16. Sống Tình Thức

SỐNG TỈNH THỨC - THỨ TƯ CN27TN-C

 

  •  TĨNH CAO
    Oct 8 at 6:14 PM
     
     

    Thứ Tư CN27TN-C


    SÔNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

    TỈNH THỨC CẦU NGUYỆN

     

    Bài Ðọc I: (Năm I) Gn 4, 1-11

    "Ngươi buồn bực vì dây dưa, chớ thì Ta không tha thứ cho Ninivê, một thành phố rộng lớn sao?"

    Trích sách Tiên tri Giona.

    Ông Giona buồn bực quá sức và giận dữ, ông cầu nguyện cùng Chúa rằng: "Lạy Chúa, chớ thì chẳng phải như lời con đã cầu xin khi con còn ở quê nhà con sao? Bởi đó con lo trốn sang Tharsê: vì con biết Chúa là Thiên Chúa khoan nhân, từ bi, nhẫn nhục, đầy tình thương và tha thứ tội ác. Lạy Chúa, giờ đây xin Chúa cất linh hồn con ra khỏi con, vì thà con chết còn hơn là sống". Chúa liền hỏi rằng: "Ngươi có nghĩ là ngươi giận đúng không?"

    Ông Giona ra khỏi thành phố và ngồi ở phía đông thành phố; ông tự dựng một cái lều, và ngồi dưới bóng nó, chờ xem biến cố sẽ xảy ra trong thành. Chúa là Thiên Chúa khiến một dây dưa mọc lên khỏi đầu ông Giona, rợp bóng trên đầu ông, che mát cho ông (vì ông mệt mỏi); nhờ dây dưa đó, ông Giona rất hân hoan vui mừng. Sáng sớm hôm sau, Thiên Chúa khiến một con sâu cắn dây dưa, và nó ra khô héo. Khi mặt trời mọc lên, Chúa khiến cơn gió nóng thổi lên và mặt trời giọi xuống đầu ông Giona, ông nóng nực và xin cho mình chết mà rằng: "Thà con chết đi còn hơn là sống".

    Chúa phán cùng ông Giona rằng: "Ngươi có nghĩ ngươi giận vì dây dưa là đúng không?" Ông thưa: "Ðúng, con giận cho đến chết (đi được!)" Chúa phán: "Ngươi buồn bực vì dây dưa mà ngươi không mất công vun trồng, không làm cho nó mọc lên, đêm nay nó mọc lên và đêm sau nó khô héo. Chớ thì Ta không tha thứ cho Ninivê, một thành phố rộng lớn, trong đó có trên một trăm hai mươi ngàn người chưa biết phân biệt tay tả tay hữu mình thế nào, và nhiều súc vật sao?"

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 85, 3-4. 5-6. 9-10

    Ðáp: Lạy Chúa, Chúa chậm bất bình và rất mực khoan dung (c. 15b).

    Xướng: 1) Lạy Chúa, Chúa là Thiên Chúa của con, xin thương con, vì con ân cần kêu van Ngài. Nguyện cho bầy tôi Chúa được hân hoan, vì lạy Chúa, con vươn hồn lên tới Chúa. - Ðáp.

    2) Lạy Chúa, vì Chúa nhân hậu và khoan dung, giầu lượng từ bi với những ai kêu cầu Chúa. Lạy Chúa, xin nghe lời con khẩn nguyện, và quan tâm đến tiếng con van nài. - Ðáp.

    3) Các dân tộc mà Chúa tạo thành, họ sẽ tới, lạy Chúa, họ sẽ thờ lạy Ngài, và họ sẽ ca tụng danh Ngài. Vì Ngài cao cả và làm nên những điều kỳ diệu; duy một mình Ngài là Thiên Chúa. - Ðáp.

     

    Alleluia: Mt 4, 4b

    Alleluia, alleluia! - Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 11, 1-4

    "Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Ngày kia, Chúa Giêsu cầu nguyện ở một nơi. Khi Người cầu nguyện xong, có một môn đệ thưa Người rằng: "Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện như Gioan đã dạy môn đệ ông". Người nói với các ông: "Khi các con cầu nguyện, hãy nói:

    "Lạy Cha, nguyện danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha mọi kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Related image

     

    Suy Nghiệm SỐNG Lời Chúa

     


    Bài Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay, Thứ Tư Tuần XXVII Thường Niên, tiếp ngay sau bài Phúc Âm hôm qua, chẳng những liên tục về bố cục theo đoạn và câu mà còn liên tục về cả nội dung của hai bài Phúc Âm này nữa. Ở chỗ, nếu bài Phúc Âm hôm qua liên quan đến đời sống nội tâm thì bài Phúc Âm hôm nay liên quan đến tinh thần cầu nguyện.


