21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - MARYKNOLL SOCIETY

  •  
    Maryknoll Society
     
    Tue, Jul 14 at 1:37 PM
     
     
    How to save a life View in Browser
    Maryknoll Fathers and Brothers
    Maryknoll Fathers and Brothers
    Some children on the missions that Maryknoll helps
    Dear Deacon Nguyen,

    We think of food and water as the basics of life... two of our most precious gifts. And we consider ourselves fortunate to have both. I know I do. But for many children and families in the world, the basics are hard to come by.

    That’s why I wrote to you just a few days ago with an urgent request that should have arrived by now. It’s a letter with heartfelt messages from Maryknoll missioners overseas who are dealing with terrible realities: famine, drought, a global pandemic and even the impact of civil war.

    Our missioners are doing all they can to alleviate conditions on the ground—and to ease the human suffering that’s truly a heartache. But despite their efforts, the day-to-day challenges just aren’t going away. I’m writing now to say your gift to Maryknoll will be a blessing. Whatever amount you can offer is going to provide someone with the gift of hope.
    • With your help, Father Lance Nadeau, M.M. will be able to dig more water wells in Kenya. Just imagine what access to dependable, clean water will mean to poor rural families.
    • With your gift, Father Michael Bassano, M.M. and Father John Barth, M.M. will feed more families living in South Sudan’s war zone—and offer the comfort of the sacraments.
    • With your support, Father Charles Dittmeier, M.M. can expand his feeding program in Cambodia for the elderly, many of whom live alone and are unable to provide for themselves.
    • And in Peru, Father Joseph Fedora, M.M. will welcome your gift to support his feeding program for HIV+ inmates in one of Peru’s most notorious prisons.
    In Baptism each of us is called to love and serve the Lord. This is the scripture that inspires every Maryknoll missioner—and I hope moves you to share our calling:
    Then I heard the voice of the Lord saying, “Whom shall I send? Who will go for us?” “Here I am,” I said; “send me!” - Isaiah 6:8
    These same words are in the heart of every Maryknoll missioner. Our Fathers and Brothers are sent to serve the most vulnerable and to witness Christ’s mercy.

    Please join us as a missioner of the Gospel with your prayers and a gift for those in our care. Our message of compassion reaches individuals and families in 22 countries throughout the world. With your help, many more will know God’s love. Thank you for giving.
    Father Raymond J. Finch, M.M.
    May God bless you,

    Father Raymond J. Finch, M.M.
    Superior General
    P.S.: Our Fathers and Brothers are grateful for your gift to address famine and food shortages in so many parts of the world where we serve. Please make your secure donation online at www.maryknollsociety.org/ama. Be sure to include your Special Intentions so that I can pray with you.
    Donate Now
    Submit Your Prayer Intentions Here
    “And pray in the Spirit on all occasions with all kinds of prayers and requests. With this in mind, be alert and always keep on praying for all the Lord’s people.” ~ Ephesians 6:18
    The Maryknoll Fathers and Brothers serve the poor in 22 countries, and celebrate our faith through Mass, the Sacraments, and pastoral work. Help support our mission projects around the world.
    Like Us on Facebook Follow Us on Instagram Follow Us on Twitter Check Our Videos on YouTube
    Copyright © 2020 Maryknoll Fathers and Brothers, All rights reserved.

    You are receiving this email because you previously opted-in for Maryknoll announcements and/or are a prior Maryknoll donor.

    Our mailing address is:
    Maryknoll Fathers and Brothers
    PO Box 302
    Maryknoll, NY 10545

    You can update your preferences or unsubscribe from this list.
    supporter
     

CÁC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - NỤ CƯỜI NHÀ ĐẠO

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Jul 12 at 3:53 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    TRUYỆN CƯỜI NHÀ ĐẠO
    Xét Mình Xưng Tội

    Cha xứ khuyên giáo dân là cần phải xét mình kỹ lưỡng trước khi xưng tội.

