8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - ẢO ẢNH CỦA TÂM

  •  
    tungthai
     
    Thu, Jun 23 at 9:15 AM
     
     
     

    Ảo Ảnh Của Tâm

    Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngục là thiên đàng.

    Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngục là địa ngục.

    Cùng một thứ mà kẻ thì gọi là thiên đàng, người thì gọi là địa ngục. Vậy thì cung trời và địa ngục đều giả, không thực.

    Cũng lại như thế. Một kẻ ăn chơi đàng điếm mà nhốt nó vào tu viện thì đúng là nhốt nó vào địa ngục. Nhưng sau một thời gian thấy quen, rồi yêu thích rồi cuối cùng nhận ra đây mới chính là thiên đàng.

    Một vị tu hành đạo đức bị đưa vào chốn ăn chơi đàng điếm thì đúng là nhốt ông ta vào địa ngục. Nhưng sau một thời gian thấy quen, rồi yêu thích rồi cuối cùng nhận ra đây mới chính là thiên đàng.

    Chính vì thế mà trong Kinh Viên Giác, Đức Phật đã giảng dạy cho Bồ Tát Thanh Tịnh Tuệ, “Này thiện nam tử: Trí tuệ, ngu si đều là Bát Nhã. Địa Ngục, Cung Trời đều là Tịnh Độ. Chúng Sinh, Quốc Độ đều đồng một pháp tính, Vô Minh, Chân Như không khác cảnh giới...”

    Khi Tâm ở thể Chân Như tức nhìn vạn vật bằng Phật nhãn thì Thiên Đàng hay Địa Ngục - Chúng sinh hay Quốc Độ (đất Phật)…nói rộng ra vạn vật đều đồng nhất thể. Còn khi Tâm động và nhìn sự vật bắng “tục nhãn” thì thấy có sai biệt, tức thấy địa ngục, cung trời, chúng sinh quốc độ. Từ sai biệt này mà nảy ra Đúng-Sai, Thương-Ghét.

    Bạn ơi,

    Con người thường nhìn sự vật qua lăng kính của cảm xúc. Khi yêu thích thì gán cho nhãn hiệu thiên đàng, khi chán ghét thì gán cho nhãn hiệu địa ngục.

    Muốn sống hạnh phúc thì cùng lúc phải chặt đứt hai vọng tưởng điên đảo về cung trời và địa ngục. Câu chuyện sau đây là bản minh họa rõ nét về những vọng tưởng điên đảo của Tâm mình:

     

    "Đêm ấy là đêm rằm. Mặt trăng chiếu sáng lung linh cả một vùng. Tại nơi giang đầu, một đôi tình nhân yêu nhau lần đầu. Giữa đêm trăng sáng, họ đưa nhau ra đây tình tự, thề non hẹn biển. Còn đêm nào tình tứ hơn đêm nay? Người con trai khẽ nắm lấy bàn tay người con gái, âu yếm nói:

    -Em yêu ơi ! Hãy nhìn ánh trăng kia, ánh trăng lung linh, mờ ảo. Đêm nay là đêm diễm lệ. Mảnh trăng đẹp tuyệt trần kia là nhân chứng cho mối tình bất diệt của chúng ta. Trăng đẹp như tình ta đẹp. Trăng xinh như mộng ta xinh !

    Nhưng tại nơi giang hạ, ngay lúc đó, một đôi tình nhân vì tình đời ngang trái, ngày mai họ phải vĩnh viễn xa nhau. Họ ra đây để từ tạ nhau lần cuối. Người con trai đau khổ nắm lấy tay người con gái, nói:

    -Em yêu ơi! Trăng đêm nay sao úa màu, tàn tạ? Dường như trăng đang lịm chết để chia xẻ với đêm chia ly vĩnh biệt của đôi ta. Trăng ơi, sao trăng ảm đạm thế? Trăng vương màu tang như cuộc đời lạnh giá, vô vị của anh từ đây phải vĩnh viễn xa em !

    Cũng ngay lúc ấy, một bác nông phu, nhà ở gần mé sông, bước ra ngoài sân. Bác ngửa mặt lên trời, ngắm nhìn mặt trăng một hồi rồi chép miệng, nói:

    -Chà, cái con trăng quầng sáng có pha màu hồng như thế kia thì năm nay coi chừng mất mùa đa!

