16. Sống Tình Thức

SỐNG TỈNH THỨC - CN2MV-A

 

  •  
    Tinh Cao
    Dec 7 at 12:22 AM
     
     

    Chúa Nhật 2 MV-A

     

    LẮNG NGHE Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: Is 11, 1-10

    "Chúa lấy sự công minh mà xét xử người nghèo khó".

    Trích sách Tiên tri Isaia.

    Ngày ấy, từ gốc Giêsê sẽ đâm ra một chồi và cũng từ gốc ấy sẽ đơm lên một bông hoa. Trên bông hoa ấy, thần linh của Thiên Chúa sẽ ngự xuống, tức thần khôn ngoan và thông suốt, thần chỉ dẫn và sức mạnh, thần hiểu biết và đạo đức, và thần ấy sẽ làm cho Ngài biết kính sợ Thiên Chúa.

    Ngài không xét đoán theo như mắt thấy, cũng không lên án theo điều tai nghe, nhưng Ngài sẽ lấy đức công minh mà xét xử những người nghèo khó, và lấy lòng chính trực mà bênh đỡ kẻ hiền lành trong xứ sở. Ngài sẽ dùng lời như gậy đánh người áp chế, và sẽ dùng tiếng nói giết chết kẻ hung ác. Ngài lấy đức công bình làm dây thắt lưng, và lấy sự trung tín làm đai lưng.

    Sói sống chung với chiên con; beo nằm chung với dê; bò con, sư tử và chiên sẽ ở chung với nhau; con trẻ sẽ dẫn dắt các thú ấy. Bò (cái) và gấu (cái) sẽ ăn chung một nơi, các con của chúng nằm nghỉ chung với nhau; sư tử cũng như bò đều ăn cỏ khô. Trẻ con còn măng sữa sẽ vui đùa kề hang rắn lục, và trẻ con vừa thôi bú sẽ thọc tay vào hang rắn độc. Các thú dữ ấy không làm hại ai, không giết chết người nào khắp núi thánh của Ta. Bởi vì thế gian sẽ đầy dẫy sự hiểu biết Chúa, như nước tràn đầy đại dương.

    Ngày ấy gốc Giêsê đứng lên như cờ hiệu cho muôn dân. Các dân sẽ khẩn cầu Ngài, và mộ Ngài sẽ được vinh quang.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 71, 2. 7-8. 12-13. 17

    Ðáp: Sự công chính và nền hoà bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại người (c. 7).

    Xướng: 1) Lạy Chúa, xin ban quyền xét đoán khôn ngoan cho đức vua, và ban sự công chính cho hoàng tử, để người đoán xét dân Chúa cách công minh, và phân xử người nghèo khó cách chính trực. - Ðáp.

    2) Sự công chính và nền hoà bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại người cho tới khi mặt trăng không còn chiếu sáng. Và người sẽ thống trị từ biển nọ đến biển kia, từ sông cái đến tận cùng trái đất. - Ðáp.

    3) Vì người sẽ giải thoát kẻ nghèo khó khỏi tay kẻ quyền thế, và sẽ cứu người bất hạnh không ai giúp đỡ. Người sẽ thương xót kẻ yếu đuối và người thiếu thốn, và cứu thoát mạng sống người cùng khổ. - Ðáp.

    4) Chúc tụng danh người đến muôn đời, danh người còn tồn tại lâu dài như mặt trời. Vì người, các chi họ đất hứa sẽ được chúc phúc, và các dân nước sẽ ca khen người. - Ðáp.

     

    Bài Ðọc II: Rm 15, 4-9

    "Chúa Kitô cứu rỗi hết mọi người".

    Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

    Anh em thân mến, những gì đã viết ra là có ý để giáo huấn chúng ta, hầu nhờ Thánh Kinh thêm sức và an ủi, chúng ta được cậy trông. Xin Thiên Chúa, nguồn kiên tâm và an ủi, ban cho anh em biết thông cảm với nhau theo gương Chúa Giêsu Kitô, để anh em đồng thanh tôn vinh Chúa là Cha Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.

    Vì thế, anh em hãy tiếp rước nhau như chính Chúa Giêsu đã tiếp nhận anh em, để làm rạng danh Thiên Chúa. Vì chúng tôi quả quyết với anh em: để chứng tỏ sự chân thật của Thiên Chúa, Ðức Giêsu Kitô đã phục vụ những người chịu phép cắt bì, hầu xác nhận lời hứa cùng các tổ phụ. Còn dân ngoại, họ tôn thờ Thiên Chúa vì lòng nhân từ Người, như lời chép rằng: "Vì vậy, lạy Chúa, con sẽ cao rao Chúa và sẽ ca tụng danh Chúa giữa các dân ngoại".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Alleluia: Lc 3, 4. 6

    Alleluia, alleluia! - Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng; và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mt 3, 1-12

    "Hãy ăn năn thống hối, vì nước trời gần đến".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Ngày ấy, Gioan Tẩy Giả đến giảng trong hoang địa xứ Giuđêa rằng: "Hãy ăn năn thống hối, vì nước trời gần đến". Chính ông là người mà Tiên tri Isaia đã tiên báo: "Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng".

    Bởi vì chính Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Bấy giờ dân thành Giêrusalem, khắp xứ Giuđêa và các miền lân cận sông Giođan tuôn đến với ông, thú tội và chịu phép rửa do tay ông trong sông Giođan.

    Thấy có một số đông người biệt phái và văn nhân cũng đến xin chịu phép rửa, thì Gioan bảo rằng: "Hỡi nòi rắn độc, ai bảo các ngươi trốn lánh cơn thịnh nộ hòng đổ xuống trên đầu các ngươi. Hãy làm việc lành cho xứng với sự thống hối. Chớ tự phụ nghĩ rằng: tổ tiên chúng ta là Abraham. Vì ta bảo cho các ngươi hay: Thiên Chúa quyền năng có thể khiến những hòn đá trở nên con cái Abraham. Ðây cái rìu đã để sẵn dưới gốc cây. Cây nào không sinh trái tốt, sẽ phải chặt đi và bỏ vào lửa. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, để các ngươi được lòng sám hối; còn Ðấng sẽ đến sau tôi có quyền năng hơn tôi và tôi không đáng xách giày Người. Chính Ðấng ấy sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần và lửa. Ngài cầm nia trong tay mà sảy lúa của Ngài, rồi thu lúa vào kho, còn rơm thì đốt đi trong lửa không hề tắt".

    Ðó là lời Chúa. 

     

    image.png

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ

     

    Nhập thể dọn đường  

     

    Mùa Vọng là Mùa đợi trông Đấng Thiên Sai Cứu Thế, Đấng mang đến cho chung loài người và riêng dân Do Thái Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa. Bởi vì, từ sau nguyên tội, loài người đã sống trong đau thương, về cả tâm hồn lẫn thể xác, đến độ, đúng như cảm nghiệm của Phật giáo: "đời là bể khổ". 

