3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHÚT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    10/10/22 THỨ HAI TUẦN 28 TN


    TIN MỪNG Lc 11,29-32

     
    DẤU LẠ VÀ NIỀM TIN
     
    “Con Người cũng sẽ là một dấu lạ cho thế hệ này như vậy.” (Lc 11,30)

    Suy niệm: Xem ra Chúa Giê-su “dị ứng” với việc người Pha-ri-sêu đòi dấu lạ. Tại sao Ngài lại “dị ứng” với họ, đang khi các thánh cũng thường xin dấu lạ để vững tâm rằng việc các ngài làm phù hợp với ý Chúa? Trong cuộc sống hàng ngày, ta cũng hay xin Chúa cho một dấu chỉ đó sao? Thật ra, Chúa rất tốt lành, thường chiều ý ta:Chúa chẳng nỡ từ khước ơn lành, với những ai sống đời trọn hảo” (Tv 84).

       Sở dĩ Chúa từ chối vì các người Biệt Phái đòi Ngài làm dấu lạ không phải để tin mà là muốn thử thách Chúa (x. Mt 16,1). Cả đến khi Chúa chịu treo trên cây thập giá, họ vẫn còn thách thức:

    Ông Ki-tô vua Ít-ra-en, cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, để chúng ta thấy và tin” (Mc 15,32). Thực ra, dấu lạ không phải là điều kiện để tin, mà để củng cố đức tin, bởi vì “dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin” (Mc 16,17).

     

    Mời Bạn: Chúa muốn bạn có đức tin đơn sơ, chân thành, tuyệt đối vào Ngài. Tin Mừng thuật lại nhiều phép lạ Chúa làm cho những người có lòng tin như thế, chẳng hạn người phụ nữ bị bệnh loạn huyết, viên đại đội trưởng, ông Da-kêu... Bạn hãy cứ vững tin vào Chúa, dù là không có dấu lạ.

    Chia sẻ: Hãy nâng đỡ những đầu gối rã rời” (Is 35,3). NÊU RA NHỮNG PHƯƠNG CÁCH để nâng đỡ đức tin của nhau?

     

    Sống Lời Chúa: Mỗi biến cố cuộc đời đều là cơ hội để tôi trưởng thành hơn trong đức tin. Tôi sẽ suy gẫm Lời Chúa hôm nay để vun trồng đức tin của mình.

     

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, dù đức tin của con yếu đuối mỏng dòn, nhưng xin đừng để con thách thức Chúa bằng cách đòi có dấu lạ mới tin. Chớ gì con giữ được một lòng tin tinh tuyền, đơn sơ, phó thác vào Chúa. Amen.

     gplongxuyen

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - BẠN MƠ - CN28TN-C

  •  
    Mo Nguyen
     

                   CN 28 C: Phải chăng người nhà thường vô ơn?

     Nghe bài tường thuật phép lạ Chúa Giêsu chữa lành 10 người phung cùi và chỉ có một người trở lại cám ơn Chúa, mà người ấy lại là người ngoại, chắc sẽ làm cho chúng ta một là hãnh diện hai là buồn lo.

    Buồn lo vì chúng ta là kẻ có đạo, không phải người ngoại. Chúng ta bị liệt vào số 9 người được chữa lành mà chẳng biết quay lại biểu lộ một hành vi cảm tạ nào.

    Nhưng chúng ta cũng có thể hãnh diện, vì theo ngôn từ Thánh Kinh, chúng ta chính là người ngoại. “Không-phải-là-người-Do-Thái,” theo Thánh Kinh, chính là “người ngoại.” Người Việt-Nam không phải là người Do Thái, nên đích thị là kẻ ngoại.

    Nhưng cho dù biện luận để ta là người ngoại hay không là người ngoại, thì cái chính là phải chăng người trong nhà thì thường vô ơn.

     

    1. Phải chăng người trong nhà thì thường vô ơn

    Có lẽ đúng. Chuyện thường tình là vậy.

