13. Tìm Gặp Chúa Thật Nhanh

TÌM GẶP CHÚA THẬT - MẸ MUỐN TA SÁM HỐI

  •  
    Chi Tran
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     

    Đức Mẹ Maria muốn chúng ta sám hối

    1.

    Cách đây hai ngày, ban đêm trong giấc ngủ, tôi chiêm bao thấy Đức Mẹ Maria giữa các Thánh Tông Đồ. Được thấy Mẹ, tôi cảm thấy một hạnh phúc lạ lùng, đầy âu yếm thân thương.

    2.

    Mẹ không nói gì, nhưng từ giây phút ấy, tôi nhận được rất nhiều tín hiệu cho tôi hiểu : Mẹ không đến cho riêng tôi, mà cho tất cả các con cái Mẹ.

    Mẹ muốn nhắn nhủ các con cái Mẹ một điều rất quan trọng, đó là hãy sám hối.

    3.

    Sám hối là điều Mẹ đã nhắn nhủ ở Fatima trước đây 100 năm. Năm nay Mẹ nhắc lại, vì tình hình đang diễn biến nguy hiểm. Nhiều tai họa sẽ ập xuống cách khủng khiếp, nếu không sám hối.

    4.

    Hiện nay, sám hối không được mấy người thực hiện, bởi vì rất nhiều người đã mất ý thức về tội. Rất nhiều người cho mình là vô tội. Do vậy, sám hối càng trở nên khẩn thiết.

    5.

    Riêng tôi, sẽ vâng lời Đức Mẹ, mà sám hối. Sám hối của tôi có vẻ riêng tư. Tuy vậy, trong tinh thần hiệp thông, tôi cũng xin phép được chia sẻ đôi chút.

    Tôi sám hối bằng ba việc sau đây :

    Một là để ý đón nhận tình yêu xót thương của Chúa.

    Hai là để ý chia sẻ cho người khác tình yêu xót thương của mình.

    Ba là tỉnh thức trước những tai họa.

    6.

    Sở dĩ phải để ý đón nhận tình yêu xót thương của Chúa, coi đó là một việc sám hối, bởi vì rất nhiều khi chúng ta từ chối sự mời gọi của Chúa. Từ chối đó là một lỗi lầm xúc phạm đến Chúa. Cần phải sám hối.

    Trong Phúc Âm, chính Chúa Giêsu đã đề cập đến vấn đề từ chối sự mời gọi của Chúa. Đó chính là một xúc phạm. Dụ ngôn chủ nhà dọn tiệc, cho mời khách, nhưng nhiều khách được mời đã từ chối, với lý do này lý do kia. Vì vậy, chủ nhà thịnh nộ (x Lc 14, 15-24).

    Trong thực tế, có thể tôi và nhiều người trong chúng ta cũng đã có nhiều lần từ chối sự mời gọi của Chúa.

    Nhất là trong thực tế, có thể chúng ta có nhiều lần từ chối thánh ý Chúa. Làm việc đạo đức, nhưng theo ý mình, chứ không theo ý Chúa.

    Vì thế, sám hối của chúng ta nên để ý đến sự đón nhận Chúa và thánh ý Chúa. Nếu không, chúng ta sẽ bị Chúa cho thấy sự thật phũ phàng này : “Dân này thờ kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta” (Mt 15, 8).

    7.

    Rồi, sở dĩ phải để ý đến sự chia sẻ cho người khác tình yêu xót thương của ta, bởi vì rất nhiều người chúng ta đã dửng dưng, vô tâm, chai đá trước những người lâm cảnh khổ đau.

    Trong dụ ngôn người “Samaria tốt lành”, Chúa đã kết án thầy Tư Tế và thầy Levi, vì hai ông đã xa tránh, không chịu cứu giúp kẻ bị cướp trấn lột và bị đánh nằm ở vệ đường (x Lc 10, 30-37).

    Trong dụ ngôn “Người phú quý và người ăn mày”, Chúa Giêsu đã kết án người phú quý vì ông dửng dưng, vô tâm đối với người ăn mày bệnh tật nằm ở cổng nhà ông (x Lc 16, 19-31).

    Trong thực tế, có thể tôi và chúng ta cũng nhiều lần đối xử với những kẻ đói nghèo, khổ đau bằng thái độ dửng dưng, vô tâm ở nhiều mức độ khác nhau.

    Vì thế, sám hối của chúng ta nên để ý tích cực nhiều hơn đến sự chia sẻ tình thương của ta cho những kẻ khổ đau. Tôi thấy chúng ta cho dù nghèo túng, bệnh tật, già nua, đau khổ đến đâu, vẫn có khả năng cho đi tình thương của mình. Nhiều người nghèo túng, khổ đau đã chỉa sẻ cho tôi tình thương của họ. Đó là một bài học quý giá cho tôi về sự sám hối.

    8.

    Rồi, sở dĩ phải tỉnh thức trước những tai họa xảy tới, coi đó là một việc sám hối, bởi vì rất nhiều khi tai họa là hậu quả của tội. Nhìn tai họa, để nhận ra tội, mà sám hối ăn năn.

