21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - BÀI GIẢNG CỦA CHA VIANEY

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Jun 30 at 2:04 AM
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    NHỮNG BÀI GIẢNG TUYỆT VỜI CỦA CHA THÁNH VIANEY
     
    KIÊU NGẠO (2) 
     

    Suy gẫm cho kỹ mình là ai, chúng ta rất dễ dàng khiêm tốn, và con quỷ kiêu ngạo sẽ không còn chỗ đứng trong lòng chúng ta nữa.

    Kiêu ngạo là một quan điểm không đúng, một tư tưởng sai về mình. Người kiêu ngạo luôn ra vẻ khiêm nhường để người khác khen mình nhiều hơn. Càng ra vẻ hạ mình bao nhiêu, họ càng đi tìm sự tâng bốc cái tôi đáng ghét của mình bấy nhiêu. Người kiêu ngạo hay nói về những gì mình đã làm và đang làm; họ sống bằng lời cạ tụng của người khác, và ra sức tìm mọi cách để được khen nhiều hơn, vì họ không bao giờ cảm thấy đủ cả.
    Nếu các con làm chút gì phật lòng người kiêu ngạo, họ liền giận dữ kết tội các con là ngu dốt hay bất công với họ. Thật ra, chúng ta chỉ là con số không trong mắt Chúa. Chẳng phải rõ ràng và hiển nhiên chúng ta là hư vô, không thể làm được gì và rất khốn khổ đó sao? Chúng ta có thể sống thánh thiện, chẳng bao giờ phạm tội không?
    Suy gẫm cho kỹ mình là ai, chúng ta rất dễ dàng khiêm tốn, và con quỷ kiêu ngạo sẽ không còn chỗ đứng trong lòng chúng ta nữa.
    Hãy nhìn xem, cuộc đời chúng ta qua đi giống như cây cỏ – giờ thì mọc xum xuê, mai thì ủ rũ héo tàn; hay giống như những vỏ bắp, lúc mới hái thì tươi được một chút, rồi bị mặt trời làm khô héo ngay.
    Thật vậy, hiện giờ chúng ta đang còn sung sức, khỏe mạnh; nhưng có ngày thần chết sẽ đến bắt chúng ta về, giống như chúng ta đi thu hoạch hoa trái. Tất cả những gì hiện giờ có vẻ mạnh mẽ, rực rỡ, xinh đẹp, cũng chỉ là tạm bợ chóng qua. Vinh quang của thế gian này, tuổi trẻ, vinh dự, giàu sang, danh vọng, tất cả sẽ qua đi nhanh chóng, nhanh như thể đóa hoa sớm nở chiều tàn.
    Hãy nhớ rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ trở về cát bụi, sẽ bị quăng vào lửa như đống cỏ khô nếu chúng ta không biết kính sợ Thiên Chúa. Người tín hữu tốt lành biết rõ điều này, do đó họ không nghĩ đến thân xác nay còn mai mất; họ coi thường mọi việc ở đời này; họ chỉ nghĩ về linh hồn và làm thế nào để kết hợp với Thiên Chúa.
    Làm sao chúng ta có thể kiêu ngạo khi ngắm nhìn gương mẫu khiêm nhường của Chúa Giêsu để lại cho chúng ta mỗi ngày? Chúa Giêsu đã xuống thế mặc lấy xác phàm, sinh ra và sống cuộc đời nghèo khó, chết treo giữa hai tên trộm cướp. Người đã thiết lập Bí tích để trao ban Mình Máu Người cho chúng ta, và trong Bí tích này Người đã hạ mình thẳm sâu. Người vẫn tiếp tục ẩn mình trong Nhà Tạm, bị cô đơn, hiểu lầm bởi những kẻ vô ơn bạc nghĩa, và Người vẫn tiếp tục yêu thương và phục vụ chúng ta trong Bí tích này.
    Gương khiêm nhường của Chúa Giêsu để lại cho chúng ta thật cao cả biết bao! Hãy nhìn ngắm Người trên thánh giá do chính tội lỗi chúng ta đã đóng đinh Người; hãy nhìn ngắm Người đang mời gọi: “Hãy đến với Ta, và hãy học nơi Ta. Vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng!” Các thánh hiểu rõ lời mời gọi này. Vì vậy, các ngài luôn yêu thích sự nhục nhã và đau khổ. Theo gương các thánh, chúng ta đừng sợ hãi sống khiêm hạ và chịu sỉ nhục.
    Thánh Gioan Thiên Chúa lúc mới trở lại đã giả điên chạy trên đường phố, và nhiều người chạy theo ngài để ném đá; trên mình ngài lúc nào cũng có những vết máu và bùn dơ. Ngài im lặng như một người điên; ngài đã lợi dụng phương thuốc khắc nghiệt nhất này để chữa lành tính tự phụ của mình; và ngài đã đón nhận tất cả trong tinh thần sám hối ăn năn để đền tội lỗi trong quá khứ. Thiên Chúa nhân từ không đòi hỏi chúng ta những điều vĩ đại to lớn. Người muốn chúng ta sống hiền lành và khiêm nhường; như thế chúng ta sẽ luôn làm đẹp lòng Người, chúng ta sẽ giống như trẻ thơ, và Người sẽ ban muôn ơn lành để chúng ta đến với Người, và cùng vui hưởng hạnh phúc với các thánh.
    Thánh Gioan Maria Vianney

