13. Tìm Gặp Chúa Thật Nhanh

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - NGƯỜI CHA NGHIỆN HỒI TÂM

Người Cha Nghiện Ngập Hồi Tâm

Tôi là con thứ sáu trong gia đình 9 anh chị em. Tôi là người duy nhất có cái “đầu cứng như đá”! Tôi bắt đầu uống rượu từ năm lên 12 tuổi. Từ đó cho mãi đến năm 42 tuổi, tức ròng rã 30 năm trời, rượu là “ông chủ” cai trị đời tôi! Tôi lập gia đình năm 25 tuổi với thanh thiếu nữ 18 tuổi.

Vợ tôi là giáo viên. Tôi bắt đầu đánh đập vợ khi nàng mang thai đứa con đầu lòng được 6 tháng. Vì tôi uống rượu, nên cảnh cãi vã lục đục xảy ra trong gia đình hàng ngày như cơm bữa. Không có niềm vui, cũng chả có tình yêu và hạnh phúc.

Mỗi khi về nhà say mèm, tôi đập phá tất cả, đánh vợ đánh con. Buổi chiều, lúc thấy tôi về nhà say lúy túy, mấy đứa con tôi thường thất kinh hồn vía, hè nhau chạy trốn dưới gầm giường. Đôi lúc chúng không dám xuất hiện ngồi vào bàn ăn. Cảnh tượng này xảy ra vào mỗi chiều, từ thứ hai đến thứ sáu, trong thời gian tôi còn đi làm.

Khi các Nữ Lao Công Thừa Sai – Travailleuses Missionnaires đến đảo Wallis, Đại Dương Châu, thành lập “Gia Đình Hồng Ân Thiên Chúa”, hiền thê tôi tức khắc lui tới cứ điểm truyền giáo thân thương này. Phần tôi, tôi cực lực phản đối, không muốn nàng liên hệ với các Nữ Lao Công Thừa Sai. Nhiều lần, tôi tức giận đánh đập nàng, khi nàng từ cứ điểm truyền giáo trở về nhà, sau khi tham dự các khóa họp tại đây. Nhưng vợ tôi vẫn nhẫn nhục chịu đựng và kiên trì giao tiếp với các Nữ Lao Công Thừa Sai.

Tôi không bao giờ cầu nguyện chung trong gia đình. Tệ hơn nữa, mỗi khi vợ tôi tụ họp con cái lại để đọc kinh, lần hạt Mân Côi thì tôi quát tháo la rầy ầm ĩ, đuổi mẹ con sang một phòng khác để cầu nguyện. Rồi chuyện gì phải đến đã đến. Tôi bị mất việc làm vì tật nghiện rượu.

Từ đó, cứ mỗi lần vợ tôi đi tham dự các cuộc họp với các bà mẹ Công Giáo khác, thì ở nhà, tôi lén ăn cắp tiền của vợ để đi uống rượu. Hoặc khi vợ tôi nhờ tôi đi mua các vật dụng cần thiết cho gia đình, tôi cũng ăn gian tiền của vợ, khiến vợ tôi không còn tin tưởng nơi tôi nữa.

Giờ đây khi nghĩ lại khoảng thời gian đầy dẫy tính hư tật xấu của mình, tôi mới cảm nghiệm được những đức tính quí báu của hiền thê tôi. Nàng là người vợ người mẹ can đảm trung tín. Nàng luôn luôn tìm cách xây dựng an bình, tạo nên niềm vui và gieo rắc tình yêu trong mái ấm gia đình. Đối diện với một người chồng bất xứng như tôi, nàng không bao giờ chán nản thất vọng. Trái lại nàng gia tăng lời cầu nguyện, xin cho tôi được hồi tâm hoán cải. Ngay cả khi người ta xúi giục nàng hãy bỏ rơi tôi, đưa con cái đi sống nơi khác, nàng vẫn không hề bị sa chước cám dỗ. Nàng hằng tin tưởng rằng, có ngày tôi sẽ thay đổi cuộc sống. Và nàng có lý. Nàng đã không chờ đợi uổng công.

Cuộc hồi tâm hoán cải, từ bỏ rượu chè của tôi bắt đầu khi các Nữ Lao Công Thừa Sai đến tận nhà viếng thăm gia đình tôi. Tôi hiểu rằng, đây là các Nữ Thừa Sai thật sự đi vào nếp sống các gia đình và chia sẻ cảnh nghèo khổ bần cùng của người dân địa phương. Tâm tình yêu thương của các Chị giúp tôi từ từ mở mắt ra và nhìn cuộc đời với một nhãn quan mới. Tôi phụ giúp vợ trong các công việc nội trợ. Ngoài ra tôi cũng siêng năng làm vườn, trồng rau, chứ không còn ăn không ngồi rồi. Sau cùng, tôi theo vợ tham dự các buổi hội họp và cầu nguyện nơi cộng đoàn các Nữ Lao Công Thừa Sai.

Giờ đây tôi ghi ơn tất cả các Nữ Lao Công Thừa Sai đã góp phần đưa tôi trở về với nếp sống của một người chồng và người cha gia đình gương mẫu.

