21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI -SỐNG LỜI KINH THÁNH

  • nguyenthi leyen
     
    Tue, May 26 at 1:37 AM
     
    TRUYỆN CƯỜI NHÀ ĐẠO

    SỐNG LỜI KINH THÁNH

    Một ông trẻ tuổi mới được bầu lên làm chủ tịch cộng đoàn. Cha xứ dặn ông:
    - Chúng ta phải sống Lời Kinh Thánh, có nghĩa là chúng ta nói gì cũng bắt đầu với Lời Kinh Thánh. Thí dụ như có ai đến tìm cha mà cha chưa ra, thì ông hãy nói:
    - Giờ cha chưa đến. Ông nhớ chưa?
    Tuần sau, lễ bổn mạng cộng đoàn vào lúc 5 giờ sáng. Cha xứ vì mệt nên ngủ quên. Cả cộng đoàn đọc hết 150 Kinh thì cha mới ra. Vừa thấy cha ở dưới cuối nhà thờ, ông tân chủ tịch vội bước lên bục cầm micro nói lớn:
    - Giờ cha đã đến!
    Cha xứ: ???!!!..

    mtgcaimon.net
     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - MARYKNOLL SOCIETY

  •  
    Maryknoll Society
     
    Sun, May 24 at 4:42 AM
     
     
    “Called, sent, transformed”
    View this email in your browser
    Dear Deacon Nguyen,
     
    Some of the most reassuring words in the Gospel come from the evangelist Matthew who tells us that Jesus will be with us always, even until the end of time.

    The story of the Ascension is our spiritual touchstone—the fulfillment of Christ’s victory over death.

    Forty days after his resurrection from the dead, and after visiting with his apostles, Jesus made one last appearance—on Mount Olivet. With a traditional Jewish blessing, he raised his hands in a final parting and ascended into heaven to be glorified with the Father. His earthly work was completed, his mission fulfilled.

    The Ascension is a reminder that we, too, have been called, sent forth, and transformed in God’s glory. And by example, we are witnesses to the gift of salvation in Christ. That is our mission calling—at home, at work, at school, at prayer. The Ascension is not so much about Jesus leaving us, but Jesus sending us out to be who we were called to be. The Ascension invites us to wear a new mantle of faith… to both transform and be transformed.

    Dinh, we know that our faith deepens and grows when we share it. That is our calling, and our reward. Remember, Jesus promised that he has prepared a place for each of us “so that where I am you also may be” (John 14:3). When you celebrate the feast of the Ascension, know that you are destined for glory in the presence of God and all the saints.
    Father Raymond J. Finch, M.M. Sincerely yours in Christ,

    Father Raymond J. Finch, M.M.
    Prayer for The Ascension of the Lord
    All glory, honor, and praise to You,
    Lord Jesus Christ, crucified and risen,
    You triumphed over sin and death
    and taught us the way that leads to life.

    Ascending up to heaven You returned
    to God the Father and commissioned us
    to complete Your work on earth
    of building Your kingdom of love,
    mercy, forgiveness, peace and justice.

    We look up to You, Lord, for guidance.
    Help us accept Your gifts of grace,
    knowledge, science and faith
    to go out to the whole world to announce
    Your Good News of salvation.
    In Jesus’ name.

    Amen.
    ~ Father Joseph R. Veneroso, M.M.
    Please Click Here to Submit Your Prayer Intentions
    “And pray in the Spirit on all occasions with all kinds of prayers and requests. With this in mind, be alert and always keep on praying for all the Lord’s people.” ~ Ephesians 6:18
    The Maryknoll Fathers and Brothers serve the poor in 22 countries, and celebrate our faith through Mass, the Sacraments, and pastoral work. Help support our mission projects around the world.
    Copyright © 2020 Maryknoll Fathers and Brothers, All rights reserved.
    You are receiving this email because you previously opted-in for Maryknoll announcements and/or are a prior Maryknoll donor.

