16. Sống Tình Thức

SỐNG TỈNH THỨC - NGƯNG CÁC THÁNH LỄ

Dịch virus corona, Giáo hội Singapore đình chỉ Thánh lễ

Trong cuộc chiến chống lại sự lây lan của virus corona, nhiều Giáo hội tại châu Á đã ngưng các hoạt động quy tụ đông người, bao gồm cả Thánh Lễ. Sau Giáo phận Hồng Kông, Tổng giáo phận Singapore cũng đã quyết định đình chỉ các thánh lễ Chúa nhật và các ngày trong tuần từ ngày 15 tháng 02 cho đến khi có thông báo mới.

Tổng Giáo phận Singapore đã gửi thông báo này cho các linh mục đang thi hành mục vụ và các cộng đoàn giáo dân của 32 giáo xứ. Ngoài Thánh lễ, các sự kiện công cộng khác có số lượng người tham gia đông, như các buổi gặp gỡ chia sẻ đức tin, tĩnh tâm và hội thảo cũng được nhắc nhở không được tổ chức. Vào cuối tháng trước, Tổng giáo phận đã miễn cho những người không đủ sức khỏe hoặc có các triệu chứng như cúm không phải tham dự thánh lễ.

Trong một lá thư gửi cho Hãng tin Fides, Đức cha William Goh, Tổng Giám mục Singapore cho biết trong những tuần gần đây, Giáo hội địa phương đã cố gắng làm việc để giảm thiểu nguy cơ lan truyền dịch Covid-19 trong các tổ chức của Giáo hội. Tuy nhiên, do tình hình lây lan nhanh và khó kiểm soát, nên cần phải có biện pháp mang tầm quy mô hơn.

Đức Tổng Giám mục nhấn mạnh rằng việc đình chỉ Thánh lễ không có nghĩa là người Công giáo có thể cảm thấy được miễn làm tròn bổn phận tôn giáo của mình. Đức Tổng nói thêm rằng, các tín hữu có thể theo dõi Thánh lễ qua YouTube hoặc trên ứng dụng di động Radio của Công giáo Singapore. Đức cha William Goh mời mọi người cầu nguyện cho việc ngăn chặn và diệt trừ virus này, và cầu nguyện cho những người ở tuyến đầu – bác sĩ và y tá – những người đang cống hiến sức khỏe phục vụ bệnh nhân.

Thông báo còn nói rõ, chỉ những người có liên hệ mật thiết mới có thể tham dự lễ cưới và lễ tang, và các cử hành này phải được bàn thảo với linh mục quản xứ, cũng như phải tuân theo tất cả các biện pháp phòng ngừa theo chỉ dẫn của Hiệp hội Y khoa Công giáo.

Tính đến ngày 14 tháng 02, tại Singapore đã có 67 trường hợp được xác nhận nhiễm Covid-19. Trong số này, 17 người đã được xuất viện trong khi 6 người khác vẫn nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt. (Fides 15/02/2020)

Vatican News Tiếng Việt

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

SỐNG TỈNH THỨC - 7 TAI HỌA HIỆN NAY

 

  •  
    CHI TRAN

     
     
     

    Dấu Chỉ Thời Gian: Bảy Đại Tai Ương, Thiên Tai Xảy Ra Trong 10 Năm Qua

    Tác giả: 
     Minh Thiên

    Dấu Chỉ Thời Gian:

    Bảy Đại Tai Ương, Thiên Tai Xảy Ra Trong 10 Năm Qua

    Minh Thiên

     

    Với thời đại khoa học tân tiến về truyền thông, con người dễ dàng loan tải tin tức và hình ảnh khắp nơi cho nhau một cách nhanh chóng. Nhờ đó, con người biết được những gì đang xảy ra chung quanh mình. Thế giới trong thập niên qua dồn dập với những đại tai ương, thiên tai, chiến tranh và khủng bố. Càng ngày tai ương xảy ra càng khủng khiếp hơn, càng ngày thiên tai càng xảy ra lớn lao hơn, càng ngày chiến tranh xảy ra càng đau thương chết chóc hơn…tựa như người phụ nữ trong cơn chuyển bụng hạ sinh. Tai ương, thiên tai càng lớn lao, con người càng thấy mình nhỏ bé, mỏng manh và bất lực. Chính nhờ đó để con người càng nhận ra Thiên Chúa toàn năng và chỉ có Đấng Tạo Thành vụ trụ mới có quyền phép trên mọi tạo vật. Các môn đệ đã kinh nghiệm điều đó khi các ông ở trên thuyền với Chúa Giêsu trên biển. Lúc sóng gió nổi lên khiến các ông phải la lên: "Lạy Thầy, xin cứu lấy chúng con kẻo chết mất!" Chúa phán: "Hỡi những kẻ yếu lòng tin! Sao các con nhát sợ?" Bấy giờ Người chỗi dậy, truyền lệnh cho gió và biển. Và biển yên lặng như tờ! Cho nên những người ấy kinh ngạc mà rằng: "Ông này là ai mà gió và biển đều vâng phục?" Có Chúa là Đấng hằng sống ở ngay bên cạnh mà các ông vẫn run sợ trước những uy lực của sự dữ, của tử thần.