     

    Thế nhưng, vì Thiên Chúa dựng nên con người là để được sống đời đời, để được hưởng phúc trường sinh bất diệt, mà họ không thể nào chấp nhận được thân phận khổ đau bất hạnh của mình. Theo giòng lịch sử, họ đã tìm đủ cách để làm sao có thể "vượt qua sự chết mà vào sự sống" (Gioan 5:24).

     

    Đó là là lý do mới có các "đạo" giáo khác nhau, tức là có những "con đường", những "đạo lộ" khác nhau để con người vừa có thể thoát khổ vừa có thể được đạt được hạnh phúc. Một trong những "con đường" hay "đạo l" rõ ràng có chủ trương "cứu độ" con người như "đạo" Do Thái và "đạo" Thiên Chúa (Kitô giáo) đó là "đạo" Phật (Phật giáo)

     

    Tuy nhiên, trong khi "đạo" Phật chủ trương "tự độ", nghĩa là tự cứu mình, bằng cách diệt dục là tham sân si khi còn sống trên đời này cũng như bằng đường lối đầu thai luân hồi sau khi chết nếu chưa hoàn toàn diệt dục, cho tới khi giác ngộ mới được siêu thoát vào cõi niết bàn, thì Do Thái giáo và Kitô giáo lại trông chờ "Ơn Cứu Độ" từ Trời Cao.

     

    Sở dĩ dân Do Thái, cũng chính là tín hữu Do Thái giáo, hằng trông chờ một Đấng Thiên Sai như Thiên Chúa hứa ban, là vì Đấng Thiên Sai là vị đã được Thiên Chúa hứa trong giòng lịch sử cứu độ của họ, như Tiên Tri Isaia trong Bài Đọc 1 hôm nay đã tiên báo Người xuất thân từ giòng dõi Vua Đavít: "Ngày ấy, từ gốc Giêsê sẽ đâm ra một chồi và cũng từ gốc ấy sẽ đơm lên một bông hoa. Trên bông hoa ấy, thần linh của Thiên Chúa sẽ ngự xuống, tức thần khôn ngoan và thông suốt, thần chỉ dẫn và sức mạnh, thần hiểu biết và đạo đức, và thần ấy sẽ làm cho Ngài biết kính sợ Thiên Chúa....".

     

     

    Chính vì là Đấng Thiên sai của Thiên Chúa đối với dân Do Thái mà Người đồng thời cũng là Đấng Cứu Thế của toàn thể nhân loại, đúng như Tiên Tri Isaia đã minh định trong cùng Bài Đọc 1 hôm nay: "Ngày ấy gốc Giêsê đứng lên như cờ hiệu cho muôn dân. Các dân sẽ khẩn cầu Ngài, và mộ Ngài sẽ được vinh quang".

     

     

    Đấng Thiên Sai của dân Do Thái cũng là Đấng Cứu Thế của nhân loại này sẽ chẳng những mang lại công lý và hòa bình khi Người đến trên thế gian này, mà còn cả sự sống trọn hảo là kiến thức thần linh nữa, như Tiên Tri Isaia đã diễn tả về Người trong Bài Đọc 1 hôm nay: 

     

    "Ngài không xét đoán theo như mắt thấy, cũng không lên án theo điều tai nghe, nhưng Ngài sẽ lấy đức công minh mà xét xử những người nghèo khó, và lấy lòng chính trực mà bênh đỡ kẻ hiền lành trong xứ sở. Ngài sẽ dùng lời như gậy đánh người áp chế, và sẽ dùng tiếng nói giết chết kẻ hung ác. Ngài lấy đức công bình làm dây thắt lưng, và lấy sự trung tín làm đai lưng. Sói sống chung với chiên con; beo nằm chung với dê; bò con, sư tử và chiên sẽ ở chung với nhau; con trẻ sẽ dẫn dắt các thú ấy. Bò (cái) và gấu (cái) sẽ ăn chung một nơi, các con của chúng nằm nghỉ chung với nhau; sư tử cũng như bò đều ăn cỏ khô. Trẻ con còn măng sữa sẽ vui đùa kề hang rắn lục, và trẻ con vừa thôi bú sẽ thọc tay vào hang rắn độc. Các thú dữ ấy không làm hại ai, không giết chết người nào khắp núi thánh của Ta. Bởi vì thế gian sẽ đầy dẫy sự hiểu biết Chúa, như nước tràn đầy đại dương".

     

     

    Thật vậy, tự bản tính thụ tạo của mình, một tạo vật hữu hình và hữu hạn, so với Thiên Chúa Hóa Công là Đấng tự hữu, toàn thiện và toàn năng, con người chẳng là gì ngoài bản chất bất toàn và bất lực của mình, chỉ có thể trở thành viên mãn nhờ Ngài và trong Ngài, như họ đã được thông phần vào sự hiện hữu của Ngài nhờ được Ngài dựng nên. 

     

    Thậm chí khi mới được tạo dựng, còn sống trong tình trạng công chính nguyên thủy, chưa biết đến tội lỗi là gì: "trần truồng không biết xấu h" (Khởi Nguyên 2:25), loài người còn sa ngã phạm tội, huống chi bởi nguyên tội họ lại càng mù quáng, sai lạc và yếu nhược hơn nữa, làm sao có thể "tự độ", tự cứu được bản thân mình như lòng mong ước.

     

    Đó là lý do, ngay từ ban đầu, nghĩa là ngay sau nguyên tội, Thiên Chúa chẳng những đã tự động hứa ban Ơn Cứu Độ cho con người qua Đấng Thiên Sai Cứu Tinh của Ngài (xem Khởi Nguyên 3:15), mà còn khôn ngoan không để con người có thể "tự độ", bằng cách đuổi họ ra khỏi địa đường, kẻo họ hái cây sự sống mà ăn (xem Khởi Nguyên 3:22).

     

    Thế là lịch sử của loài người nói chung và lịch sử của dân Do Thái được Thiên Chúa tuyển chọn nói riêng đã trở thành Lịch Sử Cứu Độ, lịch sử đợi trông Ơn Cứu Độ, một Mùa Vọng đợi trông cho được giải thoát khỏi tội lỗi và sự chết là những gì liên lỉ chẳng những hành hạ con người mà còn giúp cho con người càng có lý do sâu xa chính đáng mãnh liệt trông chờ Đấng Thiên Sai Cứu Thế mau đến.

     

     

    Trong bài Phúc Âm hôm nay chất chứa 2 điểm chính yếu được Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đề cập tới, đó là thành phần đang chờ đón Đấng Thiên Sai và là chính Đấng Thiên Sai.

