21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI- CHUYỆN CƯỜI

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Jul 29 at 2:00 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    TRUYỆN CƯỜI NHÀ ĐẠO

    Tha Thứ Có Điều Kiện

    Johnny và em trai cãi lộn với nhau. Trước khi đọc kinh tối, mẹ của Johnny nói với nó: “Bây giờ mẹ muốn con tha thứ cho em con”.

    Nhưng Johnny không ở trong tâm trạng sẵn sàng tha thứ, liền nói: “Không, con không tha thứ cho nó”.

    Mẹ nó dịu dàng thuyết phục nó nhiều cách nhưng không có hiệu quả. Sau cùng, bà nói: “Nếu như tối nay em con chết, con cảm thấy thế nào nếu con biết con đã không tha thứ cho em con ?”

    Johnny có vẻ đồng ý, sau một phút lưỡng lự nó nói: “Được rồi con tha thứ cho nó. Nhưng nếu sáng mai nó vẫn còn sống, thì con sẽ đánh nó”.

    ST
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - NỤ CƯỜI NHÀ ĐẠO

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, Jul 27 at 1:48 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    TRUYỆN CƯỜI NHÀ ĐẠO

    Muốn Xưng Tội Trước

    Chiều hôm ấy thật đông các bà đến xưng tội và bà nào cũng muốn xưng tội trước. Họ chen lấn nhau thật lộn xộn và ồn ào, cha xứ đang giải tội phải ra khỏi toà, nhẹ nhàng nói với các bà:

    – Tôi sẽ ưu tiên cho các bà nào có nhiều tội nhất thì xưng trước.

    Bà nào bà nấy êm ru không hề nhúc nhích, lại còn nhường nhau thật khiêm tốn.

    ST
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - ĐAMINH TAM HIỆP - GIÁ TRỊ SỰ THỊNH LẶNGLẶNG

 
Hội dòng Đaminh Tam HiệpHội dòng Đaminh Tam Hiệp

  •  
     
     
     
     
     
     
     
     

     


     
     
    ===========================================
     
     

    GIÁ TRỊ CỦA SỰ THINH LẶNG

     

    Cuộc sống của chúng ta được bao phủ bởi rất nhiều tiếng ồn, từ sáng sớm cho đến khi đêm về.  Hơn nữa, trong thế giới hiện đại hôm nay, con người dễ bị cuốn hút bởi những gì náo nhiệt rộn ràng, nhất là tuổi trẻ.  Không mấy ai đam mê những khoảng lặng vô âm.  Tuy vậy, khi trải nghiệm và sống trong tiếng ồn, con người lại cảm thấy mệt mỏi và muốn tìm một chốn bình an, yên tĩnh.  Khi đã rã rời vì tiếng ồn, con người lại khát khao và tìm đến những giá trị của thinh lặng.

     

    Thinh lặng bên ngoài

     

    “Giữa những xao động của nhân thế nổi trôi, giữa những sục sôi tranh chấp trong kiếp người, giữa những đẹp tươi hay ê chề thất bại, con xin dành một cõi rất riêng tư cho Giêsu, Đấng Tình Yêu thẳm sâu.” (“Một Cõi Riêng Tư” nhạc sĩ Thái Nguyên).

     

    Thế giới hôm nay thực sự rất ồn ào và “ô nhiễm.”  Nó khiến cho con người khó có thể thinh lặng.  Facebook, internet, games, điện thoại, các tương quan phức tạp… lôi kéo con người vào trong khía cạnh bất an của nó.  Con người chúng ta cũng dễ bị dẫn dụ vào trong thế giới đó vì nó hấp dẫn và có nhiều mới lạ.  Chính vì thế, con người cũng thích ồn ào với thế giới vui nhộn và đang thay đổi rất nhanh với nhiều hấp dẫn.

     

    Không chỉ thế, có nhiều người cũng thích nói nhiều.  Nó trở nên như là một căn bệnh.  Phải nói thì người đó mới cảm thấy đó là lẽ sống của họ.  Họ nói nhưng còn nói to.  Có người thì phải nói để giữ thế thắng.  Có người nói nhiều để minh chứng khả năng hiểu biết và vốn kiến thức của mình.  Tuy nhiên, càng nói nhiều thì càng chứng tỏ người nói chẳng có gì giá trị.  Vì khi nói nhiều, chúng ta không có khả năng giữ lại những gì sâu sắc.  Nói là khả năng con người dùng để chuyển tải thông tin đến với người khác trong khi đó, nếu chúng ta không có gì giá trị trong lòng thì nói cũng vô ích vì những thông tin đó cũng giống như những âm thanh bên ngoài.  Tạp âm.  Lúc đó, tiếng nói trở thành thứ tiếng ồn gây khó chịu và nó có thể khiến người khác không có thiện cảm đối với người nói.  Nói như thế giống như rượu ngon pha chung với nước lã.  Nó khiến cho nội tâm hay thế giới bên trong mất chiều sâu và trở thành hời hợt.  Rượu lạt.  Giếng cạn.

