16. Sống Tình Thức

SỐNG TỈNH THỨC - TÔI KHÔNG BIẾT CAC ANH

25.05.19

CHÚA NHẬT TUẦN 21 TN – C

Lc 13,22-30

ĐỪNG ĐỂ ĐẾN KHI CỬA ĐÃ KHÉP

 

“Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khoá cửa lại, mà anh em còn đứng ngoài, bắt đầu gõ cửa và nói: ‘Thưa ngài, xin mở cho chúng tôi vào!’, thì ông sẽ bảo anh em: ‘Các anh đấy ư? Ta không biết các anh từ đâu đến!’ ” (Lc 13,22)

Suy niệm/SỐNG: Bệnh ung thư tuy không có tên trong “tứ chứng nan y” nhưng lại là chứng bệnh mà nền y học hiện đại đang phải bó tay, chẳng những vì người ta chưa hiểu hết nguyên nhân và cơ chế của căn bệnh mà còn vì khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối với những triệu chứng thấy được, bệnh nhân mới biết mình có bệnh.

Lúc đó thì hết thuốc chữa! Về đời sống thiêng liêng, Chúa dạy chúng ta hãy làm việc khi trời còn sáng; mau sám hối trở về vì “Nước Trời đã đến gần”; biết dùng thời gian Chúa ban xây dựng Nước Chúa ở trần gian này;

Đừng đợi đến khi “chủ nhà đã đứng dậy và khoá cửa lại” mới gõ cửa vào, vì lúc đó mọi sự đã trở nên quá muộn.

Mời Bạn CHIA SẺ: Hình ảnh người hành khách chậm chân lỡ chuyến đò sang sông vẫn còn tái hiện nơi những người học trò ham vui chơi đến gần kỳ thi mới vội vã vùi đầu vào sách vở;

Nơi những người tham công tiếc việc đến độ dự lễ Chúa Nhật đi trễ về sớm; nơi những người không lo kiến tạo một xã hội đầy “công bình và lòng nhân ái” mà chỉ tận hưởng lạc thú cách ích kỷ và “đợi đến khi gần chết ăn năn tội vẫn còn kịp”!

Mỗi giây phút hiện tại đều có thể là giây phút cuối cùng của đời bạn. Hãy lấp đầy chúng bằng những hành động vì yêu thương phục vụ.

Sống Lời Chúa: Cuối ngày, bạn kiểm điểm mình đã làm gì khiến cho cuộc sống của mình và người khác có ý nghĩa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, NHỜ THÁNH THẦN dạy con biết sống quảng đại, biết phụng sự Chúa cho xứng đáng.

 gpmytho
 

Download all attachments as a zip file

  •  
    1566715464790blob.jpg

SỐNG TỈNH THỨC - CN19TN-C

11.08.19

CHÚA NHẬT TUẦN 19 TN – C

Lc 12,32-48

NHƯ NGƯỜI TÔI TỚ TRUNG TÍN / SỐNG TỈNH THỨC

Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay.” (Lc 12,35-36)

Suy niệm/SỐNG TỈNH THỨC: Một triết gia nọ nói rằng “Con người sinh ra để chết”. Chúng ta không nghĩ như ông, vì con người sinh ra ở đời để sống, cái chết chỉ là một khoảnh khắc chấm dứt sự sống này và chuyển tiếp sang một sự sống mới, chứ không phải là cùng đích của kiếp người.

Cái chết chắc chắn sẽ đến với từng người, nhưng lại đến cách bất ngờ, rất bất ngờ. Trong cuộc sống, để tránh những điều bất ngờ, chúng ta thường có sự chuẩn bị trước: binh lính tập trận, lính cứu hỏa thực tập chữa cháy…

Trong bài Tin Mừng, để giúp ta chuẩn bị trước bất ngờ của sự chết, để khi sự chết đến, ta khỏi bất ngờ, Chúa làm như một người chủ đi vắng. Ta hãy có tư thế sẵn sàng như người đầy tớ ban đêm đợi chủ trở về, không phải với tâm trạng sợ sệt, nhưng tin tưởng và hy vọng.

*SỐNG TỈNH THỨC: Chủ về bất cứ giờ nào cũng hài lòng vì thấy người tôi trung đang chu toàn nhiệm vụ.

