16. Sống Tình Thức

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - BRENDAND 29TH SUNDAY -C

  •  
    Mo Nguyen
    Oct 19 at 6:32 AM
     
     

            TWENTY-NINTH SUNDAY IN ORDINARY TIME / C

                                            20 OCTOBER 2019

           

    cry.png

             

                           CRY FOR JUSTICE

                        REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Luke 18:1-8)

                               THE PERSISTENT CRY FOR JUSTICE

    The parable in the Gospel for today commends praying to God with the kind of persistence shown by the widow in her dealings with the unjust judge. It does not mean that God unwilling to respond, needs to be worn down like the judge. Rather, it commends an attitude of trust in God that motivates persistence in prayer, even when an answer may seem a long time coming.

    In Jesus’ society, widows were dependent on the sound working of the justice system since they lacked the support of a husband and possibly that of adult sons. Hence the plight of this woman, whose entreaties the judge so long ignores. As Jesus tells the story, the judge stirs himself on her behalf only when he suspects that she is going to become physically violent. Translated literally, what the judge says is ‘… lest she come and give me a black eye’ (the Greek  expression actually comes from the boxing arena),

    The force of the parable flows from a kind of contrasting logic. If the unjust judge moves at long last to grant justice to the widow, albeit through base and self-serving motives, how much more readily and certainly will the God of all goodness move to grant justice to those who make appeal day and night?

    In a world where the poor, like the widow, cry out for justice, the challenge of the parable is sharp. Those whose actions or inertia allow many to suffer must reckon with a God firmly aligned with the cause of the poor.

    Brendan Byrne, SJ

    Cry for Justice:

    https://www.youtube.com/watch?v=LF4QkzobaKo

     

    kêu.jpg

     

    [MV 4K] Cho con biết yêu thương - Gia Ân (Lm. Từ Duyên):

    https://www.youtube.com/watch?v=q3ITVSTySFU

     

SỐNG TỈNH THỨC - PHÁP NHẪN BA LA MẬT

  •  
    Hung Dao
     
    Oct 16 at 7:00 PM

    Subject: [diendan_songvui] Thế nào là "pháp nhẫn ba la mật"? Câu trả lời đó là: "Người muốn thực hành được pháp nhẫn ba la mật, phải đạt được trạng thái vô ngã".


     

     

    Inline image
    Wednesday, October 16, 2019

    *** PHÁP NHẪN BA LA MẬT

     
     


    TK Thích Chân Tuệ


    Thế nào là "pháp nhẫn ba la mật"? 
    Đó là phương pháp nhẫn nhịn, kham nhẫn, chịu đựng mọi chuyện trên đời, mọi cơn sóng gió của thế gian. Đó là phương pháp "nhẫn nhịn mà không thấy nhục nhã"  như người đời thường nghĩ. Bởi vì, nếu nhẫn nhịn mà còn thấy là nhục nhã, thì chúng ta chỉ có thể nén giận để nhịn, chắc là không lâu, không quá ba lần.
     
    Chúng ta nên nhận định một cách sáng suốt rằng những lời thị phi "không có nghĩa" gì cả, cho nên chúng ta "không cần chấp" làm gì. Chúng ta không chấp vào những lời nói, phê bình, chỉ trích, mạ lị, miệt thị, vu khống, vu cáo, thay trắng đổi đen, lộng giả thành chơn, thì chắc chắn chúng ta sẽ an ổn, bình yên, không ai xâm phạm được. 
     
    Thí dụ như khi người ta đưa lửa tới đốt, chúng ta đưa bổi ra đón, lửa có điều kiện cháy lớn hơn.  Nếu chúng ta không đón ngọn lửa do người ta đem tới, thì ngọn lửa đó chỉ đốt hư không mà thôi, hư không không có gì để đốt cháy được, lúc nào đó lửa cũng sẽ tắt queo, không gây thiệt hại gì! Cũng vậy, khi bị người khác công kích, chỉ trích, mạ lị, miệt thị, chúng ta không chấp vào đó, coi chuyện đó là những chuyện "đương nhiên phải có" ở thế gian đầy tranh chấp, ganh tị, đố kỵ, chúng ta sẽ an ổn, bình yên, không ai xâm phạm được.
     
    Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, gọi tắt là Kinh Pháp Hoa, Đức Phật dạy: đó là "thập như thị", tức là mười thứ như thị, gồm có: như thị tánh, như thị tướng, như thị thể, như thị lực, như thị tác, như thị nhơn, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, như thị bản mạt cứu cánh.
     
     Nghĩa là: do tâm tánh của con người như vậy cho nên hình tướng của con người là như vậy; do bản thể của con người như vậy cho nên nghiệp lực của con người là như vậy; do tạo tác của con người như vậy gây ra nghiệp nhơn như vậy cộng thêm nghiệp duyên như vậy cho nên nghiệp quả của con người là như vậy; vì nghiệp báo của con người như vậy cho nên từ xưa đến giờ cứu cánh của con người cũng là như vậy. 
     
    Hiểu được mười điều đương nhiên như thị, như thế, như vậy, tức là chúng ta đã thấy tột chơn tướng của mọi pháp trên thế gian này. Được như vậy, được như thế, được như thị, chúng ta sẽ sống đời an lạc và hạnh phúc, bởi vì chúng ta đã giác ngộ và giải thoát. Nhưng làm thế nào thực hành được pháp nhẫn ba la mật?
     
    Câu trả lời đó là: "Người muốn thực hành được pháp nhẫn ba la mật, phải đạt được trạng thái vô ngã".
     
    KÍNH MỜI THAM KHẢO:
    Inline image
    Inline image

     
     
     
     
     
     
     
     

     

    __._,_.___
     

     
     

SỐNG TỈNH THỨC - THỨ TƯ CN28TN-C

 

  •  
    Tinh Cao <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    To:tinh cao
    Bcc:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
     
    Oct 15 at 6:24 PM
     
     

    Thứ Tư 16-10-2019

     

    CHIA SẺ Lời Chúa

    KHỐN CHO CAC NGƯƠI !

     

     

    Bài Ðọc I: (Năm I) Rm 2, 1-11

    "Người sẽ trả lại cho ai nấy theo công việc họ đã làm, trước là những người Do-thái, sau là những người Hy-lạp".

    Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

    Hỡi con người kia, hễ ngươi xét đoán, thì ngươi không thể chữa mình được đâu. Vì ngươi xét đoán kẻ khác thế nào, thì ngươi tự lên án mình như vậy: bởi lẽ ngươi cũng phạm điều ngươi lên án. Chúng ta đều biết Thiên Chúa căn cứ theo chân lý mà xét đoán những kẻ hành động như thế.

    Hỡi con người kia, ngươi xét đoán những kẻ hành động thể ấy, mà chính mình ngươi cũng làm, ngươi nghĩ rằng: ngươi thoát khỏi án phạt của Thiên Chúa được sao? Hay là ngươi khinh thị lòng nhân hậu, nhẫn nại và khoan dung của Người? Ngươi chẳng biết rằng lòng nhân lành của Thiên Chúa phải thối thúc ngươi hối cải sao?

    Thật bởi lòng ngươi chai đá, không chịu hối cải, ngươi chỉ tích trữ cho mình cơn thịnh nộ trong ngày thịnh nộ, ngày sẽ tỏ ra thẩm phán công bình của Thiên Chúa, Ðấng sẽ trả lại cho ai nấy tuỳ theo công việc họ đã làm, vì hễ những ai bền đỗ làm lành, tìm kiếm vinh quang, danh dự và ơn bất tử, thì sẽ được sống đời đời; còn những ai ương ngạnh, không vâng phục chân lý, mà lại tin theo sự gian ác, thì sẽ gặp cơn thịnh nộ và giận dữ.

    Hễ kẻ nào làm sự dữ, thì mắc phải gian nan phiền muộn, trước là những người Do-thái, sau là những người Hy-lạp: vì Thiên Chúa không thiên tư tây vị ai cả.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 61, 2-3. 6-7. 9

    Ðáp: Lạy Chúa, Chúa sẽ trả công mỗi người theo như việc họ làm (c. 13b).