    Our mailing address is:
    Maryknoll Fathers and Brothers
    PO Box 302
    Maryknoll, NY 10545

     
    You can update your preferences or unsubscribe from this list
     
    supporter
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI -LEYEN- TÔI QUẢN GIA 3 GIÁO HOÀNG

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, May 19 at 12:11 AM
     

    Tôi, quản gia của ba giáo hoàng, tôi muốn kể cho quý vị nghe một ‘phép lạ’ của Đức Wojtylaˮ

    2739

    Ông Angelo Gugel (người đầu tiên bên trái) trong một lần đi núi với Đức Gioan-Phaolô II trong những năm cuối triều giáo hoàng của ngài.

    Ông Angelo Gugel, quản gia của giáo hoàng kể lời cầu bàu của Thánh Gioan-Phaolô II đã giúp ông có được đứa con gái thứ tư. Ông cũng nói đến việc trừ quỷ ở quảng trường Thánh Phêrô.

    Ôn Angelo Gugel, bây giờ ở ngưỡng tuổi 83, ông kể các giai đoạn trong cuộc đời dài của ông bên cạnh các giáo hoàng. Ông người gốc Venetia, cựu hiến binh dưới triều  Đức Piô XII, làm việc với Đức Phaolô VI, năm 1978 là quản gia cho Đức Gioan-Phaolô I, sau đó làm việc liên tục với Đức Gioan-Phaolô II trong vòng 27 năm, trong các tháng đầu của Đức Bênêđictô XVI ông vẫn còn tại chức dù đã ở tuổi hưu. Người thay ông là quản gia  Paolo Gabriele, nhân vật chính trong vụ rò rỉ Vatileak đầu tiên. Trong những năm tháng khó khăn, nhiều người nhớ đến phong cách làm việc hoàn hảo của ông Gugel, ông trả lời cuộc phỏng vấn dài với báo Ý Corriere della Sera, ông kể nhiều giai đoạn sống bên cạnh các giáo hoàng, bắt đầu cuộc phỏng vấn ông kể câu chuyện gia đình ông nhận được on nhờ lời cầu nguyện của Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II.

    “Phép lạ” ông Gugel nhận được là phép lạ của vợ ông, bà Maria Luisa Dell’Arche, hai người lập gia đình năm 1964. Ông Gugel kể: “Con đầu lòng của chúng tôi chết khi mới sinh. Chúng tôi hứa đặt tên đệm Maria cho tất cả các đứa con mà Đức Mẹ ban cho chúng tôi. Chúng tôi lần lượt có ba đứa con: Raffaella, Flaviana và Guido. Đứa thứ tư có tên là Carla Luciana Maria để vinh danh Đức Karol và giáo hoàng Luciani, Đức Gioan-Phaolô I. Carla sinh năm 1980 nhờ lời cầu bàu của Đức Wojtyla”. Ông Gugel giải thích: “Trong khi mang thai vợ tôi bị vấn đề nặng. Các bác sĩ sản khoa Bompiani, Forleo và Villani của bệnh viện Đa khoa Gemelli khuyên vợ tôi không nên giữ thai tiếp tục. Một ngày nọ, Đức Gioan-Phaolô II nói với tôi: “Hôm nay cha sẽ dâng thánh lễ cầu nguyện cho vợ của con”. Ngày 9 tháng 4, Maria Luisa được đưa vào phòng mổ để sinh em bé. Khi ra phòng mổ, bác sĩ Villani nói: “Có ai đã cầu nguyện rất nhiều”. Trên giấy khai sinh, ông viết giờ sinh “7h15”, cũng là giờ Đức Gioan-Phaolô II đọc kinh Sanctus trong thánh lễ. Đến giờ ăn sáng, nữ tu Tobiana Sobotka làm việc ở Tông tòa báo cho Đức Giáo hoàng biết em bé gái Carla Luciana Maria vừa chào đời. Đức Wojtyla nói: “Tạ ơn Chúa”. Và ngày 27 tháng 4 ngài rửa tội cho em bé ở một nhà nguyện riêng”.

