16. Sống Tình Thức

SỐNG TỈNH THỨC - CƯ SĨ ANH DŨNG

  •  
    CƯ SĨ ANH DŨNG
    Sat, Oct 8 at 8:41 AM
     
     

     
    TỰ CỨU MÌNH TRONG THỜI MẠT PHÁP
    Nguyễn Huỳnh Mai
    (trích Nhật Ký Tâm Linh 13: HÀNH Y LỜI THẦY 2021)
    26-5-2020 – 2:30 giờ sáng
    Trên con đường phát triển tâm linh hầu có thể phục vụ đạo, phục vụ nhân sinh, sự thiết yếu vẫn là phải chuyên cần tu học và cải sửa.
    Chỉ cần một lúc nào đó, một giây phút nào đó lơ là, bỏ quên hay xem thường sự tu tập cải sửa, thì ta sẽ quên con đường đại lộ đang đi mà bước sai vào tiểu lộ, rồi càng lúc càng lạc bước vào khu rừng rậm không có lối ra.
    Để vững bước trên con đường đạo, chẳng những ta phải luôn thận trọng trong từng bước đi, mà còn cần mang theo một ngọn đèn, và phải gìn giữ sao cho ngọn đèn không chợt tắt.
    Ngọn đèn soi sáng cho ta bước đi cho vững, cho ngay thẳng, đó là ngọn đèn Tâm Đạo, soi rọi dẫn đường, để ta không lạc bước vào những lỗi lầm trong quá khứ, mà phải giữ cho tâm thanh khiết luôn thì sự hành y như lời dạy của đấng Tôn Sư không đổi thay xoay chuyển.
    Hành y lời dạy của Đức Thầy là sự tri hành hiệp nhứt của một tín đồ biết nghĩ đến toàn gốc đạo Bửu Sơn Kỳ Hương Phật Giáo Hòa Hảo.
    Chánh tâm, chánh kiến, chánh tinh tấn, và hành y là phương châm của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo thời Mạt Pháp.
    Thời mạt pháp là thời mà con người đi đến tận cùng của cái khổ, của bệnh hoạn, của cái ác tâm của loài người làm nhiễu loạn cả toàn cõi tam thiên đại thiên, thế giới đại đồng nhân tâm phân tán.
    Tu tập, cải sửa, nhất tâm, nhất quán, hầu tránh sự nhiễu loạn của các làn sóng bất tịnh vô nhân tánh của những người thâm độc luôn muốn tiêu diệt đồng loại để bước lên xác của những người không cùng bắt tay với cái ác, cái tham vọng cá nhân hay phe phái, hoặc đồng chủ nghĩa, đồng ý thức hệ với mình.
    Tu nhất kiếp, ngộ nhất thời, là phương châm mà người muốn tìm đạo, muốn giữ cho mình thật là người, và biết thương người như thương chính mình.
    Cần nắm chặt ngọn đèn Tâm Đạo để soi đường mà đi. Đó là việc phải nhớ và phải làm để tự cứu mình trong thời Mạt Pháp này.
    (Kính mời đọc thêm sách tại http://nguyenhuynhmai.com
     

     

    --

     

SỐNG TỈNH THỨC - THIÊN THẦN BẢN MỆNH

  •  
    Chi Tran

     
     
     


