16. Sống Tình Thức

SỐNG TỈNH THỨC -10 MẢU CHUYỆN HÀI ƯỚC

 
Hung Dao <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
Feb 17 at 4:40 PM
 
Subject:Re :: VAN HOA :10 mẩu chuyện hài hước giúp bạn nhìn thấu đạo lý cuộc đời

10 mẩu chuyện hài hước giúp bạn nhìn thấu đạo lý cuộc đời

image.png

Mỗi chúng ta là “kẻ địch” lớn nhất của chính mình. Nếu có thể đặt bản thân vào vị trí người khác mà suy xét thì chúng ta sẽ có được thu hoạch bất ngờ. Dưới đây là 10 mẩu chuyện ngắn giúp bạn nhìn thấu đạo lý cuộc đời.

1. Trong bữa tiệc

Trong bữa tiệc Mark Twain ngồi đối diện với một phụ nữ trẻ, theo phép lịch sự ông nói:

– Cô quả thật rất đẹp!

Quý cô này không hiểu thiện ý của ông, bèn cao ngạo nói:

– Đáng tiếc là tôi không thể nào dùng lời như thế để khen ông được.

Mark Twain bình thản nói:

– Không sao, cô có thể làm giống như tôi, cứ nói dối một câu là được rồi.

Người phụ nữ đó không biết làm gì hơn, đành cúi đầu xấu hổ.

Cảm ngộ: Người ném ra hòn đá thì kẻ vướng ngã lại là chính mình.

2. Khi vợ nấu ăn

Trong bếp, vợ đang lúi húi nấu ăn. Người chồng đứng bên cạnh nói liên hồi:

– Chậm một chút!

Lát sau anh nói:

– Cẩn thận, lửa to quá rồi! Mau mau lật cá đi. Dùng thìa lật nhanh lên, sao mà nhiều dầu quá.

Chưa được bao lâu, anh lại kêu lên:

– Cắt đậu phụ bằng phẳng một chút, chứ sao lại lem nhem thế này.

Cuối cùng, anh nói:

– Ái chà, em biết nấu ăn như thế nào mà.

Người vợ thấy trong lòng khó chịu, bèn buột miệng nói:

– Dĩ nhiên là em biết rồi!

Lúc này người chồng mới nháy mắt nói với vợ rằng:

– Anh chỉ muốn để em biết rằng khi anh đang lái xe, em ngồi bên cứ liên chi hồ điệp thì cảm giác của anh như thế nào.

Cảm ngộ: Lượng thứ cho người khác không khó, chỉ cần bạn thực sự đứng trên góc độ và lập trường của họ để xem xét vấn đề.


Lượng thứ cho người khác không khó.

3. Bác thợ sắp nghỉ hưu

Bác thợ già sắp nghỉ hưu, ông chủ quý mến không nỡ xa bác, bèn bảo bác làm thêm một căn nhà nữa rồi hãy về nghỉ. Bác thợ già miễn cưỡng nhận lời, nhưng không còn để tâm vào công việc. Vì để nhanh chóng được về quê, bác thợ chỉ làm quấy quả cho xong.

Khi nhà mới hoàn thành, ông chủ cười tươi nói rằng đây là quà nghỉ hưu của bác. Bác thợ không ngờ ngôi nhà này lại là nhà của chính mình, trong lòng vừa xấu hổ vừa hối hận.

Cảm ngộ: Mỗi việc trong cuộc đời đều là làm cho mình, đã làm gì thì phải làm đến mức tốt nhất.

4. Cụ già trên tàu cao tốc

Trên chuyến tàu cao tốc, một cụ già bất cẩn làm văng chiếc giày mới mua ra ngoài cửa sổ tàu, mọi người xung quanh ai nấy đều cảm thấy nuối tiếc thay cho cụ. Nào ngờ cụ già cầm chiếc giày còn lại ném qua cửa sổ…

Hành động này khiến mọi người kinh ngạc. Cụ già giải thích:

– Chiếc giày này dẫu có đắt giá đến mấy thì đối với tôi cũng là vô dụng. Nếu có ai đó nhặt được một đôi giày, chưa biết chừng họ còn có thể đi được.

Cảm ngộ: Nỗi thống khổ vốn không thể nào cứu vãn được thì tốt nhất là buông bỏ càng sớm càng tốt.

5. Thỏ con câu cá

Ngày thứ nhất đi câu cá, thỏ con không câu được con nào. Ngày thứ hai thỏ con lại đi câu, nhưng kết quả vẫn như cũ. Ngày thứ ba, khi thỏ con vừa đến nơi thì một con cá lớn ở dưới sông nhảy lên quát to:

– Nếu ngươi vẫn còn dùng cà rốt làm mồi câu thì ta sẽ…

Cảm ngộ: Thứ bạn cho đi thường là thứ bạn muốn cho chứ không phải thứ người khác cần. Nếu muốn mang lại niềm vui cho người khác, thì hãy đặt mình vào vị trí của họ chứ không phải suy xét từ góc độ của chính mình.


Thỏ con câu cá.

6. Người bạn là tiến sỹ y khoa

Một bác sĩ làm phẫu thuật ung thư cho người bạn cũ của mình. Sau khi mổ ra mới phát hiện rằng khối u này không thể cắt được, anh đành phải khâu lại.

