3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ TƯ CN21TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Aug 25 at 11:41 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    26.08.20  THỨ TƯ TUẦN 21 TN

    Mt 23,27-32

    CHÚA NHÌN THẤY BÊN TRONG

     

    “Các ngươi giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế.” (Mt 23,27)

    Suy niệm/SỐNG: Người ta vẫn thường nhắc nhở: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” nhưng chúng ta vẫn bị quyến rũ mạnh mẽ bởi cái dáng vẻ bên ngoài.

    Chính vì thế trước những chiêu quảng cáo tinh vi, các khách hàng là “thượng đế” dễ dàng mềm lòng tưởng rằng chất lượng sản phẩm tất nhiên đi đôi với mẫu mã đẹp hoặc tin như đinh đóng cột rằng khi dùng những sản phẩm này hoặc dịch vụ nọ mình sẽ đẹp hơn, thông minh hơn, “đẳng cấp” hơn…

    Tình trạng “mập mờ đánh lận con đen” ấy càng dễ xảy ra trong đời sống tâm linh: Có biết bao người “ngoài miệng thì niệm nam mô, trong lòng thì chứa một bồ dao găm” và  Thánh Vịnh cũng điểm mặt: “Miệng thì chúc phúc cầu an, mà lòng nguyền rủa chứa chan những lời” (Tv 62,5b).

    Chúa khiển trách họ nặng nề và gọi họ là những “nấm mồ tô vôi” bên ngoài đẹp đẽ mà trong thì đủ mọi thứ ô uế.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Liệu Chúa Giê-su có đang nhìn bạn và nói: “ngươi cũng giống như một nấm mồ tô vôi” không?

    *Bạn hãy xét lại những công việc đạo đức, từ thiện của bạn có đang thiếu sức sống vì chỉ mang tính hình thức mà không có tấm lòng không?

    ***Các hoạt động trong giáo xứ bạn có chú ý đến chiều sâu cầu nguyện, lòng bác ái hay chỉ có hình thức hoành tráng bên ngoài?

    Sống Lời Chúa: Thường xuyên xét mình để đừng ảo tưởng về mình.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, NHỜ ƠN CHÚA con nhìn thấy bản thân con như Chúa thấy con, và giúp con sống trung thực với chính mình, với Chúa và với tha nhân. Amen.

     GPMYTHO
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BA CN21TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Aug 25 at 2:23 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    25.08.20  THỨ BA TUẦN 21 TN

    Thánh Lu-y

    Mt 23,23-26

    THỰC THI ĐIỀU CHÍNH YẾU

     

    “Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng, mà bỏ những điều quan trọng nhất trong Lề luật là công lý, lòng nhân và thành tín.” (Mt 23,23b)

    Suy niệm/SỐNG: Đối với người Do Thái, nộp thuế thập phân là nghĩa vụ bắt buộc để góp phần xây dựng nhà Chúa.

    Thông thường dân Chúa chỉ phải nộp cho Đền thờ một phần mười hoa lợi mùa vụ chính, còn bạc hà, thì là, rau húng là nông sản phụ, không buộc phải dâng cúng. Chỉ những ai muốn giữ luật cách triệt để mới nộp thuế thập phân về các loại rau này. Mặc dù hành động này đáng quý, nhưng nó chỉ là tùy phụ, là “con muỗi” so với bổn phận thực thi công lý, lòng nhân và thành tín.

    Bởi các nhân đức ấy mới là điều quan trọng, là bổn phận chính yếu Thiên Chúa kỳ vọng con người thi hành trong đời sống hằng ngày để tôn vinh danh Ngài.

    Mời Bạn CHIA SẺNhìn vào đời sống của các Ki-tô hữu hôm nay, chúng ta thấy nhiều Ki-tô hữu đang ưu tiên cho cái tùy phụ, mà bỏ quên điều chính yếu.

    *Họ chọn tiền bạc, công danh sự nghiệp, vì coi đó là điều quan trọng hơn là tham dự thánh lễ, lãnh nhận bí tích, và chăm lo cho đức tin. Một số khác chỉ chú trọng đến việc đọc kinh, cầu nguyện, dự lễ.

    *Nhưng lại ít lưu tâm đến bổn phận sống đức ái, ngại hy sinh và thiếu sự liên đới với người nghèo, v.v… Còn bạn thì sao?