    Xướng: 1) Duy nơi Thiên Chúa, linh hồn tôi được an vui; do chính mình Người, tôi được ơn cứu độ. Phải, chính Chúa là Ðá tảng, là ơn cứu độ của tôi, Người là chiến luỹ của tôi, tôi sẽ không hề nao núng. - Ðáp.

    2) Nơi Thiên Chúa, linh hồn tôi ơi, hãy an vui, vì do Người, tôi được điều tôi trông đợi. Phải, chính Chúa là Ðá tảng, là ơn cứu độ của tôi, Người là chiến luỹ của tôi, tôi sẽ không hề nao núng. - Ðáp.

    3) Hỡi dân tộc, hãy trông cậy Người luôn mọi lúc, hãy đổ giốc niềm tâm sự trước nhan Người, vì Thiên Chúa là nơi ta nương náu. - Ðáp.

     

    Alleluia: Mt 4, 4b

    Alleluia, alleluia! - Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 11, 42-46

    "Khốn cho các ngươi, hỡi những người biệt phái, và khốn cho các ngươi, hỡi những tiến sĩ luật".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, Chúa phán rằng: "Khốn cho các ngươi, hỡi những người biệt phái! Vì các ngươi nộp thuế thập phân, bạc hà, vân hương, và các thứ rau, mà lại bỏ qua đức công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa: Phải thi hành những điều này, và không được bỏ những điều kia. Khốn cho các ngươi, hỡi những người biệt phái! Vì các ngươi ưa thích ngồi ghế nhất trong các hội đường, và ưa thích được chào hỏi ngoài phố chợ. Khốn cho các ngươi, vì các ngươi giống những mồ mả không rõ rệt, người ta bước đi ở trên mà không hay biết!"

    Có một tiến sĩ luật trả lời Người rằng: "Thưa Thầy, Thầy nói như thế là Thầy sỉ nhục cả chúng tôi nữa". Người đáp lại rằng: "Hỡi những tiến sĩ luật, khốn cho các ngươi nữa! Vì các ngươi chất lên người ta những gánh nặng không thể vác được, mà chính các ngươi dù một ngón tay cũng không động tới".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Image result for Lc 11, 42-46

     

     

    Suy Nghiệm-SỐNG Lời Chúa

     

    Bài Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay, Thứ Tư Tuần XXVIII Thường Niên, và bài Phúc Âm ngày mai của ngài, cả hai cộng lại dài 1/3 của đoạn 11 và cả hai đều ở vào cuối đoạn 11 này, một khúc Phúc Âm liên quan đến những lời khiển trách thậm tệ của Chúa Giêsu với thành phận biệt phái và luật sĩ trong dân Do Thái, những lời khiển trách này cũng đã được Thánh ký Mathêu giành nguyên đoạn 23 dài để thuật lại và đã được Giáo Hội chọn đọc cho 4 ngày liền: Thứ Bảy Tuần XX Thường Niên - Phụng Vụ Lời Chúa - Tuần XX Thường Niên, và Thứ Hai, Thứ Ba cùng Thứ Tư Tuần XXI Thường Niên -  Phụng Vụ Lời Chúa - Tuần XXI Thường Niên.

    Trong bài Phúc Âm hôm nay, trước hết Chúa Giêsu đã khiển trách thành phần biệt phái, thành phần trong bài Phúc Âm hôm qua vừa được Người vạch ra cho thấy họ chỉ sống vụ hình thức và bề ngoài mà nội tâm rỗng tuyếch và không có gì là chân thực. Người đã khiển trách họ 3 điều chính yếu theo thứ tự như sau:

    1- Khuynh hướng giảm khinh - coi thường những gì chính yếu: "Khốn cho các ngươi, hỡi những người biệt phái! Vì các ngươi nộp thuế thập phân, bạc hà, vân hương, và các thứ rau, mà lại bỏ qua đức công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa: Phải thi hành những điều này, và không được bỏ những điều kia". 

    2- Lòng ham hố danh vọng - coi mình là đệ nhất thiên hạ: "Khốn cho các ngươi, hỡi những người biệt phái! Vì các ngươi ưa thích ngồi ghế nhất trong các hội đường, và ưa thích được chào hỏi ngoài phố chợ". 