    Trong các loài sinh vật, có lẽ chỉ có con người mới cần thời gian lâu dài hơn cả để có thể tự lo được các nhu cầu thiết yếu cho đời sống mình. Con trẻ được "Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa," chư không sinh ra bỏ lăn bỏ lóc mà vẫn sống như một số con vật.  Suốt bao năm trời đằng đẵng, chúng ta phải luỵ cha mẹ trong tất cả mọi sự. Nhưng rồi có ngày ta thấy cha mẹ trở nên như một nỗi phiền hà quấy rầy chúng ta, hơn là nhìn vào các vị như là những đại ân nhân.

    Có một bà mẹ nọ, vì muốn khuyến khích đứa con nhỏ của mình chăm lo việc nhà, nhất là những công việc lặt vặt, vừa với khả năng của nó, nên hầu như lúc nào bà cũng thưởng cho nó một món tiền nhiều ít tùy theo công việc nặng nhọc. Lần kia, suốt cả một tuần, bà mẹ đau nằm liệt giường liệt chiếu. Thế là con nhỏ phải giúp và cả thay thế mẹ trong nhiều việc, nhưng không thấy mẹ tính thù lao. Cuối tuần, em nhỏ viết một cái hóa đơn ghi những công việc chưa nhận được tiền thưởng gồm : xách nước hai giờ, nấu cơm ba giờ, giặt quần áo năm giờ …, tất cả các thứ tính chung trong một tuần là tám mươi giờ. Xong, em rón rén vào phòng, dúi tờ hóa đơn vào tay mẹ.

    Mươi phút sau, bà mẹ đưa cho em tiền thưởng của tám mươi giờ kèm theo một tờ hóa đơn khác, trong đó ghi : công sinh, công dưỡng, công dục, công chăm lo thức trắng khi con đau ốm, công kiếm tiền để đóng học phí cho đi đến trường…, cộng chung không chỉ gấp mười lần con số 80 giờ kia của em, mà là 10 năm đằng đẵng : chưa có mục nào được thanh toán cả ! Cầm tờ hóa đơn trong tay, em nhỏ chợt  hiểu, vội vàng chạy vào xin lỗi mẹ.

    Đúng là:         Mẹ nuôi con như trời như bể

                Con nuôi mẹ con kể từng… giây

    Có lẽ em bé này mỗi năm khi đến hè hoa phượng nở đã từng đại diện cho lớp đứng ra cám ơn thầy cô về công dạy dỗ. Nhưng về nhà thì dễ quên công ơn lớn lao hơn của mẹ cha. Người trong nhà thì thường vô ơn.

    Dale Carnegie đã mô tả trong sách “Đắc Nhân Tâm” (phần 6, chương 4) và ở đây sửa chữa lại cho rõ như sau :

    Người chồng đi làm về thường trễ giờ và như thế là ăn sau. Một hôm, về nhà, thay áo quần xong, ngồi trước mâm ăn được dọn sẵn, mở lồng bàn ra, thì có mỗi một dĩa cỏ khô nằm gọn ở chính giữa. Ông chưa kịp nổi cơn bất bình, thì bà vợ lên tiếng: “Làm sao tôi biết là ông phân biệt được thức ăn với cỏ ?  Suốt 20 năm nấu ăn cho ông, có bao giờ ông cho tôi hay rằng các món ăn đó không phải là cỏ khô đâu !” Điều bà vợ muốn nói không phải là chê người chồng không có óc phân biệt cỏ khô với thức ăn, nhưng là không có tấm lòng tri ân đối với người đã nấu nướng cho mình. Hôm nay dọn cỏ khô để cho chồng biết rằng cỏ khô thì khác với các món ăn ông đã từng nuốt trong 20 năm trời qua… Không phải phải có chữ “cám ơn” mới là cám ơn, mà có nhiều lời không có chữ cám ơn mà vẫn cám ơn chân tình : như, “hôm nay em nấu món này ngon quá,” “hôm nay em đi chợ mệt không?” “Món này có khó kiếm lắm không…” v.v…Có cả ngàn câu nói mang nghĩa biết ơn, có cả trăm cử chỉ hàm ý cảm tạ. Người trong nhà thì thường dễ quên làm điều đó. Và đó cũng là điều mà 9 kẻ phong cùi, có lẽ toàn là người Do Thái, quên quay lại cám ơn một người Do Thái khác cùng nhà Israel là Đức Giêsu, kẻ mách nước chữa lành cho mình. Người trong nhà thì thường vô ơn, đó là điểm thứ nhất.