    9.

    Theo giáo lý, khi chúng ta nhìn thấy bao nhiêu tai họa hiện nay trên thế giới, chúng ta có thể hiểu một phần là hậu quả của tội hai ông bà tổ tông loài người đã phạm xưa.

    Cũng thế, nhiều khi tai họa hiện nay là do tội của ai đó đã gây nên. Ai đó có thể là cá nhân, có thể là cộng đoàn, có thể là cơ chế, cũng có thể là chính chúng ta.

    Vì vậy, chúng ta hãy tỉnh thức trước những tai họa đang xảy ra khắp nơi, để cầu nguyện xin Chúa tha tội cho chúng ta và cho tất cả mọi người.

    10.

    Thánh vương Đavid xưa, khi thấy tai họa khủng khiếp xảy tới cho dân, đã nhận ra tội của mình, đó là kiêu ngạo, tự hào vì những con số oai hùng trong cuộc kiểm tra dân số. Tai họa là do tội, nên vua Đavid đã sám hối ăn năn (x 2 Samuel 4, 4-17).

    Hiện giờ, xem ra nhiều khi chúng ta cũng thích nêu lên những con số, để tự hào. Xin hãy tỉnh thức, kẻo sẽ không tránh được tai họa như vua Đavid xưa. Nhưng, nếu đã lỡ rồi, thì hãy theo gương Ngài mà sám hối ăn năn.

    Sám hối nào cũng đòi rất nhiều khiêm nhường, cầu nguyện, chấp nhận đớn đau để đền tội.

     

    11.

    Với một thoáng chia sẻ trên đây, tôi muốn nói lên điều Đức Mẹ đã nhắn nhủ tôi mấy ngày nay. Tháng 10 hằng năm quen gọi là tháng Mân Côi. Năm nay nếu tháng Mân Côi nhấn mạnh đến việc sám hối, thì thiết tưởng sẽ thêm ý nghĩa có sức cứu độ. Bởi vì tình hình hiện nay đang báo hiệu nhân loại đang rất cần được cứu.

     

    12.

    Sẽ rất nguy hiểm, nếu những con cái Đức Mẹ coi thường việc sám hối, để cứ nhởn nhơ với ảo tưởng “sẽ không sao đâu”.

     

    13.

    Sẽ là quá muộn, nếu những con cái Đức Mẹ bỏ ngoài tai sứ điệp sám hối ở Fatima, bởi vì tai họa đang tới rất gần.

     

    14.

    Sẽ là xúc phạm, nếu những con cái Đức Mẹ xúi giục người khác đừng sám hối, bởi vì Satan chỉ chờ có thế thôi, để lôi kéo con người xuống hỏa ngục.

     

    15.

    Sẽ rất hy vọng, nếu những con cái Đức Mẹ quyết tâm đi vào con đường sám hối, theo như Đức Mẹ nhắn nhủ. Lịch sử cứu độ làm chứng : Sám hối bao giờ cũng là chìa khóa mở ra kho tàng phục hưng, đổi mới và bình an.

    Sám hối là một ơn Chúa ban. Hãy cầu xin cho được ơn trọng đại và cần thiết đó.

    ĐGM GB Bùi Tuần
     
    “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - Ý CẦU NGUYỆN NĂM 2020

  •  
    Tinh Cao - Dec 28 at 10:41 AM
     
    Ý ĐTC CẦU NGUYỆN TRONG NĂM 2020
     
     

     
    Pope Francis 2014

     

    Ý Chỉ Truyền Giáo Tháng 1

    Cầu cho việc cổ võ Hòa Bình Thế Giới

    Chúng ta hãy cầu cho Kitô hữu, cho các tín hữu thuộc các tôn giáo khác, và tất cả mọi người thiện tâm biết cổ võ hòa bình và công lý trên thế giới.

     

    Ý Chỉ Chung Tháng 2

    Cầu cho việc đáp ứng Tiếng Kêu Cứu của Các Người Di Dân

    Chúng ta hãy cầu cho những tiếng kêu cứu của anh chị em di dân của chúng ta, cho các nạn nhân của họa tội ác buôn người, được lắng nghe và quan tâm cứu xét.

     
    Ý Chỉ Truyền Giáo Tháng 3  

    Cầu cho Tín hữu Công giáo ở Trung quốc 

    Chúng ta hãy cầu cho Giáo Hội ở Trung quốc biết kiên trì trung thành với Phúc Âm và gia tăng trong mối hiệp nhất.

     
    Ý Chỉ chung Tháng 4 

    Cầu cho việc thoát khỏi nạn nghiện ngập 

    Chúng ta hãy cầu cho những ai đang bị nghiện ngập được giúp đáp và hỗ trợ.

     
    Ý Chỉ Truyền Giáo Tháng 5 

    Cầu cho các vị Phó Tế

    Chúng ta hãy cầu cho các vị Phó Tế, nhờ trung thành với việc phục vụ Lời Chúa và người nghèo, được trở thành một biểu hiệu hùng mạnh cho toàn thể Giáo Hội.