    3- Nội tâm như nấm mộ chứa đầy những "tham lam và gian ác" (Bài Phúc Âm hôm qua) - được che đậy bằng những dáng vẻ đạo đức bề ngoài che mắt thiên hạ: "Khốn cho các ngươi, vì các ngươi giống như những nấm mồ kín đáo mà người ta không biết dẵm bước lên trên!"

    Chúa Giêsu chẳng những khiển trách thành phần biệt phái mà còn cả thành phần luật sĩ nữa, vì cả hai đều là thành phần thông luật, giữ luật và đóng vai trò làm thày dạy luật cho dân chúng. Bởi thế, nghe thấy Chúa Giêsu khiển trách thành phần biệt phái như thế thì "có một tiến sĩ luật" cảm thấy bị động lòng - như thể nghe về người khác thì nghĩ đến thân mình liền lên tiếng: "Thưa Thầy, Thầy nói như thế là Thầy sỉ nhục cả chúng tôi nữa". 

    Lợi dụng cơ hội thuận lợi này, Chúa Giêsu liền vạch trần bộ mặt thật của thành phần luật sĩ ấy nữa như sau: "Hỡi những tiến sĩ luật, khốn cho các ngươi nữa! Vì các ngươi chất lên người ta những gánh nặng không thể vác được, mà chính các ngươi dù một ngón tay cũng không động tới". 

    Nghĩa là thành phần luật sĩ này bị Chúa Giêsu khiển trách là họ đã tỏ ra nghiêm ngặt với người khác mà nới rộng với bản thân họ về vấn đề tuân giữ lề luậtỞ chỗ, họ bắt người ta tuân giữ kỹ càng và tỉ mỉ đủ mọi luật lệ, trong khi đó cái gì hợp với họ hay dễ giữ thì họ giữ, hoặc giữ để qua mắt thiên hạ, còn cái nào không hợp hay khó khăn thì bỏ qua, tùy theo cách giải thích luật một cách chủ quan vụ lợi của họ.

    Tuy nhiên, cho dù Chúa Kitô có thậm tệ quở trách thành phần biệt phái và luật sĩ giữ luật, thông luật và dạy luật, lột trần bộ mặt công chính đầy giả hình và gian trá của họ, Người vẫn thương họ, hay nói ngược lại, chính vì thương họ mà Người phải tỏ ra nghiêm thẳng với họ như thế. Những gì được Thánh Phaolô khuyên dạy giáo đoàn Roma ở Bài Đọc 1 hôm nay rất chính xác về trường hợp của thành phần biệt phái và luật sĩ trong bài Phúc Âm hôm nay:

    "Hỡi con người kia, hễ ngươi xét đoán, thì ngươi không thể chữa mình được đâu. Vì ngươi xét đoán kẻ khác thế nào, thì ngươi tự lên án mình như vậy: bởi lẽ ngươi cũng phạm điều ngươi lên án. Chúng ta đều biết Thiên Chúa căn cứ theo chân lý mà xét đoán những kẻ hành động như thế. Hỡi con người kia, ngươi xét đoán những kẻ hành động thể ấy, mà chính mình ngươi cũng làm, ngươi nghĩ rằng: ngươi thoát khỏi án phạt của Thiên Chúa được sao? Hay là ngươi khinh thị lòng nhân hậu, nhẫn nại và khoan dung của Người? Ngươi chẳng biết rằng lòng nhân lành của Thiên Chúa phải thối thúc ngươi hối cải sao?"