     

    Để cứu Israen khỏi cảnh nô lệ bên Ai-cập, Thiên Chúa đã cho xảy ra nhiều thiên tai đến với vua Pharaô và những gì thuộc về nhà vua, trong khi Israen được Chúa bảo vệ an toàn, tai ương không xảy đến với họ. Vì sự cứng lòng của Pharaô, chỉ sau khi tai ương các con trai đầu lòng bị chết, nhà vua mới cho dân Israen ra đi, và đi thờ phượng Thiên Chúa của họ. Vào giữa đêm, Pharaô vua của bóng tối, của sự cứng lòng đã triệu Môsê tới và thả cho Isaen ra đi. Israen đã ra đi trong đêm tối của nô lệ mà đến với ánh sáng tự do của Chúa.

     

    Đứng trước những đại tai ương, thiên tai xảy ra, con người hãy thức tỉnh bước ra khỏi bóng tối, của sự cứng lòng mà trở về với Thiên Chúa, khẩn cầu lòng thương xót và tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa. Thế giới vẫn đang đứng trước những thảm họa của chiến tranh hạt nhân, chiến tranh tôn giáo-sắc tộc, siêu lãnh tụ, siêu vi khuẩn, môi trường ô nhiễm, tâm linh ô nhiễm, động đất, sóng thần, thiên thạch trên trời... Nguy hiểm hơn cả là siêu vi khuẩn tội lỗi gây ung thư tâm hồn. Hãy tỉnh thức như năm cô trinh nữ khôn ngoan, mang đèn và luôn mang theo dầu để cho dù những tai ương, thiên tai vĩ đại ơn sẽ xảy đến, hay tên phản Kitô xuất hiện thì đèn đức tin của ta vẫn luôn cháy sáng.

     

    1- Virus Corona ở Trung Quốc

    Dịch virus corona Vũ Hán, dịch viêm phổi mới của virus Corona tại thành phố Vũ Hán trong tỉnh Hồ Bắc ở Trung Quốc, khi một nhóm người bị viêm phổi đã tiếp xúc với những người buôn bán làm việc tại một chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi bán động vật sống. Tính đến ngày 2/9/2020 Dịch virus corona Vũ Hán đã gây ra cái chết của hơn 900 người, phần lớn là ở Trung Quốc, vượt hơn con số thương vong của bệnh Sars.  Con số bị nhiễm virus corona đã lên đến 40 ngàn người và còn tiếp tục gia tăng. Dân Trung Quốc đã phẫn nộ về cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), 34 tuổi, qua đời vì bị lây nhiễm virus từ một bệnh nhân, ông đã cảnh báo về dịch bệnh, nhựng lại bị chính quyền khiển trách. Nhà nước Trung Quốc đã cho xây hai bệnh viện dã chiến trong vài ngày có thể tiếp nhận hàng ngàn bệnh nhân. Chưa rõ nguyên nhân của virus từ đâu nhưng tin loan truyền cho là từ thú vật hoang dã như dơi, tê tê... truyền qua người.

     

    2- Cháy Rừng Ở Úc

    Trận cháy rừng ở Úc được ví như lửa hỏa ngục thiêu đốt các khu rừng lớn tới 11 triệu hécta, và là trận cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử Úc. Có khoảng 1.25 tỉ động vật bị chết, và cần nhiều chục năm để khôi phục lại. Tính chất bất thường của mùa cháy rừng tại Úc thể hiện qua mức độ tàn phá rừng do cháy, độ khô của thảm thực vật rừng và chất lượng không khí kém đã ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người dân trên khắp nước Úc. Vụ cháy đã phá hủy trên 5 900 công trình xây dựng và đã lấy đi mạng sống của 28 người. Vụ cháy rừng đã đưa đến tranh luận về biến đổi khí hậu và môi trường mà con người đóng góp phần lớn trong đó.

     

    3- Châu Chấu Ở Châu Phi

    Cào cào, châu chấu như mưa tàn phá các nước Đông Phi, hàng triệu người có nguy cơ thiếu đói. Đây là nạn cào cào, châu chấu tồi tệ nhất trong 70 năm qua. Hàng trăm triệu con côn trùng tràn vào quốc gia này từ các nước lân cận là Somalia và Ethiopia. Đối với Somalia và Ethiopia, hai quốc gia này chưa từng bị phá hoại thế này trong ít nhất 25 năm qua. Một nông dân Kenya, cho biết: "Ngay cả những con bò cũng ngỡ ngàng trước những gì đang xảy ra. Cào cào, châu chấu ăn sạch tất cả mọi thứ, từ bắp, đậu, cao lương". Theo Liên Hiệp Quốc, cần khoảng 70 triệu USD để đẩy mạnh việc phun thuốc trừ sâu từ trên không, cách hiệu quả duy nhất để chống lại dịch cào cào, châu chấu. Chỉ một đàn cào cào, châu chấu nhỏ cũng có thể ăn sạch một lượng lương thực đủ cho 35.000 người một ngày.