     

    2. Phải chăng “9 người kia” chỉ có vô ơn mà thôi ?   

       Phép lạ chữa lành 10 người phong mà Luca kể hôm nay có một điểm lạ, là Chúa Giêsu đã không nói, không làm một cử chỉ quyền phép nào để cho 10 người cùi lành sạch ngay mà lại sai họ đi trình diện tư tế trước đã. Cũng Luca, 5:12-14 thuật lại việc Chúa Giêsu chữa lành một người cùi khác thì Ngài chữa lành ngay : giơ tay đụng vào anh ta và chữa lành

    Còn 10 người trong đoạn Tin Mừng hôm nay, thì họ xin thầy Giê-su chữa, thầy chỉ nói: hãy đi trình diện, mà chẳng chịu tra tay cho thuốc kê đơn. Thầy chỉ phán: “hãy đi trình diện tư tế,” mà chẳng chữa, chẳng hứa gì. Luca ghi: Đang khi đi thì họ được sạch. Có chắc cả 10 người đều được sạch cả không ? Chín người không quay trở lại, làm sao Luca biết có sạch hay không. Chúa Giêsu cũng chỉ đặt câu hỏi nghi vấn “không phải cả 10 người đều sạch hay sao?” Vì thế ta vẫn có quyền nghi ngờ không biết 9 người kia có sạch hay không, chỉ chắc một điều là một người được sạch, người này là người ngoại, người ngoại này quay lại cám ơn Chúa. Nếu điều ta nghi vấn là đúng, thì 9 người Do Thái kia không quay lại vì họ không sạch, và như thế họ không vô ơn, vì họ có sạch đâu mà quay lại cảm tạ.

    Nhưng dựa vào câu nói của Chúa Giêsu với người quay lại cám ơn: “Đứng dậy về đi, lòng tin của anh đã cứu anh,” (chứ không phải : “không có chi, anh về đi”) thì ta có thể suy ra rằng giả như 9 người kia cũng được sạch, thì chỉ là cái sạch thân thể, cái sạch bên ngoài, mà chưa được chữa lành cái sạch bên trong. Cái sạch này cần phải “tin” mới được lành. Cái sạch bên trong tức là cái sạch trong suốt, nhìn mọi sự đều bởi Chúa chứ không phải do công sức mình. Biết đâu 9 người kia nghĩ rằng do công mình cất bước đi trình diện, mà được khỏi, chứ chẳng phải phép lạ gì đâu bởi ông thầy Giêsu nào đó.

    Không tin thì cũng chẳng thấy đâu là ân huệ để cảm tạ. Vì thế trả lời cho câu hỏi thứ hai: “Phải chăng 9 người kia chỉ có vô ơn mà thôi,” ta phải nói: họ không chỉ vô ơn mà quan trọng hơn họ không tin. Không tin ai thì không hề cảm thấy phải biết ơn người ấy gì cả.

    Một trang nhật ký kia ghi những dòng này: “Nếu có ai đưa cho tôi một đĩa đầy cát, trong đó lẫn lộn những vụn sắt nhỏ li ti và nói với tôi rằng hãy lựa ra những mảnh vụn kim loại đó, thì chắc chắn với đôi mắt và đôi tay này tôi không làm nổi. Nhưng chỉ cần một thỏi nam châm thôi, tôi thu ngay được những vụn li ti sắt đó trong đĩa cát đầy. Một trái tim vô ơn thì sánh ví như đôi mắt trần và ngón tay vụng, không làm sao tìm ra được những ân lành của Chúa. Phải có thỏi nam châm là đức tin, thì mới có thể thấy và nhận ra được rằng ơn Chúa thì dẫy đầy trong cuộc sống chúng ta (GN 4, tr. 181).”