     

    Thinh lặng bên trong

     

    Henri de Lubac nói rằng: “Chúng ta chỉ trở nên viên mãn khi trở nên trầm lặng trong cuộc sống nội tâm.”[1]  Chiều sâu nội tâm diễn tả kho tàng riêng của mỗi người.  Nếu một người biết thinh lặng, người đó có khả năng thu nhận kiến thức, đúc kết kiến thức, và sử dụng kiến thức một cách hiệu quả.  Hiệu quả ở đây có nghĩa là để cho quyền năng của Chúa tác động trên những lựa chọn của người đó.  Tương tự, giá trị của kết quả có tính thiêng liêng.

     

    Thinh lặng bên trong khiến cho người thủ đắc có một vẻ trầm mặc và điềm tĩnh.  Họ giống như giếng nước trong và rất sâu.  Thực sự, khi nhìn vào con người có nội tâm sâu sắc, người khác bắt gặp một cảm giác bình an, một vẻ thông thái và an nhiên tự tại.  Con người của hòa bình.  Ai đó đã nói rằng: thinh lặng biểu lộ sự khôn ngoan quả là không sai.

     

    Thinh lặng và kiên nhẫn

     

    Khi thinh lặng, chúng ta có thời gian để suy gẫm và hiểu cho kỹ cũng như suy xét cẩn thận về cách sống và cách đối nhân xử thế.  Chúa Giêsu là một mẫu gương tuyệt vời cho thấy mối tương quan giữa thinh lặng nội tâm và sự kiên nhẫn.  Trong Tin mừng Gioan, khi người ta dẫn đến trước mặt Chúa người phụ nữ ngoại tình để gài bẫy Ngài, Chúa Giêsu đã thinh lặng lắng nghe những lời kết án người phụ nữ từ những người cầm quyền Do thái. “Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người.  Nhưng Đức Giêsu cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất.  Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi.” Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất.  Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi” (Ga 8, 6-9).

     

    Chiều sâu nội tâm nơi Đức Giêsu là sự thinh lặng nơi tòa án khi Ngài bị xét xử.  Đức Giêsu không nói một lời nào bất chấp những lời kết án oan khiên và bị đánh đập.  Tột đỉnh của chiều sâu nội tâm nơi Ngài là sự hy sinh chấp nhận chết trên thập giá, bị xỉ vả, bị làm nhục đủ kiểu nhưng Ngài vẫn lặng thinh và cầu nguyện “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34).  Ngài không lên tiếng chửi rủa những kẻ hành hạ Ngài.  Ngài kiên định với kế hoạch cứu độ và vâng phục Thánh ý Chúa Cha: “Lạy Cha, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mc 14, 36).  Sự kiên nhẫn đó cho chúng ta hiểu một chân lý khác đó là tình yêu.  Càng biết thinh lặng, chúng ta càng biết yêu một cách chân thành và yêu bằng cả con tim và tính mạng.  Hay nói đúng hơn, nội tâm sâu sắc hay tình yêu sâu sắc sẽ làm chúng ta biết thinh lặng, và thinh lặng nội tâm diễn tả tình yêu mạnh hơn bất cứ sức mạnh ngoại tại nào.

     

    Thinh lặng và hạnh phúc

     

    Thinh lặng và hạnh phúc nội tại đi liền với nhau.  Có những người thinh lặng vì giận hờn, thinh lặng để dằn mặt, thinh lặng vì không muốn nói, thinh lặng vì không muốn đụng chạm, thinh lặng cho bớt phiền phức.  Thinh lặng kiểu đó như là một bức màn ẩn giấu sự không hài lòng phía sau.  Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn.  Con người không thể giấu cảm xúc của mình qua những cử chỉ thể lý đó.  Tất cả hiện lên trong ánh mắt.  Có người lấy lý do thinh lặng để tránh tiếp xúc với người khác và che lấp sự hiềm khích, nhưng ánh mắt của người đó khó có thể giấu được sự hiềm khích.  Có người giả nai để che đi khiếm khuyết và sai lỗi, nhưng ánh mắt vẫn hiện ra sự sợ sệt lo lắng.  Trong lòng có thì bên ngoài mới thể hiện được cách đồng điệu giữa các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài.  “Hữu xạ tự nhiên hương.”

     

    Chính vì thế, thinh lặng phải có hạnh phúc bên trong mới là thinh lặng nội tâm.  Thinh lặng đó giúp con người nên thông thái, khôn ngoan và đem lại hòa bình.  Thinh lặng đó đưa con người vào cầu nguyện, nhờ cầu nguyện, con người thinh lặng cảm thấy hạnh phúc, và tìm kiếm thinh lặng như chốn dung dưỡng sức mạnh tinh thần.  Thinh lặng đó làm cho con người sống, và phát triển cách hạnh phúc chứ không chỉ là một kiểu sống để sống qua ngày mà không hề có sự triển nở trong tâm hồn của bản thân người đó, lại càng không thể đem bình an cho người xung quanh.

     

    Thinh lặng và bình an

     

    Thinh lặng nội tâm mang lại bình an cho chính bản thân và cho những người xung quanh.  Khi biết thinh lặng đúng đắn, chúng ta thể hiện sự khiêm nhường.  Đức tính này giúp con người sống thật với những gì đang xảy đến trong nội tâm và nơi hữu thể mình cũng như sự vật sự việc xung quanh người đó.  Thinh lặng giúp con người có thời gian đủ để suy nghĩ, lựa chọn và quyết định.  Điều đó giảm đi những phản ứng sai lầm, những hành vi thiếu kiềm chế dẫn đến bất hòa bất thuận.