    Sau đó ông Gugel kể chuyện vì sao ông được chọn làm “quản gia” cho Đức Gioan-Phaolô I: “Ngài là giám mục của tôi ở Vittorio Veneto. Ngài biết mẹ tôi và vợ tôi. Trước Mật nghị, tôi đến chào ngài. Ngài nói với tôi: ‘Con có muốn cứu tâm hồn cha không?’”  Nhưng ông Gugel không nghĩ ngài sẽ là giáo hoàng trong lần mật nghị năm1978. Và ngày 26 tháng 8 – 1978 là ngày ngài được bầu chọn. Gia đình tôi đang nghỉ hè ở  Miane. Ngày 3 tháng 9, các nữ tu làm việc ở Tông tòa nhận điện thoại của ông Camillo Cibin, trưởng ban hiến binh nói: “Nhắn ông Gugel về Rôma ngay và nhớ đem theo áo đen”. Tôi chạy đến tiệm Farra di Soligo mua một cái áo và tôi đến  Vatican ngay. Đức Giáo hoàng Luciani tiếp tôi, ngài nói: “Con làm việc cho cha”.

    Ông Gugel còn nhớ: “Ngày chúa nhật đầu tiên, sau giờ Kinh Truyền Tin, tôi nói với ngài: Trọng kính Đức Thánh Cha, cha biết có bao nhiêu người đến quảng trường Thánh Phêrô không? Ngài trả lời: ‘Họ đến vì họ biết có giáo hoàng mới’. Ngài cầm các bài diễn văn trong tay. Ngài nói: ‘Thật khó để nói và viết  một cách đơn giản’”. Khi đêm về, ông Gugel về với gia đình ở bên ngoài Vatican. Ông kể chuyện khi ông phát hiện Đức Gioan-Phaolô I qua đời. Sau khi ăn tối, ngài cho tôi về nhà lúc 20h30: “Chào Angelo buổi tối, hẹn gặp con ngày mai”. Sáng hôm sau tôi đến lúc 7 giờ sáng. Ngài nằm trên giường. Tôi quỳ hôn tay ngài. Cơ thể ngài còn ấm. Ông Gugel cho biết, ông rất buồn khi nghe nói đến âm mưu, đến giết người: “Thật điên rồ. Chiều hôm trước, ngài đã không được khỏe.

    Chính tôi mang viên thuốc đến cho ngài trước khi ngài đi ngủ. Tối hôm đó ngài ăn rất ít. Tôi còn nhớ trong bữa ăn tối, ngài nói với các thư ký của mình về cái chết của Apparecchio trong quyển sách của Thánh An-phong sô Liguori”.

    Ngay lập tức sau khi Đức Gioan-Phaolô II được bầu chọn, ông Gugel được gọi đến để phục vụ Đức Giáo hoàng.

    “Sau hai ngày bầu chọn, Hồng y phụ tá Phủ Quốc Vụ Khanh Giuseppe Caprio điện thoại lúc 11h30: “Ông Gugel, xin ông trình diện ở phòng riêng của giáo hoàng”. Tôi lên tầng cuối của Dinh tông tòa. Hai chân tôi run lẩy bẩy. Chỉ có các giám chức người Ba Lan, tôi là người duy nhất nói tiếng Ý, tuy là quản gia nhưng tôi kiêm luôn người giúp giáo hoàng phát âm tiếng Ý cho đúng trong các bài diễn văn đầu tiên của ngài. “Tôi bàng hoàng khi sáng 22 tháng 10-1978, trước khi ra Đền thờ Thánh Phêrô cho buổi tiếp kiến trọng thể đầu triều giáo hoàng, ngài kêu tôi vào văn phòng của ngài và đọc cho tôi đoạn mở đầu mà ngài sẽ đọc sau đó: ‘Xin anh chị em đừng sợ! Chúa Kitô biết những gì trong tâm hồn con người. Chỉ có Ngài biết!’ Ngài nhờ tôi sửa cách phát âm không đúng và dùng viết gạch những chỗ cần phải đọc cho đúng giọng. Hai tháng sau, khi ngài gặp các bạn đồng nghiệp hiến binh của tôi, ngài nói một câu làm tôi há miệng:  ‘Nếu tôi đọc lầm dấu, 50% là lỗi của Angelo’, rồi ngài cười với tôi”.