    Nguyên tác: The Little Catechism of curé of Ars
    Phaolô Vũ Đức Thành chuyển ngữ

     ---------------------------------

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - LÀM SAO ĐỂ THEO CHÚA

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, Jun 29 at 2:25 AM
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    LÀM SAO ĐỂ THEO ĐỨC GIÊSU?

     

    Thập giá không hẳn là khúc gỗ sần sùi. Đó là những gánh nặng của đời sống con người. Rất nhiều người tưởng đi theo Chúa thật dễ dàng. Họ nghĩ vào đạo là mọi gánh nặng khổ đau biến mất.

     

     

           

          Chắc hẳn tổ chức nào cũng có lề luật riêng. Ai bước vào tổ chức ấy đều phải chấp hành những quy định chung. Nếu đi theo một ai đó, bạn cũng cần chấp hành những yêu cầu của người ấy. Các học trò cần hiểu được những đòi hỏi của sư phụ, của người thầy. Khi đó họ mới có thể được thầy chấp nhận, hoặc tiến xa trong tương lai.

     

         Trong bài này, dĩ nhiên tôi không đề cập đến việc đi theo một người phàm nào đó để học làm ăn kinh tế hoặc võ công. Tôi cũng chẳng đề cập đến một tổ chức trần gian để phát triển kinh tế hoặc thăng tiến bản thân. Tôi muốn nói đến một Thiên Chúa là Đức Giêsu mà bài Tin Mừng hôm nay đề cập.

     

    Chủ đề nổi bật của đoạn tin mừng Chúa Nhật 13 thường niên[1] là từ bỏ. Từng chữ thánh sử Matthêu ghi ra trong tin mừng hôm nay cũng là chính kinh nghiệm của ngài. Là người thu thuế ở thành phố kinh tế Caphacnaum, dĩ nhiên Mátthêu có nhiều thứ. Giàu sang, địa vị và danh vọng của ông khối người mơ ước. Vậy mà sau lần Đức Giêsu gọi chọn ông làm tông đồ, ông liền đứng dậy, từ bỏ mọi thứ để theo Đức Giêsu (Mt 9,9). Nhiều người thời ấy chắc cho ông là điên khùng, nói ông bất thường và bảo ông bốc đồng. Tuy thế, ông đã thực sự từ bỏ mọi thứ để đi theo Đức Giêsu đến cùng.

     

    Từ bỏ ràng buộc bên ngoài

     

    Là người trong Nhóm Mười Hai, ông thấy các môn đệ kia cũng từ bỏ không kém. Người từ bỏ vợ con, người giã từ cha mẹ, người bỏ lại sự nghiệp chài lưới, người gác lại kế hoạch tương lai, v.v., để đi theo Đức Giêsu. Nhóm tông đồ này thực sự dành ưu tiên cho Đức Giêsu và kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Dĩ nhiên các ông cũng nghe được từng lời của Đức Giêsu, như là điều kiện để đi theo Thầy: “Ai yêu cha hay yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai hay con gái mình hơn Thầy, thì không xứng với Thầy.” (Mt 10,37).

     

    Các ông đều có gia đình, người thân và bằng hữu. Khi đi theo Đức Giêsu, tự dưng các ông chẳng còn nhiều giờ dành cho họ nữa. Nào là các ông phải rày đây mai đó, từ làng này qua làng khác. Hơn nữa, các ông còn phải ở lại với Đức Giêsu để Ngài dạy dỗ, huấn luyện. Chính Đức Giêsu biết hành trình này đòi hỏi nhiều gian nan. Khó khăn đầu tiên là các ông phải tách ra khỏi cuộc sống hằng ngày, những tương quan đời thường.