                Cũng ngay lúc ấy, tại một thành phố tương đối thanh bình, nhân mùa Trung Thu, các em bé vui vẻ rước đèn đi chơi và cùng nhau ca hát:

    Ánh trăng trắng ngà

    Có cây đa to.

    Có thằng Cuội già ôm một mối mơ.

    Cuội ơi ta nói Cuội nghe

    bằng cả tâm hồn ngây thơ, trong trắng. Các em chẳng thắc mắc gì về Chị Hằng, Chú Cuội ngoại trừ lồng đèn và bánh kẹo.

    Cũng ngay vào lúc ấy, tại một đài thiên văn, một khoa học gia đang dùng viễn vọng kính để quan sát mặt trăng. Ông chẳng hề có ý nghĩ mảnh trăng diễm lệ như đôi tình nhân ở đầu sông. Ông cũng chẳng thấy trăng úa màu như đôi tình nhân ở cuối sông. Ông cũng chẳng thấy dấu hiệu nào chứng tỏ năm nay sẽ mất mùa như bác nông phu. Dĩ nhiên già rồi, ông đâu còn đi rước đèn Trung Thu nữa cho nên đâu có quan tâm tới Chị Hằng, Chú Cuội. Ông đang  lặng lẽ quan sát quỹ đạo của mặt trăng để tính đường bay chính xác cho chiếc phi thuyền dự tính phóng lên vào cuối năm nay. Mặt trăng đối với ông chỉ là một vệ tinh bay quanh trái đất và có thể có vị trí chiến lược trong cuộc Chiến Tranh Tinh Đẩu (Star Wars).

    Vậy thì bạn ơi,

    -Xin đừng vẽ rồng vẽ rắn thêm cho cuộc đời vốn đã rối ren.

    -Xin đừng đeo kính màu để bàn tán về thiên nhiên phong cảnh của một bức tranh.

    -Xin đừng bình luận thêm về những vấn đề đang làm nhức đầu thiên hạ. Xin hãy "Dẹp bỏ cổ họng, môi, lưỡi " (1) như một thiền sư đã nói nếu bạn muốn tâm hồn an tĩnh. 

    -Hãy nhìn đời như một tấm gương.

    -Tấm gương nhìn người đẹp nhưng không nói gì.

    -Tấm gương nhìn người xấu nhưng không nói gì.

    -Xin đừng nhìn người xấu để nói rằng tâm hồn người đó xấu.

    -Xin đừng nhìn người đẹp để tưởng rằng tâm hồn người đó đẹp.

    -Đừng nhìn người giàu sang mà tưởng tâm hồn họ thánh thiện.

    -Xin đừng nhìn người ăn mày mà tưởng rằng họ không có Phật tánh (2)

    -Xin đừng nhìn người giàu sang mà tưởng tâm hồn họ thanh cao.

    -Xin đừng nhìn vào ngôi nhà tranh vách đất mà tưởng nơi đó không có tình thương.

    -Xin đừng nhìn vào những nụ hôn nồng cháy qua phim ảnh, tài tử ci-nê, công chúa hoàng tử, người mẫu, đám cưới… mà cho đó là lâu đài hạnh phúc.

    -Xin đừng nhìn một cậu thanh niên đẹp trai ăn nói ngọt ngào mà cho đó là người chồng lý tưởng.

    -Xin đừng nhìn một cô người mẫu chân dài yểu điệu mà cho đó là người trong mộng.

    -Xin đừng nhìn vào chiếc xe sang, bộ quần áo đắt tiền với những dự án đồ sộ mà tưởng nơi đó tín nhiệm để rồi bị lừa bạc tỷ.

    -Xin đừng nhìn vào nơi thờ phượng Thần Linh huyền bí mà tưởng nơi đó thánh thiện.

    -Xin đừng nhìn vào chốn vui chơi, ồn ào náo nhiệt mà tưởng nơi đó là hạnh phúc.

    -Xin đừng nhìn vào nơi vắng vẻ thanh tịnh mà cho là buồn chán.