    Một ông chồng chia sẻ kinh nghiệm về cách thức xét mình như sau:

    – “Tôi chỉ cần chọc vợ tôi một câu, vợ tôi sẽ nổi sung lên và đọc cho tôi nghe một lô các thứ tội mà tôi đã làm. Tôi chỉ việc lắng nghe và nhớ lấy. Thế là xong công việc xét mình, vừa mau lại vừa đúng”.

    ST
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - SỐNG DẪN VÀO HỎA NGỤC

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Jul 7 at 1:21 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    CÁCH SỐNG DẪN VÀO HỎA NGỤC
     

    Có hai người giàu sang sống trong thành Madrid cùng bảo nhau sống đời tội lỗi. Một đêm kia, một trong hai người mơ thấy người bạn của mình bị quân Hồi Giáo bắt và đem ra biển trong một ngày bão bùng giông tố. Tới phiên chính anh ta cũng sắp bị cùng chung số phận thì anh chạy tới cùng Mẹ Maria, hứa từ nay sẽ thay đổi đời sống. Anh thoát khỏi tay quân Hồi Giáo. Rồi anh lại trông thấy Chúa Giêsu ngôi trên ngai vàng và coi rất là giận dữ. Anh còn trông thấy Đức Mẹ xin Chúa khoan hồng cho anh.

    Khi người bạn đến thăm, anh kể lại giấc mơ nhưng người này chỉ cười nhạo báng không tin. Sau đó anh bạn đã mất mạng bởi một ai đó đâm bằng một lưỡi dao găm. Khi thấy những gì xẩy ra trong mơ đã thành sự thật, anh trở nên đạo đức và bán hết của cải. Tuy nhiên, thay vì cho người nghèo anh lại phung phí trong các cuộc vui chóng qua. Một ít lâu sau anh lâm trọng bệnh và thấy một thị kiến khác: Người bạn trẻ đã chết đang ở trong hỏa ngục vì đã bị Thiên Chúa kết án. Một lần nữa, anh chạy đến cùng Đức Mẹ, và một lần nữa Đức Mẹ cho anh khỏi bệnh. Khi khỏi bệnh rồi, anh lại sống cuộc đời bê tha tội lỗi hơn xưa. Một thời gian sau, anh phiêu lưu đến Lima, Nam Mỹ. Ở đó anh lại bị đau nặng và một lần nữa Thiên Chúa cho anh lành bệnh.

    Sau bao nhiêu lần nhận được ơn Chúa cứu, anh xưng tội và hứa với cha Francis Perlino, một cha Dòng Tên là sẽ thay đổi đời sống. Tuy nhiên, khi đến thăm người đàn ông tội lỗi ngài nghe anh ta than rằng: "Con đã hư mất rồi. Thật là đau khổ cho con, cha ơi! Hôm nay cha sẽ làm chứng cho sự trừng phạt của con. Cha biết không? Đây là kết qủa của tội lỗi con. Bây giờ con sẽ đi xuống hỏa ngục." Nói xong người đàn ông trút hơi thở cuối cùng, trước khi vị linh mục có cơ hội làm được gì để cứu linh hồn anh ta.

    Thánh Alphonsô de Liguori
     

 

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - THẬT SỰ LẮNG NGHE

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Jul 8 at 9:56 PM
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     

    CHÚNG TA CÓ THẬT SỰ BIẾT LẮNG NGHE NGƯỜI KHÁC KHÔNG?

     

    Ai trong chúng ta chưa bao giờ nghe bạn bè, người thân than phiền mình: “Bạn không nghe tôi gì hết!” chưa? Biết lắng nghe là một nghệ thuật khó khăn, nhưng không phải là không làm được!

    Chúng ta tất cả đều nhớ về một kinh nghiệm “mình đã thất bại.” Rõ ràng là mình đang ở trước mặt người đối diện, nhưng đầu óc mình để chỗ khác, lo nghĩ chuyện khác. Có phải đó là một ngày làm việc khó khăn, khi về nhà mình không để công việc ở sở qua một bên không? Có phải vì các con mãi chơi không nghe cha mẹ dặn dò không? Các hành vi đôi khi có tính cách khiêu khích này làm chúng ta không lắng nghe người thân. 
     