    Ông Gugel cũng kể kinh nghiệm riêng về việc Đức Gioan-Phaolô II trừ quỷ trong buổi tiếp kiến chung ở quảng trường Thánh Phêrô: “Khi đó tôi cũng ở đó. Một cô gái đang nguyền rủa sùi bọt mép. Giọng nói như từ đáy hang. Một giám mục hoảng sợ bỏ trốn. Đức Giáo hoàng cầu nguyện bằng tiếng la-tinh, vào lúc cuối ngài để tay trên đầu và ngay lập tức khuôn mặt của con quỷ thư giãn bình tâm. Tôi đã thấy ngài làm một nghi thức như vậy trong một lớp học ở Nervi, khi nào cũng sau một buổi tiếp kiến”.

    Nói về các chuyến đi không ai biết của giáo hoàng Wojtyla, ông Gugel cho biết: “Những việc này thì báo chí không đăng. Đức Gioan-Phaolô II thích lên miền núi Abruzzes. Năm 1984 khi cựu Thủ tướng Ý Sandro Pertini đi với chúng tôi đến vùng núi Adamello, trên chuyến bay trực thăng từ Villafranca đến Trentino, chúng tôi mới biết ông sợ đi trực thăng. Khi đến nơi, các khách nằn nì để ông nói món ăn yêu thích của mình cho đầu bếp, đó là món strozzapreti, nhưng ông không nói, ông không muốn thiếu tôn trọng đối với Đức Giáo hoàng”. Ông Gugel cho biết, trong suốt 27 năm ở bên cạnh Đức Gioan-Phaolô II, ông không bao giờ nghe Đức Gioan-Phaolô II xin thêm cái gì ở bàn ăn, ngài ăn món đã được dọn ra. Ông cho biết, ngài thích để phó mát vào xà-lách.

    Giây phút ấn tượng nhất trong cuộc đời của người quản gia là khi Đức Gioan-Phaolô II qua đời. “Ngày 2 tháng 4 – 2015, cả gia đình tôi được vào thăm Đức Karol Wojtyla lu ngài sắp chết. Người cuối cùng vào là Carla Luciana Maria. Khi Carla vào, ngài tỉnh dậy, ngài mở mắt và cười với Carla như muốn nói: ‘Cha biết con, cha biết con là ai’”.

    Còn với Đức Bênêđictô XVI, ông Gugel ở lại làm quản gia cho ngài trong vòng 9 tháng. “Tôi đã 70 tuổi, ở Vatican, tuổi đó là tuổi về hưu. Tôi được gọi đến trong những dịp đặc biệt. Tôi ở với Đức Bênêđictô XVI suốt tháng 8 năm 2010 ở nhà nghỉ hè giáo hoàng Castel Gandolfo. Vào cuối, tôi nói với ngài tôi cảm thấy như ở trong một gia đình. Ngài trả lời: “Nhưng luôn là gia đình thật mà!” Còn về ông  Paolo Gabriele, người quản gia làm việc sau ông, ông Gabriele là nhân vật chính trong vụ rò rỉ Vatileak đầu tiên, ông đã sao chép và phân phối một số tài liệu khổng lồ của văn phòng giáo hoàng, ông Gugel nói: “Tôi không ngạc nhiên. Văn phòng nhờ tôi huấn luyện cho ông, nhưng tôi nghĩ ông không thích học”.