     

    4- Chiến Tranh Syria

    Nước Syria với những di tích lịch sử và di sản thế giới như ốc đảo sa mạc Palmyra, Thánh đường Aleppo, Pháo đài Alleppo, Thành phố cổ Bosra... đã bị chiến tranh tàn phá sau gần một thập kỷ. Bom đạn hay nói đúng hơn là các chiến binh Hồi Giáo IS đã cướp đi những di sản kiến trúc vô giá của nhân loại. Nhiều thành phố trở nên đống gạch vụn hoang tàn, đổ nát. Chiến tranh đã khiến nhiều triệu người bỏ nước ra đi và số người thương vong lên tới gần nửa triệu người. Một trong những bức hình đánh động lương tâm nhân loại là hình ảnh một em bé vô tội chết trôi dạt trên bờ biển trong lúc ra đi tìm tự do.

     

    5- Siêu Bão Maria đổ bộ vào Puerto Rico.

    Cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào vùng lãnh thổ Puerto Rico của Mỹ trong 80 năm qua phá hủy hàng ngàn ngôi nhà, gây mất điện toàn bộ hòn đảo, biến nhiều con đường thành sông, xe cộ và cây cối bị nước lũ cuốn trôi. Là siêu bão lốc xoáy nhiệt đới mạnh cấp 4 với gió 250Km/giờ đã đổ bộ vào Puerto Rico đã biến đảo quốc này thành bành địa, gieo rắc kinh hoàng cho người dân. Báo cáo được thực hiện cho thấy, Maria là cơn bão gây thiệt hại nhiều nhất trong lịch sử Mỹ. Đây cũng là cơn bão mạnh nhất trong lịch sử tại vùng Carribean. Theo con số ước tính có khoảng 3 ngàn người thiệt mạng.

     

    6- Động Đất Và Sóng Thần Ở Nhật.

    Động đất và sóng thần tại Tōhoku là một trận động đất mạnh 9 chấm ngoài khơi bờ biển Nhật Bản. Trận động đất đã gây ra sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và ít nhất 20 quốc gia khác, bao gồm cả bờ biển phía Tây của Bắc và Nam Mỹ. Sóng thần cao đến 40m đã đánh vào Nhật Bản chỉ vài phút sau động đất, tại một vài nơi sóng thần tiến vào đất liền 10 km. Thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản đã xóa sổ nhiều thị trấn ven biển, gây sự cố rò rỉ hạt nhân, và khiến hàng nghìn người dân rơi vào tình cảnh tuyệt vọng. Có khoảng 16 ngàn người thiệt mạng và tổn thất vật chất rất cao.

     

    7- Hạn Hán Ở Phi Châu.

    Nam Châu Phi vùng đất vốn khô cằn đã trải qua cơn hạn hán kinh hoàng. Súc vật, thú rừng thiếu thức ăn nước uống chết từng bày, cá chết khô dưới lòng sông khô cạn, thác nước Victoria hùng vĩ can khô ảnh hưởng nặng nề đến sinh kế của con người. Lượng nước mưa giảm xuống mức kỷ lục gây hạn hán nghiêm trọng cho các người dân tại Nam Phi, Angola, Zambia, Zimbabwe, Mozambique, Malawi... Người dân phải xếp hàng để nhận nước về dùng. Theo chương trình lương thực thế giới, có khoảng 14 triệu người đang phải đối mặt với nạn đói.

     

    thanhlinh.net
     
     
     

 

SỐNG TỈNH THỨC - BỆNH DỊCH CHỌN ĐỐI TƯỢNG

 

  •  
    Hung Dao
     
    Feb 10 at 5:23 PM
     
     
     
     
     
    Subject: VAN HOA :Dịch bệnh cũng chọn đối tượng lây nhiễm? Câu hỏi khiến các nhà khoa học ‘nhức đầu
     

    Dịch bệnh cũng chọn đối tượng lây nhiễm? Câu hỏi khiến các nhà khoa học ‘nhức đầu

     
    Bệnh dịch cũng chọn đối tượng lây nhiễm? Câu hỏi khiến các nhà khoa học ‘nhức đầu’
     

    Trong lịch sử, có rất nhiều hiện tượng “dị thường” liên quan đến dịch bệnh không thể giải thích được bằng lý luận truyền thống. Dưới đây là một số câu chuyện như vậy, theo trang Sound of Hope.

    Nhắc đến dịch bệnh truyền nhiễm, rất nhiều người đều cảm thấy sợ hãi. Bởi đây là loại bệnh nguy hiểm, dễ lây lan, trong lịch sử đã ghi nhận nhiều đợt đại dịch bệnh truyền nhiễm khủng khiếp, là ác mộng đối với nhân loại. Không chỉ cướp đi vô số sinh mạng con người, dịch bệnh còn tàn phá mọi phương diện của đời sống xã hội cũng như kinh tế, văn hóa… Ví như giữa thế kỉ 14, đại dịch “Cái Chết Đen” đã để lại nỗi kinh hoàng cho toàn bộ người dân châu Âu.