Sau đó anh giải thích tình hình với bệnh nhân. Bệnh nhân không hiểu các thuật ngữ y học, cứ tưởng rằng đã mổ xong thì bệnh sẽ khỏi.

Bác sĩ không làm cách nào giải thích cho người bạn cũ của mình hiểu được, đành phải cấp giấy cho xuất viện. Sau một năm người bạn cũ quay lại khám, bác sĩ kinh ngạc phát hiện ra rằng bệnh đã khỏi rồi, tế bào ung thư cũng hoàn toàn biến mất.

Bác sĩ ấy vốn là tiến sỹ y khoa, sau lần đó liền đi học tiến sỹ tâm lý.

Cảm ngộ: Tâm thái lạc quan chính là thần dược.

7. Tình cờ gặp nhau ở quán cà phê

Cô bước tới hỏi:

– Anh là người mà dì Vương giới thiệu phải không?

Anh ngẩng đầu nhìn cô, quả đúng là mẫu người mà anh thích. Trong lòng anh thầm nghĩ: “Đã nhầm thì nhầm một thể”, thế là vội vàng trả lời:

– Vâng, mời cô ngồi.

Hôm kết hôn, anh thẳng thắn thừa nhận rằng anh không phải người dì Vương giới thiệu, và hôm đó anh đến cũng không phải để gặp mặt làm quen. Vợ anh cười và nói:

– Em cũng không phải đến gặp mặt làm quen, chỉ là em lấy cớ để bắt chuyện với anh…

Cảm ngộ: Cơ hội đến thì chớ do dự, hãy mau chóng nắm chặt lấy nó.


Cơ hội đến thì chớ do dự, hãy mau chóng nắm chặt lấy nó.

8. Hai con hổ

Có hai con hổ: một con trong chuồng và một con trong rừng. Cả hai con hổ đều cho rằng hoàn cảnh của mình không tốt, kẻ này luôn ngưỡng mộ kẻ kia.

Thế là chúng quyết định đổi chỗ cho nhau. Ban đầu chúng vô cùng vui sướng hạnh phúc. Nhưng không lâu sau, cả hai con hổ đều chết: Một con chết vì đói, một con chết vì buồn rầu.

Cảm ngộ: Đối với hạnh phúc của bản thân, người ta nhìn mà không thấy, chỉ dán mắt vào hạnh phúc của người khác. Kỳ thực điều bạn có chính là thứ mà người khác ngưỡng mộ.

9. Nữ sinh chọn hoa khôi

Một cô gái dung mạo bình thường đã có bài diễn thuyết như sau:

– Nếu tôi được chọn làm hoa khôi thì mấy năm sau, các chị em hiện đang ngồi tại đây có thể tự hào nói với chồng mình rằng: “Khi em học đại học, em còn đẹp hơn hoa khôi của lớp”.

Kết quả cô đã chiến thắng với số phiếu bầu tuyệt đối.

Cảm ngộ: Để thuyết phục người khác ủng hộ, bạn không cần phải chứng minh mình ưu tú hơn người khác, mà là khiến người khác cảm thấy vì có bạn mà họ trở nên ưu tú, có cảm giác thành công.

10. Chuột sa chĩnh gạo

Một con chuột vô tình rơi vào chĩnh gạo. Sự cố bất ngờ này khiến nó vui sướng khôn nguôi. Sau khi xác định không có nguy hiểm gì, nó bèn ăn ngốn ăn ngấu, ăn no rồi lại nằm ngủ, ngủ dậy rồi lại ăn no.

Cứ như thế, nó ở trong chĩnh gạo ăn rồi ngủ, ngủ rồi lại ăn. Cuộc sống hạnh phúc êm đềm trôi đi khoan khoái.

Đến khi chĩnh gạo vơi dần, vơi dần và lộ đáy, nó vẫn không thoát khỏi sức quyến rũ của những hạt gạo ngon lành còn sót lại. Cuối cùng nó đã ăn hết sạch sành sành. Lúc đó nó mới phát hiện ra rằng, nhảy ra khỏi chĩnh gạo chỉ là giấc mộng xa vời, hết thảy đều đã vô phương bất lực rồi.

Cảm ngộ: Cuộc sống của chúng ta xem có vẻ bình lặng, kỳ thực nơi nào cũng đầy nguy cơ rình rập. Chỉ có nhảy thoát ra khỏi quan niệm tư tưởng cũ thì mới có thể nhìn rõ con đường chính xác dẫn đến thành công.

Nam Phương biên dịch

----------------------------------

SỐNG TỈNH THỨC - THÁNH PHAOLO TRỞ LẠI

Ngày 25 tháng 1

Thánh Phaolô Tông Ðồ Trở Lại

Lễ Kính

 

Bài Ðọc I: Cv 22, 3-16

"Kêu danh thánh Chúa, tôi chỗi dậy".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Ngày ấy, Phaolô nói với dân chúng: "Tôi là người Do-thái, sinh tại Tarsê xứ Cilicia, đã được nuôi nấng trong thành này, đã được đào tạo theo chân lý lề luật cha ông dưới chân ông Gamaliêl. Tôi nhiệt thành với lề luật cũng như hết thảy quý vị hôm nay. Tôi đã bắt bớ giết chóc đạo này, xiềng xích và bỏ tù cả đàn ông lẫn đàn bà. Như thầy thượng tế và toàn thể hội đồng kỳ lão đã làm chứng điều đó. Các ngài đã trao cho tôi chứng minh thư để tôi đến kiếm anh em ở Ðamas, bắt trói họ và điệu về Giêrusalem để trừng phạt.