     

    Dĩ nhiên Đức Giêsu không dạy các ông (người ta) ghét cha mẹ, người thân. Ngài đòi từng người con phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Đó là điều răn của Thiên Chúa. Tuy vậy, mức độ tình yêu dành cho những người này hẳn là phải nhẹ hơn so với việc yêu mến Thiên Chúa. Nếu họ yêu người thân, gia đình hơn Thiên Chúa, ai dám chắc các môn đệ sẽ đi đến cuối con đường? Thực ra khi nói câu trên, Đức Giêsu muốn các môn đệ phải ưu tiên cho việc loan báo Tin Mừng Nước Trời. Người môn đệ phải đặt tình yêu Đức Kitô lên trên mọi tương quan gia đình.  

     

    Từ bỏ bận tâm bên trong

     

    Từ bỏ bên ngoài đã khó, loại bỏ những gì là chính mình còn khó hơn nhiều. Đây là điều kiện Đức Giêsu nói nhiều lần với các môn đệ: “Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy.” (Mt 10,38; Mc 8,34–36; Lc 9,23–24). Thập giá không hẳn là khúc gỗ sần sùi. Đó là những gánh nặng của đời sống con người. Rất nhiều người tưởng đi theo Chúa thật dễ dàng. Họ nghĩ vào đạo là mọi gánh nặng khổ đau biến mất. Họ ảo mộng về một Thiên Chúa luôn cất đi mọi bệnh tật và nghèo đói. Không! Thiên Chúa không loan báo “Tin Mừng Thịnh Vượng”[2]

     
     
     
    . Ngược lại, Thiên Chúa đòi người ta cùng với Đức Giêsu vác thập giá của mình để theo Chúa mỗi ngày.

     

     

    Vác thập giá nghĩa là họ phải chấp nhận những bài học khó khăn của Đức Giêsu. Khi bước theo Đức Giêsu, người ta không còn làm theo ý riêng mình nữa. Người ta cũng phải cắt tỉa để được sinh nhiều hoa trái. Cắt tỉa những gì là con người cũ, vốn không hợp với đường lối của Thiên Chúa. Theo bản tính tự nhiên, ai cũng chọn cho mình phần dễ dàng, thoải mái và bình yên. Gian khổ chắc người ta nhường cho người khác. Tin Mừng hôm nay Đức Giêsu đòi mỗi người làm ngược lại: chấp nhận mọi sự trong tin yêu và phó thác.

     

    Từ bỏ mạng sống

     

    Đức Giêsu vác thập giá lên đồi Canvê để chịu chết. Nếu ở phần trên, thập giá đòi người ta chết đi cho con người cũ, thì điều kiện tiếp theo Đức Giêsu đưa ra: “Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được.” (Mt 10,39; Ga 12,25). Có người nhận xét thật đúng: Sao đi theo Đức Giêsu khó quá, vào Đạo Công Giáo sao đòi hỏi nhiều thứ thế! Ở đây chúng ta phân biệt hai điều:

     

    – Theo Đức Giêsu cả đời này và đời sau. Nghĩa là quê hương đích thực của mỗi người là ở trên Thiên Quốc. Đây là kế hoạch yêu thương mà Thiên Chúa đã dành cho con người. Đức Giêsu muốn các môn đệ, Giáo Hội, loan truyền Tin Mừng này. Sau một đời trên dương thế, khao khát của con người chẳng phải đến một nơi hạnh phúc vĩnh hằng sao? Do đó, giả như ai có mất mạng sống vì Đức Giêsu, thì họ cũng được Thiên Chúa cứu đưa vào Thiên Quốc.

     

    – Đức Giêsu không dạy người ta ghét bỏ thân xác. Cuộc sống con người là thánh thiêng và là hình ảnh của Thiên Chúa. Chúa muốn người ta tôn trọng sự sống của chính mình và người khác. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh khó khăn đòi người môn đệ làm chứng cho Thiên Chúa, khi đó, họ phải ưu tiên VÌ THIÊN CHÚA. Chẳng phải Đức Giêsu đã liều mất mạng sống để chu toàn Thánh Ý Chúa Cha sao! Sau đó thân xác Ngài được phục sinh vinh hiển.

