CAC BÀI ĐỌC GIẢ GỞI TỚI - DANH NGÔN THÁNH PIO NĂM DẤU
- Details
- Category: 21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới
TÁM ĐIỀU THƯỜNG LÀM TA KIỆT SỨC
Bởi đâu mà ta trở nên kiệt sức, uể oải và chỉ muốn buông trôi tất cả, để mặc ra sao thì ra? Có nhiều lý do, nhưng thường là do 8 nguyên nhân sau:
Từ loài người đến loài vật và thậm chí là những vật vô tri, đều cần năng lượng để sống và hoạt động. Kinh nghiệm cho thấy, có những lúc chúng ta thấy mình tràn trề sức sống, như thể muốn bật tung cả thế giới, nhưng cũng có khi ta thấy nguồn lực ấy trở nên yếu ớt, nhỏ giọt trong mình. Bởi đâu mà ta trở nên kiệt sức, uể oải và chỉ muốn buông trôi tất cả, để mặc ra sao thì ra? Có nhiều lý do, nhưng thường là do 8 nguyên nhân sau:
Là loài thụ tạo, chúng ta không có sức mạnh vô biên. Dù tài giỏi đến mức nào, cũng sẽ đến một giới hạn nào đó ta không thể vượt qua. Chấp nhận sự bất tài, yếu kém của mình không phải là nhu nhược nhưng là một kiểu khôn ngoan, một sự khiêm tốn. Đôi khi, việc để chúng ta rơi vào những thất bại cũng là cách mà Tạo Hoá dạy cho chúng ta biết về thân phận của mình và thái độ mà chúng ta cần phải có. Ta không đủ sức để đấu với Trời. Bởi thế, cái gì vượt tầm kiểm soát của mình, ta cũng không nên lao đầu vào, để rồi đầu tư công sức vào những chuyện chẳng đi tới đâu, lại cuối cùng cho ta những thất bại ê chề như con dã tràng xe cát biển Đông. Tv 131 chỉ cho chúng ta cách thức để có bình an là “đường cao vọng chẳng đời nào bước, việc diệu kỳ vượt sức chẳng cầu” là vì vậy.
Hướng đến sự hoàn hảo là điều tốt. Chẳng ai trong chúng ta thích sự dở dang. Nhưng cầu toàn lại là một điều khác. Đó là một thái độ lúc nào cũng muốn mọi thứ phải chỉnh chu 100%, không một chút sai lệch nào. Người cầu toàn là người không chấp nhận những sai lỗi, dù là nhỏ bé nhất. Ở một khía cạnh nào đó, họ sợ bị người ta phát hiện cái sai của mình, sợ bị đánh giá là kém cỏi. Bởi thế, họ dốc toàn lực để biến mọi sự trong tay mình trở thành hoàn hảo nhất để không ai có thể chê trách họ điều gì. Người cầu toàn thường chỉ tin vào chính mình, nên thậm chí khi đã giao việc cho ai, họ cũng không an tâm và muốn kiểm soát mọi sự. Bởi thế, họ tự làm khổ mình và cũng làm khổ người khác. Điều trớ trêu là làm sao tránh được có những lúc sai sót. Dĩ nhiên là không được xuề xoà, qua loa, nhưng quá cầu toàn cũng làm cho mình rất mệt mỏi vì cứ mãi sống trong nỗi sợ.
Chúng ta không thể sống mà chỉ biết lo cho mình. Đó là lối sống ích kỷ, đáng bị lên án. Tuy vậy, con người chúng ta rất phong phú, chẳng ai giống ai, mỗi người lại có những vấn đề riêng mà chỉ mình họ mới giải quyết được. Hơn nữa, thế giới này có rất nhiều người, mối bận tâm của chúng ta chỉ có thể dừng lại ở một vài đối tượng nào đó, chứ không thể trải dài bao trùm tất cả. Ngoài ra, cũng có những vấn đề của người khác mà chẳng liên quan gì đến mình. Tỏ bày sự liên đới hay quan tâm đến nhau là điều rất cần thiết, nhưng có khi chúng ta cũng phải biết ranh giới của sự quan tâm ấy. Nếu không, nó sẽ biến thành một kiểu tò mò hoặc chỉ đơn thuần là thương hại. Quá bận tâm đến chuyện của người khác cũng có thể làm ta quên những vấn đề của chính mình. Điều đó thật chẳng tốt tí nào!