Xảy đến lúc đó khoảng trưa, tôi đang trên đường gần đến Ðamas, thình lình một luồng ánh sáng chan hoà từ trời chói rạng quanh tôi. Tôi ngã xuống đất và nghe tiếng phán bảo tôi: "Saolô, Saolô, sao ngươi bắt bớ Ta?" Tôi đáp: "Thưa Ngài, Ngài là ai?" Người trả lời: "Ta là Giêsu Nadarét mà ngươi đang bắt bớ". Và những người cùng ở đó với tôi lúc ấy, cũng thấy ánh sáng, nhưng không nghe tiếng Ðấng nói với tôi. Tôi hỏi: "Lạy Chúa, con phải làm gì?" Chúa liền nói với tôi: "Hãy chỗi dậy, vào thành Ðamas, ở đó sẽ nói cho ngươi tất cả những gì ngươi phải làm". Nhưng vì ánh sáng chói loà kia, tôi không còn thấy được, nên các bạn tôi cầm tay dẫn tôi vào thành Ðamas. Có một người kia tên là Anania, người đạo đức, sống theo Lề luật, và được mọi người Do-thái ở đó kính phục, đến tìm tôi và đứng gần tôi mà nói: "Hỡi anh Saolô, anh hãy nhìn!" Ngay lúc đó tôi nhìn thấy ông.

Và ông nói: "Thiên Chúa cha ông chúng ta đã tiền định cho anh biết thánh ý Người, thấy Ðấng Công Chính và nghe tiếng Người nói. Vậy anh phải làm chứng cho Người trước mặt mọi người về điều anh đã thấy và đã nghe. Và bây giờ, anh còn chần chừ gì nữa? Hãy chỗi dậy và cầu khẩn danh Người mà chịu thanh tẩy và gột rửa mình cho sạch tội lỗi".

Ðó là lời Chúa.

 

2. Hoặc: Cv 9, 1-22

"Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?"

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, Saolô còn mải say mê hăm doạ giết các môn đồ Chúa. Ông đến thượng tế, xin chứng minh thư gởi đến hội đường ở Ðamas, để nếu gặp ai theo đạo ấy, bất luận nam nữ, ông bắt trói đem về Giêrusalem.

Ðang khi đi đường, lúc đến gần Ðamas, bỗng nhiên một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông, ông ngã xuống đất và nghe tiếng phán rằng: "Saolô, Saolô, sao ngươi bắt bớ Ta?" Ông thưa: "Lạy Ngài, Ngài là ai?" Chúa đáp: "Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ; giơ chân đạp mũi nhọn thì khổ cho ngươi". Saolô run sợ và kinh hoàng hỏi rằng: "Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?" Chúa phán: "Hãy chỗi dậy, vào thành, và ở đó người ta sẽ nói cho ngươi phải làm gì". Những kẻ đồng hành với ông đứng lại, hoảng hốt; họ nghe rõ tiếng mà không thấy ai. Saolô chỗi dậy khỏi đất, mắt ông vẫn mở mà không trông thấy gì. Người ta cầm tay dẫn ông vào thành Ðamas; ông ở lại đấy ba ngày mà không thấy, không ăn, cũng không uống.

Bấy giờ ở Ðamas, có một môn đồ tên là Anania; trong một thị kiến, Chúa gọi ông rằng: "Anania". Ông thưa: "Lạy Chúa, này con đây". Chúa phán: "Hãy chỗi dậy và đến phố kia gọi là phố "Thẳng", và tìm tại nhà Giuđa một người tên Saolô, quê ở Tarsê; nó đang cầu nguyện". (Saolô cũng thấy một người tên Anania bước vào, và đặt tay trên ông để ông được sáng mắt). Anania thưa: "Lạy Chúa, con đã nghe nhiều người nói về người này rằng: ông đã gây nhiều tai ác cho các thánh của Chúa tại Giêrusalem; tại đây, ông đã được các thượng tế cho phép bắt trói tất cả những ai kêu cầu danh Chúa". Nhưng Chúa phán: "Cứ đi, vì người này là lợi khí Ta đã chọn, để mang danh Ta đến trước dân ngoại, vua quan và con cái Israel. Ta sẽ tỏ cho nó biết phải chịu nhiều đau khổ vì danh Ta".

Anania ra đi, bước vào nhà, và đặt tay trên Saolô mà nói: "Anh Saolô, Chúa Giêsu, Ðấng hiện ra với anh trên đường đi đến đây, sai tôi đến cùng anh, để anh được thấy và được tràn đầy Thánh Thần. Tức thì có thứ gì như những cái vảy rơi khỏi mắt ông, và ông được sáng mắt.

Ông chỗi dậy chịu phép rửa, và sau khi ăn uống, ông được lại sức, ông ở lại ít ngày cùng với các môn đồ thành Ðamas. Và lập tức ông rao giảng trong các hội đường rằng Ðức Giêsu là Con Thiên Chúa. Mọi người nghe rao giảng đều kinh ngạc và nói rằng: "Há chẳng phải ông này đã bách hại những người đã cầu khẩn danh ấy tại Giêrusalem, và cũng đã tới đây mà truy nã họ để điệu họ về cho các thượng tế sao?"