Mời Bạn CHIA SẺ: Đừng chia cuộc sống thành những giây phút có Chúa hiện diện và Chúa đi xa. Bạn lúc nào cũng đang sống, đang làm việc dưới cái nhìn yêu thương chăm sóc của Chúa.

Sống Lời Chúa: Dù học hành tại trường, lao động tại xí nghiệp, buôn bán giữa chợ đời, thư giãn nơi giải trí, nghỉ ngơi tại gia đình, hãy luôn nhớ rằng mình đang hoạt động trong Chúa, theo tinh thần của con cái trung tín với Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa muốn chúng con trưởng thành như những con người tự do thật sự, vì thế, Chúa ẩn mình mặc dù vẫn hiện diện bên chúng con. Xin cho chúng con luôn trung tín và sẵn sàng theo tinh thần của Chúa. Amen.

 

 

 gpmytho

 

 

 

SỐNG TỈNH THỨC - TÔN GIÁO NÀO TỐT NHẤT

  •  
    Kim Vu - Jul 30 at 2:02 AM
     

    Fw: TÔN GIÁO NÀO TỐT NHẤT ?

     
     
    Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang đứng
    TÔN GIÁO NÀO TỐT NHẤT ?
     Đây là một mẩu đối-thoại ngắn với Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma ; nhà Thần-học người Brazil, Leonardo Boff, kể lại :
    Tại một cuộc hội-thảo bàn tròn về “Tôn-giáo và tự-do” có Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma và tôi cùng tham-dự. Lúc tạm nghỉ, tôi hỏi ngài vừa tinh-nghịch vừa tò-mò :
    - “Thưa ngài, tôn-giáo nào tốt nhất? ”
     Tôi nghĩ ngài sẽ nói:
     “Phật-giáo Tây-tạng”, hoặc
    “Các tôn-giáo phương Đông, lâu đời hơn Ki-tô giáo nhiều”.
     Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma trầm-ngâm giây lát, mỉm cười và nhìn vào mắt tôi. Điều này làm tôi ngạc-nhiên vì tôi biết đây là một câu hỏi ranh mãnh.
     Ngài trả lời:
    - “Tôn-giáo tốt nhất là tôn-giáo đưa anh đến gần Đấng tối-cao nhất. Là tôn-giáo biến anh thành con người tốt hơn”.
     Để giấu sự bối-rối của tôi trước 1 câu trả lời đầy khôn-ngoan như thế, tôi hỏi:
    - “Cái gì làm tôi tốt hơn? ”
     Ngài trả lời: “Tất cả những gì làm anh :
    - Biết thương-cảm hơn,
    - Biết theo lẽ-phải hơn,
    - Biết từ-bỏ hơn,
    - Biết dịu-dàng hơn,
    - Biết nhân-hậu hơn,
    - Có trách-nhiệm hơn,
    - Có đạo-đức hơn”.
    "Tôn-giáo nào biến anh thành như vậy là tôn-giáo tốt nhất”.
     Tôi thinh-lặng giây lát, lòng đầy thán-phục, ngay cả bây giờ, khi nghĩ đến câu trả lời đầy khôn-ngoan và khó phản-bác, Ngài tiếp :
    - “Anh bạn tôi ơi! Tôi không quan-tâm đến tôn-giáo của anh hoặc anh có ngoan-đạo hay không. Điều thật sự quan-trọng đối với tôi là cách cư-xử của anh đối với người đồng đẳng, gia đình, công việc, cộng đồng và đối với thế giới. Hãy nhớ rằng vũ-trụ dội lại hành-động và tư tưởng của chúng ta. Quy-luật của hành-động (Action) và phản-ứng (Reaction) không chỉ dành riêng cho vật-lý. Nó cũng được áp-dụng cho tương-quan con người.
    - Nếu tôi ở hiền, thì tôi gặp lành.
    - Nếu tôi gieo gió, thì tôi gặt bão.
    - Những gì ông bà nói với chúng ta là sự thật thuần-túy. Chúng ta luôn nhận được những gì chúng ta làm cho người khác. Hạnh-phúc không phải là vấn đề số-mệnh. Đó là vấn đề lựa chọn.”
     Cuối cùng ngài nói:
    - “Hãy suy-tư cẩn-thận vì Tư-tưởng sẽ biến-thành Lời-nói,
    - Hãy ăn-nói cẩn-thận vì Lời-nói sẽ biến-thành Hành-động,
    - Hãy hành-xử cẩn-thận vì Hành-động sẽ biến-thành Thói-quen,
    - Hãy chú-trọng Thói-quen vì chúng hình-thành Nhân-cách,
    - Hãy chú-trọng Nhân-cách vì nó hình-thành Số-mệnh,
    - Và Số-mệnh của anh sẽ là Cuộc-đời của anh.
    và… "Không có tôn-giáo nào cao-trọng hơn Sự-Thật.

