3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CHA VƯƠNG - LỄ MẸ MÂN CÔI

  •  
    phung phung
     

    Lễ Đức Mẹ Mân Côi vào ngày 7 tháng 10

    Mến Chúc Bạn và gia đình một ngày bình an trong Chúa và Mẹ. Cha Thánh Pio khuyên: “Hãy yêu mến Đức Mẹ và hãy lần chuỗi Mân Côi, vì Kinh Mân Côi là vũ khí chống lại sự dữ của thế giới hôm nay.” Mời bạn hãy cầm lấy vũ khí để chống lại sự dữ của thời đại ngày nay nhé.

    Cha Vương

     Thứ 6: 07/10

              Hôm nay Giáo Hội mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi vào ngày 7 tháng 10, và kính trọng thể vào ngày Chúa Nhật đầu tháng 10 dương lịch và dâng cả tháng 10 làm “ tháng Mân Côi” kêu gọi các tín hữu lần hạt Mân Côi. Giáo Hội nhờ kinh Mân Côi đã được nhiều ơn lành đặc biệt. Ngày 7 tháng 10  năm 1571 đạo binh Công Giáo đã chiến thắng quân Hồi, toan xông vào xâm chiếm nước Ý, tại vùng Lepante. Đức Giáo Hoàng Piô thứ V đã từ điện Vatican thị kiến trận chiến này. Để ghi nhớ ơn ấy Ngài đã lập lễ “ Đức Bà Thắng Trận” ( Notre Dame de la victoire), sau đổi thành lễ Đức Bà Rất Thánh Mân Côi, và thêm vào kinh cầu Đức Bà câu: Đức bà phù hộ các giáo hữu. Cầu cho chúng con.”

              Hai năm sau , năm 1573, Đức Giêgôriô XIII muốn đặc biệt kính nhớ chiến thắng Lepane, đã truyền mừng lễ Mân Côi trọng thể vào Chúa Nhật đầu tháng 10, tại các nhà thờ có hội Mân Côi và bàn thờ kính dâng Đức Mẹ Mân Côi.

              Năm 1716, Đức Clêmentê XI truyền mừng lễ Đức Bà Mân Côi trọng thể trong khắp Giáo Hội, để kính nhớ ơn chiến thắng tại vịnh Belgrade nhờ việc giáo hữu lần hạt Mân Côi kính xin Đức Mẹ. Năm 1888, Đức Lêô XIII quyết định nâng lễ Mân Côi lên bậc “ kép hạng nhất” ( Dup lex primae classis) mừng ngày 7 tháng 10 và kính trọng thể Chúa Nhật đầu tháng 10.

             Ngày 2-2-1974, Đức Phalô VI trong tông huấn “Tôn Sùng Đức Maria” (Marialis Cultus) vẫn nhìn nhận lễ Mân Côi mừng ngày 7 tháng 10 vì lý do chính lễ này là sự tham dự mật thiết của Đức Maria vào những mầu nhiệm Chúa Kitô, mà kinh Mân Côi là điển hình. (MC 8)

            Đến năm 1913, thì lễ này được đức Pio X định vào ngày 7-10 mỗi năm. Tước hiệu “Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu” được thêm vào trong kinh cầu Đức Bà từ đó. ( Nguồn: mạng—mancoichihoa)

            Tôi tớ Chúa (tu sĩ) Joseph Kentenich nói: “Kinh Mân Côi là phương dược hiệu nghiệm cho thời hiện đại. Kinh Mân Côi sẽ ảnh hưởng lên những biến cố của thế giới hơn bất cứ những cố gắng ngoại giao, và cũng có tác động lên đời sống công cộng hơn tất cả mọi cố gắng của bất cứ tổ chức nào.” Vậy hôm nay mời Bạn cộng tác với mình hãy chạy đến Mẹ Maria qua Kinh Mân Côi nhé để cầu nguyện cho cho nền hòa bình trên trên thế giới.

        Sau đây là 15 điều Đức Mẹ đã hứa, qua thánh Dôminicô, cho những ai siêng năng đọc kinh Mân Côi. Mời bạn đọc và coi đây là một lời mời khẩn thiết “hãy chạy đến Mẹ!” trong thời gian sáo trộn này.