    CÂU CHUYỆN CÓ THẬT VỀ THIÊN THẦN BẢN MỆNH
     
    Tại một xứ đạo vùng sâu, vùng xa ở nước Pháp, vào một đêm khi cha sở họ đạo chuẩn bị lên giường nghỉ, bỗng có tiếng gõ cửa và tiếng kêu cứu xin cha sở tới xức dầu cho một bệnh nhân đang trong cơn nguy tử.
    Trời khuya, muốn tới nhà bệnh nhân, cha sở phải băng qua khu rừng vắng. Với trách nhiệm và bổn phận, cha sở chuẩn bị tư trang để lên đường.
    Khi tới đầu khu rừng vắng, với một thân một mình, bỗng trong tâm trí ngài cảm thấy sợ, lúc bấy giờ ngài nhớ tới Thiên Thần Bản Mệnh, ngài cầu nguyện và xin Thiên Thần đi cùng. Ngài đã đến kịp thời ban các phép và cầu nguyện cho bệnh nhân trước khi bệnh nhân trút hơi thở cuối cùng.
    Thời gian trôi qua khoảng 10 năm.Vào một buổi chiều người ta đến báo cho ngài có một một người rất muốn gặp Cha, người đó là một tử tù sắp bị hành quyết. Ngài vội lên đường. Khi đến nơi, người tử tù nói:
    Thưa Cha! Cha có phải là cha sở họ đạo X?
    Vị mục tử gật đầu và hỏi: Sao anh biết tôi? Người tử tù kể lại
    Thưa Cha! Cha có nhớ vào một buổi tối cách đây 10 năm, tại khu rừng vắng, vào thời điểm đó, con đang là một tên cướp của, giết người đang bị truy nã.
    Con dự tính sẽ cướp và giết bất cứ ai con gặp. Và rồi con thấy cha, nhưng thật là xui cho con, vì cha không đi một mình, con thấy người đi cùng với cha rất đẹp và rất cao to, con chợt nghĩ đây không phải là đối thủ của mình nên đành lui gót xa rời con mồi mà mình đã và đang chờ đợi.
    Rồi anh kể tiếp:
    Thưa Cha! Con là người có đạo, nhưng con đã sống bê tha và trở thành kẻ cướp của giết người, giờ đây con đáng bị người đời trừng trị, xin cha cho con biết người thanh niên đi cùng cha là ai, vì con thấy dung mạo của anh ta rất khác thường, hiền lành nhưng uy nghi làm con sợ. Sững lại ít giây, vị mục tử liền trả lời:
    Chàng thanh niên đó là Thiên Thần Bản Mệnh. Người tử tù nghe thế liền khóc và xin vị mục tử cho anh xưng tội và chịu các phép sau cùng.
    Lạy Chúa! Xin cho con luôn biết kính trọng, yêu mến và cậy trông vào sự che chở của các Thiên Thần Bản Mệnh là những người bạn mà Chúa đã quan phòng ban tặng cho con trên bước đường về quê trời. Xin giúp con luôn biết lắng nghe những lời nhắc nhở của các ngài qua tiếng nói lương tâm, để nhờ ơn Chúa giúp và sự đồng hành của các Thiên Thần Bản Mệnh mà con luôn sống trong bình an và sống đẹp lòng Chúa bây giờ và mãi mãi.Amen
    ST GXTANVIET
    Không có mô tả ảnh.
     
     
     

    Tổng hội Mân Côi CN Việt Nam - Tổng Đoàn Hiệp Sĩ Mân Côi - CÂU CHUYỆN CÓ...

    CÂU CHUYỆN CÓ THẬT VỀ THIÊN THẦN BẢN MỆNH Tại một xứ đạo vùng sâu, vùng xa ở nước Pháp, vào một đêm khi cha sở ...

     
     
     

SỐNG TỈNH THỨC - KHIÊM NHƯỜNG VÀ KIÊU NGẠO

  •  
    Chi Tran

     
     
     


