13. Tìm Gặp Chúa Thật Nhanh

SỐNG TỈNH THỨC - CÁI LƯỠI GÂY TỘI

  •  
    Chi Tran

     
    QUYỀN LỰC GÂY TỘI LỖI TỪ CÁI LƯỠI
     
    “Một phụ nữ đến xưng tội với một vị linh mục ẩn tu. Bà thú tội đã vu oan giá họa cho một ai đó. Thấy lòng thành khẩn thống hối tội lỗi của bà, vị linh mục đã ban phép tha tội cho bà.
     
    Trước khi bà ra về, Ngài bắt bà phải làm việc đền tội như sau: bà phải mua một con gà, vặt lông nó ở khu chợ làng và sau đó trở lại gặp Ngài.
     
    Người phụ nữ đã cẩn thận làm việc đền tội rồi trở lại gặp vị linh mục hỏi:
     
    “Thưa cha bây giờ con phải làm gì với con gà này?”
     
    Linh mục nói với bà: “Hãy trở lại khu chợ nơi con đã vặt lông nó và nhặt lại tất cả các chiếc lông của nó.”
     
     
    image
    Người phụ nữ la lên: “Điều đó không thể được, thưa cha. Lông gà đã bị gió thổi bay tứ tán các phương trời góc bể làm sao con có thể lượm lại được hết.”
     
    image
    “Đúng vậy! Bây giờ con đã hiểu được những gì mà lời vu cáo kẻ khác làm thương tổn tới danh dự của họ như thế nào. Nó có thể phân tán một cách rất nhanh chóng và đi xa hơn nữa cũng như bộ lông gà ấy vậy.
     
    http://baomai.blogspot.com/
    Những lời kết án gây ra trong tâm khảm và gây ra những muộn phiền, sẽ lớn dậy trong lương tâm và không thể sửa chữa được.”
     
    http://baomai.blogspot.com/
    Cái lưỡi! Nếu biết dùng nó để chúc tụng ngợi khen Chúa, để Rao Giảng Tin Mừng, để an ủi kẻ khốn cùng, để nói những lời yêu thương anh em thì cái lưỡi sẽ đem tới cho chúng ta nguồn hạnh phúc vô biên. Ngược lại nếu dùng nó để vu oan giá họa, châm biếm, nói hành, nói xấu, bôi nhọ kẻ khác thì đó là con đường đưa chúng ta xuống địa ngục vì đó là đường lối của Satan.
     
    http://baomai.blogspot.com/
    Trong sách Huấn Ca nói về cái lưỡi thật khủng khiếp:
    “Đòn vọt làm thân thể bầm tím, nhưng cái lưỡi làm dập gẫy cả xương. Có nhiều kẻ ngã gục vì lưỡi kiếm nhưng làm sao tránh được với những kẻ gục ngã vì lưỡi người. Phúc thay ai ẩn mình xa cái lưỡi, không gặp phải lúc nó nổi lôi đình, không phải kéo lê cái ách của nó, không bị nó trói buộc bằng xiềng xích gông cùm. Vì ách của cái lưỡi là ách sắt, và xiềng của nó là xiềng đồng…” (Hc 28, 17-20)
     
    Trong Galát chương 5, 19-21 nói về những tánh xấu của con người cũng không kém phần sợ hãi: “Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống vậy. Tôi báo trước cho mà biết những kẻ làm những điều đó sẽ không được thừa hưởng nước Thiên Chúa.”
     
    Vậy để tránh phê phán, tránh nói xấu, nói hành khi thấy anh chị em ta phạm lỗi, thì phải làm gì ? Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta một giới luật bằng vàng: “Nếu người anh em của anh em trót phạm tội, thì anh em hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi” (Mt 18,15)
     
    Sự việc đi đến gặp người anh em gây ra “điều sai lầm”, thì đó là việc tạo nên hành động đánh tan đi sai lầm đó, và bình an hay hòa bình sẽ được phục hồi. Cho dù kẻ đó thực sự là có tội, chúng ta có những biện pháp khác để làm cho Vương Quốc Thiên Chúa lan rộng hơn là phê phán tội lỗi của họ. Lòng từ bi trắc ẩn thường chữa lành các tâm hồn mang thương thích một cách chắc chắn hơn là kết án họ, và lời cầu nguyện có thể hoán cải tội nhân hơn là buộc tội người ấy.
     
    Trong tháng này Đức Mẹ nói với chúng ta về việc xưng thú tội lỗi, một việc làm không thể thiếu được trong bước tiến cùng với Mẹ và với Chúa Giêsu. Giống như Thiên Chúa, Mẹ đến để đánh tan các khuynh hướng tự nhiên của chúng ta – bị giam hãm trong tội lỗi – để lôi kéo chúng ta hướng về sự thánh thiện. Sự kiểm soát miệng lưỡi chúng ta thật là đường lối xử sự tuyệt vời vậy. Chúng ta hãy dùng 24 tiếng đồng hồ để nghiệm xét các lời nói của mình: Có bao nhiêu lời lẽ thốt ra một cách vô ích hoặc gây thương tổn cho lòng nhân ái? Có bao nhiêu lời lẽ gây thiệt hại cho tình hàng xóm? Có bao nhiêu lời lẽ gây đau buồn cho Chúa Thánh Thần đang ngự trong lòng chúng ta?
     
    http://baomai.blogspot.com/
    Thánh Giacobê đã cảnh cáo: “Tàu bè dù có to lớn, thì cũng chỉ cần một bánh lái nhỏ bé để điều khiển nó… Cái lưỡi cũng vậy, là một bộ phận nhỏ bé của thân thể, mà lại dám làm được nhiều chuyện to lớn…. Cái lưỡi là một ngọn lửa, là cả một thế giới của sự ác…Loài người đều chế ngự được mọi loài mọi vật…nhưng cái lưỡi thì không có ai chế ngự được: nó là một sự dữ không bao giờ ở yên, vì nó chứa đầy nọc độc giết người… Ta dùng miệng lưỡi mà chúc tụng Chúa là Cha chúng ta, ta cũng dùng miệng lưỡi mà nguyền rủa những con người đã được làm ra theo hình ảnh của Thiên Chúa!… Thưa anh em, như vậy thì không được !” (Gc 3.4-10).
     
    image
    Nhiều khi việc xưng thú tội lỗi, hay nghiệm lại một điểm đặc thù trong Phúc Âm, lại thật là điều rất tốt, chúng ta hãy giữ lấy điều có liên quan đến miệng lưỡi. Bấy giờ “miệng lưỡi thốt ra những lời dạt dào tình cảm mến, chúng ta có thể thay thế những lời độc ác bằng những lời chúc tụng Thiên Chúa và tỏ ý chân thành chúc phúc cho anh em của chúng ta.”
     
