16. Sống Tình Thức

SỐNG TỈNH THỨC - ĐTC PHANXICO PHỦ NHẬN

 

 

SỐNG TỈNH THỨC - 3 LỨA DỐI VỚI NGƯỜI ĐỘC THÂN

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     


     
    3 lời dối trá Satan nói với những người đang độc thân
     
    Dưới đây là 3 điều dối trá mà Satan muốn những người độc thân tin và những cách để chống lại chúng.
     
    Lời dối trá #1: Bạn cần phải hẹn hò
    Bạn đã bao giờ nghe điều này: Bạn sẽ xoay xở trong một mối quan hệ thế nào nếu không có kinh nghiệm gì? Bạn cần phải luyện tập nói chuyện với người khác giới. Bạn vụng về nên hẹn hò sẽ giúp bạn nhanh nhẹn và hiểu biết khi gặp người ấy. Tuy nhiên lời khuyên có vẻ vô hại này có thể gây hại. Chẳng bao lâu sau đó, bạn sẽ cần thực tập hôn hít, gần gũi và những chuyện khác để chuẩn bị cho người quan trọng của mình. Một cách bất ngờ, khi bạn gặp người Chúa dành cho bạn, bạn đã bị tan nát cõi lòng và phải giải quyết vấn đề linh hồn bị ràng buộc (khi bạn có quan hệ với người bạn trai, quan hệ này tạo nên sự ràng buộc linh hồn giữa hai người.)
    Vì thế, tốt nhất là tin tưởng vào thời gian của Chúa và cách sống tốt nhất là không cưỡng buộc các tình huống xảy ra. Nếu bạn cảm thấy mình cần thực tập hẹn hò theo cách này thì đó là dấu hiệu bạn không tin Chúa. Chúa sẽ dùng những trải nghiệm, thử thách và ngay cả những phần bình thường, nhỏ nhặt của đời sống để chuẩn bị bạn cho người vợ/chồng tương lai (đọc sách bà Rút). Hãy tin rằng Chúa đang vận hành mọi sự vì lợi ích của bạn.
     
    Lời dối trá #2: Bạn quá già
    Bạn đang gặp khủng hoảng bởi vì đồng hồ sinh học của bạn sắp đến ngưỡng? Đừng sợ. Chúa sắp đặt không giống con người. Người thân và bạn bè có thể đang ép bạn phải có một mối quan hệ bởi vì bạn đã gần 30 tuổi. Bạn cũng đang hoảng sợ vì cứ mỗi năm trôi qua, bạn cảm thấy cơ hội gặp gỡ người khác giảm đi nhiều hơn. Tuy nhiên, Chúa có thể đưa một người vào cuộc sống của bạn theo cách bạn không dễ nhận ra nhưng người đó có thể hoàn toàn biến đổi cuộc sống của bạn. Chúng ta cần có đức tin của trẻ thơ và tin tưởng rằng Chúa biết những gì chúng ta cần.
    Nếu bạn đã lớn tuổi và chưa gặp người của mình, bạn cần biết có nhiều người cũng trong hoàn cảnh như bạn. Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ của mình lúc 30 tuổi (và cũng không kết hôn theo lệ thường) và Giuse bắt đầu phục vụ Pharaoh khi ông 30 tuổi.
     
    Lời dối trá # 3: Bạn không đủ giỏi
    Không ai thích bạn. Bạn quá kỳ quặc, quá mập hoặc (cứ điền tiếp vào chỗ trống những lời lối trá mà kẻ thù muốn bạn tin).
    Hãy chống lại những lời dối trá này với sự thật của Chúa. Bạn phải mạnh mẽ trong việc hạ gục các chế nhạo của kẻ thù! Chúa nói chúng ta được tạo dựng cách đáng kính sợ và diệu kỳ. Khi những lời dối trá đã cắm sâu trong tâm trí của bạn, nó ảnh hưởng đến dung mạo của bạn, cách bạn nói chuyện và lòng tự trọng của bạn. Cuối cùng khi Chúa ban cho bạn một điều tốt lành, bạn vẫn luôn nghi ngờ, không hài lòng với chính mình. Vì thế, mối quan hệ của bạn cũng chịu ảnh hưởng.
    Hãy chống lại những lời dối trá này bằng cách đắm mình trong lời Chúa. Suy niệm về những lời Chúa hứa. Hãy chủ động trong những gì bạn cho phép tai bạn nghe, mắt bạn nhìn và miệng lưỡi bạn thốt ra.
    Không có mô tả ảnh.
     