     

     

    Trước hết, về thánh phần chờ đón Đấng Thiên Sai ở trong bài Phúc Âm này là thánh phần biệt phái và văn nhân, nghĩa là thành phần trí thức Do Thái, trí thức ở chỗ thông luật và dạy luật, nên cũng là thành phần tự cho mình là công chính, không cần phải ăn năn thống hối, thuộc loại 99 con chiên không lầm lạc như một con chiên nào đó, một con chiên được Vị Tiên Hô Gioan Tẩy Giả ám chỉ là hòn đá có thể trở thành con cái của Abraham, một con chiên nhờ đó còn làm đẹp lòng Chúa hơn 99 con chiên không cần ăn năn hoán cải như thành phần thông luật và dạy luật nhưng sống giả hình, như một thứ trấu vỏ bọc hời hợt, được vị tiền hô này cảnh báo là, sẽ bị Đấng Thiên Sai dùng nia sẩy sạch mà quăng vào lửa đối đi.

     

     

    Sau nữa, về chính Đấng Thiên Sai, Đấng được vị tiền hô Gioan Tẩy Giả báo cho biết trước rằng: 1- về thân phận thì cao trọng hơn bản thân ngài là nhân vật được nhiều người, bao gồm cả thành phần trí thức của dân Do Thái tưởng lầm là Đấng Thiên Sai, 2- về sứ vụ là Đấng không rửa bằng nước liên quan đến lòng thống hối như vị tiền hô, mà rửa trong Thánh Thần và bằng lửa, là ban sự sống thần linh cho con người, nhờ đó họ được hiệp thông với Thiên Chúa và làm chứng cho Người, như các tông đồ được rửa trong Thánh Thần và bằng lửa để trở thành chứng nhân tiên khởi từ biến cố Hiện Xuống trong Ngày Lễ Ngũ Tuần ở Giêrusalem vậy.

     


    Thế nhưng, để chứng tỏ mình nhận biết Đấng Thiên Sai cũng là Đấng Cứu Thế đã nhập thể giáng sinh và sống giữa loài người chúng ta như một Emmanuel, Kitô hữu chúng ta là thành phần đã lãnh nhận Phép Rửa nhân danh Người, đã "được Người ban cho quyền làm con cái Thiên Chúa" (Gioan 1:12), cũng phải chấp nhận lẫn nhau, không còn phân biệt Do Thái với dân ngoại, vì cả hai đều được cứu chuộc bởi Người, như Thánh Phaolô huấn dụ giáo đoàn Roma trong Bài Đọc II hôm nay:


    "Vì thế, anh em hãy tiếp rước nhau như chính Chúa Giêsu đã tiếp nhận anh em, để làm rạng danh Thiên Chúa. Vì chúng tôi quả quyết với anh em: để chứng tỏ sự chân thật của Thiên Chúa, Ðức Giêsu Kitô đã phục vụ những người chịu phép cắt bì, hầu xác nhận lời hứa cùng các tổ phụ. Còn dân ngoại, họ tôn thờ Thiên Chúa vì lòng nhân từ Người, như lời chép rằng: 'Vì vậy, lạy Chúa, con sẽ cao rao Chúa và sẽ ca tụng danh Chúa giữa các dân ngoại'".


    Và đó là lý do, cả dân Do Thái lẫn dân ngoại Kitô hữu chúng ta hãy cùng với Bài Đáp Ca hôm nay vang lên nhận thức và tâm tình của Thánh Vịnh 71 đầy phấn khởi với tràn đầy vui mừng và hy vọng như sau:

    1) Lạy Chúa, xin ban quyền xét đoán khôn ngoan cho đức vua, và ban sự công chính cho hoàng tử, để người đoán xét dân Chúa cách công minh, và phân xử người nghèo khó cách chính trực.

    2) Sự công chính và nền hoà bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại người cho tới khi mặt trăng không còn chiếu sáng. Và người sẽ thống trị từ biển nọ đến biển kia, từ sông cái đến tận cùng trái đất.

    3) Vì người sẽ giải thoát kẻ nghèo khó khỏi tay kẻ quyền thế, và sẽ cứu người bất hạnh không ai giúp đỡ. Người sẽ thương xót kẻ yếu đuối và người thiếu thốn, và cứu thoát mạng sống người cùng khổ.

    4) Chúc tụng danh người đến muôn đời, danh người còn tồn tại lâu dài như mặt trời. Vì người, các chi họ đất hứa sẽ được chúc phúc, và các dân nước sẽ ca khen người.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    MV.CNII-A.mp3  

     

     

 

SỐNG TỈNH THỨC - MÙA LOAN BÁO

  •  
    Kristie Phan
     
    Dec 6 at 8:54 AM
     
     
     
