16. Sống Tình Thức

SỐNG TỈNH THỨC - NGÀY PHÁN XET CHUNG Chi Tran

  •  
    CHI TRAN
    Jan 4 at 4:55 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    Những Dấu Hiệu Báo Trước Ngày Phán Xét Chung

    Kinh Thánh đề cập đến một số sự kiện sẽ diễn ra trước khi phán xét cuối cùng. Những dự đoán này không nên được dùng để xác định thời gian chính xác của ngày phán xét, vì "về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay người Con cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi’ (Mc 13, 32). Những sự kiện đó nên được dùng để báo hiệu trước sự phán xét cuối cùng và để giúp các tín hữu luôn nhớ đến thời tận thế, nhưng không khiến họ tò mò vô ích và lo sợ viển vông. [1] Các nhà thần học thường liệt kê chín sự kiện sau đây là dấu hiệu của sự phán xét chung cuộc:

    Tin Mừng được rao giảng khắp thế giới

    Liên quan đến dấu hiệu này, Chúa Giêsu nói: "Tin Mừng này về Vương Quốc sẽ được loan báo trên khắp thế giới, để làm chứng cho mọi dân tộc được biết. Và bấy giờ sẽ là tận cùng." (Mt 24:14). Thánh Gioan Kim Khẩu đã cắt nghĩa dấu hiệu trên như là sự hủy diệt của Jerusalem, nhưng, theo đa số các người diễn giải, Chúa nói về sự kết thúc của thế giới ở đây.


    Ngày phán xét chung


    Người Do Thái tin nhận Đức Giêsu là Thiên Chúa

    Theo lý giải của các Giáo Phụ, việc người Do Thái tin vào Chúa vào lúc tận thế được thánh Phaolô báo trước trong thư gửi tín hữu Rôma (11: 25-26): “Thưa anh em, tôi không muốn anh em chẳng hay biết mầu nhiệm này, để anh em đừng tự cho mình là khôn, đó là: một phần dân Ít-ra-en đã ra cứng lòng, cho đến khi các dân ngoại gia nhập đông đủ. Như vậy, toàn thể Ít-ra-en sẽ được cứu độ, như có lời chép: Từ núi Xi-on, vị Cứu Tinh sẽ đến, Người sẽ loại bỏ những điều vô đạo khỏi nhà Gia-cóp.” Sách Giáo Lý Công Giáo (số 674) dạy: Việc "người Do Thái trở về đông đủ" (Rm 11,12) trong ơn cứu độ của Đấng Mê-si-a, sau khi các dân ngoại gia nhập đông đủ (x. Rm 11,25; Lc 21,24 ), sẽ làm cho dân Chúa "đạt tới tầm vóc viên mãn của Đức Ki-tô " (Ep 4,13) trong đó "Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài "(1 Cr 15,28).

    Kha-nốc và Ê-li-a trở lại

    Căn cứ vào một số văn bản của Kinh Thánh, một số Giáo Phụ nhất tin rằng Kha-nốc và tiên tri Ê-li-a, là những người chưa bao giờ nếm cái chết, được cất đi và sẽ xuất hiện vào thời cánh chung; họ là dấu chỉ cho việc Chúa Quang Lâm (về Ê-li-a, hãy đọc Ml 3,23; Hc 48,10; Mt 17,11; về Kha-nốc, đọc Hc 44:16).

    Nhiều người bỏ đạo

    Thánh Phaolô khuyên nhủ các tín hữu Thêxalônica rằng họ không phải sợ hãi, như thể ngày của Chúa đang đến, (2 Tx 2, 3) vì phong trào bỏ đạo sẽ xảy ra trước (he apostasia). Theo lời chú giải của các Giáo phụ, sẽ có một số lượng lớn Kitô hữu ở nhiều quốc gia bỏ đạo. Để khẳng định niềm tin này, một số nhà chú giải trích dẫn Lời Chúa: "Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?" (Lc 18: 8).

    Thời của kẻ Phản Kitô

    Trong thư Thêxalônica 2 câu 3, thánh Phaolô nói về kẻ tội lỗi, đứa con bị diệt vong như một dấu hiệu khác nữa cho ngày Chúa phán xét. "Kẻ tội lỗi" ở đây thường được xác định là những kẻ Phản Ki-tô mà thánh sử Gioan (1 Ga 2,18) nói họ sẽ xuất hiện vào những ngày cuối cùng. Mặc dù còn nhiều điểm chưa biết rõ và nhiều ý kiến bất đồng về chủ đề này,nhưng nhiều người đồng ý rằng trước khi Chúa quang lâm sẽ có một đối thủ đáng gờm của Chúa Kitô xuất hiện, tên này sẽ dùng những điều lớn lao để mê hoặc các quốc gia, và bách hại Giáo Hội Chúa.

    Biến động bất thường của thiên nhiên

    Kinh Thánh cho thấy sẽ có những biến loạn khủng khiếp trong vũ trụ xẩy ra trước ngày phán xét (Mt 24,29; Lc 21, 25-26). Nhiều học giả nghĩ rằng những cuộc chiến tranh, giặc giã, đói kém và động đất được tiên báo trong Mt 24, 6 là một số trong những tai họa sẽ xảy ra vào thời cuối cùng.

    Trận hỏa hoạn vĩ đại

    Trong các thư của các Tông đồ, chúng ta biết rằng một trận hoả hoạn vĩ đại sẽ xảy ra trước khi thế giới đến ngày tận cùng của nó. Tuy nhiên trận hỏa hoạn đó sẽ không tiêu diệt các tạo vật, nhưng sẽ thay đổi hình dáng của chúng, (2 Ph 3, 10-13; 1 Tx 5, 2; Kh 3, 3 và 16,15). Khoa học tự nhiên cho thấy khả năng của một thảm họa như vậy có thể sẽ xảy tới, nhưng các nhà thần học nói chung có xu hướng tin rằng biến cố đó nếu có xảy ra thì hoàn toàn là do quyền năng Chúa tác động đến [1]

    Tiếng kèn Phục Sinh

    Một số văn bản trong Tân Ước có đề cập đến một giọng nói hoặc tiếng kèn sẽ đánh thức người chết sống lại (1 Cr 15,52; 1 Tx 4,15; Ga 5,28).

