16. Sống Tình Thức

SỐNG TỈNH THỨC - 6 CÂU HỎI ĐỂ SỬA LỖI

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
     
    SÁU CÂU HỎI ĐỂ SỬA LỖI CHO NGƯỜI ANH EM TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY
     
    Chúng ta không biết khi nào, làm thế nào và lỗi nào thì cần sửa cho người anh em? Linh mục giáo sư thần học Dominique-Benoît de La Soujeole, Dòng Đa Minh sẽ giúp chúng ta.
    1- Cách nào tốt nhất để sửa lỗi người anh em?
    KHÔNG CÓ CÔNG THỨC PHÉP LẠ
    Việc sửa lỗi tùy thuộc vào người phạm lỗi, tùy mức độ nặng nhẹ cũng như tùy lúc nào là lúc thuận tiện… Linh mục Dominique-Benoît lưu ý, sửa “lỗi nhẹ” và sửa “tội trọng” khác nhau. Hình thức để sửa cũng rất quan trọng. Khi Thánh Têrêxa Avila thấy chị em mình sai, ngài phát triển một đức tính ngược lại: hành động tốt hơn. Còn các Giáo phụ sa mạc thì nhiều mưu kế hơn. Viện phụ Poemen kể câu chuyện sau: “Một tu sĩ thường ăn cơm với một đồ đệ, người đồ đệ này thường có thói quen gác chân lên bàn ăn. Trong một thời gian dài, viện phụ âm thầm chịu đựng không nói gì. Cuối cùng, chịu không được, cha đến gặp một viện phụ cao niên. “Đem anh đó đến cho tôi!” Khi đến giờ ăn, người đồ đệ chưa kịp làm gì thì viện phụ cao tuổi gác hai chân lên bàn. Anh đồ đệ trẻ rất khó chịu. “Thưa cha, cha làm vậy là không được!” Viện phụ vội rút hai chân về và nói: “Con có lý.” Về với thầy của mình, người đồ đệ không bao giờ làm chuyện bất lịch sự này nữa.” Có thể dùng một đoạn Sách Thánh phù hợp, một bài viết khôn ngoan, một câu chuyện ngắn, hạnh các thánh hay các châm ngôn của các Tổ phụ sa mạc để sửa lỗi. Cách thường dùng nhất vẫn là thẳng thắn thảo luận, trực tiếp và ngay lập tức.
    Và cụ thể?
    Đừng rắc rối vô ích: để sửa một người bạn hay một người thân, gặp nhau vài phút trong căn phòng phù hợp, tránh những cặp mắt tò mò là đủ. Ông Guillaume, một cựu trưởng hướng đạo cho biết: “Tôi đã sửa một vài lần, tôi hẹn ở nhà tôi bên ly bia, vừa thoải mái vừa nghiêm túc.” Nơi chốn và bầu khí là quan trọng. Không nên “kẻ đứng trong người đứng ngoài” hay “người ngồi người đứng”, như thế không tốt. Bà Claire và chồng là Xavier giải thích: “Thường thường chúng tôi ngồi ở bàn, sau khi chúng tôi nhắc cho nhau nhớ, mình ở đây là để giúp nhau, chứ không phán xét nhau.” Nếu có chuẩn bị trước thì sẽ tốt hơn. Nhưng cũng có thể thẳng thắn hoặc ngẫu nhiên và phải tùy theo phản ứng của người kia. Ông Guillaume có kỹ thuật riêng của mình: “Tôi luôn đưa ra các thất bại riêng của mình để người kia thấy, như thế để chứng tỏ không ai là thánh.”
    2- Có phải theo bốn giai đoạn Chúa Giêsu đưa ra không? Nhất là đoạn cuối?
    KHÔNG CÓ TỰ ĐỘNG