    Và cuối cùng, người quản gia trung thành và rất kín đáo kể chuyện ông có đến thăm giáo hoàng Ratzinger: “Tôi thấy ngài rất sáng suốt. Chân ngài đi không vững. Ngài phải ngồi dâng thánh lễ”.

    Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

    -----------------------------

     
     

 

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - NHỚ LỜI SOEUR DẠY

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, May 20 at 12:11 AM
     
     
     

    Nhớ lời Soeur dạy...

    1. Xã hội bây giờ lạ lắm
    Quen nhau vì nhan sắc
    Quý nhau vì đồng tiền
    Xấu ai ngó, nghèo ai theo

    2. Ruồi chết vì mật ngọt
    Đàn bà chết vì đàn ông khéo
    Đàn ông chết vì đàn bà đẹp
    Còn cha mẹ chết vì con bất hiếu

    3. Người tốt chẳng bao giờ khéo miệng
    Kẻ xấu lại toàn nói lời hay
    Nhưng hãy nhớ rằng, hiền lành thật thà thì trời thương
    Gian manh xảo trá thì trời phụ

    4. Mọi thứ sẽ đến vào thời điểm thích hợp.
    Điều bạn cần làm là: Hãy kiên nhẫn

    5. Người ta cho rằng sống một mình thì rất cô đơn, nhưng tôi lại không nghĩ thế. Ở cạnh những người không hiểu mình mới là cô độc nhất trên đời.

    6. Đừng bao giờ lừa dối người khác! Bởi vì những người mà bạn lừa dối được, đều là những người tin tưởng bạn. Và niềm tin một khi đã mất thì không bao giờ quay lại như lúc ban đầu!

    7. Có ba loại người là bằng hữu của ta: Người yêu ta, người ghét ta, và người lạnh lùng đối với ta.
    Người yêu ta làm ta ấm áp, người ghét ta khiến ta cẩn trọng, và người lạnh lùng dạy cho ta cách tự lập.

    8. Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên và bỏ xuống chuyện của chính mình.

    9. Nếu như có người vì một điểm tốt của bạn mà tha thứ cho tất cả những điểm không tốt, thì hãy TRÂN TRỌNG họ. Bởi vì hầu hết mọi người đều sẽ chỉ vì một điểm xấu của bạn mà quên mất bạn cũng có những điểm tốt vô cùng!

    10. Đừng dùng miệng của mình can thiệp vào cuộc sống của người khác.
    Đừng dùng đầu của người khác để suy nghĩ về cuộc sống của mình.

    11. Quen biết một người là do duyên phận
    Hiểu được một người là do kiên trì
    Chinh phục được một người dựa vào trí tuệ
    Có thể ở bên nhau dài lâu hay không
    Thì phải dựa vào sự bao dung

    12. Đừng nói mà hãy làm
    Đừng huyên thuyên mà hãy hành động
    Đừng hứa mà hãy chứng minh

    13. Đừng phụ người đã từng giúp đỡ bạn.
    Đừng hận người đã từng yêu bạn
    Đừng lừa dối người luôn tin tưởng bạn

    14. Muốn thương nhau thì phải hiểu nhau.
    Muốn hiểu nhau thì phải tin tưởng nhau
    Muốn tin tưởng nhau thì phải thật lòng với nhau

    15. Trước khi trả lời, hãy lắng nghe
    Trước khi hành động, hãy suy nghĩ
    Trước khi quở trách, hãy đồng cảm
    Trước khi bỏ cuộc, hãy thử lại
    Trước khi cầu nguyện, hãy tha thứ

    Sưu tầm và chỉnh sửa

    --------------------------

     
     
     
     
     
     
     

 

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI -TM DUYỆT-LÀM GÌ SAU DỊCH?