    Bệnh dịch cũng chọn đối tượng lây nhiễm? Câu hỏi khiến các nhà khoa học ‘nhức đầu’

    Cái chết đen bao trùm gần như khắp châu Âu. (Ảnh: Soha)

    Bệnh dịch cũng chọn đối tượng lây nhiễm? Câu hỏi khiến các nhà khoa học ‘nhức đầu’

    Cái chết đen là một thảm kịch chưa từng có trong lịch sử. (Ảnh: Soha)

    Bệnh truyền nhiễm là loại bệnh có thể truyền từ một cá thể này sang một cá thể khác thông qua các con đường khác nhau. Thông thường, bệnh truyền nhiễm có thể lây lan từ người bệnh sang người khỏe thông qua nhiều con đường như: tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, thông qua máu, dịch thể, chất tiết của người bệnh; vật dụng nhiễm bệnh hoặc bằng cách uống nước, dùng chung thức ăn, qua không khí hoặc các vật thể trung gian khác.

    Bệnh dịch cũng chọn đối tượng lây nhiễm? Câu hỏi khiến các nhà khoa học ‘nhức đầu’

    Những cái chết đau đớn từ dịch bệnh. (Ảnh: Soha)

    Trong lịch sử, có nhiều hiện tượng “dị thường” liên quan đến dịch bệnh truyền nhiễm không thể giải thích được theo cách thông thường. Trang web “Khán Trung Quốc (Vision Times)” đã tổng hợp được một số hiện tượng truyền nhiễm “dị thường” như vậy. 

    Dịch bệnh đồng thời bùng phát ở các vùng khác nhau

    Đại dịch cúm bùng phát ở Mỹ năm 1918 sau đó đã nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, cách thức lây lan của dịch cúm này lại rất bất thường.

    Thứ nhất, dịch bệnh đồng thời bùng phát ở hai vùng có vị trí địa lý cách rất xa nhau là Boston (Mỹ) và Mumbai (Ấn Độ). Với trình độ phát triển của thế giới tại thời điểm năm 1918, chắc chắn không một ai có thể đi từ Mỹ đến Ấn Độ trong một hoặc hai ngày huống hồ là chim hoặc thú mang mầm bệnh. Ngay cả với tốc độ gió cũng không thể nhanh đến thế. 

    Trong khi đó, từ Boston dịch cúm đã phải mất 3 tuần mới đến được New York (cũng thuộc Mỹ), dù khoảng cách ngắn hơn rất nhiều.

    Tốc độ và phạm vi lây nhiễm khác nhau

    Ngày 31/1/1991, dịch cúm lan đến bờ biển phía bắc Lima (Nam Mỹ). Hai tuần sau, dịch bệnh vượt hơn 1.200 dặm đến Vịnh Peru, khiến 70.000 người nhiễm bệnh chỉ trong một tháng. Ngày 28/2, dịch bệnh được phát hiện ở Ecuador, ngày 8/3 xuất hiện ở Colombia, 16/4 ở Chile, và ngày 22/4, dịch bệnh lan đến Brazil. 

    Virus cúm không thể sống lâu ngoài không khí và nó chỉ có thể nhiễm từ vật chủ này sang vật chủ khác. Đáng nói là với quãng đường 1.200 dặm để đến vùng lây nhiễm trong hai tuần thì vật chủ mang bệnh phải không ngừng hoạt động trong phạm vi rộng lớn và lây lan cho hàng ngàn người qua phân và nguồn nước.

    Bệnh dịch cũng chọn đối tượng lây nhiễm? Câu hỏi khiến các nhà khoa học ‘nhức đầu’

    Dịch cúm năm 1918 được xem là thảm họa chết chóc kinh hoàng nhất thế giới. (Ảnh: Wikipedia)

    Cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài, một khu vực không có mầm bệnh nhưng vẫn phát bệnh

    Thổ dân da đỏ ở Suriname, Nam Mỹ, từ lâu đã sống biệt lập với thế giới bên ngoài, do đó gần như không thể có chuyện những người thổ dân nơi đây có thể tiếp xúc với người bị bệnh bại liệt. Nhưng kỳ lạ là bệnh bại liệt vẫn bất ngờ bùng phát tại đây. Nguồn phát bệnh rốt cục bắt nguồn từ đâu? Từng có thí nghiệm trong đó, virus bại liệt đã được chủ ý lây lan cho những nhóm dân cư ở những vùng xa xôi biệt lập, nhưng kết quả là dịch bệnh không bùng phát mà từ từ tiêu mất đi. Vậy lý giải như thế nào đối với trường hợp của những thổ dân da đỏ ở Suriname này?