    Đúng thế, Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay thuật lại rằng: "Ngày kia, Chúa Giêsu cầu nguyện ở một nơi. Khi Người cầu nguyện xong, có một môn đệ thưa Người rằng: 'Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện như Gioan đã dạy môn đệ ông'".

     

    Thánh ký Luca không cho chúng ta biết rõ tên của người "môn đệ" nào trong 12 tông đồ hay trong 72 môn đệ đã xin Người dạy cho chung các vị cầu nguyện, mà là cầu nguyện theo kiểu của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả dạy cho các môn đệ của ngài. Chúng ta có thể suy đoán, người "môn đệấy một là Tông Đồ Anrê hai là Tông Đồ Philiphê, hai môn đệ của vị tiền hô này đã đến xem chỗ Người ở, ba là Nathanael / Bartholomeo và bốn là Simon / Phêrô là 2 người được hai vị đến trước và về rủ đến sau (xem Gioan 1:35-51).

     

    Chúng ta ở đây không biết Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đã dạy các môn đệ cầu nguyện của ngài như thế nào mà môn đệ này đã cảm thấy hay đến độ xin Chúa Giêsu dạy cho họ như thế hay hơn thế. Chỉ biết rằng, đích thân Chúa Giêsu đã đáp ứng lời yêu cầu chính đáng của người môn đệ đại diện ấy bằng cách cống hiến cho môn đệ của mình công thức cầu nguyện cùng Cha của Người như sau:

     

    "Khi các con cầu nguyện, hãy nói: 'Lạy Cha, nguyện danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha mọi kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ'".

     

    Chúng ta cũng không biết kinh nguyện trên đây của Chúa Giêsu có phải là chính tâm nguyện chính yếu và liên lỉ của Người đối với Cha của Người, những tâm nguyện được Người bộc phát và bày tỏ ra cùng Cha của Người mỗi lần Người cầu nguyện cùng Cha của Người hay chăng? Nhưng chúng ta chắc chắn một điều rằng nếu những lời cầu nguyện ấy không phải là những gì hay nhất, tuyệt vời nhất và đẹp lòng Cha của Người nhất, vì không ai biết Cha Người bằng Người, thì Người đã không dạy cho các môn đệ của Người, không dạy cho chúng ta.

     

    Thế nhưng, nếu cho rằng những lời cầu ấy là chính tâm nguyện của Chúa Giêsu ấp ủ đối với Cha của Người thì phần "nguyện" đầu của lời cầu mà chúng ta vẫn gọi là Kinh Chúa Dạy hay Kinh Lạy Cha này là những gì có thể khả chấp: "Lạy Cha, nguyện danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến", nhưng còn phần "xin" sau đó dường như không hợp với Người, không xứng với Người, Đấng không cần những vấn đề thuộc hạ giới này của loài thuần nhân như chúng ta: "Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha mọi kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ". 

     

    Tuy nhiên, ở đây, Chúa Kitô cầu nguyện với tư cách là một Con Người, (chứ không phải với tư cách là một Vị Thiên Chúa), một Con Người cầu nguyện thay con người, cầu nguyện với con người và cầu nguyện cho con người. Vì là Con Người, Người cũng cần "xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày" là biết làm theo và chu toàn ý muốn Cha là Đấng đã sai Người (xem Gioan 4:34). Vì Người là Đấng gánh tội trần gian và đền tội cho trần gian mà Người cũng xin Cha "tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha mọi kẻ có nợ chúng con", ở chỗ tha nợ cho Người cũng là tha nợ cho đồng loại tội nhân của Người, như Người đã tha nợ cho những kẻ lầm lẫn không biết việc mình làm khi ra tay sát hại Người (xem Luca 23:34).

     

      .Vì là Đấng đã hóa thân làm người, cũng có ý muốn riêng theo bản tính loài ngôn tìm theo ý riêng mình hơn là ý muốn của Thiên Chúa, một ý muốn tối cao nhưng vô cùng oan khiên khắc nghiệt của Thiên Chúa đối với ý riêng của con người.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    TN.XXVIIL-4.mp3  

     

 

SỐNG TỈNH THỨC - KHI TA CHẾT ĐI

 

  •  
    Mo NguyenOct 1 at 6:04 PM
     
     

    Khi ta chết đi...