    Vì sao chúng ta không biết lắng nghe người khác?
     

    Đôi khi chúng ta mãi theo suy nghĩ của mình để rồi ngưng ngang câu người đối diện vừa bắt đầu nói, nhất là khi chúng ta đã biết: đôi khi đúng, nhưng cũng có khi sai! Chúng ta có bỏ thì giờ ra để nghe cho xong câu nói trước khi trả lời không? Chúng ta có tôn trọng sự chậm chạp diễn tả, đôi khi rất tỉ mỉ của người đối diện, nhất là khi chúng ta được trời phú cho đầu óc nhanh nhẹn không? Đôi khi sự lắng nghe của chúng ta bị giai đoạn vì người kia nhắc đến một kỷ niệm mà chỉ nghe một chữ thôi cũng đủ làm chúng ta nhớ lại các kỷ niệm khác. Khi đó chúng ta đi vào câu chuyện cá nhân của mình: “Cũng như tôi…!” và chúng ta độc quyền kể!

    Đôi khi chúng ta xúc động mạnh khi nghe kể về một hoàn cảnh. Chúng ta để mình bị xâm chiếm bởi các cảm xúc giận dữ, sợ hãi, phẫn nộ mà chúng ta thường không biết nguồn gốc, nó đến làm xáo trộn, thậm chí làm ngừng mọi khả năng lắng nghe, và có nguy cơ tạo các phản ứng không phù với hoàn cảnh thực tế lúc đó.
     

    Lắng nghe có những đòi hỏi của nó

    Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải ngừng sinh hoạt của mình. Các bạn có thấy biết bao nhiêu lần trẻ con đặt các câu hỏi tế nhị đúng lúc chúng ta bận nhất không? Nếu chúng ta không thể ngừng lại, thì chúng ta phải nhớ để sau đó trả lời cho các con. Lắng nghe đòi hỏi phải biết im và phải có một sự im lặng nội tâm. Nếu các mối bận tâm chiếm hết đầu óc thì chúng ta không còn khả năng tiếp thu được.

    Lắng nghe là cởi mở. Nếu chúng ta vẫn bám vào cái nhìn của mình, các xác quyết, các vững tin của mình thì chúng ta đặt rào cản để không tiếp nhận câu chuyện của người khác. Lắng nghe đòi hỏi một tấm lòng nhân hậu nội tâm. Thái độ này sẽ dễ dàng nếu chúng ta có được một bầu khí thanh thản, và nó sẽ khó hơn khi có quá nhiều căng thẳng.

    Vợ chồng và gia đình là nơi đào tạo tuyệt vời cho khả năng lắng nghe này. Khả năng lắng nghe sẽ tùy thuộc vào bình an nội tâm của chúng ta và cũng tùy thuộc vào khả năng có một độ lùi của chính bản thân. Nó đòi hỏi một sự hiểu biết về bản thân, điều này có được từ từ nhờ chúng ta ý thức được “các thất bại” trong lãnh vực này của mình.
     

    Lắng nghe, một đức tính kitô giáo

    Chính Chúa Giêsu cũng rất coi trọng việc lắng nghe khi Ngài nói: “Vậy hãy để ý tới cách thức anh em nghe” (Lc 8, 18). Lắng nghe người khác là nhận một món quà mà chỉ có người đó mới có thể tặng. Có phải anh em chúng ta là đền thờ của Chúa Thánh Thần đó không? Chúng ta có đặt tâm hồn mình sẵn sàng để đón nhận họ không? Tiến bước trên con đường này là mở lòng ra với mọi người đến với chúng ta, có phải đó là học để lắng nghe Chúa và để Ngài biến đổi chúng ta đó không?