    Chính Tham-Sân-Si khiến cái Tâm, cái Nhìn, cái Nghe, cái Thấy, cái Suy Nghĩ của người ta bị méo mó từ đó chỉ nhìn thấy ảnh ảo hay hình ảnh giả tạo mà không nhìn thấy thực tướng tức hình ảnh thật.

    Chư Phật, chư vị Bồ Tát, A La Hán vì không bị nhiễm vào Tham-Sân-Si cho nên tâm không dao động. Vì tâm không dao động cho nên nhìn thấy thực tướng của muôn loài.

    Hãy ghi nhớ lời Phật dạy:

    -Hạnh phúc do nơi Tâm mình mà không do đời tô vẽ.

    -Thanh thản do nơi Tâm mình chứ không do cảnh ở chung quanh.

    -Thánh thiện và bợn nhơ do nơi Tâm mình mà không do thần linh ban tặng.

    -Giải thoát do nơi Tâm mình mà không do nghi lễ. 

    -Trói buộc do nơi Tâm mình chứ không phải sợi dây.

    -Tội lỗi do nơi Tâm mình chứ không phải do sự lên án của người đời. Bởi vì sự lên án của người đời nhiều khi do hận thù và thương-ghét.

    -Không một ai - kể cả Thần Linh Màu Nhiệm - có thể làm cho người khác trở nên thánh thiện và không một ai - kể cả Thần Linh Màu Nhiệm - có thể làm cho phẩm hạnh người khác trở thành hoen ố. (3)

    -Không một ai có thể làm cho mình trở nên có phẩm hạnh dù trên mình đeo đủ thứ kim cương, ngọc ngà, châu báu đắt giá nhất, hoặc các chức vụ, quyền thế cao nhất trên thế gian này. Phẩm hạnh cao quý nhất là đạo đức. Mà đạo đức cao quý nhất là làm việc thiện và trang bị tâm mình bằng tâm Phật.

    Bạn ơi,

    -Không một ai có thể đem lại hạnh phúc – trong khi chính mình lại không muốn kiến tạo hạnh phúc cho mình.

    Bạn ơi,

    Muốn sống với chân hạnh phúc xin hãy chặt đứt mọi vọng tưởng điên đảo. Khi vọng tưởng điên đảo chấm dứt thì Chân Tâm sáng tỏ.

    -Khi Chân Tâm sáng tỏ thì sẽ nhìn thấy vạn vật ở thể chân như.

    -Khi nhìn thấy thể chân như của vạn vật thì không còn ảo tưởng.

    -Khi không còn ảo tưởng thì bạn sẽ không còn vọng động.

    Bạn ơi,

    Thế giới càng văn minh, nhu cầu vật chất càng nhiều, con người càng sống với ảo tưởng. Ảo tưởng về sự giàu sang, về trí thức, về vẻ đẹp, về tài năng, về đức độ, về quyền uy, về chân lý, về sự thánh thiện. 

    -Rất nhiều người mang ảo tưởng là mình thánh thiện nhưng thực ra họ chẳng thánh thiện gì cả.

    -Rất nhiều người mang ảo tưởng là mình giàu sang nhưng thực ra họ chỉ là thứ “trưởng giả học làm sang”.

    -Rất nhiều người mang ảo tưởng là mình quý phái nhưng thực ra trên đời này chẳng có gì gọi là quý phái. Quý phái giống như chiếc áo khoác ngoải. Cửi ra thì mọi người đều trần trụi như nhau.

    -Rất nhiều người mang ảo tưởng là mình đẹp nhưng thực ra họ chẳng có gì đáng để chiêm ngưỡng.

    Khi không còn ảo tưởng hoặc “viễn ly” được điên đảo mộng tưởng, con người sẽ sống bình dị, khiêm tốn, không hoang phí, không đua đòi, không say mê quyền lực, không còn muốn đè đầu người khác. Đó là một cuộc sống vô cùng an lành.