     

    Sự bình an và thinh lặng cũng đưa con người trở về với chính mình và thấy được sự thật của bản thân.  Có những người sợ thinh lặng vì họ phải nghe tiếng lương tâm réo gọi.  Thế nhưng, người yêu mến thinh lặng thì có nhiều cơ hội để trở về gặp lại chính mình, có cơ hội để yêu mình cách đúng đắn.  Người ta thường ví người có nội tâm thâm hậu như một hồ nước phẳng lặng có thể nhìn thấy tận đáy hồ.  Mặt hồ phản chiếu thế giới trên cao.  Nó thể hiện được chiều cao sâu dài rộng của tâm hồn và của tri thức.  Càng biết nhiều, con người càng quảng đại và bình an hơn.

     

    Bình an thật của con người là Chúa.  Trong thinh lặng, con người gặp gỡ được Thiên Chúa.  Đó là lý do vì sao những người muốn gặp Chúa thường tìm vào hoang mạc hoặc những nơi thanh vắng.  Mỗi lần cầu nguyện, Chúa Giêsu đều tìm một nơi thanh vắng để có thể nói chuyện với Cha (Mt 26, 36; Mc 1, 35).  Đây là địa điểm để sống thân tình với Thiên Chúa.  Để ở thân tình hơn, Thiên Chúa cũng dẫn con người vào thanh tịnh. “Ta sẽ quyến rũ nó, đưa nó vào sa mạc, để cùng nó thổ lộ tâm tình” (Hs 2, 16).  Như vậy, nơi thinh lặng của không gian và thinh lặng của tâm hồn, con người gặp gỡ được bình an đích thực.

     

    Thinh lặng và niềm vui cộng đoàn

     

    Khi gặp gỡ được bản thân và gặp gỡ được Thiên Chúa, con người thinh lặng chắc chắn đem lại niềm vui cho môi trường mà họ hiện diện.  Bình an thật thì không im lặng cách chết chóc và ngột ngạt nhưng như một nơi mà gió hoa vạn vật cùng cảm nhận tình yêu thương và gắn kết.  Con người gần gũi nhau hơn, cảm thông hơn và bác ái hơn.  Thinh lặng không đem lại niềm vui thì đó không bao giờ là thinh lặng nội tâm.  Nó là án phạt cho người đó và cả những người xung quanh.  Thinh lặng không niềm vui như liều thuốc độc giết chết tâm hồn người đó vì nó khiến con người cảm thấy bực bội, khó thở, sống lầm lì và các tương quan bị bế tắc.  Có Chúa trong thinh lặng thì thinh lặng lại trở nên sự gắn kết thân tình giữa người với người.  Vì nơi con người thinh lặng, người khác cảm nhận sự khiêm tốn, lòng từ tâm, sự khôn ngoan và ơn bình an.

     

    Thinh lặng níu mở thiên đàng

     

    Thinh lặng nội tâm trong sự sâu lắng và thánh thiện của nó có sức níu mở thiên đàng.  Đức Maria xưa kia đã sống một đời âm thầm trong lắng đọng của một tâm hồn cầu nguyện đã đón nhận ân sủng của Thiên Chúa tuôn đổ đến cho nhân loại.  Đó là việc Thiên Chúa sai Đức Giêsu nhập thể làm người.  Tâm hồn Mẹ khiến cả thiên đàng hoan hỉ vì ý muốn của Thiên Chúa được thể hiện.  Tiếp theo, Đức Giêsu là Thiên Chúa cao trọng nhưng lại rất đỗi khiêm nhường.  Ngài tự nguyện vâng lời Chúa Cha xuống thế làm người trong kiếp nhân loại hèn yếu.  Đời sống tịch liêu tự hạ của Ngài đã khiến Chúa Cha phải mở cửa thiên đàng và xác nhận: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3, 17).  Lần khác, khi Ngài hấp hối trên thánh giá, bóng tối bao trùm cả mặt đất (x. Mt 27, 45) và bức màn trướng trong Đền thờ xé ra làm hai từ trên xuống dưới.  Đất rung đá vỡ (x. Mt 27, 51).  Tâm hồn thinh lặng thật sự níu mở thiên đàng.  Nếu một người có tâm hồn thinh lặng chắc chắn sẽ được Thiên Chúa tìm đến.

     

    ***

    Thinh lặng trong thế giới hôm nay không dễ, thế nên, giá trị của nó đối với bản thân và với thế giới có giá trị lớn lao.  Thế giới hôm nay càng ồn ào càng cần sự thinh lặng bởi con người muốn chìm đắm trong bình an, khao khát hạnh phúc đích thực và mong ước một thế giới hòa bình để chung sống với nhau.  Thực sự, thinh lặng thì khó giữ nhưng nó mang lại những giá trị và hiệu quả đích thực.  Vì thế, con người vẫn luôn tìm kiếm và khát khao.  Trong đời sống thánh hiến, thinh lặng là cơ hội để người tu sĩ cảm nghiệm tình yêu và nên thân tình hơn trong tương quan với Đấng là Bình An.  Người tu sĩ bình an hay người tu sĩ thân tình của Chúa chắc chắn sẽ xây dựng tình thân và đem lại an bình cho những người xung quanh.

