16. Sống Tình Thức

SỐNG TỈNH THỨC - THỨ BA CN34TN-B

 

  • nguyenthi leyen - Nov 26 at 10:59 PM
     
     
    Ảnh cùng dòng

     

    Gắn bó với Chúa từng giây phút.

    27/11 – Thứ Ba tuần 34 thường niên.

    "Không còn hòn đá nào nằm trên hòn đá nào".

     

    Lời Chúa: Lc 21, 5-11

    Khi ấy, có mấy người trầm trồ về đền thờ được trang hoàng bằng đá tốt và những lễ vật quý, nên Chúa Giêsu phán rằng: "Những gì các con nhìn ngắm đây, sau này sẽ đến ngày không còn hòn đá nào nằm trên hòn đá nào mà chẳng bị tàn phá". Bấy giờ các ông hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, bao giờ những sự ấy sẽ xảy ra, và cứ dấu nào mà biết những sự đó sắp xảy đến?" Người phán: "Các con hãy ý tứ kẻo bị người ta lừa dối: vì chưng, sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến mà tự xưng rằng: "Chính ta đây và thời gian đã gần đến", các con chớ đi theo chúng. Khi các con nghe nói có chiến tranh loạn lạc, các con đừng sợ: vì những sự ấy phải đến trước đã, nhưng chưa phải là hết đời ngay đâu".

    Bấy giờ Người phán cùng các ông ấy rằng: "Dân này sẽ nổi dậy chống lại dân kia, và nước này sẽ chống với nước nọ. Sẽ có những cuộc động đất lớn mọi nơi, sẽ có ôn dịch đói khát, những hiện tượng kinh khủng từ trên trời và những điềm lạ cả thể".

     

    Suy Niệm : Thời gian chuyển tiếp

    Ðối với người Do thái, Ðền thờ Giêrusalem là biểu tượng cho niềm vui và hãnh diện, và là nơi Thiên Chúa ngự, là nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc, là nơi hằng năm muôn dân tuôn về đó để mừng lễ.

     

    Ðền thờ được xây bằng đá quí, sừng sững trên ngọn đồi này vẫn được xem là nơi nương tựa vững chắc có thể đương đầu với thời gian. Thế mà Chúa Giêsu lại tuyên bố sẽ có ngày nó bị tàn phá, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào.

    Về thời điểm các sự việc đó xảy ra, dưới ngòi bút của thánh Luca, câu trả lời của Chúa Giêsu không chỉ riêng cho Giêrusalem mà còn bao gồm cả chiều kích lịch sử cứu độ: cũng như Ðền thờ Giêrusalem, thế giới này dù có vững vàng đến đâu, thì một ngày nào đó cũng sẽ tàn lụi. Trong khoảng thời gian trước ngày Chúa trở lại sẽ có nhiều tai ương khốn khó.

    Hình ảnh các biến cố thiên nhiên, như động đất, hạn hán, mất mùa, ôn dịch; những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ trên trời, hay hình ảnh chiến tranh, loạn lạc, là những yếu tố trong lối hành văn được các Tiên tri sử dụng để báo trước về ngày chung thẩm của Thiên Chúa.

    Tuy nhiên, các biến cố đó không phải chỉ là những hình ảnh, mà là sự thật; chúng cũng tác dụng như một nhắc nhở con người ý thức bản chất thụ tạo yếu đuối và mỏng dòn của mình, đồng thời soi sáng cho con người biết chiều kích về ơn gọi siêu việt của mình là sống như con cái Thiên Chúa và trung thành thực hiện ơn gọi đó, trong khi chờ đợi ngày Chúa lại đến.

     

    CẦU NGUYỆN VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN: NHỜ ƠN CHÚA, BẠN VÀ TÔI luôn biết tin tưởng vào tình thương bao la của Chúa. Chúng ta QUYẾT TÂM gắn bó với Chúa và sống hết tình con thảo từng giây phút đời sống MỖI NGÀY.