    Nếu đối tượng được Chúa Kitô nặng lời khiển trách trong Bài Phúc Âm hôm nay nhận biết lòng thương xót Chúa, nhờ đó nhận ra lỗi lầm của mình mà ăn năn hoán cải thì phúc cho họ, bằng không, họ càng phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa hơn, vì Chúa cũng là Đấng vô cùng công minh, đúng như những gì Thánh Phaolô đã nói với giáo doàn Roma ở cùng Bài Đọc 2 như sau:

    "Thật bởi lòng ngươi chai đá, không chịu hối cải, ngươi chỉ tích trữ cho mình cơn thịnh nộ trong ngày thịnh nộ, ngày sẽ tỏ ra thẩm phán công bình của Thiên Chúa, Ðấng sẽ trả lại cho ai nấy tuỳ theo công việc họ đã làm, vì hễ những ai bền đỗ làm lành, tìm kiếm vinh quang, danh dự và ơn bất tử, thì sẽ được sống đời đời; còn những ai ương ngạnh, không vâng phục chân lý, mà lại tin theo sự gian ác, thì sẽ gặp cơn thịnh nộ và giận dữ. Hễ kẻ nào làm sự dữ, thì mắc phải gian nan phiền muộn, trước là những người Do-thái, sau là những người Hy-lạp: vì Thiên Chúa không thiên tư tây vị ai cả".

    Chính vì "Chúa sẽ trả công mỗi người theo như việc họ làm", như câu họa của Bài Đáp Ca hôm nay xác tín, mà chỉ có những ai kính sợ Chúa mới có thể vang lên những tâm tình tin tưởng và hân hoan của Thánh Vịnh gia qua Thánh Vịnh 61 ở Bài Đáp Ca hôm nay:

    1) Duy nơi Thiên Chúa, linh hồn tôi được an vui; do chính mình Người, tôi được ơn cứu độ. Phải, chính Chúa là Ðá tảng, là ơn cứu độ của tôi, Người là chiến luỹ của tôi, tôi sẽ không hề nao núng.

    2) Nơi Thiên Chúa, linh hồn tôi ơi, hãy an vui, vì do Người, tôi được điều tôi trông đợi. Phải, chính Chúa là Ðá tảng, là ơn cứu độ của tôi, Người là chiến luỹ của tôi, tôi sẽ không hề nao núng.

    3) Hỡi dân tộc, hãy trông cậy Người luôn mọi lúc, hãy đổ giốc niềm tâm sự trước nhan Người, vì Thiên Chúa là nơi ta nương náu.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    Thu.4.XXVIII.TN.mp3  

     

     

    Ngày 16: 1. Thánh Hedviga, nữ tu

     

     

                    2. Thánh Margarita Maria Alacoque, đồng trinh

     

    Mời nghe chia sẻ về Thánh Margarita Maria Alacoque, Tông Đồ của Thánh Tâm Chúa Giêsu ở cái link dưới đây:

    LeThanhMargaritaAlacoque.mp3  

     

     

     

 

SỐNG TỈNH THỨC - TIÊN TRI GIẢ

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Oct 17 at 12:40 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    TIÊN TRI GIẢ

     

    Sống làm người trong chốn trần gian này, ai cũng mong muốn mình có được những điều tốt đẹp. Muốn có được những điều mong ước kể trên thì con người phải nỗ lực tìm kiếm không ngừng giữa rất nhiều đạo lý đang có trong cuộc sống.

     

    Đạo lý nào cũng tốt, cũng hay…nhưng trong số đó chỉ có một đạo lý duy nhất là hoàn hảo, trọn vẹn. không chỉ đạo lý tốt nhất, mà còn phải là chính ta có mong muốn được bước theo đạo lý này cho đến cùng không? Như vậy, để đạt tới đỉnh cao trọn vẹn của đạo lý thì buộc ta phải có những chọn lựa, những tính toán, những cố gắng và sự quyết tâm, cùng cả những hy sinh, từ bỏ…để giữa những đòi buộc, cùng với những vất vả, gian nan, thử thách… chi phối và đè nặng, ta vẫn một lòng một dạ.

     

    Dĩ nhiên để có được những điều tốt đẹp như ta và mọi người mong ước thì đòi ta phải có sự nhận biết thấu đáo, cùng với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi người, mà đưa ra những việc cần phải làm hầu có thể đạt tới điều ta mong ước.

     

    Trên con đường bước đi đó, nhiều lúc cũng đòi hỏi ta phải gạn lọc, gạt bỏ những điều không cần thiết, cần phải có để điều tốt được tinh ròng nhất.