     

    Nữ tu Têrêsa Mai Hường

    Nguồn: https://daminhtamhiep.net/



     
     

Giá trị của Sự Thinh Lặng

0

Cuộc sống của chúng ta được bao phủ bởi rất nhiều tiếng ồn, từ sáng sớm cho đến khi đêm về. Hơn nữa, trong thế giới hiện đại hôm nay, con người dễ bị cuốn hút bởi những gì náo nhiệt rộn ràng, nhất là tuổi trẻ. Không mấy ai đam mê những khoảng lặng vô âm. Tuy vậy, khi trải nghiệm và sống trong tiếng ồn, con người lại cảm thấy mệt mỏi và muốn tìm một chốn bình an, yên tĩnh. Khi đã rã rời vì tiếng ồn, con người lại khát khao và tìm đến những giá trị của thinh lặng.

Thinh lặng bên ngoài

“Giữa những xao động của nhân thế nổi trôi, giữa những sục sôi tranh chấp trong kiếp người, giữa những đẹp tươi hay ê chề thất bại, con xin dành một cõi rất riêng tư cho Giêsu, Đấng Tình Yêu thẳm sâu.”[1]

Thế giới hôm nay thực sự rất ồn ào và “ô nhiễm.” Nó khiến cho con người khó có thể thinh lặng. Facebook, internet, games, điện thoại, các tương quan phức tạp…lôi kéo con người vào trong khía cạnh bất an của nó. Con người chúng ta cũng dễ bị dẫn dụ vào trong thế giới đó vì nó hấp dẫn và có nhiều mới lạ. Chính vì thế, con người cũng thích ồn ào với thế giới vui nhộn và đang thay đổi rất nhanh với nhiều hấp dẫn.

Không chỉ thế, có nhiều người cũng thích nói nhiều. Nó trở nên như là một căn bệnh. Phải nói thì người đó mới cảm thấy đó là lẽ sống của họ. Họ nói nhưng còn nói to. Có người thì phải nói để giữ thế thắng. Có người thì nói nhiều để minh chứng khả năng hiểu biết và vốn kiến thức của mình. Tuy nhiên, càng nói nhiều thì càng chứng tỏ người nói chẳng có gì giá trị. Vì khi nói nhiều, chúng ta không có khả năng giữ lại gì sâu sắc. Nói là khả năng con người dùng để chuyển tải thông tin đến với người khác trong khi đó, nếu chúng ta không có gì giá trị trong lòng thì nói cũng vô ích vì những thông tin đó cũng giống như những âm thanh bên ngoài. Tạp âm. Lúc đó, tiếng nói trở thành thứ tiếng ồn gây khó chịu và nó có thể khiến người khác không có thiện cảm đối với người nói. Nói như thế giống như rượu ngon pha chung với nước lã. Nó khiến cho nội tâm hay thế giới bên trong mất chiều sâu và trở thành hời hợt. Rượu lạt. Giếng cạn.

Thinh lặng bên trong

Henri de Lubac nói rằng: “Chúng ta chỉ trở nên viên mãn khi trở nên trầm lặng trong cuộc sống nội tâm.”[2] Chiều sâu nội tâm diễn tả kho tàng riêng của mỗi người. Nếu một người biết thinh lặng, người đó có khả năng thu nhận kiến thức, đúc kết kiến thức, và sử dụng kiến thức một cách hiệu quả. Hiệu quả ở đây có nghĩa là để cho quyền năng của Chúa tác động trên những lựa chọn của người đó. Tương tự, giá trị của kết quả có tính thiêng liêng.

Thinh lặng bên trong khiến cho người thủ đắc có một vẻ trầm mặc và điềm tĩnh. Họ giống như giếng nước trong và rất sâu. Thực sự, khi nhìn vào con người có nội tâm sâu sắc, người khác bắt gặp một cảm giác bình an, một vẻ thông thái và an nhiên tự tại. Con người của hòa bình. Ai đó đã nói rằng: thinh lặng biểu lộ sự khôn ngoan quả là không sai.

Thinh lặng và kiên nhẫn

Khi thinh lặng, chúng ta có thời gian để suy gẫm và hiểu cho kỹ cũng như suy xét cẩn thận về cách sống và cách đối nhân xử thế. Chúa Giêsu là một mẫu gương tuyệt vời cho thấy mối tương quan giữa thinh lặng nội tâm và sự kiên nhẫn. Trong Tin mừng Gioan, khi người ta dẫn đến trước mặt Chúa người phụ nữ ngoại tình để gài bẫy Ngài, Chúa Giêsu đã thinh lặng lắng nghe những lời kết án người phụ nữ từ những người cầm quyền Do thái. “Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giêsu cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi.” Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi.[3]