     
    Ý Chỉ Truyền Giáo Tháng 6 

    Cầu cho việc cảm nhận yêu thương

    Chúng ta hãy cầu cho tất cả những ai đang chịu đựng khổ đau, được đánh động bởi Trái Tim của Chúa Giêsu, để họ có th tìm thấy đường đi nước bước trong cuộc đời.

     

    Ý Chỉ chung Tháng 7 

    Cầu cho các Gia Đình của chúng ta  

    Chúng ta hãy cầu cho các gia đình ngày nay được hỗ trợ bằng tình yêu thương, bằng sự trân trọng và bằng việc hướng dẫn

     

    Ý Chỉ chung Tháng 8 

    Cầu cho Giới Hải Hành

    Chúng ta hãy cầu cho tất cả những ai làm việc và sống đời hải hành, trong đó có thành phần thủy thủ, những người đánh cá cùng với gia đình của họ.

     
    Ý Chỉ chung Tháng 9 

    Cầu cho việc tôn trọng các Nguồn Tài Nguyên của Hành Tinh này 

    Chúng ta hãy cầu cho các nguồn tài nguyên của hành tinh này không bị phung phí mà là được chia sẻ một cách chính đáng và trân trọng.

     
    Ý Chỉ Truyền Giáo Tháng 10 

    Cầu cho S Vụ của Tín Hữu Giáo Dân trong Giáo Hội

    Chúng ta hãy cầu cho tín hữu giáo dân, nhất là nữ giới, bởi phép rửa đã lãnh nhận, biết tham gia hơn nữa vào các lãnh vực hữu trách trong Giáo Hội.

     

    Ý Chỉ chung Tháng 11 

    Cầu cho Trí Thông Minh Nhân Tạo

    Chúng ta hãy cầu cho việc tiến bộ về các lãnh vực máy móc tự động và trí thông minh nhân tạo để chúng biết luôn phục vụ nhân loại.

     

    Ý Chỉ Truyền Giáo Tháng 12 

    Cầu cho đời sống cầu nguyện 

    Chúng ta hãy cầu cho mối liên hệ riêng tư của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và bằng đời sống cầu nguyện.

     

    https://www.popesprayer.va/wp-content/uploads/2019/02/THE-HOLY-FATHERS-PRAYER-INTENTIONS-2020-ENG2.pdf  

    Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL, chuyển dịch 

     

     

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - THỨ HAI CN1MV-A

  •  
    Tinh Cao - Dec 1 at 3:04 PM
     
     

    Thứ Hai CN1MV-A


    LẮNG NGHE Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: Is 4, 2-6

    "Những kẻ được giải phóng sẽ nhảy mừng".

    Trích sách Tiên tri Isaia.

    Ngày ấy, dòng dõi Chúa sẽ trở nên huy hoàng vinh quang, hoa màu trên đất sẽ dồi dào, và số người trong dân Isarel được giải phóng sẽ nhảy mừng. Những ai còn sót lại ở Sion và còn sống sót ở Giêrusalem sẽ được gọi là thánh, tất cả những ai sẽ được ghi tên để sống trọn đời ở Giêrusalem. Khi Chúa đã dùng thần trí thẩm xét và thiêu đốt mà tẩy bỏ những tồi bại của các thiếu nữ Sion, và đã tẩy rửa Giêrusalem cho sạch những vết máu, thì lúc đó Chúa sẽ đến trên khắp miền núi Sion và những nơi kêu cầu Người, như đám mây ban ngày và như cột khói hoặc như ánh lửa sáng rực ban đêm, vì trên tất cả, vinh quang Thiên Chúa sẽ là một phương du và là một lều vải để che khỏi sức nóng ban ngày, để làm nơi an toàn trú ẩn khỏi giông tố và mưa sa.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 121, 1-2. 3-4a. 4b-5. 6-7. 8-9

    Ðáp: Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: "Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa" (c. 1).

    Xướng: 1) Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: "Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa". Hỡi Giêrusalem, chân chúng tôi đang đứng nơi cửa thành rồi. - Ðáp.

    2) Giêrusalem được kiến thiết như thành trì, được cấu tạo kiên cố trong toàn thể. Nơi đây các bộ lạc, các bộ lạc của Chúa tiến lên. - Ðáp.

    3) Theo luật pháp của Israel, để ngợi khen danh Chúa. Tại đây đã đặt ngai toà thẩm phán, ngai toà của nhà Ðavít. - Ðáp.

    4) Hãy nguyện cầu cho Giêrusalem được thanh bình, nguyện cho những kẻ yêu mến ngươi được an ninh. Nguyện cho trong thành luỹ được bình an, và trong các lâu đài của ngươi yên ổn. - Ðáp.

    5) Vì anh em và bằng hữu của tôi, tôi nguyện chúc: bình an cho ngươi! Vì nhà Chúa là Thiên Chúa chúng ta, tôi khẩn cầu cho ngươi những điều thiện hảo. - Ðáp.

