13. Tìm Gặp Chúa Thật Nhanh

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH # 154 -THỨC ĂN NHANH

Số 154: Thức Ăn Nhanh cho Tâm Hồn (The Fast Food for The Soul) by Fr. Quảng Trần, C.Ss.R., on Wednesday of July 17, 2019

(Muốn nghe AUDIO, xin mở FILE đính kèm)

 

ĐI BƯỚC TRƯỚC ĐẾN VỚI THA NHÂN,

ĐỪNG NGỒI MÀ ĐỢI THA NHÂN ĐẾN VỚI TÔI

 

“Đức Giêsu bảo người ấy: Ông hãy đi, và cũng làm như vậy” (Lc 10:37)

 

Chuyện kể rằng: Một lần kia, Chúa Giêsu đang giảng dạy thì có một vị rành rỏi về luật lệ Do thái giáo đứng lên hỏi Chúa Giêsu một câu hỏi hiện sinh: tôi phải làm gì để được sự sống đời đời? [Tôi từ đâu đến, chết rồi đi về đâu, tôi sinh ra đời này để làm gì..?] Vì ông là người am tường luật nên Chúa Giêsu không trả lời mà hỏi lại: trong Kinh Thánh nói gì về điều này?

Ông am tường luật trả lời: Hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết sức lực người, và yêu tha nhân như chính mình.

Khi thấy ông trả lời đúng nên Chúa Giêsu khen ngợi ông ta rằng: ông trả lời đúng lắm, cứ làm như thế thì sẽ được sống.  Có lẽ giống y chang như biết bao nhiêu người chúng ta thích khoe khoang về những gì mình biết, nhất là lĩnh vực chuyên môn của mình, nên ông hỏi tiếp Chúa Giêsu: “ai là người thân cận của tôi?

Chúa Giêsu không trả lời ngay. Ngài không muốn rơi vào một cuộc tranh luận, phân tích vô bổ. Ngài muốn nếu có khởi đi từ một cuộc tranh luận thần học thì cũng phải dẫn tới hành động cứu độ, hành động trao ban yêu thương. Chúa Giêsu kể một dụ ngôn: Một người kia từ Giêrusalem xuống Giêricô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng cướp bóc hết, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết.

Tình cờ một thầy tư tế đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông né qua một bên mà đi.

Rồi cũng vậy, một thầy Lêvi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua một bên mà đi.

Rồi, một người Samaria kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy và chạnh lòng thương. Anh lại gần, lấy dầu, lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy lên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc (x. Lc 10: 29-31).

Rồi Chúa Giêsu hỏi ông thông luật: theo ông trong ba người kia, ai là người thân cận của người bị nạn?

Người thông luật trả lời: người thứ ba.

Chúa Giêsu bảo: ông hãy đi và làm như thế!

Người thông luật đã đặt câu hỏi: “AI là người thân cận của TÔI?”, tôi là trung tâm điểm để người khác hướng về. Trong khi đó Chúa Giêsu lại hỏi ngược lại: “TÔI là người thân cận của AI?”, người khác là trung tâm để tôi hướng đến.

Kinh nghiệm bản thân: Từ ngày 11 đến 15 tháng 7 (năm 2019) người viết bận đi giảng trùng với thời gian lũ lụt xảy ra ở vùng New Orleans, và không có thời gian theo dõi tin tức (mà thông thường người viết cũng có khi nào theo dõi tin tức đâu). Khi về lại Boston, người viết gọi lại những người gọi nhỡ (missed call), trong đó có một cuộc gọi nhỡ của một người từ vùng New Orleans. Tôi gọi và nhận được chia sẻ rộn ràng từ người này: “con gọi cha không có việc gì quan trọng. Gọi nhờ cha và mọi người ở những nơi khác thêm lời cầu nguyện vì dưới con bị bão lụt. Tạ ơn Chúa, bão lụt đã qua, mọi người bình an…” [Người này: không bắt mọi người thân cận hướng về mình, mà mình hướng về tha nhân.]

Sau đó vì biết bão lụt mới xay ra ở New Orleans nên tôi gọi thăm một vài người giáo dân quen biết ở vùng này thì đều nhận được những lời có vẻ trách móc tương tự như sau: Trời ơi! Lũ lụt xong rồi cha mới gọi! Ngồi đợi phone cha dài cổ ra nè! [Những người này: bắt mọi người thân cận hướng về họ, mà họ không cần biết tha nhân thế nào.]

 

Cùng suy nghĩ và hành động: “AI là người thân cận của TÔI HAY TÔI là người thân cận của AI?” Bạn chọn đặt câu hỏi nào? Chủ thể TÔI trước hay khách thể AI trước? Tôi có khi nào đặt mình vào vị trí của tha nhân không? Hay tôi chỉ đặt tha nhân vào vị trí của tôi để bắt bẻ, và lý lẽ đúng sai? Đâu là những bước đầu tiên, tôi phải tập để đến với tha nhân trước? Ví dụ: bỏ đi địa vị, thứ bậc của mình để đến, chào hỏi những người thấp, nhỏ tuổi hơn tôi chẳng hạn.