    Sống Lời ChúaMỗi ngày, bạn trung thành làm ít nhất một việc bác ái, để nhắc mình luôn nhớ đến bổn phận chính yếu trong đời sống đạo.

    Cầu nguyệnLạy Chúa, xin đừng để chúng con vì mải mê thế sự mà bỏ quên điều chính yếu là phụng sự Chúa và yêu thương anh em. NHỜ ƠN CHÚA soi sáng cho chúng con biết việc phải làm, và thôi thúc chúng con dấn thân để làm vinh danh Chúa hơn. Amen.

     gpmytho

     

     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC = CN21TN-A

HÃY SỐNG NIỀM XÁC TÍN

“Phần các con, các con nghĩ, Thầy là ai?” Chúa Giêsu hỏi như vậy.

Người ta quan niệm về Thầy thế nào, không quan trọng. Đã theo và sống với Thầy, thấy việc và nghe lời Thầy giảng, đã ít nhiều kinh nghiệm về Thầy, vậy nơi tâm hồn và cuộc đời của các con, Thầy là ai mới là điều cần thiết, mới quan trọng, mang tính định hướng cho lẽ sống, lý tưởng sống của các con.

Lời hỏi ấy, xưa Chúa hỏi các tông đồ, nay Chúa cũng đang chất vấn từng người chúng ta, những tông đồ thời đại mới của Chúa.

Chúng ta đã sống với Chúa, đã tin tưởng Chúa, đã lãnh nhận không biết bao nhiêu hồng ân và tình thương của Chúa, đã có kinh nghiệm về Chúa từ trong cầu nguyện, trong cảm nghiệm nội tâm đến từng ngày trải qua giữa cuộc sống đời thường. Vậy Chúa là ai đối với cuộc đời và lẽ sống của chúng ta?

Lời hỏi ấy cần phải có câu trả lời, không phải trên môi miệng, nhưng trong niềm xác tín của riêng tư từng người.

Chính câu trả lời cho lẽ sống của đời mình trước Chúa sẽ quyết định nếp nghĩ, nếp sống, cung cách sống, tình yêu, tương quan, cách hành xử giữa cá nhân ta với Chúa và với tha nhân.

Câu trả lời mà thánh Phêrô dâng lên Chúa, phải là câu tâm niệm trọn kiếp người của chúng ta: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.

Từ nay, chỉ có Chúa là Thiên Chúa duy nhất của cõi lòng ta, Người làm chủ vận mạng đời ta, Người hằng sống và đưa ta đến cõi hằng sống ấy.

Nếu đã tin Chúa, nếu quả thật, cuộc đời chỉ có Chúa là gia nghiệp, ta không ngừng gắn bó với Chúa, luôn sống trong tương quan và dưới cái nhìn của Chúa.

Vì Chúa là tất cả của đời người, nên ta cởi bỏ nỗi thèm khát vật chất, niềm ham mê nhục dục, sự tìm kiếm quyền lực, nổi nan, danh giá… ở đời này.

Ai cũng biết, cũng nhìn nhận, bản thân còn đầy yếu đuối, dễ đổ gục, dễ bị lôi kéo vào những ma trận giả tạo của thế gian. Nhưng biết là một chuyện, còn sửa mình lại là chuyện khác. Ta cần quyết tâm đứng lên để chạy về phía Chúa. Dù có chết, nhất định không ở lì trong tội, trong sự yếu đuối, cả đến sự lỡ lầm.

 Mỗi ngày hay mỗi tuần đến nhà thờ không phải cho đủ bổn phận, mà hãy vì lòng mến, vì khao khát tìm về nhà Chúa. Hãy thực tâm xác tín mãnh liệt vào Đấng đã chết và sống lại cho mình, vì mình.

Hãy nhớ, Ngay sau lời tuyên xưng đức tin của thánh Phêrô và việc Chúa trao quyền cai quản Hội Thánh cho thánh Phêrô, Chúa lập tức loan báo sự khổ nạn sắp tới của mình, mà chính đoàn môn đệ sẽ được tham dự và dấn thân vào.

Như vậy, người môn đệ theo Chúa không phải để nhận vinh quang phú quý đời này. Họ chỉ có một con đường duy nhất mà Chúa của họ đã đi. Đến lượt mình, họ cũng sẽ đặt bước chân đời mình trong bước chân của Chúa. Đó là đường thánh giá.