    Trong Phúc Âm Gioan chương 8 có kể một câu chuyện về Lòng Thương Xót vô biên của Thiên Chúa:
     
    image
    Một ngày kia người ta dẫn tới cho Chúa Giêsu một thiếu phụ ngoại tình. Họ xô nàng xuống đất trước mặt Ngài trong thái độ ghê tởm, hất hủi, khinh khi. Mục đích của họ là dùng nàng để gài bẫy, buộc tội Ngài và đưa Ngài tới chỗ chết. Họ quyết giết Ngài vì căm thù, ghen ghét. Họ mù quáng, hoàn toàn mù quáng. Họ không cần biết gì hơn là giết Ngài cho hả dạ.
     
    image
    Trước mặt Chúa, người thiếu phụ trong dáng điệu lấm lét, tủi nhục, kinh hoàng, bơ phờ, đau khổ. Nàng hoảng hốt như tìm một cái phao để bám víu, nhưng nhìn quanh chẳng thấy một ai có thể bám víu được, chỉ thấy những khuôn mặt đằng đằng sát khí muốn giết nàng.
     
    Lẻ loi quá, cô độc thật. Một thân bơ vơ trong giờ phút hiu quạnh hãi hùng này. Nàng ngồi đó nhưng thấy thân phận mình hiu hắt, thấy mình nhỏ nhoi vì mọi người đều ghét bỏ. Hầu như không có yêu thương thông cảm trong những con người này thì làm sao nói được sự tha thứ. Nàng ngồi đó để cảm thấy đời mình bị hất hủi. Nàng run sợ vì nghĩ tới cái chết lảng vảng trước mắt nàng.
     
    Họ lên án nàng vì nàng là một người tội lỗi, một người đàn bà đĩ thõa mà trong thời đại nào cũng bị khinh khi, một vết nhơ của xã hội cần phải loại bỏ.
     
    Nàng miên man trong ý nghĩ: tại sao họ không lôi cả người đàn ông đã tòng phạm với nàng nữa mà lên án? Tại sao chỉ một mình nàng? Trong câu chuyện này có vẻ bất công cho thân phận bèo bọt của một kiếp người. Nàng tuyệt vọng, chán chường vì không ai xót thương, và quá run sợ cho cái chết gần kề. Nàng nhìn đám người đằng đằng sát khí, chỉ một tíc tắc nữa thôi là con người bé nhỏ của nàng sẽ gục xuống dưới làn mưa đá đó. Nàng nhắm mắt lại và không còn muốn nghĩ tới nữa…
     
    image
    Đức Giêsu ngồi đó, ngón tay viết loằng ngoằng trên lớp cát. Ngài viết gì không ai biết. Ngài nghĩ gì không ai hay. Tâm tư Ngài không ai rõ. Có một điều chắc chắn là Lòng Thương Xót của Ngài đang bao phủ con người tội lỗi này. Chắc chắn tình yêu của Ngài đang lan tỏa trên nàng. Chắc chắn Ngài đang thầm thì: “Con ơi, mặc cho thiên hạ nói gì thì nói, làm gì thì làm, miễn Ta hiểu được con là đủ. Tội của họ Ta đã thấy, lòng dạ của họ Ta đã hay, con không cần phải sợ vì có Ta che chở cho con rồi.” Chúa hiểu nỗi đau của nàng, Chúa thấy sự hiu quạnh và đơn độc của nàng giữa đám người hằn học kia.
     
    Họ thử thách Chúa. Và Ngài từ tốn nhìn họ. Một cái nhìn nghiêm khắc, soi thấu tâm can mọi người: “Ai trong các ngươi không có tội hãy ném đá người này trước đi…” Câu nói của Ngài thật tuyệt vời. Ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa thâm sâu. Ngài không nhiều lời, không gay gắt, không phẫn nộ, không châm biếm.
     
    Rồi Ngài lại cúi xuống, ngón tay vẫn viết trên cát. Vẫn không ai hiểu được tâm tư của Ngài.
     
    Xem ra Ngài vô tình không để ý tới những chuyện chung quanh nhưng hẳn Ngài đang suy nghĩ mông lung tới con chiên lạc này, đang mong băng bó lại những gì đang lở lói trong tâm hồn nàng….
     
    image
    Đám người khiêu khích tay cầm đá trên tay chỉ chờ một câu nói của Ngài là họ sẽ làm cho trận mưa đá đổ trên con người nàng. Đối với họ: “Nàng phải chết”. Nhưng họ chưng hửng, vì muốn cáo tội người thiếu phụ để buộc tội Chúa, không ngờ chính họ lại bị kết tội. Cái nhìn của Chúa như muốn nói với họ: “Các ngươi, ai cũng có tội hết thì đừng nên kết tội người khác. Không ai trong các ngươi trong sạch cả đâu..” Và có ai dám ném đá người thiếu phụ đó không.
     
    Không! Tất cả đều bỏ đi trong bẽ bàng vì không hại được Ngài. Đối với họ: “Bấy nhiêu đó đủ đau, bấy nhiêu đó đủ thấm thía, bấy nhiêu đó đủ suy nghĩ và bấy nhiêu đó đủ thẹn lòng, bởi vì, làm sao dám ném đá bà ta được, vì chính mình cũng không hơn ai, chính mình cũng tội lỗi, cũng nhớp nhơ kia mà.”
     
    Rồi từ tốn Đức Giêsu quay lại hỏi người thiếu phụ khổ đau: “Họ đi rồi sao? Không ai lên án chị sao?” Người thiếu phụ đáp: “Thưa Ngài, không có ai cả.” Đức Giêsu nói: “Ta cũng vậy, Ta không kết tội chị, hãy về và đừng phạm tội nữa.”
     
    image
    Ôi, dịu dàng là dường nào! Nàng nghiệm thấy, quả có những lời nói thật ngọt ngào, đang khi lại có những lời nói giết người không cần gươm giáo. Lời nói của Ngài như một liều thuốc hồi sinh đã cứu được một con người đang tuyệt vọng. Nàng cảm động vì một câu nói chứa chan tình mến. Nàng đăm đăm nhìn khuôn mặt khả ái siêu phàm, một ánh mắt trong sáng nhân hậu. Muốn mở miệng mà không mở miệng được. Ánh mắt đó có một sức hút lạ lùng và như thấu suốt tâm can nàng, khiến nàng thấy hổ thẹn vì quãng đời đen tối của mình. Sự hối hận như một đại dương dâng tràn phủ kín tâm tư nàng. Nàng cảm thấy đau, thấy nhức buốt trong buồng tim khi phải đối diện với quá khứ bùn lầy của mình.
     
    Nghĩ đến tình thương của Ngài, một niềm cảm xúc dâng trào, nước mắt mừng vui lẫn tủi hờn rơi xuống. Vui vì tình Ngài thương xót trao ban, buồn vì một lần lầm lỗi lạc đường.
     
    http://baomai.blogspot.com/
    Nước mắt tiếp tục rơi, rơi trên khuôn mặt, rơi trên tâm hồn, thấm vô những vùng khô cằn rạn nứt bấy lâu để nó rửa đi một dĩ vãng đen tối, u buồn.
     
    Hình như chỉ mình Ngài thương cảm cho hoàn cảnh của nàng, chỉ mình Ngài xót xa cho nàng. Nàng nghe lòng nhẹ nhõm vì vẫn có người thương đến thân phận mình dù tội lỗi.
     
