16. Sống Tình Thức

SỐNGG TỈNH THỨC - CẦN PHẢI SÁM HỐI

Người đạo đức càng cần phải sám hối

Lung Linh

 

Theo Tin mừng Luca 15:1-10

Người công chính không cần phải sám hối ăn năn.

Người công chính là một từ mang nghĩa khá hàm hồ. Thử hỏi 10 người, bảo đảm sẽ có những câu trả lời khác nhau về quan niệm người công chính.

Dường như hiếm có ai dám vỗ ngực tự xưng mình là người công chính.

Nhưng rất nhiều người âm thầm tự hào mình là người đạo đức qua những việc bề ngoài nhiều người thấy được:

Xem lễ, đọc kinh, chầu Thánh Thể, đọc kinh Thần vụ, rước kiệu… tham gia vào công việc điều hành giáo xứ: trưởng hội đoàn, ông trùm, chủ tịch hội đồng giáo xứ….

Tĩnh tâm, hành hương… dạy các lớp Hôn nhân, tân tòng…Tổ chức các khóa huấn luyện….  Thành lập những cộng đoàn cấp quốc gia,  quốc tế…

Kể cả những lần đi làm việc từ thiện, bác ái….

Dĩ nhiên,  chúng tôi thấy mình quả là đạo đức hơn ngàn vạn người..

Nhưng nhìn vào tậm thâm sâu trong tâm hồn thì chúng tôi lại thấy mình y hệtt tâm tình, quan niệm, lối sống của ÔNG ANH CẢ trong dụ ngôn người cha nhân hậu… qua câu trả lời nổi tiếng của mình :

‘Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha,

và chẳng khi nào trái lệnh,

thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè.
                Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng !’

Trong đoạn nhỏ này có 4 vấn đề diễn tả 4 đặc điểm của người đạo đức:

  1. Con hầu hạ cha : tương quan của chúng tôi với Chúa giống như tương quan chủ tớ, vua tôi.

Tôi chỉ là đầy tớ của Chúa thay vì tương quan cha con gần gũi, ngọt ngào.

Tôi và Chúa có một bức tường ô nhục lạnh lùng, hầu như không thể phá nổi.

  1. Chẳng khi nàoh trái lệnh: chúng tôi lo giữ luật cho trọn, chỉ lo ngay ngáy sau này sẽ bị phạt lâu năm trong luyện ngục, nếu phạm tội chiếu theo luật Chúa, luật Hội thánh.
  2. Một con dê đây là tượng trưng phần thưởng như là một tấm vé vào Thiên Đàng.

Thực vậy, chúng tôi hy sinh thời gian để làm những việc đạo đức..

Chúng tôi bỏ cửa bỏ nhà, hy sinh công sức, tiền bạc… ra đi loan báo tin mừng, lo cho công trình của Chúa ..

Để làm gì vậy?

Xin thưa : Để sau này Chúa thưởng Thiên đàng càng nhanh càng tốt.

Còn chuyện sống trong tình yêu Chúa, mời Chúa cùng sống với mình… chúng tôi chẳng hề quan tâm…

  1. Còn thằng con của cha đó : Đó chính là tượng trung cho những người khô khan, nguội lành, bê bối…chúng tôi coi bằng nửa con mắt…

Không xứng đáng là anh em của chúng tôi đâu…

 

Có một điều rất lạ:

Dù tự hào mình là đạo đức trước mắt thiên hạ, thậm chí chúng tôi được anh em coi như thánh sống!!! và chúng tôi quay cuồng trong cơn lốc hào quang thánh thiện đó….

Nhưng nếu có ai bất ngờ hỏi rằng:

Mối tương quan thân mật giữa anh và Chúa hiện nay thế nào?

Chúng tôi sẽ ngớ người ra… vì bấy lâu nay

chúng tôi chỉ thấy một mình hoạt động hăng say …

chỉ thấy một mình ra đi loan bao Tin mừng…

chứ có thấy Chúa nào đâu !!!

Đêm về, đắm chìm vào trong cõi suy tư… chúng tôi mới khám phá ra rằng: mình giống y chang như Giám mục Francis Nguyễn Văn Thuận trong thời gian bị cầm tù:

Bấy lâu nay con hăng say,  mải mê thực hiện công trình của Chúa..