    Linh mục Dominique-Benoît lưu ý ngay: “Tin Mừng không đưa ra các thủ tục nghiêm ngặt như các thủ tục của bộ luật dân sự.” Linh mục giải thích: “Các giai đoạn trong Tin Mừng Thánh Mát-thêu muốn chứng tỏ cho thấy, tội, dù trước hết là của cá nhân, nhưng nó có ảnh hưởng trên cộng đoàn và cộng đoàn bị tổn thương.” Tin Mừng Thánh Mát-thêu mang tính giáo hội học nhất trong bốn Tin Mừng, tổn thương trên cá nhân người phạm tội cũng là tổn thương cho toàn giáo hội. Đức Bênêđictô XVI đã khẳng định: “Sự tồn tại của chúng ta liên kết với sự tồn tại của người khác, trong chuyện tốt cũng như chuyện xấu; tội cũng như tình thương đều có chiều kích xã hội”. Chính vì vậy mà Thánh Mát-thêu nhấn mạnh đến hai khía cạnh, cá nhân và giáo hội. Giai đoạn cuối (Nếu Hội thánh mà họ cũng không nghe, thì hãy kể họ như người ngoại hay người thu thuế) là một trong các nền tảng của Sách Thánh để thi hành vạ tuyệt thông. Linh mục Dominique-Benoît nêu rõ: “Điều này không nhất thiết phải can thiệp và lại càng không phải là chuyện tự động. Nó phải đáp ứng các điều kiện rõ ràng của công lý và phải rất thận trọng. Lỗi phải rất nặng và tạo tai tiếng nặng cho cộng đoàn”.
    3- Trên lỗi nào cần sửa trong tinh thần anh em?
    TẤT CẢ TỘI LÀM GIẾT ĐỨC BÁC ÁI
    Linh mục Dominique-Benoît nêu rõ: “Sửa lỗi trong tinh thần anh em liên quan đến tất cả các tội, dù nhẹ hay nặng, bởi vì mọi tội đều làm tổn thương, thậm chí còn giết chết đức bác ái.” Như thế không nên chỉ sửa lỗi nặng; cũng phải sửa các lỗi nhẹ vì các lỗi này có thể dẫn đến việc phạm các lỗi nặng hơn. Thánh Âugutinô đã viết: “Cọng cỏ nhỏ là gốc của cái xà, vì cái xà sinh từ cọng cỏ. Khi tưới cho cọng cỏ này là mình làm cho cái xà lớn lên”. Linh mục giải thích: “Chẳng hạn tội tham ăn mới đầu có thể do thiếu điều độ khi uống, nhưng nếu không sửa đổi thì có thể phát triển thành mối tội đầu”.
    4- Chúng ta có thể sửa lỗi vợ chồng, người chủ, các con khi đã trưởng thành không?
    CÓ, NHƯNG PHẢI RẤT TẾ NHỊ
    Sửa lỗi trong tinh thần anh em chỉ có thể làm giữa hai người bình đẳng về mặt tinh thần, nghĩa là không ai có thẩm quyền trên người kia. Linh mục giải thích: “Đó là trường hợp bình đẳng giữa hai vợ chồng, giữa anh chị em, giữa những người đã được rửa tội trong cộng đoàn. Ví dụ, cha xứ là người đã rửa tội, tôi, giáo dân cũng đã rửa tội, nếu tôi thấy cha phạm một lỗi chống lại đạo đức chung trong Giáo hội, thì việc sửa lỗi trong tinh thần anh em có chỗ đứng ở đây. Nếu không có bình đẳng thì khi đó sửa lỗi trong tinh thần cha con (bề trên và cấp dưới)”. Tuy nhiên nếu cấp dưới thấy bề trên phạm một lỗi chống lại đạo đức chung của mọi người, thì họ có thể nói với cấp trên của mình, trong cương vị là anh em thì khi đó họ được xem bình đẳng”. Còn quan hệ giữa cha mẹ con cái, người cha, người mẹ sẽ sửa lỗi khi con chưa trưởng thành. Khi con đã trưởng thành thì sửa lỗi sẽ trong tinh thần anh em vì khi đó con đã người lớn và có được bình đẳng về mặt tinh thần. “Nhưng phải rất tế nhị: kinh nghiệm mà cha mẹ có trong cuộc sống, dù con đã lớn, các con cũng cảm thấy cha mẹ có một ưu thế nào đó.”