    Bệnh dịch cũng chọn đối tượng lây nhiễm? Câu hỏi khiến các nhà khoa học ‘nhức đầu’

    Thổ dân da đỏ ở Suriname, Nam Mỹ. (Ảnh: histclo.com)

    Thời gian bùng phát dịch bệnh cách nhau vài thế kỷ

    Theo ghi chép, dịch hạch lần đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ vào thế kỷ 5 TCN. Đến thế kỷ I, dịch hạch lại bùng phát ở Syria và Bắc Phi. Năm 540, dịch hạch bùng phát ở Đế chế La Mã đã giết chết gần 100 triệu người. Không có ghi chép nào về sự xuất hiện của căn bệnh này trong khoảng thời gian từ giữa thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VIII. Căn bệnh truyền nhiễm trên tưởng như đã biến mất khỏi trái đất nhưng nó lại một lần nữa bùng phát vào năm 1347 – 1350 của thế kỷ 14. Giữa thế kỷ 17 nó lại xuất hiện nhưng đã nhanh chóng bị dập tắt. Không có dấu hiệu gì về sự bùng phát của nó sau hai thế kỷ tiếp theo. Tuy nhiên, nó đã xuất hiện trở lại tại Trung Quốc vào năm 1894. Gần đây nhất, vào Thế chiến thứ nhất, nó lại là nguyên nhân gây ra 13 triệu cái chết ở Ấn Độ.

    Một ví dụ điển hình nữa, bệnh đậu mùa lần đầu tiên được phát hiện trên các xác ướp của Ấn Độ vào thế kỷ 11 TCN. Sau đó, nó lại biến mất một cách bí ẩn trong các tác phẩm y học cổ đại. Những năm đầu sau công nguyên, nó quét qua thành Rome. Sau đó nó lại bị dập tắt, mãi đến thế kỷ thứ 6 mới lại xuất hiện.

    Ở các khu vực ít dân cư lại có tốc độ lây lan nhanh chóng

    Trong vòng 1 tháng từ tháng 11 đến tháng 12 năm 1918, đại dịch cúm lan rộng toàn bán đảo Alaska (Mỹ). Tuy Alaska rộng gấp đôi Texas nhưng dân cư lại rất thưa thớt, chỉ có 45.000 người. Đặc biệt, khi ấy là mùa đông và mọi người không thể từ bờ biển di chuyển vào đất liền do mặt nước hoàn toàn bị đóng băng.

    Năm 1948, dịch cúm bùng phát ở vùng nông thôn thuộc Sardinia, Ý. Một số người chăn cừu sinh sống cách đó rất xa cũng mắc bệnh, các vùng dân cư lân cận cũng bùng phát dịch vào cùng thời điểm.

    Bệnh dịch cũng chọn đối tượng lây nhiễm? Câu hỏi khiến các nhà khoa học ‘nhức đầu’

    Tranh sơn dầu “dịch bệnh hạch Ashdod”. (Ảnh: Wikipedia)

    Dịch bệnh có chọn đối tượng lây nhiễm?

    Trong đại dịch cúm năm 1918, mặc dù con tàu St. Helena mỗi lần đi biển đều đậu ở vùng dịch bệnh, nhưng điều lạ là các thuyền viên vẫn bình an vô sự.

    Mãi đến ngày 10/02/1919, dịch cúm đầu tiên mới cập bến thành phố lớn nhất nước Úc – Sydney. Điều này kỳ lạ vì, để đến Sydney, người ta sẽ phải đi qua tất cả các khu vực có dịch bệnh hoành hành, cả trên đại dương và lục địa. Tại sao không một con tàu nào đưa dịch bệnh đến đây sớm hơn?

    Trong ghi chép về đại dịch hạch ở thành Rome năm 540, có đoạn: “… một số người sống cùng người bệnh, thậm chí cả với người đã chết, nhưng họ vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Một số người, do quá đau lòng khi tất cả gia đình và người thân thích đều qua đời trong dịch bệnh, nên đã chủ động tìm đến cái chết bằng cách tiếp xúc với bệnh nhân, nhưng dường như dịch bệnh lại phớt lờ họ. Và như thế, họ vẫn bình an vô sự”.

    Cao tăng cầu tuyết giữa mùa hè để giải trừ dịch bệnh

    Năm Quang Tự thứ 26 (năm 1900), 8 nước Đồng minh đã đánh vào Bắc Kinh. Kinh thành đại loạn khiến Từ Hy thái hậu cùng hoàng đế Quang Tự và các quần thần phải chạy đến Trường An (nay thuộc Tây An). Khi đó, Khánh thân vương Dịch Khuông nghe tin Hư Vân hòa thượng là cao tăng đắc đạo liền thỉnh mời ông đến bảo vệ nhà vua trên đường lánh nạn.

    Khi đó, đại dịch đang hoành hành ở Trường An và cướp đi sinh mệnh của vô số người. Mùa hè tháng 8 nắng nóng gay gắt, thi thể người chết thối rữa la liệt khắp nơi, mùi hôi thối và chết chóc bủa vây toàn Trường An.

    Hư Vân hòa thượng chứng kiến cảnh tượng ấy vô cùng thương xót chúng sinh, nên phát nguyện tổ chức một đại lễ cầu tuyết, cầu xin Ông Trời cho tuyết rơi để ngăn cản dịch bệnh. Cảm động trước tấm lòng của lão hòa thượng, hàng nghìn tăng nhân đã đến trước thiền tự Ngọa Long nguyện ý hết lòng tương trợ. Ở trên lễ đàn cao lớn, hòa thượng Hư Vân khoác áo cà sa tĩnh tọa ngày đêm một lòng cầu niệm trời ban tuyết xuống cứu chúng sinh thoát khỏi kiếp nạn.