Chiều sâu nội tâm nơi Đức Giêsu là sự thinh lặng nơi tòa án khi Ngài bị xét xử. Đức Giêsu không nói một lời nào bất chấp những lời kết án oan khiên và bị đánh đập. Tột đỉnh của chiều sâu nội tâm nơi Ngài là sự hy sinh chấp nhận chết trên thập giá, bị xỉ vả, bị làm nhục đủ kiểu nhưng Ngài vẫn lặng thinh và cầu nguyện “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm.”[4] Ngài không lên tiếng chửi rủa những kẻ hành hạ Ngài. Ngài kiên định với kế hoạch cứu độ và vâng phục Thánh ý Chúa Cha: “Lạy Cha, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha.”[5] Sự kiên nhẫn đó cho chúng ta hiểu một chân lý khác đó là tình yêu. Càng biết thinh lặng, chúng ta càng biết yêu một cách chân thành và yêu bằng cả con tim và tính mạng. Hay nói đúng hơn, nội tâm sâu sắc hay tình yêu sâu sắc sẽ làm chúng ta biết thinh lặng và thinh lặng nội tâm diễn tả tình yêu mạnh hơn bất cứ sức mạnh ngoại tại nào.

Thinh lặng và hạnh phúc

Thinh lặng và hạnh phúc nội tại đi liền với nhau. Có những người thinh lặng vì giận hờn, thinh lặng để dằn mặt, thinh lặng vì không muốn nói, thinh lặng vì không muốn đụng chạm, thinh lặng cho bớt phiền phức. Thinh lặng kiểu đó như là một bức màn ẩn giấu sự không hài lòng phía sau. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Con người không thể giấu cảm xúc của mình qua những cử chỉ thể lý đó. Tất cả hiện lên trong ánh mắt. Có người lấy lý do thinh lặng để tránh tiếp xúc với người khác và che lấp sự hiềm khích, nhưng ánh mắt của người đó khó có thể giấu được sự hiềm khích. Có người giả nai để che đi khiếm khuyết và sai lỗi, nhưng ánh mắt vẫn hiện ra sự sợ sệt lo lắng. Trong lòng có thì bên ngoài mới thể hiện được cách đồng điệu giữa các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài. “Hữu xạ tự nhiên hương.”

Chính vì thế, thinh lặng phải có hạnh phúc bên trong mới là thinh lặng nội tâm. Thinh lặng đó giúp con người nên thông thái, khôn ngoan và đem lại hòa bình. Thinh lặng đó đưa con người vào cầu nguyện, nhờ cầu nguyện, con người thinh lặng cảm thấy hạnh phúc và tìm kiếm thinh lặng như chốn dung dưỡng sức mạnh tinh thần. Thinh lặng đó làm cho con người sống và phát triển cách hạnh phúc chứ không chỉ là một kiểu sống để sống qua ngày mà không hề có sự triển nở trong tâm hồn của bản thân người đó, lại càng không thể đem bình an cho người xung quanh.

Thinh lặng và bình an

Thinh lặng nội tâm mang lại bình an cho chính bản thân và cho những người xung quanh. Khi biết thinh lặng đúng đắn, chúng ta thể hiện sự khiêm nhường. Đức tính này giúp con người sống thật với những gì đang xảy đến trong nội tâm và nơi hữu thể mình cũng như sự vật sự việc xung quanh người đó. Thinh lặng giúp con người có thời gian đủ để suy nghĩ, lựa chọn và quyết định. Điều đó giảm đi những phản ứng sai lầm, những hành vi thiếu kiềm chế dẫn đến bất hòa bất thuận.

Sự bình an và thinh lặng cũng đưa con người trở về với chính mình và thấy được sự thật của bản thân. Có những người sợ thinh lặng vì họ phải nghe tiếng lương tâm réo gọi. Thế nhưng, người yêu mến thinh lặng thì có nhiều cơ hội để trở về gặp lại chính mình, có cơ hội để yêu mình cách đúng đắn. Người ta thường ví người có nội tâm thâm hậu như một hồ nước phẳng lặng có thể nhìn thấy tận đáy hồ. Mặt hồ phản chiếu thế giới trên cao. Nó thể hiện được chiều cao sâu dài rộng của tâm hồn và của tri thức. Càng biết nhiều, con người càng quảng đại và bình an hơn.

Bình an thật của con người là Chúa. Trong thinh lặng, con người gặp gỡ được Thiên Chúa. Đó là lý do vì sao những người muốn gặp Chúa thường tìm vào hoang mạc hoặc những nơi thanh vắng. Mỗi lần cầu nguyện, Chúa Giêsu đều tìm một nơi thanh vắng để có thể nói chuyện với Cha.[6] Đây là địa điểm để sống thân tình với Thiên Chúa. Để ở thân tình hơn, Thiên Chúa cũng dẫn con người vào thanh tịnh. “Ta sẽ quyến rũ nó, đưa nó vào sa mạc, để cùng nó thổ lộ tâm tình.”[7] Như vậy, nơi thinh lặng của không gian và thinh lặng của tâm hồn, con người gặp gỡ được bình an đích thực.