  •  
    DM Tran
    Mon, May 18 at 12:41 PM
     
     

    CHÚNG TA PHẢI CHUẨN BỊ GÌ CHO HẬU COVID-19

    Trần Mỹ Duyệt

     

     

    Trong Tâm Lý Học có hội chứng Post-Traumatic Disorder (Hậu chấn tâm lý sau khủng hoảng), dể diễn tả về sinh hoạt tâm lý, tâm sinh lý của một người sau khi đã trải qua một biến cố kinh hoàng, khủng khiếp và sợ hãi.

     

    Thí dụ, sau một thời gian dài bị cầm tù, tra tấn, đối xửa dã man, sau một cuộc ly dị đầy đắng đót, tranh cãi, sau một tai nạn giao thông khủng khiếp, sau một lần bị cướp hãm hiếp, tra tấn, sau một lần trên đường vượt biên bị hải tặc, bị lênh đênh trên biển cả nhiều ngày trong vô vọng, hoảng sợ, hoặc sau một cơn động đất, sóng thần...

    Đối với thế giới, cơn đại dịch Vũ Hán (đại dịch Covid-19) hiện nay cũng chính là một biến cố kinh hoàng lịch sử, và khi nó qua đi sẽ để lại những hậu chấn tâm lý (post-traumatic) với những ảnh hưởng trong sinh hoạt tâm lý, xã hội, văn hóa, chính trị, giáo dục cũng như tâm linh cho nhân loại ở đầu thế kỷ 21.    

     

    Nhưng nhân loại không chỉ dừng lại ở những thiệt thòi, những chết chóc, và kinh hoàng của hiện tại. Cơn đại dịch Vũ Hán dù có tàn khốc, nguy hiểm và gây chết chóc thế nào đi nữa, rồi ra nó cũng sẽ qua đi. “Qua cơn mưa, trời lại sáng”. Đó là lý do chúng ta phải nhìn về phía trước để có những chuẩn bị thích hợp cho những bước kế tiếp sau nó.

     

    Nhìn chung, thế giới đã có những dấu hiệu chuẩn bị từ nhiều phía. Về chính trị, các quốc gia mà dẫn đầu là Hoa Kỳ đang có những suy tính về hiện tình thế giới sau cơn đại dịch. Các quốc gia trên thế giới, trừ Trung Cộng, cũng đang hợp tác để đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết và đáp ứng nhu cầu thuộc các lãnh vực như kinh tế, y tế, xã hội, và giáo dục. Tôn giáo, cách riêng Công Giáo, cũng đang có những chuẩn bị cho sau cơn đại dịch.  

     

    Lãnh vực xã hội

     

    Thế giới hầu nhu đang có một cái nhìn nghi kỵ, khinh bỉ, nếu không muốn nói là căm thù tập đoàn Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), khi nghĩ và nói về dịch Vũ Hán. Cái nhìn tiêu cực này kéo theo phần lớn người Trung Hoa thuần thành mà họ cũng là những nạn nhân của chế độ độc tài, đảng trị ngay tại trên quê hương của họ. Nhưng làm sao có cái nhìn khoan nhượng, khách quan, và làm sao tránh khỏi sự đố kỵ, phân biệt trong những giao tiếp thường ngày với người Trung Hoa? Một hội chứng hậu Covid-19 dành riêng đối với người dân Trung Hoa.   

     

    Lịch sử thế giới đầu thế kỷ 21 sẽ mãi mãi ghi lại cơn đại dịch được cho là do âm mưu bá quyền, thâm độc và tàn bạo của Tập Cận Bình và ĐCSTQ trong mưu toan bá chủ thế giới, bất chấp đạo đức, vượt khỏi những giá trị luân lý và đạo đức xã hội. Rồi đây, người Hoa Kỳ và cả thế giới mỗi lần nghĩ đến cơn đại dịch Vũ Hán là lại nghĩ đến tác phẩm Chết bởi Trung Cộng (Death by China: Confronting the Dragon – A Global Call to Action by economics professor Peter Navarro and Greg Autry). Đối với nhân loại, không những Tập Cận Bình và ĐCSTQ sẽ mãi mãi là khuôn mặt xấu xí nhất trong những Người Trung Quốc Xấu Xí  (醜陋的中國人)  “The Ugly Chinaman And The Crisis Of Chinese Culture” của Bá Dương, mà cái xấu xa này còn ảnh hưởng đến tất cả một dân tộc - dân tộc Trung Hoa.