-------------------------------------

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH 153 THỨC ĂN NHANH

Số 153: Thức Ăn Nhanh cho Tâm Hồn (The Fast Food for The Soul) by Fr. Quảng Trần, C.Ss.R., on Monday of July 8, 2019

PHÉP LẠ

 

“Chúa Giêsu nói: Lui ra! Con bé có chết đâu, nó ngủ đấy!” (Mt 9: 24)

 

Chuyện trong Sách Tin Mừng kể lại rằng: một ngày kia, Chúa Giêsu đang đứng nói chuyện với các môn đệ và mọi người thì một vị thủ lãnh của dân Do thái đến bái lạy Người và nói: “Con gái tôi vừa mới chết. Nhưng xin “Người đến đặt tay lên cháu, là nó sẽ sống”(Mt 9: 18). Đang khi Chúa Giêsu đi đến nhà ông này thì một người phụ nữ, chị ta tin rằng chị chỉ cần đụng vào được tua áo choàng của Chúa Giêsu thì chị được chữa lành. Nhờ việc đụng vào áo của Chúa Giêsu, chị đã được khỏi bệnh băng huyết đã 12 năm… Khi đến nhà viên thủ lãnh thì phường trống, phường kèn đã đang inh ỏi rồi.  Nhưng, Chúa Giêsu bảo mọi người lùi ra để Người thực hiện phép lạ: “con bé có chết đâu, nó ngủ đấy!” Thế rồi, “Người đi vào, cầm tay con bé, nó liền trỗi dậy” (Mt 9:25). Hai phép lạ đã xảy ra: một người được khỏi sau 12 năm mắc bệnh băng huyết và một người đã chết được phục hồi sự sống.

Có phép lạ không? Và hiểu phép lạ như thế nào?

Ngày này ta hay nghe nói: sướng hay khổ, hạnh phúc hay không hệ tại ở thái độ sống, thái độ đón nhận biến cố, sự việc xảy ra trong cuộc đời. Nó hệ tại ở tâm lý của chúng ta. Thoạt nghe những câu nói có ý tưởng như trên DƯỜNG NHƯ đúng. Ví dụ: Một người có một căn nhà mobile home (nhà nhỏ di động, có thể dùng xe kéo đi), thấy người khác có một căn nhà lớn rộng rãi, tiện nghi thì liền nói: mình có nhà ở là tốt lắm rồi, vẫn hơn những người không có nhà và ở nhà to rộng chắc gì đã sướng, đã hạnh phúc. [Ở đây, người viết không bàn luận đến tinh thần từ bỏ của cải vật chất vì những lý do khác như đời tu, hy sinh của cải vật chất vì người nghèo… ]. Ý nghĩ như trên có vẻ đúng về phương diện tinh thần, phương diện suy nghĩ. Nhưng thực tế thì chưa chắc vì con người bao gồm hai phần: thể xác và tinh thần. Sống trong một căn nhà chật chội, mùa hè thì quá nóng, mùa đông thì quá lạnh…mà vẫn bảo rằng nóng hay lạnh không hệ tại ở căn nhà, mà hệ tại ở thái độ của người ở trong căn nhà đó thì e rằng người đó là thiên thần chứ không phải người phàm. Người phàm phải có thân xác và nó bị chi phối bởi những QUY LUẬT CỦA TỰ NHIÊN về thời gian và không gian.

Định nghĩa thông thường: khi nào một cái gì đó xảy ra VƯỢT LÊN TRÊN quy luật tự nhiên thì được gọi đó là phép lạ. Tuy nhiên, MỌI SỰ VẬT HIỆN HỮU THEO MỘT QUY LUẬT TỰ NHIÊN ĐÃ LÀ MỘT PHÉP LẠ VĨ ĐẠI, LỚN LAO LẮM RỒI. (Nếu Thiên Chúa ngưng nghỉ đặt để các quy luật trong tích tắc thì mọi sự tan biến thành hư vô!) Phép lạ vẫn thường xuyên xảy đến! Phép lạ LỚN NHẤT Thiên Chúa luôn luôn thực hiện không ngơi nghỉ đó là: sắp đặt và thiết định NHỮNG QUY LUẬT cho mọi sự trong trời đất này. Đó là phép lạ lớn nhất, vĩ đại nhất!

Tuy nhiên, có những lúc vì lý do bí nhiệm nào đó, Thiên Chúa vẫn can thiệp để những điều VƯỢT LÊN TRÊN quy luật tự nhiên có thể xảy ra như trong trường hợp phụ nữ được chữa khỏi sau 12 năm mắc bệnh và bé gái đã chết được phục hồi sự sống ở trên. Và nhiều lắm: những phép lạ được ghi lại trong Kinh Thánh được thực hiện bởi Chúa Giêsu và các Tông Đồ, những người được chữa lành ở Fatima, ở Lộ Đức, ở các nơi đền thánh, các dịp đặt tay cầu nguyện, xức dầu… nhiều lắm. Ta phải hiểu thế nào về những phép lạ NGOẠI THƯỜNG xảy ra ?