     
     

    Facebook

     

     
     
     

SỐNG TỈNH THỨC - CHIẾN TRANH ĐÔNG ÂU

 

  •  
    Tinh Cao
    Sun, Jun 26 at 9:18 PM
     
     

    Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

     

    ĐTC Phanxicô: Bi kịch Cain và Abel đang diễn ra ở Ucraina

    2022.06.23 Partecipanti all'Assemblea Plenaria della Riunione delle Opere per l'Aiuto alle Chiese Orientali

    (nếu hình bị trục trặc như đã từng xẩy ra, xin bấm vào cái link bản tin ngay phía trên)

    Sáng ngày 23/6/2022 Đức Thánh Cha đã tiếp các tham dự viên của Hội nghị toàn thể vừa mới kết thúc của Liên hiệp các tổ chức bác ái trợ giúp các Giáo Hội Đông phương (ROACO: Reunion of Aid Agencies for the Oriental Churches).

    Ngài mời gọi họ không ngừng cầu nguyện, ăn chay, trợ giúp, làm việc để con đường hoà bình có chỗ ở giữa bạt ngàn xung đột. Ngài bày tỏ cảm nhận như sau liên quan đến một "Ukraine thân thương và tan nát":

    - "Chúng ta đã quay trở lại với thảm kịch Cain và Abel".

    - "Một cuộc bạo động hủy diệt sự sống đã được bung tỏa, một cuộc bạo lực tinh quái quỉ quyệt, là những gì Kitô hữu chúng ta được kêu gọi để phản ứng bằng quyền lực của nguyện cầu, bằng việc trợ giúp bác ái cụ thể,

    bằng hết mọi phương tiên Kitô giáo để khí giới nhường bước cho việc thương thảo...

    để những cao ngạo kiêu hãnh của con người cùng với ngẫu tượng của họ bị hạ bệ, và những thung lũng hoang tàn và châu lệ được lấp đầy...

    để nước này không vung kiếm chống lại nước kia, để gươm kiếm trở thành lưỡi cày, và giáo mác trở thành liềm hái".

     

    Chiến tranh Ukraina : Nga “câu giờ” đặt thế giới trước sự đã rồi ?

    Severodonetsk thất thủ

    Ông Zelensky tuyên bố sẽ giành lại Severodonetsk

     

    --

 

SỐNG TỈNH THỨC - THAM LAM - CƯ SĨ ANH DŨNG

  •  
    CƯ SĨ NGUYỄN ANH DŨNG
     
    Tue, Jun 28 at 5:46 AM
     
     



    Tìm hiểu về chữ THAM ()
     
    THAM, do Phạn ngữ (Kama, Mdhymagama). Có nghĩa là ham muốn thái quá. HIỂM là độc ác. Nói chung THAM HIỂM là lòng quá ham muốn về vật chất, như: danh, lợi, tình…và hành động ác độc để tóm thâu các thứ ấy về mình. Bởi nó là một tội ác trong Ý nghiệp, nên gọi là lòng tham hiểm. Lòng tham ấy chẳng hề biết chán, càng được thì càng ham. Kẻ tham hay ganh ghét những người thành tựu, sợ sệt những người có thế lực hơn mình, lấy làm sầu khổ khi chẳng đắc chí.
     
    Đức Thầy bảo:
                                 “Biết sao đầy được túi tham,
                       Không ngăn không đáy càng làm không kiêng”.
     
    Thêm nữa, kẻ có lòng tham thường hay ganh đua đố kỵ với những người có tài đức hơn mình. Cho nên tánh tham lam thường đi cập với tật đố.
    Ngoài ra, vì lòng ham muốn quá độ, không biết “tri túc thường lạc”, nên lòng tham chính là hột giống, là nguyên nhân làm cho chúng sanh luân hồi trong sáu nẻo, từ vô thỉ tới nay chưa thoát ly ra được.
    Kinh Phật thường liệt nó là một trong Tam độc hay ba món phiền não căn bản, đó là Tham, Sân, Si. Nó cũng là thứ đứng đầu trong năm cái ngu độn (Ngũ độn sử: Tham, sân, si, mạn, nghi).
     