     

    Làm sao để quên, và làm sao có thể một sớm, một chiều hình ảnh dân tộc xấu xí ấy, một dân tộc được nhắc đi, nhắc lại và gán cho nhãn hiệu “ăn cắp trí tuệ” “ăn cắp bản quyền” “ăn cắp mẫu mã”. Một dân tộc chuyên môn ăn cắp trên thế giới. Một quốc gia mà “hàng giả, hàng nhái” tràn ngập đang làm suy sụp, biến thái nền đạo đức kinh doanh thế giới. 

     

    Kết quả của cơn đại dịch là những sợ hãi, hoài nghi, những suy nghĩ xấu, tiêu cực về một dân tộc. Những cái nhìn kỳ thị, tránh né, ngờ vực sẽ tạo nên những khó khăn về mặt tâm lý và xã hội.  

     

    Lãnh vực chính trị

     

    Liệu thái độ trả thù, hay nói theo ngôn ngữ bình thường là đối đầu chính trị nhắm vào Tập Cận Bình và ĐCSTQ liên quan đến cơn dịch Vũ Hán có đẩy họ Tập và phe nhóm của ông vào chân tường, đưa đến nạn “tức nước vỡ bờ” không? Lời qua tiếng lại giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ, và các nước khác trên thế giới ngày càng gay gắt, liệu có làm cho Tập Cận Bình và ĐCSTQ càng trở nên tự vệ, hung hãn, liều lĩnh hơn không? Và nếu vậy, cuối cùng thế giới có thể lãnh chịu một cuộc đại chiến nhằm giải quyết những đối chiều về chính trị?! Tương lai đen tối của nhân loại xem như vẫn chưa sáng sủa dù là hậu đại dịch, bao lâu Tập Cận Bình và phe nhóm vẫn còn ôm mộng bá chủ thế giới.

     

    Lãnh vực kinh tế

     

    Tổng Thống Donald Trump đã phàn nàn khi cho rằng nền kinh tế hùng mạnh của Hoa Kỳ do chính quyền ông gầy dựng trong ba năm qua đã bị cơn đại dịch Vũ Hán xóa sổ chỉ trong 60 ngày!

     

    Riêng tại Hoa Kỳ, 30 triệu người lĩnh tiền thất nghiệp, trong đó 3,8 triệu được cho là đã mất việc vì đại dịch Vũ Hán. Một hiện tượng kinh hoàng cho nền kinh tế nhất thế giới đã kéo theo một hệ lụy về ngân sách, việc cung cấp trợ giúp thất nghiệp, cung cấp việc làm. Nhiều người sẽ lợi dụng những ưu đãi của xã hội để rồi không bao giờ nghĩ đến việc tìm kiếm công ăn việc làm, tạo nên những bất ổn về mặt kinh tế, xã hội, và đời sống gia đình, khiến cho sinh hoạt gia đình, sinh hoạt vợ chồng, cha mẹ và con cái gặp những khủng hoảng mới.

     

    Lãnh vực giáo dục

     

    Nhưng những người phải lo lắng và chuẩn bị ngay từ bây giờ là các bậc cha mẹ, các phụ huynh, những người có trách nhiệm đối với con cái của mình, đối với tuổi trẻ. Thí dụ, sau này vấn đề học của con em có thể không còn như bây giờ nữa. Các em có thể không cần nhiều giờ ở học đường, mà có thể học trên online tại nhà. Thời gian ở nhà nhiều hơn, và do đó, đòi hỏi phụ huynh cũng phải dành thời giờ với con cái, không chỉ để theo dõi, quan sát việc học hành của các em, mà còn phải để ý đến những giao tiếp của con cái qua email, internet, facebook, twitter…

     

    Thời gian giao tiếp thường xuyên giữa cha mẹ và con cái sẽ tạo nên một sự nhàm chán, khó chịu, dẫn tới tâm lý đối đầu giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau trong cùng một nhà. Và điều này đòi hỏi cha mẹ phải có cái nhìn uyển chuyển, phải ứng dụng những phương pháp giáo dục hợp thời, thích hợp với hoàn cảnh hơn.