    Quốc Tú

    "Khi chúng ta chết đi, tiền của chúng ta vẫn còn ở trong ngân hàng...Tuy nhiên, khi chúng ta còn sống, chúng ta lại nghĩ mình không có đủ tiền. Thực tế thì khi chúng ta qua đời chúng ta vẫn còn rất nhiều tiền chưa tiêu đến.
    Một ông trùm người Trung Quốc qua đời, để lại cho vợ 1,9 tỉ đô trong ngân hàng. Bà vợ ông sau đó đã lấy người lái xe của chính ông. Người lái xe nói: Tôi đã nghĩ tôi phải làm việc cho ông chủ mình. Nhưng giờ đây tôi mới nhận ra rằng cả đời ông chủ làm việc cho tôi.
    Điều quan trọng là sống lâu hơn là có nhiều của cải. Vì vậy, chúng ta phải cố gắng để sống khỏe mạnh.

    Bạn có biết :
    Với một chiếc điện thoại xịn thì 70% chức năng của nó chúng ta không dùng đến ?
    Với một chiếc xe đắt tiền thì 70% tốc độ và các đồ phụ kiện là không cần thiết ?
    Với 1 căn biệt thự thì đến 70% không gian là chúng ta không dùng đến ?
    70% quần ào trong tủ của bạn không được mặc tới ?
    Cả cuộc đời làm việc thì đến 70% số tiền kiếm được là dành cho người khác tiêu ?

    Vì vậy, chúng ta phải bảo vệ và tận dụng hết khả năng 30% còn lại của chính mình bằng cách :
    - Đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, cho dù không ốm đau.
    - Uống nhiều nước, ngay cả khi không khát.
    - Học cách buông bỏ, ngay cả khi đối diện với những vấn đề nghiêm trọng.
    - Học cách thỏa hiệp ngay cả khi bạn là người đúng.
    - Học cách khiêm tốn, ngay cả khi bạn giàu có và có quyền lực.
    - Học cách bằng lòng ngay cả khi bạn không giàu.
    - Tập luyện thể thao ngay cả khi bạn bận rộn.
    - Dành thời gian cho những người bạn yêu mến.

    Cuộc sống này rất ngắn ngủi, vì vậy hãy hưởng thụ nó một cách trọn vẹn nhất.

    --ST--

     

     

 

SỐNG TỈNH THỨC - CN26TN-C

 

  •  
    Tinh Cao <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    To:TDCTT Cao Tinh
    Bcc:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
     
    Sep 28 at 12:08 AM
     
     

    Chúa Nhật 26TN-C

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

    Bài Ðọc I: Am 6, 1a. 4-7

    "Các ngươi đã mê đắm và ca hát, giờ đây các ngươi bị lưu đày.

    Trích sách Tiên tri Amos.

    Ðây Chúa toàn năng phán: "Khốn cho các ngươi là những kẻ phú quý ở Sion, và tự kiêu trên núi Samaria. Các ngươi đã nằm ngủ trên giường ngà, mê đắm trên ghế dài: ăn chiên con trong đoàn và bê béo trong đàn; và ca hát theo tiếng đàn cầm thụ; người ta nghĩ mình như Ðavit, có những nhạc khí, dùng chén lớn uống rượu, lấy dầu hảo hạng xức lên mình, và chẳng thương hại gì đến nỗi băn khoăn của Giuse; vì thế, giờ đây họ phải lưu đày và đi đầu các kẻ lưu đày; những buổi yến tiệc của các kẻ buông tuồng sẽ không còn nữa".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 145, 7. 8-9a. 9bc-10

    Ðáp: Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa (c. 2a).

    Xướng: 1) Chúa là Ðấng trả lại quyền lợi cho người bị ức, và ban cho những người đói được cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội. - Ðáp.

    2) Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù; Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục; Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân; Thiên Chúa che chở những khách kiều cư. - Ðáp.

    3) Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ, và làm rối loạn đường nẻo đứa ác nhân. Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời, Sion hỡi, Thiên Chúa của ngươi sẽ làm vua tự đời này sang đời khác. - Ðáp.

     

    Bài Ðọc II: 1 Tm 6, 11-16

    "Con hãy gìn giữ huấn lệnh cho tới ngày Chúa lại đến".

    Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi Timôthêu.