              Tục ngữ thường nói “Tham thì thâm, dầm thì đen”.
    Đức Phật thường cho biết:“Lòng ham muốn là nguồn gốc của mọi thống khổ ở thế gian, cũng là nguyên nhân của sự luân hồi sanh tử”.   “Không có lửa nào bằng lửa tham, không có tội nào bằng lòng đố kỵ ganh ghét”.
     
    Trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời cũng cho biết THAM là một trong những trọng tội. Có nhiều đoạn nói rõ về THAM như sau:
     
    -“Kẻ tham lam phỉ báng và chà đạp lên Thượng Đế” (Thánh vịnh 10:3).
    -“Hãy canh chừng mọi hình thức của tham lam; đời không phải chỉ là nhiều sở hữu” (Luca 12:15) v.v…
    Còn trong “KHỔNG TỬ LUẬN NGỮ” bài “Phú Quý như phù vân” Đức Khổng Tử có viết: “Phạn sơ tự, ẩm thủy, khúc quãng nhi chẩm chi, lạc diệc tại kỳ trung hỉ. Bất nghiã nhi phú thả quý, ư ngã như  phù vân”.
     
    - Dịch nghĩa: Khổng Tử nói: “Ăn gạo xấu, uống nước lã, co cánh tay mà gối đầu, trong cảnh đó cũng có cái vui. Làm điều bất nghiã mà được giàu sang thì ta coi như mây nổi”.
    Thêm vào đó Ngài còn viết:“Quân tử hữu tam úy: Thiếu chi thời, huyết khí vị định, giới chi tại sắc; cập kỳ tráng dã, huyết khí phương cương, giới chi tại đấu; cập kỳ lão dã, huyết khí ký suy, giới chi tại đắc”. (Người quân tử có ba điều răn: Khi còn trẻ khí huyết chưa định (thân thể chưa phát triển đủ), nên răn về sắc dục; tuổi tráng niên, khí huyết cương cường, nên răn về tranh đấu; về già, khí huyết đã suy, nên răn về tính THAM).
     
    Thế giới loài người, do lòng Tham lam mà hận thù chồng cao chất ngất, có thể nói tánh tham lam là gốc sanh chiến tranh trên thế giới. Chính loài người đã chế ra súng đồng, tạo ra độc khí, hạm to…toàn là đi theo tiếng gọi của lòng tham để chiếm nước nầy, cướp nước nọ, đàn áp dân tộc khác.
     
    Bởi thế, ngòi chiến tranh mới cháy, sự chém giết mới sanh ra, mà người đời kết án lòng tham lam là Thần chết, là quỉ vô thường của cuộc chiến tranh.
    Xin đua ra một vài con số nhân mạng bị tử vong bởi do lòng tham của con người mà ra từ xưa đến nay, từ ngày lẫn đêm không bao giờ ngừng nghỉ (Thật là kinh khủng!):
     
    Căn cứ theo “The War in The GUINNESS Book Of World 1998”:
    - Đệ nhị Thế chiến (1939-1945), tổng số người chết được ước lượng là 56.4 triệu người. Đất nước Ba Lan chịu đau khổ nhiều nhất là 6.028.000 người chết so với dân số lúc đó là 35.1 triệu người, chiếm tỷ lệ 17.2%
     
    - Chiến tranh đẫm máu nhất trong Lịch sử là cuộc nổi loạn của người Taiping chống lại Triều đình Qing (Trung quốc) giữa năm 1851-1864 con số tử vong được ước lượng chính xác nhất là 20 triệu người.
     
    - Chiến tranh Việt Nam (1954-1975) binh sĩ Bắc Nam tử trận khoảng 1.320.000, bị thương khoảng 1.870.000 người. Riêng về thường dân vô tội thì lên đến con số 2 triệu người mất mạng. Trong khi quân đội Hoa Kỳ có 58.209 chết, 2.000 mất tích và 305.000 bị thương. Còn quân Trung cộng có 1.100 chết và 4.200 bị thương.
     
    Chỉ thống kê một phần chiến tranh thôi, đã thấy: Thây nằm chật đất, máu chảy thành sông, xưong chất chồng như núi, đó chẳng qua là do lòng tham tàn của người không hiểu Đạo.
     