     

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

     

     gplongxuyen

       
     
     

 

SỐNG TỈNH THỨC - VIỆC XẢY RA CUỐI ĐỜI

  • Phung Nguyet Vo
    Nov 24 at 1:50 AM
     
     

    • Cuối đời

       
      “Xuân, Hạ, Thu, Đông”, rồi thì, “Sinh, Lão, Bệnh, Tử”. Làm người ai cũng hiểu nguyên lý đó, nhưng rất ít người yêu mến mùa Đông, cũng như không mấy ai thích đề cập đến giai đoạn cuối của cuộc đời cả.
      Trực diện với giai đoạn cuối của cuộc đời đòi hỏi nhiều quyết định không chỉ riêng cho bác sĩ, người thân mà ngay cho chính đương sự. Những quyết định ấy bao gồm quyền tự quyết của bệnh nhân về sự sống của chính họ, về y đức và những phương pháp chữa trị tối ưu có thể có, và về sự cân bằng giữa lý trí cũng như tình cảm dành cho người thân thuộc. Để rồi cuối cũng vẫn là phẩm chất của cuộc sống trong những ngày cuối đời sẽ đưa đến quyết định: nên hay không nên cúp hết những nguồn hỗ trợ cho sự sống.
      Rất nhiều tình huống đã xảy ra, gia đình thường rối rắm, không biết phải hành xử ra sao khi người thân của mình sắp sửa ra đi. Đa phần chỉ biểu lộ được qua những ân cần, những cử chỉ nhỏ nhặt như chải tóc, thoa dầu, nắm tay, hay vỗ về người sắp chết.
      Hầu hết, không phải người ra đi mà chính là người ở lại phải chịu đựng, đau và khổ. Chính sự sợ hãi về cái chết của chính mình đã ảnh hưởng đến những suy nghĩ, thái độ và hành động, có khi dẫn đến những xung đột, hay đổ thừa trách nhiệm giữa những người thân trong gia đình với nhau. Ví dụ, người con ở xa thường hay trách móc người ở gần tại sao không hết lòng chăm lo cho bố hoặc mẹ và hay đòi hỏi bác sĩ phải làm đủ mọi thứ, có khi không thực tế. Đây là hội chứng có thật mà trong y khoa gọi là “Daughter from California syndrome” (tạm dịch nghĩa là, hội chứng “Người Con Gái từ California về”).
      Cái chết là một tiến trình tự nhiên của cuộc sống khi mà cơ thể bắt đầu ngưng làm việc. Sau đây là một số dấu hiệu của người sắp ra đi. Tất cả các dấu hiệu dưới đây không nhất thiết phải xảy ra theo thứ tự, và xảy ra tùy mỗi trường hợp:
      1.Nhiệt độ cơ thể lạnh hơn, nhất là tứ chi. Bàn tay và bàn chân lạnh hơn bình thường. Màu da cũng thay đổi và có vân giống như đá cẩm thạch. Nên tìm cách giữ cho họ được ấm bằng cách đắp chăn, mền.
      2.Thiếu minh mẫn. Họ có thể không còn ý thức về thời gian và không gian và không nhận diện được tất cả người thân. Có khi, họ thường nhắc nhở đến những người không hiện diện hay đã khuất mặt. Khi nói chuyện với họ nên nhắc nhở mình là ai, tên gì.
      3.Ngủ nhiều, không tỉnh táo. Đương sự có thể không nói được, á khẩu, và khó lay tỉnh. Trong tình trạng này, nên kiên nhẫn ngồi bên cạnh họ, nắm tay, và tiếp tục nói chuyện. Rất có thể họ vẫn còn nghe và hiểu được.
      4.Không kiềm chế được tiểu tiện và đại tiện. Đây là dấu hiệu rất thông thường của người ở thời điểm cuối đời. Nên giữ cho người thân được sạch sẽ.
      5.Bức rứt. Đương sự có thể có những động tác lặp đi lặp lại như cấu xé quần áo, chăn đắp. Đây là vì thiếu dưỡng khí trong máu, khi phổi không hấp thụ được oxygen. Không nên cản trở hay cột trói họ, mà nên dịu dàng như xoa đầu vuốt tóc, hay nếu được, hát nhỏ cho họ nghe.
      6.Thở khò khè. Đương sự thở khó khăn, nghe như tiếng lục đục, rổn rang trong buồng phổi. Những dấu hiệu nầy không nhất thiết là họ bị đau đớn mà do phản xạ của hệ thống hô hấp không còn được hữu hiệu nữa. Nên giữ cho được sạch sẽ, lau miệng, lau mặt cho họ.
      7.Đi tiểu ít. Nước tiểu có màu nước trà đậm do thiếu nước hay hai trái thận đã kiệt quệ. Nên liên hệ với bác sĩ hoặc y tá xem có cần truyền nước biển hay không.
      8.Không ăn, không uống. Người thân sắp ra đi có thể không thèm ăn uống gì nữa. Cơ thể biết là không cần nhiều nguồn năng lượng nữa nên không cần đến thức ăn. Không nên ép buộc người ta ăn, nếu người ta không muốn ăn nữa.
      9.Nhịp thở không điều hòa. Có khi họ thở không sâu, xen kẻ với nhiều giây đồng hồ ngưng thở, hoặc có khi thở rất nhanh và dồn dập. Nhịp thở nầy liên hệ đến sự ngưng trệ của hệ thống tuần hoàn, máu lưu thông không đều nữa. Áp suất máu và nhịp tim có thể bị rối loạn. Nên kê gối cho đương sự dễ thở hơn.
      10.Bị sốt. Thay vì lạnh, có khi đương sự bị sốt. Lý do vì trung tâm điều khiển thân nhiệt không còn hoạt động bình thường nữa.
      Khi phải đối diện với cái chết, câu hỏi thường được nêu ra là, “khi nào thì cái chết sẽ đến?” Hoặc, “còn bao nhiêu thời gian nữa?” Ta thường nghe nói, “bác sĩ nói còn chừng đó ngày tháng, nhưng không phải vậy.” Bác sĩ chỉ cho một ước lượng chung chung để gia đình chuẩn bị mà thôi. Không một ai có thể trả lời được, cho dù rất cận kề.
      Thường thường, có hai giai đoạn tiến đến sự chết: “giai đoạn mở đầu” và “giai đoạn động”. Giai đoạn mở đầu thường kéo dài đôi ba tuần, và giai đoạn động của giờ phút cuối kéo dài khoảng hai hay ba ngày. Một số trường hợp cả hai giai đoạn có thể kéo dài nhiều tháng. Không ai biết được, chỉ có Trời mới biết.
      Dường như chúng ta không bao giờ có thể chuẩn bị chu đáo cho cái chết, nhưng có thể dễ dàng hơn đôi chút nếu chúng ta hiểu rõ vấn đề. Chúng ta nên chuẩn bị tư tưởng cho chính mình, cho người thân yêu. Thí dụ, nên nói cho người thân, bác sĩ biết ước nguyện của mình trong trường hợp sẽ đối mặt với cái chết không thể tránh khỏi.
      Bs.Hồ Ngọc Minh