    Đám mây đen chợt tan. Một tia hy vọng chợt đến. Nàng xúc động và con tim như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, những mạch máu như bừng lên sức sống. Nàng thấy lóe ra một chân trời mới.
     
    Đám người kia cố tình gài bẫy Ngài nhưng vô hình chung họ lại cứu được đời của nàng ra khỏi nấm mồ tội lỗi. Bữa nay nàng đã thoát khỏi xiềng xích trói buộc của Satan. Nàng thầm cảm ơn người lạ này. Nàng nhìn Ngài rồi bước đi trong hoan lạc, trong niềm vui, trong ánh sáng của cuộc đời. Nàng thấy lòng mình thơ thới như mở hội, thấy nắng lung linh nhảy múa vì con người mới của nàng.”
     
    http://baomai.blogspot.com/
    Chúng ta thấy cách Chúa xử với người đàn bà ngọai tình này thật hải hà vô biên. Chúa là Thiên Chúa của tình thương. Trong khi chúng ta chỉ là bụi đất hư hèn nhưng nhiều khi đối xử với người anh em của chúng ta quá tàn nhẫn. Coi anh em như kẻ thù. Một trái tim không có lòng nhân, vậy thì mến Chúa ở chỗ nào?
     
    “Ta cũng không kết tội chị…” Một lời nói thật dịu dàng an ủi biết bao cho một tội nhân. Một lời nói chứa đầy yêu thương tha thứ. Tại sao chúng ta không học được chút hiền lành khả ái nơi Thày Chí Thánh chúng ta?
     
    “Chị hãy về và đừng phạm tội nữa…” Ước gì chúng ta cũng nhẹ nhàng như vậy đối với những kẻ xúc phạm đến chúng ta. Ngài không nhục mạ chị ta, không vạch lá tìm sâu, không bới tội chị, không rêu rao tội lỗi của chị, không dồn tội nhân đến chỗ chết, trái lại với đối mắt vô cùng yêu thương, Ngài đã cho chị một con đường sống để chị có cơ hội làm lại cuộc đời mình. Nghĩa cử đó cao đẹp là chừng nào, làm cho kẻ có tội thấy an ủi biết bao.
    Là con người không ai không phạm tội. Đã là kẻ tội lỗi thì làm sao dám xét đoán người này, phê phán người kia? Chúng ta có hơn ai đâu ? Sao dám cướp quyền phán xét là quyền của Thiên Chúa?
     
    Kinh Thánh dạy rằng: “Ai nói xấu hoặc xét đoán anh em mình là nói xấu và xét đoán Lề Luật. Nếu anh xét đoán Lề Luật, thì anh không còn là kẻ vâng giữ mà là kẻ phán xét. Chỉ có một Đấng ra Lề Luật và phán xét, đó là Đấng có quyền cứu thoát và tiêu diệt. Còn anh là ai mà dám xét đoán người lân cận ?” (Thư Th. Giacôbê, 4.11-12).
     
    Chúa Giêsu đã chẳng nói: “Sao ngươi không thấy cái xà trong mắt ngươi mà cứ nhìn cái dầm trong mắt người khác.” (Mt 7,3).
     
    http://baomai.blogspot.com/
    Là con người, nhiều khi chúng ta bị đui mù không thấy được cái xấu xa của mình mà chỉ thấy những cái xấu xa của kẻ khác. Cái nhìn của chúng ta luôn luôn bị lệch lạc, tư tưởng thường sai lầm về kẻ khác, và cái miệng thì dễ dàng nói xấu về người khác hơn là nói tốt cho họ. Chúng ta là hình ảnh Thiên Chúa. Chúng ta có Chúa ngự trị trong tâm hồn: “Anh em không biết rằng anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thần khí Thiên Chúa cư ngụ trong anh em sao?” (1Cr 3,16) Và “Các phần thân thể của anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần, Đấng ở trong anh em, Đấng anh em đang có từ nơi Thiên Chúa.” (1Cr 6,1)
     
    Mà là chi thể của nhau, tại sao lại làm hại nhau? Chẳng phải Chúa là cây nho còn chúng ta là cành sao? Đã là cành gắn liền với chi thể của Chúa, tại sao còn giết nhau, không hình thức nọ cũng hình thức kia? Như vậy chẳng phải là chúng ta đang xúc phạm tới Chúa sao? Và còn hơn thế nữa: “Bất cứ điều gì anh em làm cho một người nhỏ bé trong các anh em Ta, là làm cho chính Ta,” Chúa Giêsu đã phán dạy như thế trong Phúc Âm (Mt 25.40).
     
    Ta hãy đọc lại câu chuyện của Thánh Phaolồ trên đường đi Đamát để thấy rõ Lời Chúa nói:
    “Ông ngã xuống đất và nghe tiếng nói với ông: “Saolô, Saolô, sao ngươi bắt bớ Ta..” Saolô hỏi Chúa: “Ngài là ai?” “Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ.”(CV , 4-5)
     
    “Ta là Giêsu, ngươi đang bắt bớ..” Rõ ràng quá. Có thể nói: Khi chúng ta xúc phạm đến người khác là chúng ta xúc phạm đến Chúa rồi. Là những người Kitô Hữu, chân lý cơ bản này làm sao không hiểu, làm sao không biết?
     
    “Đừng xét đoán để khỏi bị đoán xét”. Hoặc: “Đong đấu nào sẽ phải trả đấu đó.” (Mt 7.1-2). Lưới trời lồng lộng, ánh mắt Chúa sẽ không để sót một việc làm, một lời nói nào của chúng ta đâu. Còn gì sợ hãi hơn khi tới giờ phán xét? Lúc đó trốn đi đâu cho thoát sự phán xét nghiêm minh công thẳng của Ngài?
     
    http://baomai.blogspot.com/
    Chúa đâu chấp tội chúng ta mà chúng ta chấp tội kẻ khác. Chúa tha thứ cho chúng ta vô biên thì chúng ta cũng phải tha thứ vô điều kiện. Lời Chúa nói: “Ai giận anh em mình thì đáng bị đưa ra tòa…vậy khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang bất bình với anh..thì hãy để của lễ đó, đi làm hòa với người anh em trước đã rồi trở lại dâng lễ vật của mình…Thày bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng.” Mt 5, 22-26
     
    Đức Giêsu là Thiên Chúa. Ngài vô tội, vậy mà còn bị lên án, bị khinh chê, dèm xiểm, ganh ghét, thù hằn do những con người mang danh là tư tế, thông luật…Thiên Chúa còn bị vậy huống chi chúng ta.
     