    MÙA LOAN BÁO
     Mùa Vọng là mùa của những lời loan báo.  Loan báo Chúa Giêsu sinh ra, loan báo thời gian cứu độ, loan báo ngày trở lại của Chúa Kitô.  Những lời loan báo này được công bố rõ ràng trong các bài đọc Sách Thánh ngày Chúa Nhật.
         Bài đọc 1, trích trong sách Isaia, đó là những lời tiên tri về Đấng Cứu Thế mà đỉnh cao là Chúa nhật IV, loan báo một trinh nữ sẽ sinh hạ tại Bêlem, một Hài Nhi thuộc chi tộc Đavit và Ngài sẽ được gọi là Emmanuel.
     Bài Phúc Âm: Chúa nhật I Mùa Vọng nói lên niềm mong đợi ngày Chúa Kitô trở lại với lời nhắn nhủ: Hãy tỉnh thức; Chúa nhật II, III dành cho Gioan tiền Hô với lời mời gọi: Dọn đường cho Chúa; Chúa nhật IV là Chúa nhật Truyền tin cho Đức Mẹ và Thánh Giuse.
     Các bài đọc 2 là các bài Thánh thư Phaolô, Giacôbê, Phêrô, đặc biệt làm cho Mùa Vọng trở thành một mùa loan báo việc Chúa Kitô trở lại lần thứ hai.
     Với Chúa Nhật II, chúng ta bước vào lịch sử: những loan báo trong Cựu Ước bắt đầu thực hiện và giấc mơ của nhân loại trở thành hiện thực.  Người loan báo Tin Vui này là Gioan Tẩy Giả, một ngôn sứ đầy tràn ơn Thánh Linh.  Gioan mời gọi: “Hãy hối cải vì nước trời đã cận kề.”  Giống như các Ngôn sứ tiền bối, Gioan tố giác một nếp sống đạo giả hình, chỉ hoàn toàn ở bên ngoài (x. Am 5,21-27; Is 1,10-20; Gr 7,1–8,3...), dần dần đưa tới một tình trạng cứng cỏi.  Ba bài Tin M���ng từ Nhất Lãm (Mt 3, 1-12; Mc 1, 1-8; Lc 3, 1-6), thuật lại niềm hăng say rao giảng của Đấng Tiền Hô, kêu mời hối cải và loan báo sẽ có một đấng quyền năng hơn, Ngài sẽ rửa tội trong Chúa Thánh Thần.
     Gioan Tiền Hô, một ngôn sứ luôn gắn bó với Thiên Chúa và cũng rất gần gũi với con người.  Lời Chúa, Gioan chiêm niệm trong hoang địa qua nhiều năm tháng đã giúp ông tiếp xúc, gặp gỡ với nhiều hạng người qua những vùng ven sông Giođan.  Lời Chúa, Gioan nghe đã trở thành Lời Chúa ông công bố.  Tiếng Chúa gọi Gioan đã trở thành tiếng ông mời gọi mọi người.  Gioan trở nên trung gian làm người dọn con đường tâm hồn cho anh chị em mình đến với Chúa Cứu Thế.
     Gioan là vị ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước.  Sau 5 thế kỷ vắng bóng ngôn sứ, nay Gioan xuất hiện với sứ mạng Tiền hô.  Ông đáp lại tiếng Chúa gọi, ra đi rao giảng về Nước Trời, dọn đường cho Chúa Giêsu, Đấng Cứu Tinh nhân loại đến trần gian.  Ông đã chu toàn ơn gọi cách nhiệt thành và đã chết anh hùng cho sứ vụ (x. Mt 14,3-12; Mc 6,17-19).  Cuộc đời Gioan là một thiên anh hùng ca, bất khuất trước cường quyền, bao dung với tội nhân.
     Gioan có một cuộc sinh ra kỳ lạ, một lối sống khác thường.  Gioan chọn con đường tu khổ chế: ăn châu chấu và mật ong rừng, uống nước lã và mặc áo da thú.  Sống trong hoang địa trơ trụi, vắng người, thiếu sự sống.  Nhưng chính ở đó mà Gioan đã lớn lên và trưởng thành trong sự gặp gỡ thâm trầm với thiên Chúa.
     Gioan nhắc lại lời tiên tri Isaia: “Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng” (Lc 3,5).  Gioan mời dân chúng sám hối.  Không thể tiếp tục sống như xưa nữa.  Đã đến lúc phải đổi đời, đổi lối nhìn, đổi lối nghĩ.  Như thế, Gioan kêu gọi hãy dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến.  Phải lấp cho đầy những hố sâu tham lam ích kỷ hẹp hòi.  Phải uốn cho ngay những lối nghĩ quanh co, những tính toán lệch lạc.  Phải san cho phẳng những đồi núi kiêu căng tự mãn. Phải bạt cho thấp những gồ ghề của bất công bất chính.
    Đạo là con đường dẫn đến Thiên Chúa.  Đạo là ngón tay chỉ mặt trăng.  Nếu không có đường thì không đi đến đâu cả.  Một đất nước có văn minh hay không là do hệ thống đường sá.  Đạo từ nguyên thuỷ luôn mang ý nghĩa trong sáng, ngay thẳng, công minh.  Đạo dẫn đưa con người đến chân thiện mỹ.
     Đạo là đường nên có thể nói sống đạo là sống ngoài đường, sống với người khác, sống với cuộc đời.  Abraham khởi đầu cuộc sống thật bằng việc lên đường từ giã thành Ur để sang đất hứa.  Và lịch sử Do thái là những chuyến xuất hành di cư, lang thang trong sa mạc, lưu đầy và mất quê hương trong một thời gian dài.  Gioan rao giảng và làm phép rửa khắp mọi nẻo đường.  Chúa Giêsu sống ở thế gian bằng những cuộc lên đường sang Ai cập, về Nazareth, lên sa mạc, vào đền thánh và trở lại Galilêa.  Cuộc sống công khai của Chúa ít là có ba cuộc hành trình lên Giêrusalem.  Và sau cùng Ngài lên đường về nhà cha.
     Vì là đường nên nên đạo luôn mở ra nối kết và đón nhận cuộc sống, đón nhận mọi người, không phân biệt ai với tinh thần yêu thương của Thiên Chúa.  Tin mừng chính là đạo, là con đường mà Chúa Giêsu vạch ra cho chúng ta đi theo Ngài.
     Đường quan trọng nhất là đường vào cõi lòng.  Gioan đã chỉ cho thấy rằng, mỗi con người đều có ít nhiều đồi núi kiêu ngạo, thung lũng ích kỷ, ghồ ghề khúc khuỷu trong các mối quan hệ.  Có bao lối nghĩ quanh co, có bao tính toán lệch lạc, có những lũng sâu tăm tối thiếu vắng ánh sáng tình yêu.  Sửa đường theo Gioan là sám hối.  Nhìn lại con đường mình đã đi qua, sửa lại những sai lệch nếu có.  Những gì cong queo san cho thẳng.  Những gì cao cần bạt xuống.  Lúc đó mới nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa.  Sửa cho thẳng, lấp cho đầy, uốn cho ngay, san cho phẳng, bạt cho thấp.  Đó là sứ điệp Gioan gởi tới chúng ta trong Mùa Vọng này, để chúng ta dọn lòng mình thành đại lộ thênh thang mở ra với Chúa Cứu Thế.
     Con đường mà Gioan nói tới đây chính là đường vào cõi lòng.  Con đường nội tâm của mọi người.  Sửa con đường nội tâm là thay đổi cõi lòng, thay đổi cuộc sống để xứng đáng đón tiếp Chúa Cứu Thế.  Sửa đường cho Chúa đến là cần thiết và hợp lý.  Khi đón tiếp một vị khách quý, người ta thường sửa sang đường sá, làm sạch đẹp nơi vị khách sẽ đến.  Như thế là biểu lộ lòng kính trọng đối với vị khách.  Thiên Chúa là vị khách cao trọng nhất.  Người hạ mình đến thăm và ở lại cùng sống với thân dân của Người.  Đó là hạnh phúc tuyệt vời nên cần phải dọn tâm hồn xứng đáng.  Như con đường cho Chúa đi qua.  Như căn nhà cho Chúa ngự tới.  Chúa đứng ngoài cửa lòng và gõ cửa, ai mở thì Ngài đi vào.  Con đường có thể có chông gai tội lỗi, có nỗi đam mê tiền lợi danh, có những tính hư nết xấu.  Cho nên trong cõi lòng đó phải có im lặng như cõi lòng Mẹ Maria ghi nhớ, suy niệm và không nói gì.  Chỉ nói những lời để giúp đỡ người khác.  Và tâm hồn ấy bình an nên nghe rõ tiếng Chúa, và chỉ nghe được tiếng Chúa mà thôi.  Như thế dọn đường chính là tạo im lặng cho tâm hồn để nghe được tiếng Chúa và chỉ nghe được tiếng Chúa mà thôi.
    Dọn đường còn là tỉnh thức đợi chờ Chúa đi xa trở về.  Như năm cô khôn ngoan có sẵn dầu đèn.  Như những đầy tớ làm lợi những nén vàng cho chủ.  Như tên lính canh thành luôn chú ý những biến chuyển chung quanh.  Mỗi cá nhân, ai cũng có những tật xấu, những khuyết điểm, vị kỷ kiêu căng tham lam đố kỵ ghen ghét lười biếng hèn nhát...  Xã hội nào cũng có bất công, những lạm dụng quyền bính, những hủ tục, những tệ đoan, những điều ấy làm cho con người đau khổ, trì trệ, không phát triển.
     Dọn đường căn bản là ở trong nội tâm, sám hối để canh tân, sửa đổi để trở nên tốt lành thánh thiện hơn.  Những con đường thường được làm bằng đất đá nhựa bê tông.  Những con đường trên mặt đất, trên sông trên biển trên bầu trời là những con đường vật lý.  Những con đường tâm lý, con đường tinh thần, con đuờng lòng người mới quan trọng hơn.  Nguyễn Bá Học đã nói: đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà chỉ vì lòng người ngại núi e sông.
          Sống đạo luôn là một thách đố đầy quyết liệt và phong phú.  Hiểu đạo, tin đạo, giữ đạo xem ra kh�� dễ dàng vì thuộc lãnh vực cá nhân.  Còn sống đạo thường khó khăn hơn vì liên quan đến tha nhân, đòi hỏi một sự quên mình, vượt thắng bản thân.  Cũng như thực hiện việc dọn đường qua nghi thức sám hối bên ngoài như rửa tội, xưng tội khá dễ dàng, nhưng nếu mà trong lòng không thật tâm sám hối đưa đến canh tân bản thân, thì hành vi sám hối chỉ là việc làm lấy lệ hình thức mà thôi.
     Sng đo bao gi cũng đòi hi nhiu c gng và tnh thc.  Mùa Vng, Giáo hi cho chúng ta chiêm ngm mu gương ca Gioan.  Sng gn bó vi Thiên Chúa và gn gũi vi con người.  Như thế mi người s sng đo hôm nay vi tt c nim vui hnh phúc cho bn thân và cho tha nhân.
     Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
     