    Hãy ”hành thâm” tức nghiền ngẫm, dùng trực giác, trí tuệ  để hiểu và thực chứng Bát Nhã Tâm Kinh thì lúc đó hành giả sẽ: “Vô hữu khủng bố. Viễn ly điên đảo mộng tưởng.” Khi đã “viễn ly’ được điên đảo mộng tưởng thì Niết Bàn sẽ hiện ra tức thì như lời Phật dạy “chân thực bất hư”.

                Vậy thì:

    Một khi đã biết con người luôn luôn nhìn sự vật chung quanh mình bằng cái Vọng-Tâm-Thương-Ghét thì trước một biến động của thế giới, của đất nước, của cộng đồng và thậm chi của làng xóm -  xin hãy để tâm mình lắng đọng, suy nghĩ cho chín chắn rồi mới hành động thì sẽ tránh khỏi sai lầm, gây khổ đau cho chính mình và cho người khác.

    Thế giới ngày hôm nay đại loạn chỉ vì đã vô minh mà lại còn vọng động. Một trong những thảm họa của Vô Minh là, cho rằng mình tuyệt đối đúng, mình là chân lý, tôn giáo của mình là tôn giáo duy nhất, quốc gia mình phải bá chủ thế giới.

    Trong Kinh Viên Giác, Đức Phật dạy rằng “Cái Vô Minh này không có thực thể”. Bằng thiền định, bằng trí tuệ Bát Nhã hành giả có thể phá vỡ màn vô minh.

    Đào Văn Bình

    (Trich sách Đạo Phật: Đất Nước, Cuộc Sống và Tâm Linh)

     

     (1) Thiền Luận của Đại Sư Suzuki, bản dịch của Trúc Thiên

    (2) Kinh Pháp Cú  “ Chỉ có ta làm điều tội lỗi.

    Chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm                            

    Chỉ có ta tranh  điều tội lỗi.

    Chỉ có ta gội rửa cho ta.

                                    Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta.

    Không ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch

    (3) Mới đây nhất tại Hoa Kỳ, một người ăn mày sống vô gia cư (homeless) nhặt được một cái ví trong đó có 3300 đô-la,  đã đem tới sở cảnh sát trả lại vì ông ta thấy đây không phải tiền của ông. Hai nông dân nghèo ở Nghệ Tĩnh nhặt được 300 triệu đồng đã đem trả lại cho chủ nhân.

     

     

     

     

     

     

    --


ĐỜI SỐNG TÂM LINH - THIÊN THÀN BẢN MỆNH

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
     


    Thiên Thần Bản Mệnh.
    Linh Mục Công Giáo tên Lamy kể lại. 

    Một phụ nữ Công Giáo đạo đức xin tôi đến ban bí tích Xức Dầu Thánh cho chồng bà. Ông đau nặng, nhưng chưa hẳn ở vào giai đoạn cuối đời. Dầu vậy, bà ước ao cho chồng được lãnh nhận Bí Tích Bệnh Nhân khi còn tỉnh táo. Bà tự nhủ:
    "Đâu ai biết được giờ chết sẽ xảy đến thình lình như thế nào!".
    Tôi nhận lời đến ngay, nhưng không mang theo dầu thánh, sợ gây hoảng sợ cho người bệnh. Lúc đến thăm, tôi ngạc nhiên khi thấy chính ông chồng ngỏ lời xin tôi ban phép bí tích sau cùng cho ông. Tôi vội vàng ra về và hứa sẽ trở lại ngay, mang theo Dầu Thánh. Bà vợ nói với tôi:
    - "Thưa cha, con khép hờ cánh cửa ra vào. Khi nào đến, xin cha cứ tự tiện đẩy cửa vào nhà".
    Nhà hai ông bà ở trong một chung cư nơi lầu 6. Vào thời kỳ đó, các chung cư chưa có thang máy.