    Virus-free. www.avast.com
     
     
     
     

SỐNG TỈNH THƯC - LÒNG HAM MUỐN CỦA CẢI

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

 

Sunday, July 28, 2019

 

TN18a - Đừng tham muốn cách ích kỷ; hãy tham muốn cách vị tha

 


CHIA SẺ TIN MỪNG

 

Chúa Nhật thứ 18 Thường Niên

(04-8-2019)

 

Đừng tham muốn cách ích kỷ; 
hãy tham muốn cách vị tha


ĐỌC LỜI CHÚA

  • Gv 1,2; 2,21-23: (2) Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân.

 

  • Cl 3,1-5.9-11: (1) Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. (2) Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới.

 

  • TIN MỪNG: Lc 12,13-21

 

Đừng thu tích của cải cho mình


(13) Có người trong đám đông nói với Đức Giêsu rằng: «Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi». (14) Người đáp: «Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh?» (15) Và Người nói với họ: «Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu»

(16) Sau đó Người nói với họ dụ ngôn này: «Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, (17) mới nghĩ bụng rằng: “Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa mầu!” (18) Rồi ông ta tự bảo: “Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó. (19) Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!”  (20) Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: “Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?” (21) Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó».



CHIA SẺ

 

Câu hỏi gợi ý:

  1. Có mấy cách tham muốn? Tham muốn những điều tốt lành đặc biệt cho tha nhân và cho tâm linh mình là điều tốt hay xấu? Khi nào tham muốn trở thành xấu? 2. Yêu thương bản thân mình là tốt hay xấu? Khi nào là tốt, khi nào là xấu? 3.  Quan tâm đến hạnh phúc hiện tại của mình mà không quan tâm đến hạnh phúc tương lai của mình là khôn hay dại? Muốn được hạnh phúc lâu dài trong tương lai thì phải làm gì?

 

Suy tư gợi ý:


  1. Ai cũng có lòng tham

    Đã là con người, ai cũng có tính tham, nghĩa là lòng ham muốn có thêm những điều mà mình cho là tốt đẹp, thuận lợi, có khả năng đem lại hạnh phúc cho mình. Thiên Chúa sinh ra con người như vậy, vì có lòng tham muốn, con người mới tiến bộ, xã hội mới thăng tiến. Tham muốn rồi được thỏa mãn là một nguồn vô tận đem lại hứng thú, sinh khí và hạnh phúc cho con người. Do đó, tham muốn chính là một điều tốt đẹp mà Thiên Chúa đã đặt vào lòng của con người ngay khi tạo dựng nên họ

    Tuy nhiên, tham muốn cũng là một cái bẫy để Thiên Chúa thử thách về tình yêu mà con người dành cho Ngài và cho tha nhân. Vì tình yêu đòi hỏi tâm thức ra khỏi chính mình để hướng đến đối tượng mình yêu thương.