     

    Hẳn nhiên trước khi đưa ra những điều kiện trên đây, chính Đức Giêsu đã tuân thủ chúng mỗi ngày. Khi đi rao giảng Nước Trời, Ngài rời bỏ gia đình để ưu tiên cho “công việc của Thiên Chúa”. Mẹ Maria cũng vui mừng được theo Đức Giêsu trên mọi nẻo đường. Ngài yêu thương những người thân cận, nhưng luôn đặt tình yêu với Chúa Cha lên hàng trên hết. Ngài đã từ bỏ mọi thứ để tập trung vào việc Loan Báo Tin Mừng. Từ bỏ đến nỗi ngài “không có chỗ tựa đầu” (Lc 9,57–62). Đỉnh cao của việc từ bỏ được thấy trong Cuộc Thương Khó. Ngài đã hiến tế chính mình để cứu độ con người sau biến cố phục sinh.

     

    Thực ra với sức người, chắc chẳng ai có thể đáp ứng những điều kiện trên đây. Rất may mắn cho mỗi người là chúng ta luôn có Thiên Chúa. Với ơn của Ngài, mỗi người đi theo Chúa có thể từ bỏ mỗi ngày một chút. Càng yêu Chúa, muốn theo Chúa, họ càng dễ từ bỏ để hiến dâng. Thực tế có người vừa muốn theo Chúa vừa muốn theo thế gian. “Họ muốn làm tôi hai chủ”. Có nhiều người muốn theo Chúa gần hơn. Họ sống thanh thoát với đời sống vật chất. Họ phó dâng mọi sự trong tay Thiên Chúa; khi đó, chắc là những người này được tất cả. Càng từ bỏ, họ càng được gấp trăm. Đó là phần thưởng trên trời thật lớn lao đang chờ đón họ.

     

    Ước gì mỗi người xin với Chúa Giêsu ban cho đủ ơn thiêng, lòng can đảm và sáng suốt để đi theo Chúa. Nếu như mọi bôn ba của con người để đi tìm hạnh phúc, thì chính Đức Giêsu đang chỉ cho người ta đến hạnh phúc bình an. Tiếc là điều kiện của Chúa dường như quá thách đố với con người mọi thời. Tuy vậy, từ bỏ lại là con đường duy nhất để bước theo Đức Giêsu, Con Một Thiên Chúa có thể cứu độ mọi người. 

     

    Giuse Phạm Đình Ngọc SJ(dongten.net)

     

 

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI- ÀNH THÁNH TÂM CHÚA

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Jun 21 at 2:47 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    CÂU CHUYỆN VỀ BỨC ẢNH THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU

    Năm 1597 lệnh bắt đạo trên đất Nhật Bản gắt gao. Chỉ trong một tuần lễ, mọi cơ sở Công Giáo đều bị triệt hạ, giáo sĩ bị bắt gần hết, giáo dân bị phân tán và khủng bố tàn tạ. Tại vùng Odawara, Kamakura, người ta bắt được hai linh mục trẻ tuổi là Simauchi và Uzawa cùng nhiều ảnh tượng giải về Tokyo. Quan đại thần Tsukhamoto nhặt trong đống ảnh tượng một mẫu ảnh thật kỳ cục: người gì mà để trái tim ra ngoài!

    Tsukhamoto là một nhà nho uyên bác, có óc thực tế, thích tìm hiểu. Ông cầm mẫu ảnh trái tim coi qua rồi vứt vào sọt rác, nhưng đến tối, ông nhớ lại và nghĩ đến bức ảnh kỳ lạ kia hẳn có một ý nghĩa nào đó. Ông lượm lại bức ảnh để trên bàn và suy nghĩ. Trời đã về khuya, mà quan vẫn ngồi bất động một mình với bức ảnh trước mặt. Mãi đến gần một giờ sáng, vị đại thần mới thở ra nhẹ nhàng khoan khoái, tay cầm bút lông ghi dưới bức ảnh mấy chữ: “ĐỐI NGOẠI HỮU KỲ TÂM, ĐỐI NỘI VÔ TÂM GIẢ”.

    Từ đó Tsukhamoto đặt bức ảnh trái tim trên bàn làm việc một cách kính cẩn. Một hôm có ông bạn tên Osaki đến chơi thấy vậy hỏi: Thế nào, bạn lại thích ảnh tượng của bọn tà đạo rồi sao?