Vì thế, nếu Chúa đã sống phận người với tất cả bấp bênh tăm tối, và chết đau thương, thì tôi, một khi theo Chúa, xác tín vào Chúa, tôi sẽ đón nhận những thử thách trong đời mình như thánh giá mà tôi đã quyết tâm chọn lựa và trung thành ôm lấy suốt đời, không nao núng, không bất an, không miễn cưỡng, nhưng luôn biết tháp nhập vào thánh giá của Chúa tôi.

Theo Chúa ai cũng muốn, nhưng nếu không bền, theo nửa chừng, hay chỉ theo khi cuộc sống yên hàn, không có vấn đề, đó không phải là điều Chúa muốn.

Chắc chắn Chúa không cần những môn đệ khi phải đối diện với gian nan thử thách, lại ngại ngùng, muốn bỏ cuộc.

Chúa đòi cách quyết liệt sự trung thành của chúng ta.

Vì thế, trên tất cả mọi sự, ta cần luôn ý thức: theo Chúa, là luôn tín thác vào Chúa tuyệt đối, dám liều mạng sống của mình, dám để cho mình trở nên khó nghèo về vật chất bằng buông bỏ mọi ước vọng trần tục, mọi thèm khát bất chính, mọi mưu toan có nguy cơ đi ngược lợi ích thiêng liêng.

Nói cho cùng: Theo Chúa là phải đi với Chúa bằng bàn tay không!

Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ HAI CN21TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Aug 23 at 10:13 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA
    24.08.20  THỨ HAI TUẦN 21 TN

    Thánh Ba-tô-lô-mê-ô, tông đồ

    Ga 1,45-51

    CHÚA THẤY-THẤY CHÚA-GẶP CHÚA

     

    Đức Giê-su nói: “Vì tôi nói với anh là tôi đã thấy anh dưới cây vả, nên anh tin! Anh sẽ còn được thấy những điều lớn lao hơn thế nữa.”  (Ga 1,50)

    Suy niệm/SỐNG: Khi ông Phi-líp-phê giới thiệu Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế, ông Na-tha-na-en –chính là ông Ba-tô-lô-mê-ô trong Nhóm Mười Hai– thoạt đầu tưởng rằng chẳng có gì đáng bận tâm về con người mang tên Giê-su, con bác thợ Giu-se, đến từ Na-da-rét, một nơi “nào có chi hay”.

    Nhưng khi được trực tiếp gặp Ngài, ông mới vỡ lẽ Ngài đã thấy ông từ trước, đã biết ông còn hơn ông biết chính mình, và cho biết ông sẽ còn được thấy “những điều lớn lao hơn”.

    Bạn thân mến, lâu nay chúng ta vẫn tưởng rằng mình tìm thấy Chúa, nhưng đúng hơn Chúa vẫn luôn hiện diện bên cạnh chúng ta, và tỏ ra cho chúng ta sự chăm sóc đầy yêu thương của Ngài qua các biến cố vui buồn của đời sống.

    Trong hành trình đức tin, hãy luôn nhớ có Chúa đồng hành với bạn và tha nhân, nhờ đó Chúa sẽ cho bạn thấy “những điều lớn lao hơn nữa.” Thay vì nhìn dưới lăng kính chủ quan đầy định kiến hay tự hào về mình và coi thường người khác.

    Bạn và tôi hãy sống dưới cái nhìn yêu thương của Chúa và nhìn tha nhân bằng cái nhìn bao dung của Ngài.

    Sống Lời Chúa: Để tập quen với cái nhìn của Chúa, mỗi ngày bạn dành thời gian chiêm ngắm Chúa Giê-su trong Tin Mừng, nhờ đó cách suy nghĩ và hành động của Ngài có thể thấm nhiễm vào đời sống của bạn.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, chúng con thường cố gắng ‘tốt khoe – xấu che,’ không dám sống thật con người của mình. Xin Chúa cho chúng con biết can đảm sống sự thật, để chúng con nhìn thấy Chúa, bước theo Chúa trên con đường về quê trời. Amen.

     gpmytho

     

     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN21TN-A

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

CN21TN-A- Hai cách sống đạo: «Đạo tuyên xưng» và «Đạo sống thật»

 

► Video: https://youtu.be/v_m1exoSAQY

 

ĐỌC LỜI CHÚA

  • Is 22,19-23:(22) Chìa khoá nhà Đa-vít, Ta sẽ đặt trên vai nó. Nó mở ra thì không ai đóng được, nó đóng lại thì không ai mở được. (23) Ta sẽ làm cho nó vững chắc như đinh đóng cột, nó sẽ nên như ngai vinh hiển cho nhà cha nó.