    --------------------------------------------
     
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH -CHỜ ĐỢI TRONG HY VỌNG

  •  
    Kristie Phan
    Nov 29 at 9:56 PM
     
     
     
    CHỜ ĐỢI TRONG HY VỌNG
     
    Mỗi người trong chúng ta đã có lần chờ đợi.  Chúng ta chờ đợi một biến cố quan trọng trong đời; chờ đợi người đi xa trở về; chờ đợi một tin vui của người thân.  Cuộc chờ đợi nào cũng làm chúng ta hồi hộp lo lắng xen lẫn với khấp khởi mừng vui.  Trong khi chờ đợi, thời gian dường như trôi đi rất chậm, rất dài.

    Mùa phụng vụ đầu tiên trong năm mới có tên là Mùa Vọng hay Mùa Đợi.  Chúng ta chờ đợi Chúa đến.  Đức Giêsu đã đến hai ngàn năm nay trong lịch sử, nhưng đối với mỗi cá nhân sống trên cõi đời này, thì Người vẫn đang đến.  Và thế là, mỗi ngày sống của chúng ta trên trần gian là một ngày chờ đợi để gặp Chúa.  Cuộc gặp gỡ này mang màu sắc lạc quan hay bi quan tùy thuộc vào thái độ sống của mỗi người.  Đối với ai thành tâm kiếm tìm Chúa thì cuộc gặp gỡ ấy là niềm vui và hạnh phúc.  Đối với ai chỉ coi giá trị vật chất đời này là đích điểm, thì cuộc gặp gỡ ấy là sự kết án đau thương.

    Để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ yêu thương giữa Thiên Chúa với con người, Phụng vụ Mùa Vọng mở đầu bằng lời kêu gọi chúng ta hãy tĩnh thức.  Chúa Giêsu trích dẫn sự kiện trong lịch sử Thánh Kinh mà người Do Thái nào cũng biết, đó là biến cố Đại Hồng thủy.  Khi ông Nôê đóng tàu thì có nhiều người chê cười ông.  Nhưng khi nước dâng lên thì họ bị nước cuốn trôi.  Chúa kêu gọi mọi người hãy học bài học lịch sử đó như một kinh nghiệm sống, để luôn chuẩn bị sẵn sàng, vì không biết giờ nào và ngày nào sẽ là lúc tận cùng của cuộc sống cá nhân chúng ta.  Lúc tận cùng ấy huyền nhiệm và khó hiểu, được diễn tả như việc có hai người đang làm ruộng, hay hai người đang xay bột, một người được để lại và người kia được đem đi.  Hay cũng bất ngờ như người chủ đi xa trở về bất chợt, vào lúc những người giúp việc không ngờ.

    Tỉnh thức để đón Chúa, người tín hữu cũng được kêu mời tỉnh thức đối với anh chị em mình.  Ngày nay người ta nói nhiều đến chứng bệnh vô cảm.  Con người trở nên dửng dưng lạnh lùng trước những nhu cầu và nỗi đau của người thân hoặc những người xung quanh.  Con đường dẫn ta đến gặp Chúa là con đường được nối kết bằng những việc bác ái ta làm đối với anh chị em mình.  Bởi lẽ chúng ta không chỉ đi một mình đơn lẻ để gặp gỡ Chúa, mà ta đi với anh chị em, trong tình mến thân thiện của những người có cùng một Cha trên trời là Thiên Chúa tối cao.  Không thể sống tinh thần Mùa Vọng mà lại dửng dưng hay thù ghét anh chị em của mình.  Khi Chúa đến gặp ta, Người sẽ xét xử về cách sống của ta đối với những người xung quanh, nhất là những người nghèo khổ và bất hạnh.  Như vậy, Tỉnh Thức” có nghĩa là quan tâm đến người khác và ân cần giúp đỡ họ.
     
    Lời Chúa trong ngày mở đầu Năm Phụng vụ mang sắc thái của một lời hiệu triệu, kêu gọi mọi tín hữu hãy lên đường tiến về Giêrusalem để đón Chúa.  Những hình ảnh được diễn tả trong Bài đọc I cho thấy Giêrusalem là trung tâm điểm của thế giới.  Mọi nơi đều hướng về trong niềm vui mừng hân hoan.  Đây là sự khai mở một triều đại mới của lịch sử.  Chúa đến để chúc phúc cho dân người.  Nếu chúng ta lắng nghe lời hiệu triệu này mà đón Chúa, thì cuộc sống của chúng ta sẽ an bình tốt đẹp và nở hoa.  Có Chúa hiện diện, sẽ không còn chiến tranh.  Con người sẽ “đúc gươm đao thành cuốc thành cày; rèn giáo mác nên liềm nên hái.”  Một xã hội thanh bình sẽ được thiết lập nếu ta biết mở rộng tâm hồn để đón Chúa và thực thi giáo huấn của Người.
     