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 116, 1. 2

Ðáp: Hãy đi rao giảng Tin Mừng khắp thế gian (Mc 16, 15).

Xướng: 1) Toàn thể chư dân, hãy ngợi khen Chúa! Hết thảy các nước, hãy chúc tụng Người! - Ðáp.

2) Vì tình thương Chúa dành cho chúng ta thực là mãnh liệt. và lòng trung thành của Chúa tồn tại muôn đời. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 15, 16

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Ta đã chọn các con giữa thế gian, hầu để các con đi và mang lại hoa trái, để hoa trái các con tồn tại". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mc 16, 15-18

"Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng khắp thế gian".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu (hiện ra với mười một môn đệ và) nói: "Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép rửa, thì sẽ được cứu độ; ai không tin, sẽ bị luận phạt. Và đây là những dấu lạ đi theo những người đã tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ quỷ, nói các thứ tiếng lạ, cầm rắn trong tay, và nếu uống phải chất độc thì cũng không bị hại; họ đặt tay trên những người bệnh, và bệnh nhân được lành mạnh".

Ðó là lời Chúa.

 

Xin đọc bài của ĐTC Biển Đức XVI say đây

Thánh Phaolô: Trở Lại  

Và xin nghe chia sẻ về Lễ Thánh Phaolô trở lại ở cái link dưới đây:

LeThanhPhaoloTroLai.mp3  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. 

----------------------------

 

SỐNG TỈNH THỨC - CỨ TƯỞNG TRẦN GIAN LÀ CÕI THẬT

Cứ tưởng trần gian là cõi thật


Theo tôi thì nên gọi cuộc sống trên trần thế nầy là "tạm", thay vì "không thật". Ý niệm gọi cuộc sống nầy "không thật" đến từ sự hiểu lầm của nhiều người dịch và sang định những bộ kinh của Phật Giáo.

Từ lúc bắt đầu biết suy nghĩ, tôi luôn cố gắng tìm kiếm cái logic và bối cảnh tâm linh của "sự tồn tại sau sự chết". Sau khi đọc và suy nghĩ rất nhiều về chủ đề này, cách đơn giản nhất tôi có thể hiểu nó tóm tắc như sau:
Chúng ta biết chắc chắn rằng năng lượng không thể được tạo ra hoặc phá hủy, mà chỉ có thể được chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác (Première loi de thermo-dynamique ou populairement, loi de conservation d'énergie:
"L'énergie ne se crée ni ne se perd, mais elle peut  seulement changer d'état" (Energy cannot be created nor destroyed, but can only change state) . Vậy thì khi thân xác chúng ta chết, cơ thể vật lý của chúng ta bị phân hủy hoặc bị cháy/thay đổi hình dạng và xác chúng ta không còn tồn tại. NHƯNG còn Ký ức? Suy nghĩ? Trí tuệ? Cảm xúc? Hiểu biết?... của chúng ta thì sao? Nếu không có gì có thể giết chúng, thì câu hỏi cần được đặt ra là "chuyện gì xảy ra cho chúng?". Nếu nó tiếp tục tồn tại thì nó ở đi đâu, ở đâu? làm gì? sẽ ra sao?...
Nếu chúng ta thừa nhận rằng thân thể vật lý của chúng ta là một khối năng lượng thay đổi hình thể khi chúng ta chết (từ đầu mình tay chân ruột gan xương cốt...thành một khối atomes), thì nếu tâm trí của chúng ta cũng là một dạng năng lượng thì nó cũng phải biến thể và tồn tại nơi nào đó, phải không? Về mặt logic, chúng ta phải trả lời "Đúng vậy!"
Nhiều bằng chứng thật tế đã được tâm lý học đưa ra chứng minh rằng tâm trí và suy nghĩ của chúng ta tiếp tục tồn tại dưới hình thức ondes électro-magnétiques và được lưu trữ ở đâu đó để tiếp tục chuyển từng thành phần hoặc toàn bộ sang cuộc sống tiếp theo dưới một dạng thức nào đó. Ở đâu? Trong thế giới tiềm thức mà các tôn giáo, người ta gọi nơi đó là "thiên đường hay niết bàn", chờ để được biến đổi và phân ph́ối. Một vài người cho rằng họ có khả năng kiểm soát tâm trí để có thể truy cập các kiếp sống trước bằng ý chí, tuy không ai có bất kỳ bằng chứng nào về điều này. Tôi đã nghe những câu chuyện về những người có thể nói tên của cha mẹ trong đời trước, đời sống và cái chết của anh ta, nơi anh ta sống, một vài sự kiện chính của kiếp sống trước, v.v. nhưng không ai thật tâm kiểm soát những lời nói huyền bí nầy. Vì vậy mà hoài nghi là thái độ tốt nhứt. 
Trở lại đề tài nầy, tôi nghỉ rằng kiếp sống trần gian hiện tại của chúng ta là cỏi sống THẬT, nhưng chỉ TẠM mà thôi.