    Một giờ sau, tôi bước vội lên cầu thang nhưng vô ý không tính xem mình đang ở lầu mấy. Bất ngờ tôi thấy trước mặt một cánh cửa khép hờ. Tôi đẩy nhẹ cửa bước vào. Một người đàn ông đang nằm trên giường, không giống người đàn ông lúc nãy, nhưng tình trạng bệnh hoạn lộ vẽ trầm trọng rõ ràng. Tôi lúng túng xin lỗi và chào thăm ông. Không ngờ, người bệnh như tỏ dấu hài lòng trông thấy một linh mục Công Giáo. Ông nói ngay:
    - "Cha có biết không? Từ một tuần nay, con nài nĩ nhà con mời một linh mục đến cho con gặp. Nhưng nhà con cương quyết từ chối. Bởi lẽ cả hai vợ chồng chúng con đều là kẻ vô thần. Riêng con, ý nghĩ biết mình sắp chết khiến con kinh hoàng. Con liền tìm cách trở về với đức tin con nhận lãnh trong thời thơ ấu. Nhà con không đồng ý với con". Nhà con nói:
    - "Hễ là kẻ vô thần thì phải vô thần cho đến chết! Không có chuyện 'tôn giáo nhảm nhí' vài giây phút cuối đời!". Thấy nhà con một mực từ chối, con liền quay sang khẩn khoản nài van Thiên Thần Bản Mệnh con cứu giúp. Con nhớ lại bài học giáo lý ngày con còn nhỏ về sự trợ giúp của Thiên Thần Hộ Thủ".

    Và Thiên Thần Bản Mệnh đã ra tay cứu giúp. Bà vợ của ông vừa ra khỏi nhà, nhưng quên đóng cửa lại. Còn tôi, tôi lại đi lộn cửa, vào nhằm nhà của ông. Tôi vui mừng nghe câu chuyện ông vô thần vừa kể. Tôi giúp ông dọn mình nhận lãnh các bí tích sau cùng. Tôi trao cho ông Mình Thánh Chúa làm của ăn đàng.
    Xong xuôi đâu đó, tôi cẩn thận khép kín cửa lại và tiếp tục leo cầu thang lên lầu 6, nơi người bệnh thứ nhất đang chờ đợi tôi.

    Vừa đi tôi vừa đọc kinh cầu cùng Thánh Thiên Thần Bản Mệnh: "Lạy Thiên-Thần Chúa là đấng gìn giữ con. Xin Thiên-Thần soi sáng tâm trí con, gìn giữ trái tim con, nâng đỡ thân xác con và hướng dẫn con, vì con được Tình Yêu Thiên Quốc giao phó cho Thiên-Thần chăm sóc. Amen".

    (René Lejeune "Les Anges: Armée secrète du Ciel", Éditions du Parvis, 1998, trang 91-93).