    Hỡi người của Thiên Chúa, hãy theo đuổi đức công chính, lòng đạo hạnh, đức tin, đức ái, đức nhẫn nại, đức hiền lành. Con hãy chiến đấu trong cuộc chiến đấu chính nghĩa của đức tin. Hãy cố đoạt lấy sự sống đời đời mà con đã được kêu gọi tới và cũng vì đó, con đã mạnh dạn tuyên xưng đức tin trước mặt nhiều nhân chứng. Cha chỉ thị cho con trước mặt Thiên Chúa, Ðấng làm cho muôn vật được sống, và trước mặt Ðức Giêsu Kitô, Ðấng đã làm trước mặt Phongxiô Philatô, lời tuyên xưng thẳng thắn, con hãy giữ gìn huấn lệnh đó cho tinh tuyền và không thể trách được, cho tới ngày Chúa chúng ta là Ðức Giêsu Kitô lại đến, mà đến thời đã định, Ðấng phúc lộc và quyền năng duy nhất sẽ tỏ ra, Người là Thiên Chúa, Vua các vua và Chúa các chúa, Ðấng độc nhất trường sinh bất tử, Người ngự trong ánh sáng siêu phàm, không một ai trong loài người đã xem thấy hay có thể xem thấy: (kính chúc) vinh dự và quyền năng cho Người muôn đời. Amen!

    Ðó là lời Chúa.

     

    Alleluia: Ga 1, 14 và 12b

    Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang nghe, Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 16, 19-31

    "Ngươi đã được sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng những người biệt phái rằng: "Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy. Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các Thiên Thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy đàng xa có Abraham và Ladarô trong lòng Ngài, liền cất tiếng kêu la rằng:

    'Lạy Cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này'. Abraham nói lại: 'Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Ladarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ. Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn từ đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ bên đó qua đây được'.

    Người đó lại nói: 'Ðã vậy, tôi nài xin cha sai Ladarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này'. Abraham đáp rằng: 'Chúng đã có Môsê và các tiên tri, chúng hãy nghe các ngài'. Người đó thưa: 'Không đâu, lạy cha Abraham, nhưng nếu có ai trong cõi chết hiện về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải'. Nhưng Abraham bảo người ấy: 'Nếu chúng không chịu nghe Môsê và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu'".

    Ðó là lời Chúa.

    Image result for Lc 16, 19-31

     

     

    Suy Nghiệm Lời Chúa

     

     

    Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật XXVI Thường Niên Năm C hôm nay cho chúng ta thấy hai lối sống: một lối sống theo đường rộng và một lối sống vào qua cửa hẹp (xem Mathêu 7:13-14). Nếu Bài Đọc một chất chứa lối sống theo đường rộng đưa đến hư vong thế nào thì Bài Đọc hai nhấn mạnh đến một lối sống vào cửa hẹp như vậy.

     

    Đúng thế, về lối sống theo đường rộng dẫn đến diệt vong đã được Thiên Chúa cảnh báo trong Sách Tiên Tri Amos ở Bài Đọc Một thế này "Khốn cho các ngươi là những kẻ phú quý ở Sion, và tự kiêu trên núi Samaria. Các ngươi đã nằm ngủ trên giường ngà, mê đắm trên ghế dài: ăn chiên con trong đoàn và bê béo trong đàn; và ca hát theo tiếng đàn cầm thụ; người ta nghĩ mình như Ðavit, có những nhạc khí, dùng chén lớn uống rượu, lấy dầu hảo hạng xức lên mình, và chẳng thương hại gì đến nỗi băn khoăn của Giuse; vì thế, giờ đây họ phải lưu đày và đi đầu các kẻ lưu đày; những buổi yến tiệc của các kẻ buông tuồng sẽ không còn nữa".

     

    Điển hình cho lối sống theo đường rộng dẫn đến diệt vong này là nhân vật hoan hưởng trong Bài Phúc Âm được Chúa Giêsu nêu lên như dụ ngôn để khuyên dạy "những người biệt phái rằng: 'Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình'". Thế nhưng, nhân vật phú hộ may mắn này bề ngoài sống hoan hưởng đó, nhưng thật ra đang sống trong chết chóc: "Ai không yêu thương thì ở trong sự chết" (1Gioan 3:14). Đúng thế, hai dấu hiệu chính yếu cho thấy tình trạng chết chóc ở nơi một thân xác con người, đó là cứng đơ bất động và lạnh cứng. Con người không yêu thương chính là con người đông lạnh cứng đơ, không còn cảm thấy tha nhân, không biết cảm thương nhau nữa.

     

    Người phú hộ ở dụ ngôn của Bài Phúc Âm hôm nay không sống trong chết chóc là gì, với một tấm lòng đông lạnh được tỏ ra bằng một thái độ cứng đơ trước "một người hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho". Người phú hộ ăn mặc sang trọng và ăn uống thịnh soạn hằng ngày ấy không phải là không trông thấy một con người khốn khổ đang "nằm bên cổng nhà ông". Tuy ông ta không đánh đuổi con người hành khất khốn nạn này đi, nhưng ông vẫn không tránh khỏi thân phận bị liệt vào thành phần dê trong cuộc chung thẩm:

     

    "Vì xưa Ta đói mà các ngươi không cho Ta ăn, Ta khát mà các ngươi không cho Ta uống, Ta là khách lạ mà các ngươi không tiếp rước, Ta mình trần mà các ngươi không cho mặc, Ta đau yếu và ở tù mà các ngươi đã không thăm viếng" (Mathêu 25:42-43). Nghĩa là chỉ cần "không" làm là đủ hư đi đời đời rồi: nghĩa là "không" giúp đáp tha nhân khi mình có điều kiện và biết được. Đó là lý do trong phần thống hối đầu lễ, Kitô hữu Công giáo còn cần phải ăn năn thống hối cả "những điều thiếu sót" - bỏ qua "không" làm, nhất là cố ý nữa, mới trọn vẹn và thật lòng.