 

  • Rm 11,33-36:(33) Sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào! Quyết định của Người, ai dò cho thấu! Đường lối của Người, ai theo dõi được! 

 

 

  • TIN MỪNG: Mt 16,13-20

 

Ông Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa


(13) Khi Đức Giêsu đến vùng kế cận thành Xêdarê Philípphê, Người hỏi các môn đệ rằng: «Người ta nói Con Người là ai?» (14) Các ông thưa: «Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ». (15) Đức Giêsu lại hỏi: «Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?» (16) Ông Simôn Phêrô thưa: «Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống». (17) Đức Giêsu nói với ông: «Này anh Simôn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. (18) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. (19) Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy». (20) Rồi Người cấm ngặt các môn đệ không được nói cho ai biết Người là Đấng Kitô.



CHIA SẺ

 

Câu hỏi gợi ý:

  1.      Khi Phêrô tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu, ông có thật sự tin ở bên trong, hay chỉ tuyên xưng ngoài miệng mà thôi? Xét lại những tuyên xưng của chúng ta, chúng ta có xác tín đích thực bên trong rồi mới tuyên xưng ra bên ngoài? hay chỉ là tuyên xưng ngoài miệng mà thôi?2.       Câu Đức Giêsu nói với Phêrô cần được hiểu thế nào? Đó có thể là một lời mời gọi mọi Kitô hữu ý thức hãy trở nên đá tảng làm nền móng Giáo Hội không?

 

Suy tư gợi ý:


  1. Phêrô tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu

 

Phêrô là một trong ba môn đệ được Đức Giêsu yêu quí nhất –hai người kia là Gioan và Giacôbê– vì ông là một con người thuần thành, chân thật và nhiệt tình, mặc dù có chút ít sốp nổi, bốc đồng. Điều đáng quí nhất là tư tưởng, lời nói và hành động của ông là một, không bất nhất, không mâu thuẫn nhau.

 

Khi tuyên xưng Đức Giêsu là «Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống», thì đích thực ông nghĩ như vậy, ông sống như vậy, và ông hành động đúng như vậy. Vì thế, ông đã tuyên bố những điều phát xuất từ trái tim ông như: «Dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã (…) Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy» (Mt 26,33.35). Tuy nhiên, ông không ngờ được sự yếu đuối, hèn nhát vẫn là mẫu số chung của con người, trong đó có ông. Khi nói những điều ấy, ông không ngờ được là có ngày ông bị Đức Giêsu trách: «Simon, anh ngủ à? Anh không thức nổi một giờ sao?» (Mc 14,37), hoặc ông không ngờ lời báo trước của Đức Giêsu lại có thể ứng nghiệm được đối với ông: «Gà chưa kịp gáy hai lần, thì anh đã chối Thầy đến ba lần» (Mc 14,72).



2.  Việc tuyên xưng của chúng ta thì sao?

 

Phêrô cả đời chỉ tuyên xưng và sống hết mình với niềm tin đó, và ông cũng chết vì niềm tin đó. Ông không kết án những ai không tuyên xưng hoặc tuyên xưng khác với mình. Còn chúng ta thì sao?

 

Có lẽ có nhiều người trong chúng ta tuyên xưng đức tin rất mạnh, rất lớn tiếng, trong những nghi thức rất long trọng, trước mặt rất nhiều người. Và chúng ta sẵn sàng kết án hoặc tỏ ra khó chịu với những ai không tuyên xưng như chúng ta, hoặc tuyên xưng khác với chúng ta. Nhưng cuộc sống của chúng ta thì lại xem ra khá độc lập với việc tuyên xưng ấy. Chúng ta tuyên xưng một đằng, nhưng sống và hành động một đằng khác. Tại sao thế?

 

– Vì nhờ tuyên xưng mà chúng ta được lên chức, được gia nhập một cộng đoàn, một tổ chức, một hội nào đấy, rất có thể có lợi cho cuộc sống hay sự thăng tiến của chúng ta. Mà tuyên xưng thì rất dễ, chẳng mất một giọt mồ hôi nào, cho dù có tuyên xưng mạnh mẽ, lớn tiếng hay trọng thể đến đâu. Còn sống theo lời tuyên xưng ấy là cả một vấn đề gay go, phải «đổ mồ hôi, xót con mắt», hoặc phải «trầy da tróc vẩy», phải đau đớn, thậm chí phải chết. Vì thế, rất nhiều người tuyên xưng mà không sống lời tuyên xưng ấy.