       
     
  • ,
  • or
  •  
     
     
     
     
     
     

SONG TỈNH THỨC - CẦU NGUYỆN NHƯ HƠI THƠ

 

  • nguyenthi leyen 
    Nov 14 at 8:26 AM
     
    Ảnh cùng dòng
     
    Truyện Nhà Đạo
     
    "Đó chính là bí quyết của tất cả sức mạnh của tôi." 

    Trong khi rút lui khỏi Mátxcơva, quân Pháp của đại tướng Napoléon phải trãi qua nhiều ngày trong lạnh buốt, mệt nhọc và thiếu thốn.
    Một đêm kia, khi đi thị sát, Napoléon thấy xa xa, trong sương mù, có ánh lửa. Ông bảo viên sĩ quan cận vệ đến xem. 
    Viên sĩ quan này trở về, báo cáo:
    - "Thưa tướng quân, đó là đại tá Drouot. Ông đang làm việc và đang cầu nguyện trong trại mình."
    Napoléon lấy làm cảm phục.
    Sau này, khi gặp đại tá Drouot, Napoléon thành thật cám ơn đại tá đã treo cao gương anh dũng cho toàn thể quân đội nước Pháp đang rút lui khỏi nước Nga trong đêm kinh khủng đó. Đại tá Drouot trả lời trong niềm tin mạnh mẽ của mình:
    - "Thưa tướng quân, Tôi không sợ chết. Tôi không sợ đói. Tôi chỉ sợ Thiên Chúa mà thôi. Đó chính là bí quyết của tất cả sức mạnh của tôi."
     