Thưa: Thiên Chúa có quyền năng tuyệt đối trên thế giới tự nhiên cũng như những quy luật của tự nhiên (complete power over the physical world and all the laws of nature), vì lẽ Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo vũ trụ và mọi thứ liên quan đến vũ trụ. Ngài tạo dựng lên mọi sự từ hư vô. Nếu Thiên Chúa, do ý muốn (God’s will) của Ngài mà mọi sự được tạo dựng, thì việc Thiên Chúa tái tạo lại và biến đổi các quy luật của tự nhiên bằng ý muốn của Ngài thì dễ hơn nhiều, chẳng có gì là khó. Phép lạ ngoại thường vẫn xảy ra! (Ở đây người viết không bàn luận đến lý do tại sao phép lạ ngoại thường xảy ra để làm gì.)

Và cũng cần nhớ rằng Thiên Chúa có toàn quyền trên thế giới vật chất thì Ngài cũng có toàn quyền trên thế giới tinh thần. Ta đã bao giờ xin phép lạ về phương diện tâm linh, phương diện tâm hồn chưa?

 

Cùng suy nghĩ và hành động: Tôi có hiếu kỳ thích thú những phép lạ NGOẠI THƯỜNG mà quên đi các phép lạ THÔNG THƯỜNG luôn xảy ra trong đời tôi không? Tôi có tín thác, tin tưởng và cầu nguyện để hiểu ý Chúa hay tôi chạy chọt tìm kiếm phép lạ mỗi khi không vừa ý? Nhìn lại tôi có thể đếm được ít nhất BA PHÉP LẠ đã xảy ra trong đời tôi không?

-----------------------------------

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH -TIN MỪNG GIOAN 20, 19-31

  •  
    Mo Nguyen
    Apr 27 at 7:22 AM
     
     
    encounter.jpg
     
    ENCOUNTERING OUR RISEN LORD
     

    Reflections on the Gospel (Jn 20: 19 – 31)

                               ENCOUNTERING OUR RISEN LORD

    Thomas is one of the most clearly defined characters in the Gospels, Born loser, realist, pessimist, he has missed out on the Easter night appearance of Jesus. He won’t believe that Jesus has been raised simply on the other disciples’ claim ‘We have seen the Lord’. He insists on seeing, touching, hearing for himself.

    Eight days later, with divine ‘courtesy’, Jesus is prepared to meet Thomas’ conditions exactly. But, at the sight of his risen Lord, Thomas abandons them. He, the late-comer, the obtuse one, goes on to make the most exalted act of faith contained in the gospel: ‘My Lord and my God!’ It is Thomas, the hesitant, the doubter, who brings out the full identity of Jesus.

    Jesus adds a comment that brings us into the picture too: ’Blessed are those who have not seen and yet believe’. Thomas has believed  because, like the other disciples present in the room, he has now seen the risen Lord. Succeeding generations of believers will not have the privilege of seeing the risen Lord. We have to believe simply the testimony handed down in the Church. We are not at a disadvantage. We are in fact ‘blessed’ – because from us a faith greater than that of Thomas will be drawn. And the greater the faith, the more scope for the power of God to enter and transform our lives. The gospel imparts to those who believe all the knowledge necessary for a life-giving encounter with the Lord.

    Brendan Byrne, SJ

    Chris Tomlin - Resurrection Power:

    https://www.youtube.com/watch?v=AxH8Q8ue65o

     

               JESUS APPEARS TO THOMAS

     

    appearing to Thomas.jpg
     

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - THỨ BAY CN2PS-C

Thứ Bảy sau Chúa Nhật II Phục Sinh
*CHÍNH THẦY ĐÂY ĐỪNG SỢ!!!*(Gioan 6, 20)

Bài Ðọc I: Cv 6, 1-7

"Họ chọn bảy người đầy Thánh Thần".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, số môn đồ gia tăng, nên xảy ra việc các người Hy-lạp kêu trách các người Do-thái, vì trong việc phục vụ hằng ngày, người ta khinh miệt các bà goá trong nhóm họ. Nên Mười Hai Vị triệu tập toàn thể môn đồ đến và bảo: "Chúng tôi bỏ việc rao giảng lời Chúa mà lo đi giúp bàn, thì không phải lẽ. Vậy thưa anh em, anh em hãy chọn lấy bảy người trong anh em có tiếng tốt, đầy Thánh Thần và khôn ngoan, để chúng tôi đặt họ làm việc đó. Còn chúng tôi, thì sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ lời Chúa". Cả đoàn thể đều tán thành lời các ngài và chọn Têphanô, một người đầy đức tin và Thánh Thần, và chọn Philipphê, Prôcô, Nicanô, Timon, Parmêna và Nicôla quê ở Antiôkia. Họ đưa mấy vị đó đến trước mặt các Tông đồ. Các ngài cầu nguyện và đặt tay trên các vị đó. Lời Chúa lan tràn, và số môn đồ ở Giêrusalem gia tăng rất nhiều. Cũng có đám đông tư tế vâng phục đức tin.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 32, 1-2. 4-5. 18-19

Ðáp: Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, như chúng con đã trông cậy Chúa (c. 22).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Người hiền đức, hãy hân hoan trong Chúa, ca ngợi là việc của những kẻ lòng ngay. Hãy ngợi khen Chúa với cây đàn cầm, với đàn mười dây, hãy xướng ca mừng Chúa. - Ðáp.