    5- Và nếu tôi không thuyết phục được người anh em, tôi phải kiên trì hay rút lui?
    PHẢI CẨN THẬN PHÂN ĐỊNH
    Thánh Âugutinô, được lặp lại bởi Thánh Tôma Aquinô, thừa nhận có thể rút lui và sửa lỗi với ba lý do: 1. “Bởi vì chúng ta nên chờ lúc thích hợp hơn”; 2. “Bởi vì chúng ta sợ họ trở nên xấu hơn”; 3. “Bởi vì chúng ta sợ nếu làm áp lực trên họ, họ sẽ xa đức tin”. Thánh Tôma nói thêm, nếu “bị trở ngại trong việc sửa lỗi thì việc sửa lỗi trong tinh thần anh em không còn là điều tốt nữa”. Linh mục Dominique-Benoît phân tích: “Việc sửa lỗi trong tinh thần anh em cũng như việc thực thi mọi đức hạnh (ở đây là đức bác ái của lòng thương xót) phải được giải quyết bằng đức tính thận trọng. Đức tính thận trọng có hai khía cạnh. Về mặt trí tuệ, nó đánh giá cao trường hợp cụ thể trên quan điểm của sự thật: hành vi người anh em vi phạm là một tội, tự bản chất và trong hoàn cảnh chính xác nào? Nhưng đức tính thận trọng cũng là một đức tính đạo đức (đầu tiên) trong nghĩa, nó phải đánh giá cao các điều kiện có thể thành công, trong trường hợp cụ thể này, hành vi được đề nghị, đó là sửa lỗi. Nếu về mặt trí tuệ, sau khi đã kiểm và thấy đây đúng là một tội, thì về mặt đạo đức phải đặt câu hỏi sau: tôi phải can thiệp bây giờ không? Tôi có phải là người được đặt đúng chỗ để làm không? Nếu không, tôi có phải báo cho một người đúng chỗ hơn tôi không? Nếu có, thì làm sao có được cách tốt nhất để chuyện này được thực hành tốt nhất? Nói cách khác, việc can thiệp của tôi phải được lượng định một cách nghiêm túc”.
    6- Trước khi khuyên bảo người khác, mình có phải quét nhà mình trước không?
    CỌNG RÁC VÀ CÁI XÀ
    Tin Mừng đã nói tất cả. “Sao anh thấy cái rác trong mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt mình thì lại không để ý tới? Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em” (Mt 7, 3-5). Khi chúng ta đến gần người anh em mình để sửa, chúng ta không tự cho mình là người hoàn toàn và ở ngoài mọi chỉ trích. Sửa lỗi trong tinh thần anh em không phải là phán xét nhưng là anh em giúp nhau. “Tôi cũng vậy, tôi cũng để người khác sửa lỗi cho tôi, và có thể ngay chính người anh em mà tôi sửa cho họ.”
    Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch (phanxico.vn)
    Không có mô tả ảnh.
     