    Còn người hiểu Đạo thì sao?
    Ngày nào các Sư còn tranh nhau cất Chùa cao, đúc Phật lớn…
    Ngày nào các Cha các Thầy, các đấng Lãnh đạo tinh thần Tôn Giáo còn tranh nhau tài sản, tiền muôn bạc tỷ để xây cất cơ sở vật chất cho đồ sộ cho nổi tiếng thế gian, nhằm thỏa mãn lòng tham lam vật dục.
     
    Xin xét kỹ coi có bao nhiêu giọt mồ hôi, giọt nước mắt của dân lành đổ vào cho cái tiếng tăm cao xa, hùng vĩ đó!.
     
    Xin hãy đọc những lời cảnh tỉnh sau đây của Đức Thầy để cùng nhau  suy gẫm:
                            Tu mà ham cho được giàu sang,
    Với quyền tước là tu dối thế.
    Nhớ thuở trước vua Lương-Võ-Đế,
    Tạo chùa-chiền khắp nước tu hành.
    Đến chừng sau ngạ tử Đài-thành,
    Phật bất cứu vì tâm còn ác.
    Hay:
    Bị tăng chúng quá ham chùa ngói,
    Nên tởi khuyên khắp chốn cùng làng.
    Phật nào ham tượng cốt phết vàng,
    Mà tăng tạo hao tiền bá-tánh.
    Và:
             “Đúc Phật lớn, chùa cao bối rối,
    Mà làm cho Phật Giáo suy đồi.”
     (Giác Mê Tâm Kệ, Q.4)
     
    Được biết, Lương Võ Đế là vua nhà Lương (502 - 556) thuộc Nam triều Trung Hoa, rất sùng bái đạo Phật, lập 82 ngôi chùa và mài miệt tu hành. Sau bị tướng nước Đông Ngụy là Hầu Cảnh vây ở Đài Thành đến chết vì đói, thọ 86 tuổi. Dầu Võ Đế cất nhiều chùa, tu hành và bố thí, nhưng Đức Đạt Ma Tổ sư vẫn cho là không có công đức. Đức Lục Tổ giải thích:“Lương võ Đế tâm không chánh, cất chùa, tu hành, bố thí, đãi chay để cầu phước, không thể cho là công đức được, công đức phải xuất phát tự lòng mình, trong tánh mình, chớ chẳng phải do bố thí, cất chùa, cố tạo hình thức bên ngoài, vì thế phước đức khác công đức”.
     
    Đức Huỳnh Giáo Chủ khi đề cập về lòng Tham Hiểm đã giải thích rõ ràng trong quyển Khuyến Thiện:
     
    Ác thứ tám là lòng Tham Hiểm,  
    Muốn bao gồm của thế một mình. 
    Tham nhà cao, cửa rộng, thân vinh, 
    Tham vườn ruộng cò bay thẳng kiếng.
    Thấy của người thèm khô nước miếng, 
    Tính làm sao lường gạt lấy đi. 
    Sẵn túi tham bất cứ chuyện gì,
    Dầu xấu tốt cũng là dồn chứa.
    Nhớ lời Phật khi xưa dạy sửa, 
    Của thế trần như mật dính dao. 
    Trẻ tham ăn kê miệng liếm vào, 
    Chừng đứt lưỡi mới là hối-hận.
    Tham của tạm làm điều tàn-nhẫn, 
                                 Nhắm mắt rồi đâu có mang theo.” 
     
              Đoạn Sấm giảng nầy đã được ông Thiện Tâm chú giải như sau:
    -Đến tội ác thứ tám là lòng tham lam độc ác, đây thuộc phần Ý nghiệp. Hành trạng của nó là lòng tham gian quá độ, muốn sao tóm hết tiền của trong thế gian về làm của mình. Nào lâu đài dinh thự, ăn mặc sung sướng, thân thế vang danh, tước quyền sang cả, nào tiền nhiều đất ruộng cò bay, thẳng cánh...
     
              -Hễ thấy ai có nhiều tiền của thì lo tính mưu kế gạt lấy cho bằng được. Với lòng ham muốn ấy chẳng biết sao cho vừa, càng có của lại càng tham hơn, chẳng khác nào cái túi cao su, dồn vào bao nhiêu cũng chẳng thấy đầy. Người có lòng tham họ bất kể hành động ra sao, tài vật tốt hay xấu đều muốn dồn hết về cho mình.
     