2) Vì lời Chúa là lời chân chính, bao việc Chúa làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu chuộng điều công minh chính trực, địa cầu đầy ân sủng Chúa. - Ðáp.

3) Kìa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Người, nhìn xem những ai cậy trông ân sủng của Người, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết, và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 19, 28

Alleluia, alleluia! - Thầy bởi Cha mà ra, và đã đến trong thế gian; bây giờ Thầy lại bỏ thế gian mà về cùng Cha. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 6, 16-21

"Họ thấy Chúa Giêsu đi trên mặt biển".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Chiều đến, các môn đệ Chúa Giêsu xuống bờ biển. Rồi lên thuyền, sang bên kia, trẩy về hướng Capharnaum. Trời đã tối, mà Chúa Giêsu vẫn chưa đến với họ. Bỗng cuồng phong thổi lên, biển động mạnh. Khi chèo đi được chừng hai mươi lăm hay ba mươi dặm, thì họ thấy Chúa Giêsu đi trên mặt biển, tiến lại gần thuyền, họ hoảng sợ. Nhưng Người nói với họ: "Chính Thầy đây, đừng sợ". Họ định rước Người lên thuyền, nhưng ngay lúc ấy, thuyền đã đến nơi họ định tới.

Ðó là lời Chúa.







CHÍNH THẦY ĐÂY! ĐỪNG SỢ! - Cảm Nghiệm

(Gioan 6, 20)
 
Chủ đề "Thày là sự sống" của ngày Thứ Bảy trong Tuần II Phục Sinh về khía cạnh "Sự Sống - Tái Sinh Thần Linh" được tỏ hiện trong bài Phúc Âm qua việc Chúa Giêsu đi trên biển đến với các tông đồ đang sang bên kia bờ và bị sóng gió trong đêm tối, một hành động Người làm để củng cố đức tin cho các vị, để từ từ các vị được Người tái sinh thần linh, thành phần mà, sau khi Người sống lại từ cõi chết và lên trời, còn được rửa trong Thánh Linh nữa, như trong bài đọc 1 hôm nay cho thấy, chỉ "chuyên lo cầu nguyện và phục vụ lời Chúa" là những gì chính yếu trong sứ vụ và thừa tác vụ mục tử của các vị.

Bài Đọc I (Tông Vụ 6:1-7):
 
"Trong những ngày ấy, số môn đồ gia tăng, nên xảy ra việc các người Hy-lạp kêu trách các người Do-thái, vì trong việc phục vụ hằng ngày, người ta khinh miệt các bà goá trong nhóm họ. Nên Mười Hai Vị triệu tập toàn thể môn đồ đến và bảo: 'Chúng tôi bỏ việc rao giảng lời Chúa mà lo đi giúp bàn, thì không phải lẽ. Vậy thưa anh em, anh em hãy chọn lấy bảy người trong anh em có tiếng tốt, đầy Thánh Thần và khôn ngoan, để chúng tôi đặt họ làm việc đó. Còn chúng tôi, thì sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ lời Chúa'. Cả đoàn thể đều tán thành lời các ngài và chọn Têphanô, một người đầy đức tin và Thánh Thần, và chọn Philipphê, Prôcô, Nicanô, Timon, Parmêna và Nicôla quê ở Antiôkia. Họ đưa mấy vị đó đến trước mặt các Tông đồ. Các ngài cầu nguyện và đặt tay trên các vị đó. Lời Chúa lan tràn, và số môn đồ ở Giêrusalem gia tăng rất nhiều. Cũng có đám đông tư tế vâng phục đức tin".

Phúc Âm (Gioan 6:16-21):

"Chiều đến, các môn đệ Chúa Giêsu xuống bờ biển. Rồi lên thuyền, sang bên kia, trẩy về hướng Capharnaum. Trời đã tối, mà Chúa Giêsu vẫn chưa đến với họ. Bỗng cuồng phong thổi lên, biển động mạnh. Khi chèo đi được chừng hai mươi lăm hay ba mươi dặm, thì họ thấy Chúa Giêsu đi trên mặt biển, tiến lại gần thuyền, họ hoảng sợ. Nhưng Người nói với họ: 'Chính Thầy đây, đừng sợ'. Họ định rước Người lên thuyền, nhưng ngay lúc ấy, thuyền đã đến nơi họ định tới".
 
Trong bài phúc âm hôm nay, chúng ta thấy hoàn toàn hợp với đời sống đức tin tu đức của Kitô giáo chúng ta nói chung và mỗi người chúng ta nói riêng:
 
Trước hết, sự kiện "trời đã tối, mà Chúa Giêsu vẫn chưa đến với họ" quả thực là tình trạng mỗi khi vắng bóng Thiên Chúa, nhất là khi chúng ta tìm kiếm Ngài mà chẳng thấy Ngài đâu, ngược lại Ngài lại tự ẩn mặt đi hay cố ý khuất dạng khỏi cảm giác hay lý trí của chúng ta, chúng ta cảm thấy lẻ loi cô độc và sợ hãi.