    Khiêm nhường và kiêu ngạo
     
    Nếu Thiên Chúa khiêm nhường tự hạ, thì con người lại có xu hướng tự nâng mình lên.
    Một tác giả tu đức đã khẳng định: “Khiêm nhường là mẹ của các nhân đức”. Điều đó cho thấy, nếu chúng ta luyện được đức khiêm nhường, thì đương nhiên sẽ có các nhân đức khác. Nói cách khác, trong tiến trình nên hoàn thiện, chỉ cần có được đức khiêm nhường là đủ.
    Khiêm nhường là tự hạ. Đó là định nghĩa của tác giả sách Huấn Ca (Bài đọc I). Nói như thế, chúng ta thấy Thiên Chúa là Đấng khiêm nhường theo đúng nghĩa nhất. Ngài tự hạ khi sáng tạo con người và muôn loài muôn vật, như một tác giả đã viết: qua công trình sáng tạo, Thiên Chúa giống như nước thuỷ triều, tự rút lui để nhường chỗ trống cho con người và các loài thụ tạo. Thiên Chúa còn tự hạ mình khi Ngài cúi xuống để tâm sự với con người. Những dòng tâm sự này được ghi lại trong Kinh Thánh. Kinh Thánh là câu chuyện tình giữa Thiên Chúa với con người. Câu chuyện tình ấy bao gồm những “hồi”, những “pha” gay cấn, nhưng cuối cùng thì lòng thương xót của Chúa vẫn như đại dương bao trùm tất cả, kể cả tội lỗi của loài người. Thiên Chúa tự hạ một cách sâu xa nhất qua màu nhiệm nhập thể. Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đã mặc lấy thân phận loài người. Người giống như chúng ta mọi đàng, chỉ trừ tội lỗi. Người chấp nhận trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, sống nghèo khó, bị khinh miệt và kết án như một kẻ tội đồ.
    Nếu Thiên Chúa khiêm nhường tự hạ, thì con người lại có xu hướng tự nâng mình lên. Thật là trớ trêu, tham vọng của ông bà Nguyên tổ! Ông bà đã muốn phủ nhận thân phận thụ tạo của mình để lên ngang hàng với Thiên Chúa. Ước vọng điên rồ của ông bà đã để lại hậu quả nghiêm trọng, đó là sự chết và đau khổ. Sự kiêu ngạo đã làm đổ vỡ mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa và mối tương quan giữa con người với nhau. Kiêu ngạo cũng là nguyên nhân gây đổ vỡ biết bao gia đình cũng như gây nên xung đột. Thánh Luca kể lại với chúng ta, trong bối cảnh một bữa tiệc, trong khi những người biệt phái cố dò xét Chúa thì Chúa lại quan sát xem thái độ của họ. Nhân việc có nhiều người chọn chỗ sang cho mình, Chúa nói đến sự khiêm nhường tại bàn tiệc. Đương nhiên ai trong chúng ta cũng hiểu giáo huấn của Chúa không chỉ dừng lại ở chỗ ngồi ở bàn tiệc, mà còn là cách ứng xử trong cuộc sống hằng ngày. Bởi lẽ theo tâm lý tự nhiên, ai cũng muốn mình trội nổi hơn người khác. Trong cuộc sống chung, ai cũng muốn cho lập trường của mình là nhất và cách sống của mình là mẫu mực. Qua hình ảnh chỗ ngồi tại bàn tiệc, Chúa muốn mỗi chúng ta hãy nghiêm túc suy tư về cách sống của mình trong gia đình, trong cộng đoàn và trong xã hội.
    Lòng khiêm nhường đi đôi với bác ái. Vì vậy, trong phần tiếp theo của Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa nói đến việc mời khách dự tiệc. Thông thường, người ta đối xử với nhau theo kiểu “hòn bấc quăng đi hòn chì quăng lại”, hoặc “thả con săn sắt bắt con cá rô”, có nghĩa là cho đi chút ít với ước mong nhận lại nhiều hơn. Trong khi đó Chúa lại dạy chúng ta những chuyện “ngược đời”: cho đi mà không mong nhận lại, hoặc có nhận lại, thì đó là phần thưởng ở trên trời mai sau, vào lúc các kẻ lành sống lại.
    Khi sống khiêm nhường và chuyên tâm làm việc thiện, chúng ta đã được tham dự vào đời sống vĩnh cửu ngay khi còn đang sống trên trần gian. Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái đã diễn tả đời sống của những người công chính. Họ đã tới núi Sion, thành trì của Thiên Chúa. Đây là cách diễn tả hạnh phúc và phần thưởng dành cho những ai yêu mến Chúa trong quan niệm của người Do Thái. Tác giả đã so sánh sự khác biệt giữa núi Sinai của Cựu ước với núi Sion của tương lai. Nếu ở núi Sinai, người Do Thái vừa ra khỏi Ai Cập được chứng kiến sấm chớp, mây mù, giông tố, thì ở núi Sion, họ được chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa hằng sống. Họ cũng được chiêm ngưỡng Đức Giêsu, Đấng đã hạ mình sống thân phận con người và được Thiên Chúa đặt làm trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người. Ý thức được như thế, cuộc đời chúng ta sẽ có ý nghĩa hơn, vì dầu còn nhiều khó khăn gian khổ, chúng ta được sống trong tình thương của Chúa và hiệp thông với tất cả những ai yêu mến Ngài.
    Một tác giả đã viết: “Có người thường xuyên bực bội than vãn cho rằng đất trước mặt mình chật chội quá. Nếu người ấy lui lại đàng sau một vài bước, sẽ thấy đất đằng trước mình rộng lớn hơn”. Người ta cũng thường nói: “Kiêu ngạo đến mấy cũng chẳng đủ, kiêm nhường bao nhiêu cũng chẳng thừa”. Vâng, nếu chúng ta biết sống khiêm tốn, cuộc sống này sẽ tốt đẹp hơn, tình yêu thương sẽ triển nở và mọi người sẽ sống thân thiện chan hòa.
    +TGM Giuse Vũ Văn Thiên
    Không có mô tả ảnh.
     