    Hãy thức dạy những ai ngủ mê!  Hãy ra khỏi bóng tối của ích kỷ hận thù, để bước vào ánh sáng huyền nhiệm của bác ái thứ tha.  Sống theo ánh sáng, đó là một điều kiện không thể thiếu đối với những ai muốn đi theo và làm môn đệ của Đức Giêsu.
     
    Cuộc đời này là sự chờ đợi liên lỉ.  Chờ đợi Chúa không giống như tìm kiếm sự may rủi hay một cơ hội có thể đến mà cũng có thể không.  Chúng ta chờ đợi Chúa trong sự xác tín vào quyền năng của Ngài, và chắc chắn Người sẽ đến.  Cuộc đời này được sánh ví như một con đường.  Mỗi người chúng ta đang đi trên con đường đó.  Ở cuối của con đường này, Chúa đang chờ đợi chúng ta, vì thế mà sự đợi của chúng ta là chờ đợi trong hy vọng. Cuộc đời này là sự chờ đợi liên lỉ.  Chờ đợi Chúa không giống như tìm kiếm sự may rủi hay một cơ hội có thể đến mà cũng có thể không.  Chúng ta chờ đợi Chúa trong sự xác tín vào quyền năng của Ngài, và chắc chắn Người sẽ đến.  Cuộc đời này được sánh ví như một con đường.  Mỗi người chúng ta đang đi trên con đường đó.  Ở cuối của con đường này, Chúa đang chờ đợi chúng ta, vì thế mà sự đợi của chúng ta là chờ đợi trong hy vọng.  Chúng ta cũng tin chắc Chúa là Đấng yêu thương, luôn dành những điều bất ngờ cho những ai giữ một lòng trung tín và cậy trông nơi Người.
     
    ĐGM. Giuse Vũ Văn Thiên
     
     30 - Vong - Nen 11.jpg
     
    --
     

SỐNG TỈNH THỨC- CN1MV-A

  •  
    Tinh Cao <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    To:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.,This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.,This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.,CMC-THDC,This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
     
    Nov 30 at 6:28 AM
     
     

    Chúa Nhật 1MV-A

     

    LẰNG NGHE Lời Chúa

    SỐNG TỈNH THỨC VÀ SẴN SÀNG

     

    Bài Ðọc I: Is 2, 1-5

    "Thiên Chúa quy tụ các dân tộc trong nước Người, để hưởng bình an đời đời".

    Trích sách Tiên tri Isaia.

    Ðiềm Isaia con trai của Amos đã thấy về Giuđa và Giêru-salem. Ðiềm sẽ xảy ra trong những ngày sau hết, là núi của nhà Chúa được xây đắp trên đỉnh các núi, và núi ấy sẽ cao hơn các đồi, và các dân nước sẽ đổ về đó.

    Nhiều dân tộc sẽ đến và nói rằng: "Hãy đến, chúng ta hãy lên núi Chúa và lên nhà Thiên Chúa của Giacóp. Người sẽ dạy chúng ta đường lối của Người, và chúng ta sẽ đi theo ý định của Người"; vì luật pháp sẽ ban ra từ Sion, và lời Chúa sẽ phát ra từ Giêrusalem.

    Người sẽ xét xử các dân ngoại và khiển trách nhiều dân tộc. Họ sẽ lấy gươm mà rèn nên lưỡi cày, lấy giáo rèn nên lưỡi liềm. Nước này không còn tuốt gươm ra đánh nước kia nữa; người ta cũng sẽ không còn thao luyện để chiến đấu nữa. Hỡi nhà Giacóp, hãy đến, và chúng ta hãy bước đi trong ánh sáng của Chúa.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 121, 1-2. 3-4a. 4b-5. 6-7. 8-9

    Ðáp: Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: "Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa" (c. 1).

    Xướng: 1) Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: "Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa". Hỡi Giêrusalem, chân chúng tôi đang đứng nơi cửa thành rồi. - Ðáp.

    2) Giêrusalem được kiến thiết như thành trì, được cấu tạo kiên cố trong toàn thể. Nơi đây các bộ lạc, các bộ lạc của Chúa tiến lên. - Ðáp.

    3) Theo luật pháp của Israel, để ngợi khen danh Chúa. Tại đây đã đặt ngai toà thẩm phán, ngai toà của nhà Ðavít. - Ðáp.

    4) Hãy nguyện cầu cho Giêrusalem được thanh bình, nguyện cho những kẻ yêu mến ngươi được an ninh. Nguyện cho trong thành luỹ được bình an, và trong các lâu đài của ngươi yên ổn. - Ðáp.

    5) Vì anh em và bằng hữu của tôi, tôi nguyện chúc: bình an cho ngươi! Vì nhà Chúa là Thiên Chúa chúng ta, tôi khẩn cầu cho ngươi những điều thiện hảo. - Ðáp.

     

    Bài Ðọc II: Rm 13, 11-14

    "Phần rỗi chúng ta gần đến".

    Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

    Anh em thân mến, biết rằng thời này là lúc chúng ta phải thức dậy. Vì giờ đây, phần rỗi chúng ta gần đến, hơn lúc chúng ta mới tin đạo. Ðêm sắp tàn, ngày gần đến. Chúng ta hãy từ bỏ những hành vi ám muội và mang khí giới ánh sáng. Chúng ta hãy đi đứng đàng hoàng như giữa ban ngày, không ăn uống say sưa, không chơi bời dâm đãng, không tranh chấp ganh tị. Nhưng hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và chớ lo lắng thoả mãn những dục vọng xác thịt.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Alleluia: Tv 84, 8

    Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, và ban ơn cứu rỗi cho chúng con. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mt 24, 37-44

    "Hãy tỉnh thức để sẵn sàng".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Trong thời ông Noe xảy ra thế nào, thì lúc Con Người đến cũng như vậy. Cũng như trong những ngày trước đại hồng thuỷ, người ta ăn uống, dựng vợ gả chồng, mãi đến chính ngày ông Noe vào tàu mà người ta cũng không ngờ, thình lình đại hồng thuỷ đến và cuốn đi tất cả, thì khi Con Người đến, cũng sẽ xảy ra như vậy. Khi ấy sẽ có hai người đàn ông đang ở ngoài đồng, một người được tiếp nhận, một người bị bỏ rơi. Và có hai người đàn bà đang xay bột, một người được tiếp nhận, còn người kia bị bỏ rơi. Vậy hãy tỉnh thức, vì không biết giờ nào Chúa các con sẽ đến.

    "Nhưng các con phải biết điều này, là nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông ta sẽ canh phòng, không để cho đào ngạch khoét vách nhà mình. Vậy các con cũng phải sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến".