    Đứng về mặt chính trị của triều đình thì tôi không dám phản kháng. Nhưng về mặt văn hóa và nhân đạo thì tôi rất thích bức ảnh này. Phải chăng bức ảnh này đã nói lên chương trình và hành động cùng lối xử thế tổng quát của Kitô Giáo. Để ông bạn coi: đối với thiên hạ, tha nhân bên ngoài thì “HỮU TÂM”, còn với bản thân mình thì “VÔ TÂM”. Cho nên họ mới vẽ trái tim để ra ngoài… nghĩa là phải đem hết trái tim mình mà phục vụ xã hội, giúp ích cho đời; còn về phần mình thì xả kỷ, đừng bao giờ lo cho riêng mình, phải diệt cái ngã vị kỷ. Đem hết trái tim mình ra giúp đời giúp người. Nội bức ảnh này tôi thấy đầy đủ hơn cái học Từ Bi của Phật, khoan dung hơn cái Nhân Thứ của Khổng, cao siêu hơn cái Vô Ngã của Lão, mạnh mẽ hơn cái học Dũng Thuật của Thần Đạo Nhật Bản vậy. Một tôn giáo dạy phụng sự nhân loại, yêu thương mọi người, còn bản thân mình thì không màng tới, không quan tâm tới tư lợi, thì quả là ngay chính của thiên hạ vậy.

    Osaki cảm phục sự diễn đạt của bạn. Không ngờ Đạo Công Giáo lại hàm chứa một triết lý nhân sinh cao siêu như vậy. Từ đó hai ông trở nên người bạn chí thân và đã âm thầm chịu phép Rửa Tội, đồng thời vận động triều đình thả hai linh mục…

    Sưu Tầm
     
     
     
    .
     
     

 

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - PHUNG-KHIÊM NHƯỜNG-KIÊU NGẠO

  •  
    phung phung
    Sat, Jun 27 at 10:28 PM
     
     

    Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường (Mt 11:29)

    Tác giả: Phùng Văn Phụng

    Trong bảy mối tội đầu thì

    1)Thứ nhất là khiêm nhường chớ kiêu ngạo.

    Chúa Giêsu nhắn nhủ: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11:29).

    Trong một thế giới đề cao “cái tôi” và cách sống đầy ích kỷ như ngày nay, sống khiêm nhường là một thách đố lớn. Thế nên, chúng ta lại càng phải cố gắng tập sống khiêm nhường. Càng khó càng phải cố. Hãy bắt chước tác giả Thánh Vịnh mà luôn tự nhủ:

    Lòng con chẳng dám tự cao

    Mắt con chẳng dám tự hào, Chúa ơi!

    Đường cao vọng, chẳng đời nào bước

    Việc diệu kỳ vượt sức, chẳng cầu

    Hồn con, con vẫn trước sau

    Giữ cho thinh lặng, giữ sao thanh bình. (Tv 131:1-2)

    Lạy Chúa, xin ban thêm đức tin và sức mạnh của Chúa Thánh Thần để chúng con có thể sống khiêm nhường theo đúng Thánh ý của Chúa.

    2-“Hãy học cùng ta vì Ta khiêm nhường”

    Đức khiêm nhường là gì? Thưa là nhân đức nền tảng của đời sống đạo đức. Nhờ khiêm nhường, người môn đệ của Chúa có thể dễ dàng nhận ra được tiếng nói của Chúa và gặp được Ngài trong cuộc đời của mình. Nhờ khiêm nhường mà chúng ta thấy cuộc đời của mình vui tươi, hạnh phúc.

    Chuyện kể:

    Đầu tháng bảy năm 1870, một phái đoàn người Pháp đến chầu Đức giáo hoàng Piô IX tại Roma. Sau khi trưởng phái đoàn đã đọc bài chào mừng, Đức giáo hoàng đã nói chuyện thân mật với từng người và ai nấy đều xin ơn nọ ơn kia. Nhưng khi nhìn thấy một thanh niên có vẻ khô khan lạnh nhạt, Đức giáo hoàng đã hiền từ hỏi:

    – Còn con, con không xin ơn gì sao?

    Chàng thanh niên lạnh lùng đáp:

    – Thưa không.

    Đức giáo hoàng hỏi thêm:

    – Cha con còn sống không?

    Chàng thanh niên lửng khửng đáp:

    – Thưa còn.

    Đức giáo hoàng lại hỏi:

    – Còn mẹ con thì sao?

