Ngài. Con sẽ hiến dâng Chúa lời ca ngợi làm sinh lễ, và con sẽ kêu cầu danh Chúa. - Ðáp.

    3) Con sẽ giữ trọn lời khấn xin cùng Chúa, trước mặt toàn thể dân Ngài, trong nơi hành lang nhà Chúa, ở giữa lòng ngươi, Giêrusalem hỡi! - Ðáp.

     

    Alleluia: 1 Sm 3, 9

    Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mc 1, 14-20

    "Anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

    Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng của nước Thiên Chúa, Người nói: "Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng".

    Ðang lúc đi dọc theo bờ biển Galilêa, Người thấy Simon và em là Anrê đang thả lưới xuống biển, vì các ông là những người đánh cá. Chúa Giêsu bảo các ông: "Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những kẻ chài lưới người". Lập tức bỏ lưới, các ông theo Người. Ði xa hơn một chút nữa, Người thấy Gia-côbê con ông Giêbêđê và em là Gioan đang xếp lưới trong thuyền, Người liền gọi các ông. Hai ông bỏ cha là Giêbêđê ở lại trên thuyền cùng với các người làm công, và đi theo Người.

     

    Ðó là lời Chúa.

     


     

    Suy niệm

     

     

    Đức Kitô táđộng 

     

    Hôm nay, Thứ Hai trong Tuần 1 Thường Niên, ngay sau Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, chiều hướng và ý nghĩa của phụng vụ Lời Chúa vẫn theo chủ đề chung của Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh về: "Vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lý" (Gioan 1:14).

    Nếu tất cả thời lượng của Mùa Thường Niên theo lịch trình phụng vụ kéo dài tất cả là 34 tuần lễ, và nếu Mùa Thường Niên này được chia ra làm hai phần cũng là 2 giai đoạn: phần đầu là giai đoạn sau Giáng Sinh và phần sau là giai đoạn sau Phục Sinh, thì Mùa Thường Niên ở giai đoạn hậu Giáng Sinh ngắn hơn Mùa Thường Niên ở giai đoạn hậu Phục Sinh.

    Mùa Thường Niên ở giai đoạn hậu Giáng Sinh ngắn nhất thường là 5 tuần lễ (như năm 2013 hay 2016) và dài nhất là 9 tuần lễ (như năm 2002 hay 2011), hoặc 6 tuần (như năm 2015 hay 2018), 7 tuần (như năm 2012 hay 2020), 8 tuần (như năm 2014, 2017, 2019, 2022), rất hiếm năm chỉ có 4 tuần lễ (như năm 2008). Và Phúc Âm cho Mùa Thường Niên giai đoạn hậu Giáng Sinh này hoàn toàn theo Thánh ký Marcô.

    Chủ đề cho chung Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh, cho phụng vụ Lời Chúa của cả Chúa Nhật lẫn ngày thường trong tuần, "Vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lý", tiếp theo chủ đề "Lời đã hóa thành nhục thể" cho chung Mùa Vọng và chủ đề "Lời ở giữa chúng ta" cho chung Mùa Giáng Sinh, cả 3 chủ đề liên tục và thứ tự này đầu ở trong cùng một câu Phúc Âm Thánh ký Gioan 1:14.

    Đúng thế, chủ đề "Vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lý" cho chung Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh được sáng tỏ trong bài Phúc Âm hôm nay, trong lời rao giảng tiên khởi của Chúa Kitô cũng như trong việc Người tuyển chọn các môn đệ tiên khởi.

    Trước hết, chủ đề "Vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lý" được sáng tỏ trong lời rao giảng tiên khởi của Người: "Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng". Ở chỗ, Người chính là "Nước Thiên Chúa đã gần đến", nghĩa là Người "đã" đến rồi, ở giữa cộng đồng dân của Người, nhưng chưa "hoàn tất" (Gioan 19:30) sứ vụ cứu chuộc của Người, một sứ vụ cứu chuộc chỉ có thể "hoàn tất" bởi duy một mình Người là Con Người duy nhất "đầy ân sủng và chân lý".

    Và chính vì "nước Thiên Chúa đã gần đến" đây là sự kiện nhân vật Giêsu Nazarét bắt đầu công khai tỏ mình ra cho dân Do Thái và trong dân Do Thái, và thực tại "nước Thiên Chúa" đây được biểu hiện nơi bản thân của Người, mà chung con người và riêng những ai được nhìn thấy Người, nghe thấy Người, động chạm đến Người, giao tiếp với Người (xem 1Gioan 1:1), không thể nào "nhận biết Người" và "chấp nhận Người" (Gioan 1:10-12), nếu không đáp ứng lời rao giảng tiên khởi của Người trong bài Phúc Âm hôm nay là "hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng", tức là hãy thực sự khao khát được cứu độ và tìm kiếm ơn cứu độ, nói cách khác, hãy thực lòng trông đợi Đấng Thiên Sai nhờ đó họ mới dễ dàng nhận biết và chấp nhận Người khi Người đến và tỏ mình ra cho họ, qua lời nói và việc làm của Người như là "Tin Mừng" của Người loan truyền cho họ.