     
     

    Facebook

     

     
     
     
    9Bạn, Nguyễn Thị Lệ Yến, Trần Mai và 6 người khác
     
     
     
     

SỐNG TỈNH THỨC - DẤU HIỆU NGƯỜI SẮP CHẾT

 

  •  
    Chi Tran



     
     
    Dấu hiệu người sắp chết: 11 biểu hiện để bạn chuẩn bị tâm lý

    Người thân bị ốm nặng hoặc mắc bệnh nan y sắp qua đời cũng giống như những chiếc lá vàng sắp lìa cành. Dấu hiệu người sắp chết sẽ giúp bạn chuẩn bị tinh thần trước nỗi đau quá lớn của cuộc đời mình.
    Sự mất mát người thân yêu là điều không ai mong muốn. Nếu bạn nhận biết được sớm các dấu hiệu người thân sắp qua đời, bạn sẽ chuẩn bị được không chỉ về mặt tinh thần mà còn những vấn đề hậu sự khác để người thân của bạn ra đi nhẹ nhàng hơn. Bạn hãy cùng tìm hiểu 11 dấu hiệu của người sắp chết để bạn có thể chuẩn bị một cách chu đáo nhất nhé!

    1. Bắt đầu ngưng ăn uống
    Khi một người sắp qua đời, họ sẽ ít hoạt động hơn bình thường. Điều này đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ cần ít năng lượng hơn. Cảm giác thèm ăn giảm dần sẽ khiến họ sẽ bắt đầu ngừng ăn uống, một người có thể ngừng ăn hoàn toàn một vài ngày trước khi qua đời.
    Nếu bạn đang chăm sóc cho người thân đang có dấu hiệu mất cảm giác ngon miệng, bạn nên cho người thân ăn khi họ cảm thấy đói và uống nước đầy đủ. Đồng thời, bạn hãy giữ cho làn da quanh môi người thân được dưỡng ẩm bằng son dưỡng môi.

    2. Dấu hiệu người sắp chết: Thay đổi dấu hiệu sinh học
    Biểu hiện của người sắp chết là thay đổi các dấu hiệu sinh học, cụ thể:
    - Huyết áp giảm
    - Thay đổi nhịp thở
    - Nhịp tim trở nên bất thường và khó phát hiện
    - Nước tiểu có thể có màu nâu, nâu tanin hoặc màu gỉ

    Màu nước tiểu của người sắp mất có thể thay đổi vì thận của họ đang ngừng hoạt động. Những thay đổi này có thể khiến bạn cảm thấy xót xa và đau khổ nhưng thường ít khi gây đau đớn cho người bệnh. Do đó, bạn không nên quá lo lắng về điều này. Khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể thông báo với bác sĩ về những triệu chứng người thân bạn gặp phải để được hướng dẫn cách cách xử lý phù hợp.

    3. Ngủ nhiều khi sắp qua đời
    Dùng xe lăn đưa người thân đi dạo

    Trong khoảng 2 hoặc 3 tháng trước khi một người qua đời, họ sẽ bắt đầu ngủ nhiều hơn. Điều này là do quá trình trao đổi chất của cơ thể họ ngày càng yếu đi, khi không có năng lượng để trao đổi chất họ sẽ có xu hướng ngủ nhiều hơn.

    Khi người thân bạn có dấu hiệu sắp qua đời, bạn hãy để họ ngủ và nghỉ ngơi thoải mái. Đồng thời khi họ thức giấc, bạn hãy khuyến khích hỗ trợ đứng dậy và đi dạo, hạn chế nguy cơ lở loét do tì đè.

    4. Giảm nhiệt độ cơ thể
    Một trong những dấu hiệu sắp chết là giảm thân nhiệt nhanh. Trong những ngày trước khi một người qua đời, hệ tuần hoàn sẽ bắt đầu giảm để máu tập trung đi vào các cơ quan nội tạng. Điều này có nghĩa là sẽ có ít lượng máu đến vùng tay, chân hoặc bàn chân hơn làm xuất hiện tình trạng lạnh tay chân.