     
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - CAC LINH HỒN TRẢ ƠN

  •  
    Chi Tran
     


    CÁC LINH HỒN TRẢ ƠN BỘI HẬU
    Mineti là một phụ nữ nghèo khổ ở Nap (Naples) nước Ý. Ngày đêm cô van xin Chúa chồng ra khỏi tủ ngục, vì tội nghèo, không trả nợ được.
    Cô trình bày nỗi cơ hàn mình cho một người phú hộ và được y cho ba đồng.
    Buồn nản và tuyệt vọng, cô chạy vào nhà thờ nài xin Chúa là Đấng phù hộ những kẻ thanh bần. Cô đắm đuối trong lời cầu nguyện và trong nước mắt, bỗng cô nghĩ đến các Đẳng Linh Hồn trong Luyện Ngục. Cô thường nghe kể những nỗi đau khổ và lòng biết ơn của các vị ấy. Được vơi sầu với ý tưởng đó, cô vội vã vào nhà cha xứ, dâng ngài mấy đồng người phú hộ đã cho, để xin một lễ cầu cho các Đẳng Linh Hồn.
    Sáng hôm sau, linh mục dâng lễ, Mineti sốt sắng tham dự. Cô trở về, hy vọng tràn lòng, nhưng đầu vẻ đăm chiêu.
    Một bô lão gặp cô và hỏi tại sao có vẻ buồn nản như thế?
    Cô kể lể ngọn nguồn. Ông cụ hết sức cảm động trước sự quẩn bách của thiếu phụ, lấy bút viết ngay mấy chữ và bảo cô đến trao cho người theo địa chỉ.
    Cô vội vã đến nơi chỉ định và trao giấy cho chàng kỵ mã. Anh chàng mở giấy ra và bàng hoàng, khi nhận dạng chữ của cha mình, đã chết cách đó mấy tháng.
    Anh sửng sốt, hỏi dồn dập với một thái độ run run: “Thư này ở đâu? Khi nào? Ôi! Những dòng chữ thân yêu! Những khúc ruột của lòng tôi!”
    Người phụ nữ cũng ngạc nhiên không ít, đáp lại: “Thưa ông, của ông cụ già khả kính, nhân hậu, gặp em dọc đường, hỏi thăm tình cảnh của em và bảo mang đến cho ông mảnh giấy đó. Em không biết gì cả, vì ông cụ không giải
    thích gì hết. À ông, kìa bóng của ông cụ trên tường.”
    Càng ngạc nhiên hơn nữa, anh cầm giấy đọc to: “Con, ba vừa ra khỏi Luyện Ngục nhờ một thánh lễ của người phụ nữ nghèo khó này đã xin cho các Đẳng Linh Hồn. Chính người ấy mang mấy chữ này cho con; hiện người này đang phải nghèo túng hết sức. Ba xin con giúp đỡ bà.”
    Anh đọc đi, đọc lạì như muốn nuốt những dòng chữ thân yêu và ấp úng qua dòng châu lệ lả chả:
    “Bà chị quý mến, một ít tiền bạc của chị đã mở cửa Thiên Đàng cho người đã cho tôi sự sống; đến phiên tôi, tôi xin bảo đảm đời sống cho chị và gia đình chị nữa; chị sẽ có đủ mọi thứ cần dùng, tôi hứa như vậy.”
    LỜI NGUYỆN
    Lạy Chúa, phấn khởi biết bao khi chúng con cứu giúp Các Đẳng Linh Hồn!
    Vị Hồng Y thánh thiện Hugues đã khẳng định: “Dù là một việc bác ái nho nhỏ đối với các Đẳng Linh Hồn cũng sẽ được ơn đền nghĩa đáp quá sức tưởng tượng.”
    Chúng con quyết tâm tận lực giúp đỡ các Đẳng Linh Hồn.
    Tích các linh hồn
     
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - NGƯỜI CÓ PHÚC HẬU

  •  
    Kim Vu



    8 phẩm chất của một người có hậu phúc
     
     An Hòa
     
     
     
    Bất kể phúc báo nào cũng là có lý do, một người gặp phải điều gì cũng là có nhân quả trong đó. Đời người ngắn ngủi, làm thế nào để sống một cách “trí tuệ” nhất có lẽ là điều mà nhiều người suy ngẫm.  Dưới đây là 8 phẩm đức mà một người cần tu dưỡng để có một cuộc đời tươi đẹp, có hậu phúc.
     
    1. Nhẫn nhịn – “Nhẫn dưỡng phúc”
    Đời người ai cũng sẽ gặp phải những sự tình không thuận lợi, không hài lòng, khi ấy người ta nhất định cần phải “Nhẫn”. Từ xưa đến nay, người làm được việc lớn tất phải là người đại khí, người có đại khí tất có đại nhẫn.
    Nhẫn không phải là nhu nhược, trốn tránh, chạy trốn mà là một loại tích lũy. Người có “Nhẫn” trong tâm thường sẽ không phạm sai lầm do nhất thời gây ra. Ngược lại, người không thể nhẫn sẽ có thể chỉ vì một câu nói mà tức giận, chiêu mời tai họa. Ngoài ra, người có khả năng nhẫn nhịn, ít khi tức giận thì tâm khái của họ khiêm cung, sắc mặt của họ tốt đẹp, khiến người tiếp xúc cảm thấy dễ chịu.
     
    2. Thiện lương – “Thiện sinh đức”
    “Thông minh là thiên phú, còn lương thiện là lựa chọn.” Từ xưa đến nay, lương thiện là đạo đức tốt đẹp nhất của người thế gian.
    Không có ai là không muốn làm bạn, làm hàng xóm hay hợp tác với người có tấm lòng lương thiện. Người lương thiện có thể thu phục nhân tâm. Lương thiện có lẽ không thể khiến người đạt được tất cả mọi thứ bản thân mong muốn nhưng sẽ giúp người luôn có nội tâm an định, tường hòa. Bởi vậy mà cổ nhân giảng, chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm.
     