    Lời rao giảng tiên khởi của Chúa Giêsu nói chung: "Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng" và lời kêu gọi "hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng" nói riêng không phải chỉ có tác dụng từ khi Chúa Kitô công khai xuất hiện mà còn ở khắp mọi thời đại nữa, đối với bất cứ ai muốn được cứu độ, nhất là những ai đang gặp gian nan khốn khổ, như trường hợp của bà Anna trong Bài Đọc 1 hôm nay, một người vợ son sẻ: "Bà than khóc và không ăn uống gì", cho dù được "Elcana, chồng bà" an ủi: "Hỡi Anna, sao bà khóc, và không ăn uống gì? Sao bà buồn như vậy? Tôi đây chẳng quý hơn mười đứa con sao?".

    Sau nữa, chủ đề "Vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lý" được sáng tỏ trong việc Người tuyển chọn các môn đệ tiên khởi: "Ðang lúc đi dọc theo bờ biển Galilêa, Người thấy Simon và em là Anrê đang thả lưới xuống biển, vì các ông là những người đánh cá. Chúa Giêsu bảo các ông: 'Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những kẻ chài lưới người'. Lập tức bỏ lưới, các ông theo Người. Ði xa hơn một chút nữa, Người thấy Gia-côbê con ông Giêbêđê và em là Gioan đang xếp lưới trong thuyền, Người liền gọi các ông. Hai ông bỏ cha là Giêbêđê ở lại trên thuyền cùng với các người làm công, và đi theo Người".

    Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao 4 chàng thanh niên chuyên nghiệp đánh cá này lại có thể tác hành một cách có vẻ điên khùng như thế, ở chỗ, (nhất là trường hợp của 2 chàng Giacôbê và Gioan, còn chàng Simon và Anrê đã được gặp gỡ Người rồi - xem Gioan 1:40-42), chỉ mới nghe thấy lời của một con người dường như xa lạ, chưa có tiếng tăm hay uy tín nào trong xã hội của mình, lên tiếng kêu gọi "Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những kẻ chài lưới người", thậm chí cũng chưa hiểu hết ý nghĩa của lời kêu gọi liên quan đến vấn đề "chài lưới người", mà chẳng ai bảo ai các chàng đã tự động "lập tức bỏ lưới... theo Người" (trường hợp của anh em Simon và Anrê), hay tức khắc "bỏ cha là Giêbêđê ở lại trên thuyền cùng với các người làm công, và đi theo Người" (trường hợp của anh em Giacobê và Gioan).

    Câu trả lời duy nhất chỉ có thể tìm thấy ở đây đó là vì Đấng kêu gọi các chàng thật sự là một Con Người "đầy ân sủng và chân lý", tức là một Con Người đầy Thánh Thần, vì Người là Đấng "làm phép rửa Thánh Thần" (Gioan 1:33) hay là Đấng thông ban Thánh Thần cũng thế, đến độ, như khi mới được thụ thai trong lòng Trinh Nữ Maria mẹ của mình, Người đã làm phép rửa cho Tiền Hô Gioan Tẩy Giả mới được 6 tháng thai, khiến thai nhi Gioan như được đầy Thánh Linh "đã nhẩy mừng" ngay khi còn trong lòng thai mẫu (xem Luca 1:41-44) thế nào, (và sau này nhờ đó Tiền Hô Gioan Tẩy Giả mới xứng đáng làm phép rửa lại cho Đấng đã làm phép rửa cho mình), thì tác dụng của lời Người mời gọi 4 môn đệ tiên khởi trong bài Phúc Âm Thánh Marcô hôm nay cũng thế.

    Chưa hết, phản ứng và đáp ứng mau chóng lời kêu gọi đầy thần lực của Chúa Kitô nơi 4 chàng môn đệ đầu tiên này, một Đấng mà họ chưa hề quen biết và thân mật, đến độ sau này đã được ở với Người rồi mà các vị vẫn chưa nắm bắt được Người trọn vẹn, thậm chí chối bỏ Người, còn cho thấy đức tin trước lý trí, ở chỗ đức tin làm cho lý trí hiểu biết những gì vượt tầm kiến thức hạn hẹp tự nhiên của con người phàm tục, chứ không phải lý trí có thể hiểu nổi đức tin, và vì thế không phải lý trí hiểu biết đã rồi mới tin, mà nếu thế thì sẽ chẳng bao giờ tin vì chẳng bao giờ lý trí có thể hiểu được những gì đức tin chấp nhận.

    Bài Đáp Ca hôm nay dường như âm vang tâm tình của chính Chúa Kitô, Đấng "đầy ân sủng và chân lý" là những gì nhân tính của Người được "ban tặng" để có thể hoàn thành sứ vụ Thiên Sai "cứu độ" của mình như một "đền đáp" cân xứng, như câu thứ nhất của bài Đáp Ca cho thấy:  "Con lấy gì dâng lại cho Chúa, để đền đáp những điều Ngài ban tặng cho con? Con sẽ lãnh chén cứu độ, và con sẽ kêu cầu danh Chúa".

