3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BẢY CN20TN-A

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sat, Aug 22 at 3:54 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    5 PHÚT LỜI CHÚA

    22.08.20  THỨ BẢY TUẦN 20 TN

    Đức Ma-ri-a, Nữ Vương

    Lc 1, 26-38

    CÙNG SỐNG, CÙNG CHẾT VÀ CÙNG VINH QUANG VỚI CHÚA

     

    Sứ thần liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su, Người sẽ nên cao cả, và được gọi là Con Đấng Tối Cao.” (Lc 1,30-32)

    Suyniệm/SỐNG: Ta có thể nói như cha Cantalamessa rằng: “Không ai cùng chịu đau khổ với Chúa Giê-su đến mức như Đức Ma-ri-a, cũng như không ai được tôn vinh bên Chúa Giê-su bằng Đức Ma-ri-a.” 

    Quả vậy, từ khi nhập thể, Đức Giê-su gắn bó với Mẹ Ma-ri-a như hình với bóng: từ lúc còn trong lòng Mẹ, Mẹ đi đâu, Con đi theo đấy; khi Con trưởng thành, Con ở đâu, Mẹ cũng có mặt ở đó: Con dự tiệc cưới Cana, cũng có mặt Mẹ; Con đi rao giảng Tin Mừng, có thấp thoáng bóng Mẹ; Con chịu đóng đinh, Mẹ có mặt dưới chân thập giá.

    Thì nay Con bước vào vinh quang Thiên quốc, thì Mẹ được cất lên làm Nữ Vương vũ hoàn.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Nhớ rằng ngoài người mẹ trần gian, bạn còn có một người mẹ trên trời là Đức Ma-ri-a.

    Bạn hãy siêng năng đến cầu nguyện với Đức Mẹ, và nhớ lấy ngài làm “gương soi” cho mình.

    Sống Lời Chúa: Mỗi ngày trước khi đi ngủ, tôi nhớ ít nhất đọc 3 kinh Kính mừng và cầu nguyện với Đức Mẹ.

    Cầu nguyện: Lạy Mẹ Ma-ri-a, khi đọc sách Tin Mừng, lúc nào chúng con cũng thấy Mẹ lên đường. Mẹ đi giúp bà I-sa-ve, Mẹ tìm con bị lạc và đi dự tiệc cưới Cana. Và cuối cùng, Mẹ đã theo Ngài đến tận núi Sọ. Xin Mẹ dạy chúng con đừng sợ lên đường mỗi ngày, đừng sợ đáp lại những tiếng mời gọi mới của Chúa. Amen. (Rabbouni)

     gpmytho

     

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - FR BRIAN 21SUNDAY-A

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Aug 21 at 6:06 PM
     
     

    TWENTY-FIRST SUNDAY IN ORDINARY TIME YEAR A

                                23 AUGUST 2020

     

    picture.jpg

    The Status and Identity of God        Himself  

     

                                 THE IDENTITY OF JESUS: 21st SUNDAY A

                                                  (Matthew 16: 13-20)

     

    “Who was Jesus?”, and “Who is Jesus?” These are the most basic questions we can ask about him. The start of questions about Jesus may be traced to his own life-time, as we see from our gospel today. According to Matthew, he put this question to his first followers: “Who do people say the Son of Man is?” (8:17). Next, Jesus asks a second question, this time one that invites his followers to take a personal stand, and state what Jesus means to them: “But you,” he says, “who do you say I am?” (8:29). Peter answers for his group: “You are the Christ [the Messiah], the Son of the living God.” Jesus was, in fact, asking his disciples about his relationship to God, on the one hand, and his relationship to the human race, on the other.

     

    The New Testament, and more particularly the gospels, are our chief source of knowledge about Jesus. Knowledge of him is also provided in the creeds (our professions of faith) and in our prayer services (such as the Mass). Knowledge of him is also given in those truths which our Church proclaims as revealed by God. Knowledge of him is also available in the faith of Christian people.