     

    Alleluia: x. Tv 79, 4

    Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin đoái nhìn chúng con, xin tỏ nhan thánh Chúa, thì chúng con sẽ được rỗi. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mt 8, 5-11

    "Nhiều người từ phương đông và phương tây sẽ đến trong nước trời".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi ấy, Chúa Giêsu vào thành Capharnaum, thì có một viên đại đội trưởng đến thưa Chúa rằng: "Lạy Thầy, thằng nhỏ nhà tôi đau nằm ở nhà, nó bị tê liệt và đau đớn lắm!" Chúa Giêsu phán bảo ông rằng: "Tôi sẽ đến chữa nó". Nhưng viên đại đội trưởng thưa Người rằng: "Lạy Thầy, tôi không đáng được Thầy vào dưới mái nhà tôi, nhưng xin Thầy chỉ phán một lời, thì thằng nhỏ của tôi sẽ lành mạnh. Vì chưng, cũng như tôi chỉ là người ở dưới quyền, nhưng tôi cũng có những người lính thuộc hạ, tôi bảo người này đi thì anh đi; tôi bảo người kia đến thì anh đến; tôi bảo gia nhân làm cái này thì nó làm!" Nghe vậy, Chúa Giêsu ngạc nhiên và nói với những kẻ theo Người: "Quả thật, Ta bảo các ngươi, Ta không thấy một lòng tin mạnh mẽ như vậy trong Israel. Ta cũng nói cho các ngươi biết rằng: nhiều người từ phương đông và phương tây sẽ đến dự tiệc cùng Abraham, Isaac và Giacóp trong nước trời. Còn con cái trong nước sẽ bị vứt vào nơi tối tăm bên ngoài, ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng".

    Ðó là lời Chúa.

     



    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

     

    Đức Tin Dân Ngoại - Nhập Thể Đại Đồng   

     

    Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Hai Tuần I Mùa Chay, tuần đầu trong 4 tuần lễ tượng trưng cho 4 ngàn năm trông đợi Đấng Thiên Sai Cứu Thế là Chúa Giêsu Kitô, Đấng "đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), đã được sai đến không phải chỉ cho riêng dân Do Thái mà cho chung toàn thể nhân loại, vì Người mặc lấy bản tính chung của nhân loại và chỉ được sinh ra theo giòng tộc Do Thái mà thôi.

    Phải chăng đó là lý do, ngay trong bài Phúc Âm của ngày Thứ Hai Tuần I Mùa Vọng, Giáo Hội đã chọn đọc câu chuyện về viên đại đội trưởng dân ngoại Rôma, nhân vật đã đến với Chúa Giêsu chỉ vì lo lắng cho một thằng nhỏ đầy tớ của ông ta, như được bài Phúc Âm hôm nay thuật lại: "Khi ấy, Chúa Giêsu vào thành Capharnaum, thì có một viên đại đội trưởng đến thưa Chúa rằng: 'Lạy Thầy, thằng nhỏ nhà tôi đau nằm ở nhà, nó bị tê liệt và đau đớn lắm!'"

    Theo Phúc Âm Thánh Luca (7:2) thì "thằng nhỏ nhà tôi" trong Bài Phúc Âm của Thánh Mathêu hôm nay đây không phải là "thằng nhỏ" con trai của viên đại đội trưởng này, mà là một "thằng nhỏđầy tớ của viên đại đội trưởng, được viên đại đội trưởng này cảm thương quí mến (xem Luca 7:2), ở chỗ ông đã tỏ ra lo lắng cho sức khỏe cùng mạng sống của nó, đến độ thậm chí ông còn đích thân đến xin Chúa Giêsu chữa lành cho nó, chứ không sai phái một ai, như chính ông ta cũng thú nhận hành động tự nguyện này của ông:

    "Lạy Thầy, tôi không đáng được Thầy vào dưới mái nhà tôi, nhưng xin Thầy chỉ phán một lời, thì thằng nhỏ của tôi sẽ lành mạnh. Vì chưng, cũng như tôi chỉ là người ở dưới quyền, nhưng tôi cũng có những người lính thuộc hạ, tôi bảo người này đi thì anh đi; tôi bảo người kia đến thì anh đến; tôi bảo gia nhân làm cái này thì nó làm!" 

    Thái độ vừa yêu thương vừa khiêm nhượng của viên đại đội trưởng (yêu thương) đối với thằng nhỏ đầy tớ của ông cũng như (khiêm nhượng) đối với Chúa Giêsu, đã làm cho Chúa Giêsu đáp ứng ngay tại chỗ: "Tôi sẽ đến chữa nó". Và qua lời thân thưa của viên đại đội trưởng khi nghe thấy Chúa Giêsu hồi âm một cách mau mắn theo ý xin của ông ta, ông còn tỏ ra tin tưởng Chúa Giêsu đến độ, ông xin Người chẳng cần phải đi đến tận nơi mới chữa được "thằng nhỏ nhà tôi" mà Người chỉ cần "phán một lời, thì thằng nhỏ của tôi sẽ lành mạnh".