    "Dấu hiệu Con Người xuất hiện ở trên trời"

    “Bấy giờ, dấu hiệu của Con Người sẽ xuất hiện trên trời” (Mt 24, 30), Dấu hiệu này sẽ báo trước việc Chúa Kitô đến để phán xét thế gian.

    Những Điều Cần Biết về Ngày Phán Xét

    Thời gian

    Như đã trình bày ở trên, các dấu hiệu báo trước Ngày Phán Xét không đưa ra những chỉ dẫn chính xác về thời gian khi nào ngày đó đến (Mc 13,32) Khi các môn đệ hỏi Chúa: "Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ít-ra-en không? " Người đáp: "Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt (Cv 1, 6-7). Chúa và các Tông Đồ muốn dùng việc không biết rõ này như một động lực để mọi người luôn cảnh giác. Ngày của Chúa sẽ đến "như một tên trộm" (Mt 24, 42-43), như một tia chớp đột nhiên xuất hiện (Mt 24,27), như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu (Lk 21,34), như nạn hồng thuỷ (Mt 24,:37 ) [1] Theo Giáo Lý Công Giáo số 1040, “Phán xét chung sẽ diễn ra khi Đức Ki-tô quang lâm. Chỉ có Chúa Cha mới biết ngày giờ; chỉ một mình Người quyết định khi nào sự kiện này sẽ xảy ra. » [2] [4]

    Địa Điểm

    Tất cả các văn bản, có đề cập đến “Parusia” - việc Chúa Quang Lâm- đều cho rằng Phán Xét Chung sẽ diễn ra trên trái đất. Một số nhà bình luận suy ra từ 1 Tx 4,16, rằng cuộc phán xét sẽ được tổ chức giữa trời, “Vì khi hiệu lệnh ban ra, khi tiếng tổng lãnh thiên thần và tiếng kèn của Thiên Chúa vang lên, thì chính Chúa sẽ từ trời ngự xuống, và những người đã chết trong Đức Ki-tô sẽ sống lại trước tiên”. Có một số người sau khi đã nghiên cứu những lời của tiên tri Gioen, họ cho rằng Ngày Phán Xét sẽ xảy ra tại thung lũng Gio-sa-phát, “Ta sẽ tập hợp mọi nước mọi dân, đưa xuống cánh đồng Giô-sa-phát” ( Ge 3, 1)[1]

    Thẩm Phán

    Chúa Giêsu sẽ là Thẩm phán xét xử muôn dân: “Quả thật, Chúa Cha có sự sống nơi mình thế nào, thì cũng ban cho người Con được có sự sống nơi mình như vậy, lại ban cho người Con được quyền xét xử, vì người Con là Con Người” (Gn 5,26-27). "Vì Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm” (Mt 16,27). Bấy giờ, dấu hiệu của Con Người sẽ xuất hiện trên trời; bấy giờ mọi chi tộc trên mặt đất sẽ đấm ngực và sẽ thấy Con Người rất uy nghi vinh hiển ngự giá mây trời mà đến (Mt, 24,30) [1] . Giáo lý Công Giáo số 1040 dạy rằng: “... Chúa Cha sẽ dùng Chúa Con là Đức Giê-su Ki-tô để ra phán quyết chung thẩm về toàn bộ lịch sử. Bấy giờ chúng ta sẽ thông hiểu ý nghĩa tối hậu của toàn bộ công trình sáng tạo, mầu nhiệm cứu độ và những con đường kỳ diệu Thiên Chúa Quan Phòng dẫn dắt mọi sự đến mục đích tối hậu của chúng. Phán xét chung cho ta thấy Chúa công chính sẽ chiến thắng mọi bất chính của thụ tạo và tình yêu của Người mạnh hơn sự chết (Dc 8,6) ». [2] [4]

    Ai bị phán xét và phán xét về việc gì?

    Theo kinh Tin Kính của thánh Athanasiô, tất cả mọi người, cả người lành thánh lẫn người tội lỗi, sẽ chịu phán xét về những hành động tốt hay xấu của họ, về những tội lỗi, về những lời nói vô ích (Mt 12, 36), và về từng ý nghĩ thầm kín (1Cr 4,5). [1] [3]. Sách Giáo Lý Công Giáo số 1038 dạy: “Phán xét chung sẽ diễn ra ngay sau khi mọi người đã chết được sống lại, "người công chính cũng như kẻ có tội" (Cv 24,15) sống lại. Đó sẽ là "giờ các kẻ ở trong mồ sẽ nghe tiếng Người Con và sẽ ra khỏi đó : ai đã làm điều lành thì sẽ sống lại để được sống, ai đã làm điều dữ thì sẽ sống lại để bị kết án" (Ga 5,28-29). Khi Con Người "vinh hiển quang lâm, có toàn thể thiên sứ theo hầu... Các dân thiên hạ sẽ tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ như mục tử tách biệt chiên với dê. Chiên thì đặt bên phải, dê thì đặt bên trái... Thế là bọn này sẽ phải ra đi vào chốn cực hình muôn kiếp, còn những người công chính sẽ được lên hưởng phúc trường sinh" (x. Mt 25,31.32.46) ».