Cũng trong lĩnh vực tương quan với người khác, sự giúp đỡ lẫn nhau luôn được đánh giá cao, đặc biệt trong thời buổi ngày nay, khi mà người ta thường chỉ biết lo cho mình. Nhưng sự giúp đỡ, để có được hiệu quả mong chờ, cũng đòi hỏi sự cộng tác của cả hai. Ta sẽ trở nên mệt mỏi và kiệt sức khi cố gắng làm điều tốt cho ai đó, mà người đó chẳng cần nó hoặc không muốn đón nhận nó. Họ cứ gạt nó đi trong khi ta cứ muốn đổ mọi nỗ lực cố gắng về phía họ. Suy cho cùng, dù nó có xuất phát từ lòng tốt, nó cũng lấy đi của chúng ta rất nhiều thời gian và công sức.
Đặt mình trong sự so sánh với người khác là điều ngu xuẩn nhất và làm mình mệt mỏi nhất. Ta chẳng có lý do gì để phải làm điều đó cả. Nhìn về người khác để học hỏi là điều cần làm, nhưng không phải để so sánh thiệt-hơn với họ. Cứ lắng nghe những góp ý, sửa dạy của người ta, nhưng đừng bao giờ để mình bị suy sụp bởi những lời đó. Chính ta phải là người quyết định cho sự hạnh phúc của ta, chứ không phải trao nó cho những nhận xét của người khác. Ta trở nên tốt hay xấu là do nỗ lực của bản thân chứ không phải do những đánh giá của người khác. Bởi thế, người khác nói gì, nghĩ gì về ta chỉ nên là chất liệu tham khảo, chứ không phải là yếu tố quyết định chung cuộc.
Nên kết thân với ai, trò chuyện với ai, xin lời khuyên từ ai… cũng là một yếu tố rất quan trọng quyết định tình trạng sung mãn của mình. Cứ sự thường, thường xuyên tiếp xúc với người có suy nghĩ tiêu cực thì chính chúng ta cũng sẽ trở nên tiêu cực vào một lúc nào đó, dù có khi trước đó, ta đã từng rất hừng hực quyết tâm và cố gắng. Hãy khôn ngoan chọn người nào có khả năng truyền cảm hứng cho bạn để trao đổi và lắng nghe những lời khuyên của họ vì họ sẽ mang đến cho bạn nhiều nguồn năng lượng tích cực. Chúng ta sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều bởi môi trường chung quanh mình. Đừng để mình bị tổn hao năng lượng bởi người vốn dĩ chẳng có tí năng lượng nào trong người.
Không làm điều vượt sức mình đã là một thành tựu, không làm điều vô ích cũng là điều mà chúng ta cần phấn đấu. Nói nôm na, đó là đừng làm cái gì mà nó chẳng mang lại lợi ích tốt đẹp gì cho mình. Những việc chúng ta đầu tư thời gian và sức lực để làm phải nhắm đến một thành quả nào đấy. Chuyện vô ích là những chuyện “ba láp ba xàm”, “tào lao”… “Vô ích” ở đây đôi khi không phải là không hề mang đến lợi ích gì (vì thật ra chẳng có gì mà không có ích), nhưng lợi ích ấy quá nhỏ bé, chẳng xứng tầm với công sức bỏ ra, hoặc không đóng góp đáng kể cho sự thành toàn, hoàn thiện của bản thân và người khác. Đổ dồn công sức vào những việc đó có thể làm ta quên đi những việc khẩn thiết và hữu ích hơn. Ta cũng sẽ mất đi nhiều năng lượng cho nó một cách vô duyên.
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ(dongten.net)
Một vị thiên sứ nghe lời cầu nguyện của ông, thiên sứ xuất hiện và trả lời, "Thật tiếc, nhưng ngươi không thể mang theo tài sản của nguơi đâu."
Người giàu có van nài thiên sứ hãy trình lên Chúa đề xem thử Chúa có thể đặc cách cho ông lần này không.
Ông ta cứ liên tục cầu nguyện nài xin Chúa để được phép mang theo của cải với mình. Vị thiên sứ lại xuất hiện, cho ông biết rằng Chúa quyết định đồng ý cho ông mang theo một va-li chứa điều quý nhất của ông khi ông chết. Ôi! sung sướng quá sức, ông ta kiếm cái va-li to nhất, nhét đầy những thỏi vàng ròng vào đó, rồi đặt bên cạnh giường mình.