     

    This latter source can be a problem, however, as too many people put a full stop after the statement “Jesus is God”. They omit or overlook the words that need to be added for the full picture. Those words are: “and man together”. So the full statement of faith in Jesus is this: “Jesus is God and man together”, together in one concrete being. He is not a hybrid - partly man, and partly God. He is not man + God. He is 100% fully, perfectly and completely human, and at the same time and in one concrete being, he is fully, perfectly and completely divine, yet living his divinity on earth within the limits of humanity. That, I admit, is a great mystery, the mystery of the Incarnation.

     

    Jesus, as totally human and not just divine, is not the first Superman. As the Fourth Eucharistic Prayer puts it so well, “he shared our human nature in all things but sin” (cf. Hebrews 4:15). To overlook or neglect his humanity is to overlook the real limitations as well as the real strengths he shares with us as a fellow human being.

     

    While Jesus was all along fully divine, and, in fact, came in time to be honoured as the Second Person of the Blessed Trinity, he lived his divinity on earth in a fully human way, and with all the limitations that go with being human. So, I have to answer “NO” to each of the following claims that are sometimes made about him: - “As a boy, Jesus had the intelligence and will of a grown-up person.” “NO!”; “When he was a baby and a child Jesus knew everything – past, present and future.” “NO!” “Jesus only seemed to be human. Really he was just God.” “NOI” “Jesus ate and drank, but he didn’t really need to, because he was God.” “NO!” “The body of Jesus on earth was really different from ours.’’ “NO!” “Because he was God, Jesus did not actually need a body. In fact, Jesus only appeared to have a body.” ‘NO!” None of those statements are true or can be true. For they are all incompatible with being fully human, and with being fully divine in a fully human way.

     

    Being a man of the first century means too that Jesus did not have the knowledge, skills and expertise of a modern human being. His age and his world are so different from ours. He had no experience and no knowledge of computers, CDs, DVDs, MP3s, Bluetooth, I-pods, i-pads, podcasts, zoom streaming, mobile phones, aeroplanes, motorcars, interstate and overseas travel, radio, television, newspapers, supermarkets, weapons of mass destruction, and space probes. To answer the question, then, whether he, a first-century man, could have made a computer and a television set, the same reply has to be given. “NO! DEFINITELY NOT!”

     

    Our conclusion must be that in thinking and speaking about Jesus, the divine and the human in one concrete being must always be kept together. But, as I’ve stressed, some people don’t take his humanity seriously, or at least not seriously enough. They see his humanity as largely swamped or even replaced by his divinity. They find it hard, then, to grasp and accept the fact that Jesus had to grow in knowledge, to face real temptations, and to discover his own vocation, his own career path.

     

    The memory of Jesus raises another important question: - “What is the difference between knowing Jesus and knowing about him?” To know Jesus personally is to respond to his person and message, to share our lives with him, to follow him, and therefore to change our lives and become better people, more human and humane people. Knowing him involves an experience of his presence, friendship with him, following him, imitating him, trust and prayer. But the knowledge which comes from an inter-personal relationship with him gives rise to a desire, and perhaps even a yearning, a hunger and a craving, to know more about him, to learn more about his values and the way he lived his life. Faith in him, then, is a matter of both the heart and the head. When we hear or read about him, then, we expect to hear him in his words and see him in the gospel stories about him.

     

    So, fellow followers of Jesus! Let’s look for his presence and his friendship in all the ways available to us! In our search for him, may we discover him as the humanity of God, the human expression of God, the human face of God, the human heart of God, God’s body-language! One like us as a fellow human being, except that unlike you and me, he was always completely faithful to God and to whatever God wanted of him!  What a great big difference is that!

     

    Fr Brian Gleeson, SJ.