     

    Nếu thân phận của thành phần dê "không" bác ái yêu thương này là "sẽ phải vào cực hình đời đời" (Mathêu 25:46), thì nhân vật phú hộ trong bài Phúc Âm hôm nay cũng thế thôi: "nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, phải chịu cực hình". Trái lại, "còn kẻ lành thì được vào sự sống đời đời" (Mathêu 25:48). "Kẻ lành" đây tất nhiên là thành phần chiên, thành phần sống bác ái yêu thương. Nếu thành phần dê trong bài Phúc Âm hôm nay là nhân vật phú hộ, thì thành phần chiên được cứu độ trong cùng bài Phúc Âm phải là Lazarô khốn cùng: "Người hành khất đó chết và được các Thiên Thần đem lên nơi lòng Abraham".

     

    Thế nhưng, bài Phúc Âm hôm nay đâu thấy việc chủ động bác ái yêu thương giúp đáp của Lazarô đối với tha nhân khốn khổ tí nào!?! Tuy nhiên, nếu để ý chúng ta sẽ thấy trước hết là Lazarô đã phải vào cửa hẹp, nghĩa là đã sống đức tin tuân phục trong thân phận vô cùng khốn nạn và bất hạnh của mình ở trên trần gian này, đúng như những lời của Thánh Phaolô khuyên nhủ người môn đệ Timôthêu của mình ở Bài Đọc 2 hôm nay: "Hỡi người của Thiên Chúa, hãy theo đuổi đức công chính, lòng đạo hạnh, đức tin, đức ái, đức nhẫn nại, đức hiền lành. Con hãy chiến đấu trong cuộc chiến đấu chính nghĩa của đức tin. Hãy cố đoạt lấy sự sống đời đời mà con đã được kêu gọi tới và cũng vì đó, con đã mạnh dạn tuyên xưng đức tin trước mặt nhiều nhân chứng".

     

    Nhân vật khốn cùng Lazarô đã không sống đúng như lời Thánh Phaolô khuyên môn đệ Timôthêu trong Bài Đọc 2 hôm nay thì chưa chắc đã "được các Thiên Thần đem lên nơi lòng Abraham", ám chỉ Lazarô quả thật đã sống đức tin như tổ phụ "Abraham là cha của tất cả các kẻ tin" (Roma 4:16). Chính vì sống đức tin mà Lazarô đã "theo đuổi đức công chính, lòng đạo hạnh, đức tin, đức ái, đức nhẫn nại, đức hiền lành", ở chỗ sẵn lòng chấp nhận thân phận bất hạnh của mình trước thân phận của người phú hộ, nhất là không hề oán hơn người phú hộ khi bị hất hủi bỏ rơi quên lãng, nghĩa là cũng tỏ ra yêu thương trọng kính kẻ khinh thường mình như thường. Lazarô quả thật đã "chiến đấu trong cuộc chiến đấu chính nghĩa của đức tin", bất chấp "suốt đời ... Ladarô gặp toàn sự khốn khổ", nhờ đó Lazarô đã "đoạt lấy sự sống đời đời": "bây giờ Ladarô được an ủi ở chốn này".

     

    Thật vậy, chính đức tin của Lazarô và nơi Lazarô đã cứu Lazarô, chứ không phải bất cứ một tác nhân ngoại tại nào khác, thậm chí những tác nhân ngoại tại ấy, như nhân vật phú hộ ăn mặc sang trọng và yến tiệc linh đình hằng ngày, còn làm cớ cho Lazarô vấp phạm nữa là đằng khác. Bởi thế, Abraham đã đáp lại lời yêu cầu của nhân vật phú hộ hư đi còn biết nghĩ đến phần rỗi đời đời của thân nhân ruột thịt còn sống trên đời, một cách dứt khoát rằng: "Nếu chúng không chịu nghe Môsê và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu".