    2.  Hai cách tham muốn

    Do đó, có hai cách tham muốn: tham muốn do tình yêu và tham muốn do ích kỷ.

    a) Tham muốn do tình yêu dẫn con người đến hạnh phúc cho mình và cho người, đó là tham muốn cách khôn ngoan sáng suốt. Vì «Thiên Chúa là tình yêu» (1Ga 4,8.16), mà con người được tạo dựng «theo hình ảnh của Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa» (x. St 1,26-27; 9,6; Kn 2,23), nên con người chỉ được hạnh phúc khi sống phù hợp với bản tính yêu thương của mình

    Do đó, những tham muốn mang tính vị tha, mong cho Thiên Chúa được vinh danh và tha nhân được hạnh phúc, tuy không trực tiếp nhắm đem lại ích lợi cho bản thân, nhưng lại giúp con người đạt đến hạnh phúc đích thực.

    b) Còn tham muốn do tính ích kỷ dẫn con người đến đau khổ cả cho mình lẫn cho người, đó là tham muốn cách ngu xuẩn dại dột. Ích kỷ (egoism=duy ngã) là chỉ nghĩ và lo cho mình, cho hạnh phúc và đau khổ của mình, mà không nghĩ hay lo gì cho tha nhân, cho hạnh phúc và đau khổ của tha nhân. Điều này đi ngược lại bản tính yêu thương mà Thiên Chúa đã đặt để trong lòng con người. Suy nghĩ và hành động ngược với bản tính yêu thương ấy, con người sẽ gặp đau khổ.



    3.  Yêu mình cách sáng suốt và yêu mình cách dại dột

    Đã là con người, ai cũng yêu chính bản thân mình, chính Thiên Chúa cũng yêu bản thân mình, và đã tạo dựng nên con người giống như vậy. Thật vậy, Thánh Phaolô viết: «không ai ghét thân mình bao giờ» (Ep 5,29). 

    Người ích kỷ tự tách rời bản thân mình ra khỏi Thiên Chúa và toàn thể vũ trụ, tách rời lợi ích của mình ra khỏi lợi ích chung của Thiên Chúa và toàn vũ trụ. Trong khi Thiên Chúa và toàn vũ trụ là một toàn thể tương tự như một thân thể duy nhất, trong đó Thiên Chúa là đầu và vũ trụ là thân mình và tay chân (x. 1Cr 12,12-27). 

    Do đó, Thiên Chúa mới chính là «cái tôi» đúng nghĩa nhất của mỗi người, còn tha nhân và vạn vật trong vũ trụ là «cái tôi nối dài» của mỗi người. Nên bất kỳ hành động nào của ta nào nhằm đem lại vinh quang cho Thiên Chúa và hạnh phúc cho tha nhân hay vũ trụ đều đem lại kết quả tốt đẹp và hạnh phúc cho bản thân ta. Còn bất kỳ hành động nào gây bất lợi cho Thiên Chúa hay tha nhân, đều đem lại bất lợi và đau khổ cho bản thân ta.

    Thánh Âu-Tinh nói: «Thiên Chúa còn thân mật với tôi hơn chính bản thân tôi» (Deus intimior intimo meo). Điều đó có nghĩa Thiên Chúa mới là «cái tôi» sâu thẳm nhất của ta, mới chính là bản thân ta cách đúng nghĩa nhất. Nên điều gì đem lại vinh quang cho Thiên Chúa đều đem lại hạnh phúc cho ta.

    Còn tha nhân là «cái tôi nối dài» của ta, tương tự như tay chân và mọi bộ phận trong cơ thể của ta. Chúng không phải là ta, nhưng là «cái tôi nối dài» gần nhất của ta. Một người nọ uống rượu quá nhiều, y sĩ bảo: uống rượu nhiều sẽ làm hại gan. Nhưng anh ta nghĩ: gan ta đâu phải là ta, ta cần gì phải lo cho nó; ta cứ uống rượu cho thỏa thích bản thân ta, vì ta phải yêu bản thân ta. Cuối cùng, khi gan bị bệnh, thì chính bản thân anh cảm thấy đau đớn. Lúc đó anh mới hiểu lá gan của anh chính là «cái tôi nối dài» của anh, nên làm hại lá gan chính là làm hại bản thân mình

    Một người khác không thèm quan tâm và lo lắng gì đến vợ con mà còn hành hạ vợ con nữa. Anh ta nghĩ: vợ con mình đâu phải là mình, cần gì phải lo cho họ. Đến khi anh bị bệnh hoặc thất thế, cần có người chăm sóc nuôi dưỡng, khi ấy vợ con anh bỏ mặc, vì trước đó anh có quan tâm đến họ đâu?! Lúc ấy anh mới nhận ra vợ con mình tuy không trực tiếp là mình nhưng là «cái tôi nối dài» của mình, là bản thân mình một cách gián tiếp. Không lo cho vợ con chính là không lo cho bản thân. Làm vợ con đau khổ thì kết quả cuối cùng là làm cho chính mình đau khổ. 