    3. Lạc quan – “Hỷ dưỡng nhan”
    Tâm thái vui vẻ, khoái hoạt là bí quyết trường thọ. Phương pháp tốt nhất để bảo trì sự thanh xuân trẻ trung của người ta chính là luôn giữ cho mình một nội tâm lạc quan, vui vẻ, thoải mái.
    Mỉm cười là cách để làm nở một bông hoa xinh đẹp nhất ở trên khuôn mặt. Mỉm cười là cách tạo nên vẻ đẹp nhất của con người, là cách đơn giản và nhanh nhất để kết nối mọi người lại với nhau. Nụ cười luôn làm rung động lòng người, khiến mọi người vui vẻ, thân thiết và gần gũi với nhau hơn. Nếu như trên khuôn mặt thường xuyên nở nụ cười thì có thể đem thiện ý truyền đạt cho tất cả mọi người. Đây là cách hoàn toàn không phải mất phí tổn mà lại tạo ra được giá trị lớn. Đây cũng chính là phương pháp làm đẹp thuận tiện nhất, kỳ diệu nhất.
     
    4. Hiền từ – “Từ dưỡng tâm”
    Vì sao sau tuổi trung niên có những người có khuôn mặt hiền lành phúc hậu, có người lại có khuôn mặt u buồn, oán uất? Người phúc hậu luôn hiền từ, bảo trì một trái tim hòa ái đối với tất cả mọi người thế gian. Bởi vì “tướng do tâm sinh”, “tướng tùy tâm mà thay đổi” cho nên khi tâm đẹp thì tướng mạo cũng sẽ đẹp.
     
    5. Yêu thương – “Ái dưỡng hành”
    Người mà trong lòng tràn đầy tình yêu thương thì hành động của người ấy cũng tràn ngập tình yêu thương. Vì yêu thương người khác nên trước khi làm việc gì họ đều cân nhắc đến việc người khác sẽ cảm nhận ra sao, người khác bị bị tổn hại gì không rồi mới hành động. Trái lại, một người mà trong lòng luôn so đo tính toán thì cho dù ở thời điểm nào cũng thường bị “khó dễ” đi cùng.
     
    6. Chân thành – “Thành dưỡng tính”
    Chân thành là nguyên tắc quan trọng nhất trong kết giao, trong làm người và làm việc. Ai ai cũng mong muốn được người khác đối xử chân thành với mình, vì vậy hãy đối xử chân thành với người khác trước. Một người thành thật trong sáng thì khí chất cũng là đoan trang đẹp đẽ, ánh mắt của họ đều tỏa ra ánh sáng thiện lương.
    Người trung thành thật thà luôn được lòng người, được người khác tin tưởng. Nhìn một cách nông cạn thì tưởng rằng người thật thà sẽ bị thiệt hại, bị cho là ngốc. Nhưng kỳ thực, người xưa cho rằng bởi vì thật thà phù hợp với Thiên lý nên người chân thành chắc chắn có được hậu phúc trong cuộc đời.
     
    7. Cần cù – “Cần dưỡng tài”
    “Ông trời sẽ đền bù cho người cần cù”, một người siêng năng, cần cù sẽ được bù đắp. Cần cù vừa bao hàm việc chăm chỉ làm việc, vừa bao hàm ý tiết kiệm chịu khó. Người cần cù tiết kiệm thì sẽ mang đến tài phú. Hơn nữa vì không lười biếng nên họ không sa đà vào lòng tham, thân thể khỏe mạnh.
     
    8. Khoan dung – “Khoan tụ khí”
    Một người hiểu được khoan dung thì lòng dạ cũng nhất định rộng lớn. Những người này luôn không so đo tính toán chi li, cũng sẽ không vì chiếm được chút lợi nhỏ mà vui mừng khôn xiết. Trong cuộc đời, đôi khi lùi một bước lại chính là tiến lên một bước. Lùi một bước, biển rộng trời cao. Nhường nhịn một bước sẽ có nhiều bạn bè hơn, con đường sẽ mở rộng hơn.
     
    An Hòa biên tập
     
     

     

    --

ĐỜI SỐNG TÂM LINH -