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

    TN.HauGS-Tuan1-2.mp3  

     

     

    Ngày 13: 1. Thánh Hilariô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh (315-369) 

    Hilariô cất tiếng khóc chào đời năm 315 tại Aquitaine nước Pháp, trong một gia đình thế giá. Ngay từ nhỏ cậu đã hấp thụ một nền giáo dục đầy đủ. Nhờ đó cậu đã vượt trội hơn bạn hữu về đức tính ngay thẳng và trong sạch. Trong thời niên thiếu, Hilariô đã say mê văn chương và triết lý. Nhờ những giây phút đắm chìm trong suy tưởng, ngài đã tìm thấy Ðấng Tối Cao duy nhất đáng tôn thờ, đúng như lời Givê đã phán trong Cựu Ước: "Ta là Ðấng tự hữu". Bằng một niềm xác tín sâu xa, ngài đã trở lại Công Giáo và lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Với tính cách nhân đức và tài hùng biện, ngài đã là chứng nhân sống động của Chúa Giêsu.

    Năm 350, ngài được chọn làm Giám Mục Poitiers. Nhiệt thành chu toàn chức vụ Chúa đã trao phó, ngài đã trở thành ánh đuốc hướng dẫn dân Chúa những ngày tháng đen tối do bè rối Ariô gây nên. Lúc bấy giờ Ariô vì kiêu ngạo đã không chấp nhận quyền bính Giáo Hội, chối bỏ Chúa Giêsu là Thiên Chúa. Lý thuyết sai lạc của Ariô được một số Giám Mục nghe theo và được hoàng đế Constance trợ giúp. Trước nguy cơ đó, ngài đã triệu tập công đồng các Giám Mục để ra vạ tuyệt thông cho Ursace và Valens. Nhưng chính bọn lạc giáo đã dùng mưu để nhà vua đày ngài sang Phrygie.

    Trong suốt thời gian lao tù, ngài vẫn luôn hướng về địa phận qua thư từ giáo huấn tín hữu. Ngài đã viết bộ tổng luận 12 cuốn, trình bày về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, chống lại bè rối Ariô.

    Bốn năm trôi qua, hoàng đế Constance triệu tập công đồng tại Séleucide và ngài cũng được mời tham dự. Tại đây ngài đã hăng say bênh vực lập trường của Giáo Hội và đã thuyết phục được toàn thể các Giám Mục. Bọn lạc giáo sợ bị thất bại chua cay nên đã bàn với hoàng đế cho ngài được hồi hương.

    Ngày trở về Poitiers của ngài đã đem cho nước Pháp niềm vui mừng trọng đại và ngày ấy còn được ghi dấu bằng một phép lạ: ngài đã làm cho một em bé chết chưa kịp Rửa Tội sống lại.

    Với tuổi già sức yếu ngài vẫn luôn làm tròn sứ mạng giảng giáo và tiếp tục viết nhiều sách có giá trị. Sau cùng Chúa đã gọi ngài về trời ngày 13/01/369.

    Thể theo lời yêu cầu của các đức Giám Mục họp tại Bordeaux, Ðức Thánh Cha Piô IX đã long trọng truy phong ngài tước vị Tiến Sĩ Hội Thánh ngày 10/01/1852.

     

     
     
     
     

 

SỐNG TỈNH THỨC - CHỨC TƯ TẾ-LUẬT ĐỘC THÂN

Chức Tư Tế, Luật Độc Thân Linh Mục và cuộc khủng hoảng của Giáo Hội Công giáo dưới cái nhìn của một giáo dân

          Cuốn “ Từ sâu thảm trái tim của chúng tôi” do hai vị đồng tác giả là đức giáo hoàng hưu trí Benedicto XVI và đức hồng y Robert Sarah, Bộ Trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích vừa mới xuất bản đã gây ra cơn chấn động  như một quả bom trong dư luận tại các nước Âu Châu.

          Lý do của sự bùng nổ này, theo Sandro Magister một ký giả kỳ cựu  chuyên về Vatican của tờ L’ Espresso ngày 12/01/2020 nhận định: “ Đức giáo hoàng danh dự Benedicto XVI  và đức hồng y Robert Sarah người Guine’ đã gửi cuốn sách này của các vị cho nhà xuất bản không lâu ngay trước Lễ Giáng Sinh, thành ra nó sắp được ra mắt ở Pháp vào giữa tháng Giêng do Fayard xuất bản với tựa  đề “ Des Profondeurs de nos Coeur” nghĩa là “ Từ  Sâu Thẳm Trái Tim của chúng tôi” và như thế  ngay trước khi  đức giáo hoàng Phan Xi Cô đưa ra những kết luận về THĐ vùng Amazon mà trong thực tế, bên cạnh chuyện sông núi, rừng rậm, còn có một cuộc thảo luận dữ dội về tương lai của Chức Tư tế Công Giáo: Độc thân Linh Mục hay không và liệu nó có mở ra một tương laic ho việc phong chức  Linh Mục cho phụ nữ hay không ? ( Nguồn Vietcatholic News – 14/01/2020 – Đặng Tự Do – Cuốn sách như quả bom: Nhận  định  của Sangdro Magister về cuốn sách  của đức Benedicto và ĐHY Sarah ).