    Nghi thức Phán Xét

    Nghi thức Phán Xét được mô tả trong Tin Mừng Mát-thêu như sau: "Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái. Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han…" (Mt 25, 31-46). [1]

    Nghi thức đó cũng xuất hiện trong sách Khải huyền: “Rồi tôi thấy những người chết, lớn cũng như nhỏ, đứng trước ngai. Sổ sách đã mở sẵn; rồi một cuốn khác cũng đã mở ra: đó là Sổ Trường Sinh. Các người chết được xét xử tuỳ theo việc họ đã làm, chiếu theo những gì đã được ghi chép trong sổ sách” (Kn 20,12) (xem thêm Giáo Lý Công Giáo số 1039)

    Như một lời kết:

    Đức Thánh Cha Phanxicô giảng về ngày phán xét chung như sau: “Anh chị em thân mến nhìn vào sự phán xét sau hết không bao giờ làm chúng ta sợ hãi; đúng hơn nó thúc đẩy chúng ta sống hiện tại tốt lành hơn. Thiên Chúa cống hiến cho chúng ta thời gian này với lòng thương xót và sự kiên nhẫn, để chúng ta học nhận biết Người mỗi ngày nơi các anh chị em nghèo túng và bé nhỏ, để chúng ta làm việc thiện và tỉnh thức trong lời cầu nguyện và trong tình yêu thương. Ước chi vào cuối cuộc đời mình và khi lịch sử kết thúc Chúa có thể thừa nhận chúng ta như các đầy tớ tốt lành và trung tín của Người.” (24.5.2013) [6]

    Luke Quang

     
     

SỐNG TỈNH THỨC - CHÚA ĐỪNG BỎ RƠI CON

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    Lạy Chúa, xin đừng bỏ rơi con

    1.

    Tôi thường cầu nguyện với Chúa bằng những câu vắn tắt, ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào.

    Câu vắn tắt tôi hay dùng nhất là: “Lạy Chúa, xin đừng bỏ rơi con”. Câu đó cũng chính là lời cầu của vua Ðavid và của Chúa Giêsu xưa.

    Nhiều lúc, tôi nói với Chúa câu đó, mà lòng nghẹn ngào, nhưng luôn luôn với niềm tin.

    2.

    Chúa đã không bỏ rơi tôi. Tôi nhận ra điều đó, nhất là nhờ Ðức Mẹ.

    Ðức Mẹ âm thầm dạy tôi là Chúa sẽ chẳng bao giờ bỏ rơi tôi, nếu tôi thực sự muốn điều đó.

    Ðể chứng thực tôi muốn Chúa đừng bỏ rơi tôi, thì Ðức Mẹ dạy tôi thực hiện hai điều sau đây.

    3.

    Ðiều thứ nhất cần thực hiện để được Chúa không bỏ rơi tôi, là tôi phải nhận mình yếu đuối, tội lỗi, đáng bị Chúa bỏ. Nhưng Chúa không bỏ, chỉ vì Chúa xót thương mà thôi.

    Nhận thức như thế đã được nhiều vị thánh nêu gương.

    4.

    Gương sáng gần tôi nhất được Ðức Mẹ nhắc cho tôi, là Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI. Ngài viết: “Con tự hỏi tại sao Chúa đã gọi con? Tại sao Chúa đã chọn con? Con là đứa quá vụng về, quá ương ngạnh, quá nghèo nàn về trí khôn và tâm tình. Con hiểu rồi. Chúa đã chọn những người yếu đuối trong thế gian, để không một người nào có thể khoe mình trước mặt Chúa được (1Cr 1,17-18).

    Bây giờ xuất hiện trong trí nhớ con về lịch sử khốn nạn đời con. Một đàng được thêu dệt bằng những ân huệ phi thường, phát xuất từ lòng nhân từ khôn tả của Chúa, mà con hy vọng một ngày kia sẽ được xem thấy và sẽ ca tụng muôn đời. Một đàng bị tiêm nhiễm bởi những hành động vô phúc, không nên nhắc tới làm gì, vì chúng quá khiếm khuyết, bất toàn, dốt nát, dại dột.

    Lạy Chúa, con có điên rồi hẳn Chúa biết đó (x. Cv 68. 69, 6).

    Ðời sống bần tiện, lao đao, bủn xỉn, hẹp hòi, rất cần phải nhìn nhận, phải được tu bổ, phải được vô cùng thương xót.

    Con luôn coi cuộc đời của thánh Augustino, như một tổng hợp tuyệt vời: Sự khốn nạn của con và lòng từ bi của Chúa” (Observatore Romano 34, 21/8/1979).

    5.

    Ðức Phaolô VI đã nói như thế về những bóng tối của cuộc đời mình. Còn đời tôi có những bóng tối còn thê thảm hơn gấp bội. Từ nhận thức đó, tôi xin Chúa thương đừng bỏ rơi tôi. Chúa không bỏ rơi tôi, chỉ vì Chúa xót thương mà thôi.

    6.

    Ðiều thứ hai cần thực hiện, để được Chúa không bỏ rơi tôi, là tôi phải cố gắng đừng bỏ rơi những ai cầu cứu tôi đừng bỏ rơi họ.

    Gương sáng về sự dấn thân giúp đỡ những người cầu cứu đừng bị bỏ rơi, được Ðức Mẹ cho tôi thấy nhiều trong lịch sử đạo đời. Trong đó, cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp đã đánh động lương tâm tôi nhiều nhất.

    Bất cứ ai gặp cảnh khổ đau, bế tắc, mà đến nói với cha Diệp: Xin Cha đừng bỏ rơi con, đều được Ngài thương cứu giúp.

    Tôi thấy cha Diệp đã không bỏ rơi ai. Những người được ngài cứu chữa, đã tin vào Chúa.

    7.

    Riêng tôi, tôi coi lời cầu Xin đừng bỏ rơi con, đã mở lòng tôi ra, để tôi đón Chúa, và để tôi đón nhiều người đau khổ.

    Nhiều người cũng nói với tôi: “Xin cha đừng bỏ rơi con”. Và thú thực, họ đã giúp tôi biết mở lòng ra, để khi tôi cứu họ, tôi được Chúa coi như là tôi cứu chính Chúa ở trong họ.

    8.

    Trong đời tôi, tôi đã nhiều lần ở bên những người hấp hối.

    Tôi định từ giã họ, nhưng lời “Xin Cha đừng bỏ rơi con”, đã thực sự đưa tôi vào con đường tin cậy vững vàng ở Chúa mà ở lại bên họ.