Sau nữa, sự kiện "bỗng cuồng phong thổi lên, biển động mạnh" là sự kiện lưỡng diện cho thấy, trước hết, đối với nạn nhân trong cuộc thì thật là bất hạnh và nguy hiểm, mà thường bao giờ không có Chúa, như ở trong tối tăm đức tin thì thế nào cũng gặp "ma", gặp thử thách và cám dỗ, tuy nhiên, đối với chính Đấng muốn tỏ mình ra thì đó lại là sự kiện báo trước việc Ngài sắp xuất hiện, như các hiện tượng thiên nhiên (sấm xét. chớp sáng, động đất, lửa cháy v.v.) trước mỗi cuộc thần hiển của Thiên Chúa trong hành trình về Đất Hứa của Dân Do Thái. Bởi thế, ngay sau sự kiện "bỗng cuồng phong nổi lên, biển động mạnh" thì "Chúa Giêsu đi trên mặt biển tiến lại gần thuyền". 

Sau hết, sự kiện "họ định rước Người lên thuyền, nhưng ngay lúc ấy, thuyền đã đến nơi họ định tới" cho thấy, một khi có sự hiện diện của Chúa thì mọi sự trôi chảy và linh hồn cảm thấy tiến nhanh trên đường nhân đức, nhất là sau mỗi lần thắng vượt được th thách, nhờ đó đức tin càng mạnh và đời sống siêu nhiên càng tăng trưởng lạ lùng ngoài sức tự nhiên cố gắng trước đó mãi mà hầu như vẫn dậm chân tại chỗ.
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

 

PS.II-7.mp3  

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - THỨ SÁU CN PHỤC SINH

Thứ Sáu Trong Tuần Bát Nhật Lễ Phục Sinh

 

Bài Ðọc I: Cv 4, 1-12

"Ơn cứu độ không gặp được ở nơi một ai khác".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, đang lúc Phêrô và Gioan giảng cho dân chúng (sau khi chữa lành người què), thì các tư tế, vị lãnh binh cai đền thờ và các người thuộc nhóm Sađốc áp tới, bực tức vì các ngài giảng dạy dân chúng và công bố việc Ðức Giêsu từ cõi chết sống lại. Họ ra tay bắt các ngài và đem tống giam vào ngục cho đến hôm sau, vì lúc đó đã chiều tối rồi. Nhưng trong số những kẻ nghe giảng, có nhiều người tin, và nguyên số đàn ông cũng đã tới năm ngàn người. Ðến hôm sau, các thủ lãnh, kỳ lão và luật sĩ ở Giêrusalem, có cả Anna thượng tế, Caipha, Gioan, Alexanđê, và tất cả những người thuộc dòng tư tế, nhóm họp. Họ cho điệu hai ngài ra giữa mà chất vấn rằng: "Các ông lấy quyền hành và danh nghĩa nào mà làm điều đó?"

Lúc bấy giờ Phêrô được đầy Thánh Thần đã nói: "Thưa chư vị thủ lãnh toàn dân và kỳ lão, xin hãy nghe, nhân vì hôm nay chúng tôi bị đem ra xét hỏi về việc thiện đã làm cho một người tàn tật, về cách thức mà con người đó đã được chữa khỏi, xin chư vị tất cả, và toàn dân Israel biết cho rằng: Chính nhờ Danh Ðức Giêsu Kitô Nadarét, Chúa chúng tôi, Người mà chư vị đã đóng đinh, và Thiên Chúa đã cho từ cõi chết sống lại, chính nhờ danh Người mà anh này được lành mạnh như chư vị thấy đây. Chính Người là viên đá đã bị chư vị là thợ xây loại ra, đã trở thành viên Ðá Góc tường; và ơn cứu độ không gặp được ở nơi một ai khác. Bởi chưng không một Danh nào khác ở dưới gầm trời đã được ban tặng cho loài người, để nhờ vào Danh đó mà chúng ta được cứu độ".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 117, 1-2 và 4. 22-24. 25-27a

Ðáp: Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đã biến nên tảng đá góc tường (c. 22).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở. Hỡi nhà Israel, hãy xướng lên: "Ðức từ bi của Người muôn thuở". Hỡi những người tôn sợ Chúa, hãy xướng lên: "Ðức từ bi của Người muôn thuở". - Ðáp.

2) Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đã biến nên tảng đá góc tường. Việc đó đã do Chúa làm ra, việc đó kỳ diệu trước mắt chúng ta. Ðây là ngày Chúa đã thực hiện, chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về ngày đó. - Ðáp.

3) Thân lạy Chúa, xin gia ơn cứu độ; thân lạy Chúa, xin ban cho đời sống phồn vinh. Phúc đức cho Ðấng nhân danh Chúa mà đến; từ nhà Chúa, chúng tôi cầu phúc cho chư vị. Chúa là Thiên Chúa và đã soi sáng chúng tôi. - Ðáp.