          Luật  Độc Thân  Linh Mục hiện nay đã và đang gây ra những cuộc tranh cãi dữ dội trong Giáo Hội Công Giáo. Không những chỉ tranh cãi mà tại Đức, người ta còn tiến hành cái gọi là Tiến Trình Công Nghị có tính ràng buộc để đưa ra những quyết định quan trọng hòng phá bỏ Luật Độc Thân Linh Mục, phong chức Linh mục cho phụ nữ và thay đổi Giáo Lý về Tính Dục…

          Sự chia rẽ trong Giáo Hội hiện nay đã nổ ra công khai giữa một phía tạm gọi là Bảo Thủ, một phía  là Cấp Tiến. Bên phía  Bảo Thủ có đại diện  lúc này phải chăng là đức giáo hoàng …hưu trí Benedicto XVI và đức hồng y Robert Sarah. Còn bên kia là đức giáo hoàng đương kim ?

          Ký giả Sangdro Magister tiếp tục đưa ra nhận  định: “ Trên thực tế, cuốn sách này sẽ là một vấn đề  nghiêm trọng với đức Phan Xi Cô  nếu ngài muốn mở ra Chức Tư Tế  cho những người đã kết hôn và chức phó tế cho phụ nữ, sau khi người tiền nhiệm và một hồng y có một kiến thức sâu sắc về tín lý và sự Thánh Thiện rạng ngời trong cuộc sống như hồng y Sarah  đã  đưa ra một quan điểm  ủng hộ Luật Độc Thân Linh Mục cách rõ ràng và mạnh mẽ trình bày quan điểm của chính các ngài với vị giáo hoàng  đang trị vì và gần như bằng những lời lẽ của một tối hậu thư qua ngòi bút của một người ( Là đức hồng y Sarah ) nhưng với sự đồng thuận  hoàn toàn  của người kia ( Là đức Benedicto )” ( Nguồn Vietcatholic News – 14/01/2020 ).

          Với tính chất của một…tối hậu thư  như thế, liệu chừng có thể ảnh hưởng đến kết luận của đức giáo hoàng Phan Xi Cô  về …hậu THĐ Vùng Amazon  trong việc phong chức Linh Mục cho những người đã kết hôn hay không ? Thế nhưng  dẫu sao việc chia rẽ  về Luật Độc Thân Linh Mục cũng là  cuộc khủng hoảng  vừa trầm trọng vừa sâu sắc trong Giáo  Hội Công Giáo  không  cách chi có thể  hàn gắn ?

          Sự chia rẽ ấy không phải cho đến bây giờ mới diễn ra qua sự kiện xuất bản cuốn sách vừa nêu trên. Nhưng thật sự thì đã manh nha ngay từ Vatican II, một Công Đồng nêu cao chủ trương Đại Kết và Sự Hiệp Nhất.

          Sau hơn nửa thế kỷ ( 2020 – 1965 ) sự Hiệp Nhất ấy chẳng những chẳng thấy đâu  mà sự chia rẽ  còn diễn ra  ngay trong nội bộ Giáo Hội  nơi  những vị lãnh đạo cao cấp nhất. Nhận thức sự chia rẽ ấy là một nguy cơ sẽ bị  Chúa trách phạt nặng nề  nếu biết mà không có can đảm nói lên sự  thật. Vì thế  đức Benedicto XVI cũng như ĐHY đã phá vỡ sự im lặng: “ Đó là nghĩa vụ thiêng liêng của chúng tôi phải nhắc nhở sự thật  của Chức Tư Tế Công Giáo. Trong những thời điểm khó khăn này, mọi người phải sợ rằng một ngày nào đó Chúa sẽ chỉ vào mặt người ấy với lời quở trách gay gắt này: ( Quân đáng nguyền rủa kia, ngươi đã không nói gì  cả ). Câu trong ngoặc là lời nguyền rủa quyết liệt của Thánh Catarina thành Sienna, một người dám to gan công kích các vị Giáo Hoàng thời ấy” ( Nguồn Vietcatholic News – 14/01/2020 – Đặng Tự Do đã dẫn ).