    Tương tự, nếu ta không chịu chăm sóc cho chiếc xe của ta, thì có lúc chính chiếc xe ấy sẽ hành hạ ta. Chiếc xe của ta cũng là «cái tôi nối dài» của ta. Tất cả mọi người, mọi vật trên thế giới, kể cả thiên nhiên,  đều là «cái tôi nối dài» của ta. Khi con người vì ích lợi riêng trước mắt của mình mà phá rừng, làm ô nhiễm môi trường… thì cuối cùng con người đã phá hoại chính mình.

    Do đó, yêu mình cách sáng suốt nhất là yêu cả Thiên Chúa và tha nhân, mọi hành động đều phải nhắm ích lợi cho toàn thể, nghĩa là phải làm sao để «ích người, lợi ta». Kinh Thánh dạy: «Hãy yêu tha nhân như yêu chính mình» (Mt 19,19b), lý do rất đơn giản: vì tha nhân rốt cuộc cũng là chính mình nối dài ra. Nếu chỉ ích người mà trước mắt không lợi cho ta, thì sớm muộn gì cái ích lợi ta làm được cho người cũng trở về làm ích lợi cho ta bội phần. Không bao giờ ta làm gì ích lợi cho Thiên Chúa và tha nhân mà ta lại bị thiệt thòi, cho dù trước mắt là ta bị thiệt.



    4.  Đừng chỉ quan tâm đến hạnh phúc của mình trong hiện tại, mà quên đi hạnh phúc của mình trong tương lai

    Nhà phú hộ trong bài Tin Mừng chỉ nghĩ tới lợi ích và hạnh phúc của mình và lo cho nó ngày càng tăng thêm, ngoài ra không còn nghĩ gì tới lợi ích và hạnh phúc của ai. Ông cũng chỉ nghĩ tới lợi ích và hạnh phúc của mình trong hiện tại mà không nghĩ gì tới lợi ích và hạnh phúc cũng của mình trong tương lai, nhất là tương lai sau cái chết. 

    Rất nhiều khi lợi ích và hạnh phúc của mình trong hiện tại đi ngược lại lợi ích và hạnh phúc của mình trong tương lai. Nghĩa là lợi ích và hạnh phúc hiện tại có thể là nguyên nhân gây nên những mất mát hoặc đau khổ trong tương lai. Nhất là khi lợi ích và hạnh phúc trong hiện tại đi ngược lại lợi ích hay hạnh phúc của Thiên Chúa và tha nhân. Vì bất kỳ điều gì ta gây thiệt hại hay đau khổ cho Thiên Chúa và tha nhân thì thiệt hại hay đau khổ ấy đều chắc chắn trở lại với chính bản thân ta một ngày nào đó trong tương lai. Đó là luật quả báo: nhân lành sinh quả lành, nhân ác sinh quả ác, «cây tốt sinh quả tốt, cây xấu sinh quả xấu» (Mt 7,17). 

    Người khôn ngoan thật sự là người không chỉ biết lo cho hạnh phúc của mình trong hiện tại, mà còn lo cho hạnh phúc của mình trong tương lai, bằng cách ngay trong hiện tại biết lo cho vinh quang của Thiên Chúa và hạnh phúc của tha nhân. Đó chính là sự tham muốn khôn ngoan và chính đáng nhất.



    CẦU NGUYỆN


Lạy Cha, khi dựng nên con, Cha đã đặt để ở trong con lòng tham muốn để nhờ đó con có động lực mà tiến bộ về mọi mặt, nhất là về tâm linh. Nhưng lòng tham muốn là một con dao hai lưỡi: nếu tham muốn cách ích kỷ, thì lòng tham muốn ấy cuối cùng chỉ gây nên đau khổ cho bản thân con; nếu tham muốn cách vị tha, nó sẽ đem lại cho con niềm vui và hạnh phúc lâu dài. Vấn đề mấu chốt vẫn là con có tình yêu hay không. Nếu có tình yêu, mọi tham muốn của con đều là vị tha và đều đem lại hạnh phúc. Nếu không có tình yêu, mọi tham muốn của con đều là ích kỷ và đều đem lại đau khổ cho con. Xin cho con biết tham muốn cách sáng suốt nhất là tham muốn vinh danh Cha và hạnh phúc của tha nhân.