    Khi tình trạng giảm lưu thông máu xảy ra sẽ khiến da lạnh hơn bình thường, có thể trông nhợt nhạt hoặc lốm đốm với các mảng màu xanh và tím. Trong trường hợp này, bạn hãy đắp chăn cho người thân để giúp họ giữ ấm cơ thể.

    5. Cơ bắp suy yếu khi sắp qua đời
    Trong những ngày cuối cùng trước khi qua đời, cơ bắp của một người có thể trở nên suy yếu dần. Kể cả những công việc đơn giản như nâng cốc nước hoặc lật người trên giường cũng có thể vô cùng khó khăn khi thực hiện.

    Nếu người thân cần uống nước, bạn hãy đặt cốc gần miệng và sử dụng ống hút hoặc muỗng để họ có thể dễ uống hơn. Nếu họ cần lật hoặc xoay người trên giường, bạn nhẹ nhàng giúp di chuyển cho đến khi đạt đến một vị trí nằm thoải mái.

    6. Dấu hiệu sắp chết: Trở nên ít giao tiếp
    Người sắp qua đời thích ở một mình

    Khi một người có dấu hiệu sắp chết, mức năng lượng trong cơ thể giảm dần. Do đó khi người thân của bạn bắt đầu yếu dần và trở nên ít hòa đồng hơn, bạn nên đồng cảm, hạn chế khiến họ cảm thấy bị tổn thương và tạo điều kiện thoải mái nhất có thể.

    Khi người thân giao tiếp, bạn hãy lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn mặc dù đôi khi họ có thể nói những điều bạn không hiểu hoặc không nhớ gì khi nói xong. Bạn có thể chủ động đỡ người thân đi dạo hoặc sử dụng xe lăn để cơ thể và tinh thần họ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn.

    7. Dấu hiệu người sắp mất: Lú lẫn
    Não vẫn hoạt động bình thường trong giai đoạn sắp qua đời. Tuy nhiên, lú lẫn là dấu hiệu người sắp mất thường gặp. Một số người có thể trở nên bồn chồn và hung hăng khi họ bỗng không nhớ ra họ đang ở đâu hoặc những gì xảy ra.

    Cách xử lý khi người thân lú lẫn là bạn hãy giúp họ giữ bình tĩnh, nói khẽ và đảm bảo với họ rằng bạn luôn bên cạnh để chăm sóc. Bạn hãy luôn nói với người thân của bạn rằng bạn là ai khi bắt đầu nói chuyện và giới thiệu cho họ những người xung quanh vừa gặp để người thân cảm thấy an tâm hơn.

    8. Khó thở
    Khó thở là một dấu hiệu báo động đối với người sắp qua đời. Họ có thể trải qua những dao động nhịp thở bao gồm hơi thở của họ có thể đột ngột thay đổi tốc độ, thở hổn hển hoặc các hơi thở bị ngưng lại.

    Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về một số loại thuốc có thể giúp người thân hít thở dễ dàng hơn để họ không gặp khó khăn trong việc tiếp nhận khí oxy cho cơ thể.

    9. Dấu hiệu người sắp chết: thay đổi thói quen đi vệ sinh
    biểu hiện của người sắp chết


    Một người sắp qua đời có xu hướng ít ăn uống hơn, quá trình nhu động ruột cũng có thể suy giảm, do đó dấu hiệu người sắp chết là ít đi vệ sinh hơn hoặc ngừng hẳn. Bạn có thể trao đổi với cơ sở chăm sóc sức khỏe hoặc bệnh viện để được hỗ trợ giúp người thân đặt ống thông dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang.

    Trong khoảng thời gian cuối đời, đôi lúc người thân của bạn có thể gặp các vấn đề mất kiểm soát trong việc đi vệ sinh do các chức năng cơ thể đã suy yếu. Vì thế, bạn không nên thể hiện sự khó chịu mà hãy nhẹ nhàng giúp họ vệ sinh thân thể và nơi nghỉ ngơi.

    10. Đau đớn khi sắp qua đời
    Khi một người sắp qua đời, cường độ của cơn đau có thể sẽ tăng lên từ những căn bệnh mà họ gặp phải. Khi đang trải qua cơn đau, người thân của bạn có thể có những biểu hiện nhăn nhó, nhăn mặt, rên rỉ hoặc cau có.