     

    Christian Song "The Status and Identity of God Himself":

    https://www.youtube.com/watch?v=xHaVGb4yBNg

     

    sing.jpg

    " Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên chúa hằng sống". (Mt 16:13-20):

    https://www.youtube.com/watch?v=1HMZIw9NEvY

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ NĂM CN20TN-A

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Aug 20 at 2:01 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    5 PHÚT LỜI CHÚA 
    20.08.20  THỨ NĂM TUẦN 20 TN

    Thánh Bê-na-đô, viện phụ

    Mt 22,1-14

    NIỀM VUI TIỆC NƯỚC TRỜI

     

    “Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình.” (Mt 22,2)

    Suy niệm/SỐNG: Trong các thứ tiệc, tiệc cưới là tiệc vui vẻ nhất, chẳng thế mà người ta hay trang hoàng tiệc cưới bằng hai chữ “song hỷ”. Đức Giê-su đã mượn hình ảnh vui vẻ của tiệc cưới này để so sánh với Nước Trời mà Ngài đem đến cho con người.

    Được mời tham dự tiệc Nước Trời là cả một vinh dự lớn lao, được sống trong Nước Trời ấy là một niềm vui bất tận. Thế nhưng, đã có những người từ khước lời mời gọi tham dự tiệc Nước Trời. Lý do họ đưa ra không có gì xấu: họ không đi ăn cướp, cũng không đi giết người… họ chỉ đi thăm trang trại, đi buôn bán… thôi mà!

    Thế nhưng, tựa như họ, ta đã đảo lộn thứ tự ưu tiên đúng đắn: dễ bận rộn với những việc mau qua, mà quên việc vĩnh cửu, để lòng trí đến những điều mắt thấy, mà quên mất điều vô hình.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Tiệc cưới Nước Trời vẫn đang tiếp diễn qua bàn tiệc LỜI CHÚA VÀ Thánh Thể mỗi ngày, và thái độ thờ ơ vẫn tồn tại nơi tôi, nơi bạn:

    Chúng ta vẫn quá “vô tư” khi bố trí thời giờ gặp gỡ Chúa, cầu nguyện, lãnh nhận bí tích vào những giờ phút thừa thãi… Dần dà, ta sẽ cảm thấy đạo Chúa gây phiền hà, là chướng ngại cho đời sống trần thế.

    *Mời bạn xem lại Chúa đang ở vị trí nào trong đời bạn?

    Sống Lời Chúa: Mỗi lần tham dự thánh lễ là mỗi lần bạn cảm nếm được phần nào niềm vui của Nước Trời. Bạn hãy QUYẾT TÂM tham dự TIỆC LỜI CHÚA VÀ THÁNH THỂ ngày thường hoặc ngày Chúa Nhật với một tâm tình thật sốt sắng, trân trọng.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, như những thực khách trong dụ ngôn, nhiều lúc chúng con đã viện những lý do trần tục để khước từ tham dự bàn tiệc LỜI CHÚA VÀ TIỆC Thánh Thể.

     gpmytho

     

     

     

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC THỨ SAU CN30TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Aug 21 at 12:43 AM
     
     
     
     
     
     
     
     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    21.08.20  THỨ SÁU TUẦN 20 TN

    Thánh Piô X, giáo hoàng

    Mt 22,34-40

    LUẬT TRỌNG NHẤT:

    MẾN CHÚA, YÊU NGƯỜI

     

    “Tất cả Luật Mô-sê và các sách Ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy.” (Mt 22,40)

    Suy niệm/SỐNG: Mến Chúa, yêu người được coi như hai mặt của một đồng xu. Không có “nhãn hiệu cầu chứng” của một trong hai mặt, đồng xu sẽ bị coi là giả.

    Cũng vậy, sẽ không thật nếu chỉ yêu tha nhân, mà quên mất Chúa; hoặc ngược lại, sẽ là gian dối nếu ta nói yêu Chúa mà không yêu thương người lân cận; yêu Chúa là động lực để con người yêu mến nhau cách siêu nhiên và bền vững. Ta có thể kiểm tra điều này khi nhìn vào các tương quan giữa người với người trong thế giới hiện tại.