 

Nguyễn Chính Kết

Bấm vào đây để đọc bài đào sâu:Người Kitô hữu cần phát triển đời sống tâm linh.

(https://chiasethanhuu.blogspot.com/2019/07/tn18b.html)

Posted by Nguyen Chinh Ket at 9:50 AM

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 ------------------------------------------

SỐNG TỈNH THỨC -SỐNG CHẾT MONG MANH

  •  
    Hung Dao - Jul 23 at 9:04 PM
     
     
     

    SỐNG VÀ CHẾT, RANH GIỚI MONG MANH*

     

     

     

    Về Trong Tỉnh Thức

    Namo Sakya Muni Buddha

    Quán Niệm về Cái Chết

    Thỉnh thoảng trong đời chúng ta nên suy nghiệm về cái chết.

    Ðúng ra, chúng ta nên

    nghiệm về nó hàng ngày. Ðức Phật khuyên nên nghĩ về cái chết thường xuyên ( Maraṇānussati )

     vì làm vậy có nhiều cái lợi. Chúng ta hãy xem suy nghiệm về cái chết thì được lợi như thế nào.

    Trước tiên, chúng ta cần nói rõ rằng suy nghiệm về cái chết không có nghĩa chúng ta phải trở nên buồn rầu,

     sợ hãi, bệnh hoạn, hoặc ngã lòng, chỉ muốn tự tử.   Không, trái lại khi nghiệm một cách  hiểu biết

    về cái chết chúng ta càng có thể sống một cách hiểu biết và từ bi hơn.

    Thí dụ: Mỗi khi bực mình khó chịu, tôi thường suy nghiệm như thế này

     (nếu tôi không bị mất tỉnh giác lắm):  “Ðời sống rất ngắn, ai cũng sẽ chết đến nơi.

     Vậy gây gỗ cãi nhau với người khác thì được ích lợi gì?

    Nổi cơn nóng giận thì được ích lợi gì?

    Hoàn toàn không được gì cả. Tốt hơn là mình nên giữ lòng bình an.

    Cãi nhau hay nổi nóng không giải quyết vấn đề, mà chỉ tạo thêm hận thù phiền toái”

    Nghĩ như vậy giúp tôi nguôi lại, tự kiểm soát lấy mình không để bị cảm giác sai lôi cuốn, và quan hệ

     với người khác nhẹ nhàng khéo léo hơn. Ðương nhiên điều này không phải luôn luôn dễ làm và đôi khi

    (có lẽ rất nhiều khi) tôi quên đi và bị vướng vào những đại ngôn và xúc cảm quá mức, nhưng khi tôi đã

    tự nhắc được mình về sự ngắn ngủi của cuộc đời và sự phi lý của việc nổi nóng, tôi nguôi lại và ăn nói với

     sự dịu dàng và tự chế. Cũng vậy, khi tôi bị kích động hoặc lo lắng về một chuyện gì đó, tôi tự hỏi:

    Lo lắng bồn chồn có được ích gì?

    Cuộc đời sẽ trôi qua và cái chết chờ đón tất cả mọi người. Không ai trên thế giới này có thể

    thoát được cái chết. Cái chết làm bình đẳng tất cả mọi người. Do đó, khi còn sống thì tôi nên sống

    cách tốt nhất mà tôi có thể làm được, tức là sống theo đạo pháp, sống với tỉnh giác, sống từng giây

     phút một, từng ngày một, làm hết sức của mình cho ngày đó”.Nghĩ minh mẫn như vậy, thì tôi sẽ bỏ

    qua mọi lo lắng và sống một cách nhẹ nhàng hạnh phúc hơn.

    Hơn nữa, chúng ta có thể suy luận rằng: “Dù có lo hay không lo, tất cả chúng ta đều sẽ già và chết. 