    Chàng thanh niên chậm chạp lí nhì đáp lại

    – Mẹ con chết lâu rồi.

    Bấy giờ Đức giáo hoàng cầm tay anh thanh niên mà nói với giọng cảm động rằng:

    – Con không xin ơn gì với cha; còn cha, cha xin con một điều, là con hãy cùng cha quì gối xuống đất, đọc một kinh lạy cha, một kinh kính mừng, một kinh sáng danh, cầu nguyện cho mẹ con được lên thiên đàng, và khi được hưởng mặt Chúa. Mẹ con sẽ xin cùng Chúa cho con được sốt sắng giữ đạo để sau này con cũng được lên thiên đàng với mẹ con. Nói xong Đức giáo hoàng quỳ xuống đất, hai tay chắp trước ngực, mắt nhìn lên trời, đọc kinh rất sốt sắng, làm cho chàng thanh niên phát cảm động phải khóc nức nở.

    Đức Giáo Hoàng quì xuống trước mặt mọi người. Ngài có làm gì lạ lùng không. Không. Ngài chỉ cùng đọc với mọi người những lời kinh đơn sơ nhất”.

    Chúng ta hãy nhìn vào đó mà bắt chước để cuộc sống của mỗi người chúng ta xứng đáng với Chúa hơn. Amen.

    3-Kiêu ngạo là gì? 5 dấu hiệu giúp bạn nhận biết người kiêu ngạo.

    Kiêu ngạo khác với khiêm nhường vì người kiêu ngạo:

    a)Luôn khẳng định mình đúng

    Kiêu ngạo là gì? Một dấu hiệu dễ thấy nhất của sự kiêu ngạo đó là luôn cho rằng mình đúng trong mọi trường hợp bất kể đúng sai và chẳng bao giờ tiếp thu lời khuyên, ý kiến của người khác.

    b)Luôn xem mình là trung tâm

    Những người kiêu ngạo luôn cho rằng bản thân mình là trung tâm của mọi người. Khi người kiêu ngạo đạt được một thành công nào đó, họ thích khoe khoang về những thành công của mình hơn là cảm ơn sự giúp đỡ của người khác.

    c)Luôn coi thường những người xung quanh

    Tính kiêu ngạo sẽ làm bạn luôn coi thường những người xung quanh. Họ luôn cho rằng mình giỏi hơn người khác. Họ thường xem thường đồng nghiệp và có thái độ khó chịu, chê bai người xung quanh.

    d)Không biết lắng nghe

    Những người kiêu căng sẽ không bao giờ dành thời gian để lắng nghe và chia sẻ với những người xung quanh.

    e)Không muốn nhận lỗi và thay đổi

    Đây là một điều tồi tệ mà những người kiêu căng thường mắc phải. Nhận lỗi và thay đổi là một việc làm rất khó khăn đối với họ. Họ là người luôn đỗ lỗi cho người khác.

    Kiểu người này có cái tôi rất cao, vì thế họ sẽ không bao giờ chấp nhận được việc bị người khác phê bình và dùng mọi lý lẽ để biện hộ cho những sai lầm và rắc rối mà mình đã gây ra.

    Thái độ kiêu ngạo làm cho mọi người sẽ dần dần xa lánh họ, họ sẽ là người rất cô đơn vì không có ai là bạn, không có ai dám tiếp xúc, nói chuyện với họ.

    4-Nguyên nhân kiêu ngạo.

    Thông thường những ai nếu thành công đôi chút như làm ăn khá giả, trả hết nợ nầng xe cộ, nhà cửa, có mức sống cao, dễ bắt đầu sự kiêu ngạo. Chỉ một mình ta là người giỏi hơn hết mọi người khác. Nếu có ai chạm tự ái họ, họ sẽ nỗi “khùng” lên, nặng lời, mắng chửi người khác không còn nể mặt, e dè.

    Bản chất kiêu ngạo của con người là do tổ tiên chúng ta, ông Adam và Eve truyền lại, đã không tuân lệnh Thiên Chúa, đã ăn trái cấm ở vườn điạ đàng, cũng như xây tháp Ba-ben để lên tận trời cao.

    Nếu con người không học tập, suy nghiệm, cầu nguyện, nhờ ơn trên giúp sức khó từ bỏ được tính kiêu ngạo.