     

    Phụng Vụ Lời Chúa cho Chúa Nhật XXVI Thường Niên Năm C hôm nay chẳng những cho chúng ta thấy hai lối sống phản nghịch nhau: một lối sống diệt vong và một lối sống cứu độ, nơi hai nhân vật tiêu biểu trong dụ ngôn của Bài Phúc Âm, mà còn kêu gọi chúng ta, trong những lúc gian nan khốn khó, bất hạnh cùng khổ, hãy tin tưởng vào Thiên Chúa hơn bao giờ hết và hơn ai hết. Bởi vì, như Bài Đáp Ca hôm nay đã chứng thực cho thấy rằng:

     

    1) Chúa là Ðấng trả lại quyền lợi cho người bị ức, và ban cho những người đói được cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội.

    2) Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù; Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục; Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân; Thiên Chúa che chở những khách kiều cư.

    3) Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ, và làm rối loạn đường nẻo đứa ác nhân. Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời, Sion hỡi, Thiên Chúa của ngươi sẽ làm vua tự đời này sang đời khác.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

     TN.CNXXVI-C.mp3

     

 

SỐNG TỈNH THỨC- NGƯỜI - GIẦU- KẺ NGHÈO

  •  
    Chi Tran

     
     
    Ảnh cùng dòng

     

    Người phú hộ và Ladarô.

    29/09 – Chúa Nhật 26 Thường Niên năm C.

    "Ngươi đã được sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ".

     

    Lời Chúa: Lc 16, 19-31

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng những người biệt phái rằng: "Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy. Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các Thiên Thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy đàng xa có Abraham và Ladarô trong lòng Ngài, liền cất tiếng kêu la rằng:

    'Lạy Cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này'. Abraham nói lại: 'Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Ladarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ. Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn từ đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ bên đó qua đây được'.

    Người đó lại nói: 'Ðã vậy, tôi nài xin cha sai Ladarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này'. Abraham đáp rằng: 'Chúng đã có Môsê và các tiên tri, chúng hãy nghe các ngài'. Người đó thưa: 'Không đâu, lạy cha Abraham, nhưng nếu có ai trong cõi chết hiện về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải'.

    Nhưng Abraham bảo người ấy: 'Nếu chúng không chịu nghe Môsê và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu'".

     

     

    Suy niệm CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN – C 2019

    Lời Chúa: Am 6, 1a.4-7; 1Tm 6,11-16; Lc 16, 19-31

     

    Phú hộ và Ladarô - ViKiNi

    (Trích trong ‘Xây Nhà Trên Đá’ của Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm)

    Ngày 03/07/1980, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đến viếng thăm mục vụ ở Sao Pôlô nước Brazil, Ngài đã áp dụng dụ ngôn này vào thế giới hiện đại. Ngài nói: Hàng ngàn làn sóng người di dân chen chúc nhau trong những nơi ổ chuột ở thành phố. Cuộc sống đầy thất vọng và tới tận cùng khốn khổ. Những trẻ em, thiếu niên, thanh niên không tìm được khoảng không gian sinh hoạt để phát triển mạnh mẽ những nghị lực vật lý và tinh thần, đành phải sống lang thang trên hè phố, giữa cảnh xe cộ ồn ào náo nhiệt và những cao ốc bao quanh san sát … Bên cạnh cuộc sống tiện nghi hiện đại, lại tồn tại những con người quá thiếu thốn … Sự phát triển hiện đại thường biến thành một phó bản kỳ lạ của bài dụ ngôn Phú hộ và Ladarô. Sự cọ sát giữa xa hoa và khốn cùng gây ra nỗi xúc động đầy thất vọng đau đớn …”. Thật đúng với cảnh dụ ngôn mà Đức Giêsu đã nói. Trong thế gian này luôn có hai hạng giầu và nghèo sống cọ sát với nhau, rất khó thông cảm, dễ gây đối đầu, đối địch nhau.

    Hạng giầu sang ăn chơi phung phí, hạng nghèo khổ đói rách bệnh tật.

    1/ Hạng phú hộ: Theo quan niệm thế gian: giầu sang phú quý, ăn ngon, mặc đẹp, chơi bời là hạnh phúc. Nhưng theo tâm lý: Kẻ ăn mặc diêm dúa, xa hoa, xa xỉ, thích giao du bạn bè là hạng kiêu căng, giả hình, giả dối. Phúc âm tả Pharisiêu giả hình, kiêu căng nên thích ngồi chỗ nhất, ăn mặc diêm dúa: Thả rộng ống tay áo, đeo tấm thẻ bài vĩ đại trước ngực, thêu ren tua áo lộng lẫy. Đức Giêsu đã bảo: “Họ như mồ mả sơn vôi đẹp bên ngoài, mà trong thì hôi thối, dòi bọ” (Mt. 23, 5.27)