     
     

    Facebook

     

     
     
     
     
     

SỐNG TỈNH THỨC - 10 ĐIỀU BẠN ĐẾN GẦN CHÚA

  •  
     
     
     
     
     


    10 Điều Cần Thiết Để Bạn Đến Gần Chúa Hơn
     
    1/ Hàng ngày bạn hãy để ra vài phút và đừng nói gì cả. Bạn hãy thực tập việc nghĩ về Chúa. Và để việc thực hành này giúp bạn dễ dàng thấm nhuần ơn thiêng liêng.
    2/ Cất lời cầu nguyện. Bạn chỉ dùng những lời nói đơn giản, kể cho Chúa biết tất cả những gì đang có trong tâm tư. Bạn hãy dùng những lời nói của chính bạn. Chúa nghe, và hiểu rõ bạn hơn ai hết.
    3/ Hãy cầu nguyện khi bạn đi lên đường đi làm, trên đường đi, hay trên bàn giấy… Cầu nguyện khắp nơi. Hãy dùng cách cầu nguyện trong chốc lát, gạt bỏ những sự vật chung quanh, tập trung tinh thần vào việc Chúa đang hiện diện trước mặt. Thực hành như vậy nhiều lần trong ngày, bạn sẽ cảm thấy Chúa luôn hiện diện thực sự trong cuộc đời bạn.
    4/ KHi cầu nguyện không cần lúc nào cũng phải xin ơn, nhưng luôn ca ngợi hồng ân Thiên Chúa đã và đang ban cho bạn.
    5/ Cầu nguyện và tin rằng những lời nguyện chân thành ấy sẽ lan rộng và bao trùm trên những người bạn yêu thương, bằng sự yêu thương, che chở của Thiên CHúa.
    6/ Bạn hãy luôn tỏ ra thuận theo Thánh Ý CHúa. Hãy xin Chúa điều bạn muốn xin, nhưng hoàn toàn theo Ý Chúa, vì những gì Chúa muốn bao giờ cũng tốt đẹp hơn những điều bạn muốn.
    7/ Hãy phó thác mọi sự trong tay Chúa. Xin Chúa ban cho bạn sự thông minh, khéo léo để thi hành công việc, song kết quả để Chúa định liệu.
    8/ Hãy cố gắng cầu nguyện cho cả những người bạn không ưa, hoặc những người đã làm hại bạn. Sự thù hằn chính là trở ngại lớn lao cho việc tiến bộ về tâm linh và sự an bình cho tâm hồn.
    9/ Bạn hãy lên một danh sách những người bạn cần cầu nguyện cho. Bạn càng cầu nguyện cho tha nhân, nhất là những người không có liên hệ gì tới bạn, thì kết quả của lời cầu nguyện càng mau chóng đổ dồn về cho bạn. Bạn hãy cố gắng hi sinh và dâng lời cầu nguyện ngay trong những công việc hàng ngày như chị thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu bạn nha…
    10/ xin Thiên Chúa toàn năng cho ta qua một đem yên ổn và giờ sau hết được ᑕᕼếT lành
    conggiaovn
     

SỐNG TỈNH THỨC - TRÀNG HẠT QUÝ CÔNG NƯƠNG DIANA

 
 

 

vietbui via CMC-THDC
Sun, Sep 4 at 7:35 AM
 
 
 
 
 
Best Regards,

Viet H. Bui, Ph.D.

 

--

 


 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

SỐNG TỈNH THỨC - HÀNH TRÌNH NHÌN LẠI

  •  
    Chi Tran 


    Hành trình nhìn lại

     

    Tất cả chúng ta có lẽ nên làm cuộc hành trình nhìn lại này bằng cách xem lại giáo dục tôn giáo thuở nhỏ của mình. Đây là cả một điều đáng để xem lại.

     

    Trong một đoạn rất sâu sắc trong bài thơ Chiếc lá và Đám mây (The Leaf and the Cloud), Mary Oliver đã họa lên mình đang đứng cạnh mộ cha mẹ, nghĩ về cuộc đời của họ. Họ không phải là hình ảnh hoàn hảo và bà cũng không tô lên cho đẹp những sai lỗi của họ. Bà nói thẳng về tâm hồn nặng nề của mẹ, về đức tin non nớt của cha. Bà biết nhiều chuyện khó khăn của bà phát xuất từ đó. Tuy nhiên, bà không đi thăm mộ cha mẹ để trách họ. Bà đến đó để thật tâm hôn từ biệt họ, cuối cùng bà thấy bình an với cuộc đời không hoàn hảo và ảnh hưởng của cha mẹ trên cuộc đời mình. Bà cám ơn họ vì mọi sự, cả tốt và xấu, cầu chúc họ mọi sự tốt đẹp dưới lòng đất sâu, rồi bà nói, “nhưng tôi sẽ không tặng cha mẹ tôi  nụ hôn đồng tình. Tôi sẽ không để họ có trách nhiệm trên đời tôi”.