    Không tin thì không dễ nhận ra mọi sự là ân huệ. Cố tìm mãi, lựa lọc, chỉ thấy vài ba ơn, chẳng đáng cảm tạ. Cuộc sống chung với nhau cũng thế, nếu thiếu tin yêu giữa cha mẹ, vợ chồng, con cái, tìm mãi chẳng thấy ơn. Không phải người trong nhà thì thường vô ơn đâu, nhưng vì chưa tin yêu nhau thôi. Khi có tin yêu nhau, thì nhìn vào đâu cũng là ân phước người này làm cho người nọ. Cũng thế, có đức tin thì thấy đâu cũng là ân Chúa, kể cả nơi tội lỗi đầy tràn vẫn có ân Người chan chứa (x. Rm 5,20).

    Thánh lễ là một Mầu Nhiệm Đức Tin: đây là Mầu nhiệm đức tin. Mà thánh lễ cũng là lễ tế tạ ơn. Ta thử đếm xem trong thánh lễ có bao nhiêu chữ tạ ơn. Khởi đầu của Lời Tiền Tụng đã tóm tất cả: Lạy Cha, chúng con tạ ơn Cha mọi nơi mọi lúc thật là chính đáng phải đạo và sinh ơn cứu rỗi cho chúng con. Hãy tin yêu nhau. Hãy tin yêu Chúa, và hãy dâng lễ tế để tạ ơn Chúa và gia tăng tin yêu nhau. Như thế chúng ta không bị xếp vào số “còn chín người kia đâu” Amen.

     

    Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LM MINH ANH - THỨ BẢY

  •  LM MINH ANH
     
     
    THỨ BẢY CN27TN-C

    NGHE MỘT NGÔI VỊ

    TIN MỪNG LUCA 11, 27-28

    “Ai nghe và giữ lời Thiên Chúa thì có phúc hơn!”.(CÂU 28)

    Henry Scougal nói, “Đã từ lâu, Thiên Chúa đấu tranh với một thế giới cứng đầu; Ngài ban cho nó muôn phúc lộc, nhưng những món quà này không chiếm được trái tim nó. Cuối cùng, Ngài ban chính Ngài như một quà tặng! Lắng nghe Ngài là lắng ‘nghe một Ngôi Vị!’”. Ngôi Vị ấy đang sống, đang hoạt động và đang điều khiển lịch sử nhân loại và lịch sử mỗi người chúng ta.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một; qua Người Con ấy, nhân loại được nghe Lời Ngài. Tin Mừng hôm nay làm sáng tỏ điều Scougal nói, ai nghe Người Con, là ‘nghe một Ngôi Vị’; họ là người “có phúc”. Cụ thể, với Chúa Giêsu, đó là những ai làm hai điều: “nghe”, và “vâng giữ Lời!”. Mặc dù điều này có vẻ khá rõ ràng khi đọc, nhưng thực tế, nó khó hơn tưởng tượng.

    Để một cuộc sống được gọi là “có phúc”, trước hết, con người phải biết lắng nghe Đấng tác thành nên nó. “Nghe” bao hàm nhiều điều hơn là chỉ quen thuộc với các Tin Mừng. “Nghe” không chỉ là tôi nhận thức tất cả những gì Chúa Giêsu bày tỏ, nhưng còn là tôi đã thực sự nội tâm hoá Lời đã nghe, hiểu những gì Lời đòi hỏi; nói cách khác, tôi biết rõ mục đích đời tôi trong chương trình của Chúa và ra sức thi hành. Điều quan trọng là hiểu rằng, Tin Mừng luôn sống động và luôn mời gọi. Nói khác đi, đón nhận Lời không chỉ là đón nhận một số bài học từ các sách cổ; đúng hơn, nghe Lời, có nghĩa là ‘nghe một Ngôi Vị!’.