    Và nếu trong lời cầu nguyện của chúng ta, khi chúng ta cần nói lên lòng biết ơn, các lo âu, các lời cầu xin thì chúng ta phải học thinh lặng, lắng đọng các tưởng tượng của mình để trở thành người biết lắng nghe, khi đó chúng ta mới có thể nghe Chúa Thánh Thần muốn nói gì với mình. Chúng ta mới tiếp nhận Lời Chúa như hạt giống rơi vào mãnh đất màu mỡ và mang hoa trái.

    Bằng cách thực tập các bài tập nhỏ này mỗi ngày giữa người thân trong gia đình, giữa bạn bè, và khi có được sự tiếp nhận nội tâm thì chúng ta sẽ tiến bộ dần dần. Lúc đó tâm hồn chúng ta sẽ dịu dàng khi nói với Chúa như người thanh niên trẻ Samuen đã nói: “Lạy Đức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe.” (1Sm 3, 9).

     
    ------------------------------------
     

 

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI -TUỔI GIÀ THẬN TRỌNG

  •  
    John Tornado
     
     
    Công cha dưỡng  dục dường non nước
    Nghĩa mẹ sinh thành tựa biển sông
     
    Ca dao Việt Nam.
     
     
    Đạo  làm con,
     
     
    Công cha như núi tản
    Nghĩa mẹ tựa sông Đà
    Biết lấy chi tả xiết
    Ôi một trời bao la.
     
    John nguyen
    7-2-2020

     
    Summer Beach
    Inline image

    Nỗi buồn lớn nhất của tuổi già là phải 
    thận trọng với con mình

     

     

    Con lớn lên, nhiều kiến thức hơn, dần thiếu kiên nhẫn và xem thường cha mẹ, khiến họ trở thành một "con nhím" thận trọng.

    Một độc giả gửi đến mục tâm sự của Sina câu chuyện của mình: "Tôi mua cho mẹ một chiếc điện thoại thông minh. Mẹ nhờ tôi dạy cách sử dụng. Tôi đã chỉ cho bà cách tải các ứng dụng, sau đó bật máy tính lên để chuẩn bị làm việc. Thế rồi mẹ vào, bà lại hỏi về một phần mềm mới. Lát sau, khi tôi đang xoay sở với đống việc, bà ở bếp than thở vọng ra rằng bà không thể dùng được chiếc máy mới. Dòng ý tưởng công việc bị cắt ngang khiến tôi bực dọc, tôi chạy vào bếp và gắt lên với mẹ. Bà ngước lên nhìn tôi khổ sở: "Hay là thôi, mẹ vẫn dùng điện thoại cũ". "Tùy mẹ, mẹ muốn thế nào cũng được", tôi sốt ruột bước ra ngoài, để mẹ một mình với cái điện thoại đời mới.

    Đêm khuya hôm ấy, khi chuẩn bị đi ngủ, tôi nhận được tin nhắn của mẹ: "Con à, mẹ đã già. Mẹ quên nhanh điều người khác nói. Mẹ cũng không nhớ cả điều mẹ đã nói. Lúc nấu cơm, có khi mẹ quên cả cắm phích. Con có thể kiên nhẫn hơn với mẹ không?".

    Những dòng mẹ viết làm mắt tôi ướt nhòe. Tôi biết, mẹ không dám nói chuyện trực tiếp với tôi nên đã nhắn tin. Tôi dằn vặt mình: Giá có thể kiên nhẫn hơn một chút nữa.

    Những ngày sau đó, mẹ không hỏi tôi về điện thoại nữa. Tự bà đã mày mò, tìm hiểu cách tải ứng dụng".

    Độc giả bày tỏ, anh biết mẹ anh đã tổn thương. Anh chia sẻ: "Điều đáng buồn nhất không phải là thái độ của tôi, mà là thông điệp tôi đã truyền tải qua thái độ ấy, nó nhắn nhủ với mẹ lại rằng: Mẹ đã già rồi, và đang dần trở nên vô dụng". Giờ đây, khi bình tĩnh nhìn lại, anh cảm thấy day dứt, vì đã để lại những vết sẹo trong lòng đấng sinh thành.