    Thời đại nào, quốc gia nào, cộng đồng nào, gia đình nào cũng có những cảnh xào sáo hận thù ghét ghen như vậy. Hầu như mầm mống hận thù không bao giờ chấm dứt giữa con người. Ngày nào nhân loại còn hận thù tranh chấp, ngày đó thân thể Chúa còn bị bầm giập, ngày nào thiên hạ còn tỵ hiềm, nói hành, nói xấu, chỉ trích nhau ngày đó Trái Tim Chúa còn xây xướt, còn trầy trụa, còn rướm máu; và Mẹ của chúng ta còn đau khổ dài dài vì những chia rẽ này.
     
    image
    Ở Mễ Du, Mẹ kêu gọi hòa bình mòn hơi, năn nỉ gẫy lưỡi, nhưng nhân loại vẫn tranh chấp, vẫn tỵ hiềm, vẫn chiến tranh. Con người chấp nhận chia rẽ, chấp nhận hận thù có khác chi chấp nhận thương đau, chấp nhận án tử hình cho chính bản thân mình. Mặc dù Chúa kêu gọi phải thương đồng loại, phải tha thứ không những 7 lần mà bẩy mươi bẩy lần bẩy.. nhưng chẳng ai làm được, vì cái tôi quá cao, tự ái quá mạnh, mến Chúa yêu người quá ít.
    Đức mến là đức cao trọng nhất. Không có đức mến thì chẳng có gì cả. Hãy đọc lại 1Cr. 13, 1- 13:
     
    “Giả như tôi có nói được các thứ tiếng lạ của lòai người và của các Thiên thần đi nữa mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng…Giả như tôi … có được đức tin đến chuyển được núi dời được non… Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt… mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi… Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu… không nuôi hận thù…tha thứ tất cả, … chịu đựng tất cả…”
     
    Khi đã mến Chúa yêu người thật sự thì không còn thù hằn nhau nữa.
     
    “Kẻ báo thù sẽ chuốc lấy báo thù của Đức Chúa. Tội lỗi nó Người xem thấy từng ly. Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác, thì khi bạn cầu khấn, tội lỗi bạn sẽ được tha. Người với người cứ nuôi lòng hờn giận, thế mà lại xin Đức Chúa chữa lành. Nó chẳng biết thương người đồng loại, mà lại dám xin tha tội cho mình. Nó chỉ là người phàm mà để tâm thù hận, thì ai sẽ xin tha tội cho nó. Hãy nhớ đến ngày tận số mà chấm dứt hận thù, nhớ mình sẽ phải hao mòn và phải chết, mà trung thành giữ các điều răn. Hãy nhớ đến các điều răn, mà đừng oán hờn kẻ khác. Nhớ đến giao ước của Đấng Tối Cao mà không chấp nhất điều lỗi lầm.” (Sách Huấn Ca. Chương 28, 1-7).
     
    image
    Lạy Chúa, ước gì chúng con biết dùng miệng lưỡi để rao giảng Lời Chúa thay vì nói hành nói xấu người nọ người kia. Ước gì chúng con biết dùng miệng lưỡi để ca tụng, ngợi khen, vinh danh và cám tạ Chúa hơn là phê phán, đàm tiếu, bôi nhọ thanh danh người này người nọ. Ước gì chúng con biết dùng tim óc để phục vụ Chúa hơn là làm kẻ khác đau khổ vì những lời nói độc địa. Chúng con không muốn thiên hạ nhìn chúng con như một loài rắn độc, luôn rình rập để phun ra những lời nói giết người. Ước gì chúng con biết dùng bàn tay, khả năng Chúa cho để viết về Chúa hơn là viết để nhục mạ anh em.
     
    Lạy Chúa chúng con chẳng là gì, chỉ là cát bụi hư hèn luôn luôn lỗi phạm, bất xứng. Xin thánh hóa mọi tư tưởng lời nói việc làm của chúng con để mỗi ngày được nên giống Chúa hơn. Xin cho chúng con được yêu thương anh em như Chúa yêu thương chúng con. Xin cho chúng con được xót thương anh em như Chúa hằng thương xót chúng con. Xin cho chúng con được tấm lòng nhân ái với tha nhân như Chúa luôn nhân ái với chúng con. Xin cho chúng con tấm lòng vị tha như Chúa luôn luôn tha thứ cho chúng con. Xin mở mắt, mở tim chúng con ra để chúng con thấy được tình yêu là cao quí cỡ nào, yêu thương nhau, che chở nhau, đùm bọc nhau là tuyệt vời biết mấy. Và sự thánh thiện đẹp đẽ biết bao.
     
    Xin Chúa ban cho gia đình, cộng đoàn, quốc gia và thế giới chúng con sự hòa bình của Chúa vì nơi nào có yêu thương là nơi đó có Chúa ngự trị. Nơi nào có hận thù ganh ghét là nơi đó đang dưới quyền thống trị của thần lực Satan. Xin cho chúng con sống và thực hành Lời Chúa. Chớ gì tình yêu Chúa được thể hiện mọi nơi, mọi chỗ để mọi người cùng nắm tay nhau chúc tụng Chúa đến muôn đời.
     
    Thuận Hòa
     
    image
    “Các con thân mến! Trong tình yêu cao vời của Thiên Chúa, Mẹ tới với các con hôm nay để dẫn dắt các con trên con đường hiền lành và khiêm nhường. Hỡi các con, chặng thứ nhất trên con đường này là xưng tội. Hãy từ bỏ tánh kiêu căng và quì gối trước Nhan Thánh Con của Mẹ. Hỡi các con, hãy nhận thức rằng các con không có gì và các con chẳng làm được gì. Thứ duy nhất của các con là cái mà các con đang sở hữu, chính là tội lỗi. Hãy tẩy sạch linh hồn, chấp nhận sự hiền lành và khiêm nhường. Con của Mẹ có thể chiến thắng bằng sức mạnh nhưng Ngài đã chọn sự hiền lành, khiêm nhường và yêu thương. Hãy theo bước chân Con của Mẹ và trao cho Mẹ tay các con để chúng ta cùng nhau leo núi* và chiến thắng. Cám ơn các con.”
     
    image
    Sứ điệp ngày 02/07/2007 cho Mirjana

     

    (Một lần nữa Đức Mẹ lai nói về sự quan trọng của các linh mục và phép lành của các ngài). *Theo Mirjana leo núi đây có ý chỉ về tâm linh.

    http://baomai.blogspot.com/2011/04/quyen-luc-cua-cai-luoi.html


    TỈNH DÒNG ĐỒNG CÔNG HOA KỲ
     
     

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH -SỐNG MÙA CHAY-XÉ LÒNG HAY XÉ ÁO!

Mùa Chay: sống tâm tình “xé lòng” hay chỉ là “xé áo”!?

Hãy đi sâu hơn việc từ bỏ, hy sinh nhịn ăn, thuốc lá, rượu bia, coi phim bộ, facebook, iphone.… trong suốt 40 ngày Mùa Chay.

PHÓ TẾ VĂN NGUYỄN

Mỗi năm cứ đến Mùa Chay thì hầu như người tín hữu Công Giào nào cũng được nghe câu điệp khúc “hãy xé lòng đừng xé áo” được lập lại trong những ngày của mùa chay.  Không biết ở Việt Nam thì sao, còn ở hải ngoại nhất là ở nước Mỹ, các cha sở, hoặc các tín hữu bạn bè thường hỏi nhau “bạn sẽ từ bỏ điều gì trong mùa chay năm nay? What are you giving up for lent this year?”  Câu trả lời thường được nghe là: nhịn ăn kẹo sô-cô-la (chocolate), bỏ hút thuốc, uống bia, hạn chế thời giờ lướt Web,blog, iphone và facebook, v.v…  Các bố mẹ cũng thường hỏi các con của mình câu hỏi này. Hy Sinh, từ bỏ trong bốn mười ngày của Mùa Chay là một tập tục tốt giúp trẻ em để chúng có thể ý thức và hiểu rõ hơn mục đích của Mùa Chay.