     

    Phụ huynh không thể cho rằng mình không biết kỹ thuật, không rành về computer, về iphone, ipad…nên để mặc con cái muốn làm gì thì làm. Không hiểu chúng đang học bài, làm bài, hay đang chu du thế giới ảo mà lãng phí thời giờ, và nguy hiểm cho các em nếu bị dụ đỗ để lạc vào những đường dây nguy hiểm.

     

    Giáo dục gia đình, cũng đòi hỏi cha mẹ không chỉ có thời giờ riêng cho con cái, mà còn phải xây dựng thêm ý nghĩa tích cực về hình ảnh một gia đình hạnh phúc trong đó có mối tương quan lành mạnh giữa vợ chồng, tương quan cha mẹ con cái, tương quan anh chị em với nhau trong gia đình. Một phụ huynh đã gọi điện thoại và tâm sự với người viết, là rất may hai người con đang trong những năm cuối đại học nên việc học trên online không là vấn đề vì các em đã biết mình nay đã lớn và đang trong những ngày tháng cuối chuẩn bị tốt nghiệp nên tuy khó chịu, bực bội vì phải “dốt” ở nhà, nhưng tương đối không gây phiền toái cho cha mẹ. Tuy nhiên, vẫn theo phụ huynh này thì một số bạn bè có con ở tuổi teen thì rất khổ sở. Nhiều đứa nổi loạn muốn ra khỏi nhà, mặc dù chẳng được đi đâu. Còn những em nhỏ thì sao? Một phụ huynh khác cũng tâm sự và mong muốn nhà trường sớm mở cửa để các em không bị tù túng ở nhà, mà phụ huynh cũng không phải mất nhiều giờ canh chừng cái iphone, ipad hoặc chiếc laptop hay chiếc computer.   

     

    Lãnh vực tâm linh

     

    Ngay cả trong lãnh vực tâm linh. Liệu rồi sau những ngày dài theo dõi thánh lễ hoặc “xem lễ”, tham dự các việc đạo đức trên online (hoặc bỏ qua), khi thánh đường mở lại, sinh hoạt tôn giáo từ từ phục hồi sẽ có bao nhiêu người trở lại đời sống đạo như trước đây? Hay sự ươn lười, thói đạo đức có lệ trong thời gian cách ly sẽ ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của nhiều người. Có thể sẽ có những người lâu ngày không đến thánh đường nay trở nên chán nản, ngại ngùng, hoặc làm biếng rồi bỏ luôn!   

     

    Đối diện với thực tế

     

    Cơn đại dịch Vũ Hán đã, đang, và sẽ để lại nhiều ảnh hưởng tác hại trên toàn thế giới về nhiều khía cạnh, trong đó có khía cạnh tâm lý. Những triệu chứng như hoang mang, sợ hãi, hốt hoảng, lo sợ, và tiêu cực. Những ảnh hưởng tâm lý này sẽ trở thành một thách thức lớn lao cho việc ổn định toàn diện con người trưởng thành, duy trì hạnh phúc cá nhân, gia đình, cũng như xã hội.

     

    Do đó, điều cần thiết nhất lúc này là chúng ta phải ý thức rõ ràng về cơn đại dịch, về những cách thức đối diện một cách khoa học, trưởng thành tâm lý hầu vượt qua những thách thức và hậu quả sau này khi cơn đại dịch đi qua.

     -----------------------------