     1- Những ai đọc kinh Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả.

    2- Mẹ hứa sẽ phù trợ đặc biệt, và ban nhiều đặc ân cho những ai đọc kinh Mân Côi.

    3- Kinh Mân Côi sẽ là áo mã giáp chống lại hỏa ngục, phá tan các ngụy thuyết.

    4- Kinh Mân Côi là phương tiện thánh hóa các linh hồn.

    5- Linh hồn nào đến với Đức Mẹ bằng kinh Mân Côi, sẽ không bị hư mất.

    6- Ai đọc kinh Mân Côi sẽ không bị rủi ro, chết bất đắc kỳ tử.

    7- Những ai tôn sùng Kinh Mân Côi sẽ được chịu các phép bí tích trong giờ

    chết.

    8- Ai mộ mền chuỗi Mân Côi, khi lâm tử sẽ được chia sản nghiệp trên thiên

    đàng.

    9- Mẹ sẽ cứu khỏi luyện ngục cho những ai siêng năng đọc kinh Mân Côi.

    10- Con cái trung thành với kinh Mân Côi, sẽ được hưởng vinh quang trên trời.

    11- Nhờ lần hạt Mân Côi, Mẹ sẽ ban cho hết những gì mình xin.

    12- Những ai truyền bá chuỗi Mân Côi, được Mẹ giúp đỡ trong những lúc khó khăn.

    13- Những ai truyền bá chuỗi Mân Côi, được cả thiên quốc cầu bầu khi sống và khi chết.

    14- Những ai đọc kinh Mân Côi đều là con cái Mẹ và anh em với Chúa Giêsu.

    15- Tôn sùng chuỗi Mân Côi là dấu chắc chắn được ơn cứu rỗi.

    From: Đỗ Dzũng

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LM MINH ANH -THỨ NĂM

  •  LM MINH ANH
     
    THỨ NĂM CN27TN-C

    CHO HIỂN VINH DANH NGÀI

    TIN MỪNG LUCA 11, 5-13

    “Ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ gặp, ai gõ thì sẽ mở cho!”.(CÂU 9)

    George Mueller nói, “Niềm tin không hoạt động trong ‘lãnh địa khả thi’ của con người, nghĩa là nơi con người làm được mọi sự; ở đó, Thiên Chúa chẳng có chút vinh quang nào! Niềm tin chỉ bắt đầu khi sức mạnh của con người kết thúc, và Thiên Chúa có thể khởi sự! Bởi lẽ, Thiên Chúa là tất cả, và tất cả ‘cho hiển vinh danh Ngài!’”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Lời Chúa hôm nay làm sáng tỏ ý tưởng của George Mueller! Chúa Giêsu nói, “Ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ gặp, ai gõ thì sẽ mở cho!”. Vậy mà, không ít người hiểu sai những lời này! Tại sao? Bởi lẽ, cầu nguyện với Chúa, trước hết và trên hết… tất cả chỉ nhằm một mục đích, ‘cho hiển vinh danh Ngài!’.

    Một số người có thể nghĩ, chúng ta phải cầu nguyện, và cầu nguyện nhiều hơn; để cuối cùng, Chúa sẽ nhậm lời. Một số khác cho rằng, điều này có nghĩa là Chúa sẽ không nhậm lời nếu chúng ta không cầu nguyện đủ chăm chỉ. Và một số khác nữa có thể nghĩ, bất cứ điều gì chúng ta cầu xin sẽ được ban, nếu chúng ta cứ tiếp tục kiên trì khấn xin. Vậy mà không phải vậy!