Xé lòng hay chỉ  là xé áo !?

Một số Kitô hữu Công Giáo tuy đã là người lớn nhưng vẫn còn tiếp tục có cái nhìn, và sống “hy sinh, từ bỏ” trong Mùa Chay như trẻ nhỏ.  Là người lớn, chúng mình được mời gọi nhìn Mùa Chay một cách sâu đậm hơn vì chúng mình đã chính chắn và trưởng thành với những hành vi và suy nghĩ trong cuộc sống.  Nếu không ý thức, suy tư về việc từ bỏ, hy sinh một cái gì đó thì việc làm này chỉ là một việc “khởi đầu rồi đi đến kết thúc”, có nghĩ là “hết Mùa Chay” thì nó cũng “chấm hết.”  Đó có thể là kết quả của tất cả những “từ bỏ” mà chúng mình làm trong suốt Mùa Chay. 

Việc “từ bỏ hy sinh” theo thói quen này sẽ có thể đưa đến cho chúng mình một niềm tự hào là: tôi đã bỏ bia, rượu, café, bánh ngọt, facebook, internet v.v… trong Mùa Chay năm nay.  Những từ bỏ, hy sinh này nếu không đi kèm với suy tư cầu nguyện trong suốt Mùa Chay, thì nó có thể sẽ trở nên những việc làm để chúng mình chứng tỏ với chính mình và với Chúa là: “tôi mạnh mẽ như thế nào!!! Tôi có thể từ bỏ!!!”  Việc làm này rốt cuộc chỉ quy vào chính bản thân của mỗi cá nhân mà thôi, chứ nó không giúp chúng mình thật sự “xé lòng“ một chút nào cả.  

 Nếu thực sự sống tâm tình “xé lòng” trong mùa chay thì nó sẽ giúp chúng mình dám từ bỏ để có một đời sống tâm linh  trưởng thành hơn, nhờ đó chúng mình có thể đối thoại sâu đậm hơn với Thiên Chúa và dễ đồng cảm với những người chung quanh hơn.

 Mùa chay và căn bệnh ung thư “Tam Vô”

Mùa Chay không chỉ đơn giản là việc chúng mình “từ bỏ, hy sinh” một điều gì đó. Nhưng Mùa Chay thực sự là một ân sủng khi chúng mình nhận ra rằng Mùa Chay là mùa mà trong đó Thiên Chúa muốn ban cho chúng mình một cái gì đó rất đặc biệt.  Đó là Thiên Chúa muốn giúp chúng mình biến đổi cuộc sống của chúng mình và làm cho chúng mình được tự do hơn; không những chỉ tự do hơn với Thiên Chúa, nhưng còn tự do hơn trong cách sống của mỗi người chúng mình để có thể yêu thương gia đình, anh chị em tha nhân nhiều hơn nữa. Nói tóm lại là nếu thật sự ăn chay đúng cách “hãy xé lòng chứ đừng xé áo” và với ân sủng của Thiên Chúa, thì Mùa Chay sẽ là cơ hội rất tốt để giúp chúng mình chữa trị căn bịnh tam vô: “vô cảm, vô tâm và vô tình” của thời đại ngày hôm nay đang thịnh hành ở nhiều nơi trên thế giới và nhất là ở Việt Nam.

 Làm sao để thật sự sống tâm tình “Xé Lòng”?

Làm sao để có thể thực sự sống đúng với cái tâm tình “hãy xé lòng chứ đừng xé áo” của Mùa Chay mà Giáo Hội mời gọi mỗi người tín hữu Công Giáo đây!?.  Xin được để nghị là mùa chay năm nay, mỗi người chúng mình nên dùng cách thức suy niệm của Thánh I-Nhã trong sách linh thao và tự đặt ra những câu hỏi có liên quan đến thói quen sống Đạo và đời của chúng mình trong “quá khứ, hiện tại và tương lai” để giúp suy tư sâu đậm hơn về việc ăn chay từ bỏ của mỗi người chúng mình.  Thí dụ như: 
 
  • Trong qúa khứ, tôi đã sống tâm tình mùa chay ra sao?  Nó có thật sự giúp tôi “xé lòng” không hay đó chỉ là việc “xé áo”!?
  • Ngay lúc này đây, Thiên Chúa đang mời gọi tôi thay đổi và bỏ đi điều gì qua lối sống, hành động và suy nghĩ của tôi trong những ngày Mùa Chay nói riêng và trong cuộc sống nói chung?
  • Làm thế nào để tôi có thể hiểu và cảm nhận được những điều mà Thiên Chúa đang khuấy động trong tâm trí và trong lòng tôi? Và tôi sẽ có những phương án, quyết tâm gì để đáp trả lại lời mời gọi “khuấy động”của Thiên Chúa trong tôi cho những ngày sống còn lại của tôi nơi trần thế
Mỗi người chúng mình hãy bắt đầu xin Thiên Chúa ban cho ơn “ý thức” hơn nữa với những cảm xúc, rung động được xuất phát từ con tim. Thí dụ như ở đâu và qua những tình huống nào làm cho tôi cảm thấy không thoải mái và mất bình an:
 
  • Với những lựa chọn của tôi?
  • Với những lời nói và hành động mà tôi đã làm?
  • Với những cách đáp trả và ửng sử theo thói quen máy móc của tôi về một việc nào đó? 
Nơi chốn để Thiên Chúa mời gọi “từ bỏ
 
Nếu để ý chúng mình sẽ nhận ra rằng Thiên Chúa luôn luôn mời gọi và nói với chúng mình trong những khoảng khắc lưỡng lự, chẩn chừ, mất bình an và khó chịu nhất trong đời sống mỗi ngay. Hãy lấy một vài thí dụ điển hình như sau:

·         Có thể tôi biết rõ là nếu uống nhiều rượu quá “sáng say, chiều xỉn” mỗi ngày; và nếu tôi dám hy sinh bỏ bớt hoặc từ bỏ không “say xỉn” nữa, sẽ làm cho tôi ít lè nhè nói nhảm, ít cáu khỉnh, không“la vợ, đánh con”, v,v.. nữa. Điều hy sinh từ bỏ “xé lòng” này sẽ giúp đem lại sự êm dịu, bình an, vui vẻ trong gia đình của tôi mỗi ngày.

·         Tôi biết là tôi hay gắt gỏng mỗi khi nhờ người phối ngẫu làm một việc gì đó mà họ chưa kịp làm hoặc làm không đúng “ý tôi.” Điều này thường làm cho vợ chồng, con cái hay cãi vã, gận hơn nhau, làm xáo trộn đời sống của gia đình.   Tôi biết là nếu tôi dám “từ bỏ - hy sinh” tính nóng nẩy và “khiên nhẫn” này một chút xíu thì sẽ đem lại không khí êm thắm, phẳng lặng, vui vẻ trong nhà.