 

Alleluia: Tv 117, 24

Alleluia, alleluia! - Ðây là ngày Chúa đã thực hiện, chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về ngày đó. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 21, 1-14

"Chúa Giêsu đến, cầm bánh và cá trao cho họ ăn".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, lúc các môn đệ đang ở bờ biển Tibêria, Chúa Giêsu lại hiện đến. Công việc đã xảy ra như sau: Simon Phêrô, Tôma cũng gọi là Ðiđymô, Nathanael quê tại Cana xứ Galilêa, các con ông Giêbêđê, và hai môn đệ nữa đang ở với nhau. Simon Phêrô bảo: "Tôi đi đánh cá đây". Các ông kia nói rằng: "Chúng tôi cùng đi với ông". Mọi người ra đi xuống thuyền. Nhưng đêm ấy các ông không bắt được con cá nào. Lúc rạng đông, Chúa Giêsu hiện đến trên bờ biển, nhưng các môn đệ không biết là Chúa Giêsu. Người liền hỏi: "Này các con, có gì ăn không?" Họ đồng thanh đáp: "Thưa không". Chúa Giêsu bảo: "Hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ được". Các ông liền thả lưới và hầu không kéo nổi lưới lên, vì đầy cá. Người môn đệ Chúa Giêsu yêu, liền nói với Phêrô: "Chính Chúa đó". Simon Phêrô nghe nói là Chúa, liền khoác áo vào, vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào và kéo lưới đầy cá theo, vì không còn xa đất bao nhiêu, chỉ độ hai trăm thước tay.

Khi các ông lên bờ, thấy có sẵn lửa than, trên để cá và bánh. Chúa Giêsu bảo: "Các con hãy mang cá mới bắt được lại đây". Simon Phêrô xuống thuyền kéo lưới lên bờ. Lưới đầy toàn cá lớn; tất cả được một trăm năm mươi ba con. Dầu cá nhiều đến thế, nhưng lưới không rách.

Chúa Giêsu bảo rằng: "Các con hãy lại ăn". Không ai trong đám ngồi ăn dám hỏi: "Ông là ai?" Vì mọi người đã biết là Chúa. Chúa Giêsu lại gần, lấy bánh trao cho các môn đệ; Người cũng cho cá như thế. Ðây là lần thứ ba, Chúa Giêsu đã hiện ra với môn đệ khi Người từ cõi chết sống lại.

Ðó là lời Chúa.

 

Suy niệm/CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ

 

"Khi ấy, lúc các môn đệ đang ở bờ biển Tibêria, Chúa Giêsu lại hiện đến". Theo thứ tự thời gian, như được các bài Phúc Âm trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh thuật lại, thì đây là lần hiện ra thứ 6 của Chúa Giêsu sau khi Người sống lại từ trong kẻ chết: lần 1 với các phụ nữ (Phúc Âm Thứ Hai); lần 2 với một mình Chị Mai Đệ Liên (Phúc Âm Thứ Ba); lần 3 với hai môn đệ về làng Emmau (Phúc Âm Thứ Tư); lần 4 với chung các môn đệ nhất là các tông đồ (Phúc Âm Thứ Năm); lần 5 với chung các môn đệ một lần nữa vào ngày thứ tám (Bài Phúc Âm Chúa Nhật Lễ Lòng Thương Xót Chúa kết thúc Tuần Bát Nhật Phục Sinh); lần 6 với 7 tông đồ ở bờ biển Tibêria (Phúc Âm Thứ Sáu).

 

Chính Thánh ký Gioan trong bài Phúc Âm hôm nay thuật lại lần hiện ra thứ 6 này của Chúa Kitô Phục Sinh, nhưng ngài xác định "đây là lần thứ ba, Chúa Giêsu đã hiện ra với môn đệ khi Người từ cõi chết sống lại". Lần thứ hai Người "hiện ra với môn đệ" được Giáo Hội chọn đọc bài Phúc Âm của Thánh ký Gioan cho Chúa Nhật thứ 1 Phục Sinh, kết Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Lễ Trọng Kính Lòng Thương Xót Chúa. Còn lần thứ nhất Người "hiện ra với môn đệ" đã được Giáo Hội chọn đọc trong bài Phúc Âm của Thánh ký Gioan cho Lễ Phục Sinh Ban Ngày.

Trong lần hiện ra thứ 3 với chung các môn đệ chính yếu là các tông đồ này, cho dù chỉ có 7 vị, vẫn được kể là với chung các vị, một lần hiện ra ít là có hai điều khác lạ: trước hết là không phải xẩy ra ở trong Nhà Tiệc Ly kín mít nữa, mà là ở ngoài trời, ở trên bờ hồ Tibêria, và vì thế, sau nữa, Người cũng không còn chúc "bình an cho các con" như lần đầu nữa, bởi các vị đã tin rằng Người đã sống lại nên mới dám lò mò đi ra ngoài sinh hoạt đánh cá trở lại. 

 

Thế nhưng hình như vào buổi chiều tối thôi, cũng có vẻ còn lén lút chứ chưa hoàn toàn công khai trước mặt dân chúng. Bởi thế, thâu đêm các vị cũng chẳng bắt được con nào, cho đến "lúc rạng đông", nghe lời của một vị đứng trong bờ bảo sao làm vậy thì nhóm 7 vị tông đồ, hầu như toàn là những tay lành nghề đánh cá, mới bắt được một mẻ cá lạ lùng, nhờ đó các vị (mà đầu tiên là "người môn đệ được Chúa Giêsu yêu") đã nhận ra Đấng Phục Sinh: "Không ai trong đám ngồi ăn dám hỏi: 'Ông là ai?' Vì mọi người đã biết là Chúa".