    Tôi biết tôi tin vào ai”. Tôi tin vào Chúa là tình yêu thương xót. Khi tôi không bỏ rơi họ, thì Chúa cũng không bỏ rơi tôi.

    9.

    Khi tôi sống niềm tin với lời cầu: “Xin Chúa đừng bỏ rơi con”, với những gì tôi vừa chia sẻ trên đây, tôi chợt nhận ra là tôi đang sống lời thánh Phaolô khuyên xưa: “Các con đừng học theo cách sống của đời này” (Rm 12, 2).

    Thực vậy, con người thời nay thích tự đắc tự hào, chứ đâu có thích hạ mình xuống. Hạ mình xuống trước mặt Chúa cũng là điều khó. Hạ mình xuống trước mặt người ta càng là điều khó.

    Tuy nhiên, tôi thấy sự hạ mình xuống trước Chúa và trước mọi người, để sống yêu thương khiêm nhường: “Ðừng bỏ rơi nhau” vẫn là con đường nối kết, khác với con đường kiêu căng chỉ gây chia rẽ.

    10.

    Lạy Chúa, xin đừng bỏ rơi con. Tôi biết là khi tôi sống trọn vẹn lời cầu đó, tôi sẽ phải phấn đấu nhiều, nhưng tôi luôn được bình an. Sự bình an đó mang nhiều niềm vui và hy vọng.

    11.

    Từ đó, tôi được sức mạnh thiêng liêng, để hoạt động cho Chúa là tình yêu thương xót. Trên đường hoạt động như thế, tôi sẽ không cô đơn. Tôi tin có nhiều người cùng đi với tôi. Nhất là tôi tin Chúa và Mẹ luôn đồng hành với tôi. Chúa và Mẹ luôn chia sẻ cho tôi lửa tình yêu của Chúa.

    12.

    Cầu nguyện và hy sinh, tôi xin Chúa đừng bỏ rơi tôi. Tôi sống như vậy. Tôi sẽ ra đi như thế.

    Cầu nguyện và hy sinh, tôi xin Chúa đừng bỏ rơi ai cậy tin vào Chúa, dù họ không biết nhiều về Chúa.

    Cầu nguyện và hy sinh, tôi xin Chúa đừng bỏ rơi ai trong những người đã và đang nâng đỡ tôi trên con đường về quê trời. Tôi thành thực xin mọi người đừng bỏ rơi tôi.

    Cầu nguyện và hy sinh, tôi xin Chúa đừng bỏ rơi ai trong những linh hồn đang trong lửa luyện ngục, bởi vì từ cõi chết, biết bao linh hồn mồ côi đang gởi về tôi lời nhắn nhủ thân thương: “Xin đừng bỏ rơi con”.

    Lạy Chúa, xin đừng bỏ rơi con. Con xin phó thác hồn xác hèn hạ này trong tay Chúa.

     

    ...tôi thấy sự hạ mình xuống trước Chúa và trước mọi người, để sống yêu thương khiêm nhường: “Đừng bỏ rơi nhau” vẫn là con đường nối kết, khác với con đường kiêu căng chỉ gây chia rẽ...”

     ĐGM Bùi Tuần

     “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn

     

SỐNG TỈNH THỨC - SẴN SÀNG CHỜ CHÚA ĐẾN

  •  
    Chi Tran
     
    Dec 14 at 7:34 AM
     
     
     
     


    ---------- Forwarded message ---------
    From: nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Date: Fri, Dec 13, 2019 at 11:26 PM
    Subject: Fw: Tỉnh thức sãn sàng đón Chúa đến
    To:


     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    Tỉnh thức sãn sàng đón Chúa đến
     

    Một vị đan tu tên là Mésique, bất trung với ơn gọi, ông đã sống một cuộc đời không mấy tốt đẹp trong nhiều năm. Đột nhiên ông bị bệnh nặng. Thiên Chúa cho ông rơi vào tình trạng hôn mê trong một tiếng đồng hồ. Khi tỉnh dậy ông không nói gì về những điều đã cảm thấy trong thời gian một tiếng đống hồ ấy. Ông xin người ta cho ông ở một mình trong một căn phòng xây kín, và ông đã ở đó suốt 12 năm trời. Hàng ngày, qua một cửa sổ nhỏ người ta đem đến cho ông một chút bánh mì và nước uống. Một hôm người ta tưởng ông đã chết nên đập phòng đi vào thì thấy ông đang hấp hối. Trước mặt các tu sĩ đang vây quanh, ông nói với họ những lời cuối cùng trước khi ra đi :

    – Anh em thân mến của tôi, người nào luôn khắc ghi vào tâm khảm ý tưởng về sự chết, người đó sẽ không bao giờ phạm tội.

    Nói thế rồi, ông tắt thở, để lại cho một người một ấn tượng sâu đậm. (Góp nhặt)

     Khởi đầu năm Phụng vụ mới bằng mùa Vọng, nhưng mùa vọng lại đề cập ngay đến sự chết, phải chăng sự chết là khởi đầu cho một gặp gỡ để mở lối vào cuộc sống mới. Nhưng muốn bước vào cuộc sống mới ấy, con người phải sống tỉnh thức, và trong tư thế sẵn sàng bằng đời sống cầu nguyện như người đan sĩ đã tỉnh ngộ để sẵn sàng đón chờ Chúa đến.

    Chờ đợi trong hy vọng

    Hai tiếng “Chờ đợi, Hy vọng”. Là Hy vọng, trông đợi, chờ mong cái gì ? Chờ mong một ai đó sẽ đến và tin tưởng người đó chắc chắn sẽ đến. Đó là Chờ mong Chúa Giêsu giáng sinh.

    Như vậy, Mùa Vọng là mùa nhắc lại thời gian nhân loại chờ đợi Đấng Cứu Thế đến cứu chuộc, và cũng nói lên nỗi chờ đợi của Giáo Hội hôm nay : đợi Đức Kitô đến lần thứ hai khi lịch sử kết thúc để phán xét nhân loại. Với mỗi người, Mùa Vọng cũng nhắc nhở chúng ta hãy chuẩn bị sẵn sàng chờ đón Chúa đến trong cuộc đời của mình, khi Chúa đến gọi chúng ta về với Ngài.

    Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu nhắc đến những sự kiện lạ lùng sẽ xảy ra, như dấu chỉ báo trước ngày Chúa đến. Ngày Chúa quang lâm, tức là ngày Chúa trở lại trần gian, ngày phán xét chung. Ngày ấy không ai biết khi nào xảy ra, chỉ một mình Thiên Chúa biết mà thôi, một mình Ngài quyết định khi nào Ngài trở lại, và chỉ khi nào ngày ấy xảy ra thì người ta mới biết. Kinh thánh ví ngày đó như kẻ trộm ban đêm, có bao giờ kẻ trộm lại báo trước ngày nó đến ăn trộm đâu. Cũng vậy, ngày Chúa đến hoàn toàn bất ngờ.

    Tin Mừng hôm nay mặc dầu đề cập tới ngày tận thế nhưng cũng nhắc nhở chúng ta suy nghĩ về ngày tận số của mình, tức là về ngày chết của chính chúng ta. Chết là cái mốc cuối cùng mà bất cứ ai đã sinh ra ở đời này, trước sau gì chúng ta cũng phải bước tới định mức đó. Vì thế chúng ta phải nghĩ tới nó, chúng ta phải tính toán, phải nghĩ tới ngày chết của mình. Chính khi nghĩ tới sự chết, nó sẽ giúp chúng ta nhận thức được cuộc sống nơi trần gian này thật vắn vỏi. Thật vậy, cuộc đời con người sánh với thời gian đã chẳng là gì, nhưng nếu sánh với sự sống vĩnh cửu lại càng mong manh hơn biết bao. Cuộc đời không những mau qua mà còn kèm theo tính cách bất ngờ nữa, không ai biết được khi nào mình chết, ngày giờ chết là bất ngờ, nên Chúa dạy chúng ta phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng.

    Tỉnh thức, sẵn sàng.

    Giờ Chúa đến thật bất ngờ, vì thế, thái độ của người khôn ngoan là phải sẵn sàng, để có thể đón Chúa đến trong cuộc đời. Thái độ của người sẵn sàng chờ mong Chúa đến là người biết đón nhận ơn Chúa mỗi ngày, là người biết làm chủ bản thân mình để có thể thắng vượt được sự ươn lười, sao lãng bổn phận của mình. Họ sẽ không để cho những dục vọng, sự ham mê chè chén, thói hư tật xấu lôi kéo, những cám dỗ của danh vọng, quyền lực, tiền tài chi phối. Và như vậy, khi Chúa đến họ sẽ vững vàng, hiên ngang “chúng con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi chúng con đã gần đến”.

    Sự sẵn sàng, tỉnh thức còn giúp chúng ta tránh được những thảm họa do tai ương, do những thay đổi, chuyển mình của thế giới vật chất như một báo hiệu ngày Chúa trở lại trong vinh quang của Ngài, những gì tạm bợ sẽ qua đi để nhường chỗ cho những gì vĩnh cửu, những con người đã trung thành với đường lối Chúa, đã luôn sống trong tỉnh thức chờ đợi, họ sẽ không sợ hãi, vì biết rằng giờ cứu rỗi đã đến.

    Tỉnh thức, sẵn sàng còn là thái độ sáng suốt của đời sống tâm linh, được nuôi dưỡng bằng đời sống cầu nguyện, vì chính khi chúng ta kết hiệp với Chúa, sống trong ơn nghĩa Chúa, tâm hồn luôn bình an, sự bình an mà thế gian không thể ban tặng. Chính bình an này là bảo đảm để chúng ta có thể đón nhận mọi thay đổi, mọi biến chuyển mà không nao núng, sợi hãi, vì tin rằng Chúa chính là nơi náu ẩn an toàn. “Chúng con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con người”.

    Như vậy, khi đã sống trong thái độ sẵn sàng, tỉnh thức thì giờ của Con Người đến lúc nào, khi nào chúng ta cũng luôn sẵn sàng đáp trả và đón nhận Ngài đến trong cuộc đời, với tất cả thái độ tri ân, cảm tạ, vì chúng ta cũng đang “kiên vững trên đường thánh thiện, không có gì đáng trách trước mặt Thiên Chúa”.

    Mới đây các nhà khảo cổ đã tìm ra một thành phố cổ xưa đã bị chôn vùi trong lòng đất hàng ngàn năm, do núi phun lửa làm cho nham thạch bất ngờ ập xuống thành phố. Rất nhiều người đã bị chôn vùi trong lớp nham thạch nóng bỏng và chết lập tức. Nhiều xác chết đã được đào thấy bị chết khi đang ở trong những tư thế khác nhau: Có người chết khi đang ngủ trên giường, người khác chết khi đang ngồi bàn ăn. Đặc biệt người ta đào được xác của một người lính bị chết trong tư thế đang đứng gác và đang cầm một cây giáo dài trên tay.

    Như người lính chiến lúc nào cũng sẵn sàng để chiến đấu, canh phòng cẩn mật cho toàn dân được bình an, chống lại sự phá rối của kẻ xấu, âm mưu của kẻ thù. Trong mùa vọng này, chúng ta cũng được mời gọi hãy tỉnh thức, sẵn sàng và cầm lấy khí giới của ánh sáng là đức tin, là lòng mến được nuôi dưỡng bằng đời sống cầu nguyện để có thể chu toàn được trách nhiệm được trao phó. Như vậy chúng ta mới xứng đáng đón chờ Chúa đến trong mùa Giáng Sinh năm nay, và trong cuộc đời của chúng ta.

    gpbaria
     

SỐNG TỈNH THỨC - KỲ DIỆU ĐÊM GIÁNG SINH

  •  
    Chi Tran
     
    Dec 21 at 7:37 AM
     
     
    ---------- Forwarded message ---------
    From: nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Date: Fri, Dec 20, 2019 at 10:27 PM
    Subject: Fw: MỘT ĐIỀU KỲ DIỆU NHỎ TRONG ĐÊM GIÁNG SINH
    To:


     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    MỘT ĐIỀU KỲ DIỆU NHỎ TRONG ĐÊM GIÁNG SINH
     
    Vào Giáng Sinh năm 1914, giữa cao điểm của trận thế chiến thứ nhất , sau nhiều tuần lể giao chiến một bên là quân Đức còn bên kia là quân Anh, Pháp và Bỉ, có biết bao quân lính đã ngã gục. Binh lính của hai phe tại mặt trận miền Tây đã hạ súng để cùng nhau ăn mừng đêm Thiên Chúa ra đời. 
    Bắt đầu chỉ có một giọng ca đơn độc được cất lên : "Stille Nacht, Heilige Nacht... - Đêm Thánh vô cùng, đêm yên bình..." trên bãi đất chiến trường đang đẫm đầy máu và đầy khói súng. Tiếng ca bắt đầu trông thật lẽ loi tội nghiệp. Không đầy 100 mét đối diện , dưới các lũy hào, quân Anh vẫn bất động im lặng không phản ứng. Tuy nhiên bên này chiến hào, quân Đức lại sôi nỗi lên : một vài người , hàng trăm cuối cùng thì đến hàng ngàn người cùng ngân cao "Stille Nacht, Heilige Nacht... - Đêm Thánh vô cùng, đêm yên bình..." 
    Khi âm thanh cuối cùng được chấm dứt, chỉ sau một phút yên lặng bổng có tiếng vỗ tay cùng những tiếng la hú vang vọng không phải từ một mà đến cả ngàn người từ chiến tuyến quân Anh : "Good, old Fritz" và "Encore, encore" hoặc "More, more".
    Để đáp lại quân Anh cũng hòa mình theo niềm vui mà cùng cất cao tiếng hát "Merry Christmas, Englishme" . Để chứng minh cho những tiếng la vang: " We not shoot, you not shoot" quân Anh đã cho đặt những cây đèn sáp được thắp sáng trên khắp chiến hào.
    Qua ánh sàng lờ mờ của ánh đèn sáp, bên chiến hào Đức có bóng người đàn ông đứng lên. Với giọng ca thật mạnh và thật đúng điệu Anh, anh ta vừa đi vừa hát bài ca của Annie Laurie, bài ca mà ngay cả một đứa bé nhỏ bên Anh cũng còn biết, nay lại được một người của quân thù , của một người Đức hát cao đã làm quân Anh thật xúc động. Anh ta từ từ tiến đến chiến hào của quân Anh: "Tôi là một Trung Úy của quân Đức, Gentlemen, Mạng sống của tôi hiện nằm trong tay của các bạn. Tôi đã ra khỏi chiến hào và đang đi đến các bạn. Xin gửi 1 Sĩ quan đến gặp tôi trên nữa đoạn đường".
    Dần dần hình bóng của viên Trung Úy càng hiện rõ ra, hàng trăm họng súng chỉa thẳng đến anh. Bổng nhiên bên chiến hào Anh lại có 1 người đàn ông trèo lên chiến hào rồi chui qua hàng rào kẻm gai. Nay thì không còn mệnh lệnh nào có thể ngăn chận anh người Anh này lại được nữa. Anh ta tiến thẳng đến viên Trung Úy người Đức. Họ bắt tay cùng nhau, ôm nhau, miệng nói tay thì cỡi vất súng xuống đất.
    Quân Đức làm tiếp thêm một việc thật ngoạn mục. Đem quà sang tặng cho quân Anh : Một cành thông Giáng Sinh đã được thắp sáng sẵn bởi những ngọn đèn sáp được đem tận chiến hào quân Anh . Súng vẫn không nổ. Suốt đêm quân lính ca hát những bài Giáng Sinh tùy theo ngôn ngữ của mình, họ chia nhau thức ăn , điếu thuốc lá hoặc ngụm rượu mạnh cho ấm bụng để cùng nhau mừng đêm Chúa ra đời.
    Qua ngày hôm sau, họ dành thì giờ để chôn cất quân lính tử trận lâu nay bị tuyết lấp phủ. ngồi tâm sự chuyện gia đình, cho nhau xem hình ảnh của vợ con hoặc cùng nhau đá banh. Quân lính bổng nhiên nhận ra và cùng nhau nhất trí : "Schluss mit dem Krieg, no more war, à bas la guerre - Chấm dứt chiến tranh" . Chúng tôi chỉ muốn được sống , muốn được trở về nhà cùng gia đình mà thôi. 
    Sau 2 ngày vui đùa thoải mái thì lệnh trên từ 2 phía được truyền xuống: chấm dứt cuộc ngưng chiến. Ai không thi hành sẽ bị xử lý tại chổ. Binh lính lại giao hẹn với nhau là chỉ bắn lướt qua đầu mà thôi. Tuy nhiên giao hẹn chỉ được thi hành nội trong 1 ngày duy nhất, sau đó thì đâu lại vào đấy. Họ chém giết nhau tiếp tục. Cuộc chiến vô lý đã làm thiệt mạng 1 triệu người đến năm 1918 mới được chấm dứt.
    "Stille Nacht, Heilige Nacht... - Đêm Thánh vô cùng, đêm yên bình..." chỉ với bài ca ngắn, không nhiều, chỉ cần 1 đêm ngắn ngũi nhưng biết bao sinh mạng đã được cứu thoát. "Stille Nacht, Heilige Nacht... - Đêm Thánh vô cùng, đêm yên bình..." đúng là 1 đêm kỳ diệu cho những người lính bé nhỏ vô tội.
    Phương Tôn trích dịch từ 
    "Der kleine Frieden im Grossen Krieg" của Michael Jungs 
     
     

SỐNG TỈNH THỨC - CHA ALF CÔNG MINH-CN3MV-A

  •  
    Mo Nguyen
    Dec 14 at 12:51 PM
     
     
    third.jpg

     

     

     

    Chúa nhật 3 mùa Vọng A (Mt 11, 2-11)

    VÌ ĐÂU GIOAN NGHI NGỜ GIÊSU

    Ở thành phố có nhiều vị quốc khách đến thăm, như Saigon chẳng hạn, chắc hẳn đã có người có lần thấy từng đoàn xe cảnh sát đi trước, thổi còi, dẹp đường… để xe của vị quốc khách chạy nhanh mà không cần dừng lại nơi đèn xanh đèn đỏ. Họ là những kẻ tiền hô, họ là kẻ dọn đường, họ là kẻ mở lối. Chắc hẳn họ phải biết họ mở lối, họ dọn đường, họ tiền hô cho ai. Chí ít, không biết tên thì cũng biết địa vị của người mà mình tiền hô, dọn đường.