·         Tôi ham làm việc “nhà Chúahơn làm việc nhà “riêng - gia đình”.  Nếu tôi biết “làm quân bằng” những cộng việc trong đời sống gia đình và phụng vụ thì sẽ đem đến cái không khí “vui vẻ cả làng” tạo cho mọi người trong nhà có nhiều giây phút quây quần, vui vẻ với nhau hơn.  

·         Làm cha sở hay là giáo dân khi phục vụ giáo xứ qua các hội đoàn với vai trò quan trọng là “ông nọ, bà kia” tôi luôn luôn giữ vững những chương trình mà tôi đã hoạt định. Tôi sẽ bực mình, giận hờn và mất bình an nếu những dự định của tôi phải thay đổi, hoặc không thực hiện được; cho dù đôi khi tôi biết chắc chắn rằng nếu tôi “link động, uyển chuyển” thay đổi chương trình “của tôi” thì ơn Chúa sẽ tuôn đổ dồi dào hơn cho tất cả mọi người tham dự chương trình. 

 

SUY TƯ VÀ HÀNH ĐỘNG: Như thế có phải việc hy sinh không uống rượu, bớt nóng nẩy, biết quân bằng, linh động, uyển chuyển, dám gạt bỏ đi cái “ý tôi” là những việc chính đáng mà Thiên Chúa đang mời gọi mỗi người chúng mình “xé lòng từ bỏ” trong Mùa Chay hay không?. Hãy thủ thỉ cầu nguyện và lắng nghe xem Chúa Giêsu đang nói với chúng mình những gì và ra sao về những tình huống “xé lòng” trong thí dụ vừa nêu ra ở trên!!!

-----------------------------

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - CHIẾN ĐẤU CHỐNG CÁM DỖ

CHI TRAN
 
Ảnh cùng dòng
 

Cám dỗ của Chúa Giêsu.

10/03 – Chúa Nhật 1 Mùa Chay năm C.

"Thánh Thần thúc đẩy Chúa vào hoang địa, và chịu cám dỗ".

 

Lời Chúa: Lc 4, 1-13

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu được đầy Thánh Thần, liền rời vùng sông Giođan và được Thánh Thần đưa vào hoang địa ở đó suốt bốn mươi ngày, và chịu ma quỷ cám dỗ.

Trong những ngày ấy, Người không ăn gì và sau thời gian đó, Người đói. Vì thế, ma quỷ đến thưa Người: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy truyền cho đá này biến thành bánh đi". Chúa Giêsu đáp: "Có lời chép rằng: Người ta không phải chỉ sống bằng cơm bánh, mà còn bằng lời Chúa nữa".

Rồi ma quỷ lại đem Người lên cao hơn cho xem ngay một lúc tất cả các nước thiên hạ và nói với Người rằng: "Tôi sẽ cho ông hết thảy quyền hành và vinh quang của các nước này, vì tất cả đó là của tôi và tôi muốn cho ai tuỳ ý. Vậy nếu ông sấp mình thờ lạy tôi, thì mọi sự ấy sẽ thuộc về ông!" Nhưng Chúa Giêsu đáp lại: "Có lời chép rằng: Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi và chỉ phụng thờ một mình Người thôi".

Rồi ma quỷ lại đưa Người lên Giêrusalem, để Người trên góc tường cao đền thờ và bảo rằng: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy gieo mình xuống, vì có lời chép rằng: "Chúa sẽ truyền cho Thiên Thần gìn giữ ông!" Và còn thêm rằng: "Các vị đó sẽ giơ tay nâng đỡ ông khỏi vấp phải đá". Chúa Giêsu đáp lại: "Có lời chép rằng: Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi!"

Sau khi làm đủ cách cám dỗ, ma quỷ rút lui để chờ dịp khác.


CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY C

Lời Chúa: Dnl 26,4-10; Rm 10,8-13; Lc 4,1-13

 

. Chiến đấu chống lại cám dỗ với Chúa Giêsu

(Suy niệm của Lm. Ignatiô Trần Ngà)

Có vô vàn cám dỗ hủy diệt cuộc đời

Con người dùng mồi bọc lưỡi câu để dụ cá và giật chúng lên khỏi nước để rồi kết liễu cuộc đời của chúng trên bàn ăn. Vô số cá tham mồi đã sa vào cám dỗ của con người và phải chết tức tưởi trước thời hạn.

Một số nhà nông hiện nay thường dùng những hóa chất có mùi hương đặc biệt có sức thu hút hàng ngàn con ruồi vàng đục trái và hủy diệt chúng ngay khi chúng vừa xáp tới hít phải mùi hương hấp dẫn nầy. Vô số ruồi đục trái phải chết tức thời cũng vì sa vào cám dỗ của người nông dân.

Những kẻ nghịch thù thường dùng gái đẹp và rượu ngon để làm mê muội lòng trí những ông vua đầy quyền lực hầu triệt hạ nhà vua và chấm dứt triều đại của ông. Thế là rất nhiều ông vua say đắm tửu sắc bị mắc vào cạm bẫy của kẻ thù và phải chết chìm trong vũng lầy êm ái.

Cám dỗ có thiên hình vạn trạng

Cám dỗ diễn ra dưới nhiều dạng thức như tiền tài, danh vọng, địa vị chức quyền, lạc thú…

Cám dỗ có thể từ bên ngoài thâm nhập vào con người qua cả ngũ quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác.

Cám dỗ cũng còn ẩn sâu từ cõi lòng và thôi thúc từ bên trong, đó là tham lam, ham muốn, kiêu căng, giận hờn… xui khiến người ta chìm vào tội lỗi.

Thông thường hơn, có những cám dỗ rất gần gũi với đời sống hằng ngày, đang vây bọc chung quanh chúng ta và chi phối, chế ngự cuộc đời chúng ta.

Nhà thơ Tú Xương có nêu tên vài cám dỗ rất thường tình nhưng cũng là những cám dỗ bất tận trong kiếp người, như:

“Một trà, một rượu, một đàn bà,

Ba cái lăng nhăng nó quấy ta…”

Ca dao Việt Nam cũng nói đến sự cám dỗ của thuốc lá khiến nhiều người không kháng cự nổi:

“Nhớ ai như nhớ thuốc lào,

đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên.”

Thế là con người phải luôn luôn đương đầu với vô vàn cám dỗ có nguy cơ hủy diệt nhân cách và phẩm chất của mình.

Cám dỗ không buông tha bất cứ ai

Cám dỗ không chừa bất cứ ai. Các môn đệ Chúa Giêsu ngày xưa cũng bị cám dỗ được làm lớn, (Mc 9,34) được ngồi bên tả bên hữu chiếc ngai vàng mà họ tưởng là Thầy Giêsu sẽ chiếm lấy.(Mc 10,37)

Ngay cả Chúa Giêsu cũng không thoát khỏi những cơn cám dỗ trong cuộc đời. Mặc dầu Người thực sự là Thiên Chúa nhưng vì Người cũng hoàn toàn là con người như chúng ta, nên "Người cũng phải chịu trăm chiều thử thách y như ta" (Do-thái 4,15).