Nhưng còn chính Chúa, con lại chẳng hề quan tâm !!!!

Thì ra bấy lâu nay, đối vói Chúa, tôi chỉ là người kẻ ăn người ở  đối với chủ nhà, tôi chỉ là tôi tớ đối với vua cao sang uy quyền…

Vì vậy tôi chỉ có nghĩa vụ phụng sự, tôn thờ và chăm chăm chú chú giữ giới răn của Ngài…. để được Chúa thưởng Thiên đàng mai sau…

Chứ chẳng có chút gì yêu mến Ngài…

Quả thực: Người đạo đức càng cần phải sám hối

Tại sao phải sám hối?

Vì chúng tôi chỉ chú trọng những việc đạo đức bên ngoài..

Còn tâm hồn…như thể là một đền thờ trong đó KHÔNG CÓ Thánh Thần, KHÔNG CÓ Đức Giê-su Ki-tô…

Thế thì có khác gì Đền thờ bị bỏ phế, thê lương, hoang tàn… 

Cuối cùng thì  sám hối ở đây chính là nhìn lại mối tương quan của mình với Chúa trong cuộc sống đạo hằng ngày…

Để gặp gỡ Chúa ngay trong tâm mình…

và từ nay tập sống với Chúa ngay trong tâm mình.

 

NGUỒN  https://tramtubensuoi.blogspot.com/2019/09/nguoi-ao-uc-cang-can-phai-sam-hoi.html

-------------------------------------------

SỐNG TỈNH THỨC -VÌ SAO TÔI ĂN CHAY

  •  
    Hung Dao - Sep 12 at 8:58 AM
     

    Tâm sự: Vì sao tôi ăn chay?

    Ăn chay, hai từ đó giờ đây đã không chỉ giới hạn trong những người tu Phật giáo nữa rồi. Trong dòng chảy xô bồ thời hiện đại, có ngày càng nhiều bạn trẻ chọn cho mình lối sống chay tịnh, giản đơn.

    Trước băn khoăn, thắc mắc của những người xung quanh, một người ăn chay đã viết một bài thơ kể về lý do đằng sau quyết định của mình.

    Nhớ có lần anh hỏi
    Vì sao em ăn chay?

    Em trả lời rất nhẹ:

    Vì đời như mây bay…

    Và có lần em hỏi
    Vì sao anh ăn chay?
    Anh mỉm cười khẽ bảo:
    Vì ta kiếp lưu đày…

    Nhớ có lần bạn hỏi
    Vì sao tôi ăn chay?
    Hoan hỷ thưa cùng bạn:
    Vì lương tâm hôm nay…

    Và có lần mẹ hỏi
    Vì sao con ăn chay?
    Con khẽ hôn trán mẹ:
    Vì an bình ngày mai…

    Nếu Ông Trời có hỏi:
    Vì sao ngươi ăn chay?
    Xin dâng lời khấn nguyện:
    Cho đất dừng thiên tai…

    Nếu như những khái niệm như “vì đời như mây bay”, “vì ta kiếp lưu đày” còn khá mơ hồ, xa lạ với những người bình thường không tu luyện, thì có lẽ ăn chay vì “lương tâm”, “an bình” và “cho đất dừng thiên tai” lại đã thân thuộc với rất nhiều người.

    Nói về “lương tâm”, mục đích ban đầu của việc ăn chay có lẽ xuất phát từ lòng từ bi, trắc ẩn. Người có tâm từ bi không nỡ giết hại, gây đau khổ cho các loài vật chỉ để bồi bổ cho cơ thể mình hoặc thoả mãn vị giác. Tập ăn chay, dưới một góc nhìn nào đó cũng là đang nuôi dưỡng tâm từ bi.

    Nói về “an bình”, đây không chỉ là an bình về nội tâm, mà còn là sức khoẻ, thể chất được bình yên. Nhiều căn bệnh thời hiện đại như gout, tim mạch, mỡ máu… đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan tới việc tiêu thụ quá nhiều thịt. Thống kê cho thấy 30 năm qua, lượng tiêu thụ thịt của người Việt tăng 6 lần, trong khi ăn rau xanh chỉ đạt một nửa so với mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

    Còn nói về “cho đất dừng thiên tai”, ngày 23/8 vừa qua, CNN vừa xuất bản một bài báo với tiêu đề “Rừng Amazon cháy là do thế giới đang tiêu thụ quá nhiều thịt”. Theo đó, rừng Amazon, “Lá phổi của hành tinh”, nơi cung cấp 20% oxy cho bầu khí quyển chung của Trái Đất, đang bị thiêu rụi vì người ta muốn đốt rừng để chăn nuôi gia súc. Việt Nam ta nhập khẩu hàng nghìn tấn thịt bò, gia súc, gia cầm từ Brazil.