    Bệnh dịch cũng chọn đối tượng lây nhiễm? Câu hỏi khiến các nhà khoa học ‘nhức đầu’

    Hư Vân hòa thượng. (Ảnh: Tinh Hoa)

    Trời không phụ lòng người, quả nhiên đến ngày thứ 7 mây đen kéo đến. Buổi chiều đó xuất hiện một trận tuyết lớn. Tuy nhiên, Hư Vân hòa thượng vẫn không dừng lại ở đó vì hạn hán và dịch bệnh ở Thiểm Tây, Cam Túc và Ninh Hạ, ông đã ngồi bảy ngày. Sau 7 ngày tuyết rơi, ngàn dặm trong ngoài thành Trường An đều được băng tuyết phủ kín.

    Tấm lòng lương thiện chân thành của Hư Vân hòa thượng thực sự đã cảm động đến cả trời cao, nên dù trong mùa hè nóng bức vẫn có thể xuất hiện kỳ tích xảy ra trận tuyết lớn cứu muôn dân thoát khỏi đợt đại dịch ở Trường An.

    Vậy quý độc giả có suy nghĩ gì không về những câu chuyện kỳ lạ liên quan đến dịch bệnh này?

    -----------------------------

     

     

 

SỐNG TỈNH THỨC - VIRUS CORONA ĐIỂM DỪNG CHÂN

  •  
    Chi Tran - Feb 12 at 4:35 AM
     
     
     

    VŨ HÁN, ĐIỂM DỪNG CHÂN HỒI TÂM

     

    Hiện tượng dịch Corona từ Vũ Hán đến hôm nay đã làm 1112 người chết và 44.794 người bị lây nhiễm kể từ ngày 24. 01.2020. Thế giới xôn xao, hốt hoảng, sợ hãi, vì sức lây nhiễm nhanh mạnh của virus NCOV. Nhiều biện pháp ngăn chặn làn sóng bành trướng của vi khuẩn được triệt để áp dụng, và ai cũng hy vọng các nhà khoa học sớm phát minh thuốc chủng ngừa dịch bệnh tai ác này.

     

     

    Như nhiều người, những ngày qua, tôi đã đi qua nhiều con đường, đã gặp nhiều người, trải qua nhiều tình cảm :

     

    Tôi đã đi qua nhiều con đường tháng trước còn sầm uất, đông đảo, với những siêu thị, quán ăn Châu Á chật kín, nườm nượp thực khách ra vào, nay vắng tanh, tiêu điều, ế ẩm. Tôi đã gặp nhiều người Trung Hoa cúi đầu lầm lũi vội vã bước đi, như muốn trốn tránh cái nhìn không mấy thiện cảm và thái độ kỳ thị không cần giấu diếm của người Tây phương bản xứ. Tôi đã có những tình cảm tiêu cực đối với nước Trung Hoa do chính sách tham vọng bá chủ, và trách nhiệm đã để nhiều loại dịch bệnh phát sinh và lây lan cho thế giới.

     

    Nhưng sau những bước chân lang thang trên những con đường không còn nhộn nhịp, những gặp gỡ nặng nề mặc cảm, những tình cảm bực bội, coi thường, tôi giật mình nhận ra mình không còn quân bình trong phán đoán.

     

    Trước biến cố Vũ Hán với dịch bệnh Corona, tôi đã không còn bình thường khi “thừa thắng xông lên” không tiếc lời lên án người Tầu với đủ thứ thói hư, tật xấu, từ ăn ở dơ dáy đến huyên náo, ồn ào bất kể sáng đêm, nhà riêng hay nơi cộng cộng, và phía sau “không bình thường ấy” chính là cơn giận từ mối thù truyền kiếp của ngàn năm nô lệ và căm phẫn đối với một dân tộc có máu bành trướng, xâm lăng, lúc nào cũng hung hăng, thủ đọan muốn “ăn tươi nuốt sống” quê hương tôi. 

     

    Vũ Hán làm tôi không còn bình thường khi thích thú cho rằng : Trời đang thịnh nộ và thẳng tay trừng phạt một dân tộc kiêu căng, ngạo mạn dám khinh khi, thách thức cả Trời.

     

    Tôi cũng hết còn bình tĩnh khi Corona từng ngày gia tăng con số nạn nhân, với tốc độ lây nhiễm đáng lo ngại trên toàn cầu. Tất nhiên, phiá sau của tình trạng hết còn bình tĩnh này là ước mong được chứng kiến một Trung Quốc suy yếu, tàn rụi, hoàn toàn bị “knock out”.

     

    Corona Vũ Hán cũng biến tôi thành người không còn sáng suốt để phân định và tách rời chính sách của nhà cầm quyền ra khỏi nhân dân Trung Quốc, mà giữa hai bên là vực thẳm cách biệt : thiểu số hưởng mọi đặc lợi, đặc quyền, và đa số bất hạnh, lầm than, đáng thương, tội nghiệp.