    Theo y học về dinh dưỡng, một bác sĩ nói: “Xin các bà vợ đừng giết chồng nữa: Tôi đã nghiên cứu từ 40 năm nay và tôi kết luận: Phần đông đàn ông chết sớm hơn đàn bà vì ăn nhậu thái quá”. Bà vợ càng nấu món nhậu ngon, bụng chồng càng bự. Đó là cách giết chồng sớm, như bà Evà đã giết chồng bằng trái cấm quá ngon. Bà Carnegie nổi tiếng về các sách học làm người, đã hỏi: “Các bà có muốn giết chồng sớm không? Thật giản dị vô cùng: Bà không cần thuốc độc, dao búa hay súng đạn, chỉ cần tọng cho ông các món nhậu thôi” (Giúp Chồng: tr. 219)

    Dụ ngôn không nhấn mạnh đến cái chết phần xác, nhưng đến cái chết đời đời phần hồn của những hạng phú hộ ăn nhậu, xa xỉ. Phú hộ phải sa hỏa ngục vì ba tội này:

    1. Ăn mặc lụa là xa hoa, ủy mị, phung phí, tiết lộ tính tình kiêu căng.

    2. Ăn uống yến tiệc linh đình dung dưỡng xác thịt: đó là tội mê ăn uống.

    3. Nhất là tội bất nhân, ích kỷ, không thèm giúp đỡ Ladarô người nghèo khổ nằm ngay cổng nhà mình.

    2/ Hạng nghèo khổ đói rách, bệnh tật như Ladorô được hưởng phúc nước trời là vì:

    1. Anh đã vui lòng chịu những xỉ nhục nghèo hèn, những bệnh tật đau khổ như thánh Gióp. Anh đã biết dâng những hy sinh đau khổ lên Thiên Chúa như Đức Giêsu để đền tội và chuộc tội.

    2. Anh không hề than trách trời đất và buồn hận với ông phú hộ ăn chơi sung sướng trước mặt anh. Ladarô thật giống thánh Gióp trong Cựu ước. Ngài đã vui lòng chịu mọi cực khốn. Đang sống giầu có, sung sướng trong cảnh sum họp gia đình đông con nhiều cháu, đột nhiên nhà cửa bị thiêu rụi, các đoàn vật và con cái chết hết vì những tai họa ghê gớm, Ngài lại bị vợ và bạn bè đay nghiến, nguyền rủa xỉ nhục. Thân mình cô độc lở loét nằm trên đống tro tàn. Trong lúc đau khổ đến cực độ, Ngài vẫn vui lòng chấp nhận thân phận mình và nói: “Tôi đã sinh ra trần truồng trơ trọi. Tôi sẽ trở về trơ trọi hư vô. Thiên Chúa đã ban, Thiên Chúa lấy lại, chúc tụng danh Chúa muôn đời” (Jb. 1, 21)

    3/ Ngày nay, được mấy người như Thánh Gióp và Ladarô, lúc gặp đau khổ, họ rên xiết, oán trách trời đất, oán trách xã hội, làng xóm. Lúc hưởng giầu có. Họ tìm cách ăn chơi phung phí. Họ cậy dựa vào tiền bạc. Họ đóng cửa lại không trông thấy ai đau khổ rên rỉ ngay trước cửa họ nữa. Một hố sâu phân cách giữa giầu và nghèo. Hai thế giới chênh lệch vẫn tồn tại song song nhau. Giầu sống khép kín bo bo lấy mình. Họ không bao giờ bước ra khỏi cái tôi. Cái tôi là thân xác, cái tôi là tiền của, cái tôi là khoái lạc có thế thôi. Họ không còn biết đến anh em, không biết đến Đấng trên đầu họ. Họ tưởng thế là hạnh phúc, là bất tử. Họ không ngờ đêm nay người ta đến đòi linh hồn ngươi, người ta đem chôn ngươi. Dưới âm phủ, ngươi phải chịu cực hình, lúc đó mới ngước mắt lên, lúc đó mới thấy Ladarô ngồi sát bên tổ phụ Abraham trên trời, lúc đó mới kêu xin Abraham thương xót, thì quá muộn rồi! Lúc giầu thì lo ăn chơi, chẳng nhớ đến ai, chẳng kêu xin ai. Lúc lửa thiêu đốt, mới ngước mắt lên, miệng lưỡi mới kêu gào. Sao khôn lỏi thế? Sao ích kỷ thế? Sao ma giáo thế?