    Bức ảnh thể hiện những đám cháy trong rừng Amazon trong vòng 48 giờ trước ngày 23/8/2019 được đăng trên CNN (ảnh chụp màn hình).

    Tài khoản Facebook Nông Sản Hạnh Phúc để lại lời nhắn gửi: “Bạn mến thương, khi những ngọn lửa vẫn đang tiếp tục cháy ngoài kia, ở xa mà lại là thật gần với chúng ta. Chúng ta có thể thay đổi từ những điều nhỏ bé nhất để có thể đem lại chút mát dịu, tươi lành cho cuộc đời.

    Từ một bữa cơm chay không thịt.

    Từ việc giảm đi những nhu cầu tiêu dùng không cần thiết. Từ việc gieo một cây xanh.

    Chúng ta chỉ như một cọng cỏ, hạt cát nhỏ bé nhưng chúng ta vẫn có thể tạo những ảnh hưởng nhất định đến thế giới này với mỗi suy nghĩ, hành động nhỏ bé nhất đó”.

    Để khích lệ mọi người xung quanh hướng đến lối sống giản dị, chay tịnh, Facebooker này cũng chia sẻ ảnh chụp những món ăn chay đẹp dịu dàng như một bức tranh.




    Thật là tuyệt vời phải không các bạn?

     

SỐNG TỈNH THỨC - HẠ XUỐNG TÔN LÊN

  •  
    Chi Tran
    Sep 1 at 12:32 AM
     

     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     

    Nhắc lên – Hạ xuống.

    01/09 – Chúa Nhật 22 Thường Niên năm C.

    "Hễ ai nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên".

     

    Lời Chúa: Lc 14, 1. 7-14

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, nhằm một ngày Sabbat Chúa Giêsu vào nhà một thủ lãnh các người biệt phái để dùng bữa, và họ dò xét Người. Người nhận thấy cách những kẻ được mời, chọn chỗ nhất, nên nói với họ dụ ngôn này rằng:

    "Khi có ai mời ngươi dự tiệc cưới, ngươi đừng ngồi vào chỗ nhất, kẻo có người trọng hơn ngươi cũng được mời dự tiệc với ngươi, và chủ tiệc đã mời ngươi và người ấy, đến nói với ngươi rằng: 'Xin ông nhường chỗ cho người này'. Bấy giờ ngươi sẽ phải xấu hổ đi ngồi vào chỗ rốt hết. Nhưng khi ngươi được mời, hãy đi ngồi vào chỗ rốt hết, để khi người mời ngươi đến, nói với ngươi rằng: 'Hỡi bạn, xin mời bạn lên trên'. Bấy giờ ngươi sẽ được danh dự trước mặt những người dự tiệc. Vì hễ ai nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên".

    Rồi Người lại nói với kẻ đã mời Người rằng: "Khi ông dọn bữa ăn trưa hay tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, bà con hay láng giềng giàu có, kẻo đến lượt họ cũng mời ông, và như thế ông đã được trả lễ rồi. Nhưng khi làm tiệc, hãy mời những người nghèo khó tàn tật, què quặt, và đui mù; ông sẽ có phúc, bởi họ không có gì trả lễ. Vì ông sẽ được trả lễ khi những người công chính sống lại".

     

     Suy niệm CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN  C 2019

    Lời Chúa: Hc 3,19-21.30-31; Dt 12,18-19.22-24a; Lc 14,1.7-14

     

    . Khiêm tốn bao nhiêu cũng chẳng đủ - Dã Quỳ

    Chủ đề suy niệm từ Tin Mừng nói với chúng ta về một vật rất đỗi bình thường trong cuộc sống, đó là chiếc ghế. Tự bản chất, ghế chỉ để ngồi. Nhưng chỗ ngồi ở mỗi vị trí lại có giá trị khác nhau. Vì thế, người ta tranh nhau cái ghế và cố gắng bảo vệ chỗ ngồi của mình bằng mọi cách! Từ hình ảnh "Thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi",

     

    Chúa Giêsu dạy cho chúng ta bài học về lòng khiêm tốn và nhân đức khiêm nhường. Thế nhưng, giữa  một thế giới mà trong đó con người đang giành nhau những vị trí cao nhất ở mọi lãnh vực, vậy bài học về đức khiêm nhường của Chúa có còn thích hợp với người thời nay nữa hay không?