    Đó là lý do, Chúa Giêsu đã không thể không lên tiếng để hết lời khen ngợi viên đại đội trưởng dân ngoại ấy "với những kẻ theo Người"  như thế này: "Quả thật, Ta bảo các ngươi, Ta không thấy một lòng tin mạnh mẽ như vậy trong Israel. Ta cũng nói cho các ngươi biết rằng: nhiều người từ phương đông và phương tây sẽ đến dự tiệc cùng Abraham, Isaac và Giacóp trong nước trời. Còn con cái trong nước sẽ bị vứt vào nơi tối tăm bên ngoài', ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng".

    Đúng là vấn đề then chốt ở ngay chỗ ấy, vì trong Bài Phúc Âm hôm nay, vấn đề chính yếu không phải là vấn đề chữa lành của Chúa Giêsu cho bằng vấn đề tin tưởng của viên đại đội trưởng. Bởi thế, câu cuối cùng (Mathêu 8:13) về câu chuyện của bài Phúc Âm hôm nay liên quan đến chính việc chữa lành thật sự cho thằng con trai đầy tớ của viên đại đội trưởng, xẩy ra vào ngay lúc Chúa phán "Hãy về đi. Nó sẽ được thực hiện vì lòng tin tưởng của ông. Vào chính lúc ấy thằng nhỏ đầy tới cảm thấy khỏe hơn" (Mathêu 8:13) hoàn toàn không được Giáo Hội bao gồm trong bài Phúc Âm hôm nay tí nào.

    Phải chăng, những ai tin vào "Lời đã hóa thành nhục thể" là Chúa Giêsu Kitô như thế, thì dù không phải là chính gốc dân Do Thái đi nữa, họ vẫn có thể được gọi và xứng đáng thuộc về, như trong Bài Đọc 1 hôm nay đề cập đến "dòng dõi Chúa", một dòng dõi, như viên đại đội trưởng Rôma dân ngoại trong Bài Phúc Âm hôm nay, được chính Chúa khen tặng, theo kiểu diễn tả của Bài Đọc 1 hôm nay là "trở nên huy hoàng vinh quang"? 

    Đúng thế, Bài Đọc 1 hôm nay đã cho biết tính cách phổ thông và đại đồng của Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất đối với tất cả mọi người và cho mỗi một con người, nhất là những ai thuộc "dòng dõi Chúa"

    "Chúa sẽ đến (có thể ám chỉ "Lời đã hóa thành nhục thể" của Ngài sau này "vào thời điểm viên trọn" - Galata 4:4) trên khắp miền núi Sion (có thể hiểu là ám chỉ là toàn dân Do Thái) và những nơi kêu cầu Người (có thể hiểu là bao gồm cả dân ngoại, như viên đại đội trưởng Rôma trong bài Phúc Âm hôm nay), như đám mây ban ngày (ám chỉ Thần Linh của Thiên Chúa luôn bao phủ chở che "dòng dõi Chúa") và như cột khói hoặc như ánh lửa sáng rực ban đêm (ám chỉ Thần Linh của Thiên Chúa luôn soi đường dẫn lỗi cho "dòng dõi Chúa" trong tất cả mọi cơn gian nguy khốn khó), vì trên tất cả, vinh quang Thiên Chúa sẽ là một phương du và là một lều vải để che khỏi sức nóng ban ngày, để làm nơi an toàn trú ẩn khỏi giông tố và mưa sa". 

    Đó là lý do, trước tình yêu thương của Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất luôn ở với con người và hằng tỏ mình ra cho con người như thế, nhất là nơi mầu nhiệm nhập thể và giáng sinh của chính Con Một của Ngài trên trần gian này, bằng tất cả cảm nghiệm thần linh đầy đức tin, không một ai, dù là dân Do Thái hay dân ngoại, không được thúc đẩy hân hoan đáp ứng, không tiến đến với Ngài ở nơi Ngài ngự là Thành Giêrusalem, tiêu biểu cho chung dân Chúa, cho "dòng dõi Chúa", vì Ngài chính là "Emmanuel nghĩa là Thiên Chúa ở giữa chúng ta" (Gioan 1:14), hiện thực nhất và sống động nhất nơi "Lời đã hóa thành nhục thể":

    1) Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: "Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa". Hỡi Giêrusalem, chân chúng tôi đang đứng nơi cửa thành rồi.

    2) Giêrusalem được kiến thiết như thành trì, được cấu tạo kiên cố trong toàn thể. Nơi đây các bộ lạc, các bộ lạc của Chúa tiến lên. 

    3) Theo luật pháp của Israel, để ngợi khen danh Chúa. Tại đây đã đặt ngai toà thẩm phán, ngai toà của nhà Ðavít. 

    4) Hãy nguyện cầu cho Giêrusalem được thanh bình, nguyện cho những kẻ yêu mến ngươi được an ninh. Nguyện cho trong thành luỹ được bình an, và trong các lâu đài của ngươi yên ổn. 