    5-Hiện tượng kiêu ngạo:

    *Trong gia đình nếu gặp phải người kiêu ngạo, gia trưởng, bắt mọi người trong gia đình phải làm theo ý mình, không được trái ý, thì vợ con sẽ sống rất khổ sở vì không được tự do. Người kiêu ngạo thường hay lãi nhãi, la lối, cự nự, nếu có ai trong gia đình làm trái ý mình; đôi khi dùng cả bạo lực để khống chế người khác. Do đó, họ thường chịu cảnh cô đơn, hiu quạnh, vì không ai muốn nói chuyện, đến gần.

    * Anh Nguyễn luôn chỉ trích người khác, người nào càng nổi tiếng trong cộng đồng là thế nào anh cũng chỉ trích nói xấu.

    Một lần tôi nói: “Anh A. siêng năng, viết sách hay, súc tích”.

    Anh Nguyễn trả lời liền: “Cái thằng A. lăng xăng, lúc nào cũng như vội vã. Có gì mà hay đâu”.

    Tôi nói: “Anh H. chịu khó sinh hoạt nổi tiếng trong cộng đồng”.

    Anh Nguyễn trả lời ngay: “Cái thằng bợ đỡ, mặt mập, bịnh hậu…”

    Khi nhắc đến bất cứ ai thì anh Nguyễn cũng có âu nói dè biểu, chê bai, nói ra ngay những khuyết điểm của người đó. Đó là cái tật của anh Nguyễn.

    *Anh Trần đã có nhà. Có hai chiếc xe. Nên anh rất tự cao tự đại. Anh cho mình hơn người, không ai bằng anh. Anh có nghề nghiệp vững chắc, có tiền. Anh chỉ chiếc xe BMW và nói với tôi dẫn tôi đến bên xe của anh và nói: “Chú xem xe mới đẹp không? mới mua đó.”

    Anh chồng lúc nào cũng cho rằng mình đúng, vợ không được cãi. “Tao là nhất nhà rồi vì tao có tiền, tao có xe, tao có nhà đã trả hết, tao qua Mỹ chỉ cần 30 năm, tao đã thành công”.

    *Trong môt quốc gia nếu nhà cầm quyền kiêu ngạo, quá khích, khư khư giữ quan điểm của mình, không biết lắng nghe người khác.

    Hậu quả của “kiêu ngạo cộng sản” là sau khi chiếm được miền Nam ngày 30 tháng 04 năm 1975, cộng sản Việt Nam đã cắt đứt liên lạc ngoại giao với các nước Tây Phương, áp dụng chính sách tự cung tự cấp, chỉ dựa vào sự viện trợ của Liên sô mà thôi.

    Trong nước, cộng sản đã tịch thu tài sản của các nhà tư bản miền Nam, đầy họ đi vùng kinh tế mới, thành lập các hợp tác xã, đã làm cho toàn thể đất nước Việt Nam đi vào con đường đói kém, sản xuất ngưng trệ, kinh tế suy sụp, xã hội hỗn loạn. Nếu không có thay đổi từ năm 1986 trở về nền kinh tế tự do, (mà miền Nam đã áp dụng từ lâu), thì tình trạng đói kém, rối loạn xã hội không biết sẽ xảy ra như thế nào nữa. Nền kinh tế đang phát triển bị đẩy lùi hàng chục năm cho đến ngày nay (2020) vẫn còn thua kém so với các nước Đông Nam Á khác. Cũng vì kiêu ngạo không thèm thấy cái hay của Việt Nam Cộng Hòa đem ra áp dụng, mà phá bỏ tất cả, hậu quả giáo dục chậm tiến, văn hóa xã hội suy đồi, chính trị độc quyền, độc tài, không tôn trọng ý kiến khác biệt, nhân quyền không có.

    Kết: Bịnh kiêu ngạo làm cho gia đình rối loạn, nghi kỵ lẫn nhau, ganh ghét nhau, xung đột nhau, không có hạnh phúc, bình an.

    Bịnh kiêu ngạo làm cho nhà cầm quyền tưởng mình là “thánh”, là “đỉnh cao trí tuệ loài người”, không bao giờ chấp nhận sai lầm, khiến cho toàn thể dân tộc chịu điêu đứng vì quyết định sai lầm của mình. Ai dám nói ngược với ý của nhà cầm quyền thì bị chụp mũ phản động, tìm cách bỏ tù dài hạn.