     

    Vũ Hán từng giờ được truyền thông nhắc tên, thống kê số người chết, người lây bệnh, nhưng tôi hoàn toàn vô cảm trước cảnh bị cô lập, bị tẩy chay, bị xa lánh, bị lãng quên, bị cấm vận, bị bỏ rơi trong tình trạng vô vọng chờ chết của hàng chục triệu người dân Trung Hoa vô tội, bất hạnh vì sinh ra đã là người Vũ Hán.

     

    Những tường thuật về Vũ Hán tuy có làm giật mình, rùng mình, nhưng rồi lòng tôi lại cứng cỏi, chai đá ngay, khi mường tượng cơn dịch khủng khiếp đang từng giờ tàn phá này sẽ là vũ khí Trời cho để đánh bại một sức mạnh thô bạo từ phưng Bắc đang đe dọa không chỉ đất nước nhỏ bé của tôi mà còn gây phiền phức cho cả thế giới.

     

    Thế mới biết : người ta chỉ lộ đầy đủ “bộ mặt thật” khi có chuyện, và tôi đây chính là trường hợp điển hình :

     

    Khi có chuyện Vũ Hán, tôi mới lộ bản mặt không nhân ái và công bình của mình, vì chỉ một chuyện “vơ đũa cả nắm” khi lên án và trù dập toàn thể người Trung Quốc đã là bằng chứng tâm hồn hẹp hòi, nhỏ mọn của tôi ; chỉ một thái độ vô cảm trước tai ương, khốn khó của hàng triệu trẻ em, người già, gia đình nhỏ của các bạn trẻ ở Vũ Hán đang lâm cảnh thiếu thốn vật chất và tinh thần suy sụp vì bị cô lập và khinh khi, xa lánh cũng đủ cho thấy trái tim tôi đã già nua, cằn cỗi đến cỡ nào, vì cạn máu yêu thương.

     

    Bởi có biến cố Vũ Hán, tôi mới khám phá ra “cái tôi” ích kỷ vĩ đại đang trầm trọng mọi chuyện có hại cho mình, đang nghiêm khắc với người không đem lợi cho mình, đang khắc nghiệt trừng trị những ai rắp ranh đe dọa sự sống của mình, và đang nhẫn tâm ra tay tiêu diệt những đối tượng rơi vào tầm ngắm của ganh ghét, thù hận.  

     

    Vũ Hán cho tôi nhận ra tôi chỉ lo cho mình, mà không quan tâm đến ai, bằng chứng là cả bạn bè, người thân, tôi cũng không muốn gặp vì sợ lây nhiễm, nên bất cứ ai ghé nhà lúc này, tôi đều lạnh lùng tra hỏi, dò xét : “Có đi Việt Nam mới về không đó ? Nếu mới từ Việt Nam về thì cảm phiền đừng vào nhà mình. Mình sợ Corona lắm !”. Nỗi sợ lây nhiễm thái qúa đã biến tôi thành kẻ vô cảm vì ích kỷ đến đáng khinh, khi đang tâm bán rẻ tình bạn, tình gia đình, điều mà trước đây không bao giờ tôi có thể quan niệm.

     

    Thế là tôi đã đánh mất tôi, khi người Trung Hoa ở Vũ Hán bị đồng hoá với virus Corona. Đánh mất chính mình, vì mình đã làm mất người khác, khi lấy đi quyền làm người có tên tuổi, có nhân vị, có hạnh phúc, ước mơ, và giản lược những con người có lịch sử, mang ơn gọi riêng biệt, sứ mệnh đặc thù, và là huyền nhiệm không thể lột trần vào một con virus có tên Corona ; đánh mất mình, vì mình đã đánh mất người khác là gương soi của chính mình, bởi không có người khác, tôi sẽ chẳng bao giờ biết tôi là ai, nhận ra tôi thế nào, vì một mình đơn độc, tôi có ai để “đong đưa”, đồng hành, so sánh ? 

     

    Thế là tôi đã lạc đường, khi đóng đường sống của người Vũ Hán và đường lên của người dân Trung Hoa, bởi thế giới không còn là những ốc đảo xa lạ, không tương quan, nhưng là một ngôi làng với thôn trên xóm dưới thân thương qua lại. Do đó, đóng đường thiên hạ, tôi e ngại mình đang đóng đường mình.

     

    Vũ Hán hôm nay bi thảm hơn Vũ Hán của tháng trước. Mới chỉ một tháng thôi, mà Vũ Hán đã lầm than, xơ xác, điêu tàn đến đáng thương, đáng sợ.