     

    Xem qua bài Tin Mừng này, có phải Thiên Chúa ủng hộ giai cấp nghèo, giai cấp vô sản và lên án giai cấp giầu, giai cấp tư bản? Không, Thiên Chúa chỉ lên án những kẻ ích kỷ, bất nhân và ủng hộ thương mến những người hy sinh, xả kỷ, nhân hậu như Đức Giêsu. Giầu hay nghèo sống ích kỷ, bất nhân đều bị lửa thiêu đốt trong hỏa ngục. Giầu cũng như nghèo biết thực thi bác ái đều được ân thưởng vinh phúc nước trời.

    Lạy Chúa, “xin chớ để con phải ăn mày và đừng để con giầu có. Xin chỉ ban cho con hằng ngày dùng đủ. Kẻo khi giầu, con bị mê hoặc mà bỏ Chúa và anh em, hoặc vì túng thiếu, con đi ăn trộm mà làm ô danh Chúa” (Cn 30, 8-9).

     ----------------------------------

SỐNG TỈNH THỨC - UỐN LƯỠI BA LẦN TRƯỚC KHI NÓI

  •  
    Hung Dao
     
    Sep 23 at 5:39 PM
     
     
    Subjet : Re : GIAO DUC :Tại sao cần uốn lưỡi 3 lần trước khi nói, lời dạy của thầy Socrates khiến học trò bừng tỉnh
     

    Tại sao cần uốn lưỡi 3 lần trước khi nói, lời dạy của thầy Socrates khiến học trò bừng tỉnh

     

    Người Việt có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Tuy nhiên, nói làm sao cho vừa lòng và không mang họa vào thân thì quả thực rất khó. Dưới đây là lời dạy của bậc thầy Socrates về việc uốn lưỡi 3 lần trước khi nói khiến cậu học trò tỉnh ngộ. 

    Socrates là một nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại, người nổi tiếng về đức hạnh với quan điểm: “Tôi chỉ biết mỗi một điều duy nhất là tôi không biết gì cả”“Hạnh phúc có được khi nó dung hòa với đạo đức”.

    Một ngày nọ, học trò của Socrates vội vã chạy tới gặp ông, cậu vừa thở hổn hển vừa nói một cách hào hứng: “Thưa thầy, trò muốn kể với thầy một chuyện mà thầy sẽ không thể tưởng tượng được…”

    “Đợi một chút!” Socrates nhanh chóng ngắt lời cậu học trò và nói: “Khi định kể câu chuyện với thầy, trò đã uốn lưỡi 3 lần chưa?”.

    Cậu học trò lắc đầu tỏ ý không hiểu.

    Socrates tiếp tục: “Khi trò muốn nói với ai một chuyện gì đó, trò cần uốn lưỡi ít nhất 3 lần. Lần uốn lưỡi đầu tiên là để xem câu chuyện có thật hay không. Vậy câu chuyện trò định nói với thầy liệu có phải là chuyện thật không?”.

    Cậu học trò trả lời: “Trò nghe thấy mọi người đang đàm luận trên phố. Họ đều nói vậy nhưng trò không biết có đúng là sự thật hay không ạ”.

    Socrates lại nói: “Vậy thì cần uốn lưỡi lần thứ 2 để kiểm tra xem, nếu câu chuyện không biết là thật hay không thì ít nhất cũng phải là chuyện tốt. Vậy thì điều mà trò định nói có phải là chuyện tốt hay không?”.

    Lúc này, cậu học trò rụt rè cúi đầu trả lời: “Dạ không ạ! Mà là ngược lại”.

    Socrates giảng giải tiếp cho học trò: “Sau cùng, trò cần uốn lưỡi lần thứ 3 trước khi lời thốt ra khỏi miệng. Thấy trò hớt hải như vậy, liệu câu chuyện trò định kể có quan trong với thầy không?”.

    Cậu học trò lặng lẽ nói: “Dạ, không phải là chuyện quan trọng ạ”.

    Lúc này, Socrates ôn tồn đáp: “Nếu tin tức không quan trọng, cũng không phải xuất phát từ lòng tốt, lại càng không biết nó là thật hay giả, trò có cần phải nói hay không? Nếu nói ra cũng chỉ gây rắc rối cho cả hai thầy trò mà thôi. Không nên nghe những chuyện thị phi hoặc lời chửi rủa người khác. Bởi vì người nói câu chuyện này với trò không biết có xuất phát từ lòng tốt hay không, nếu cậu ta dám nói chuyện riêng tư của người khác ra thì dĩ nhiên cũng sẽ đối xử với trò như vậy”.

    Lời nói của một người phản ánh sự khôn ngoan và hiểu biết của người đó. Do vậy, cần thận trọng khi phát ngôn, như vậy cuộc sống của bạn mới ít gặp trở ngại.

    San San