    5) Vì anh em và bằng hữu của tôi, tôi nguyện chúc: bình an cho ngươi! Vì nhà Chúa là Thiên Chúa chúng ta, tôi khẩn cầu cho ngươi những điều thiện hảo.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    Thu.2.TuanI-MV.mp3  

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHri%2BSHGf-wpomtrfuKxxPiDy1Nbs3f6opKphrp5bJLb9A%40mail.gmail.com.
     

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - HÃY ĐẾN VỚI CHÚA

  •  
    Chi TranDec 11 at 4:04 AM
     
     
    ---------- Forwarded message ---------
    From: nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Date: Wed, Dec 11, 2019, 12:28 AM
    Subject: Fw: 5 phút Lời Chúa 11.12.19 THỨ TƯ TUẦN 2 MV
    To:


     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 phút Lời Chúa 

    11.12.19

    THỨ TƯ TUẦN 2 MV

    Thánh Đa-ma-sô I, giáo hoàng

    Mt 11,28-30

    HÃY ĐẾN VỚI CHÚA

    “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11,28)

    SỐNG VÀ CHIA SẺ: Mùa Vọng là mùa chuẩn bị cho đại lễ kỷ niệm biến cố trọng đại Ngôi Hai giáng sinh làm người đến ở giữa chúng ta đồng thời hướng lòng trông đợi ngày Chúa lại đến trong vinh quang.

    Nhưng ngày nay, biến cố trọng đại này đang có nguy cơ trở thành ngày lễ hội, dịp tặng quà cho nhau, cao điểm của thời mua sắm. Vì vậy, lời Chúa mời gọi “hãy đến cùng Ta” trở thành lời đánh thức đức tin, ký ức và niềm hy vọng của chúng ta vào Chúa Giê-su, Thiên-Chúa-làm-người.

    Đến với Chúa Giê-su để ta được làm mới đức tin, bởi cuộc gặp gỡ thân tình này phá vỡ sự xơ cứng đức tin do thói quen nơi Ki-tô hữu và đem lại sức sống đức tin nơi Ki-tô hữu. Đến với Chúa để ký ức của ta được thức dậy nhận ra rằng Thiên-Chúa-làm-người đón nhận mọi hệ luỵ của kiếp người để ở lại với chúng ta.

    Đến với Chúa để nhờ gặp gỡ cá vị với Chúa, ta luôn được sẵn sàng cho ngày Chúa đến với từng người chúng ta.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Chúa Giê-su không cất những gian khó trong đời của chúng ta, nhưng ban cho ta đức tin để nhớ lại Chúa đến với ta và khơi dậy niềm hy vọng vào Chúa trong mọi hoàn cảnh.

    Để đức tin của ta khỏi rơi vào tình trạng sáo mòn, chiếu lệ, Chúa mời ta đến gặp gỡ Chúa, và sống với Chúa trong Lời Chúa và trong Bí tích Thánh Thể, nhờ đó, đời Ki-tô hữu được phấn khởi, hăng say và niềm hy vọng được gặp Chúa trong ngày Chúa lại đến được sống động trong mọi hoàn cảnh.

    Sống Lời Chúa: Đọc Lời Chúa ĐỂ BIẾT SỐNG VỚI THA NHÂN hằng ngày.

    Cầu nguyện: Maranatha! Lạy Chúa, xin hãy đến!

     

     gpcantho
    Download all attachments as a zip file
    • 1576041614611blob.jpg
      116.7kB
    •  

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - THỨ SÁU CN34TN-C

  •  
    Tinh Cao - Nov 28 at 5:54 PM
     
     

    Thứ SáuCN34TN-C

     

    THƯ TÌNH CHÚA GỞI

    TRIỀU ĐẠI THIÊN CHÚA Đà ĐẾN GẦN

    LUCA 21, 31

     

     

    Bài Ðọc I: (Năm I) Ðn 7, 2-14

    "Kìa có ai như con người ngự trên đám mây".

    Trích sách Tiên tri Ðaniel.

    Trong một thị kiến ban đêm, tôi nhìn thấy có những ngọn gió từ bốn phương trời, làm dấy động biển cả. Có bốn con thú khổng lồ khác nhau từ biển đi lên. Con thứ nhất giống như con sư tử cái, mang hai cánh chim phượng: tôi nhìn nó mãi cho đến khi hai cánh nó bị nhổ đi, nó cất lên khỏi đất và đứng thẳng hai chân như con người, nó được ban tặng quả tim loài người.

    Con thú thứ hai giống như con gấu đứng một bên: trong miệng nó có ba hàng răng và người ta bảo nó rằng: "Mi hãy chỗi dậy ăn cho thật nhiều thịt". Kế đó, tôi nhìn xem, và đây, con thú thứ ba giống như con beo, trên mình nó có bốn cánh như con chim, và nó có bốn đầu, nó được ban tặng một thứ quyền năng.