(“Dans le Sillon missionnaire”, Gen+Feb+Mar/1999, trang 19-21).

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - DICH CÚM CORONA

 

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     

    CẦU NGUYỆN TRONG CƠN ĐẠI DỊCH VIRUS CORONA

     

     

    Những ngày này, cả thế giới hồi hộp với sự lây lan nhanh chóng của virus Corona. Tại Trung Quốc, nhiều thành phố nội bất xuất, ngoại bất nhập. Bầu không khí u ám, chết chóc bao trùm nhiều nơi. Tại Việt Nam cũng như nhiều nước, nhà chức trách ráo riết vào cuộc để ngăn chặn cơn dịch nguy hiểm này. Là người Công Giáo, chúng ta không thể làm gì khác hơn là cầu nguyện trong cơn đại dịch này.

     

    Vì virus Corona xuất hiện đầu tiên tại thành phố Vũ Hán bên Trung Quốc, nên virus này được đặt tên là corona/coronavirus Vũ Hán, viêm phổi Vũ Hán, virus viêm phổi chợ Hoa Nam Vũ Hán. Chúng xuất hiện và lan nhanh từ cuối năm 2019. Nhất là những ngày Tết, và những ngày sắp tới, báo chí đều cung cấp những trường hợp mắc bệnh và những người có những dấu hiệu mắc phải con vi rút này. Dĩ nhiên họ đều phải cắt ly.

     

    Dấu hiệu y khoa thường thấy sau khi người đã bị truyền nhiễm virus Corona có chứng bệnh đường hô hấp, phát sốt, ho, thở gấp gáp, hô hấp khó và dẫn đến tử vong. Vấn đề là chúng ta chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc-xin phòng bệnh. Hơn nữa, trước khi phát bệnh, những triệu chứng của căn bệnh này rất khó nhận thấy.

     

    Vì virus này lây qua đường hô hấp, lây từ người sang người, nên mức độ lây lan của nó là cấp số nhân! Chúng ta dễ dàng đọc thấy vô số thông tin và những thông báo về căn dịch này trên Internet.  

     

    Nếu không làm việc trong ngành y khoa, hoặc những hữu trách khác, chúng ta chẳng thể làm gì hơn là cầu nguyện và tự phòng bệnh cho chính mình và người thân.

    Là người Công Giáo, chúng ta cầu xin Thiên Chúa ban cho:

     

    – Những nhà hữu trách có biện pháp kịp thời và hữu hiệu để bảo vệ người dân trước sức công phá của làn sóng virus này.

     

    – Cầu nguyện cho những bệnh nhân, những người có dấu hiệu mắc bệnh. Xin Chúa ban cho họ và gia đình được nhiều bình an để vượt qua thời khắc mong manh này.

     

    – Chúng ta cầu nguyện cho những y tá, bác sĩ và những người trực tiếp chữa trị căn bệnh này. Xin Chúa ban cho họ lòng can đảm, sức khỏe và sáng suốt để đón nhận những bệnh nhân.

     

    – Nhất là chúng ta cầu nguyện cho những người đang tìm kiếm phương thuốc chữa trị. Xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho họ sớm tìm ra câu trả lời cho bài thuốc chữa trị và vác-xin chống lại con virus Corona này.

     

    – Chúng ta cầu nguyện cho những nhà lãnh đạo quốc gia. Xin Chúa thôi thúc họ biết đặt sức khỏe của người dân lên trên mọi lợi ích kinh tế, chính trị.

     

    – Đặc biệt, chúng ta không quên cầu nguyện cho sự minh bạch thông tin. Xin Chúa ban cho người hữu trách có tâm hồn cộng tác để cùng với thế giới, đặc biệt là với tổ chức Y Tế Thế Giới, cùng nhau đối phó với căn bệnh này.

     

    – Chúng ta không quên cầu nguyện cho những người đã chết vì căn bệnh này. Xin Chúa đoái thương linh hồn của họ.

     

    – Sau cùng, chúng ta tha thiết cầu xin Chúa ban cho nhân loại được bình an trong năm mới này. Hy vọng nhờ hồng ân Chúa, virus Corona không trở nên nỗi kinh hoàng cho Trung Quốc và thế giới.

     

    Chúng ta cùng hiệp lời cầu nguyện. Ước mong đó cũng là phương thuốc hữu hiệu để cơn đại dịch virus Corona sớm chấm dứt!!!

     

    Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

     
     
     

 

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - NGƯỜI CÙI QUYẾT GẶP CHÚA

 

  •  
    Tinh Cao
    Jan 15 at 6:04 PM
     
     

    Thứ Năm 16-1-2020ĐỌC

     

    ĐỌC-SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

    CẦN SẠCH BỆNH CÙI TÂM HỒN

     

    Bài Ðọc I: (năm II) 1 Sm 4, 1-11

    "Israel thất trận và hòm bia Thiên Chúa bị chiếm đoạt".

    Trích sách Samuel quyển thứ nhất.