    Ðó là lời Chúa.

     

     

     

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LC

    Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng làm cho chúng ta cảm thấy như vẫn còn đang tiếp tục ở vào cuối phụng niên của năm trước. Vì bài Phúc Âm cho Chúa Nhật I Mùa Vọng, mở đầu cho một tân phụng niên, cũng bao gồm nội dung về ngày cùng tháng tận của thế giới này.

    Tuy nhiên, không còn bài Phúc Âm nào thích hợp hơn cho Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng này bằng một bài Phúc Âm về ngày tận thế. Tại sao? Tại vì, chủ ý của Giáo Hội cố ý chọn đọc bài Phúc Âm này là để nhắc nhở con cái của mình hãy tỉnh thức chờ đón Chúa Kitô đến, đến lần thứ nhất. Mà thật ra Chúa Kitô đã đến lần thứ nhất rồi, một biến cố thần linh đã thật sự xẩy ra trong lịch sử loài người vào thời điểm cách đây hơn 2 ngàn năm, nên biến cố này chỉ được Giáo Hội tưởng niệm bằng phụng vụ của mình mà thôi.

    Thế nhưng, vì Chúa Kitô còn đến lần thứ hai nữa, một lần đến cánh chung với toàn thể nhân loại, hơn là lần đến đầu tiên chỉ ở nơi dân Do Thái, mà Giáo Hội hoàn vũ, Giáo Hội có tính cách "công giáo" của một Ơn Cứu Độ phổ quát mới cần phải sửa soạn nghênh đón Người, đặc biệt là qua phụng vụ Mùa Vọng, như thành phần trinh nữ hay phù dâu khôn ngoan tiến lên ngênh đón phu quân của mình (xem Mathêu ở đầu đoạn 25 và Khải Huyền ở đầu đoạn 21) bằng đèn đức tin sáng lửa đức mền bằng dầu đức cậy.

    Nếu trong cuộc chung thẩm, Chúa Kitô Vua phán xét loài người theo tiêu chuẩn đức bác ái yêu thương qua việc giúp đáp những người anh chị em hèn mọn nhất của Người bị đói khát, trần trụi, vô gia cư v.v., thì ngay trong biến cố thần linh nhập thể của mình, chính bản thân Con Thiên Chúa làm người cũng đã trở nên trần trụi nơi một Con Trẻ vừa lọt lòng Mẹ trong hang Bêlem, đã là một con người vô gia cư ngay khi còn trong lòng mẹ, và có thể đã cất tiếng khóc khi cảm thấy đói do bởi bầu khí lạnh buốt của một đêm đông ở ngoài đồng không mông quạnh.

    Vẫn biết theo lịch sử chỉ sau khi con người sa ngã phạm tội thì Thiên Chúa mới nhập thể giáng sinh làm người để cứu chuộc họ, nhưng theo dự án thần linh của Lòng Thương Xót Chúa thì ngay từ ban đầu Thiên Chúa là Tình Yêu Thương Xót, Tình Yêu vô cùng nhân hậu đã muốn tỏ mình ra cho loài người là loài tạo vật được Ngài tạo dựng nên theo hình ảnh thần linh và tương tự như Ngài, một tạo vật mà Ngài đã biết trước là tự bản tính bất toàn và tự mình không thể nào không sa ngã phạm tội.

    Bởi thế, nếu Thiên Chúa đã muốn xuống thế làm người ngay từ ban đầu thế nào (xem Khải Huyền đầu đoạn 12), và chính vì việc nhập thể của Ngài mà thời gian của con người và lịch sử của họ mới đạt đến "thời điểm viên trọn" (Galata 4:4) thế nào, thì không phải là tận thế rồi Chúa Kitô mới đến mà trái lại chính vì Chúa Kitô đến thì tận thế xẩy ra và thế gian tới ngày cùng tháng tận.

    Mà Chúa Kitô tới lần thứ hai là lần Người tỏ mình ra không phải như lần thứ nhất trong thân phận yếu hèn của một con người, nhất là trong thân phận như của một tên đại tử tội bị đóng đanh trên thập tự giá và không thể xuống khỏi thập giá, mà là trong vinh quang, trong uy quyền của một đứa vua caitrị trời đất và có quyền phán xét thưởng phạt con người.

    Theo cảm nghiệm thần linh trong Cựu Ước, mỗi lần trước khi Thiên Chúa tỏ mình ra, nhất là trường hợp trong cuộc đại thần hiển (the great theophany) xẩy ra ở Núi Sinai, thường xuất hiện trước đó những hiện tượng kinh thiên động địa, như sớm chớp trên trời, khói bốc lên trên núi và mặt đất rung chuyển (xem Xuất Hành 19:16-18).

    Ngay cả trong Phúc Âm cũng thế, nhất là ở trường hợp sau khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều nuôi dân chúng, Người lên núi cầu nguyện và bảo các vị chèo thuyền sang bờ bên kia trước Người, trước khi Chúa Kitô xuất hiện với các môn đệ của Người cũng xẩy ra 2 sự kiện rùng rợn là đêm tối và bão tố, chứ Người không đến với các vị khi còn sáng và vào lúc biển hồ yên lặng (xem Gioan 6:15-21).

    Cũng thế, theo chiều hướng này, khi Chúa Kitô đến lần thứ hai cũng không thể nào không xẩy ra những hiện tượng kinh hoàng cả dưới đất cũng như trên trời về thể lý, thậm chí còn bao gồm cả những hiện tượng khủng hoảng về tâm linh tràn đầy tăm tối của con người ta nữa. Hay nói cách khác, những hiện tượng xẩy ra càng kinh hoàng khủng khiếp trong lịch sử loài người chưa từng thấy càng là những dấu chỉ cho thấy Chúa Kitô sắp đến.

    Nhưng Người đến với tư cách là một Đấng Thiên sai Cứu Thế, mang sự sống cho nhân loại chứ không phải hủy hoại con người. Bởi thế, mọi sự nhờ Người và bởi Người mới được đổi mới, và tất cả những gì là cũ kỹ, bao gồm cả trời cũ (ám chỉ tâm linh tồi tệ của con người), đất cũ (ám chỉ thân xác bụi tro của con người) và biển cũ (ám chỉ hoạt động bất chính của con người) đã qua đi, đúng hơn đã được biến đổi, thành trời mới đất mới (xem Khải Huyền đoạn 21), như Chúa Kitô phục sinh từ trong cõi chết đã biến bóng tối thành ánh sáng và sự chết thành sự sống vậy.

    Bởi thế, Mùa Vọng là thời điểm chung Giáo Hội và riêng Kitô hữu hiện thực hóa mầu nhiệm cánh chung và hướng về đích điểm cánh chung là Chúa Kitô xuất hiện trong vinh quang, nhất là sửa soạn nghênh đón Đấng Thiên Sai Cứu Thế chẳng những trong phụng vụ mà còn bằng việc sống chính con người mới của mình nhờ Phép Rửa tái sinh, một con người mới báo hiệu một trời mới đất mới sau ngày cùng tháng tận của thế giới hiện nay.