    gpvinhlong

       
     

 

SỐNG TỈNH THỨC - TRỀU ĐẠI THIÊN CHÚA LÙ LÙ

  •  
    Ảnh cùng dòng

     
    <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
     

    THỨ NĂM TUẦN XXXII TN

    Triều Đại Thiên Chúa đang đứng lù lù trước mặt
    CHIA SẺ TIN MỪNG: Lc 17,20-25 ; Plm 7-20
     
    Với người Pha-ri-sêu
    “Người Pha-ri-sêu hỏi Đức Giê-su bao giờ Triều Đại Thiên Chúa đến”.

    Người Pharisêu đặt câu hỏi này có ý gì đây ? Tại sao người Pharisêu lại quan tâm đến chuyện này ?
    Người Pharisêu chuyên cần suy niệm, giải thích Kinh Thánh và quyết tâm tuân giữ tỉ mỉ mọi khoản luật, thành văn cũng như truyền khẩu. Vì thế người Pharisêu đặt câu hỏi cũng không lạ gì nhưng Triều Đại Thiên Chúa đến có ý hướng nào ?
    Có phải Triều Đại Thiên Chúa đến để đưa dân tộc đến chỗ vinh hoa phồn thịnh, giải thoát khỏi ách nô lệ, sức mạnh quân sự bách chiến bách thắng….
    Do đó Đức Giêsu trả lời “Triều Đại Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được.
    Và người ta sẽ không nói : ‘Ở đây này !’ hay ‘Ở kia kìa !'”.
    Đức Giêsu trả lời như thế thì người Pharisêu có hiểu nổi không nhỉ ?
    Người Pharisêu có cho là Đức Giêsu bị “hoang tưởng” không ?
    Nhất là “vì này Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông”lại càng khó hiểu tợn, bởi vì Triều Đại Thiên Chúa đang đứng lù lù trước mặt các người mà các người có nhận biết, có khám phá ra đâu.
    Các người còn cấu kết với các phe phái khác để bắt lỗi, tìm cớ mà kết án và giết chết Triều Đại Thiên Chúa đi cơ mà !
    Ngày nay được học giáo lý từ thuở nhỏ, vẫn thuộc lòng câu hỏi :
    Đức Chúa Trời ở đâu ?
    Thưa Đức Chúa Trời ở khắp mọi nơi trên trời dưới đất cùng hỏa ngục nữa !
    Áp dụng câu trả lời này vào cuộc sống để sống gắn bó tương quan thân tình với Chúa quả thật là quá khó.
    “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20)
    Điểm căn bản của người được hoán cải là..
     nhận ra có Chúa ở cùng, ở rất gần ngay trong lòng
    để rồi từ đó có một sức sống mới với những hoa trái của Thánh Thần “bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ” (Gl 5,22-23).
    Vậy Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa cộng đoàn, gia đình chúng ta và ngay trong lòng mỗi người chúng ta.
    Với các môn đệ
    “Sẽ đến thời anh em mong ước được thấy một trong những ngày của Con Người thôi, mà cũng không được thấy”.
    “một trong những ngày” Có thể hiểu là diễm phúc thay cho các môn đệ sống trong thời gian ấy, có Thầy Giêsu ở ngay bên, được cùng ăn cùng uống với Thầy, được Thầy hướng dẫn chỉ bảo cho đường lối của Nước Trời không còn úp mở
    “Thầy đã dùng dụ ngôn mà nói những điều ấy với anh em. Sẽ đến giờ Thầy không còn dùng dụ ngôn mà nói với anh em nữa, nhưng Thầy sẽ nói rõ cho anh em về Chúa Cha, không còn úp mở” (Ga 16,25)…
    nhưng rồi cũng phải thú nhận giới hạn của con người mà phải nhờ đến Chúa Thánh Thần “Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14,26).
    Con người ngày hôm nay không có được diễm phúc “một trong những ngày của Con Người” như các môn đệ khi xưa, không được cận kề bên Thầy Giêsu trong ba năm Thầy đi rao giảng vì thế “mong ước được thấy một trong những ngày của Con Người thôi, mà cũng không được thấy” 
    nhưng Chúa đã chẳng để cho ai thua thiệt, Chúa vẫn ưu ái hết mọi thời…
    Những con người khao khát gặp gỡ Chúa thì Chúa vẫn đang ở lại trần gian để con người được gặp gỡ.
    Chúa đó ! Chúa Giêsu Thánh Thể vẫn đang ở lại đó cho những ai muốn có ngày sống gần gũi với Ngài như các môn đệ thì cứ tự nhiên đến tiếp xúc với Ngài, ở cần kề với Ngài, bày tỏ nỗi lòng với Ngài… có ai cấm đâu ? 
    Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy (Ga 15,9).
    Ngày nay con người còn diễm phúc hơn nhiều so với thời các môn đệ vì Chúa ở rộng khắp nên đi đâu, tới đâu, ở đâu vẫn cứ gặp
    Vì thế “Người ta sẽ bảo anh em : ‘Người ở kia kìa !’ hay ‘Người ở đây này !’ Anh em đừng đi, đừng chạy theo”.
    “Vì ánh chớp chói loà chiếu sáng từ phương trời này đến phương trời kia thế nào, thì Con Người cũng sẽ như vậy trong ngày của Người”.
    Ngày cánh chung Chúa xuất hiện như thế nào hay nói khác là biến cố Chúa ngự đến lần cuối trong lịch sử nhân loại thì chưa ai biết xảy ra vào lúc nào nhưng sự kiện đi trước sự hiện diện như bài Tin Mừng này đã diễn tả là ánh chớp chói lòa từ chân trời này tới chân trời kia…
    “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển.
    Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến. Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc.” (Lc 21,25-28)
    Anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên…Chúa đến gặp con cái loài người “trong ngày của Người” 
    mà nếu chúng ta quen sống gắn bó với Chúa trước đó rồi (phần trên) thì chúng ta không còn hồi hộp lo lắng sợ hãi…
    ÔTC
     