    Nỗi buồn lớn nhất của cha mẹ khi họ già đi, chính là buộc phải trở nên thận trọng hơn với con mình.

    Thủa ấu thơ, trong mắt trẻ, mẹ cha là người biết mọi thứ, mạnh hơn tất cả. Cha mẹ là hai ngọn núi, che chở, mang lại bình yên cho đứa con.

    Nhưng có một ngày, những "ngọn núi" ấy không còn sừng sững nữa. Đó là khi bố mẹ về già. Họ có nhiều điều không dám hỏi, không dám đề cập với con. Lý do đơn giản, tuổi tác khiến họ dễ tổn thương hơn. Đó còn là vì con cái dần thay đổi, trở nên thiếu kiên nhẫn, nhiều kiến thức hơn và dần xem thường người cha, mẹ. Điều đó biến cha mẹ thành một "con nhím" thận trọng.

    Bộ phim truyền hình nổi tiếng của Trung Quốc Gia đình hạnh phúc từng lấy đi nước mắt của nhiều người, vì những thông điệp mà nó mang lại. Nội dung phim xoay quanh một thanh niên giỏi giang, là bác sĩ của một viện lớn, tuy nhiên anh không thăng tiến được vì nhiều đồng nghiệp khác có gia đình bề thế, địa vị hơn. Một ngày, trong nỗi thất vọng vì mất đi vị trí tiềm năng, anh về nhà trách cứ bố mình: "Bố mỗi ngày cứ hỏi con có đói không? Bố chỉ lo được cho con chuyện đói, no, không thể nào lo cho con được sự nghiệp". Lời phàn nàn của đứa con làm người bố trống rỗng, đau khổ. Ông nói: "Là bố sai rồi, là bố không có khả năng đem lại cho con những điều tốt đẹp hơn".

    Sự đồng hành của cha mẹ trong mọi giai đoạn cuộc đời của con giống như một bức tường ngăn giữa con và "Thần Chết". Bất kể là lên 3, lên 5, hay 40, 60, bạn luôn cảm thấy cái chết ở rất xa chúng ta, khi cha mẹ còn ở bên. Tuy nhiên, khi đấng sinh thành về với cát bụi, những cảm xúc sẽ hoàn toàn thay đổi. Người con cảm thấy mình đã bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời, thấu hiểu rõ nỗi đau mất mát bởi sự mong manh của đời sống, họ trở nên già dặn hơn, cô độc hơn, và yếu đuối hơn, khi thiếu đi chỗ dựa quan trọng. Đó là lúc, con cái hiểu được giá trị trọn vẹn của cha mẹ mình.

    Để tránh làm bố mẹ tổn thương, con đừng:

    - Đổ lỗi cho sự "bất tài" của cha mẹ

    Bạn có thể trách bố mẹ không có khả năng đem lại điều bạn muốn, nhưng đừng quên rằng họ đã trao cho bạn khả năng. Việc bạn đạt được điều bạn muốn hay không, một phần lớn phụ thuộc vào năng lực của chính mình.

    - Phàn nàn về những phàn nàn của cha mẹ

    Lời phàn nàn có thể khiến bạn bực dọc, nhưng họ làm vậy vì thực lòng yêu thương và mong muốn bạn tốt đẹp hơn.

    - Cau có về sự chậm trễ của cha mẹ

    Khi còn nhỏ, chúng ta dựa vào cha mẹ để bước đi. Giờ bố mẹ đã già, phải dựa vào con cái để di chuyển. Mỗi khi họ chậm chạp, lề mề, hãy nhớ về thủa ban sơ của mình, bạn cũng không khác gì như vậy.

    - Ghét bỏ khi bố mẹ ốm

    Sinh lão bệnh tử, con người không ai thoát khỏi quy luật tự nhiên ấy. Khi cha mẹ còn trẻ, họ chăm sóc bạn từng tí, bên bạn khi bạn ốm đau. Lúc họ về già, đây là lúc quay lại vòng tuần hoàn ấy.

     

    Summer Beach
    Yahoo Mail Stationery

     

    --