    Người Việt Nam chúng ta vốn quan niệm "Một miếng giữa đàng hơn một sàng xó bếp." Quan niệm ấy cho ta hai suy nghĩ vừa tích cực lẫn tiêu cực.

    Chiều tích cực cho thấy sự trọng vọng của mọi người dành cho người có chức quyền và địa vị ở mọi thời. Sự vinh quang này cũng có thể là động lực giúp cho nhiều người cố gắng vươn lên trong khả năng của mình cho bằng người khác. Tuy nhiên, mặt trái của sự vinh quang thế gian ấy cũng làm cho chính đương sự nhiễm thói kiêu ngạo, vênh vang tự đắc, coi trời bằng vung và chẳng xem ai ra gì!

    Nhiều khi chính vì địa vị của họ mà người ta rơi vào vùng trời cô đơn, chỉ những kẻ nịnh bợ được lợi mới là bạn. Và đôi khi địa vị của họ cũng trở thành tầm ngắm của nhiều người muốn giành giật. Vì vậy cuộc sống của họ phải đối diện với trăm ngàn mưu mô, cạm bẫy, khó khăn ngay cả với những kẻ thuộc cấp. Khi còn đương chức thì dương dương tự đắc, vì "Miệng nhà quan có gang có thép." Và bao người đón đưa, ca tụng.

    Thế nhưng, sông có khúc, người có lúc. Khi có chức quyền thì phải sống sao để khi hết chức, hết quyền người ta vẫn còn lòng quí mến và kính trọng mình. Cách riêng đối với những người đang nắm giữ những chức vụ trong Giáo Hội, trong các đoàn thể..., chúng ta càng phải ý thức và sống cách triệt để lời Chúa căn dặn môn đệ khi thấy họ cãi nhau xem ai là người làm lớn: "Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người." (Mc 9,35) Thực ra, chức vị và quyền hành không phải là một cái gì tội lỗi, đáng sợ hay xấu xa, vì những người khôn ngoan và có khả năng, nhiệt thành, được tập thể tín nhiệm trao phó trọng trách để phục vụ con người, công ích và phục vụ Giáo Hội. Vậy hãy nhớ lời sách Huấn Ca nhắc nhở: "Càng làm lớn, con càng phải tự hạ, như thế con sẽ được đẹp lòng Chúa."(Hc 3,18)

    Chức quyền chỉ là luân phiên để phục vụ "Quan chỉ nhất thời, dân mới vạn đại." Thế nên, người khiêm tốn sẽ biết khả năng, chức vụ của họ chỉ là phương tiện phục vụ mọi người. Trong đời sống đức tin, chúng ta cần ý thức mình chỉ là một trong những dụng cụ Chúa dùng để phục vụ phần rỗi và ơn cứu độ nhân loại. Chúng ta như những chiếc ghế dùng để ngồi. Thiên Chúa muốn đặt ở đâu cũng không sao. Ai ngồi lên cũng không thành vấn đề. Nếu không còn được dùng nữa, chiếc ghế vui vẻ sẵn sàng nằm trong kho hoặc trở thành những thanh củi để cho đời một chút lửa, một cục than hay một nắm tro tàn.

    Chúng ta cần ý thức "Khiêm tốn bao nhiêu cũng chẳng đủ. Kiêu căng một chút cũng bằng thừa." Người khiêm tốn thì luôn kính trọng tha nhân, làm việc theo ý chung vì lợi ích tập thể.

    Người khiêm tốn ý thức giới hạn của bản thân nên luôn nhận trách nhiệm khi công việc thất bại, còn thành quả là do tập thể.

    Người khiêm tốn âm thầm làm việc mà không cần người khác khen ngợi, vì họ biết đó là bổn phận và trách nhiệm của họ.

    Người khiêm tốn luôn bình tĩnh nghe sự góp ý của người khác về khuyết điểm của mình và sẵn sàng sửa đổi.