              -Để cảnh tỉnh số người ấy Đức Giáo Chủ nhắc lại lời của Đức Phật khi xưa:“Sắc đẹp với giàu sang, hai thứ ấy như mật dính trên lưỡi dao, những người tham ngọt kê lưỡi liếm, nên bị đứt. Kẻ nào ham danh lợi, tất phải chết vì lợi danh như thế đó”. Nay Đức Thầy cũng hằng cho biết, trong “Luận việc Tu hành”:
     
                                 “Phú quí tạo đời thêm mệt xác,
                                             Tham danh phế Đạo chí đâu yên”.
              Hoặc là:
                                 “Bá tánh say sưa mùi phú quí,
                                  Sau nầy sẽ vướng cảnh đồ lao”.
                                                                 (Ai người tri kỷ)
     
                Nếu ai mãi tham đắm của thế, đến khi vương cảnh khổ mới hối hận ăn năn thì việc quá muộn màng.
     
              -Đức Thầy ý thức cho bá gia được rõ, những tài vật trong thế gian đều là tạm giả, như hạt sương buổi sáng mau rã mau tan. Hiện giờ dầu ta có ham muốn, dùng đủ mưu gian kế độc giành lấy tiền của cho nhiều, nhưng đến khi tử thần gõ cửa cũng chẳng đem đặng vật nào, lại còn vương mang tội khổ để rồi phải luân chuyển báo đền.
              Đặc biệt, trong bài “Luận về Tam Nghiệp” Đức Thầy đã giảng giải về tánh tham của con người như sau:
     
              Tánh tham lam đã làm cho loài người phải chịu bao nhiêu thảm khổ: chiến tranh, cướp bóc, giết người ... tham danh, tham lợi, tham sắc, tham tài, tham quyền, tham thế ... Những sự ấy đã xô đẩy con người vào chẳng biết bao nhiêu cuộc chiến đấu ác-liệt, gây nên những thảm họa tày trời. Những tấn tuồng giặc giã, cướp của sát nhơn, những vụ hối-lộ, những vụ tranh thế giành quyền đã làm cho nhân-sanh điêu linh trong vòng tai nạn khốc hại. Cái tham ấy cũng đã làm cho con người đau buồn hận khổ, phải khóc đứng than ngồi, phải liều mình tự sát chỉ vì sự ham muốn không được thực hiện; người ta quyên sinh vì tình yêu, vì lợi quyền, vì thất trận.... Những cuộc cấu xé lẫn nhau, những cuộc nồi da xáo thịt, những tương sát tương tàn, những điều hung-hăng bạo-ác cũng do sự tham lam mà ra cả. Ngày giờ nào loài người diệt được tánh ham muốn của mình, ngày giờ ấy bớt được một phần lớn của sự khổ. Vả lại, ở đời phải có những lúc thăng trầm chìm nổi, có thì ta xài, không thì ta nhịn, can gì phải bày mưu tính kế chiếm đoạt của kẻ ngoài. Của là của chung trong thiên hạ, đời ta còn, nó còn; đời ta mất, nó mất; gương Thạch-Sùng – Vương-Khải há không để lại cho ta một bài học đích đáng lắm ru ? Thế nên, hãy nghĩ đến người cũng như mình nghĩ đến mình, hãy dẹp lòng vị kỷ tham-lam, lo vun trồng phước đức, bố thí kẻ nghèo hèn, rán công phu sám hối để có thể yên vui nơi miền Cực Lạc, lánh sự giả tạm ở cõi trần này.
     
              Vì lòng tham vô cùng vô tận nên con người đã gây ra những tai hại:
     
              a)- Kẻ bị lòng tham sai khiến, thường gây ra biết bao thảm khổ cho mình và mọi người: chiến tranh, cướp trộm, giết người, tương tàn tương sát. Ôm mối hận thù, bực tức dẫn đến liều mình tự sát.
     
              b)- Hột giống oan oan tương báo, kéo dài từ kiếp nầy sang kiếp khác rồi kiếp khác nữa. Đức Thầy đã diễn tả về sự tai hại của lòng tham:
     
                               “Tham của tạm làm điều tàn nhẫn.
                                 Nhắm mắt rồi đâu có mang theo.
                                 Tham tiền tài thường vướng nạn eo.
                                 Tham sắc đẹp nhà tan cửa nát.”
     