    Hầu hết các cơn đau có thể được xử lý, nhưng điều này có thể đòi hỏi người bệnh phải ở trong bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc điều dưỡng. Người sắp qua đời có thể gặp khó khăn hoặc không thể nuốt, vì vậy bác sĩ có thể cung cấp thuốc giảm đau thông qua đường truyền tĩnh mạch (IV).

    11. Biểu hiện của người sắp chết: ảo giác
    Một người sắp qua đời có thể hay nói về việc họ nhìn thấy những người đã mất. Đây là tình trạng không phải hiếm, trong những ngày cuối đời, ảo giác có thể xảy ra khiến họ nhìn thấy những điều không có thật.

    Đôi lúc tình trạng ảo giác có thể gây khó chịu, nhưng bạn đừng cố gắng tranh cãi với người thân. Thay vào đó, bạn hãy tạo sự thoải mái cho họ bằng cách hãy đặt các câu hỏi và giúp họ hiểu những gì nhìn thấy.

    Trong những giờ cuối cùng của cuộc đời, cơ thể người thân yêu của bạn sẽ bắt đầu ngừng hoạt động. Hệ thống tuần hoàn và phổi của họ sẽ dần bắt đầu suy yếu, khiến cho nhiệt độ cơ thể giảm đi. Người thân của bạn cũng sẽ gặp khó khăn hơn khi giao tiếp với thế giới xung quanh. Họ có thể không nhìn thấy bạn và không phản hồi khi bạn cố gắng giao tiếp với họ. Tuy nhiên, thính giác của họ có thể vẫn còn hoạt động và hiểu bạn ngay cả khi họ không thể trả lời.
    Tại thời điểm này, tất cả những gì người thân bạn cần và cảm thấy thoải mái nhất là nhìn thấy những người thân yêu ở bên cạnh họ. Bạn hãy tiếp tục nói chuyện với người thân của bạn trong những giây phút cuối trước khi họ qua đời.

    Một số triệu chứng thường gặp trong khoảng thời cuối bao gồm:

    - Tay lạnh
    - Mạch yếu
    - Ảo giác gia tăng
    - Ngủ không thể thức dậy
    - Đôi mắt đẫm lệ, có thể chỉ mở một nửa mắt
    - Hơi thở bị gián đoạn hoặc có thể dừng hoàn toàn

    Thật khó để hình dung ra cảnh lìa xa người mình thương yêu nhưng biết những dấu hiệu người sắp chết sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm lý vững vàng.

    Sự mất mát chưa phải là kết thúc tất cả, những kỷ niệm và ký ức đáng nhớ của người thân bạn vẫn còn đó. Bạn không nên để bản thân mình gục ngã hay buồn khổ, mà hãy luôn nở nụ cười mỗi khi nhớ về người ấy. Bạn hãy luôn cảm thấy tự hào rằng bạn đã có một người thân yêu xuất hiện trong cuộc đời mình để tiếp tục sống khỏe mạnh và hạnh phúc như họ luôn mong đợi ở bạn nhé!

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    ---------------------------------------------------------------------------
     
     


     

     

 

SỐNG TỈNH THỨC - Ý NGHĨA DỌN MÌNH CHẾT LÀNH

 

  •  
    Chi Tran
     
     
     


    Ý NGHĨA VIỆC DỌN MÌNH CHẾT LÀNH

    “Hãy nhớ đến ngày tận cùng đời mình và chúng ta sẽ không bao giờ phạm tội.”

    ĐỪNG TRÌ HOÃN NGÀY MAI

    I. Nguy hiểm biết bao khi chỉ chuẩn bị cho số phận đời đời trong chốc lát

    nên nhớ kỹ rằng mọi người đều phải chết, và chỉ chết một lần mà thôi. Vì thế, không có gì quan-trọng bằng sự chết, vì là lúc định đoạt số phận đời đời của mình: Hoặc đời đời vui sướng, hoặc đời đời khổ-cực. Hơn nữa, chúng ta biết rằng: Sống lành chết thánh, sống dữ chết khốn-nạn. Thế mà không thiếu gì tín-hữu hành-động như không bao giờ chết, hoặc chết lành chết dữ cũng chả sao?