    Chắc chắn, chúng ta nên cầu nguyện chăm chỉ và thường xuyên! Nhưng một câu hỏi quan trọng đặt ra, “Tôi nên cầu nguyện điều gì?”, và đây là chìa khoá! Bởi lẽ, Chúa sẽ không ban những gì chúng ta cầu, bất kể chúng ta cầu bao lâu và chăm chỉ đến đâu, nếu điều đó không nằm trong ý muốn của thánh thiện hoàn hảo của Ngài! Ví dụ, một ai đó bệnh, sắp về với Chúa, và việc cho phép người ấy lìa thế là một phần trong ý muốn của Ngài, thì tất cả những lời cầu nguyện trên thế gian cộng lại vẫn không thay đổi được mọi thứ. Thay vào đó, trong trường hợp này, chúng ta nên cầu nguyện để mời Chúa vào cuộc, vào hoàn cảnh khó khăn này để biến nó thành cuộc ‘tạm biệt’ đẹp đẽ và thánh thiện. Vì vậy, vấn đề không phải là cầu xin cho đến khi thuyết phục được Chúa sẽ làm những gì chúng ta muốn, như một đứa trẻ có thể mè nheo với cha mẹ; đúng hơn, chúng ta phải cầu nguyện cho một điều và duy nhất một điều, là ‘cho hiển vinh danh Ngài!’.

    Như vậy, lời cầu nguyện dâng lên không nhằm thay đổi ý định của Thiên Chúa, mà nhằm biến đổi chúng ta, củng cố chúng ta, hầu cho phép chúng ta chấp nhận tất cả những gì Ngài mời gọi chúng ta làm. Đây chính là công việc của Chúa Thánh Thần! Chính Chúa Giêsu bất ngờ xác nhận điều đó ở câu cuối cùng của trình thuật Tin Mừng hôm nay, “Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Ngài”. Thánh Thần cũng là Đấng mà thánh Phaolô trong thư Galata hôm nay nhắc đến, “Đấng ban Thánh Thần cho anh em và làm những việc lạ lùng nơi anh em”; cũng là Đấng mà Thánh Vịnh đáp ca bóng bẩy gọi là “Đấng đã viếng thăm dân Ngài!”.      

    Anh Chị em,

    “Ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ gặp, ai gõ thì sẽ mở cho!”. Lời cầu, tiếng gõ khẩn thiết của chúng ta như tiếng gõ vào chính trái tim Thiên Chúa; Ngài không ban điều chúng ta xin, nhưng ban cho chúng ta điều chúng ta cần! Ngài ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần, Đấng mở ra mọi sự, biến đổi mọi sự! Thánh Thần là quà tặng vượt quá sự hiểu biết của con người; để qua Ngài, chúng ta lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác. Thiên Chúa là Cha toàn năng yêu thương, Ngài biết điều cần nhất đối với chúng ta. Và điều cần nhất trên trần gian này là cần chính Ngài, Thiên Chúa; và với Thánh Thần của Ngài, bạn và tôi chu toàn mục đích có mặt của mình trong thế giới này; đó là làm mọi sự ‘cho hiển vinh danh Ngài!’.    

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin biến đổi mọi sự trong ngoài của con, kể cả việc cầu nguyện. Đừng để con làm mọi sự cho hiển vinh con, nhưng con sẽ làm tất cả ‘cho hiển vinh danh Ngài!’”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THÔNG BÁO TIN VUI # 337

  • THÔNG BÁO TIN VUI # 337 - www.ChiaseLoiChua.org - P/tế Định Nguyễn
    CHÚA BAN THÁNH THẦN CHO AI KÊU XIN NGƯỜI
    “Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?” (TIN MỪNG LUCA CHƯƠNG 11, CÂU 13)
    (Bài này được đọc mỗi ngày 5 lần trong giờ Thông báo trên Đài TV 21.12 Houston, TX, cac ngày Thứ bảy, Chúa nhật, Thứ Hai 08, 09, 10 tháng 10/2022)

    *BẠN VÀ TÔI CÙNG SỐNG VÀ CHIA SẺ:

    Cầu nguyện là điều tối cần thiết trong tương quan con người với Thiên Chúa. Nhưng xem ra đó không phải là điều dễ dàng, bởi vì trong 4 sách Tin Mừng, dễ có tới cả trăm lần Chúa Giê-su nhắc nhở các môn đệ phải cầu nguyện.