              Tóm tắt, nếu tham ái, tham dục đòi hỏi những sự ham muốn về vật chất như thèm ăn, thèm ngủ, thèm ân ái …, là những khoái lạc về ngũ quan; thì con người còn ham muốn để được thỏa mãn những nhu cầu về tinh thần như ham chiếm đoạt, ham phô trương, ham quyền lực, ham lợi lộc.
     
    Lòng ham muốn đắm mê không bao giờ biết ngừng, không bao giờ được thỏa mãn cả, như chiếc thùng không đáy. Để thỏa mãn dục vọng mà con người sanh ra vị kỷ, độc ác, làm hại, làm khổ người khác để mình được vui, được sung sướng. Vì lòng tham mà chúng ta không ngại sử dụng mọi thủ đoạn để đạt cho được mục đích, bất kể chuyện gì xảy đến cho người khác. Người tín đồ PGHH chúng ta nên thấy rõ vì không tu nên cõi đời trở thành một đấu trường mà nước mắt đổ như mưa rào, bể khổ dâng lên như nước thủy triều không bao giờ ngừng nghỉ.
    Tham dục trần thế là vô hạn, nhưng chúng ta lại không có khả năng nhận ra chúng và tham dục không được thỏa mãn thường gây ra khổ đau phiền não cho mình và cho người. Khi chúng ta chỉ phần nào thỏa mãn tham dục, chúng ta luôn có khuynh hướng tiếp tục theo đuổi chúng cho đến khi được thỏa mãn, chính vì vậy mà chúng ta càng gây nên khổ đau cho mình và cho người. Ngay cả khi đã thỏa mãn tham dục, chúng ta cũng khổ đau.
     
    Chúng ta chỉ nghiệm được chân hạnh phúc và an nhiên tự tại khi chúng ta có ít tham dục. Đây cũng là một trong những bước lớn đến bến bờ giải thoát của chúng ta.
     
              Muốn diệt trừ lòng tham, nên tu hạnh Bố thí và lo công phu Sám hối. Bởi vì Tham tức là bệnh, do đó muốn trừ bệnh ấy nên quan sát rằng mọi pháp đều bất tịnh, nhứt là nên quán tưởng cái thân bất tịnh, cái hài cốt thúi nát nầy chỉ là tứ đại giai không, không có gì là trường tồn bất diệt.
     
    Theo lời Đức Thầy dạy bảo thì người tu hành muốn diệt trừ lòng tham lam ích kỷ cần thi hành các phương cách như sau:
     
              1)- An nhẫn trong sự nghèo túng, biết “tri túc thường lạc” để giữ lòng trong sạch và vun trồng cội phước.
     
                                 “Thà nghèo thanh hơn giàu mà trược,
                                   Lo vun trồng cội phước về sau”.
     
              2)- Mở lòng thương yêu mọi người, mọi giới như mình thương mình, tùy phương tiện mà bố thí cho họ từ vật chất lẫn tinh thần:
     
                                 “Muốn trừ tham phải liệu cách nào?
                                   Phải bố thí diệt lòng ích kỷ”.
     
              3)- Dùng tâm chánh niệm quán xét vạn vật trong thế gian, đến thân xác của ta cũng đều là vô thường, vô ngã, chẳng có vật chi để lòng mến tiếc:
     
                                 “Tâm chánh niệm thường thường suy nghĩ,
                                   Vật ở trần như bọt nước làn mây.
                                   Thân ta còn rày đó mai đây,
                                   Của ấy cũng khi tan khi hiệp”.
     
              Chúng ta khi diệt trừ được lòng tham lam ích kỷ, tất tiêu diệt hột giống tội lỗi và khổ đau sanh tử. Phước đức càng lúc càng gia tăng và tâm hồn được tự tại an vui trên đường giải thoát.
     