    Người khiêm tốn không thích nói về mình, không đề cao mình, những gì họ đạt được là do ơn Chúa và nhờ sự trợ giúp của mọi người.

    Người khiêm tốn nỗ lực và ý thức trách nhiệm trong mọi việc đã lãnh nhận, cố gắng với tất cả khả năng và phó thác thành công cùng thất bại trong bàn tay Chúa.

    Người khiêm tốn luôn cư xử nhẹ nhàng, hòa nhã và tinh tế với mọi người, luôn đặt lợi ích và quyền lợi của người khác trên bản thân mình.

    Người khiêm tốn biết giới hạn của mình và chỉ thực hiện những gì trong tầm tay và khả năng cho phép. Họ không đứng chỉ tay nhưng vén tay áo để cùng làm việc với mọi người.

    Người khiêm tốn ý thức chức vụ và quyền hành là để phục vụ, vì thế họ sẵn sàng rút lui khi sức khỏe và khả năng giảm sút không còn đủ hay không phù hợp để phục vụ mọi người.

    Người khiêm tốn là người biết nhận định chính xác về bản thân mình trong mọi sự.

    Bài học khiêm tốn tuy đơn giản nhưng không phải dễ dàng học và thực hiện trong đời mình. Con công đẹp ở bộ lông, con chồn quí ở bộ da. Nhưng chúng chết hoặc bị săn lùng cũng chỉ vì những thứ mà chúng khoác trên mình! Xin cho chúng ta hôm nay thấm nhuần được bài học khiêm nhường của Chúa- Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Người đã chọn chỗ rốt hết trong thân phận làm người, nghèo hèn trong cuộc sống, đơn giản trong cách ăn nết ở, hòa nhã và thân thiện với tất cả mọi người.

    Cuối cùng, Người đã chấp nhận hủy mình ra không trong cái chết. Người đã chọn chỗ rốt hết trong bữa tiệc nhân sinh. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người. Qua cuộc sống, Người đã trở nên mẫu gương cho mỗi người Kitô hữu chúng ta hôm nay.

    Lạy Chúa Giêsu, xin biến đổi lòng chúng con nên khiêm nhường giống như Chúa. Amen.

    -----------------------------------

     

SỐNG TỈNH THỨC - MẤT THIÊN ĐÀNG VÀ SỢ HỎA NGỤC

  •  
    Chi Tran - Sep 11 at 6:20 AM
     
     

    MẤT THIÊN ĐÀNG VÀ NỖI SỢ HỎA NGỤC

     

    Sợ mất thiên đàng và các đau đớn của hỏa ngục có vẻ như cùng một chuyện. Nhưng không phải. Có một khoảng cách đạo đức rất lớn giữa sợ mất thiên đàng và sợ đau đớn của hỏa ngục. 

     

     

    Là người Công Giáo La Mã, như phần lớn thế hệ của tôi, chúng tôi học Kinh ăn năn tội. Kinh ăn năn tội của tôi hồi đó như sau: … Lạy Chúa , con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, con lo buồn đau đớn cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự, vì con sợ mất thiên đàng và các đau đớn của hỏa ngục…

    Sợ mất thiên đàng và các đau đớn của hỏa ngục có vẻ như cùng một chuyện. Nhưng không phải. Có một khoảng cách đạo đức rất lớn giữa sợ mất thiên đàng và sợ đau đớn của hỏa ngục. Lời cầu nguyện khôn ngoan sẽ tách biệt được chuyện này. Sợ hỏa ngục dựa trên sợ bị hình phạt; sợ mất thiên đàng dựa trên sợ không phải là người tốt, người được yêu thương. Có một khác biệt rất lớn giữa nỗi sợ hình phạt và sợ không được yêu thương. Chúng ta sẽ trưởng thành hơn, nhân bản hơn và là Kitô hữu tốt khi chúng ta sợ mình không được yêu thương hơn là khi sợ mình bị phạt vì làm một cái gì sai.