Thinh lặng và niềm vui cộng đoàn

Khi gặp gỡ được bản thân và gặp gỡ được Thiên Chúa, con người thinh lặng chắc chắn đem lại niềm vui cho môi trường mà họ hiện diện. Bình an thật thì không im lặng cách chết chóc và ngột ngạt nhưng như một nơi mà gió hoa vạn vật cùng cảm nhận tình yêu thương và gắn kết. Con người gần gũi nhau hơn, cảm thông hơn và bác ái hơn. Thinh lặng không đem lại niềm vui thì đó không bao giờ là thinh lặng nội tâm. Nó là án phạt cho người đó và cả những người xung quanh. Thinh lặng không niềm vui như liều thuốc độc giết chết tâm hồn người đó vì nó khiến con người cảm thấy bực bội, khó thở, sống lầm lì và các tương quan bị bế tắc. Có Chúa trong thinh lặng thì thinh lặng lại trở nên sự gắn kết thân tình giữa người với người. Vì nơi con người thinh lặng, người khác cảm nhận sự khiêm tốn, lòng từ tâm, sự khôn ngoan và ơn bình an.

Thinh lặng níu mở thiên đàng

Thinh lặng nội tâm trong sự sâu lắng và thánh thiện của nó có sức níu mở thiên đàng. Đức Maria xưa kia đã sống một đời âm thầm trong lắng đọng của một tâm hồn cầu nguyện đã đón nhận  ân sủng của Thiên Chúa tuôn đổ đến cho nhân loại. Đó là việc Thiên Chúa sai Đức Giêsu nhập thể làm người. Tâm hồn Mẹ khiến cả thiên đàng hoan hỉ vì ý muốn của Thiên Chúa được thể hiện. Tiếp theo, Đức Giêsu là Thiên Chúa cao trọng nhưng lại rất đỗi khiêm nhường. Ngài tự nguyện vâng lời Chúa Cha xuống thế làm người trong kiếp nhân loại hèn yếu. Đời sống tịch liêu tự hạ của Ngài đã khiến Chúa Cha phải mở cửa thiên đàng và xác nhận: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người.”[8] Lần khác, khi Ngài hấp hối trên thánh giá, bóng tối bao trùm cả mặt đất[9] và bức màn trướng trong Đền thờ xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Đất rung đá vỡ.[10] Tâm hồn thinh lặng thật sự níu mở thiên đàng. Nếu một người có tâm hồn thinh lặng chắc chắn sẽ được Thiên Chúa tìm đến.

***

Thinh lặng trong thế giới hôm nay không dễ, thế nên, giá trị của nó đối với bản thân và với thế giới có giá trị lớn lao. Thế giới hôm nay càng ồn ào càng cần sự thinh lặng bởi con người muốn chìm đắm trong bình an, khao khát hạnh phúc đích thực và mong ước một thế giới hòa bình để chung sống với nhau. Thực sự, thinh lặng thì khó giữ nhưng nó mang lại những giá trị và hiệu quả đích thực. Vì thế, con người vẫn luôn tìm kiếm và khát khao. Trong đời sống thánh hiến, thinh lặng là cơ hội để người tu sĩ cảm nghiệm tình yêu và nên thân tình hơn trong tương quan với Đấng là Bình An. Người tu sĩ bình an hay người tu sĩ thân tình của Chúa chắc chắn sẽ xây dựng tình thân và đem lại an bình cho những người xung quanh.

Nữ tu Têrêsa Mai Hường

[1] Bài hát Một Cõi Riêng tư của nhạc sĩ Thái Nguyên.
[2] Tham khảo https://dcvphanxicoxavie.com/vn/Nhan-Ban-Thieng-Lieng-On-Goi/Gia-Tri-Cua-Su-Thinh-Lang.html
[3] Ga 8, 6-9
[4] Lc 23, 34
[5] Mc 14, 36
[6] Mt 26, 36; Mc 1, 35
[7] Hs 2, 16
[8] Mt 3, 17
[9] x. Mt 27, 45
[10] x. Mt 27, 51

Comments are closed.

CAC BAI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - CÂU HỎI CỦA HUẤN LUYỆN VIÊN

  •  
    Kim Vu

     

    CÂU HỎI CỦA NGƯỜI HUẤN LUYỆN VIÊN

     

    Cách đây ít lâu có tạp chí nọ đăng một câu chuyện kể về những thiếu niên thuộc câu lạc bộ bơi lội Santa Clara.  Mỗi buổi sáng họ đều dậy lúc 5 giờ 30 và vội vã băng qua bầu không khí lạnh lẽo chạy đến chiếc hồ phía bên ngoài.  Ở đó chúng bơi suốt hai giờ đồng hồ.  Sau đó chúng tắm lại ở vòi sen, ăn sơ sài chút ít rồi vội vã đến trường.

     

    Sau khi ở trường ra, chúng quay lại hồ bơi thêm hai tiếng nữa.  Tới 5 giờ, chúng lẹ làng trở về nhà, vùi đầu vào sách vở, ăn bữa tối trễ và mệt lả leo lên giường.  Sáng hôm sau chuông báo thức lại vang lên vào 5 giờ 30 và chúng lại bắt đầu toàn bộ công việc như thế.  Khi được hỏi tại sao họ lại chấp nhận tuân theo một thời biểu kỷ luật đến như thế, một cô gái đã trả lời: "Mục đích của tôi là gia nhập đội thi Olympics.  Nếu như đi dự tiệc mà phương hại đến mục đích ấy thì đi dự tiệc làm gì?  Chẳng có gì là quá đáng trong việc tập luyện ấy cả.  Tôi càng bơi được nhiều dặm thì tôi càng bơi khá hơn.  Sự hy sinh là điều dĩ nhiên."