Sau đó không lâu, người giàu này qua đời và đến trình diện trước cửa thiên đàng để chào ông Phero. Nhìn cái va-li to kềnh, ông Phero hỏi, "Hượm đã, ngươi không thể mang theo cái vali kia vào đây!"
Nhưng người giàu có giải thích rằng ông ta được phép mang vào cái va-li này, ông bảo ông Phero đi kiểm tra lại xem. Cuối cùng, Phero kiểm tra và quay lại nói, "Ông nói phải, ông được phép mang 1 túi xách vào thiên đàng, nhưng ta phải kiểm tra xem nó chứa gì trước khi cho ngươi mang vào."
Ông Phero mở va-li để kiểm tra những vật thuộc thế gian mà ông giàu có kia yêu quý vô cùng, không nỡ để lại trần gian... và rồi, ông Phero ngạc nhiên hỏi lớn, "Ngươi là thợ làm đường à, sao lại mang theo nhiều gạch lát đường vào thiên đàng thế?"
|
||||||||||||||||||||||||||||||
|
PHÉP THIÊNG ĐỂ CẢM NHẬN MÌNH LÀ NGƯỜI
Mỗi người trong chúng ta là một bó của nhiều xung năng tình dục chưa được thuần, của ham muốn man rợ, khao khát, bồn chồn, cô đơn, không hài lòng, tình dục, và vô độ.
Thật bình thường khi chúng ta cảm thấy mình ngồi không yên như khi còn nhỏ, cô đơn khi ở tuổi thiếu niên và hụt hẫng vì thiếu mật thiết khi đến tuổi trưởng thành; sau tất cả, chúng ta sống với các ham muốn không thỏa mãn đủ mọi loại, mà sẽ không ai thỏa trọn vẹn khi còn ở phía bên này của cõi vĩnh hằng.
Các ham muốn này đến từ đâu? Vì sao nó không thể nào thỏa mãn được? Ý nghĩa của chúng là gì?
Khi còn là một cậu bé, các bài giáo lý tôi học, các bài giảng tôi nghe đã trả lời các câu hỏi này, nhưng với một từ vựng quá trừu tượng, quá thần học và thiên về giáo hội nên không giúp được gì nhiều cho tôi về mặt hiện sinh. Chúng để lại cho tôi cảm giác đó là câu trả lời, nhưng không phải là câu trả lời có thể giúp tôi. Thế là tôi lặng lẽ chịu đựng sự cô đơn và bồn chồn. Thêm nữa tôi lo lắng vì tôi cảm thấy không thiêng liêng theo cách tôi cảm nhận. Dạy dỗ trong nhà tu dù phong phú cũng không mang lại cho tôi nụ cười nhân lành nào của Chúa về các bồn chồn và bất mãn của tôi. Tuổi dậy thì và sự khuấy động do ý thức tình dục làm cho mọi chuyện tệ hơn. Bây giờ không chỉ là bồn chồn và bất mãn, mà cảm giác ám ảnh làm cho tôi có cảm tưởng mình có tội.
Đó là tâm trạng của tôi khi bước vào đời tu và vào chủng viện ngay sau khi xong trung học. Dĩ nhiên sự bồn chồn vẫn tiếp tục, nhưng các môn triết học và thần học đã giúp tôi hiểu về những thao thức không ngừng khuấy động trong tôi và cho tôi phép thiêng để giúp tôi thỏa hiệp với các chuyện này.
Điều này bắt đầu trong năm tập sinh với bài nói chuyện của một linh mục khách đến thăm. Chúng tôi là các tân chủng sinh, đa số vừa mới cuối tuổi vị thành niên, và dù bước vào đời tu, chúng tôi vẫn còn bồn chồn, cô đơn và căng thẳng về tình dục. Vị khách của chúng tôi bắt đầu buổi nói chuyện bằng câu hỏi: “Các con có hơi bồn chồn không? Các con có cảm thấy mình hơi bị khép kín ở đây không?” Chúng tôi gật đầu. Cha nói: “Các con nên như vậy! Các con phải nhảy ra khỏi da thịt mình! Tất cả năng lực tuổi trẻ đang sôi sục trong các con! Các con phải phát điên! Nhưng không sao, đó là những gì các con cảm nhận nếu các con có sức khỏe! Đó là bình thường, là tốt đẹp. Các con còn trẻ, rồi mọi thứ sẽ ổn!”