     
       
     
     

       
     

SỐNG TỈNH THỨC - MÙ LÒA TÂM LINH

  •  
    Chi Tran

    Mù Lòa Tâm Linh

    Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được.”
    Một cô bé vừa lớn lên, cô hỏi mẹ: “Tại sao người ta nói yêu là mù quáng.?” Người mẹ ngập ngừng không biết trả lời như thế nào cho cô con gái hiểu. Người mẹ bảo khi người ta cưới nhau về thì họ sẽ sáng mắt ra. Chữ mù ở đây mang một ý nghĩa khác.
     
    Mù không phải do thể lý mà là mù vì thiếu sự hiểu biết, thiếu suy nghĩ, yêu vội vàng, yêu nông cạn nhất thời, yêu không còn lý trí, không còn phân biệt phải hay trái; đúng hay sai. Ta gọi đó là yêu mù quáng. Có những thứ ta nhìn thấy được nhưng ta không thể thấy.

    Câu chuyện Chúa Giêsu chữa người mù, tên là Batimê, một người mù ngồi ăn xin bên vệ đường, anh ta là người mù thật. Thánh Máccô cho chúng ta thấy được hai cách nhìn về sự người mù này.

    Cách nhìn của những người chung quanh với anh mù, anh ta là một nạn nhân bị khinh thường, không ai quan tâm. Anh ta vừa bị mù vừa là người ăn xin bên vệ đường, chẳng ai thèm để ý tới anh. Hơn nữa, với quan niệm của người Do-thái, họ coi đó còn là hình phạt của Thiên Chúa. Anh mù không chỉ đau đớn thể xác mà là sự đau đớn về tinh thần. Người đời ruồng bỏ, loại trừ. Nhiều ánh mắt khinh bỉ và coi thường, họ quát nạt anh ta hãy im đi, nhưng anh ta càng lớn tiếng kêu lên: “Lạy Con Vua Đa-vít, xin dủ lòng thương xót tôi!