Cứ tưởng trần gian là cõi thật
 
 
 
 
 

 


image004

 

Khi tóc bạc trên đầu trôi dạt mãi,
Cội nguồn ơi chiếc lá lại rơi về .


image006

Đường về khép bóng trần gian
Lợi danh gói một hành trang vô thường



image008



Ngoảnh nhìn cuộc đời như giấc mộng
Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không


image010



Phú quý vinh hoa như mộng ảo
Sắc tài danh lợi tựa phù du


image012



Tất bật hơn thua rồi cũng bỏ
Thong dong tự tại vậy mà vui



image014


Đêm qua mộng lại thật gần
Đừng lay tôi nhé hồng trần mong manh !


image016


Ta về giữ mộng trinh nguyên
Bờ hun hút lạnh nắng xuyên hình hài



image018

Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ cây hoa lá xuân qua rụng rời
Sá chi suy thịnh cuộc đời
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành



image020



Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật
Thế cho nên tất bật đến bây giờ !
 
 ---------------------------------------------

SỐNG TỈNH THỨC -LINH KHÍ CHỐNG LẠI MA QUỶ

 

LINH KHÍ CHỐNG LẠI MA QUỶ

Prayer and the Word of God: Defenses Against the Evil One

Vũ khí chiến đấu chống lại thế lực của ma quỷ phải được các Kitô hữu sử dụng toàn bộ và đồng nhất. Hơn nữa, phương thức là điều cần thiết; nghĩa là cách suy nghĩ, yêu thương, và hành động theo cách sống của Chúa Giêsu.

Linh hồn đơn sơ và khiêm nhường luôn tin tưởng vào Thiên Chúa – giống như Chúa Giêsu đã sống khi Ngài mặc xác phàm trên trần gian này, biết cách quan hệ với Đấng tạo dựng nên mình. Quyền tự do chọn lựa làm người ta chống lại ma quỷ, bởi vì ma quỷ có thể cám dỗ chúng ta, nhưng nó không bao giờ có thể ép buộc chúng ta làm theo ý nó.

Vũ khí chiến đấu và tự vệ mà Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta là Lời Chúa, cầu nguyện, ăn chay và các bí tích.

Khi dùng các vũ khí tự vệ này, chúng ta phải chống lại động thái mê tín về tính hiệu quả, cứ tưởng đó là khái niệm ma thuật. Nói cách khác, chúng ta không nên tin rằng việc thực hành tôn giáo của chúng ta có thể xua đuổi hết tà ma. Theo nền tảng chứng cớ Kinh Thánh, ma quỷ chỉ bị trục xuất nhờ đức tin và hoàn toàn tín thác vào Chúa Giêsu.

Đức Mẹ và các thánh cho chúng ta biết việc kết hiệp với Thiên Chúa làm cho con người, loài thụ tạo thấp kém hơn Satan, lại trở nên mạnh mẽ hơn Satan. Điều này khiến ma quỷ càng thù ghét con người, nó hành động khi người nào bị nó tấn công lại quyết định trở về với Thiên Chúa qua việc sử dụng các vũ khí này.

LỜI CHÚA – PHÚC ÂM

Luôn lắng nghe Lời Chúa và lặp lại Lời Chúa trong ngày là sự gợi hứng và vũ khí chiến thắng sự nghi ngờ, lo lắng, trầm cảm, tức giận, bối rối, và mọi thứ rối loạn mà Satan có thể tạo ra trong ý nghĩ của chúng ta. Thật vậy, cuộc tấn công của ma quỷ bắt đầu bằng cách thâm nhập vào ý muốn và ý chí tự do – trí tuệ và sự thông minh – làm ảnh hưởng và chinh phục chúng tới khi nó có thể vào linh hồn và làm cho linh hồn theo sự dữ.

Thường thì những người đi lễ Chúa Nhật và đôi lần đi lễ ngày thường trong tuần, nhưng họ than phiền về việc thức giấc vào ban đêm, có những ác mộng và có những tư tưởng không hay, nghi ngờ về Thiên Chúa và liên quan đức tin. Cần nhấn mạnh rằng người ta không tham dự các nghi lễ bí truyền (esoteric rituals), thậm chí không coi đó là trò đùa. Tuy nhiên, người ta thường không liên quan Lời Chúa, nghĩa là không liên quan Đức Giêsu Kitô. Trung tâm và nền tảng của đời sống Kitô giáo là Đức Giêsu Kitô, Lời Chúa.

Trong Phúc Âm theo Thánh Luca, sau khi Chúa Giêsu chịu Phép Rửa và được Chúa Thánh Thần dẫn vào hoang địa, Ngài đã bị Satan cám dỗ. Trong trường hợp này, chiến thắng ma quỷ không xảy ra qua lời cầu nguyện. Ba lần Chúa Giêsu dẫn chứng Kinh Thánh để chống lại cơn cám dỗ và bác bỏ lời dối trá của ma quỷ. Chúa Giêsu xác định: “Có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh... Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi... Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi…” (Lc 4:1–13). Lời Chúa là khí cụ sự thật chống lại sự xảo trá và khiêu khích của ma quỷ.