 

– Vì tự bản chất của vấn đề, việc suy nghĩ trong thâm tâm và việc tuyên xưng ra bên ngoài có thể độc lập với nhau hoặc mâu thuẫn nhau, nhất là nơi những người thiếu thành thật. Câu «khẩu Phật, tâm xà» nói lên sự mâu thuẫn ấy có thể xảy ra. Còn việc suy nghĩ và việc hành động lại thường đi đôi với nhau, người ta suy nghĩ thế nào thì họ hành động như vậy: tư tưởng hướng dẫn hành động. Chỉ với những người thành thật và có sức mạnh nội tâm, thì việc suy nghĩ bên trong, tuyên xưng bên ngoài, và hành động hay cách xử sự luôn luôn nhất quán, trùng hợp nhau. Tuy nhiên, với những người ý chí yếu đuối, dù rất thành thật, thì hành động đôi khi đi ngược lại với suy nghĩ và lời nói, vì «lực bất tòng tâm», như trường hợp Phêrô chối Chúa chẳng hạn.



3.  Linh đạo «tuyên xưng» và linh đạo «sống»

 

Trong đời sống Giáo Hội, việc tuyên xưng ra ngoài miệng đóng vai trò quan trọng. Một số bí tích quan trọng đòi buộc phải có hành vi tuyên xưng như một điều kiện quan trọng không thể thiếu, như rửa tội, truyền chức và hôn phối. Một số nghi thức tôn giáo để gia nhập một cộng đoàn nào đó cũng vậy: khấn dòng, tuyên hứa hay cam kết để gia nhập hội đoàn. Trong thánh lễ, ta tuyên xưng đức tin trong kinh tin kính, trong lời tung hô sau truyền phép. Việc tuyên xưng ấy rất cần thiết, nhưng rất có thể vẫn có nhiều trường hợp người ta tuyên xưng một đằng, mà nghĩ, hành động, hay sống lại một đằng khác. Vì người Kitô hữu chúng ta rất thường xuyên tuyên xưng điều này điều kia, nên đôi khi chúng ta tuyên xưng một cách vô ý thức, rất máy móc, và quên không cố gắng sống cho phù hợp với những tuyên xưng ấy. Vô tình hay hữu ý chúng ta có thể trở thành những kẻ «ngôn hành bất nhất», trái với mệnh lệnh của Đức Giêsu: «Hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì là do ác quỷ» (Mt 5,37). Muốn biết chúng ta có phải là loại người như thế hay không, hãy thử xét xem ta sống có khác với những người không tuyên xưng như ta hay không, nếu khác thì khác như thế nào, và ở mức độ nào. Lẽ ra người tuyên xưng và kẻ không tuyên xưng phải sống khác xa nhau lắm!

 

Đối với con người –vốn không đọc được những suy nghĩ bên trong người khác– thì việc tuyên xưng ra bên ngoài là quan trọng. Nhưng đối với Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm hồn người ta, thì việc ta sống đúng theo suy nghĩ hay quyết tâm của ta mới là quan trọng. Vì thế, người sống đạo nội tâm không nên đặt quá nặng việc tuyên xưng. Có những người tự hứa hay tự khấn với Thiên Chúa điều gì, chỉ mình và Thiên Chúa biết với nhau, và họ cố gắng giữ thật trọn vẹn lời khấn hứa ấy. Những người này có giá trị rất lớn lao trước mặt Thiên Chúa, hơn rất nhiều những người tuyên khấn thật trọng thể – trước vô số người tham dự, trong đó có cả những nhân vật cao cấp trong Giáo Hội nghe và nhận lời tuyên khấn ấy – nhưng lại không giữ lời tuyên khấn ấy. Thế nhưng lắm người coi việc làm cho thật trọng thể lời tuyên khấn còn quan trọng hơn cả việc sống trung thực lời tuyên khấn ấy. Họ tuyên khấn thật trọng thể chỉ để khuyên người khác giữ, còn chính họ không thèm giữ!