    Thứ đến, “vâng giữ Lời”. Giêsu, Con Thiên Chúa đang nói với chúng ta; Lời Ngài hướng dẫn chúng ta từng bước trong cuộc sống; Lời đang nói trong mọi khoảnh khắc, truyền cảm hứng để chúng ta làm điều này, tránh điều kia. Và như thế, việc nghe Lời được hoàn thành nhờ thói quen hiệp thông, cầu nguyện suốt ngày và suốt đời; đồng thời, đem áp dụng Lời vào cuộc sống.

    Một khi ý thức “nghe Lời Chúa” là nghe chính Chúa Giêsu, Đấng còn có tên là “Ngôi Lời”, thì nhất thiết chúng ta phải thấu hiểu tất cả những gì Ngài muốn nói. Trên thực tế, nếu không vâng giữ những gợi ý yêu thương liên tục và nhẹ nhàng của Ngài, chúng ta không thể nghe được tiếng Ngài. Chúng ta trở nên rối bời và dễ dàng bị chi phối, hoặc định hướng bởi những tiếng nói khác trong thế giới, những tiếng nói vốn làm cho chúng ta không còn phân biệt con đường nào là con đường ngắn nhất để nên thánh, con đường nào là con đường vinh quang Chúa chọn cho mình. Một khi biết nghe và vâng giữ Lời, chúng ta trở nên thiết thân với Chúa Giêsu, nên người nhà của Ngài, sống với Ngài trong mối tương quan còn hơn cả tương quan huyết tộc; đồng thời, trở nên anh chị em với nhau. Đây cũng là điều mà Phaolô nói đến trong thư Galata hôm nay, “Bởi chưng, tất cả anh em đều là con cái Thiên Chúa”.

    Anh Chị em,

    “Ai nghe và giữ lời Thiên Chúa thì có phúc hơn!”. Maria, kiểu mẫu trong việc nghe và vâng giữ Lời. Người phụ nữ trong Tin Mừng thốt lên, “Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú!”. Cô có một cái nhìn sâu sắc; cô sâu sắc, bởi cô đã cảm nhận được sự vĩ đại của Chúa Giêsu; từ sự vĩ đại đó, cô suy ra sự vĩ đại của Mẹ Ngài. Với cô, rõ ràng, ai đã sản sinh ra kiệt tác của nhân loại này, phải là một kiệt tác của nhân loại; Maria là “kiệt tác của một Kiệt Tác”. Và cô ấy đúng! Lời Chúa mời gọi bạn và tôi gẫm xem, chúng ta có gặp khó khăn nào trong việc nghe và quan sát Lời? Hãy nói với Chúa, chúng ta đã quá chú ý đến nhiều tiếng nói khác từ khôn ngoan thế gian, đang khi Giêsu, chúng ta ngoảnh mặt và từ chối. Phúc lộc dành cho bạn và tôi, là những người đang nghe Lời, ‘nghe một Ngôi Vị’; nhưng, chúng ta chỉ thật sự hưởng lấy phúc lộc đó, khi dám nuốt lấy Lời và để cho Lời trở thành kim chỉ nam cho cuộc sống mình.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Mẹ Maria, Thầy Dạy đức tin, xin giáo dục con như đã giáo dục Giêsu trong việc nghe và giữ Lời; nhờ đó, con cũng có thể trở nên ‘một kiệt tác’, dẫu là một ‘kiệt tác quèn!’”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHÚT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran
     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    09/10/22 CHÚA NHẬT TUẦN 28 TN – C
    TIN MỪNG Lc 17,11-19

     
    ĐỪNG TƯỞNG MÌNH XỨNG ĐÁNG
     
    Đức Giê-su nói: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?” (Lc 17,17-18)
     

    Suy niệm: Mười người phong hủi kêu xin lòng thương xót, và cả mười được Chúa Giê-su đoái thương chữa lành. Mười người ấy gồm cả người Ít-ra-en lẫn người Sa-ma-ri vốn bị coi là ‘dân ngoại’.