Khi làm người, Chúa Giêsu đã trở nên như chúng ta để cho chúng ta biết cách xa lánh ma quỷ. Ngài giữ khoảng cách đối với ma quỷ, trích dẫn nguồn khôn ngoan và nhận thức: Lời Chúa. Ngài dạy chúng ta rằng, muốn sống bình an thì luôn phải cần nhớ Lời Chúa, để trong mọi nghịch cảnh, Lời Chúa luôn ở trong tâm trí chúng ta và được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, chúng ta có thể biết cách chọn lựa những gì là thật và tốt. Nền tảng là Lời Chúa được ghi dấu ấn trong tâm trí chúng ta, vị trí của ý muốn và ý chí tự do. Satan biết rằng nếu nó thành công trong việc làm lầm lẫn ý chí tự do bằng cách xoay hướng nó xa ý muốn của Thiên Chúa qua tội lỗi, nó có thể là hại linh hồn người ta. Lắng nghe và sống Lời Chúa hằng ngày theo cách chọn lựa cụ thể sẽ trở thành sự bảo vệ khỏi mưu chước ma quỷ.

CẦU NGUYỆN

Chúng ta thường cho rằng chúng ta biết cầu nguyện, nhưng thực ra lại không biết. Từ nhỏ, chúng ta được dạy cầu nguyện vào buổi sáng và buổi tối, nhưng có thể chúng ta không hiểu giá trị hoặc ý nghĩa của việc cầu nguyện.

Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu nói: “Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em” (Lc 22:20). Với những lời này, Chúa Giêsu cho chúng ta biết rằng Chúa Cha đã thiết lập giao ước đời đời với con người, một mối quan hệ đức tin được thiết lập bằng sự hy sinh của Đức Kitô trên Thánh Giá. Mối quan hệ này chỉ được duy trì nếu có sự đáp lại của con người qua Phúc Âm. Sự đáp lại này xảy ra qua lời cầu nguyện được khơi dậy bằng Lời Chúa. Cầu nguyện là nói chuyện với Thiên Chúa sau khi lắng nghe Ngài. Chúa Giêsu nói: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15:16).

Cầu nguyện cũng là ngợi khen và tạ ơn. Đây là lời cầu nguyện Chúa Giêsu yêu thích: Không ngừng tạ ơn Ngài về sự sống, về chính chúng ta, và về những gì chúng ta có.

Cầu nguyện cũng là cầu xin ơn phù trợ. Nếu lời đó bật ra từ một linh hồn được thanh tẩy bằng bí tích Hòa Giải, lời đó sẽ được nghe vì người cầu nguyện đang kết hiệp với Chúa Giêsu và Ngài chú ý lắng nghe linh hồn khiêm nhu (x. Lc 18:7–8). Lời Chúa không chỉ là tiếng nói; đó là người bằng xương thịt và máu huyết, chính Thiên Chúa tạo nên Con Người của Chúa Giêsu (x. Ga 12:44–45, 48–50). Lắng nghe Chúa Giêsu là lắng nghe Đấng Vô Hình, Đấng Tuyệt Đối, Đấng tạo dựng mọi vật hữu hình và vô hình.

Cầu nguyện là thể hiện niềm tin, phó thác, ngợi khen, sự vui mừng, và được thể hiện không chỉ bằng lời, mà còn bằng ý hướng của linh hồn. Cầu nguyện càng hiệu quả hơn khi đó là ý hướng chính xác và thể hiện sự kết hiệp với Thiên Chúa. Theo cách này, lời cầu nguyện trở thành sức mạnh chống lại tình trạng bản năng như cô đơn, sợ hãi, lo lắng, lầm lẫn và bối rối; nó thay thế mọi thứ dưới sự hướng dẫn của Chúa Giêsu, Đấng giúp chúng ta vượt qua sự yếu đuối phàm nhân và mưu ma chước quỷ.

Tuy nhiên, lời cầu nguyện của chúng ta không thể là khí cụ trực tiếp thoát khỏi kẻ thù, bởi vì chúng ta không thể tự chiến đấu với nó. Vì chúng ta là thụ tạo, chúng ta yếu đuối, thấp kém hơn các thụ tạo thần thiêng. Tin rằng chúng ta có thể thoát khỏi ma quỷ chỉ nhờ cầu nguyện là tội kiêu ngạo, vì chúng ta không thể đẩy lùi ma quỷ bằng chính sức riêng của chúng ta. Thật vậy, bằng cách đẩy lùi ma quỷ, chúng ta phải làm cho sự quỷ quyệt của nó kém hiệu quả trong đời sống chúng ta. Do đó, lời cầu nguyện có thể đánh bại ma quỷ – nghĩa là chúng ta phải cầu viện sự can thiệp của Chúa Giêsu, Đức Mẹ, và các thánh.

Đôi khi có thể lời cầu nguyện xin chúc phúc hoặc xin giải thoát nhưng không được lắng nghe. Đó không phải vì tình trạng tâm linh của chúng ta vào lúc đó khiến lời cầu nguyện của chúng ta không hiệu quả; thật ra đó là tội lỗi chưa được tha của chúng ta làm ngăn cản hành động của Thiên Chúa.

Tôi đã có thể xác thực qua những người mà tôi giúp đỡ, đa số sự quấy rầy tâm linh xảy ra qua hạnh kiểm của đời sống bị xáo trộn hoặc giả hình, nghĩa là thiếu kiên nhẫn trong việc cầu nguyện, thiếu kiên nhẫn trong việc gặp gỡ Chúa Giêsu trong các bí tích, thiếu kiên nhẫn trong việc lắng nghe Lời Chúa. Trong các trường hợp như vậy, nên làm quen với giáo lý và lãnh nhận bí tích Hòa Giải. Hiệu quả tùy thuộc vào đời sống Kitô giáo bền vững của chúng ta.