Bài Tin Mừng hôm nay đề cập đến không phải một mà là đến ba cơn cám dỗ của Chúa Giêsu.

Cám dỗ thứ nhất là sử dụng quyền lực thần linh để biến đá thành cơm bánh (Lc 4,3).

Cám dỗ thứ hai là trở thành vua của thế giới, “toàn quyền cai trị các nước thiên hạ cùng với vinh hoa lợi lộc của các nước này” (Lc 4, 5-7). Cám dỗ nầy còn được lặp lại khi dân chúng muốn tôn Chúa Giêsu làm vua. (Gioan 6,15).

Cám dỗ thứ ba là dùng quyền phép để thu phục nhân tâm, chẳng hạn như đứng trên “nóc Đền Thờ Giê-ru-sa-lem rồi gieo mình xuống” an toàn, khiến cho mọi người khâm phục và tin theo (Lc 4, 9-11).

Dù bị cám dỗ về mọi mặt y như chúng ta, nhưng Chúa Giêsu không bao giờ thua trận. Người chiến thắng tất cả mọi thứ cám dỗ cách vẻ vang. Vũ khí Người sử dụng để chống lại các chước cám dỗ là lòng yêu mến Chúa Cha, luôn vâng phục Chúa Cha và cố công làm đẹp lòng Chúa Cha mọi đàng.

Cùng với Chúa Giêsu, chúng ta kiên quyết chống lại mọi cơn cám dỗ trong cuộc đời

Thân phận con người như lau sậy yếu đuối, bị lắc lư nghiêng ngả giữa muôn luồng gió cuộc đời. Đời sống con người chơi vơi như cánh bèo trên mặt nước, dễ dàng bị trôi dạt bởi sóng nước vây phủ tư bề.

Vì cám dỗ có thể đến từ mọi phía nên chúng ta phải luôn tỉnh táo để không bị chúng bất thần xông tới hủy diệt chúng ta.

Vì cám dỗ có tính cách trường kỳ, chỉ chấm dứt khi con người tắt thở nên chúng ta phải thường xuyên rèn luyện để có thể bền gan chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng.

Vì cám dỗ có thể hủy diệt những phẩm chất cao đẹp của con người và biến người ta thành nô lệ cho dục vọng đen tối, cho bản năng hư hèn, nên chúng ta không thể để cho mình thua trận.

Noi gương Chúa Giêsu, chúng ta hãy chọn làm theo ý Chúa hơn là theo ý mình, cố gắng làm đẹp lòng Chúa trong mọi sự, gắn bó với Chúa Giêsu, cầu nguyện với Chúa Giêsu để xin Người giúp chúng ta chiến thắng.

 ------------------------------------------

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - GẪM CHUYỆN ÔNG GIOP

MÙA CHAY NGẪM CHUYỆN ÔNG GIÓP

 

Mùa chay ngẫm chuyện ông Gióp để ý thức thân phận tro bụi của mình. Cuộc sống không ai tránh được những khó khăn, đau khổ…

 

 

Gióp vừa là nhân vật chính vừa là tựa đề của một quyển sách trong Cựu Ước. Nói đến ông Gióp chắc hẳn người Công giáo ai cũng đã từng nghe những câu nói bất hủ: “Thân trần truồng sinh ra từ lòng mẹ, tôi sẽ về đất cũng trần truồng. Chúa ban cho Chúa lại lấy đi, xin chúc tụng danh Chúa…”, hay, “Chúng ta đón nhận điều lành từ Thiên Chúa, còn điều dữ lại không biết đón nhận sao?”…

 

Sách Gióp hấp dẫn người đọc bởi nội dung của nó phản ánh một thực tế cuộc sống mà ai ai cũng có lúc đối diện, nhưng lại rất khó tìm lời giải đáp: Lành – Dữ, Họa – Phúc trong mối tương giữa Thiên Chúa và con người; cùng với những trăn trở suy tư về phận đời kiếp người.

 

Nội dung sơ lược như sau: Thiên Chúa tự hào về sự công chính của Gióp trong muôn người. Ma quỷ xin Chúa được thử thách ông. Trong sự cùng cực của đau khổ do ma quỷ gây ra: mất hết tài sản, con cái; bản thân bệnh tật, ghẻ chốc; vợ xa lánh, xúi dục nguyền rủa Chúa; bạn bè kết luận bị vậy là do tội ông gây ra… Gióp quằn quại trong đau khổ để xin Chúa câu trả lời cho những gì đang xảy ra với ông.

 

Trong thân phận của một loài thụ tạo yếu đuối và tội lỗi…con người luôn phải đối diện với những thách đố của cuộc sống cả khách quan lẫn chủ quan mang lại. Mang hình ảnh tốt lành của Thiên Chúa, con người luôn trăn trở để vươn tới Chân – Thiện – Mỹ. Việc đi tìm lời giải đáp cho các vấn nạn như: Đâu là nguyên nhân của đau khổ? Tại sao những người ăn ngay ở lành phải chịu khổ cực, bất công? Thiên Chúa công minh quyền phép sao Ngài lại ngoảnh mặt làm ngơ trước nỗi đau của người công chính? Sao Thiên Chúa lại để sự dữ tồn tại? Đau khổ và bất công là hậu quả ta gây ra phải lãnh, hay phải chịu thay cho cha ông mình kiếp trước làm nên?

 

Sách Gióp đi tìm câu trả lời cho những vấn nạn trên nhưng không tìm được lời giải đáp thỏa đáng. Qua các lời Chúa phán với Gióp, ta thấy Ngài chưa trực tiếp đưa ra câu trả lời về những điều ông chất vấn. Về phần Gióp, ông đã chấp nhận điều đó bằng sự tuân phục mà cũng không rõ lý do: “Vì thế, điều đã nói ra con xin rút lại, trên tro bụi, con sấp mình thống hối ăn năn” (G 42,6).

 

Tuy còn nhiều giới hạn và mâu thuẫn trong việc giải quyết vấn nạn đặt ra, nhưng sách Gióp cho chúng một tấm gương của người luôn kiên trung và trọn niềm tin tưởng vào Chúa trong mọi nghịch cảnh cuộc sống. Vài thế kỷ sau, khi niềm tin về sự sống lại và linh hồn bất tử, cùng thưởng phạt ở đời sau dần dần tỏ lộ qua các sách Khôn ngoan, Macabe, Daniel…thì mầu nhiệm về đau khổ của con người được trả lời cách sáng tỏ hơn. Câu trả lời hoàn toàn thỏa mãn và trọn vẹn đến từ Mầu Nhiệm Nhập Thể Cứu Độ của Ngôi Hai Thiên Chúa trong thân phận con người nơi Đức Giêsu Kitô: Sự khó nghèo, chịu bách hại, bị hiểu lầm, chịu đau khổ, nhục nhã mà đỉnh cao là cuộc thương khó – đổ máu trên Thập giá ở đồi Canvê để rồi Phục Sinh khải hoàn vượt qua đau khổ và thần chết, mang lại ơn giải thoát khỏi kiếp sống đau khổ cho con người.