    Sau đó, trong một thị kiến ban đêm, tôi thấy con thú thứ tư dữ tợn lạ lùng và mạnh mẽ: nó có nanh sắt to lớn, nó đang cắn nuốt nhai xé, và những gì còn sót lại thì nó lấy chân giày đạp; nó khác hẳn những con thú tôi đã trông thấy trước, nó có mười sừng. Tôi nhìn các sừng của nó, thì kìa một cái sừng nhỏ khác mọc lên giữa các sừng kia, ba trong số mười sừng trước bị nhổ ra trước mặt nó: trong chiếc sừng nhỏ có mắt như loài người và có miệng nói những lời trịnh trọng.

    Tôi chăm chú nhìn mãi cho đến khi đặt xong các toà, và vị Bô Lão lên ngự trên toà: áo Người trắng như tuyết, tóc trên đầu Người tinh tuyền như lông chiên, toà của Người như ngọn lửa, các bánh xe như lửa cháy. Trước mặt Người có con sông lửa cuộn chảy như thác. Có hằng ngàn kẻ phụng sự Người và muôn muôn vàn kẻ chầu chực Người. Người ngự toà xét xử và các quyển sách đã được mở ra. Tôi nhìn về phía có tiếng ầm ầm từ chiếc sừng ấy phát ra: Tôi thấy con thú đó bị giết, xác nó bị huỷ diệt và bị lửa đốt. Các con thú khác cũng bị tước đoạt hết quyền lực, và thời gian sinh sống của chúng đã được quy định từng thời kỳ này đến thời kỳ kia.

    Trong một thị kiến ban đêm, tôi ngắm nhìn, và đây tôi nhìn thấy Con Người đến trong đám mây trên trời, Ngài tiến đến vị Bô Lão, và người ta dẫn Ngài đến trước mặt vị Bô Lão. Vị này ban cho Ngài quyền năng, vinh dự và vương quốc. Tất cả các dân tộc, chi họ, và tiếng nói đều phụng sự Ngài: quyền năng của Ngài là quyền năng vĩnh cửu, không khi nào bị cất mất; vương quốc của Ngài không khi nào bị phá huỷ.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Ðn 3, 75. 76. 77. 78. 79. 80. 81

    Ðáp: Hãy ngợi khen và tán tạ Chúa tới muôn đời (c. 57b).

    Xướng: 1) Chúc tụng Chúa đi, núi non và các ngọn đồi. - Ðáp.

    2) Chúc tụng Chúa đi, cỏ hoa mọc cõi trần ai. - Ðáp.

    3) Chúc tụng Chúa đi, những dòng suối nước. - Ðáp.

    4) Chúc tụng Chúa đi, biển cả với sông ngòi. - Ðáp.

    5) Chúc tụng Chúa đi, cá voi và muôn loài lội nước. - Ðáp.

    6) Chúc tụng Chúa đi, hết mọi giống chim trời. - Ðáp.

    7) Chúc tụng Chúa đi, mọi thú rừng và gia súc, hãy ngợi khen và tán tạ Chúa muôn đời. - Ðáp.

     

    Alleluia: Kh 2, 10c

    Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Ngươi hãy giữ lòng trung thành cho đến chết, thì Ta sẽ ban cho ngươi triều thiên sự sống". - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 21, 29-33

    "Khi các con xem thấy những sự đó xảy ra, thì hãy biết rằng nước Thiên Chúa đã gần đến".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ thí dụ này rằng: "Các con hãy xem cây vả và mọi thứ cây cối. Khi chúng đâm chồi nảy lộc, thì các con biết rằng mùa hè đã gần đến. Cũng thế, khi các con xem thấy những sự đó xảy ra, thì hãy biết rằng nước Thiên Chúa đã gần đến. Thầy bảo thật các con, thế hệ này sẽ chẳng qua đi cho đến khi mọi sự ấy xảy đến. Trời đất sẽ qua đi; nhưng lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu".

    Ðó là lời Chúa.



    LẮNG NGHE Lời Chúa

    LỜI THẦY NÓI SẼ CHẲNG QUA ĐÁU! (LUCA 21, 33)

     

    Một Cánh Chung  Vượt Qua

     

    Hôm nay, Thứ Sáu Tuần XXXIV Thường Niên, Bài Phúc Âm tiếp theo Bài Phúc Âm hôm qua về đường lối ứng phó của thành phần chứng nhân cuối thời, vào thời điểm Giêrusalem ám chỉ cộng đồng dân Chúa bị tàn phá (như được báo trước trong Bài Phúc Âm Thứ Ba tuần này), cũng như về số phận bị bách hại của thành phần chứng nhân cuối thời (như được tiên báo trong Bài Phúc Âm Thứ Tư sau đó), trong khi bài Phúc Âm hôm nay lại cho thấy lóe sáng niềm hy vọng như thế này:

    "Các con hãy xem cây vả và mọi thứ cây cối. Khi chúng đâm chồi nảy lộc, thì các con biết rằng mùa hè đã gần đến. Cũng thế, khi các con xem thấy những sự đó xảy ra, thì hãy biết rằng nước Thiên Chúa đã gần đến. Thầy bảo thật các con, thế hệ này sẽ chẳng qua đi cho đến khi mọi sự ấy xảy đến. Trời đất sẽ qua đi; nhưng lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu".