     

    Vậy mà không ngờ, những điều xấu, những điều dở vẫn luôn tìm cách chi phối, len lỏi vào được! Và đau đớn nhất là lúc ta yên tâm, mất cảnh giác, tự tin…thì lại bị vướng vào, đôi khi thật là trầm trọng… thật là đáng tiếc, để lại biết bao ân hận!

     

    Mới đây trong câu chuyện gian lận thi cử năm 2018 tại Hà Giang, người ta đã phanh phui ra thật là nhiều chuyện. Trong buổi xét xử chiều ngày 14/10 vừa qua, người ta đã xác định rõ một trong số những người khuynh đảo chuyện bê bối này được ẩn dưới cái tên “ Lão Phật gia”!

     

    Tôi đọc cái tin đó, mà thấy giật mình sửng sốt! Tại sao người ấy lại dám xưng mình là như thế và lợi dụng danh xưng ấy mà áp đặt người khác buộc phải làm theo ý mình?

     

    Giả như có biện hộ cho là mình đang trở thành người “ cứu khổ cứu nạn ”. Và trong trường hợp thi cử đó mình đã làm trọn nhiệm vụ cần thiết ấy. Đúng là như thế nhưng chỉ đúng với suy nghĩ của người đó mà thôi. Vì nghĩa của việc “ cứu khổ cứu nạn ” đâu chỉ đơn giản và hạn hẹp đến mức như thế!

     

    Xét cho kỹ ra trong trường hợp này, thì chỉ có một vài người được hưởng lợi mà thôi, còn lại rất nhiều người lại bị thua thiệt, nhiều khi còn thua đậm nữa!

     

    Nhưng đối với người có lợi thật sự đó, có giúp ích cho họ trên bước tiến đi lên mai sau không? Hay chỉ là cách tiếp tay làm cho họ sa vào con đường xấu xa, tội lỗi hơn cũng như qua đó họ lại gieo thêm những sự bất hạnh, đau khổ, buồn sầu cho người khác!!!

     

    Như vậy, theo ngôn ngữ Kitô Giáo thì họ đúng là tiên tri giả, lợi dụng danh xưng của mình để làm những điều xằng bậy, không có sự quang minh chính đại, và nhất là có nhiều tác hại về lâu về dài nữa!!!

     

    Làm đúng đã khó! Nhưng mà làm sai thì cả là một vấn đề. Và vấn đề nguy hiểm khôn lường đó sẽ bắt đầu nơi chính bản thân người đó, sau đó là những người có liên quan! Vì vậái áo giả dối khác, để đến mức độ làm hoen ố “ đạo đức của con người ” cũng như có nguy cơ làm cho thân danh bại liệt!

     

    Thiên Quang sss

     

    Virus-free. www.avast.com
     

 

SỐNG TỈNH THỨC - TÌM DẤU LẠ

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     

    Dấu lạ Gio-na.

    14/10 – Thứ Hai tuần 28 thường niên.

    "Không ban cho dòng giống này điềm lạ nào ngoài điềm lạ của tiên tri Giona".

     

    Lời Chúa: Lc 11, 29-32

    Khi ấy, thấy dân chúng từng đoàn lũ tụ tập lại, Chúa Giêsu phán rằng: "Dòng giống này là dòng giống gian ác. Chúng đòi điềm lạ, nhưng sẽ không ban cho chúng điềm lạ nào, ngoài điềm lạ của tiên tri Giona. Vì Giona đã nên điềm lạ cho dân thành Ninivê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là điềm lạ cho dòng giống này như vậy.

    Đến ngày phán xét, nữ hoàng phương nam sẽ đứng lên tố cáo và lên án dòng giống này, vì bà đã từ tận cùng trái đất mà đến nghe sự khôn ngoan của Salomon. Nhưng ở đây còn có người hơn Salomon. Dân thành Ninivê cũng sẽ đứng lên tố cáo và lên án dòng giống này, vì họ đã sám hối theo lời Giona giảng, nhưng ở đây còn có người hơn Giona nữa".