     

    Tất cả chúng ta có lẽ nên làm cuộc hành trình nhìn lại này bằng cách xem lại giáo dục tôn giáo thuở nhỏ của mình. Đây là cả một điều đáng để xem lại. Tiếc là nhiều người trong chúng ta không bao giờ lưu lại đủ lâu để xác định xem điều gì mang lại ân phúc, điều gì mang lại tổn thương khi một tác nhân dễ sai lầm là con người giới thiệu Thiên Chúa cho chúng ta. Ngày nay, chuyện phổ biến, thậm chí còn là thời thượng khi người ta chỉ xem lại những gì tiêu cực trong giáo dục tôn giáo thuở nhỏ. Đúng là nhiều người nói về “tái sinh” khỏi giáo dục tôn giáo và thường quy mọi bất hạnh và rối loạn trong đời họ cho giáo dục tôn giáo này.

     

    Chắc chắn, một số khẳng định như thế là có lý, giáo dục tôn giáo thuở nhỏ thật sự để lại một dấu tích không phai trong chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta có trách nhiệm với bản thân, với cha mẹ, giáo viên thời thơ ấu và với sự trung thực, trong việc phải xác định những điều tích cực và tiêu cực trong giáo dục tôn giáo thuở nhỏ. Và như bà Mary Oliver, chúng ta cần làm hòa với nó, dù chúng ta không thể tặng cho nó nụ hôn đồng tình.

     

    Câu chuyện của riêng tôi là gì? Với tôi, sự tỉnh ngộ về ý thức và tỉnh ngộ về Thiên Chúa và Giáo hội là hai điều liên kết không thể phân ly. Tôi hấp thụ bầu khí công giáo la-mã thời đó, và đó là công giáo thời tiền Vatican II, một tinh thần công giáo đầy những chuyện tiêu cực lẫn tích cực. Lòng đạo thuở nhỏ của tôi là những chân lý tuyệt đối, những luật không thể thương lượng, nhưng lại đòi hỏi cao, cả tính bè phái và hạn hẹp bao gồm. Chúng ta và chỉ chúng ta mới có đức tin thật, duy nhất. Hơn nữa, những điều này được viết ra bởi một Thiên Chúa theo dõi sát sao hành động con người, không dễ dàng cho phép chúng ta lỗi phạm, giữ điều răn thứ sáu trên tất cả, dùng xấu hổ làm khí cụ và thường hay cau mày giận dữ.

     

    Nhưng đó còn lâu mới là tất cả. Mặt tích cực của nó thì có quá nhiều. Gia đình, cộng đoàn, và Giáo hội đã rửa tội cho tôi, có những mối liên kết chung mà hầu hết các cộng đồng thời nay chỉ có thể ganh tị. Bạn thật sự là một phần của một thân thể, một gia đình, một cộng đoàn là hiện thân của ý thức siêu việt đã làm cho đức tin thành điều tự nhiên, làm cho cộng đoàn thành một phần cuộc đời của bạn. Bạn biết mình là con cái Thiên Chúa và bạn cũng biết mình là tạo vật luân lý có trách nhiệm thật sự với tha nhân và Thiên Chúa. Bạn biết ý nghĩa bất diệt của mình, phẩm giá căn bản của mình và trách nhiệm luân lý đến từ đó và bạn không thể miễn trừ mình khỏi chuyện đó.