    Tác giả: Phùng Văn Phụng

    Ngày 29 06-2020

    --------------------------------

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - HÌNH ẢNH CỦA CHÚA - Tracy NGuyen


  • TRACY NGUYỄN
     
    Thu, Jun 25 at 7:22 AM
     

    HÌNH ẢNH CỦA THIÊN CHÚA Ở THẾ GIAN

     

    Theo nhật báo Chứng Nhân kitô hữu (Témoignage Chrétien), vào năm 1941 có một vị linh mục bị Đức Quốc Xã giam trong trại tập trung dành cho người gốc Do thái. Như bao tù nhân khác, ngài cũng bị hành hạ và ngược đãi thậm tệ. Tuy nhiên ngài vẫn vui vẻ và luôn sẵn sàng giúp đỡ anh em đồng cảnh ngộ đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và tuyệt vọng.

    Trong cảnh tù đày đói khát, một vụn bánh còn quý hơn vàng, vậy mà ngài dám chia sớt phần ăn ít ỏi của mình cho những bạn tù yếu sức hơn.

    Những lúc trời rét buốt xương, tấm áo len được xem là kho tàng vô giá, thế mà có lần ngài tặng không chiếc áo len đang mặc cho bạn tù đang lâm trọng bệnh nằm run cầm cập trong xó nhà.

    Ngài là nhịp cầu yêu thương giữa những kẻ bất hoà, đem sự khích lệ tinh thần cho những tâm hồn sầu muộn... Ngài đã cứu được mấy bạn tù tuyệt vọng khỏi tự huỷ mình nhờ những khuyên lơn an ủi... Vì thế, các tù nhân trong trại rất yêu quý và xem ngài như người cha thứ hai. Họ đều gọi ngài cách thân thương là... Bố.

    Trong trại tù còn có một thanh niên bụi đời, lớn lên nơi đầu đường xó chợ, căm hờn mọi người, không ngần ngại phạm bất kỳ tội ác nào.

    Vị linh mục khả ái từng bước tiếp cận, trò chuyện, giúp đỡ, khuyên răn, và cuối cùng đã cảm hoá được chàng thanh niên chai đá và tưởng chừng như vô phương cứu chữa nầy. Ngài cũng mong ước dần dần dẫn dắt cậu về với đạo thánh Chúa.

    Thế rồi, một hôm, có lệnh chuyển cha sang trại Ao-sơ-vích (Auschwitz), một trại tập trung mà chỉ mới nghe danh xưng, mọi trại viên đều phải kinh hoàng. Đó là lò hủy diệt con người bằng những hầm hơi ngạt và lò thiêu xác.

    Trước khi chia tay với các bạn tù và đặc biệt với cậu thanh niên mới hoàn lương, ngài quyết định phải giới thiệu đôi nét về Chúa Giêsu cho cậu với hy vọng cậu sẽ trở thành người con Chúa.

    Ngài vỗ vai cậu và ôn tồn nói:  - "Này, con yêu của Bố, đã từ lâu Bố rất mong con nhận biết và trở thành môn đệ Chúa Giêsu."

    Cậu thanh niên thưa lại: - "Nhưng con chưa biết gì về Chúa Giêsu cả. Bố có thể kể sơ lược về Ngài cho con biết được không ?"

    Biết mình không còn thời gian để giới thiệu dông dài vì giờ chuyển trại sắp đến, vị linh mục già thinh lặng cúi đầu, cầu nguyện giây lát, rồi ngài ngẩng lên khiêm tốn đáp:

    - "Chúa Giêsu mà Bố muốn cho con tin và yêu mến, Ngài giống như Bố đây !"

    Bấy giờ cậu thanh niên nhìn thẳng vào mắt ngài cách trìu mến và chân thành đáp lại:

    - "Nếu Chúa Giêsu mà giống Bố thì có thể một ngày nào đó, con sẽ tin và yêu mến Chúa Giêsu!"

     

    Sau thế chiến thứ hai, người ta không còn gặp lại vị linh mục nầy nữa. Còn cậu thanh niên thì được sống sót qua các trại tập trung trở về với gia đình và đã thuật lại câu chuyện trên đây về một mục tử đã thực sự trở thành hình ảnh trung thực của Chúa Cứu Thế. Cũng chính nhờ hình ảnh Chúa Giêsu ngời sáng lên nơi con người và cuộc đời của vị mục tử tốt lành nầy, chàng thanh niên được cảm hoá và trở thành người con Chúa.

     

    (Trích : Thắp Sáng Tin Yêu Hy Vọng)