    Ấy vậy mà trong bài Tin Mừng hôm nay, kẻ dọn đường, kẻ tiền hô có tên là Gioan Tiền Hô lại hô lên rằng: không biết đấng mình dọn đường cho có đúng là đấng phải đến hay lại phải dọn đường, tiền hô cho một đấng khác với ông Giêsu. Câu đầu tiên của bài Tin Mừng hôm nay nói cho ta điều đó: “Đang ngồi trong tù, Gioan nghe biết những việc Đức Kitô làm, thì sai môn đệ đến hỏi Người rằng: ‘Thầy có thât là đấng phải đến không, hay chúng tôi còn phải đợi ai khác’.” 

       Đã có những giải thích để bênh vực cho Gioan, rằng Gioan Tiền Hô quá biết Giêsu là Đấng phải đến, người mà Gioan cởi quai dép cho, cũng không xứng cơ mà ! (x. Ga 1, 29tt). Lại còn giới thiệu rõ ràng về Giêsu : đó là Đấng xoá bỏ tội trần gian nữa … Vậy những giải thích bênh vực này nói: Gioan sai môn đệ tới hỏi Đức Giêsu : Thầy có thât là đấng phải đến không, hay chúng tôi còn phải đợi ai khác, là vì lợi ích cho các môn đệ của mình thôi, tức là những kẻ đến hỏi, cho họ tin hơn khi nghe được từ chính miệng Đức Giêsu nói ra.

       Xem ra cách bênh vực cho Gioan như thế cũng hay, cũng có vẻ chính xác. Nhưng đâu có gì ngăn cản chúng ta không suy nghĩ khác. Suy nghĩ khác đó là: chính Gioan, kẻ tiền hô, nghi ngờ thật về đấng mà mình loan báo. Ngay cả Đức Giêsu khi được các đồ đệ của Gioan đặt câu hỏi như thế, thì, nếu Đức Giêsu biết là Gioan đã biết chắc rồi, sẽ không trả lời như thế này: Hãy về nói cho Gioan biết. Cần gì về nói cho Gioan biết nữa! Gioan biết chắc ai là đấng phải đến rồi mà! Chỉ cần trả lời thẳng cho các môn đồ của Gioan là được rồi: Các con không phải chờ một ai khác nữa đâu. Vậy chính bản thân Gioan Tẩy Giả nghi ngờ thật về sự thật, giả của Giêsu không biết ngài có thật là đấng phải đến, hay chỉ là đấng giả đến, nghi ngờ đó là có căn cơ. Ta thử tìm hiểu xem do căn cơ nào mà Gioan nghi ngờ như thế. Hôm nay, chỉ xin nêu lên hai.

     

    1. Căn cơ thứ nhất: Đức Giêsu có hành vi cử chỉ khác với lời Gioan loan báo.

    -Gioan Tiền hô đã loan báo một Đấng Cứu Thế uy nghiêm, đến để trừng phạt nhân loại. Trong Phúc Âm tuần trước, thánh nhân đã răn đe người Do Thái : Búa rìu đã để sẵn ở gốc cây, cây nào không sinh trái sẽ bị đốn cho vào lò lửa. Gioan cũng nói rõ, "Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa. Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi.” (Lc 3:15-17)

    Sứ điệp quả thật là dữ dội, bởi sứ điệp ấy đã gây xôn xao sợ hãi khiến dân hối cải ăn năn. Thế mà khi Đức Giêsu đến, Người đã hành động khác hẳn. Không oai phong, quyền lực, lại tỏ ra rất mực nhân từ : "Người không bẻ gẫy cây lau bị dập, không dập tắt tim đèn còn khói".

    -Gioan Tiền hô loan báo sự trừng phạt: Những người  biệt phái kéo đến với Gioan để “được” nghe những lời này: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các ngươi cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống.”  Nhưng Đức Giêsu lại đến để cứu chữa, tha thứ. Đức Giêsu nói : "Con người đến không phải để lên án, nhưng để cứu chữa". "Chỉ những người bệnh mới cần đến thầy thuốc". Thật là trái ngược. Trách nào Gioan chẳng hoang mang, nghi ngờ.

    Nhưng chính căn cơ thứ hai mới làm cho Gioan vốn chớm thấy nghi, thì ngờ thật sự, vì căn cơ này gắn chặt với chính con người Gioan Tẩy Giả.

     

    2. Căn cơ thứ hai : Gioan đang bị giam trong tù.

    Chắc chúng ta còn nhớ Gioan bị giam là do ông dám tố cáo tội loạn luân của vua Herode Antipas, vua này đã ngang nhiên lấy chị dâu là bà Herodia, vợ của Herođê Philip I, anh ruột của vua. Cưới vợ của anh ruột mình.  Không phải lén lút, vụng trộm, mà là công khai, không coi ai ra gì (*).

    Rõ ràng Gioan bị giam là do nàng Herodia là chính. Ta thấy rõ hơn điều đó nếu biết cái chết của Gioan là do bà quyết định (**).

    Phạm tội buôn lậu, bán thuốc phiện, hay tham nhũng, làm điều ác, bị giam, là đích đáng. Gioan không phải vậy. Can gián, nên bị giam.