          Đức Benedicto và hồng y Sarah đã phá vỡ sự im lặng và các ngài đã coi đây là một nghĩa vụ thiêng liêng không chỉ dành cho những vị lãnh đạo  GH mà còn cho tất cả mọi tín hữu: “ Bổn phận long trọng này mở rộng đến tất cả các Ki Tô Hữu. Các ngài  biết: “ Điều cấp bách và cần thiết đối với tất cả mọi người, giám mục, linh mục và giáo dân là phải ngăn chặn  đừng để mình bị đe dọa bởi những lời thỉnh cầu lầm lạc, những trò đóng kịch, những lời dối trá hiểm ác và những sai lầm thịnh hành của thời đại chúng ta đang cố gắng hạ thấp nếp sống độc thân Linh Mục. Chúng ta hãy lên tiếng mạnh dạn tuyên xưng đức tin mà đừng sợ bị cho là không có lòng bác ái” ( Nguồn Vietcatholic News – 14/01/2020 – Đặng Tự Do – Nhận định của Mathew Schmitz, chủ biên tờ First Things về cuốn sách của  đức Benedicto và ĐHY Sarah ).

          Tại sao cần mạnh dạn tuyên xưng đức tin mà đừng sợ bị cho là không có lòng bác ái ? Đó là bởi lòng bác ái ấy chẳng qua đó chỉ là cái tính nể sợ dư luận, thuận theo thế gian để được yên thân. Đang khi đó Chúa dạy cần đặt hết lòng tin nơi Ngài. Đấng đến để giải thoát chúng ta ra khỏi chốn thế gian mê lầm và vì thế sẽ bị người đời ghét bỏ: “ Ví bằng thế gian ghét bỏ các ngươi thì hãy biết rằng  họ đã ghét bỏ Ta  trước các ngươi. Nếu các ngươi thuộc về thế gian thì thế gian chắc sẽ yêu kẻ thuộc về mình. Nhưng vì các ngươi không thuộc thế gian nên thế gian ghét bỏ các ngươi” ( Ga 15, 18 -19 ).

          Đức Benedicto và hồng y Sarah đang là tâm điểm của sự chống  đối dữ dội và có tin cho rằng đã có sự hiểu lầm giữa hai vị, rằng đức Benedicto muốn rút tên khỏi đồng tác giả của cuốn sách. Bởi vậy hồng y Sarah đã phải thân hành đến gặp đức Benedicto và viết trên Tweet: “ Trước những cuộc tranh luận không ngớt, buồn nôn và lừa đảo mà chưa bao giờ dừng lại kể từ hồi đầu tuần này liên quan đến cuốn sách” Từ thẳm sâu trái tim chúng tôi”. Tôi đã gặp đức giáo hoàng danh dự Benedicto XVI vào chiều nay ( 17/01 ). Vị hồng y người Guine’ cho biết: Cùng với đức Benedicto, chúng tôi đã thấy rằng chẳng có sự hiểu lầm nào  giữa chúng tôi. Tôi ra về rất hạnh phúc, lòng đầy bình an và can đảm từ cuộc nói chuyện tuyệt vời này” ( Nguồn Vietcatholic News 17.01/2020 – Đặng Tự Do – ĐHY Robert Sarah tuyên bố sau cuộc gặp gỡ với  đức Benedicto. Chẳng có hiểu lầm gì hết. Tiếp tục đồng tác giả ).

          Lý do tại sao đức Benedicto lại bị giới truyền thông  đả kích mạnh mẽ như vậy ?  Đó là vì ngài tiêu biểu cho Đạo Công giáo, Duy nhất, Thánh thiện và Tông truyền. Với tính chất tiêu biểu như thế, hẳn chúng ta cũng không lạ gì  khi ngài bị thế gian ghét bỏ đúng như lời Chúa đã  tiên báo.

          Trước những chống phá quyết liệt ấy, Hội Thánh Công Giáo  ví như con thuyền Thánh Phê Rô dường như sắp…hòng chìm và điều ấy rất có thể xảy đến nếu  quả thật  Luật Độc Thân Linh Mục bị phá hủy. Dẫu vậy  chúng ta tin…sự dữ ấy  không bao giờ xảy ra ?

          Nếu Luật Độc Thân Linh Mục bị phá hủy thì có thể Hội Thánh Công Giáo sẽ…tiêu vong hoặc không còn là Hội Thánh hiểu như là Thân Mầu Nhiệm Chúa Ki Tô nữa. Tại sao vậy ? Bởi vì Chức Linh Mục  thời Tân Ước cũng là một, không khác với Chức Tư Tế thời Cựu Ước.  Sở dĩ như thế là vì  cả hai đều có chung một mục đích đó là để giúp cho Dân Chúa được Nên Thánh. “ Đức Chúa Giê hova lại phán cùng Mai Sen rằng: Hãy truyền cho cả hội chúng Itsraen rằng: Hãy nên Thánh vì Ta Giehova ĐCT của các ngươi vốn là Thánh” ( Lv 19, 1 -2 ).

          Giáo Hội Công Giáo xét bề ngoài cũng có cơ cấu, tổ chức giống như phần đời. Nhưng về tính chất cũng như mục  đích lại hoàn toàn khác bởi chưng đây là Con Đường Thực Hiện Tâm Linh có nghĩa để cho con người được Nên Thánh. Chính vì mục đích Nên Thánh đó nên không thể thiếu những con người được Thánh Hiến gọi là Tư  Tế hay Linh Mục.