    Người nào, dân tộc nào tôn trọng thiên luật, cách đối nhân xử thế sẽ khác xa với kẻ nào, dân tộc nào chỉ coi trọng luật của con người mà loại bỏ lề luật của Thiên Chúa.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Ngày nay bạn nghe nói nhiều về nhân quyền, đã nhận thấy có nhiều người dấn thân đề cao, bảo vệ nhân quyền.

    TUY nhiên, điều này dễ có nguy cơ dẫn đến việc sử dụng bạo lực khi không có sự soi sáng, hướng dẫn của lòng mến Chúa. Sở dĩ tôi nỗ lực hành động cho thiện ích của con người, vì họ là tạo vật, là đối tượng của tình yêu Thiên Chúa.

    Đấng làm mưa trên người lành cũng như kẻ dữ! Bạn đã cố gắng hài hòa giữa lòng mến Chúa và yêu người chưa?

    Sống Lời Chúa: Chỉ yêu Chúa dễ dẫn đến cuồng tín; chỉ yêu người có thể đưa đến cực đoan. Vì thế, bạn nên cân bằng hai thái cực này bằng việc yêu mến, thờ phượng Chúa cũng như yêu thượng, phục vụ người lân cận.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, cảm tạ Chúa đã yêu thương con cách vô cầu. NHỜ ƠN CHÚA CON QUYẾT TÂM mến Chúa yêu người mà Chúa mong muốn nhất nơi con. Amen.

     gpmytho
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ TƯ CN20TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Aug 19 at 4:40 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    19.08.20  THỨ TƯ TUẦN 20 TN

    Thánh Gio-an Ơ-đê, linh mục

    Mt 20,1-16a

    CẢ CÁC ANH NỮA

     

    “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho.” (Mt 20,4)

    Suy niệm SỐNG: Cũng như ông chủ đã mời những người thợ vào làm vườn nho vào các thời điểm khác nhau, Thiên Chúa cũng mời mọi người từ vạn nẻo đường đời vào làm việc cho Nước Chúa.

    Để làm sáng tỏ lời mời gọi phổ quát này, đồng thời đề cao vai trò của người giáo dân, thánh Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II, trong tông huấn Christifideles laici (Người Ki-tô hữu giáo dân), đã trưng dẫn những lời “Cả các anh nữa” này cả dụ ngôn, ngài viết: 

    “Lời mời gọi không chỉ gửi tới các linh mục, tu sĩ nam nữ mà cả người giáo dân cũng được Chúa mời gọi đích danh, nơi Người, họ nhận lãnh một sứ vụ trong Giáo Hội và trên thế giới” (số 2).

    Mời Bạn CHIA SẺ: Ki-tô hữu giáo dân là thành phần chiếm đại đa số trong Giáo Hội. Biết bao giáo dân ý thức được phẩm giá, sứ mạng và trách nhiệm của mình, đang âm thầm mở mang Nước Chúa ngay trong môi trường sống của mình.

    Họ là những người thợ đang chăm bón, làm cho các cây trong vườn nho Chúa xanh tốt và sinh hoa kết trái.

    *Lúc này đây, lời mời gọi “cả anh nữa” cũng được gửi tới bạn và chờ đợi lời đáp trả của bạn.

    Sống Lời Chúa: Xét mình theo lời khuyên của thánh Grê-gô-ri-ô Cả: “Hãy lưu ý một chút về cách sống của anh em, hãy nghiêm chỉnh xét xem anh em có phải là thợ làm vườn nho của Chúa hay không?

    *Mỗi người hãy tự xét việc mình làm và nhận định xem mình có làm việc trong vườn nho Chúa hay không?”

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, mặc dầu con bất xứng, nhưng Chúa vẫn mời gọi con đi vào làm vườn nho cho Chúa. NHỜ ƠN CHÚA CON LUÔN QUYẾT TÂM làm một người thợ chăm chỉ, khiêm tốn và cần mẫn trong vườn nho Nước Chúa. Amen.

     gpmytho

     

     

     

 

Subcategories