    Trong những ngày ấy, những người Philitinh kéo đến gây chiến, và Israel phải xuất quân chống lại và đóng binh tại gần nơi gọi là Tảng Ðá Phù Hộ, còn người Philitinh đóng quân tại Aphê và giàn trận đánh dân Israel. Vừa giáp trận, dân Israel đã phải rút lui trốn khỏi quân Philitinh; và trong trận đó có khoảng bốn ngàn binh sĩ bị giết rải rác khắp đồng ruộng. Khi tàn quân trở về trại, các kỳ lão Israel nói rằng: "Tại sao hôm nay Thiên Chúa sát hại chúng ta trước mặt quân Philitinh? Chúng ta hãy đem hòm bia Thiên Chúa từ Silô đến giữa chúng ta, để cứu chúng ta khỏi tay quân thù".

    Rồi dân chúng phái người đến Silô đem hòm bia Thiên Chúa các đạo binh ngự trên các vệ binh thần (tới). Hai con Hêli là Ophni và Phinê cùng đi theo hòm bia Thiên Chúa. Và khi hòm bia Thiên Chúa đến trại, toàn dân Israel lớn tiếng hoan hô vang trời dậy đất. Quân Philitinh nghe tiếng hoan hô, liền hỏi nhau rằng: "Tại sao trong trại quân Do-thái có tiếng hò la vang dậy?" Khi biết là hòm bia Thiên Chúa đã đến giữa trại, quân Philitinh sợ hãi và nói: "Thiên Chúa đã ngự đến trại quân địch". Rồi chúng kêu than rằng: "Vô phúc cho chúng ta, mấy bữa nay đâu có tiếng hò la như vậy. Thật vô phúc cho chúng ta. Ai sẽ cứu chúng ta thoát khởi tay những vị thần minh cao siêu đó? Ðây là những thần minh đã giáng biết bao tai hoạ trên những người Ai-cập nơi hoang địa. Hỡi người Philitinh, hãy can đảm và hiên ngang, đừng chịu làm nô lệ dân Do-thái như chúng đã làm nô lệ chúng ta. Hãy can đảm mà chiến đấu". Vậy người Philitinh giao chiến, và dân Israel bị bại trận, và mạnh ai nấy chạy về trại mình. Và thật là một đại hoạ, bên Israel có đến ba mươi ngàn bộ binh tử trận. Hòm bia Thiên Chúa cũng bị chiếm đoạt. Cả hai con Hêli là Ophni và Phinê cũng tử trận.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 43, 10-11. 14-15. 24-25

    Ðáp: Lạy Chúa, xin cứu chúng con theo lòng từ bi của Chúa (c. 27b).

    Xướng: 1) Nay Chúa đã xua đuổi và để chúng con đầy nhuốc hổ, Chúa không xuất trận với quân đội chúng con. Chúa đã bắt chúng con phải tháo lui trước quân thù, và những kẻ thù ghét chúng con tha hồ cướp của. - Ðáp.

    2) Chúa đã để chúng con bị lân bang chế diễu, bị những kẻ chung quanh phỉ báng chê cười. Bị các quốc gia tha hồ chế nhạo, và bị các dân tộc trông thấy lắc đầu. - Ðáp.

    3) Ôi lạy Chúa, xin hãy tỉnh dậy, sao Chúa vẫn ngủ? Xin hãy bừng tỉnh và đừng xua đuổi chúng con muôn đời. Sao Chúa lại ẩn giấu thiên nhan, Chúa quên lãng cảnh chúng con chịu thống khổ và áp bức? - Ðáp.

     

    Alleluia: 1 Sm 3, 9

    Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mc 1, 40-45

    "Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

    Khi ấy, có một người bệnh cùi đến van xin Chúa Giêsu và quỳ xuống thưa Người rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên sạch". Ðộng lòng thương, Chúa Giêsu giơ tay đặt trên người ấy và nói: "Ta muốn, anh hãy khỏi bệnh". Tức thì bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch. Nhưng Người nghiêm nghị bảo anh đi ngay và dặn rằng: "Anh hãy ý tứ đừng nói gì cho ai biết, một hãy đi trình diện cùng trưởng tế và dâng của lễ theo luật Môsê, để minh chứng mình đã được khỏi bệnh". Nhưng đi khỏi, người ấy liền cao rao và loan truyền tin đó, nên Chúa Giêsu không thể công khai vào thành nào được. Người dừng lại ở ngoài thành, trong những nơi vắng vẻ, và người ta từ khắp nơi tuôn đến cùng Người.

     

    Ðó là lời Chúa.

     

     

    Sống và Chia sẻ

    NGƯỜI CÙI CAO RAO VÀ LOAN BÁO TIN VUI

    VÌ ĐÃ ĐƯỢC CHÚA CHỮA BỆNH CÙI TÂM HỒN


      

    Đức Kitô lành sạch


     

    Thứ Năm trong Tuần 1 Thường Niên hậu Giáng Sinh hôm nay, bài Phúc Âm của Thánh ký Marcô được Giáo Hội chọn đọc lại có một nội dung hoàn toàn giống như bài Phúc Âm của Thánh ký Luca cho ngày 11/1 hay Thứ Sáu sau Lễ Hiển Linh và một ngày trước Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa.