Nếu lời cầu nguyện xuất phát từ một linh hồn kết hiệp với Thiên Chúa, lời cầu nguyện đó có hiệu quả chống lại sự tấn công của ma quỷ. Một người bất ngờ đi từ rất sùng kính tới từ chối sự thánh thiêng. Chị của người này rất sùng kính và đã chỉ ra sự thay đổi không thể giải thích. Tôi khuyên nên gợi lên sự can thiệp của Đức Mẹ Vô Nhiễm ngay lúc người em trai tức giận. Người chị nói với tôi rằng, lời cầu nguyện có kết quả, em trai của chị đã dịu cơn giận nhưng rồi lại nổi giận. Điều này chứng tỏ rằng sự thay đổi không do người em chọn; đó là hậu quả của ma quỷ. Thật vậy, người em không thể biết lời cầu nguyện của người chị.

Một trường hợp khác, một bé trai 5 tuổi được người mẹ dạy cầu nguyện bằng Kinh Kính Mừng. Tôi được mời tới vì đứa bé cứ thấy bóng đen xung quanh giường. Tôi bảo cha mẹ cậu bé duy trì trong tình trạng ân sủng với Thiên Chúa qua bí tích Hòa Giải để cầu nguyện hiệu quả hơn, khi hiện tượng này tái diễn thì cầu xin Đức Mẹ.

Sau một tuần, họ mời tôi đến và nói rằng hiện tượng đó đã giảm nhưng chưa hết. Tôi hỏi họ có cầu nguyện với cậu bé hay không thì họ nói không. Tôi mời họ cầu nguyện với cậu bé khi hiện tượng đó xảy ra. Họ đã làm vậy. Họ cho biết rằng ngay khi cậu bé đọc “Kính mừng Maria…” thì bóng đen không còn. Lời Kinh Kính Mừng được cậu bé cầu nguyện với lòng tin tưởng cũng đủ xua tan bóng đen kia.

Giáo lý của Giáo Hội Công giáo nhắc chúng ta nhớ rằng để cầu nguyện hiệu quả hoặc thể hiện các dấu bí tích bề ngoài, ngoài ý hướng bên trong mà họ cầu xin, là tình trạng mê tín dị đoan (x. Mt 23:16–22 và GLCG số 2111).

Lời cầu nguyện xuất phát từ một tâm hồn khiêm nhu và kết hiệp với Thiên Chúa không chỉ hiệu quả mà còn trở nnê khí cụ của sự nhận thức về việc lật tẩy ma quỷ và hành động của nó.

Lm. PAOLO CARLIN

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ https://catholicexchange.com/prayer-word-god-defenses-evil-one

--------------------------------------------------

 

)

SỐNG THỈNH THỨC - RA TRƯỚC TÒA CHÚA

Ra trước tòa Chúa
ĐGM GB Bùi Tuần
 

1. Thời sự hiện nay luôn có những tin về những thảm họa bất ngờ. Những cái chết bất ngờ. Những tàn phá bất ngờ. Những tai nạn bất ngờ. Những phản bội bất ngờ. Những đổ vỡ bất ngờ.

Những bất ngờ ấy gây đau buồn lo lắng. Đối với những người sống đức tin, nhất là đối với người có nhiệm vụ chăm sóc đoàn chiên, những bất ngờ ấy còn gợi ý về sự phải sẵn sàng ra trước tòa Chúa. Nếu được cả thế gian, mà mất linh hồn mình, thì nào có lợi gì ?” (Mt 16,26).

 

2. Để được rỗi linh hồn, thì phải thi hành thánh ý Chúa. “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy : Lạy Chúa ! Lạy Chúa ! là được vào Nước Trời cả đâu. Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21).

Thánh ý Chúa Cha là chúng ta phải trở thành con Chúa. Để trở thành con Chúa, thì không phải chỉ tránh tội lỗi, mà còn phải tham gia vào sự sống của Chúa, phải thông hiệp với bản tính của Chúa, phải nên giống hình ảnh Đức Kitô. Tất cả tiến trình đó đều do Chúa Thánh Thần.

Bởi vì “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,8), tình yêu là sự sống của Thiên Chúa, là bản tính của Chúa, nên người con Chúa phải là người tham gia và hiệp thông vào tình yêu Chúa, nên giống Đức Kitô là hình ảnh tình yêu Chúa. Việc đó được thực hiện trong Chúa Thánh Thần.

Trở nên người con Chúa như vậy là có được một chiều kích thiêng liêng. Chiều kích đó là một ơn huệ của Chúa. Con người có quyền đón nhận và cũng có quyền từ chối.

3. Là người con Chúa, chúng ta nhìn Chúa Giêsu là trung tâm đời ta. Nên giống như Người, đó là chọn lựa căn bản của chúng ta.