     

    Giả sử Chúa Giêsu sống vào thời đại này chứ không sống vào 30 năm đầu công nguyên, thì bài Phúc Âm hôm nay có lẽ đã rất khác.  Thay vì nói về tay buôn ngọc hy sinh tất cả để mua cho được viên ngọc cực kỳ quí giá hoặc một bác nông gia bán đi tất cả để mua miếng đất có ẩn giấu kho tàng, có lẽ Chúa Giêsu đã nói về một vận động viên bơi lội ở câu lạc bộ Santa Clara sẵn sàng hy sinh tất cả để được gia nhập đội thi Olympics.

     

    Tại sao tôi lại nói điều này?  Có gì tương quan giữa tay buôn ngọc, gã tìm kho báu, và một vận động viên bơi lội ở Santa Clara?  Ba người này có điểm gì chung?

     

    Có một điểm chung là cả ba đều dấn thân trọn vẹn cho một giấc mơ.  Cả ba đều sẵn sàng hy sinh tất cả mọi sự cho mục đích mà họ đã đặt ra.  Trường hợp ngươi buôn ngọc là mua cho bằng được một viên ngọc hoàn hảo.  Trường hợp người đi kiếm kho báu là mua cho được một kho báu hiếm.  Còn trường hợp vận động viên bơi lội ở Santa Clara là làm sao để được gia nhập đội thi đấu Olympics.

     

    Ðiều này dẫn chúng ta đến chủ điểm mà Chúa Giêsu muốn nêu ra cho chúng ta trong bài Phúc Âm hôm nay.  Chủ điểm đó là: Muốn làm công dân nước trời, chúng ta phải dấn thân triệt để.  Chúng ta không thể theo đuổi việc ấy như khi làm một công việc ngoài giờ.  Chúng ta không thể làm việc ấy như khi làm một công việc tiêu khiển.  Chúng ta phải dấn thân vào đó trăm phần trăm, phải xem nó là ưu tiên số một của cuộc đời chúng ta.

     

     

    Người Kitô hữu cũng giống như một tay buôn ngọc, một kẻ tìm kho báu, hay như một vận động viên bơi lội ở Santa Clara.  Nó đòi hỏi sự dâng hiến và dấn thân trọn vẹn.  Tuy nhiên, có một điểm khác biệt lớn lao giữa một Kitô hữu và ba người kia.  Thánh Phaolô đã nêu sự khác biệt này trong thư gởi tín hữu Côrintô: Mọi vận động viên trong thời kỳ tập luyện đều phải tuân theo một kỷ luật nghiêm khắc chỉ để được khoác lên đầu vòng hoa vinh quang chóng lụi tàn, còn chúng ta chịu gian khổ là để đoạt được vòng hoa vinh quang tồn tại vĩnh viễn (1 Cr 9: 25).

     

    Ðó chính là điểm khác biệt.  Phần thưởng của tay buôn ngọc, kho báu của gã nông gia, huy chương của vận động viên đều có thể tàn lụi.  Khi tay buôn ngọc chết đi, viên ngọc chả còn giá trị gì đối với anh ta nữa.  Khi người nông gia chết đi, của báu của anh cũng sẽ thành vô dụng đối với anh cũng như chiếc chum đựng của báu ấy thôi.  Và khi người vận động viên chết đi thì tấm huân chương của cô cũng chỉ còn là một vật lưu niệm của cô đối với gia đình và bà con cô thôi.  Nhưng khi các Kitô hữu chết, thì nước trời sẽ toả sáng hơn, sáng hơn, sáng hơn mãi.  Vào lúc chết thì chỉ có một điều là đáng kể.  Ðó không phải là viên ngọc quí, kho báu hiếm hay chiếc huy chương vàng mà chúng ta đã có được lúc còn sống.  Ðiều đáng kể chỉ là chúng ta đã trở thành cái gì trong tiến trình cố gắng tìm viên ngọc, tậu của báu hoặc tranh giành huy chương.

     

    Một đội bóng rổ thuộc một trường trung học ở Chicago vừa mới tổ chức thánh lễ trước khi đi dự cuộc tranh giải thể thao của tiểu bang.  Trong bài giảng lễ, vị linh mục nói là trong 10 năm tới, điều quan trọng đối với mùa bóng rổ của họ sẽ không hệ tại việc họ là quán quân hay không.  Sự quan trọng là điều mà họ sẽ trở thành trong tiến trình cố gắng đoạt tước hiệu ấy.

     

    Họ có trở thành người tốt hơn không?

    Họ có yêu thương nhiều hơn không?

    Họ có trung tín với nhau hơn không?

    Họ có tận tâm hơn không?

    Họ phát triển thành một đội bóng đoàn kết hay như những cá nhân ích kỷ?