    Vậy thà chúng ta già mà không lo lắng thì chẳng hay hơn không!” Ðó là điều sáng suốt hơn. 

    Không ai có thể chối cãi sống không lo là sướng.  Ngược lại lo nhiều làm chúng ta rút ngắn tuổi thọ,

     gây thêm bệnh và chết sớm. Nghĩ được như vậy cũng giúp chúng ta bỏ qua mọi lo lắng và 

    sống hạnh phúc hơn. 

    Do vậy, suy nghĩ về cái chết một cách hiểu biết thì chúng ta càng bao dung nhẫn nại hơn, 

    tử tế dịu dàng hơn, đối với bản thân chúng ta cũng như đối với người khác.. Và rồi chúng ta cũng ít 

    bám víu vào của cải vật chất, ít tham lam hơn. Vâng, khi chúng ta nhận rõ sự ngắn ngủi của cuộc đời, 

    và cho dù chúng ta tích lũy của cải được bao nhiêu, khi chết chúng ta cũng chẳng mang theo được một xu, 

    thì chúng ta sẽ ít tính toán hơn. Chúng ta có thể nới lỏng ra và bắt đầu hưởng trọn niềm vui chia xẻ và 

    ban bố, yêu thương và quan tâm người khác. Chúng ta sẽ nhận ra rằng cuộc đời không phải chỉ là

     tích lũy dành dụm của cải. Chúng ta sẽ thích rộng rãi hơn, chia xẻ và đem niềm vui và hạnh phúc đến 

    cuộc đời người khác. Mang lại niềm vui và hạnh phúc đến cho người khác chính là cái làm cho 

    cuộc đời có ý nghĩa và đẹp hơn. Ðó mới là điều quan trọng. 

    Lòng thương yêu và trắc ẩn có thể mọc chồi và nở hoa trong chúng ta giống như một cây đầy hoa đẹp. 

    Chúng ta có thể trở thành những con người thật sự tốt đẹp đầy lòng từ bi, đáp ứng bằng cả con tim 

    mà không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, địa vị xã hội, v.v… Cuộc đời chúng ta sẽ có thêm ánh sáng mới

     và chúng ta có thể nói mình thật sự hạnh phúc và nhân bản. Và khi cái chết đến chúng ta sẽ không có

     gì ân hận. Chúng ta có thể chết một cách hạnh phúc và an bình, với một nụ cười trên môi.*:)                                                           happy

    Sẽ không buồn những buổi chiều

    Khi mình đã Sống rất nhiều.. ban mai..

    Như Nhiên -(Yêu và Chết)

    Về Trong Tỉnh Thức 

    Em đừng mãi loay hoay tìm chỗ đứng

    Cần hỏi mình rằng: ” phải Sống làm sao? ‘

    Vẫn có đấy, những người trong thầm lặng

    Cúi xuống tận cùng mà hồn lại thanh cao!.

    Đời lắm lúc vui cũng làm ta khóc,

    Mà buồn tênh.. vẫn khiến rộ môi cười?

    Hạnh phúc đến từ những điều bình dị

    Trong chập chùng mưa nắng, giữa buồn, vui..

    Đời đau khổ vì biến thành nô lệ

    Cho ” hồn ma bóng quế ”, những phù hư...

    Người nghèo khó dẫu tiền rừng bạc bể

    Còn ta giàu dù.. túi chẳng một xu.

    Em đừng mãi đi xa tìm hạnh phúc

    Hãy yên ngồi nhận diện ở chung quanh..

    Có đôi lúc thiên đường và địa ngục

    Chỉ cách nhau bằng một sợi tơ mành..

    Đời bể khổ – ta có quyền không khổ

    Thân buộc ràng, ai nhốt được hồn mây?

    Lòng thanh thản niềm vui tìm bến đổ

    Khổ vì ưa ước hẹn kiếp lưu đày.

    Thôi đừng mãi băn khoăn tìm lẽ sống

    Lý tưởng là… tưởng có lý thôi em!

    Sống Tỉnh Thức giữa chập chùng ảo mộng

    Hạnh phúc theo hơi thở đến bên thềm.

    Như Nhiên – (Thích Tánh Tuệ)

     

    ----------------------------