 

Lm. Giuse Nguyễn Đức Thịnh

 

*SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG: Mùa chay ngẫm chuyện ông Gióp để ý thức thân phận tro bụi của mình. Cuộc sống không ai tránh được những khó khăn, đau khổ, vấn đề là chúng ta có đủ tỉnh táo và kiên trung đón nhận “thập giá” đời mình trong sự tin tưởng và phó thác vào Chúa như ông Gióp đã làm hay không. “Vác thập giá hằng ngày” là câu rất quen thuộc của người Công giáo chúng ta, nhưng chẳng mấy ai muốn làm điều đó dẫu biết chắc rằng: Qua thập giá sẽ là vinh quang trong nước Chúa.

----------------------------------

 

 

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - THÂN NÀY LÀ CAT BỤI

BƯỚC VÀO MÙA CHAY VỚI CÂU HỎI VỀ Ý NGHĨA CUỘC SỐNG

 

Mùa chay đến. Sắc tím trên bàn thờ gợi nhắc ta về một nỗi man mác thê lương, màu tối của cuộc đời. Nó đưa ta về với lòng mình để ta phải đối diện với cái “không” của bản thân.

 

 

Tin Mừng Luca có kể câu chuyện về một người giàu có nọ (x.Lc 12,13-21). Ông sở hữu một khối tài sản khổng lồ, thóc lúc nhiều đến mức không biết trữ ở đâu. Ông tự hào về những gì mình có và hạnh phúc trong thành quả của mình. Tin Mừng không cho biết làm sao ông lại giàu đến vậy; chúng ta cũng không có thông tin gì về khối tài sản ông có: liệu nó có phải là thành quả lao động của ông không, hay nhờ sự bất chính mà có. Chúng ta chỉ biết rằng ông thật sự rất giàu. Điều gây sự chú ý của chúng ta là câu hỏi hóc búa: đêm nay, mạng sống ông bị lấy đi, những gì ông có sẽ về tay ai? Vâng, khi cái chết đến, dù là người giàu có nhất, liệu trong tay còn nắm giữa được gì nữa không?

Sự giàu có, đặc biệt là giàu có về mặt vật chất, luôn là điều người ta mong ước và nỗ lực để có được. Nó gợi lên một sự lạc quan, phong nhiêu và đầy tràn. Đó là một xung năng tự nhiên của con người. Nó không hề xấu. Nó chỉ trở thành vấn đề khi người ta xem sự giàu có là đích điểm của đời mình, vì nó cuốn người ta vào một vòng xoáy, khiến người ta đánh mất chính mình, quên đi ý nghĩa sự hiện hữu của bản thân.

“Tiền nhiều để làm gì?” Có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi này: để cuộc sống được đảm bảo hơn; để có thể ăn sung mặc sướng; để không phải lo toan về ngày mai; để muốn làm gì thì làm, có quyền trên người khác, không bị người ta khinh chê. Chúng ta không lý thuyết và giả bộ đến độ không để ý đến những điều ấy. Tiền rất cần cho cuộc sống. Vấn đề đặt ra là: nếu ta cứ lao mình vào cuộc tích góp bạc tiền, rồi bất thình lình, cái chết tìm đến với ta, thì sao? Câu hỏi này dẫn chúng ta đến một câu hỏi khác, rộng hơn và sâu hơn: thật ra, những nỗ lực của chúng ta trong cuộc sống là để làm gì?

Chúng ta không chối bỏ tầm quan trọng và lợi ích của đồng tiền, nhưng chúng ta cũng không thể không để ý đến một sự thật rằng chúng chỉ là hư vô, và cái chết sẽ đến bất cứ lúc nào, sẽ mang đi tất cả và nó không chừa một ai.

Cho dù ông nhà giàu kia có gào thét và trình bày muôn ngàn lý do chính đáng với Thần Chết về của cải ông có và về việc ông xứng đáng để thụ hưởng nó thế nào thì cũng chẳng có ích gì cả. Tuy rất phũ phàng nhưng ta vẫn phải thừa nhận một điều là đến một lúc nào đó tất cả những gì mình cố gắng tạo lập đều sẽ trôi tuột khỏi bàn tay ta. Sự giàu có có thể mang đến cho chúng ta một sự đảm bảo nào đấy ở cuộc sống này, nhưng nó chẳng có nghĩa lý gì trước sự tàn phá của thời gian, nó không có sức quyến rũ nào trước cái chết.

Lại một lần nữa, ta được đưa vào khung trời của một cõi vô thường. Ta tự hỏi về lý do mình được cho hiện hữu. Nếu mọi sự sẽ qua đi, vậy tôi ở đây để làm gì? Đâu là điều tôi nên tìm kiếm trong hành trình tại thế của mình? Tôi phải làm gì để ngay cả khi cái chết tìm đến, tôi vẫn bình thản và chào đón nó với tất cả hân hoan? Tôi phải sống ra sao để thay vì sống trong nỗi sợ cái chết đến bất thình lình, ta thật sự sống trọn vẹn cuộc sống của mình từng giây từng phút, hưởng nếm sự hoan lạc ngay tại đời này chứ chẳng đợi chi một hạnh phúc xa xăm nào đó ở tương lai vô định.

Mùa chay đến. Sắc tím trên bàn thờ gợi nhắc ta về một nỗi man mác thê lương, màu tối của cuộc đời. Nó đưa ta về với lòng mình để ta phải đối diện với cái “không” của bản thân. Nó đánh bật hết tất cả những ngạo mạn và cái ảo tưởng mà bấy lâu nay mình vẫn theo đuổi. Nó thúc đẩy ta tìm đến sự giàu có đích thực mà mình cần phải phấn đấu trong cuộc đời này: giàu nhân đức, giàu tình nghĩa, giàu thương yêu. Những cái giàu này đáng giá hơn rất nhiều so với giàu bạc tiền vì nó bồi đắp sức sống cho con người, nó làm cho người trở nên bất diệt, được tự do, được là chính mình. Nó ban cho con người sức mạnh để đối diện với Thần Chết cách khảng khái vì Thần Chết chỉ có thể là nỗi khiếp sợ cho những ai sợ nó, còn người giàu nhân đức thì chẳng mang trong mình nỗi sợ gì cả vì người đó mang trong mình một kho tàng bất biến với thời gian.

*SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG: Con người được làm ra bụi đất nhưng lại nhận lãnh lời mời gọi hướng đến sự thánh thiêng. Sự thánh thiêng ấy hệ ở việc con người nhận ra được gốc gác và giá trị thật của mình, là cái mang đến cho con người sự thoải mái và bình an của con tim.

Thật vậy, có quyền lực và giàu có đến cỡ nào thì cũng chỉ là con số 0 to tướng trước mặt Thiên Chúa. Thật tội nghiệp cho kẻ nào nghĩ rằng với của cải mình đang sở hữu, mình có thể làm chúa tể muôn loài.

*CHÚA NÓI:“Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?” (Lc 12,20). Câu nói này của Chúa Giêsu như đang chất vấn mỗi người. Con người ơi, hãy thức tỉnh đi nào! Hãy lên đường đi tìm ý nghĩa cho cuộc sống của bản thân!

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