    Sở dĩ họ có cuộc sống xấu xa, vì họ không nghĩ đến sự chết: “Hãy nhớ đến ngày tận cùng của đời mình và chúng ta sẽ không bao giờ dám phạm tội.”

    Nên nhớ rằng đừng để đến giờ chết mới chuẩn bị tính sổ sách, mà phải chuẩn bị một thời gian thật lâu, để đảm-bảo cho việc trọng đại là số phận đời đời. Những công việc tạm thời ở trần thế mà ta còn phải chuẩn-bị thật chu đáo, trong thời gian khá dài như việc cưới hỏi, nghề nghiệp .v.v.. Sức khoẻ con người cũng đòi hỏi thời gian mới bình-phục, không thể trong chốc lát lành mạnh ngay.

    Một người có thể chỉ chuẩn-bị trong chốc lát cho một cuộc thi thật quan trọng được sao?

    Có thể để quân thù vây kín tứ bề, sẵn-sàng trong chốc lát tấn công, nhà chức trách mới ra lệnh động-viên quân đội và sửa soạn súng ống, đạn dược trong khoảng khắc để chống với quân thù được chăng?

    Có thể để đến lúc giông-tố ào-ạt nổi lên, rồi thuỷ-thủ mới chuẩn-bị giây và neo tàu sao? Cũng vậy, người tín-hữu cứ trì hoãn ngày mai, đợi đến giờ hấp-hối với bao đau khổ thể xác và tinh thần, mới sửa-soạn lương-tâm để hối-hả quyết-định số phận đời đời thật nguy-hiểm dường nào?

    II. Hãy chuẩn bị sẵn sàng trước

    Không phải chỉ vội vả lảnh các phép Bí-tích là được, cần hối-cải ăn-năn và yêu Chúa trên hết mọi sự. Mấy người trinh-nữ, mà Chúa chê là dại khờ, vì không lo chuẩn-bị trước, không biết mang theo dầu, khi chàng rể đến mới hớt-hả đi tìm dầu, làm sao tìm kịp? Chàng rể đến, cửa phòng đóng lại rồi, mới gõ cửa van nài thì đã quá muộn!

    Các Thánh thật khôn ngoan, vì biết tính-toán lo-liệu từ bao năm qua, khi giờ chết đến thì mọi sự đã sẵn sàng. Phần chúng ta, chúng ta phải làm gì đây? Chúng ta có nên mạo-hiểm để đến giờ chết cận kề mới sửa-soạn, rủi không kịp thì sao?

    Điều khôn ngoan hơn cả là chúng ta hãy sửa soạn sẵn sàng ngay từ bây giờ, để yên-trí, khỏi lo giờ chết đến bất ỳ ào. Ôi! Chúng con sẽ buồn rầu biết bao khi nghĩ đến số thì giờ đã lãng phí, khi nghe câu: “Từ nay, anh không còn được làm quản-lý nữa!”.

    Từ nay không còn thì giờ để thống-hối, để lãnh các phép Bí-tích, để nghe giảng, để viếng Mình-Thánh, để cầu nguyện nữa. Những gì qua đi là qua luôn. Chúng ta cần có thêm thì giờ yên-tĩnh để xưng tội, để giải quyết một ít vấn đề rắc-rối, cho lương-tâm được yên ổn, nhưng “đâu còn thờì giờ nữa!”

    LỜI NGUYỆN CẬY TRÔNG

    Lạy Chúa, Chúa biết rõ:nếu con chết trong một ít đêm nay, số phận đời đời con sẽ ra sao? Con cám ơn Chúa đã chờ đợi con đến nay. Xin Chúa soi sáng giúp sức cho con, để con nhận biết những lỗi-lầm của con, khi con phí-phạm ơn Chúa. 

    Chúa đã chết trên thánh-giá để chuộc tội cho con. Xin Chúa thứ tha cho con, để đừng bao giờ con lạc xa Chúa nữa. Vì công-nghiệp và máu cực châu báu Chúa đã đổ ra, xin cho con được ơn bền-đỗ và tình yêu Chúa mãi mãi.

    Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ thương giúp con. Mẹ yêu Chúa hết lòng, nên Chúa không nở từ-bỏ những lời Mẹ nguyện cầu cho con.

     (Thánh An-Phong Ligouri do Phêrô Bùi Đắc Hữu chuyển ngữ)