    Đức Phật dạy: “Tham dục chính là nguồn gốc của khổ đau. Mọi vật rồi sẽ thay đổi, vì thế không nên luyến ái hay vướng víu vào một thứ gì. Nên nhiếp tâm thanh tịnh tìm chân lý và đạt đến hạnh phúc vĩnh hằng.” Biết tri túc thiểu dục sẽ giúp chúng ta diệt trừ tham dục. Điều nầy có nghĩa là biết thỏa mãn với những điều kiện vật chất khả dĩ giúp cho chúng ta có đầy đủ sức khỏe để tu tập. Đây là phương cách hữu hiệu nhất để cắt đứt lưới tham dục, an ổn thân tâm và có nhiều thì giờ giúp đỡ kẻ khác.
     
    Tóm lại, đã biết lòng tham là nguyên nhân của mọi sự đau khổ và sanh tử luân hồi: Người tu hành muốn diệt trừ nó phải biết sám hối tội căn “Tri túc thường lạc”. Thêm vào đó còn phải Từ bi bố thí và quán xét lý vô thường vô ngã, chắc chắn sẽ đặng thành công viên mãn, đạt quả Cực lạc hoặc Niết bàn, như lời Đức Thầy hằng kêu gọi:
     
                       “Thuyền từ kêu gọi ngóng trông,
                       Trông cho dân chúng bớt lòng tham ô.”
    (Viếng làng Phú An, Châu Đốc)
     
    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
     
    TRƯƠNG VĂN THẠO

     

     

SỐNG TỈNH THỨC - ĐỐI DIỆN VỚI THĂNG THIÊN

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     
     


    ĐỐI DIỆN VỚI THĂNG THIÊN

     

    Trên con đường đức tin, luôn có tin vui và tin buồn. Tin buồn là nhận thức của chúng ta về Đức Kitô luôn mãi bị đóng đinh. Tin vui là Đức Kitô luôn mãi sống động, vẫn ở với chúng ta theo một cách thâm sâu hơn.

     

    Một người bạn của tôi, khá yếm thế về Giáo hội, gần đây đã nói: “Thể chế Giáo hội ngày nay đang cố đưa ra bộ mặt tốt nhất trước sự thật nó đang chết dần. Về căn bản, Giáo hội đang cố gắng đối diện với cái chết”.

     

    Điều ông muốn nói, Giáo hội thời nay, như người đang cố đấu tranh để chấp nhận căn bệnh nan y, đang cố tái định hình một hình ảnh của mình để cuối cùng có thể thích nghi với chuyện không thể nghĩ đến nỗi, đó là cái chết của chính mình.

     

    Ông nói đúng khi cho rằng Giáo hội thời nay đang cố tái định hình một hình ảnh của mình, nhưng ông đã sai về chuyện mà Giáo hội đang cố đối diện. Cái mà giáo hội đang cố đối diện thời này, không phải là cái chết, mà là sự thăng thiên. Cái cần tái định hình trong hình dung của chúng ta thời nay cũng giống như điều cần định hình trong hình dung của các tông đồ trong bốn mươi ngày giữa biến cố phục sinh và thăng thiên. Một lần nữa, chúng ta cần hiểu cách để buông bỏ một thân thể của Chúa Kitô để thân thể đó thăng thiên rồi chúng ta có thể cảm nhận sự Hiện xuống. Đâu là điểm quan trọng cấp bách trong chuyện này?

     

    Trong mầu nhiệm vượt qua, thăng thiên là chuyện chúng ta ít hiểu nhất. Rõ ràng chúng ta thấy được ý nghĩa của cái chết và phục sinh của Đức Kitô, cũng như sự hiện xuống của Chúa Thánh Thần trong lễ Hiện Xuống. Nhưng chúng ta ít hiểu hơn về thăng thiên.

     

    Bốn mươi ngày giữa Phục Sinh và Hiện Xuống, không phải là thời gian thuần vui mừng đối với các tông đồ. Đó là thời gian của vui mừng, đúng, nhưng cũng là thời gian của mơ hồ, nản lòng và mất đức tin. Trong những ngày trước sự thăng thiên, các tông đồ quá đỗi vui mừng mỗi khi họ được gặp Chúa phục sinh của mình, nhưng hầu hết thời gian, họ hoang mang, nản lòng và đầy hoài nghi, vì họ không được thấy sự hiện diện mới của Đức Kitô trong những chuyện xảy ra quanh họ. Có lúc, họ hoàn toàn từ bỏ, như thánh Gioan đã kể lại, họ trở lại với cuộc sống trước đây, đi đánh cá ngoài khơi.