    Thật vậy, nội dung của hai bài Phúc Âm của hai thánh ký khác nhau đều thuật lại về sự kiện Chúa Giêsu chữa lành cho một người phong cùi, với những chi tiết hầu như hoàn toàn giống nhau, nhất là ở các câu đối đáp giữa nạn nhân đương sự và Chúa Giêsu là Đấng chữa lành cho nạn nhân:

    1- "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên sạch". 2- "Ta muốn, anh hãy khỏi bệnh". 3- "Anh hãy ý tứ đừng nói gì cho ai biết, một hãy đi trình diện cùng trưởng tế và dâng của lễ theo luật Môsê, để minh chứng mình đã được khỏi bệnh".

    Ý nghĩa khác biệt của hai bài Phúc Âm có nội dung giống nhau này là ở chỗ, mỗi bài đều phản ảnh chủ đề thích hợp cho mùa phụng vụ của mình. Trong khi bài Phúc Âm của Thánh ký Luca cho ngày 11/1 hay Thứ Sáu sau Lễ Hiển Linh và trước Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa thích hợp với chủ đề "Lời ở giữa chúng tacủa Mùa Giáng Sinh, thì bài Phúc Âm của Thánh ký Marco cho Thứ Năm Tuần I Thưởng Niên hôm nay lại thích hợp với chủ đề "Người Con đến từ Cha ... đầy ân sủng và chân lý" của Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh. 

    Đúng thế, nạn nhân bị "bệnh cùi" trong bài Phúc Âm hôm nay đã được chữa cho lành sạch là nhờ "ân sủng" của "Người Con đến từ Cha" đã "động lòng thương" đương sự, bằng một lời truyền chữa lành "'Ta muốn, anh hãy khỏi bệnh'. Tức thì bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch", đúng như "sự thật" mà Người mong muốn.

    "Người Con đến từ Cha ... đầy ân sủng và chân lý" này còn truyền dạy cho nạn nhân đương sự vừa được Người chữa cho lành sạch 2 điều cũng liên quan đến "ân sủng và chân lý", đó là "Anh hãy ý tứ đừng nói gì cho ai biết, một hãy đi trình diện cùng trưởng tế và dâng của lễ theo luật Môsê, để minh chứng mình đã được khỏi bệnh".

    Hành động để đáp lại "ân sủng" mà nạn nhân đương sự nhận được qua biến cố được lành sạch phong cùi đó là đương sự nạn nhân cần phải "dâng của lễ", và hành động tỏ ra chấp nhận cùng hưởng ứng "chân lý" của đương sự nạn nhân này đó là đương sự nạn nhân cần phải "đi trình diện cùng trưởng tế... để minh chứng (sự thật là quả thực) mình đã được khỏi bệnh".

    Trong Bài Đọc 1 hôm nay được trích từ Sách Samuel cuốn 1 về trường hợp "những người Philitinh kéo đến gây chiến, và Israel phải xuất quân chống lại... Vừa giáp trận, dân Israel đã phải rút lui trốn khỏi quân Philitinh; và trong trận đó có khoảng bốn ngàn binh sĩ bị giết rải rác khắp đồng ruộng".

    Bị bại trận, "các kỳ lão Israel" mới đặt vấn đề và tìm cách giải quyết, một cách giải quyết mà họ tin chắc rằng khôn ngoan nhất và chắc ăn nhất, theo kinh nghiệm lịch sử muôn thuở của họ. Vấn đề được họ đặt ra và quyết định thực hiện như sau: "Tại sao hôm nay Thiên Chúa sát hại chúng ta trước mặt quân Philitinh? Chúng ta hãy đem hòm bia Thiên Chúa từ Silô đến giữa chúng ta, để cứu chúng ta khỏi tay quân thù".

    Không biết câu trả lời của họ ra sao cho câu tự vấn của họ về trường hợp bị thảm bại của họ, nhưng căn cứ vào cách giải quyết của họ chúng ta có thể suy đoán ra rằng tại vì họ tự mình chiến đấu, không có Thiên Chúa chiến đấu cho họ, bởi thế họ phải cậy vào quyền năng của Chúa họ mới có thể thắng đươc quân thù. Đó là lý do họ đã cương quyết tiền hành quyết định của mình đó là "phái người đến Silô đem hòm bia Thiên Chúa các đạo binh ngự trên các vệ binh thần (tới)". 

    Vì "hòm bia Thiên Chúa" tiêu biểu cho sự hiện diện thần linh của Thiên Chúa, nên, về phía dân Do Thái, "khi hòm bia Thiên Chúa đến trại, toàn dân Israel lớn tiếng hoan hô vang trời dậy đất", và về phía đối phương của họ là "quân Philitinh sợ hãi và nói: 'Thiên Chúa đã ngự đến trại quân địch'", đến độ thành phần đối phương này đã "kêu than rằng: 'Thật vô phúc cho chúng ta. Ai sẽ cứu chúng ta thoát khởi tay những vị thần minh cao siêu đó? Ðây là những thần minh đã giáng biết bao tai hoạ trên những người Ai-cập nơi hoang địa'".