          Tuy về mục đích không khác, cũng nhắm vào việc Nên Thánh. Nhưng hình thức tất nhiên có điều khác biệt, trước hết là Chức Tư Tế thì được phép có vợ nhưng  có điều kiện: “ Thầy Tư Tế chớ nên cưới một người kỹ nữ hay là kẻ dâm ô, cũng chẳng nên cưới kẻ bị chồng bỏ vì thầy Tư Tế  đã được biệt ra Thánh cho ĐCT mình. Vậy ngươi hãy kể thầy Tư Tế như Thánh vì người dâng phẩm vật của ĐCT ngươi. Người sẽ là Thánh cho ngươi vì Ta, ĐCT là Thánh. Đấng làm cho các ngươi nên Thánh” ( Lv 21, 7 -8 ).

          Sự khác biệt nữa đó là phẩm vật dâng lên Thiên Chúa trong thời Cựu Ước là máu súc vật: “ Đoạn người ra, đi đến  trước mặt  Đức Giehova đặng làm lễ chuộc tội cho bàn thờ. Người lấy huyết của con bò tơ đực và con dê đực, bôi chung quanh những sừng của bàn thờ. Rồi dùng ngón tay rảy huyết bảy lần trên bàn thờ, làm cho bàn thờ nên sạch và Thánh vì cớ những sự ô uế của dân Itsraen” ( Lv 16, 18 -19 ).

          Đối với thầy Tư Tế thời Cựu thì được phép có vợ. Còn Linh Mục thời Tân Ước thì không. Điều ấy hẳn nhiên phải có nguyên do của  nó và nguyên do ở đây  có liên quan đến phẩm vật dâng lên Thiên Chúa. Một  đàng phẩm vật ấy  là máu của chiên, bò dâng lên như của lễ Toàn Thiêu để chuộc tội cho toàn dân Itsraen. Một đàng  phẩm vật dâng lên ấy lại chính là Chúa Giê Su. Đấng đã hiến mạng sống vì  đàn chiên. Do nơi cái chết hiến dâng ấy mà Chúa Giê Su đã được Chúa Cha tôn vinh làm Thầy Tế lễ Thượng Phẩm: “ Phàm Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm đã được lập lên là để dâng lễ vật và sinh tế. Vậy thì Đấng này cũng cần phải có gì để dâng lên. Nếu Ngài ( Chúa Giê Su ) còn ở dưới đất thì Ngài chẳng được làm Thầy tế lễ đâu vì đã có những kẻ theo luật pháp mà dâng lễ vật rồi. Kẻ ấy phụng sự theo kiểu rập khuôn và hình bóng của các việc trên trời. Chánh như khi Mai Sen sắp làm Nhà Trại thì ĐCT cảnh giới rằng: Hãy cẩn thận làm  mọi sự theo kiểu mẫu đã chỉ cho ngươi trên núi. Nhưng nay Chúa Giê Su đã được chức phụng sự càng tôn quý hơn. Chánh như Ngài đã làm Đấng Trung Gian của một Giao Ước tốt hơn, thiết lập trên Lời Hứa cũng tốt hơn. Vì nếu Giao Ước thứ nhất không có  chỗ trách được thì chẳng cần tìm chỗ cho cái thứ hai ( Dt 8, 3 -7 ).

          Giao Ước thứ nhất đó là lời hứa cho dân Itsraen được vào nơi Đất Hứa Canaan. Giao Ước đó cần thay thế bằng  Giao Ước Mới ( Tân Ước ) bởi lẽ Canaan chỉ là hình bóng của Nước Trời mầu nhiệm nội tại  do Đức Ki Tô rao giảng.( Lc 17, 20 -21 ).

          Nếu tôn giáo là Con Đường Thực Hiện Tâm Linh thì con đường ấy  trong thời Tân Ước nhất thiết cần được hiểu đó là con đường đi sâu vào nội tâm hầu nhận biết Thiên Chúa Đấng là Cha ở nơi mình. Để thực hiện con đường tâm linh ấy  chúng ta cần  cậy nhờ nơi trung gian Đức Ki Tô: “ Ta là đường là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6 ).

           Chỉ khi nào nhận biết  Đức Ki Tô là con đường duy nhất  để đến với Chúa  Cha  ở nơi nội tâm mình, chúng ta mới có thể  thấy  được vai trò vô cùng quan trọng của chức Linh Mục. Tại sao ? Bởi Linh Mục là một Ki Tô Khác ( Alter Christus ).

          Một khi  Đức Ki Tô đã là…con đường thì tất nhiên Linh Mục cũng vậy, cũng là Con Đường có nghĩa phải nên giống Đức Ki Tô mọi đàng. Để nên giống  Đức Ki Tô thì  cần sống đời từ bỏ “ Hễ ai không bỏ mọi sự mình có thì không thể làm môn đệ Ta được” ( Lc 14, 33 ).