    Bị giam do ý của vua, thì có oan cũng cứ vui lòng. Vì đó là thánh chỉ (như lời các bộ phim Trung Quốc hay trình chiếu: hãy quì xuống tiếp thánh chỉ). Gioan thì khác. Bị tù do thù oán của một mụ đàn bà mà ông cảnh cáo tội lỗi của y thị. Như thế chẳng những oan mà ức đến chết đi được. Bị tù oan, tù ức trong hoàn cảnh đó, làm sao Gioan không nghi ngờ về người mà ông tiền hô, rằng Đấng đó sẽ đến xét xử công bằng, sẽ giải thoát những ai bị tù tội. Tù vì tội còn được tha huống là tù bị oan và nhất là tù bị ức như Gioan, sao chẳng được thả.

    Bị giam cầm, bị ngược đãi, bị hành hạ chắc Gioan dư sức chịu được. Nhưng nghi ngờ về người mà mình là kẻ tiền hô thì gặm nhấm, thiêu đốt tâm hồn ông. Ông e sợ mình đã lầm đường, lầm người. Không nén lòng được, ông đã sai môn đệ đến hỏi thẳng Đức Giêsu : "Ngài có phải là Đấng Cứu thế, hay chúng tôi phải chờ đợi một Đấng khác ?" Gioan đã hình dung một đấng Kitô Cứu Thế phải thế này: uy nghiêm, xét xử, trừng trị, giải thoát… điều mà Gioan không gặp thấy nơi ông em Giêsu của mình. Vậy đâu mới là dung mạo của Đấng Cứu Thế?

     

    3. Dung mạo Đấng Cứu Thế (Đấng Phải Đến)

    Trước câu hỏi ấy của người được Gioan phái đi hỏi, Đức Giêsu không trả lời trực tiếp. Nhưng chỉ yêu cầu các sứ giả về thuật cho Gioan những việc Ngài làm : "Cho kẻ mù xem thấy, kẻ què đi được, người cùi lành lặn, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng". Với câu trả lời ấy, Đức Giêsu nhắc Gioan nhớ lại lời sấm của I-sa-i-a về Đấng Cứu Thế. Đồng thời cũng thanh luyện cái nhìn của ông về dung mạo Đấng Cứu Thế.

    Chắc nhiều người đã từng câu chuyện người ăn xin mà thi hào Tagore đã kể. Kẻ ăn xin kia đang trên đường khất thực, nghe thây tiếng chuông kêu của xa giá nhà vua đi tới, liền mừng thầm là sẽ được vua giàu có cho gì đây. Quả xa giá có dừng lại, nhà vua có bước xuống, nhưng thay vì cho người ăn mày cái gì thì lại xin người ăn xin : ngươi có gì cho ta không? Người ăn xin buồn quá, mở bị gạo xin được từ sáng tới giờ, lấy đúng 1 hột cho nhà vua, rồi cất bước đi xin tiếp. Chiều về, dốc túi gạo ra, thấy lấp lánh 1 hạt vàng, chỉ 1 hạt thôi. Bấy giờ người ăn xin mới chợt hiểu và hối tiếc, phải chi ta trao cả túi gạo cho Người.

    Ta đang chờ đón Chúa đến. Hãy cảnh giác. Chúa không đến trong một biến cố kinh thiên động địa. Chúa không có những pha biểu diễn ngoạn mục. Chúa không đến trong những thành công rực rỡ. Chúa không đến trong uy tín hay quyền lực. Chúa sẽ chỉ đến rất âm thầm, bé nhỏ nhưng đầm ấm tình người.

    Chúa sẽ đến trong một bàn tay kín đáo nâng đỡ. Chúa sẽ đến trong một ánh mắt cảm thông. Chúa sẽ đến trong một nụ cười khích lệ. Chúa sẽ đến trong một cái bắt tay thân ái. Chúa đến chỉ thoáng qua. Nơi nào có dấu hiệu của tình thương, nơi đó đang vẽ nên dung mạo của Chúa.

    Lạy Chúa Giêsu, NHỜ THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG con QUYẾT TÂM nhận ra dung mạo đích thực của Chúa, để con biết đón tiếp Chúa trong Mùa Giáng sinh năm nay. Amen.

     

    Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

     

    (*) Cũng chẳng phải là chỉ mình Herode chủ động, mà chính nàng (bà) Herodia cũng muốn như thế, khi thấy chồng mình, tuy là con đầu của Herode Cả, mà chả được tí đất nào để cai trị, làm giàu, bèn muốn làm bà hoàng hậu, hơn là vợ hiền hậu.

     (**) Con gái của bà là Salomê nhảy múa trong ngày mừng sinh nhật vua, vua vui quá hứa trong men rượu làm quà cho Salomê, con xin gì ta cũng cho, dẫu nửa nước, OK luôn. Herodia đâu cần cắt nửa nước, nàng muốn cắt lưỡi của Gioan kìa, để Gioan không còn thốt nên lời tố cáo tội loạn luân của bà nữa. Còn lưỡi đâu nữa mà tố với cáo. Thế là cái đầu của Gioan bị cắt đặt trên đĩa làm quà cho Salomê để Salomê đưa ngay vào cho mẹ là Herodia, người lấy em chồng làm chồng khi chồng còn sống. Kinh Thánh ghi, khi sai thị vệ đi lấy đầu Gioan, vua Herode buồn, buồn lắm. Nhưng ta đang ở chỗ phân tích Gioan bị giam chứ chưa bị giết.

     

     

    Anphong Nguyễn Công Minh
    Phanxicô.ofm

     

     

    NÀY DÂN XI-ON (Mùa Vọng) – Lm. Bùi Ninh – Thể hiện: Tốp ca

    https://www.youtube.com/watch?v=25R3aOqZgXY

     

     

    anh.jpg

    Third Sunday of Advent - CANTOR ONLY:

    https://www.youtube.com/watch?v=arm2AkQbveM

     

    Third Sunday of Advent 2019:

    https://www.youtube.com/watch?v=abXEhWcKpbc

     

    mới.jpg