     

    Và phút chốc trong ngao ngán cơn say bạo lực, trong chán chường ích kỷ hẹp hòi, trong dửng dưng trước cám dỗ hiềm khích, đố kỵ, tôi thấy mình vô duyên, lố bịch khi mọi người xếp lại chuyện xưa bất hoà để cùng đương đầu, đối phó dịch bệnh đang là tai hoạ của cả địa cầu ; thấy mình vô tâm, vô trách nhiệm, khi các quốc gia dồn hết nỗ lực để cứu người Vũ Hán và dân Trung Quốc thoát đại họa Corona ; thấy mình thiếu bác ái, từ bi, hỉ xả khi mọi người đồng lòng bầy tỏ tình liên đới, chia sẻ ; và nhất là thấy mình “chưa lớn nổi thành người” khi tuổi đã cao mà lòng quá thấp, khi thế giới bao la mà tim quá hẹp hòi, khi tình người tha thiết réo gọi, mà hồn vẫn chai đá, dửng dưng, đóng chặt.

     

     Jorathe Nắng Tím

     

     
     
     

SỐNG TỈNH THỨC -CACH NGHETIẾNG CHÚA

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     

    Sao tôi không nghe được tiếng Chúa?

     
     
     
     

    Nghe tiếng Chúa

    Jnewsvn.com – Chúa muốn nói chuyện với bạn. Nhưng trước hết, bạn phải loại bỏ những điều khiến bạn phân tâm mới có thể lắng nghe tiếng Ngài.

    Nghe tiếng Chúa

    Ảnh: JourneyOnline

    Bạn không thể nghe được tiếng Chúa khi tâm trí choán đầy lo âu, toan tính, công việc… Bạn không thể nghe được tiếng Chúa khi tâm trí đầy hình ảnh của tivi, mạng xã hội, điện thoại… Nhiều người trong chúng ta không nghe được tiếng Chúa vì tâm trí bị chi phối bởi biết bao điều ồn ào trong cuộc sống. 

    Đây là hình ảnh của phần đất rơi vào bụi gai. Trong sách Luke/Luca 8:7, Đức Chúa Jesus phán: “Một phần khác rơi vào bụi gai, gai mọc chung với hạt giống làm cho nghẹt ngòi”. Lưu ý hạt giống bắt đầu đâm chồi, mọc lên. Nhưng chỉ một thời gian sau, gai làm nghẹt ngòi sự sống, khiến cây không thể ra hoa, kết trái.  

    Trong câu 14, Đức Chúa Jesus giải thích: “Phần rơi vào bụi gai, là những kẻ đã nghe đạo, nhưng rồi đi, để cho sự lo lắng, giàu sang, sung sướng đời này làm cho đạo phải nghẹt ngòi, đến nỗi không sanh trái nào được chín”.

    Một trong những phân tâm lớn nhất khiến chúng ta không thể nghe được tiếng Chúa là sự bận rộn. Nhiều người nhầm lẫn giữa công việc với hiệu năng, 2 điều không giống nhau. Bạn có thể luôn hoạt động nhưng chỉ quanh quẩn, lòng vòng. Nếu bạn luôn bận rộn nhưng không tiến triển, bạn không thể kết quả trong đời sống.

    Có 3 loại gai thường làm ngạt sự sống Chúa trong đời bạn. Đầu tiên là lo lắng, “bị chi phối, lôi kéo bởi nhiều hướng khác nhau”. Bạn quên Chúa vì trong bạn tràn ngập lo âu, đến mức căng thẳng.

    Thứ hai là giàu sang. Bạn có thể bận rộn kiếm tiền đến nỗi quên Chúa. Cả ngày lao nhọc vì công việc, bạn trở về mệt mỏi. Sáng hôm sau thức giấc với ngày mới cũng y như vậy. Bạn quá bận tâm với việc mưu sinh, đến nỗi không còn thời gian nuôi dưỡng sự sống với Chúa.

    Thứ ba là lạc thú, thú vui đời này. Tận hưởng lạc thú có gì sai? Không sai, ngoại trừ vì miệt mài theo đuổi nó mà bạn quên Chúa. 

    Nghe tiếng Chúa

    “Chiên Ta nghe tiếng Ta, Ta biết chúng, và chúng theo Ta”. Ảnh: Ben Eaton

    Có nhiều loại gai khác nhau. Gai góc là bất cứ điều gì bạn cho phép chiếm chỗ của Chúa trong đời sống. Một điều trở nên gai góc khi nó loại trừ Chúa ra khỏi thời khóa biểu của bạn.

    Cần bao nhiêu cố gắng để gai mọc lên? Không cần một nỗ lực nào cả. Gai góc là dấu hiệu của sự hoang phế. Bất cứ khi nào bạn xao lãng thì giờ với Chúa và việc học lời Chúa, bạn biết điều gì sẽ xảy ra? Gai góc bắt đầu mọc lên trong đời sống bạn. Có thể không chỉ 3 loại gai góc nêu trên mà nhiều loại khác nữa. Chúng sẽ phát triển và làm chết ngạt đời sống tâm linh bạn.     

    Đức Chúa Trời đang cố gắng bắt liên lạc với bạn. Đường dây của bạn có đang bận? Bạn cần chủ động loại trừ gai góc ra khỏi đời bạn, để Ngài có thể phán với bạn, làm kết quả trong đời sống bạn.  

    Nghe tiếng Chúa

    Ảnh: God Conversation

    Rick Warren

    (Nguồn: Pastor Rick’s Daily Hope)