     

    Sau thánh lễ, vị linh mục vào phòng thánh thay áo lễ.  Chợt ngài nghe huấn luyện viên nói với các vận động viên:

     

    Hãy ngồi xuống đây một phút.  Vị linh mục đã nói mấy điều khiến tôi bối rối.  Tôi tự hỏi không hiểu tôi đã giúp các bạn trở nên người như thế nào trong quá trình luyện tập để tranh giải trong kỳ đại hội thể thao này.

     

    Quí bạn có trở nên người tốt hơn không?

    Quí bạn có yêu thương nhiều hơn không?

    Quí bạn có trung tín với nhau hơn không?

    Quí bạn có tận tâm hơn không?

    Quí bạn sẽ phát triển thành một đội bóng đoàn kết hay chỉ thành những cá nhân rời rạc?

     

    Nếu làm được như thế, thì dù kết quả cuộc tranh đua thế nào, chúng ta cũng vẫn là thành công.  Còn nếu không làm được như thế thì chúng ta đã làm cho Chúa thất vọng.  Làm cho trường chúng ta thất bại, đồng thời cũng làm cho nhau thất bại nữa.  Tôi hy vọng Chúa không để chúng ta thất bại.  Tôi cầu xin Chúa để chúng ta khỏi bị thất bại.

     

    Bài phúc âm hôm nay đưa ra chủ điểm rất quan trọng sau: Không gì trên thế gian có thể chiếm vai trò ưu tiên hơn nước Chúa và sự đeo đuổi của chúng ta để đạt cho được nước ấy.  Bài Phúc Âm hôm nay bảo cho chúng ta biết điều đáng kể khi chúng ta chết không phải là chúng ta sắm được gì lúc còn sống mà là chúng ta đã trở nên như thế nào.  Nghĩa là:

     

    Chúng ta đã yêu thương nhau chưa?

    Chúng ta đã tha thứ cho nhau chưa?

    Chúng ta đã giúp đỡ kẻ túng thiếu chưa?

    Chúng ta đã an ủi kẻ đau khổ chưa?

    Chúng ta đã biết đi thêm dặm nữa chưa?

    Chúng ta đã biết chìa thêm má kia ra chưa?

    Chúng ta đã dấn thân và trung tín với Chúa và với nhau hơn chưa?

     

    Tôi hy vọng nhờ Chúa chúng ta sẽ làm được và tôi cầu xin Chúa giúp chúng ta làm được. B ởi vì nếu chúng ta không làm được như thế, chúng ta sẽ làm Chúa thất vọng, làm gia đình và bạn bè chúng ta thất vọng, còn chính chúng ta thì kể như đã thất bại rồi.

     

    Chúng ta hãy kết thúc với lời cầu nguyện:

     

    Lạy Chúa xin ban cho chúng con biết dấn thân như vận động viên bơi lội Santa Clara kia là người đã làm việc không mệt mỏi để đoạt cho được một vị trí trong đội bơi thi Olympics.  Xin ban cho chúng con biết dấn thân như kẻ tìm kho báu là người đã bán tất cả mọi sự để mua miếng đất.  Xin ban cho chúng con biết dấn thân như người buôn ngọc nọ đã dành trọn vẹn cuộc đời để tìm cho được viên ngọc hoàn hảo.

     

    Nếu những người đó đã sẵn sàng hy sinh rất nhiều cho một phần thưởng hư nát, thì chúng con phải sẵn lòng hy sinh hơn cho phần thưởng mãi mãi trường tồn kia biết chừng nào.

     

    Lm. Mark Link S.J

     

    Sunday 17 TN A 3.JPG

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "SuyNiemHangNgay" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/suyniemhangngay/CAFUfFd-TPD8YUMe8rSg90BUw_912nfWx%2BAr9u1ZZeYgw4cJhsA%40mail.gmail.com.
     
     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - CHUYỆN CƯỜI NHÀ ĐẠO

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Jul 17 at 2:12 AM
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    TRUYỆN CƯỜI NHÀ ĐẠO

    Phục Sinh

    Có một cha xứ khó tính nọ quyết định ăn chay 40 đêm ngày và đi tham dự buổi tĩnh tâm Mùa Chay đặc biệt. Cha được đánh động rất nhiều, nên khi vừa đi tĩnh tâm về tới nhà xứ, cha chạy vội vào khoe với bà giúp việc:

    – Bà ơi, bà có biết không, cha xứ cũ của bà đã chết rồi. (Ý cha muốn nói rằng: con người cũ của cha đã chết, và bây giờ cha đã thành một người mới). Nói xong, cha lấy một tấm bảng viết dòng chữ: “Cha xứ cũ của quý vị đã chết !” và cắm ở trước nhà thờ để báo cho mọi người biết cha đã được thay đổi.

    Được vài ngày sau, cha trở lại khó tính như xưa. Nhân lúc cha đang cử hành lễ Phục Sinh, bà giúp việc ra nhổ tấm bảng của cha lên và thay thế vào một tấm bảng khác.

    Sau khi làm lễ xong, cha bước ra khỏi nhà thờ và thấy tấm bảng của cha đã được thay thế bằng một tấm bảng mới. Cha tò mò lại xem ai viết gì trên tấm bảng. Cha ngạc nhiên khi thấy dòng chữ: “Chết 3 ngày thì Cha đã sống lại”

    ST