     


    Suy Niệm : Dấu Lạ Ông Giôna

    Chắc mỗi người chúng ta ít nhiều đều trải qua kinh nghiệm gặp một con người ngoan cố, cãi bướng, không biết phục thiện, không bao giờ có lòng khiêm tốn đủ để nhìn nhận lỗi lầm hay sự sai trái của mình. Họ sẽ tìm đủ mọi lý do để biện hộ, để tránh né vấn đề, để khỏi phải nhìn nhận sự thật. Trong số những người Do Thái nghe Chúa Giêsu rao giảng và nhìn thấy tận mắt những dấu lạ Ngài thực hiện cũng có những người ngoan cố không tin, thậm chí còn tìm cách giải thích khác đi.

    Nơi câu 14 chương 11, Phúc Âm theo thánh Luca, trong khi đã chứng kiến tận mắt phép lạ Chúa Giêsu trừ quỉ thì có kẻ trong đám đông đưa ra lời giải thích đầy ác ý: "Ông ấy dựa trên quỉ vương Bêendêbun, quỉ cả mà trừ quỉ con", kẻ khác lại muốn thử Ngài nên đòi Ngài một dấu lạ từ trời. Ðoạn Phúc Âm mà chúng ta vừa nghe đọc lại trên đây có thể được ta hiểu trong khung cảnh sự ngoan cố không tin của những người Do Thái, nhất là của những vị lãnh đạo đầy ác ý và ganh tị với Chúa. Chúa Giêsu nhận định về họ như sau: "Thế hệ này là một thế hệ gian ác, chúng xin dấu lạ, nhưng chúng sẽ không được thấy dấu lạ nào ngoài dấu lạ ông Gioan". Xin Chúa ban cho một dấu lạ để củng cố một quyết định không phải là một điều xấu nếu ta xin bởi lòng khiêm tốn, tin tưởng vào Chúa. Các thánh thường làm như vậy để được củng cố giữa những thử thách. Khiêm tốn xin Chúa một dấu lạ với một tâm hồn ngay thẳng, tin tưởng, phó thác khác với một thái độ ác ý, thách thức. Và Chúa Giêsu từ chối chiều theo thách thức ác ý của những kẻ ngoan cố không tin.

    Ðể tin nhận Chúa, cần phải thực hiện một ăn năn hoán cải, chừa bỏ những thói hư tật xấu của mình, những ác ý của mình như dân thành Ninivê khi nghe lời rao giảng của tiên tri Giôna ngày xưa. Vì thế mà Chúa Giêsu nói tiếp: "Quả thực, ông Giôna là một dấu lạ cho dân thành Ninivê thế nào, thì Con Người đây cũng sẽ làm một dấu lạ cho thế hệ này như vậy". Sự ăn năn hối cải là bước đầu tiên cần thực hiện để đón nhận sứ điệp Tin Mừng của Chúa, không có phương thế nào khác để thay đổi sự ngoan cố của con người, bằng chính lời mời gọi người đó khiêm tốn hối cải, thoát ra khỏi những tật xấu và thái độ tự mãn tự kiêu, thoát ra khỏi những ác ý của họ. Dân thành Ninivê đã được Chúa nhắc lại để nêu gương vì họ đã tỏ ra mau mắn đáp lại lời rao giảng của tiên tri Giôna mà ăn năn thống hối. Chúng ta hôm nay thì sao? Chúng ta có thái độ như thế nào trước những dấu lạ Chúa thực hiện trong cuộc đời chúng ta, để mời gọi ăn năn hối cải trở về tin nhận Chúa. Ðức tin không phải là kết luận đương nhiên của những dấu lạ nhưng là hồng ân nhưng không Thiên Chúa ban cho những tâm hồn khiêm tốn, biết ăn năn hoán cải vì những lỗi lầm của mình.

    Lạy Chúa, Xin thương ban cho con một tinh thần khiêm tốn để có thể nhìn thấy và hiểu được những ý nghĩa dấu lạ Chúa thực hiện trong con và quanh con để mời gọi con canh tân đời sống, từ bỏ những ác ý trở về cùng Chúa.

    Lạy Chúa, Xin hãy thương ban cho con một tâm hồn khiêm tốn, trong sạch. Xin ban cho con đức tin. Con tin nhưng hãy thương ban ơn trợ giúp cho đức tin còn non yếu nơi con.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

     

     

    gplongxuyen