    Tuy nhiên, quân địch của dân Do Thái vẫn cố gắng trấn an nhau và đoàn kết chiến đấu cho đến cùng, bất chấp Thiên Chúa của dân Do Thái có xuất trận đi nữa: "Hỡi người Philitinh, hãy can đảm và hiên ngang, đừng chịu làm nô lệ dân Do-thái như chúng đã làm nô lệ chúng ta. Hãy can đảm mà chiến đấu". 

    Thật không ngờ, hoàn toàn không ngờ, lòng tin tưởng của dân Do Thái đã chẳng những không được đáp ứng, mà họ còn bị mất cả chính "hòm bia Thiên Chúa" nữa:

    "Vậy người Philitinh giao chiến, và dân Israel bị bại trận, và mạnh ai nấy chạy về trại mình. Và thật là một đại họa, bên Israel có đến ba mươi ngàn bộ binh tử trận. Hòm bia Thiên Chúa cũng bị chiếm đoạt. Cả hai con Hêli là Ophni và Phinê cũng tử trận".

    Cho dù dân Do Thái có hoàn toàn bị thảm bại, bị thất trận một cách trầm trọng chưa bao giờ thấy như thế, Thiên Chúa vẫn có thể tỏ mình ra cho họ và nơi họ, tỏ mình ra một cách tỏ tường hơn bao giờ hết. Ở chỗ, qua lần thất trận hết sức thảm thương này, dân của Ngài mới ý thức được rằng: 

    1- Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ không phải chỉ ở với họ mà còn có thể ở với cả dân ngoại thậm chí là chính quân thù của họ nữa, nếu họ không trung thành với Ngài, trong khi dân ngoại lại nhận biết Ngài ở với họ

    2- Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ phải là chính nguồn mạch và là cùng đích của họ, chứ không phải chỉ là phương tiện để cấp thời cứu nguy họ, để cứu lấy danh dự của họ hơn là cho Thiên Chúa được vinh quang

    3- Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ phải được họ liên lỉ tôn thờ và kính mến, bằng không, Ngài dù có trung thành với họ bất chấp mọi bất trung của họ, nhưng vẫn có thể bỏ họ để họ nghĩ lại mà trở về với Ngài, như Bài Đáp Ca hôm nay trung thực phản ảnh tâm trạng của họ sau đây: 

    1) Nay Chúa đã xua đuổi và để chúng con đầy nhuốc hổ, Chúa không xuất trận với quân đội chúng con. Chúa đã bắt chúng con phải tháo lui trước quân thù, và những kẻ thù ghét chúng con tha hồ cướp của. 

    2) Chúa đã để chúng con bị lân bang chế diễu, bị những kẻ chung quanh phỉ báng chê cười. Bị các quốc gia tha hồ chế nhạo, và bị các dân tộc trông thấy lắc đầu. 

    3) Ôi lạy Chúa, xin hãy tỉnh dậy, sao Chúa vẫn ngủ? Xin hãy bừng tỉnh và đừng xua đuổi chúng con muôn đời. Sao Chúa lại ẩn giấu thiên nhan, Chúa quên lãng cảnh chúng con chịu thống khổ và áp bức? 

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    TN.Tuan1-Thu5.mp3  

     

 

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - PHI HÀNH GIA LC VÀ THÁNH THỂ

  •  
    San Nguyen - Jan 23 at 10:00 PM
     
     
     
    PHI HÀNH GIA TIN LÀNH TRỞ THÀNH NGƯỜI CÔNG GIÁO MANG LỜI CHÚA VÀ THÁNH THẾ LÊN KHÔNG GIAN

    Phi hành gia NASA Mike Hopkins  lớn lên trong một gia đình theo đạo Tin Lành, nhưng anh dã kết hôn với một phụ nữ Công giáo. Hai người con gái của họ được giáo dục theo tinh thần Công giáo, nhưng anh vẫn còn đắn đo chưa muốn thành người Công giáo. Tuy nhiên anh cảm thấy là "Đời tôi dường như là thiếu sót một điều gì đó..." Sau một thời gian cầu nguyện và suy nghĩ kỹ, anh quyết định học giáo lý Tân tòng. Anh được rửa tội để gia nhập vào gia đình Công giáo.

     

    Năm 2013, khi anh được NASA  gửi lên không gian trong 24 tuần lễ theo phi thuyền International Space Station  , anh dã tự đặt câu hỏi:  "Làm thế nào để có thể được Rước Lễ trong thời gian phi hành trong không gian?  " Anh không thể xem Lễ cũng như không thể xưng tội nếu không có mặt của một linh mục ở đó. Nhưng anh vẫn có thể Rước Lễ được chứ?