      (1) Ngài dạy họ phải cầu nguyện luôn, cầu nguyện cách kiên trì và chân thành, trong tâm tình con thảo với Thiên Chúa là Cha. Ngài quả quyết: “Cứ xin thì sẽ được”. Ngài cam đoan chim trên trời, hoa cỏ ngoài đồng Thiên Chúa còn yêu thương chăm sóc và nuôi dưỡng, huống nữa là con người chúng ta.

      (2/ Loài người vốn tội lỗi, bất toàn còn biết cho con cái điều tốt đẹp, phương chi Thiên Chúa là Cha nhân từ lại không ban cho chúng ta điều tốt đẹp nhất hay sao?

    Mời Bạn: Tin tưởng vào tình phụ tử và lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta hãy đến với Ngài trong những giờ kinh nguyện.

      (3) Đều đặn và trung thành trong lời cầu nguyện là dấu chứng cho một tình yêu bền bỉ vững vàng. Nhờ vậy, chúng ta sẽ vững tin và bình an khi ta có Chúa ở cùng. Đời sống cầu nguyện thật cần thiết cho mỗi Ki-tô hữu trong cuộc sống.

    **BẠN VÀ TÔI CÙNG SỐNG CẦU NGUYỆN:

    - Khi cầu nguyện, BẠN VÀ TÔI không chỉ là xin ơn, nhưng là còn sống tình thân mật phụ tử với Thiên Chúa NHƯ NGƯỜI BẠN. Hơn nữa, cầu nguyện còn là nguồn sống, là sự nâng đỡ chúng ta trong hành trình đức tin của mình HÔM NAY.

    - TÔI Không viện cớ bận rộn để bỏ qua việc đọc LỜI CHÚA, CHIA SẺ TRONG NHÓM NHỎ, HỘI ĐOÀN... cũng như việc CẦU NGUYỆN chung trong gia đình.

    Đầy tớ: Định Nguyễn - Mời thăm www.ChiaseLoiChua.org, để Sống và Chia sẻ l. Chúa.