          Mọi sự mình có ở đây có thể là vợ con, gia đình êm ấm hoặc tài sản sự nghiệp v.v…Một Linh Mục mà không bỏ mọi sự lại còn muốn vướng bận chuyện vỡ con đùm đề ( Thê tróc, tử phọc ) thì làm sao có thể  tận hiến cuộc đời mình cho Chúa để cứu rỗi mình và mọi người khác ?

          Sự hiến Thánh của các Linh Mục chính là để cho mục đích cứu rỗi các linh hồn. Nếu không như thế thì kể như Linh Mục đã đánh mất căn tính của mình cũng là của Đạo Công Giáo là Đạo Cứu Rỗi: “ Hỡi anh em là con cái thuộc dòng dõi Apraham và là kẻ kính sợ ĐCT trong anh em. Đạo về sự Cứu Rỗi nay đã truyền đến cho chúng ta rồi” ( Cv 13, 26 ).

          Nói đến Đạo Cứu Rỗi trong thời Tục Hóa, có vẻ như quá ư lỗi thời. Thế nhưng đây mới thực là Chánh Đạo. Nói  Đạo Công Giáo là chánh đạo  là hoàn toàn xác đáng, bởi  chưng đó là con đường đi sâu vào bản tâm ( Kính sợ Thiên Chúa trong anh  em ).

          Đã gọi là …đạo tức con đường thực hiện tâm linh  thì chẳng những không có can hệ gì đến triết học. Hơn nữa đó lại là thứ triet Hy Lạp chủ xướng một  Đấng Tạo Hóa, chẳng qua đó chỉ là một thứ khái niệm chết khô. Đối với  Thiên Chúa hiểu như một thứ khái niệm như thế  thì đâu cần chi tới chức Tư Tế, Linh Mục. Đang khi đó Linh Mục lại là một Ki Tô Khác  tức người chăn giữ và lo cho  đoàn chiên: “ Ta là người chăn tốt. Người chăn tốt vì chiên mà bỏ mạng sống mình. Kẻ làm thuê  chẳng phải là người chăn vì chiên không thuộc về nó. Thấy muông sói đến thì bỏ chiên chạy trốn. Muông sói  vồ lấy chiên và làm cho tan tác” ( Ga 10, 11 -13 ).

          Có nhiều dấu chỉ cho thấy Giáo Hội hiện đứng trước nguy cơ của một đàn chiên…tan tác ! Nhưng những ai còn lòng tin và yêu mến Giáo Hội hãy nhớ lại lời Chúa: “ Cửa Hỏa Ngục cũng chẳng thắng được nó” ( Mt 16, 18 ).

Phùng  Văn  Hóa

 
Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 
 

SỐNG TỈNH THỨC- KIẾP NGƯỜI- HÃY SỐNG VUI VẺ

  •  
    Kim Vu - Jan 6 at 8:11 PM
     
     

    Suy ngẫm về kiếp người.

    Cuộc sống vội vã, kiếp người bé nhỏ, ngoảnh đầu lại đã hơn nửa đời người.

    Cuộc sống vội vã, kiếp người bé nhỏ, ngoảnh đầu lại đã hơn nửa đời người. Thời gian trôi nhanh như bóng cây lướt ngoài cửa sổ. Hôm qua còn vui vầy cùng bè bạn mà hôm nay đã đôi ngả lìa tan. Người cũ lâu không gặp, chuyện cũ lâu không bàn. Chớp mắt một cái, nhìn quanh mình chẳng còn lại mấy ai. Thời gian không đợi một ai, một sớm soi gương thấy tóc Ta điểm bạc, hồng trần có khác nào cõi mộng vậy thôi

    Đôi khi buồn phiềnhãy nghĩ cuộc sống là phép trừ, gặp một lần bớt một lần, còn có gì phải khổ não đây. Không quên ơn người giúp mình, không trách móc người xử tệ với mình, không giữ mãi trong lòng hận thù người khác, tự khắc Ta sẽ thấy cuộc đời sao mà an nhiên, bình lặng đến vậy! 

    Khi gặp phải chuyện đau buồn, không như ý, hãy nghĩ rằng cuộc sống chính là một lần phải vượt qua. Kiếp người khi đến tay không, ra đi cũng tay không, không mang đến hạt cát mà cũng không mang đi một áng mây nào.

    Khi Ta bất mãn, hãy nghĩ đến những người nghèo khổ, kém may mắn hơn Ta, biết đủ mới là hạnh phúc. So với người bệnh, hạnh phúc của Ta là sống khỏe mạnh. So với người đã khuất, hạnh phúc của Ta là còn sống. Người ta muốn sống tốt thì tâm phải giản đơn, phải bớt tranh giành một chút.  

    Khi Ta cảm thấy không vui, hãy tự hỏi rằng mình còn lại bao nhiêu ngày để có thể dằn vặt. Nghĩ kỹ rồi, Ta sẽ không buồn nữa. Khi Ta tức giận hãy nghĩ rằng liệu có cần phải khổ tâm vì một người không đáng, tại sao Ta lại để người đó làm chủ trong tâm hồn mình. Ta hãy quên đi cứ ăn ngon, ngủ ngon, chăm sóc tốt, biết cách tiêu tiền là được rồi.