    Bài Phúc Âm vắn gọn chỉ có 5 câu ngắn này quả thực đã cho chúng ta thấy ánh sáng cuối đường hầm. Ở chỗ, trong khi mọi sự trước đó toàn là những gì tai ương, hoạn nạn, chết chóc, tang thương thì cuối cùng lại thấy sự sống ló dạng và bừng nở, như hình ảnh "cây vả và mọi thứ cây cối... đâm chồi nảy lộc" để báo hiệu "mùa hè đã gần đến" ở Lời Chúa trong Bài Phúc Âm hôm nay.

    Đây là một hình ảnh tuyệt vời tràn đầy hy vọng, liên quan chẳng những đến sự sống mà còn là một sự sống viên mãn nữa (xem Gioan 10:10). "Sự sống" ở đây được biểu hiệu nơi hình ảnh "cây vả và mọi thứ cây cối... đâm chồi nảy lộc", và "sự sống viên mãn" đây biểu hiệu nơi "mùa hè đã gần đến". Vì qua các mùa của một năm, trong khi mùa đông lạnh lẽo biểu hiệu cho chết chóc, mùa thu ảm đạm biểu hiệu cho buồn tẻ yếm thế, và mùa xuân tươi mát biểu hiệu cho sự sống hồi sinh sau mùa đông chết chóc, thì mùa hè biểu hiệu cho sự sống phong phú, mạnh mẽ và tràn đầy, với ánh sáng cùng với nhiệt năng sinh động. 

    Cuộc khổ nạn và tử giá của Chúa Kitô thật sự, về thời điểm, đã xẩy ra từ 12 giờ trưa đến 3 giờ chiều là thời điểm "mùa hè" chói chang ánh sáng và sức nóng nhất của một ngày, sau mùa xuân ban sáng và mùa đông ban đêm, và trước mùa thu ban chiều trong một ngày sống của con người trên thế gian này. 

    Và chính vào thời điểm lịch sử của loài người ấy, ở nước Do Thái xưa, mà Vương Quốc của Thiên Chúa đã thực sự được thiết lập và trị đến nơi "Vua Dân Do Thái" (Luca 23:38) trên ngai tòa thập giá  đồi Canvê xưa, một vương quốc đang bất diệt qua sự tồn tại của Giáo Hội Chúa Kitô dù liên lỉ bị bách hại và sát hại trên trần gian này, cho tới khi vương quốc này hoàn toàn được tỏ hiện nơi mầu nhiệm cánh chung khi Chúa Kitô trở lại trong vinh quang, được nghênh đón bởi vị hôn thê diễm lệ của Người là một tân Giêrusalem từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống (xem Khải Huyền 21:2).

    Việc nhận ra dấu chỉ thời đại để có thể đáp ứng một cách thích thời và kịp thời, như Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người trong bài Phúc Âm hôm nay về dấu báo "nước Thiên Chúa đã gần đến", ám chỉ Người lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, Sách Tiên Tri Daniên ở Bài Đọc 1 hôm nay đã tiên báo như sau: "Trong một thị kiến ban đêm, tôi ngắm nhìn, và đây tôi nhìn thấy Con Người đến trong đám mây trên trời, Ngài tiến đến vị Bô Lão, và người ta dẫn Ngài đến trước mặt vị Bô Lão. Vị này ban cho Ngài quyền năng, vinh dự và vương quốc. Tất cả các dân tộc, chi họ, và tiếng nói đều phụng sự Ngài: quyền năng của Ngài là quyền năng vĩnh cửu, không khi nào bị cất mất; vương quốc của Ngài không khi nào bị phá huỷ".

     

    Bài Đáp Ca hôm nay, cũng được trích từ Sách Tiên Tri Daniên, về bài ca "ngợi khen và tán tạ Chúa tới muôn đời" của thiên nhiên tạo vật đối với Vị Thiên Chúa Hóa Công là chủ tể muôn loài của mình:

     1) Chúc tụng Chúa đi, núi non và các ngọn đồi.

    2) Chúc tụng Chúa đi, cỏ hoa mọc cõi trần ai.

    3) Chúc tụng Chúa đi, những dòng suối nước.

    4) Chúc tụng Chúa đi, biển cả với sông ngòi.

    5) Chúc tụng Chúa đi, cá voi và muôn loài lội nước.

    6) Chúc tụng Chúa đi, hết mọi giống chim trời.

    7) Chúc tụng Chúa đi, mọi thú rừng và gia súc, hãy ngợi khen và tán tạ Chúa muôn đời.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    TN.XXXIVL-6.mp3  

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHpcpzuw0aUY_TL-OOgkTZQAUUXq0pGxAQymTL7Ou5HHDg%40mail.gmail.com.