Chúa Giêsu đã làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa thế nào ? Thưa bằng con đường khiêm tốn. Người tuyên bố Tám mối phúc ở tại sự khiêm tốn. Người sống trọn đời yêu thương trong khiêm tốn. Người dấn thân đến tận cùng con đường khiêm tốn để yêu thương, qua sự Người tự nộp mình bị bắt, bị nhục mạ, bị hành hạ, bị giết chết. Nhưng con đường khiêm tốn đó đã được sáng lên qua sự sống lại của Người.

Chọn lựa của Chúa Giêsu cũng phải là chọn lựa của những người con Chúa. Tính cách người con Chúa sẽ rực sáng nơi chúng ta nhờ chọn lựa yêu thương trong khiêm nhường.

4. Sự chọn lựa yêu thương trong khiêm nhường sẽ rực sáng nơi chúng ta, không phải do một vài việc ta làm, nhưng phải do tất cả nếp sống của ta. Nếp sống ấy phải mang tâm tình của Chúa Giêsu. Tâm tình của Chúa Giêsu được thánh Phaolô mô tả trong thư gởi giáo đoàn Philipphê.

“Anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu.

“Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên thập giá” (Pl 2,5-8).

Những tâm tình trên đây có thực sự sống động trong chúng ta không ? Nhất là những tâm tình đó có là nếp sống thường ngày của chúng ta không?

5. Sống những tâm tình của Chúa Giêsu là điều rất tốt. Nhưng rồi phải thực hiện những tâm tình đó bằng các việc làm bác ái khiêm nhường đối với tha nhân. Chúng ta nhớ lại lời sấm của ngôn sứ Isaia: “Hãy báo cho dân Ta hay tội ác của chúng, cho nhà Giacóp biết những lỗi lầm đã phạm.

“Ngày lại ngày chúng kiếm tìm Ta, chúng ao ước biết đường lối của Ta, chúng ăn chay, hãm mình... Nhưng, ngày ăn chay, các ngươi vẫn lo kiếm lợi, vẫn áp bức những kẻ làm công cho mình... Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải thế này sao : mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc... chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ, thấy ai mình trần thì cho áo che thân... Bấy giờ, người kêu lên, Đức Chúa sẽ nhận lời, ngươi cầu cứu, Người liền đáp lại : Có Ta đây” (Is 58,1-9).

Tội ác mà Thiên Chúa truyền cho tiên tri Isaia bảo dân phải sám hối ăn năn, chính là sự mâu thuẫn giữa đời sống đạo đức bên ngoài đối với Chúa và đời sống thường ngày đối với tha nhân.

Đạo đức bề ngoài đối với Chúa là hằng ngày họ kiếm tìm Chúa, xin Chúa cho biết đường lối của Chúa, năng ăn chay hãm mình.

Còn đời sống thường ngày đối với tha nhân thì họ tàn nhẫn và độc ác.

6. Điều Chúa muốn là họ hãy yêu thương tha nhân. Đức tin vào Chúa phải được diễn tả bằng đức ái đối với tha nhân. Đó chính là điều Chúa Giêsu dạy chúng ta : “Nếu ai có của cải thế gian và thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu mà chẳng động lòng thương, thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy được?

“Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm” (1 Ga 3,17-18).

Khi tình yêu thương càng mạnh thì sự hiểu biết càng sâu, như lời thánh Phaolô viết : “Điều tôi khẩn khoản nài xin, là cho lòng mến của anh em ngày thêm dồi dào, khiến anh em được ơn hiểu biết và tài trực giác siêu nhiên, để nhận ra cái gì là tốt nhất” (Pl 1,9).

Đúng như vậy. Có yêu có thương mới biết mới hiểu.

7.  Khi tôi đang viết bài chia sẻ này, thì một người từ miền xa tới xin gặp tôi. Cuộc gặp chỉ dài chừng 15 phút. Mục đích của khách là để tâm sự. Họ đang gặp nhiều thử thách. Nhưng nhờ một bài giảng họ đã nghe năm 1998 và họ đã ghi lại, nên họ vững tin vào Chúa. Bài giảng đó có một phần về sự chết. Tôi có cảm tưởng là Chúa sai họ đến với tôi. Vô tình họ động viên tôi hơn là tôi an ủi họ.

Cuộc gặp đó giúp tôi tiếp tục suy tư.

Cũng như mọi người, tôi sẽ ra đi. Tôi sẽ chết lúc nào, ở đâu, cách nào, thì chỉ Chúa biết. Điều chắc chắn tôi biết là tôi sẽ ra trước tòa Chúa. Lúc đó, tôi sẽ rất vui mừng, nếu tôi được Chúa nhận tôi là con Chúa. Tôi sẽ rất hạnh phúc, nếu tôi được Chúa nhận thấy trong tôi có hình ảnh của Đức Kitô.

Để được như vậy, tôi phải thực thi Lời Chúa : “Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta” (Mt 16,24).

Lạy Chúa, con xin vâng ! Xin Chúa thương giúp con sống lời “xin vâng”. Con biết, dù con cố gắng tới mức cao nhất, con vẫn luôn luôn bất xứng. Nếu Chúa xét xử con theo công lý, chắc chắn con sẽ bị loại. Nhưng con tin, Chúa sẽ xét xử con theo lòng nhân hậu xót thương vô cùng của Chúa. Chính Chúa ban cho con niềm tin ấy. Con vui sướng cảm tạ Chúa muôn đời. 

 “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn

 

”.