    Khi Ta muốn so đo tính toán, hãy nhớ lại rằng con người đến thế gian này là tay không, hà cớ gì phải tính toán thiệt hơn, tại sao không chịu nhường một bước ? Nói nhiều sẽ làm tổn thương người khác, so đo nhiều lại tổn hại tinh thần, vừa hại người lại hại mình, kết quả là hao tâm tổn sức. Một đời người thực ra chỉ cần không làm chuyện phải hổ thẹn với lương tâm, tự tại an nhàn đã là quý lắm rồi ! 

    Hãy sống sao cho thật vui vẻ. Có cơm để ăn, có quần áo để mặc, có núi để leo, có biển để ngắm, có internet để vào, có xe để đi, có việc để làm, có thêm người bạn đời cùng chung suy nghĩ nữa là … tuyệt vời ! 

    Sống an nhiên vui vẻ mới là tốt nhất, chẳng việc gì phải để ý đến tiền ít tiền nhiều Sau này già rồi, chết đi ai còn để ý Ta là ăn mày hay là người giàu có? Ai cũng có phiền muộn, hàng ngày đều có buồn phiền, quan trọng nhất là Ta không để ý đến nó, sống vui vẻ thì buồn phiền sẽ tự nhiên tan mất. Phiền não ngày ngày đều có nhưng nếu không tự tay nhặt lên thì người ta đâu phải u sầu nhiều đến vậy? 

    Tài sản quý giá nhất là sức khỏe

    Khi sinh mệnh của con người chấm dứt, đến lúc sự sống không thể cứu vãn được nữa thì tiền tài là gì, danh vọng là chi, thảy đều vô nghĩa.

    Truy cầu giàu có khiến người tham lam, biến thành ác quỷ. Trong mắt người sắp từ giã cõi đời, những gì gọi là danh phận, địa vị, tiền bạc đều chỉ là vô giá mà thôi.

    Sức khỏe là số một, không có sức khỏe thì danh tiếng, địa vị, sỉ diện, xa hoa, xe sang, nhà cao cửa rộng… thảy đều là mây bay, gió cuốn, mong manh, hư ảo cả.

    Hãy luôn nhớ rằng : chiếc điện thoại thông minh cao cấp, 70% chức năng là không hề dùng tới. Một chiếc xe sang, 70% tốc độ là thừa. Một ngôi biệt thự nguy nga, 70% diện tích là bỏ trống. Hàng loạt chuyện đời, 70% là vô vị, hư không. Một đời nỗ lực kiếm tiền, 70% là để lại cho người khác tiêu. Hãy sống thật đơn giản, tận hưởng cuộc đời, giữ lấy 30% những gì vốn thuộc về mình mới mong thực sự có được hạnh phúc.

    Đời người lại như một hiệp đấu. Nửa trước là học hành, quyền lực, chức tước, thành tích, tăng lương, tăng chức. Còn nửa sau là huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, ung thư, cô đơn, sầu não. Nửa hiệp đầu là phấn đấu hết mình, nửa hiệp sau là chấp nhận, buông xuôi. Cớ sao kiếp người mỏi mệt lắm vậy?

    Hãy nhớ không có bệnh cũng phải giữ gìn sức khỏe, không khát cũng phải uống nước, có phiền muộn cũng phải nghĩ cho thông, có lý cũng phải nhường người, có quyền cũng phải thấp giọng, không mệt cũng phải nghỉ ngơi, không giàu cũng phải biết đủ, bận mấy cũng phải luyện tập.

     Bởi vì, một cái áo giá $1,000, một vé First class $7,000, một chiếc xe $50,000 tờ chi phiếu nhỏ có thể chứng minh. Một căn nhà giá vài triệu, hợp đồng mua bán có thể chứng minh. Nhưng một con người rốt cuộc trị giá bao nhiêu tiền, chỉ sức khỏe mới có thể chứng minh.

    Hãy nhớ, sức khỏe chính là “giá trị” nhất !  Vì vậy cũng đừng bao giờ mang máy ra tính rằng Ta đã tiêu bao nhiêu tiền cho sức khỏe. Trên đời này Ta nhất định có một món tiền phải tiêu, hoặc là để chăm sóc trước, hoặc là để chữa trị bệnh tình về sau. Lựa chọn món nào là quyền của Ta. Có sức khỏe gọi là tài sản, không có sức khỏe thì chỉ còn là di sản mà thôi.

    *SUY TƯ VÀ QUẾT TÂM HÀNH ĐỘNG: Chiếc giường đắt nhất trên thế giới chính là giường bệnh Trên thế giới này có thể có người lái xe thay Ta, kiếm tiền thay Ta… nhưng không có ai mắc bệnh thay Ta được. Đồ mất rồi đều có thể tìm thấy lại nhưng có một thứ mất đi là vĩnh viễn không còn tìm thấy, đó chính là sinh mệnh.

    Tác giả bài viết: Nguyen van Thanh

    Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

    Sent from my iPhone