     

    Tuy nhiên, trong thời gian đó, Chúa Giêsu dần dần tái định hình hình dung của họ. Cuối cùng, họ hiểu được sự thật, rằng có một sự đã chết đi, nhưng có một sự khác còn phong phú hơn nhiều đã sinh ra, và giờ họ cần từ bỏ cách thức mà trước đây Chúa Giêsu đã hiện diện với họ ngỏ hầu Ngài có thể hiện diện với họ theo một cách mới. Thần học và linh đạo về thăng thiên, căn bản gói gọn trong những lời này: Từ chối bám chặt vào những gì từng có, buông bỏ nó để có thể nhận ra sự sống mới chúng ta đang sống và đón nhận sinh khí của sự sống ấy. Các phúc âm nhất lãm dạy cho chúng ta điều đó khi mô tả cảnh thăng thiên, khi Chúa Giêsu trong thân xác chúc lành mọi người rồi bay về trời. Thánh Gioan cũng cho chúng ta một thần học như thế, nhưng theo hình ảnh khác. Ngài nêu lên chuyện này khi mô tả cảnh Chúa Giêsu gặp Maria Magdalena vào buổi sáng Phục Sinh, khi Ngài bảo: “Maria, đừng giữ ta!”

     

    Hôm nay, giáo hội đang cố đối diện sự thăng thiên, chứ không phải cái chết. Tôi có thể dễ dàng thấy bạn tôi mơ hồ chuyện gì, bởi vì mọi sự thăng thiên đều bao hàm cái chết và sự sinh ra, mà chuyện đó có thể gây nhiều mơ hồ. Vậy thì, thật sự, hội thánh thời nay là thế nào?

     

    Edward Schillebeeckx từng cho rằng chúng ta đang sống trong cùng sự nản lòng của các tông đồ tiên khởi trong thời gian giữa cái chết của Chúa và lúc họ nhận ra Ngài đã phục sinh. Chúng ta có cùng cảm nhận, hoài nghi và mơ hồ của họ trên đường Ê-mau. Đức Kitô mà chúng ta từng biết đã bị đóng đinh và chúng ta không thể nhận ra Chúa Kitô đang đi giữa chúng ta, đang sống hơn bao giờ hết, dù theo một cách khác. Do đó, cũng như các môn đệ trên đường Ê-mau, chúng ta cũng thường bước đi cúi gầm mặt, mang một đức tin hoang mang, chúng ta cần Đức Kitô xuất hiện trong một hình hài mới để tái định hình những hình dung của chúng ta để chúng ta có thể nhận ra Ngài đang hiện ra với chúng ta.

     

    Tôi nghĩ Schillebeeckx đúng về chuyện này, nhưng tôi lại có cách nói khác. Giáo hội ngày nay đang trong khoảng thời gian giữa phục sinh và thăng thiên, cảm nhận sự nản lòng đáng kể, với những hình dung hợp với một nhận thức cũ về Đức Kitô, không thể nhận ra Đức Kitô rõ ràng trong giây phút hiện tại. Với những ai lớn lên trong một nhận thức đức tin nào đó, thì nhận thức cũ của chúng ta về Đức Kitô đã bị đóng đinh. Nhưng Đức Kitô không chết. Giáo hội không chết. Cả Chúa Giêsu và giáo hội đang rất sống động, bước đi với chúng ta, dần dần tái định hình hình dung của chúng ta, tái diễn giải Kinh thánh cho chúng ta, một lần nữa nói với chúng ta rằng: Không phải Đức Kitô (và Giáo hội) cần chịu nhiều đau khổ sao…

     

    Ngày nay, với nhiều người trong chúng ta, sống trong đức tin chính là ở trong thời gian giữa cái chết của Đức Kitô và sự thăng thiên, dao động giữa niềm vui và nản lòng, cố gắng đối diện chuyện thăng thiên.

     

    Trên con đường đức tin, luôn có tin vui và tin buồn. Tin buồn là nhận thức của chúng ta về Đức Kitô luôn mãi bị đóng đinh. Tin vui là Đức Kitô luôn mãi sống động, vẫn ở với chúng ta theo một cách thâm sâu hơn.

     

    J.B. Thái Hòa dịch

    Ronald Rolheiser