    -------------------------------------------

     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LECTIO DIVINA - CN28TN-C

 
  • NĂM PHỤNG VỤ 2022.C
    LECTIO DIVINA - CHÚA NHẬT 28 TN-C
    “ANH LỚN TIẾNG TÔN VINH THIÊN CHÚA
    SẤP MÌNH DƯỚI CHÂN ĐỨC GIÊSU MÀ TẠ ƠN”
    TIN MỪNG Luca 17,15-16
    Hát thánh ca khai mạc.
    Chúng ta hãy cầu nguyện để bắt đầu.
    Nhân Danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen
    Lạy Chúa là Cha chúng con và là Đấng ban phát mọi ơn lành,
    này chúng con nhìn nhận hết những gì chúng con đang có,
    và ngay chính bản thân chúng con
    tất cả đểu bởi Chúa.
    Xin dạy chúng con ngày càng thấy rõ
    Chúa yêu thương chúng con dường nào,
    và xin làm cho chúng con tận lực tận tình yêu mến Chúa.
    Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen
    (Sách lễ Rôma, Lời nguyện Tạ ơn TC)
    1. LẮNG NGHE LỜI CHÚA
    Tin Mừng theo T. Luca 17,11-19.
    Một người công bố Lời Chúa. Mọi người đứng lắng nghe.
    Sau đó, mỗi người, ngồi, tự mình đọc lại Lời Chúa, to-rõ-chậm,
    đủ nghe, một hay hai lần, nếu cần.
    2. NHỚ LẠI LỜI CHÚA ĐỂ GHI NHẬN
    Sau khi đọc, dành vài phút thinh lặng, nhớ lại Lời Chúa và ghi
    nhận 1 lời chạm đến tôi, dựa theo các câu hỏi gợi ý sau :
    Lời Chúa hôm nay nói gì với TRÍ tôi về Chúa Giêsu?
    Tôi hiểu biết Chúa tôi rõ hơn ở chỗ nào?
    Lời Chúa hôm nay đánh động TÂM tôi ở chỗ nào?
    Lòng tôi được thúc đẩy yêu mến Chúa Giêsu hơn ở điểm nào?
    Lời Chúa hôm nay thúc đẩy THÂN tôi làm gì để đi theo Chúa?
    (Nếu đã quen làm Lectio Divina, sau khi suy niệm, có thể mời vài
    người chia sẻ vắn tắt câu trả lời của mình. Không giải thích).
  •  
  • 3. CHIÊM NGHIỆM ĐỂ NHẬN RA Ý CHÚA
    Đọc lại Lời Chúa một lần nữa, sau đó suy nghĩ: Lời Chúa tôi nghe
    được hôm nay nối kết với kinh nghim cuộc sống hàng ngày của tôi
    ở chỗ nào. KHÔNG CHIA SẺ CHUNG
    1.Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi!” (câu 13)
    Đây là lời 10 người phong hủi kêu cứu Đức Giêsu, 10 người Do
    thái với một người Samari, xưa nay là thù địch của nhau. Cả 10 mười
    đểu bị phong hủi, bị đẩy ra vùng biên, bị loại trừ, chẳng ai thương xót.
    Họ chạy đến với Đức Giêsu, mà họ tôn là THẦY, với tâm tình của
    một môn đệ, theo cách ông Phêrô gọi Đức Giês, (xem Lc 5,5). Họ chỉ
    còn biết chạy đến với Đức Giêsu –“Thiên Chúa-Cứu” và "Thầy-
    Người dạy tôi sự Sống thật”. Nhớ lại đời mình, tôi đã chạy đến với
    Chúa Giêsu khi nào, để làm gì? Cho tới hôm nay, thật sự Đức Giêsu
    là ai cho tôi ? Vì sao tôi đi theo Ngài? Để được gì?
    .....................................................................................................
    .....................................................................................................
    2. Người Samari lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa... sấp mình
    dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn.. Đức Giêsu mới nói: “Chín
    người kia đâu ? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên
    Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?” Rồi người nói với
    anh ta: Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”
    (c.15…19).
    Chỉ có một người Samari quay lại để (1) "lớn tiếng tôn vinh Thiên
    Chúa”, (2) “sấp mình dưới chân Đức Giêsu”, (3) “tạ ơn. Một kẻ”
    ngoại đạo. Anh trở lại với Đức Giêsu như thế nào?
    lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa: vì hồng ân anh đã nhận được và
    muốn cho mọi người biết ai đã làm ơn cho mình.
    sấp mình dưới chân: anh nhận ra Đức Giê-su là Thiên Chúa,
    hành vi này chỉ dành cho Thiên Chúa.
    tạ ơn : vì anh biết ơn, và bày tỏ ra bên ngoài.
    Tôi đã biết ơn Chúa Giêsu ở chỗ nào? và tạ ơn Chúa như thế nào?
    .....................................................................................................
    .....................................................................................................

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LM MINH ANH - THƯ TƯ

  • LM MINH ANH
     
     

     

    HIỆP NHẤT TRONG KHÁC BIỆT

    TIN MỪNG LUCA 11, 1-4

    “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, mà loan báo Tin Mừng!”.

    Sử gia Justin nhận định, “Kitô giáo ở thế kỷ thứ nhất phát triển rất mạnh! Bằng chứng là nhiều người đã thay đổi tính cách bạo lực và độc tài của mình. Họ bị khuất phục bởi sự kiên định họ chứng kiến trong cuộc sống những người hàng xóm theo đạo Kitô; bởi sự nhẫn nhịn phi thường mà họ nhìn thấy khi những người này bị lừa dối; bởi sự trung thực của những người mà họ giao dịch buôn bán; và nhất là bởi sự ‘hiệp nhất trong khác biệt’ nơi những người lãnh đạo!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Lời Chúa hôm nay chứng thực nhận xét của Justin. Thánh Vịnh đáp ca cho biết, sứ mệnh của Hội Thánh từ thời các tông đồ và cho đến muôn đời là đi khắp tứ phương thiên hạ mà loan báo Tin Mừng; tuy nhiên, bất đồng trong Hội Thánh vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào! Vậy mà, điều quan trọng không phải là những khác biệt nơi các sứ giả, nhưng quan trọng là sự ‘hiệp nhất trong khác biệt’ nơi những con người này!