     

    Thế là anh nhờ Cha xứ James của giáo xứ Saint Mary, Texas, chuyển lời yêu cầu của anh lên Đức Tổng Giám Mục địa phận Galveston-Houston (nơi có Trung tâm NASA)  Anh nhận được phép đặc biệt để mang theo lên không gian một hộp Pyx có đựng 6 Thánh Thể đã thánh hiến. Mỗi Thánh Thể có thể chia ra làm 4 phần. Anh có thể rước Thánh Thể mỗi tuần một lần trong thời gian  làm việc ở  International Space Station.  Ơn đặc biệt này là một niềm an ủi lớn lao cho phi hành gia Hopkins.  Anh nói với Catholic  News về  phi vụ của anh trên không gian:

     

    "Những phi vụ đặc biệt này rất căng thẳng . Việc nhận biết là Chúa Giê- su luôn ở với tôi, khi tôi bước ra của phi thuyền để đi vào không gian, là việc rất quan trọng đối với tôi." Hình ảnh Trái Đất nhìn thấy từ  trên không  cũng ảnh hưởng rất nhiều đến đức tin của anh. 

     

    “ Khi ngắm nhìn Trái Đất từ địa điểm thuận lợi trong không gian, và khi thấy những phong cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt vời ấy, chúng ta không thể không ý thức rằng phải có  một QUYỂN NĂNG CAO VỜI đã sáng tạo ra cảnh tượng này.”

     

     Church Pop

     
     

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - 10-1-2020

 

  •  
    Tinh Cao
    Jan 9 at 6:29 PM
     
     

    Thứ Sáu sau Hiển Linh 10/1

     

    ĐỌC VÀ LẮNG NGHE Lời Chúa

     

     

    Bài Ðọc I: 1 Ga 5, 5 - 13

    "Thánh Thần, nước và máu".

    Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.

    Các con thân mến, ai là kẻ thắng được thế gian,nếu không phải là người tin rằng Đức Giê-su là Con Thiên Chúa? Chính Đức Giê-su Ki-tô là Đấng đã đến, nhờ nước và máu; không phải chỉ trong nước mà thôi, nhưng trong nước và trong máu. Chính Thần Khí là chứng nhân, và Thần Khí là sự thật. Có ba chứng nhân: Thần Khí, nước và máu. Cả ba cùng làm chứng một điều. Chúng ta vẫn nhận lời chứng của người phàm, thế mà lời chứng của Thiên Chúa còn cao trọng hơn, vì đó là lời chứng của Thiên Chúa, lời Thiên Chúa đã làm chứng về Con của Người. Ai tin vào Con Thiên Chúa,người đó có lời chứng ấy nơi mình.

    Ai không tin Thiên Chúa, thì coi Thiên Chúa là kẻ nói dối, vì kẻ ấy không tin vào lời Thiên Chúa đã làm chứng về Con của Người. Lời chứng đó là thế này: Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự sống đời đời, và sự sống ấy ở trong Con của Người. Ai có Chúa Con thì có sự sống; ai không có Con Thiên Chúa thì không có sự sống. Tôi đã viết những điều đó cho anh em là những người tin vào danh Con Thiên Chúa, để anh em biết rằng anh em có sự sống đời đời.

    Ðó là lời Chúa. 

    Ðáp Ca: Tv 147, 12-13. 14-15. 19-20

    Ðáp: Giêrusalem hỡi, hãy ngợi khen Chúa (c. 12a).

    Hoặc đọc: Alleluia.

    Xướng: 1) Giêrusalem hỡi, hãy ngợi khen Chúa! Hãy ngợi khen Thiên Chúa của ngươi, hỡi Sion! Vì Người đã giữ chặt các then cửa thành ngươi; Người đã chúc phúc cho con cái ngươi trong thành nội. - Ðáp.

    2) Người sắp đặt bờ cõi ngươi trong thanh bình, cho ngươi hưởng no nê những tinh hoa lúa miến. Người đã sai Lời Người xuống cõi trần ai, và Lời Người lanh chai chạy rảo. - Ðáp.

    3) Người đã loan truyền Lời Người cho Giacóp, những thánh chỉ và huấn lệnh Người cho Israel. Người đã không làm cho dân tộc nào như thế; Người đã không công bố cho họ các huấn lệnh của Người. - Ðáp. 

    Alleluia: 1 Tm 3,36

    Alleluia, alleluia. - Lạy Chúa Kitô, Ðấng được rao giảng cho lương dân, vinh danh Chúa! Lạy Chúa Kitô, Ðấng được tin kính ở thế gian, vinh danh Chúa! - Alleluia. 

    Phúc Âm: Lc 5, 12-16

    "Lập tức người ấy khỏi phong hủi".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Xảy ra khi Chúa Giêsu đang ở trong một thành kia, thì có một người mình đầy phong hủi, thấy Chúa Giêsu, liền sấp mặt xuống đất, van xin Ngài rằng: "Lạy Thầy, nếu Thầy muốn, Thầy có thể cho tôi được sạch". Người giơ tay chạm đến người ấy và nói: "Ta muốn, hãy nên trơn sạch". Lập tức, người ấy khỏi phong hủi. Người ra lệnh cho người ấy không được nói với ai, nhưng: "Hãy đi trình diện với tư tế, và hãy dâng lễ vật như luật Môsê đã dạy, để làm chứng cho người ta biết ngươi được sạch". Nhưng tiếng đồn về Người cứ lan rộng, và dân chúng đông đảo kéo nhau đến để nghe Người và được chữa lành bệnh tật. Còn Người, thì lánh vào nơi hoang vắng và cầu nguyện.