    Lớn lên trong những năm 1950 và 1960, tôi hít thở linh đạo và giáo lý Công Giáo La Mã thời đó. Vào thời mà đạo đức Công Giáo (về cơ bản thì giống với người Tin Lành và phái Phúc âm) nhấn mạnh về cánh chung, nghiêng nặng về việc sợ xuống hỏa ngục hơn là sợ không phải là người được yêu thương. Là đứa bé Công giáo, cùng với các bạn tôi, tôi rất lo mình phạm tội trọng, có nghĩa làm một cái gì vì ích kỷ, vì yếu đuối mà chưa xưng tội trước khi chết sẽ nhốt tôi vào địa ngục đời đời. Tôi sợ xuống hỏa ngục hơn là sợ mình không phải là người được yêu thương, người bỏ lỡ tình yêu và cộng đồng. Vì thế tôi lo mình là người xấu chứ không lo mình là người không tốt. Tôi sợ làm một cái gì phạm tội trọng bị xuống hỏa ngục; nhưng tôi không lo mình không có quả tim đủ lớn để yêu thương Chúa như Chúa đã yêu thương tôi. Tôi cũng không lo nhiều về việc tha thứ cho người khác, buông bỏ các tổn thương, yêu thương người khác mình, không lo về việc phán xét, thiên vị, kỳ thị, phân biệt giới tính, bè phái quốc gia, hay hẹp hòi trong quan điểm tôn giáo sẽ làm cho mình không thoải mái khi ngồi cùng bàn với người khác trong bàn tiệc của Chúa.

    Bàn tiệc thiên đàng mở ra cho tất cả những ai sẵn sàng ngồi xuống với mọi người. Đó là câu thơ của thi sĩ John Shea, người nói ra một cách cô đọng và tôi nghĩ, đó là điều kiện không thể bàn cãi để lên thiên đàng, cụ thể là có quyết tâm và có khả năng yêu thương mọi người, ngồi với mọi người. Điều kiện không thể bàn cãi vì: Làm thế nào chúng ta có thể ngồi vào bàn tiệc thiên đàng với mọi người nếu vì lý do nào đó chúng ta còn kiêu ngạo, tổn thương, còn tính khí cay đắng, cố chấp, bè phái chính trị, quốc gia, bè phái màu da, chủng tộc, tôn giáo hoặc lịch sử, chúng ta không mở ra để ngồi xuống với mọi người sao?

    Chúa Giêsu cũng dạy điều này nhưng theo một cách khác. Sau khi truyền cho chúng ta Kinh Lạy Cha kết thúc với câu “và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”, Ngài nói thêm: “Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.” Vì sao Chúa không thể tha lỗi cho chúng ta nếu chúng ta không tha lỗi cho người anh em? Có phải Chúa tùy tiện chọn điều kiện duy nhất làm tiêu chuẩn để lên thiên đàng đó không? Không.

    Chúng ta không thể ngồi bàn tiệc trên trời nếu chúng ta vẫn luôn muốn biết mình sẽ ngồi với ai. Nếu, ở đời sau, cũng như ở đời này, chúng ta chọn người để ôm, để yêu thương thì ở thiên đàng cũng giống như ở dưới đất, cũng sẽ có phe phái, cay đắng, hận thù, tổn thương và tất cả các loại phân biệt chủng tộc, giới tính, bè phái quốc gia, bè phái tôn giáo giữ chúng ta trong các ô riêng biệt. Chúng ta không thể ngồi bàn tiệc trên trời khi quả tim chúng ta không đủ lớn để ôm các người khác ngồi chung bàn. Thiên đàng đòi hỏi chúng ta có quả tim rộng mở để ôm mọi người.

    Và vì vậy khi già đi, khi đến gần cuối đời và sẵn sàng đối diện với Đấng tạo ra mình, tôi càng ít lo về việc mình xuống hỏa ngục, nhưng ngày càng lo về sự giận dữ, cay đắng, vô ơn, không tôn trọng, không tha thứ vẫn còn trong lòng tôi. Tôi ít lo về việc phạm tội trọng hơn là việc liệu tôi có đủ lòng thương xót, tôn trọng và tha thứ cho người khác không. Tôi lo lắng về sự mất thiên đàng hơn là nỗi đau của hỏa ngục, có nghĩa là cuối cùng tôi như người anh cả trong câu chuyện người con hoang đàng trở về, khi đứng bên ngoài căn nhà của Người Cha, bị loại ra ngoài vì giận dữ chứ không phải vì tội.

    Dù sao tôi vẫn biết ơn hành vi ăn năn trong tuổi thanh xuân của tôi. Nỗi sợ địa ngục không phải là một khởi đầu tồi.

    Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch (phanxico.vn)

     
     

SỐNG TỈNH THỨC - THỨ SÁU CN21TN-C

Phúc Âm: Mt 25, 1-13 - Thứ sáu 30-8-2019

"Kìa chàng rể đến, hãy ra đón người".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này: "Nước trời giống như mười trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể. Trong số đó, có năm cô khờ dại và năm cô khôn ngoan. Năm cô khờ dại mang đèn mà không đem dầu theo. Còn những cô khôn ngoan đã mang đèn, lại đem dầu đầy bình. Vì chàng rể đến chậm, nên các cô đều thiếp đi và ngủ cả.

"Nửa đêm có tiếng hô to: Kìa, chàng rể đến, hãy ra đón người. Bấy giờ các trinh nữ đều chỗi dậy, sửa soạn đèn của mình. Những cô khờ dại nói với các cô khôn ngoan rằng: "Các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em đã tắt cả". Các cô khôn ngoan đáp lại rằng: "E không đủ cho chúng em và các chị, các chị ra (nhà) hàng mà mua thì hơn". Song khi họ đang đi mua, thì chàng rể đến. Những trinh nữ đã sẵn sàng, thì theo chàng rể cùng vào tiệc cưới, và cửa đóng lại. Sau cùng các trinh nữ kia cũng đến và nói: "Thưa ngài, xin mở cửa cho chúng tôi". Nhưng người đáp lại: "Ta bảo thật các ngươi, ta không biết các ngươi". Vậy hãy tỉnh thức, vì các con không biết ngày nào, giờ nào".

Ðó là lời Chúa.

 

Suy Niệm / Cảm Nghiệm SỐNG VÀ CHIA SẺ

 

Nửa Đêm Nghênh Đón

 

 

 

Bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc cho Thứ Sáu Tuần XXI Thường Niên hôm nay, cũng như cho ngày mai, ở đoạn 25 của Thánh ký Mathêu, nhưng không bao gồm phần cuối của đoạn này về sự kiện chung thẩm, mà chỉ liên quan đến 2 dụ ngôn cuối cùng liên quan đến thời cánh chung của Phúc Âm theo Thánh ký Mathêu

 

Sở dĩ 2 dụ ngôn cuối cùng trong bài Phúc Âm hôm nay và ngày mai có thể nói và dám nói là liên quan đến mầu nhiệm cánh chung là vì, theo cấu trúc và diễn tiến của Phúc Âm Thánh ký Mathêu, thì chẳng những đoạn 24 ngay trước đó là đoạn Phúc Âm về ngày tận thế, mà phần cuối của đoạn 25 ngay sau 2 dụ ngôn này là cảnh chung thẩm.  

 

Thật thế, một trong 2 dụ ngôn cánh chung ấy là dụ ngôn về "10 trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rểở trong bài Phúc Âm cho Th Sáu Tuần XXI Thường Niên hôm nay, nhưng "trong số đó, có năm cô khờ dại và năm cô khôn ngoan. Năm cô khờ dại mang đèn mà không đem dầu theo. Còn những cô khôn ngoan đã mang đèn, lại đem dầu đầy bình. Vì chàng rể đến chậm, nên các cô đều thiếp đi và ngủ cả. Nửa đêm có tiếng hô to: Kìa, chàng rể đến, hãy ra đón người. Bấy giờ các trinh nữ đều chỗi dậy, sửa soạn đèn của mình. Những cô khờ dại nói với các cô khôn ngoan rằng: 'Các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em đã tắt cả'. Các cô khôn ngoan đáp lại rằng: 'E không đủ cho chúng em và các chị, các chị ra (nhà) hàng mà mua thì hơn'".