    Thật hiếm hoi, bài đọc Galata trưng dẫn một bất đồng nghiêm trọng xảy ra ở Antiôkia giữa Phêrô và Phaolô, hai trong số những trụ cột quan trọng nhất. Phaolô cáo buộc Phêrô “không thẳng thắn sống theo chân lý Tin Mừng” khi ông dùng bữa với dân ngoại, ở đây ám chỉ việc ăn của cúng; và khi các tông đồ khác đến thì Phêrô lẩn lút và lánh đi. Sự việc này gây gương xấu không chỉ cho những người đạo gốc mà còn cho anh em lương dân mới trở lại. Sự bất đồng giữa họ liên quan đến việc anh em gốc ngoại giáo được mong đợi sẽ tuân theo luật thực phẩm của người Do Thái; Phêrô đã làm điều không đúng khiến Phaolô phản đối gay gắt. Thế nhưng, sau nhiều năm, mỗi người đều rao giảng Phúc Âm trong các lĩnh vực khác nhau và cả hai đều chịu tử đạo vì Tin Mừng. Dẫu có thể có những bất đồng cụ thể, nhưng Phêrô và Phaolô vẫn ‘hiệp nhất trong khác biệt’; hai ngài tiếp tục thể hiện sự hiệp nhất về các nguyên tắc căn bản!

    Các nguyên tắc căn bản ở đây là gì? Đó là những điều được tìm thấy trong Kinh Tin Kính; chúng cũng được tìm thấy trong Kinh Lạy Cha mà Chúa Giêsu dạy trong Tin Mừng hôm nay. Chúng ta phải hiệp nhất trong nhiệm vụ kiến tạo không gian cho Vương Quốc Thiên Chúa hiển trị, “Nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời!”. Chúng ta phải hiệp nhất trong việc cầu nguyện và hoạt động để có cơm bánh hàng ngày cho mọi con cái Chúa trên thế giới; bánh vật chất, bánh tinh thần, “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày!”. Chúng ta phải hiệp nhất trong việc nhìn nhận mình là tội nhân trước mặt Chúa và sẵn lòng trao tặng món quà tha thứ cho người khác, điều mà chúng ta đã nhận được từ Ngài, “Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con!”. Chúng ta phải hiệp nhất trong việc tìm kiếm Chúa để có sức mạnh đương đầu với thế lực sự ác, “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ!”.

    Anh Chị em,

    “Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, mà loan báo Tin Mừng!”. Trong công cuộc loan báo Tin Mừng, ngày nay, vẫn có những thách đố về các vấn đề mà các đấng bậc trong Hội Thánh phải thảo luận và tranh luận. Sẽ luôn có những căng thẳng giữa cái mà chúng ta gọi là ‘đôi cánh thể chế’ và ‘đôi cánh tiên tri’ của Hội Thánh. Mặc dù một số vị muốn có một sự ‘hoà hợp hoàn hảo’ giữa tất cả các thành viên, nhưng đó không phải là cách Giáo Hội vận hành. Đừng nhầm lẫn giữa ‘hiệp nhất’ với ‘tính đồng nhất’. Hiệp nhất giả định trước một sự hài hoà giữa các yếu tố khác nhau. Chúng ta cần ‘thể chế’ với tư cách là những người bảo tồn tính chính thống, truyền thống và tính liên tục; nhưng cũng cần đôi cánh ‘tiên tri’ để khơi lên những nhu cầu thích ứng thông điệp của mình với các nhu cầu và các tình huống vốn thay đổi trong một thế giới đổi thay liên tục. Không thay đổi có nghĩa là trì trệ, và cuối cùng, là chết; thay đổi quá nhiều đồng nghĩa với việc mất đi bản sắc. Vì thế, vai trò của Chúa Thánh Thần thật quan trọng, vì chính Thánh Thần sẽ là tác nhân duy nhất giữ cho Hội Thánh luôn ‘hiệp nhất trong khác biệt’.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin dạy con biết tôn trọng những khác biệt nơi những anh chị em con. Xin giúp con biết loại bỏ cái tôi trước tiếng nói của Thánh Thần mỗi ngày”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

Subcategories