 

Biến cố những tay lành nghề đánh cá như các tông đồ đã từng hành nghề trước khi theo Chúa Kitô mới 3 năm trước đó, như thành phần các môn đệ được Thánh ký Gioan liệt kê trong bài Phúc Âm hôm nay, bao gồm Phêrô, Giacôbê và Gioan, Toma và Nathanael (hay Botholomew) cùng "hai môn đệ nữa" không được kể đích danh, song có thể đoán được là môn đệ Anrê là em của Phêrô và Philiphê là bạn của Nathanael (xem Gioan 1:40-50), nhưng thâu đêm cả 7 vị vẫn chẳng bắt được gì, như đã từng xẩy ra hầu như 3 năm trước, khi 2 cặp anh em thuyền chài thân hữu là Phêrô - Anrê + Giacôbê - Gioan nhờ mẻ cá lạ lần thứ nhất ấy đã bỏ mọi sự mà theo Chúa (xem Luca 5:1-11).

 

Cũng như lần đầu, mẻ cá lạ đã tái diễn một lần nữa, và chính mẻ cá lạ ấy là dấu hiệu khiến cho "người môn đệ được Chúa Giêsu yêu" là Gioan, vị môn đệ tiêu biểu cho đức mến, bén nhậy nhất trong việc nhận ra Chúa Kitô: "Người môn đệ Chúa Giêsu yêu, liền nói với Phêrô: 'Chính Chúa đó'. Simon Phêrô nghe nói là Chúa, liền khoác áo vào, vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào và kéo lưới đầy cá theo, vì không còn xa đất bao nhiêu, chỉ độ hai trăm thước tay".

 

Con số "lưới đầy cá lớn - 153 con " được kể đến ở đây nghĩa là gì? Tại sao phải có chi tiết nhỏ nhặt con số rõ ràng như thế? "Cá lớn" chứ không phải cá nhỏ, và nhiều cá chứ không phải ít cá. Nếu "cá" liên quan đến con người ta hay phần rỗi của con người, và bắt cá hay chài lưới người đây là mang ơn cứu độ của Chúa Kitô Vượt Qua đến cho phần rỗi của nhân loại, thì "cá lớn" đây tiêu biểu cho quyền năng phục sinh của Chúa Kitô (xem Mathêu 28:18), Đấng đã làm cho tử thi Lazarô chết đã xông mùi (tiêu biểu cho thứ "cá lớn" là thành phần đại tội nhân) hồi sinh (xem Gioan 11:39-44).

 

Con số "153" đây phải chăng tiêu biểu cho 1 Thiên Chúa chân thật duy nhất là Cha ở trên trời (theo ý nghĩa những lời Chúa Kitô Phục Sinh đã nói với các phụ nữ ở bài Phúc Âm Thứ Hai và với Chị Mai Đệ Liên ở bài Phúc Âm Thứ Ba), 5 Dấu Thánh của Chúa Kitô khổ nạn và tử giá (như Chúa Kitô Phục Sinh đã tỏ cho các tông đồ thấy khi hiện ra với các vị ở bài Phúc Âm hôm qua Thứ Năm hay trong Bài Phúc Âm Chúa Nhật II Phục Sinh sắp tới), và 3 Ngôi Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần (như Chúa Kitô Phục Sinh truyền cho các tông đồ rửa tội cho muôn dân trong Bài Phúc Âm Thăng Thiên Năm A)?

 

Như thế, có thể nói, con số "153" con cá trong mẻ cá lạ mà các tông đồ bắt được theo lời chỉ dẫn của Chúa Kitô Phục Sinh đây là tiêu biểu cho thành phần các linh hồn tin vào chứng từ của Giáo Hội qua các phần tử tông đồ của Giáo Hội, bắt đầu từ các vị tông đồ chứng nhân tiên khởi, thành phần chài lưới người hay đánh cá người, tức làm cho con người nhận biết và tin tưởng mà được sự sống đời đời, được hiệp thông thần linh với thiên Chúa, một con số 153 tượng trưng cho Ba Ngôi Thiên Chúa: Ngôi Cha ở nơi số 1 - một Thiên Chúa chân thật duy nhất, Ngôi Con ở nơi số 5 - năm dấu thánh của Chúa Kitô tử giá cứu chuộc, và Ngôi Thánh Thần ở nơi con số 3 - Ngôi Ba là chính mối hiệp thông thần linh Cha - Con, cũng là Đấng làm cho con người được hiệp thông thần linh "như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha" (Gioan 17:21).

 

Con số "153" huyền diệu này là tóm kết tiêu biểu cho câu định nghĩa của Chúa Kitô kết Bữa Tiệc Ly về "sự sống đời đời là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất (được tiêu biểu nơi số 1) và Giêsu Kitô Cha sai (số 5 tiêu biểu cho Đấng Thiên Sai tử giá vì vâng lời cho đến chết trên thập giá và vì thể đã mang 5 dấu thánh)" (Gioan 17:3), một sự sống được thông ban cho những ai tin nhờ Thánh Thần Ngôi Ba (được tiêu biểu nơi số 3) "là Đấng ban sự sống".