    Điều đáng ngạc nhiên là chỉ có một người, mà lại là người Sa-ma-ri, quay lại tạ ơn và tôn vinh Chúa vì được chữa lành. Quả thật, tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa không phụ thuộc chúng ta là ai, hoặc thái độ của chúng ta thế nào cũng không phải vì chúng ta có xứng đáng hay không.

    Ngài ban ơn chữa lành cho 10 người phong cùi dù họ chưa nhận biết và ngay cả khi họ đáp lại bằng sự vô ơn. Việc tạ ơn Chúa không thêm gì cho Ngài nhưng lại là dịp cho chúng ta được nên công chính.

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: Lòng biết ơn chỉ thực sự xảy đến với những ai ý thức mình không xứng đáng mà vẫn được yêu. Và ơn công chính chỉ hữu hiệu với ai ý thức mình không xứng đáng như vậy: người thu thuế lên Đền thờ cầu nguyện (Lc 18, 9-14);

     

    Viên sĩ quan ngoại giáo từng thưa với Chúa Giê-su: Tôi không đáng rước Ngài vào nhà tôi” (Lc 7,6); và đặc biệt với Đức Ma-ri-a: “Phận nữ tỳ hèn mọn, được Chúa thương nhìn tới…” (Lc 1,48).

     

    Sống Lời Chúa: Học thái độ biết ơn của người Sa-ma-ri để áp dụng sau mỗi lần lãnh nhận Bí tích Giao hòa.

     

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, cảm tạ Chúa đã yêu chúng con, cho dù chúng con bất xứng, yếu hèn, lầm lỗi, và thậm chí là vô ơn… xin đừng xét theo công trạng chúng con, nhưng theo lượng từ bi Chúa mà cứu chữa chúng con. Amen.

     gplongxuyen.

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - ONE BREAD, ONE BODY - THỨ BẢY

  •  
    Presentation Ministries
    ONE BREAD, ONE BODY: "NGHE VÀ TUÂN GIỮ LỜI CHÚA"
    Saturday, October 8, 2022,

    Galatians 3:22-29
    Psalm 105:2-7
    Luke 11:27-28
    View Readings

    COMPLETE CONNECTIONS
    “A woman from the crowd called out, ‘Blest is the womb that bore You and the breasts that nursed You!’ ‘Rather,’ He replied, ‘blest are they who hear the word of God and keep it.’ ” —Luke 11:27-28

    A woman called Jesus’ mother blest because Mary’s womb bore Jesus and her breasts nursed Him. Jesus corrected the woman by saying that Mary was blest because she heard the Word of God and kept it (Lk 11:27-28).

    We likewise are blest not because of our connections with Jesus but because of our commitment to Him. We may be connected to Jesus through prayer, church involvement, religious practices, service to the poor, moral behavior, etc. We may even be associated with Jesus by prophesying, driving out demons, or working miracles (Mt 7:22). However, on Judgment Day, Jesus will gather those who are merely churchgoers, humanitarians, decent citizens, and even prophets, exorcists, and miracle-workers. He will call some of them “evildoers” and tell them to get out of His sight (Mt 7:23).

    The Lord is calling us not to be merely connected with Him but totally committed to Him. Jesus died on the cross to save us, and He wants nothing less than everything we are and have. He is totally committed to us and calls us to be totally committed to Him.



    Prayer: Jesus, I repent of giving 99% to You. I give up that one thing, habit, or sin that separates me from total commitment to You.

    Promise: “All of you who have been baptized into Christ have clothed yourselves with Him.” —Gal 3:27

    Praise: Evelyn, a non-Catholic, worked for a Catholic parish for years. Influenced by the faith of her co-workers, she chose to convert to the Catholic Faith.

    (For a related teaching on Clarity, Certainty and Commitment, view, download or order our leaflet on our website.)

    -----------------------------------------------------------------

    You can find One Bread, One Body archives, the letter to readers, OBOB eBook edition, and an online donation form at http://www.presentationministries.com/series/obob

    -----------------------------------------------------------------


Subcategories