    Ðó là lời Chúa. 

     


     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

     

     

    Emmanuel nguyên dạng    

     

     

    Hôm nay, Thứ Sáu sau Chúa Nhật Lễ Hiển Linh, Bài Phúc Âm theo chủ đề "Lời ở cùng chúng ta" (Gioan 1;14) của chung Mùa Giáng Sinh, được thể hiện ở phép lạ chữa lành của Chúa Giêsu, như Thánh ký Luca thuật lại nguyên văn từ đầu đến cuối như sau:

     

    "Xy ra khi Chúa Giêsu đang ở trong một thành kia, thì có một người mình đầy phong hủi, thấy Chúa Giêsu, liền sấp mặt xuống đất, van xin Ngài rằng: 'Lạy Thầy, nếu Thầy muốn, Thầy có thể cho tôi được sạch'. Người giơ tay chạm đến người ấy và nói: 'Ta muốn, hãy nên trơn sạch'. Lập tức, người ấy khỏi phong hủi. Người ra lệnh cho người ấy không được nói với ai, nhưng: 'Hãy đi trình diện với tư tế, và hãy dâng lễ vật như luật Môsê đã dạy, để làm chứng cho người ta biết ngươi được sạch'. Nhưng tiếng đồn về Người cứ lan rộng, và dân chúng đông đảo kéo nhau đến để nghe Người và được chữa lành bệnh tật. Còn Người, thì lánh vào nơi hoang vắng và cầu nguyện".

     

    Qua bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy "Lời ở cùng chúng ta" vừa ẩn vừa hiện, đúng hơn lúc hiện lúc ẩn. Lúc hiện là lúc Người giao tiếp với con người, còn lúc ẩn là lúc Người giao tiếp với Thiên Chúa, nhưng lại là một việc giao tiếp thần linh với Thiên Chúa ở giữa con người, nơi nhân tính của Người và với nhân tính của Người.

     

    Trước hết, "Lời ở cùng chúng ta" khi giao tiếp với con người. Chẳng hạn như trường hợp trong bài Phúc Âm hôm nay, Vì "ở cùng chúng ta" mà Người đã đáp ứng ý nguyện muốn "được sạch" của "một người mình đầy phong hủi" nhưng rất tin tưởng nơi Người, ở chỗ vừa "thấy Chúa Giêsu, liền sấp mặt xuống đất, van xin Ngài rằng: 'Lạy Thầy, nếu Thầy muốn, Thầy có thể cho tôi được sạch'". 

     

    Tất nhiên, là hiện thân của Lòng Thương Xót Chúa, một Lòng Thương Xót Chúa "ở cùng chúng ta", Người không thể nào không động lòng, chẳng những trước hình thù cùi hủi đã làm biến dạng thân xác vốn nguyên tuyền và lành mạnh hết sức đáng thương của nạn nhân, mà nhất là trước tấm lòng tan nát khiêm cung thiết tha cầu khẩn của nạn nhân nữa. Bởi thế, bài Phúc Âm cho biết thêm "Người giơ tay chạm đến người ấy và nói: 'Ta muốn, hãy nên trơn sạch'. Lập tức, người ấy khỏi phong hủi".

     

    Thật vậy, bởi nguyên tội, bản tính của loài ngươi chẳng khác gì như bị cùi hủi, coi đến ghê rợn, vì hình thù và tầm vóc nguyên tuyền lành mạnh từ ban đầu của nó khi mới được Thiên Chúa tạo dựng nên theo hình ảnh thần linh của Ngài và tương tự như Ngài (xem Khởi Nguyên 2:26) đã bị biến dạng, bị lệch lạch, bị méo mó một cách gian ác trá hình, bởi bị tiêm nhiễm nọc độc của Con Khủng Long Luxiphe, nên đã bị biến thành hình ảnh quái gở tương tự như Satan và bọn ngụy thần của hắn. 

     

    Bởi thế, "Lời ở cùng chúng ta", nhờ "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), đã mặc lấy bản tính nhân loại bị cùi hủi biến dạng của loài người, mà bản tính của loài người ở nơi Người, một bản tính nhờ được ngôi hiệp với thiên tính của Người ngay từ giây phút hoài thai trong cung dạ trinh nguyên của Mẹ Người, đã được phục hồi nơi nhân phẩm là người và nhân cách làm người của Con Thiên Chúa. 

     

    Nếu nguyên tội gây ra bởi con người ngay từ ban đầu, qua hai nguyên tổ, đã trở nên cùi hủi là vì bề ngoài đã bất tuân mệnh lệnh của Thiên Chúa, và bề trong đã coi trọng cùng tin tưởng rắn quỉ Satan gian trá hơn kính trọng cùng tin tưởng Vị Thiên Chúa chân thật nên mới nghe theo hắn thay vì tuân lệnh Thiên Chúa, thì để phục hồi nguyên trạng hình hài và tầm vóc của con người, chẳng những "Lời đã hóa thành nhục thể và ở cùng chúng ta" mà Người còn phải "vâng lời cho đến chết dù có chết trên thập tự giá" (Philiphe 2:8).