 

Trong dụ ngôn của bài Phúc Âm hôm nay, muốn hiểu được phần nào ý nghĩa của dụ ngôn này, cần phải tìm hiểu ý nghĩa của ít là 4 hình ảnh ẩn dụ sau đây: trinh nữ đón (1), chàng rể đến (2), tiếng hô to (3), và dầu đốt đèn (4)

 

1- Trinh nữ đón"Trinh nữ" đây ám chỉ ai, nếu không phải là Kitô hữu, vì họ là thành phần nhờ phép rửa đã được nên tinh tuyền và thánh hiến cho Chúa Kitô (xem Epheso 5:26-27). Có bản dịch là "phù dâu", cũng không sai, ở chỗ, ám chỉ thành phần tu sĩ và giáo sĩ, thành phần nhờ đời sống thánh hiến càng làm đẹp thêm cho cô dâu. Trong 10 cô này có 5 cô khôn và 5 cô dại, và khôn hay dại nơi các cô là ở chỗ có mang theo đèn và cả dầu nữa hay chăng. Chúng ta sẽ suy diễn về đèn và dầu sau, ở chi tiết thứ 4 cuối cùng.

 

2- Chàng r đến: Thời điểm chàng rể tới chính vào lúc "nửa đêm", chứ không phải giữa thanh thiên bạch nhật ban ngày. Nghĩa là chàng rể đến vào lúc người ta buồn ngủ nhất về tâm linh và đen tối nhất về môi sinhĐến độ, không phải chỉ có các cô khờ dại mới gục ngủ mà cả những cô trinh nữ khôn ngoan cũng thiếp ngủ nữa: "Thật vậy, nếu giai đoạn ấy không được rút ngắn lại thì không một con người nào được cứu độ" (Mathêu 24:22). 

 

Tức là vào lúc Chúa đến lần thứ hai "không biết có còn đức tin trên thế gian này nữa hay chăng?" (Luca 18:8), một thời điểm "vì sự dữ gia tăng mà lòng người hầu hết trở nên nguội lạnh" (Mathêu 24:12), một thời điểm đầy như tối tăm gian dối nơi hiện tượng tiên tri giả và kitô giả đánh lừa được nhiều người (xem Mathêu 24:24).

 

3- Tiếng hô to: Thời điểm chàng rể đến chẳng những vào "nửa đêm" mà còn được kèm theo bằng một "tiếng hô to" nữa. Vậy thì "tiếng hô to" này xuất phát từ đâu, hay ai là người đã phát ra "tiếng hô toấy? Nếu Giáo Hội là cô dâu, chàng rể là Chúa Kitô, và thành phần trinh nữ là Kitô hữu, hay thành phần phù dâu là tu sĩ giáo sĩ, thì ai là người đã vang lên "tiếng hô to" ấy, nếu không phải là chính Đức Mẹ Maria. 

 

Thật vậy, "tiếng hô to" ấy đã xuất phát từ Mẹ Maria qua những lần Mẹ hiện ra đây đó, đặc biệt nhất và "to" nhất là vào lần Mẹ hiện ra ở Linh Địa Fatima năm 1917, trong giai đoạn thế giới của thành phần "trinh nữ" Kitô giáo bị khủng hoảng đức tin hơn bao giờ hết, đến độ đã đi đến chỗ mất hết đức ái, và dữ dội sát hại nhau bằng các trận thế chiến ở tiền bán thế kỷ 20, cũng như bằng nạn diệt chủng phá thai và nạn ly dị ở hậu bán thế kỷ 20, những hiện tượng quái gở chưa từng có trong lịch sử loài người nơi một thế giới Tây phương càng văn minh con người càng bạo loạn và càng trở thành trung tâm của nền văn hóa chết chóc ti tăm.

 

4- Dầu đốt đèn: Nếu đèn ám chỉ đức tin, và ngọn lửa cháy sáng nơi cây đèn ám chỉ đức mến, thì dầu đèn đây có thể hiểu là đức cậy. Bởi vì, giai đoạn Chúa Kitô chàng rể tới "bị trì hoãn hay chậm trễ - delayed", như trong bài Phúc Âm hôm nay cho biết, mà thành phần trinh nữ hay phù dâu đợi chờ chàng cần phải nhẫn nại và hy vọng hơn bao giờ hết, bằng không, một khi tắt mất đức mến mà lại không còn đức cậy, mà lại mất hết hy vọng thì ngọn lửa đức mến sẽ không bao giờ có thể thắp lại được bởi thiếu dầu đức cậy. Thực tế cũng chứng thực như vậy, một khi con người thất vọng đến chỗ tuyệt vọng (như ngọn đèn hết dầu) thì chẳng còn muốn sống nữa, nên đã có những cuộc tử tử là như vậy. Hy vọng chính là sức sống của con người, trong con người và cho con người.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

 

TN.XXLI-6.mp3