    Thật ra Mầu Nhiệm Cánh Chung không phải là mầu nhiệm chỉ liên quan đến ngày cùng tháng tận, đến việc Chúa Kitô đến lần thứ 2, mà là một mầu nhiệm được mở đầu bằng việc Chúa Kitô đến lần thứ 1, "lúc thời gian viên trọn" (Galata 4:4), "vào những ngày sau hết" (Do Thái 1:1), khi Thiên Chúa tỏ hết mình ra nơi Chúa Giêsu Kitô Con của Ngài. Và đó là lý do bài Đọc 1 hôm nay, tiên tri Isaia đã tiên báo về mầu nhiệm Nhập Thể và Giáng Sinh "trong những ngày sau hết" qua hình ảnh "núi của nhà Chúa được xây đắp trên đỉnh các núi, và núi ấy sẽ cao hơn các đồi, và các dân nước sẽ đổ về đó".

    Thành phần Kitô hữu đã lãnh nhận Phép Rửa, ở chỗ đã được hiệp thông thần linh với mầu nhiệm Nhập Thể và Giáng Sinh của Con Thiên Chúa Làm Người, nghĩa là thành phần đã được "tiến vào nhà Chúa", "đang đứng nơi cửa thành rồi", theo ý nghĩa và chiều hướng của câu đầu tiên trong bài Đáp Ca hôm nay. Chính vì thế mà vị tông đồ dân ngoại Phaolô trong Bài Đọc thứ 2 hôm nay đã huấn dụ họ chí lý như sau: "hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và chớ lo lắng thoả mãn những dục vọng xác thịt".

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    MV.CN1-A.mp3  

     

     

SỐNG TỈNH THỨC - CHA BRIAN -BE PREPARED 1ST SUDAY ADVENT A

  •  
    Mo Nguyen
    Nov 29 at 6:36 PM
     
     

    FIRST SUNDAY OF ADVENT - YEAR A

                                                       SUNDAY 1 DECEMBER 2019  

        

    First S..jpg

                BE PREPARED - 1ST SUNDAY ADVENT A (Matthew 24: 34-44)

                                        

    The story is told of three devils preparing to depart for Earth to begin their careers of deceiving people with their lies, tricks and spin. Before taking off, each has an interview with Satan, the chief devil. Says Satan to the first young apprentice: ‘And how do you plan to deceive people and destroy them?’ He answers: ‘I plan to convince them that there is no God.’ ‘And what about you?’ says Satan to the second devil, ‘how do you plan to deceive people?’ He answers: ‘I plan to convince people that there is no hell.’ ‘And what about you?’ says Satan to the third devil. He answers: ‘My approach is going to be less intellectual. I simply plan to convince people that they have plenty of time, to prepare both for death and for the Second Coming of Jesus.’ Satan smiles at this and says: ‘Do that, my son, and you will deceive many. Sure as hell they’ll be sucked in by that!’

     

    As today we begin the First Sunday of Advent, the first Sunday of our new Church year, we note that there is  much in common between this Sunday and New Year’s Day on January 1st. Both focus on time and how we spend it. Today, then, let us focus on time in two ways: - how best to use the time left to us to prepare for our death, and how best to use the time remaining to prepare for the Second Coming of Jesus, when at the end of all time he will come back to repair, complete, and transform our world.

     

    Both kinds of waiting involve the same kind of effort, the effort to be watchful, on the alert, and living in the light of God. This effort is mentioned in all three bible readings today. In our First Reading from Isaiah, we hear it put this way: ‘O House of Jacob, come, let us walk in the light of the Lord.’ In the Second Reading Paul writes to the Romans: ‘Brothers and Sisters! You know “the time” has come: you must wake up now … let us give up all the things we prefer to do under cover of the dark; let us arm ourselves and appear in the light.’ In the gospel Jesus says to his followers: ‘Stay awake, because … [I am] coming at an hour you do not expect.’

     

    ‘Walking in the light of the Lord’ includes longing for peace, praying for peace, and working for peace. Isaiah was writing about eight hundred years before Christ, when his people and their lands had been smashed around by the Assyrians. They were tempted  to surrender, to just let their conqueror take over their country. But Isaiah tells them that this path is not the way to go: Put aside your plans for a military solution, he advises, attach yourselves once again to God, and revive your trust in God. Have nothing at all to do with war. On the contrary, take the sure path to peace and prosperity. So, hammer your swords into ploughshares and your spears into sickles, and turn the battlefields around you into the garden of God. Then, as a nation at peace, become a light of hope to all the peoples surrounding you.

     

    What about us? In a world still marked by conflict, war, and terror, how can we live out God’s vision of light and peace for the world? We will indeed hammer our swords into ploughshares this Advent season by doing all of the following:

     

    -      removing violent words from our speech;

    -      not watching violent movies and television shows;

    -      encouraging children to avoid computer games involving destruction of life and property;

    -      being reconciled with anyone we’ve been fighting, and with anyone from whom we’ve become estranged;

    -      praying for the wisdom to become peacemakers and reconcilers wherever we find anger, resentment, or hatred;

    -      praying for the healing and recovery of innocent civilians suffering from the sadness, grief, death and destruction stemming from so much violence in Afghanistan, Iraq and Syria;

    -      giving our support to individuals and groups working for sincere and lasting reconciliation with our aboriginal brothers and sisters, and to those working for just outcomes for refugees and asylum-seekers.

     

    Paul names drunkenness and sexual misbehaviour as things that happen ‘under the cover of dark’. What was happening in social life in Paul’s time is still happening today. So, over the weeks leading up to Christmas, you and I may need to be on our guard against getting drawn into the excess, the madness and the irresponsibility, that too often go with workplace Christmas parties.

     

    Jesus uses the image of a sudden, unexpected home invasion, to say that his ‘second coming’ to earth at the end of time will be just as sudden and just as unexpected. Even though two thousand years have passed since he first taught this, his warning remains real and relevant. ‘Stay awake,’ he still says, ‘get ready, be prepared, by being faithful to my teachings. I am definitely heading your way, even though you know neither the day nor the hour.’

     

    Solid, sound advice surely from Jesus for meeting him, whenever and wherever he comes to take us home!

     

    Fr Brian Gleeson

     

    Stay Awake, Be Ready:

    https://www.youtube.com/watch?v=NjiCyYQL2ok

     

    Hope.jpg

     

     

    Trời Cao Hỡi (Lm.Thành Tâm):

    https://www.youtube.com/watch?v=dqd1UcPYr1A

    https://www.youtube.com/watch?v=HbosL2p0dXg