 

Thiết tưởng thái độ nội tâm khi tuyên xưng mới là quan trọng, người Kitô hữu cần nhấn mạnh đến thái độ đó hơn cả chính việc tuyên xưng ra ngoài! Sự xác tín ở bên trong phải có trước đã, còn việc tuyên xưng tuy cần thiết về mặt xã hội hoặc Giáo Hội, nhưng chỉ là phụ thuộc! Xác tín bên trong không có, mà lại tuyên xưng bên ngoài thì thật là giả dối!



4.  Những người xác tín thật sự bên trong rồi mới tuyên xưng ra bên ngoài là những viên đá nền tảng của Giáo Hội

Sau khi Phêrô tuyên xưng đức tin, một đức tin có thật bên trong, một đức tin mà ông sẵn sàng sống chết với nó, thì Đức Giêsu tuyên bố: «Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi» (Mt 16,18-19). Điều đó cho thấy những ai có đức tin mãnh liệt thật sự, và chứng tỏ đức tin ấy bằng cuộc sống, bằng những hành động phù hợp, thì Đức Giêsu muốn những người ấy là đá tảng của Giáo Hội. Quả thật Giáo Hội rất cần những Kitô hữu như thế, cho dù họ là giáo hoàng, giám mục, linh mục, tu sĩ hay giáo dân! Chức vụ hay phẩm trật của họ trong Giáo Hội không phải là chuyện quan trọng cho bằng phẩm chất Kitô hữu của họ! Càng thiếu phẩm chất Kitô hữu mà càng giữ những chức vụ cao trong Giáo Hội, thì càng làm hại Giáo Hội, càng làm Giáo Hội suy yếu, chứ chẳng phải là làm nền tảng cho Giáo Hội đâu! Thật vậy, Giáo Hội đã phải nhiều phen điêu đứng và bị lung lay vì những ông giáo hoàng hay giám mục kém phẩm chất! Những vị này chỉ tuyên xưng đức tin ra bên ngoài để được phong chức, mà không có niềm xác tín đích thực bên trong! Những vị ấy dù có là giáo hoàng cũng không thể là đá tảng của Giáo Hội được!

 

Qua việc tuyên xưng đức tin của Phêrô và lời tuyên bố tín nhiệm của Đức Giêsu, ta thấy mọi Kitô hữu – không trừ ai – đều được kêu gọi trở nên đá tảng của Giáo Hội bằng một đức tin có thật, sâu xa, mãnh liệt, và được tuyên xưng ra bên ngoài không chỉ bằng lời nói, mà chủ yếu bằng hành động, bằng chính đời sống dấn thân của mình. Giáo Hội mà thiếu những Kitô hữu như thế – dù họ chỉ là giáo dân – thì đã bị đào thải và sụp đổ từ lâu rồi. Giáo Hội mà có thật nhiều Kitô hữu như thế thì «quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi», và sẽ là một nhịp cầu chắc chắn nối liền thế giới với Thiên Chúa. Một Giáo Hội như thế sẽ là một hồng phúc cho cả nhân loại.




CẦU NGUYỆN


Lạy Cha, từ trước đến nay, lời Đức Giêsu nói với thánh Phêrô con cứ nghĩ là Ngài chỉ nói với những vị mà Ngài chọn làm giáo hoàng mà thôi. Nhưng nghĩ sâu xa và phổ quát hơn, con nhận ra Ngài nói với tất cả mọi Kitô hữu, Ngài mời gọi họ trở nên đá tảng của Giáo Hội, bằng cách bắt chước Phêrô: thật sự xác tín về Thiên Chúa và Đức Giêsu ở bên trong, rồi sau đó tuyên xưng ra bên ngoài bằng chính đời sống của mình. Xin giúp con biết quảng đại đáp lại lời mời gọi ấy. Amen.

 

Nguyễn Chính Kết

___________________

 

Bấm vào đây để đọc bài đào sâu: 
Đức Giêsu hỏi ta: Ngài là gì đối với ta?

(https://chiasethanhuu.blogspot.com/2020/08/tn21b.html). 

 

Posted by Nguyen Chinh Ket at 11:21 AM

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 

No comments:

 

Post a Comment

Newer Post Older Post Home

Subscribe to: Post Comments (Atom)

Chia sẻ


http://1234chiase.blogspot.com

Blog Archive

Chia sẻ


1234chiase.blogspot.com

   

Simple theme. Powered by Blogger.

Subcategories