 

Nếu suy đoán này không sai thì có nghĩa là những ai lãnh nhận Phép Rửa (thường vào Lễ Vọng Phục Sinh) là thành phần được "ban cho quyền làm con Thiên Chúa" (Gioan 1:12), một Thiên Chúa chân thật duy nhất đã tỏ tất cả mình ra qua Lời Nhập Thể của Ngài là Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã tỏ Cha là Đấng đã sai Người ra trên Thánh Giá với 5 Dấu Thánh, để nhờ đó chẳng những cứu chuộc con người khỏi tội lỗi và sự chết còn thông ban cho con người, qua cuộc phục sinh của Người, sự sống thần linh của Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần.

 

Lần đầu tiên khi Chúa Kitô hứa biến 2 cặp anh em môn đệ đầu tiên là Phêrô - Anrê và Giacôbê - Gioan thành những tay bắt "cá người" xẩy ra vào buổi sáng và trên bờ biển thế nào thì lần cuối cùng này cũng vào: "Lúc rạng đông, Chúa Giêsu hiện đến trên bờ biển", thế nhưng lại vào thời điểm sau khi Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng hiện đến với các vị để dọn sẵn món ăn cho các vị ở trên bờ: "Khi các ông lên bờ, thấy có sẵn lửa than, trên để cá và bánh... Chúa Giêsu bảo rằng: 'Các anh hãy lại ăn'.... Chúa Giêsu lại gần, lấy bánh trao cho các môn đệ; Người cũng cho cá như thế".

 

Mẻ cá lạ lần thứ hai này đã xẩy ra sau khi Chúa Kitô Phục Sinh hỏi các môn đệ: "Các anh có gì ăn không?" và được các vị trả lời là "thưa không", chứ không phải "các con có bắt được gì không" và các vị "thưa không". Tại sao vào chính lúc các môn đệ không có gì ăn Chúa Giêsu lại chỉ chỗ cho các vị  bắt được mẻ cá lạ lùng như thế, nếu không phải "" là món ăn chính của các vị, và các vị cần phải đói khát "" là con người ta thì các vị mới "trở thành những tay bắt cá người" (Luca 5:10) và mới có thể bắt được nhiều "" người như mẻ cá lạ trong bài Phúc Âm hôm nay.

 

Và tại sao Chúa Giêsu bảo các môn đệ '"các anh hãy mang cá mới bắt được lại đây" , rồi sau khi các môn đệ làm theo như thế thì Chúa Giêsu mới mời các vị ăn và còn tận tay mang đến tận nơi cho các vị nữa: "Chúa Giêsu bảo rằng: 'Các anh hãy lại ăn'... Chúa Giêsu lại gần, lấy bánh trao cho các môn đệ; Người cũng cho cá như thế", nếu không phải là sau khi các vị đã tận lực hoàn thành sứ vụ bắt "cá người" được úy thác cho các vị, các vị được chính Người khoản đãi chính món "" do Người đích thân nướng cho các vị thưởng thức. Chính Người đã khẳng định về thành phần đầy tớ khôn ngoan tỉnh thức và trung thành của Người rằng: "phúc cho đầy tớ ấy... chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ" (Luca 12:37).

 

"Bánh" và "" ở đây là hai thứ đã được chính Chúa Kitô sử dụng trong hai lần Người hóa bánh ra nhiều để đám đông nuôi dân chúng (lần đầu 5 ngàn lần sau 4 ngàn) theo nghe Người giảng dạy (xem Mathêu 14:17-21 với chiếc bánh và 2 con cá & 15:34-38 với 7 chiếc bánh và ít cá). Nếu "" biểu hiệu cho con người hay phần rỗi của con người, thì "bánh" biểu hiệu cho Chúa Kitô, cho Thánh Thể, cho sự sống thần linh Thiên Chúa muốn thông ban cho nhân loại qua Con Ngài là Chúa Kitô, Lời Nhập Thể Vượt Qua.

 

Cử chỉ Chúa Kitô Phục Sinh đích thân sửa soạn và mang đến tiếp cho các tông đồ ở đây có nghĩa là chính Người (biểu hiệu nơi "bánh") đã hy mình làm giá chuộc cho nhiều người được rỗi (biểu hiệu nơi "cá"), như Người đã khẳng định trong Phúc Âm Thánh Mathêu (20:28), giờ đây, Người trao tất cả ("bánh" là bản thân Người hay sự sống thần linh của Người đã phục sinh, lẫn "cá" là phần rỗi các linh hồn) cho các tông đồ là thành phần thừa tác viên chính thức của Người để các vị có thẩm quyền và năng quyền thực sự thay Người (nhân danh Người) mà ban phát cho thế gian với tư cách là "những tay chài lưới người" (Luca 5:10) cho đến khi Người lại đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

 

PS-BatNhat.6.mp3  

------------------------------------