    Cách nhìn của Chúa Giêsu với anh mù. Thay vì mọi người chung quanh xua đuổi coi thường, quát nạt anh ta, thì Chúa Giê-su lắng nghe tiếng van xin tha thiết của anh ta. Chúa Giê-su đứng lại nhìn anh ta và nói: “Gọi anh ta lại đây!” Người ta gọi anh mù lại, anh ta bỏ áo choàng xuống, đứng dậy và đến gần Chúa Giê-su. Người hỏi: Anh muốn tôi làm gì cho anh.” Người mù đáp: “Thưa Thầy, xin cho tôi được nhìn thấy.” Ngài nói: “Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu chữa anh! Sau khi được chữa sáng mắt, anh ta đã đi theo Chúa Giêsu.

    Qua hai cách nhìn trên, chúng ta thấy cách ứng xử khác biệt giữa đám đông với anh mù và giữa Chúa Giêsu với anh ta. Đám đông coi anh mù là một nạn nhân xã hội, thì Chúa Giêsu đã lắng nghe và thấu hiểu nỗi đau khổ của anh. Ngài lắng nghe được lời van xin đầy lòng tin tưởng vào quyền năng của Chúa dù bị người ta ngăn cản, la mắng, anh ta tiếp tục kêu xin để được chữa lành và đôi mắt anh được sáng. Đức Giêsu nói, “Chính đức tin anh đã cứu chữa anh.”
     
    Ngược lại, đám đông theo Chúa, họ là những người sáng mắt, nhưng họ vẫn bị mù. Mù vì không nhìn thấy người mù bên cạnh, mù vì không có lòng xót thương, mù vì sự ích kỷ, mù vì thiếu niềm tin. Họ không nhận ra Chúa Giêsu là ánh sáng, là niềm hạnh phúc cho họ. Ngài nói: “Các người có mắt cũng như mù” Cái mù là vì thiếu sự hiểu biết.
     
    Điều đáng sợ nhất của con người hôm nay, chính là loại trừ Thiên Chúa ra cuộc sống của mình. Người ta không còn tin vào quyền năng của Thiên Chúa. Đó là thứ mù lòa tâm linh. Thế giới vật chất, hưởng thụ và dục vọng làm cho con người trở nên mù lòa, trở nên giả dối, và chạy theo bóng tối của thế gian, đó là thứ mù đáng sợ nhất vì không nhận ra đâu là ánh sáng chân lý, đâu là sự thật, đâu là giá trị đích thực của cuộc sống.

    Một bạn trẻ gọi điện thoại và nói chuyện với tôi rằng, cô ta muốn trao đứa bé mới sinh cho tôi nuôi. Tôi hỏi tại sao chị lại có thể bỏ con mình như vậy? Cô ta nói rằng, con đã đến bước đường cùng rồi, con không còn lối thoát. Người tình đã bỏ con từ khi con sinh đứa bé. Cha mẹ con thì không chấp nhận đứa bé và đuổi con đi. Con không thể sống được khi ngồi ôm đứa bé này, hai mẹ con sẽ chết. Cô cũng đã có ý định muốn tự tử cả hai mẹ con. Cuộc sống của cô ta bị bế tắt, vì yêu vội vàng, yêu mù quáng, yêu bất chấp, cô ta đã rơi vào nỗi đau tột cùng, tuyệt vọng mất niềm tin, không còn có tia sáng ở cuối đường hầm đen tối.

    Cuộc sống ngày hôm nay có nhiều thứ làm cho ta bị mù lòa mà chúng ta cứ tưởng mình sáng mắt, vì không nhận ra, cho nên, chúng ta vẫn có những sai lầm, lạc lối trong cuộc sống. Chúng ta có quá nhiều lo toan với cơm áo gạo tiền, chúng ta cảm thấy mình bị lạc lõng, không có điểm tựa, mất niềm tin vào Thiên Chúa,
      Tin Mừng hôm nay cho chúng ta bài học quý giá, đó là hãy luôn biết tín thác niềm tin vào Thiên Chúa như anh mù Batimê, anh cũng phải trải qua sự ngăn cản chống đối của những người chung quanh. Anh tín thác vào quyền năng của Thiên Chúa, Ngài luôn có cách để giúp chúng ta để vượt qua mọi khó khăn và thử thách. Ngài nói: “Đức tin sẽ cứu chữa con.” Amen.
    Lm. John Nguyễn.