     

    Tinh thần tuân phục của "Lời ở cùng chúng ta" đã được tỏ hiện ngay trong bài Phúc Âm hôm nay, khi Người bảo nạn nhân phong cùi rằng: "Hãy đi trình diện với tư tế, và hãy dâng lễ vật như luật Môsê đã dạy, để làm chứng cho người ta biết ngươi được sạch". 

     

    Sau nữa, "Lời ở cùng chúng ta" khi giao tiếp với Thiên Chúa: "Còn Người, thì lánh vào nơi hoang vắng và cầu nguyện". Tác động cầu nguyện của Chúa Giêsu ở đây là gì, nếu không phải là Người giao tiếp thần linh với Thiên Chúa là Cha của Người "trong tinh thần và chân lý" (Gioan 4:24) nơi nhân tính của Người. Bởi vì, về thiên tính, Người đồng bản thể với Cha của Người, Người cũng là Thiên Chúa như Cha, không cần cầu nguyện.

     

    Thế nhưng, với bản tính của nhân loại, Người vẫn cần phải cầu nguyện, một tác động giao tiếp thần linh với Cha, một tác động hiệp nhất nên một với Cha, như tác động của Người vẫn cần phải tỏ ra tuân phục ý muốn Cha là Đấng đã sai Người. 

     

    Nghĩa là, cho dù nhờ mầu nhiệm ngôi hiệp, mầu nhiệm mà hai bản tính của Người đã trở nên một nơi Ngôi Vị duy nhất là Con Thiên Chúa, nhưng Người vẫn luôn ý thức về thực tại nên một và tình trạng hiệp nhất nhân thần này, vẫn liên tục chủ động gắn bó nhân tính với thiên tính trong cuộc đời trần thế của Người, vẫn luôn thể hiện mối hiệp thông thần linh Ngôi Vị này, bằng việc Người luôn luôn làm theo ý Cha của Người để chứng tỏ Người thực sự là Đức Kitô Thiên Sai "ở cùng chúng ta". 

     

    Chính nhờ những giây phút âm thầm cầu nguyện cùng Cha của mình như thế, mà Người càng chứng tỏ Người "là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16), và Người mới có thể tiếp tục thi hành vai trò và sứ vụ Thiên Sai của mình trên trần gian này, bằng việc "rao giảng" như một ngôn sứ, "chữa lành" như một tư tế và "giải thoát" như một đế vương, hoàn toàn ứng nghiệm Lời Tiên Tri Isaia tiên báo về Người và được Người xác nhận là đúng trong bài Phúc Âm hôm qua.

     

    Chính những giây phút cầu nguyện này đã càng làm cho "Lời ở cùng chúng ta" trở thành nguồn mạch thông ban sự sống thần linh của Thiên Chúa cho nhân loại, đó là việc Người thông ban cho chúng ta kiến thức thần linh về Thiên Chúa (xem Gioan 17:3) của Người, qua chính mạc khải thần linh nơi "Lời ở cùng chúng ta" và của "Lời ở cùng chúng ta". Đó là lý do Thánh Gioan Tông Đồ trong Bài Đọc 1 hôm nay đã khẳng định rằng: "Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự sống đời đời, và sự sống ấy ở trong Con của Người. Ai có Chúa Con thì có sự sống; ai không có Con Thiên Chúa thì không có sự sống".

     

    Nếu Con Thiên Chúa chính là "sự sống đời đời" thì chỉ có "những ai chấp nhận Người thì Người ban cho họ được quyền làm con Thiên Chúa" (Gioan 1:12), thành phần con cái này không phải sinh ra "bởi huyết nhục" theo thể lý, "bởi ước muốn nhục dục" theo bản năng và "bởi ý muốn loài người" theo tâm lý (xem Gioan 1:13), mà là bởi chính Thiên Chúa, tức là bởi "Thần khí, nước và máu", như được đề cập đến trong Bài Đọc 1 hôm nay. 

     

    Bài Đáp Ca hôm nay diễn tả về thực tại "Lời ở cùng chúng ta", khi Thiên Chúa "đã Lời Người xuống cõi trần ai, và Lời Người lanh chai chạy rảo" - "để loan truyền Lời Người cho Giacóp, những thánh chỉ và huấn lệnh Người cho Israel". Bởi thế, câu 1 và câu 3 của Bài Đáp Ca đã kêu gọi dân Do Thái được Ngài tuyển chọn và được "Lời ở cùng chúng ta" rằng: "Giêrusalem hỡi, hãy ngợi khen Chúa! Hãy ngợi khen Thiên Chúa của ngươi, hỡi Sion! Vì Người đã giữ chặt các then cửa thành ngươi; Người đã chúc phúc cho con cái ngươi trong thành nội", và "Người đã không làm cho dân tộc nào như thế; Người đã không công bố cho họ các huấn lệnh của Người". 

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    GS.ThuSausauHienLinh.mp3