Khi nghe các lời này, có một cái gì như được giải phóng trong tôi. Lần đầu tiên, trong một ngôn ngữ thực sự nói thẳng với tôi, một người đã cho tôi phép thiêng để tôi được thoải mái trong chính da thịt của tôi.
Các môn văn học, thần học và thiêng liêng tiếp tục cho tôi phép thiêng này, cả cách chúng đã giúp tôi hình thành một một ý tưởng về lý do tại sao những cảm xúc này lại có trong tôi, cách chúng bắt nguồn và ý nghĩa của chúng trong Chúa, và làm thế nào mà chúng không trong sạch và nghịch đạo.
Khi nghĩ lại các môn học của tôi, đến một số người nổi bật trong việc giúp tôi hiểu được tính cách hoang dã, vô độ, ý nghĩa và điều tốt tối thượng của ham muốn con người. Đầu tiên là Thánh Augutinô. Câu nói nổi tiếng bắt đầu quyển Lời thú tội của ngài: “Chúa đã dựng nên con cho Ngài, lạy Chúa, và tâm hồn chúng con luôn thao thức cho đến khi nó được an nghỉ trong Chúa”, câu này mãi mãi là then chốt giúp tôi liên kết các thứ khác lại với nhau. Với câu này, bí mật của tôi đã được tổng hợp, tôi gặp câu nói này nơi Thánh Tôma Aquinô: Đối tượng đầy đủ của trí tuệ và ý chí là tất cả đều như vậy. Điều đó nghe có vẻ trừu tượng nhưng dù ở tuổi hai mươi, tôi hiểu ý nghĩa câu này: Ngắn gọn, mình cần trải nghiệm điều gì để cuối cùng có thể nói “đủ”, tôi đã thỏa mãn hết chưa? Câu trả lời của Thánh Tôma Aquinô: Mọi thứ! Sau này trong nghiên cứu của tôi, tôi đọc Karl Rahner. Giống như Thánh Tôma Aquinô, ông cũng có thể trừu tượng một cách vô vọng, chẳng hạn ông định nghĩa con người là tiềm năng vâng lời cực mạnh sống bên trong một thực thể siêu nhiên. Có thật không? Ồ, chủ yếu ông muốn nói ở đây là ý nghĩa của lời khuyên mà ông từng đưa ra với một người bạn: Trong sự dằn vặt về sự không tự đủ của tất cả những gì chúng ta có thể đạt được, cuối cùng chúng ta học ở đây, trong cuộc sống này, sẽ không có bản giao hưởng nào trọn vẹn.
Cuối cùng, trong các nghiên cứu của tôi, tôi đã gặp con người và suy nghĩ của linh mục Henri Nouwen. Ngài tiếp tục dạy tôi ý nghĩa cuộc sống và không bao giờ được thưởng thức bản giao hưởng kết thúc, cha nói lên điều này với một thiên tài độc đáo trong một từ vựng mới. Đọc Nouwen, giống như mình đối diện với chính mình, dù mình vẫn ở bên trong tất cả các bóng của mình. Cha cũng giúp cho bạn cảm giác rằng đó là bình thường, khỏe mạnh, và không phải là không trong sạch hoặc không linh thiêng để cảm thấy tất cả các xáo trộn hoang dã với các cám dỗ cùng lúc có trong con người mình.
Mỗi người trong chúng ta là một bó của nhiều xung năng tình dục chưa được thuần, của ham muốn man rợ, khao khát, bồn chồn, cô đơn, không hài lòng, tình dục, và vô độ. Chúng ta cần có phép thiêng để biết điều này là bình thường và tốt lành vì đó là điều tất cả chúng ta đều cảm nhận, trừ khi chúng ta bị trầm cảm bệnh lý hoặc khi chúng ta đã kìm nén quá lâu các cảm nhận này đến mức bây giờ chúng thể hiện một cách tiêu cực mang tính hủy diệt.
Tất cả chúng ta cần một ai đó đến thăm bên trong con người “tập sinh” đặc biệt của chúng ta, hỏi chúng ta xem chúng ta có bị bồn chồn đau đớn, và khi chúng ta gật đầu, họ sẽ nói: “Tốt Tốt! Bạn có thể cảm nhận như vậy! Như thế có nghĩa là bạn khỏe mạnh! Các bạn biết rằng Chúa đang đang mỉm cười chuyện này với bạn!”
Ronald Rolheiser,
Nguyễn Tùng Lâm dịch