     

    Và tất cả những điều này truyền cho bạn một chân lý tôn giáo, luân lý, rất căn bản và không thể thương lượng, rằng sự sống của bạn không đơn thuần là của bạn để bạn muốn làm gì thì làm. Bạn biết rằng trừ khi bạn bội tín, bạn không thể làm ngơ sự thật là bạn mang tính xã hội, phụ thuộc lẫn nhau, thuộc về Giáo hội, và sự thật rằng Thiên Chúa cho bạn xuất hiện trên đời không phải chỉ để mưu cầu cuộc sống tốt đẹp cho riêng bạn. Bạn có ơn gọi, một bổn phận nào đó để phục vụ, và Thiên Chúa, gia đình, cộng đoàn và Giáo hội có thể đòi hỏi bạn hy sinh mạng sống. Ngày nay, tôi thấy phần này trong tâm hồn mình là một trong những ơn quý báu nhất tôi đã nhận được từ linh đạo thuở nhỏ. Dù nó có kèm theo những con quái vật xấu xa nào, nó cũng vẫn xứng đáng.

     

    Thêm nữa, quái vật có thể bị xua trừ và hầu hết quái vật bị chôn trong giáo lý căn bản tôi học hồi nhỏ đã dần dần bị tiêu diệt qua năm tháng. Điều gì đã giúp làm được như thế? Nhiều điều lắm: những năm học và dạy thần học, đọc sách hay, có linh hướng tốt, thấy được sự lành mạnh hân hoan và thiết thực nơi những người có đức tin, kiên trì trong nỗ lực trung thành với việc cầu nguyện, thánh lễ và cộng đoàn Giáo hội suốt bảy thập kỷ, và cuối cùng, nhưng quan trọng, chính là nhờ ơn Thiên Chúa.

     

    Ngày nay, tôi có thể nhìn lại giáo dục tôn giáo thưở nhỏ của tôi và thấy sự tiêu cực bị điều tích cực át hẳn. Tôi biết ơn tất cả, kể cả những nghiêm khắc, dọa dẫm, bè phái, sợ hãi, và những nỗi sợ sai lầm về Thiên Chúa, bởi vì trong mọi sự này có gì đó đã truyền cho tôi và dạy tôi điều gì là quan trọng nhất. Thật vậy, sự nghiêm khắc, dọa dẫm, bè phái và cẩn trọng quá đáng không tệ để làm điểm xuất phát, vì khi dần thoát khỏi chúng, chúng ta được tự do suốt phần đời còn lại. Một ơn không nhỏ!

     

    Ronald Rolheiser,

    J.B. Thái Hòa dịch

     
     

SỐNG TỈNH THỨC - CỬA HẸP

 

  •  
    Tinh Cao
    Sun, Aug 21 at 5:30 PM
     
     
    Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,
     
    Trong bài Phúc Âm Thánh Luca được Giáo hội chọn đọc cho Chúa Nhật XXI Thường Niên Năm C 21/8/2022,
    Chúa Giêsu đã không trả lời dứt khoát nhiều hay ít cho câu hỏi mang tính cách khẳng định là "có ít người được cứu rỗi".
    Trái lại, Người chỉ nêu lên một điều kiện tối yếu bất khả thiếu để được cứu rỗi đó là "gắng mà vào qua cửa hẹp", thế thôi.
    Tức là ai qua cửa hẹp mà vào thì được cứu rỗi còn ai không thì không được cứu rỗi, dù họ có muốn cũng không được.
     
    Tuy nhiên, vấn đề căn bản chính yếu ở đây, đúng như ĐTC khẳng định, đó là: "Cửa này tuy hẹp, nhưng rộng mở cho tất cả mọi người!"
    Và vấn đề then chốt thứ hai, liên quan mật thiết bất khả phân lý với phần rỗi, cũng được chính ĐTC đặt ra, đó là vấn đề "cửa hẹp này là gì?"
    Để biết được cửa hẹp này là gì trong đời sống Kitô hữu của chúng ta, theo vị đại diện Chúa Kitô trên trần gian hiện nay, 
    xin chúng ta theo dõi trọn bài huấn từ truyền tin của ngài ở những cái links tùy nghi sau đây:

     

    --