3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC= 5 PHUT- THỨ NĂM CNPS-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
    Thu, May 14 at 1:50 AM
     
     
     
    5 PHÚT LỚI CHÚA

    14/05/20 THỨ NĂM TUẦN 5 PS
    Th. Mát-thi-a, tông đồ
    Ga 15,9-17

     VỊ TÔNG ĐỒ ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG

    “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái anh em tồn tại.” (Ga 15,16)

    Suy niệm/SỐNG: Thoạt nhìn, dường như sự có mặt của Mát-thi-a trong số các tông đồ chỉ để điền vào chỗ trống cho tròn con số 12 chẵn chòi đẹp đẽ. Sẽ là quá nông cạn nếu nghĩ số 12 chỉ như một con số để “lấy hên”.

    Mát-thi-a được chọn vào nhóm Mười Hai sau khi các tông đồ hiệp thông cầu nguyện. Mát-thi-a là người đã từng cùng các tông đồ theo Chúa ngay từ những ngày đầu và do đó đủ tư cách làm chứng nhân cho Chúa Ki-tô phục sinh. Như thế, sự hiện diện của Mát-thi-a trong hàng ngũ Nhóm Mười Hai làm cho lời chứng của các tông đồ được toàn vẹn.

    Lời tuyên xưng của Phê-rô hay một cá nhân tông đồ nào khác được cả cộng đoàn các tông đồ chứng thực, bảo đảm cho lời chứng các ngài là xác thực. Ngay từ đầu, Giáo Hội đã mang đặc tính duy nhất và tông truyền.

    Mời Bạn CHIA SE: Dù bạn là người vô danh tiểu tốt trong cộng đoàn, lời chứng của Hội Thánh vẫn còn thiếu nếu không có sự góp phần của bạn.

    Dù bạn chỉ hiện diện trong sự hiệp thông với mọi chi thể khác của Hội Thánh bằng cách trung thành sống cuộc sống chứng tá cho một niềm tin công giáo và tông truyền, bạn đang làm công việc không khác gì một tông đồ chính hiệu.

    Một kinh nghiệm cho thấy việc làm chứng tập thể mang lại rất nhiều hiệu quả trong việc loan báo Tin Mừng (vd. Cac Nhóm CSLC/Hội đoàn giáo xứ bạn cùng làm chung một công việc bác ái nào đó).

    Sống Lời Chúa: Chọn một việc tông đồ/BÁC ÁI cho cả nhóm làm chung.

    Cầu nguyện: Hiệp thông với Giáo Hội, bạn sốt sắng đọc kinh Tin Kính và THỰC HÀNH NHỮNG LỜI KINH NÀY.

     gpcantho
     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -HONG NGUYỄN- THỨ NĂM 14-5-2020

  •  
    Hong Nguyen
     
    Wed, May 13 at 5:27 PM
     

    Thứ Năm tuần 5 Phục Sinh – THÁNH MATTHIA, Tông Đồ. Lễ kính.

    "Thầy không còn gọi các con là tôi tớ: Thầy gọi các con là bạn hữu".

     

    * Thánh Matthia là người “đã theo Chúa Giêsu, kể từ khi Người chịu phép rửa của ông Gioan cho đến ngày Người thăng thiên”.

    Chính vì thế, thánh nhân đã được các Tông Đồ chọn làm người thế chỗ của ông Giuđa, để làm chứng cho Chúa Giêsu phục sinh. Thánh nhân được kể vào Nhóm Mười Hai, như sách Công Vụ Tông Đồ đã thuật lại.

     

    Lời Chúa: Ga 15, 9-17

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Nếu các con tuân lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy; cũng như Thầy đã giữ lệnh truyền của Cha Thầy, nên Thầy ở lại trong tình yêu của Người. Thầy nói với các con điều đó, để niềm vui của Thầy ở trong các con, và niềm vui của các con được trọn vẹn.

    "Đây là lệnh truyền của Thầy: Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình. Các con là bạn hữu của Thầy, nếu các con thi hành những điều Thầy truyền.

    "Thầy không còn gọi các con là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm; Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết. Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con, và đã cắt đặt, để các con đi và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại, để những gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con. Thầy truyền cho các con điều này là: các con hãy yêu mến nhau".

    SUY NIỆM : Ðược sai đi

    Hôm nay, Giáo Hội kính nhớ thánh Mathia tông đồ. Tuy được gọi là tông đồ, nhưng thánh Mathia không thuộc nhóm Mười Hai Tông Ðồ nguyên thủy của Chúa Giêsu; ngài là người được chọn để thay thế cho kẻ phản bội là Giuđa Iscariốt.

    Mathia theo tiếng Hybalai có nghĩa là "được trao ban", Tin Mừng không hề nhắc đến nhưng hầu chắc ngài đã từng là một trong số bảy mươi hai người môn đệ đã theo và sống với Chúa Giêsu, từ lúc Chúa chịu phép rửa cho đến lúc Chúa lên trời và như vậy đã chứng kiến cái chết và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu. Nếu cộng đoàn đã đồng thanh chọn ngài để thế chỗ cho Giuđa, thì cũng để ngài trở nên nhân chứng về sự Phục Sinh của Chúa Giêsu. Ðây chính là ý nghĩa của tước hiệu Tông Ðồ.

    Tông đồ theo nguyên ngữ có nghĩa là "được sai đi". Thánh Phêrô đã xác định "được sai đi để làm chứng cho sự Phục Sinh của Chúa Giêsu". Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu chính là nền tảng của niềm tin, là chìa khóa mở ra chiếc cầu của ơn cứu độ giữa Thiên Chúa và con người, giữa thời gian vĩnh cửu. Chính nhân danh Chúa Kitô Phục Sinh mà các tông đồ đã hoán cải các dân tộc, rửa tội cho kẻ tin và thực thi những phép lạ.

    Sau ngày lễ Ngũ Tuần, các tông đồ đã làm chứng về sự phục sinh của Chúa khắp nơi, từ Palestina đến Hy Lạp, từ Rôma đến Ai Cập và Siri. Các ngài thiết lập các Giáo Hội, các cộng đoàn những kẻ tin Chúa Kitô Phục Sinh. Ðược cộng đoàn ủy thác cho sứ mệnh khi chọn làm tông đồ, thánh Mathia đã làm chứng cho sự phục sinh của Chúa đến cùng. Có nhiều truyền thuyết về nơi hoạt động và cách thế tử đạo của thánh Mathia. Tất cả đều hội tụ vào một điểm nổi bật là ngài đã dùng chính mạng sống mình để làm chứng cho sự phục sinh của Chúa Kitô.

    Ðức tin chúng ta đang có là đức tin được các thánh tông đồ truyền lại. Sợi dây chuyền nối kết chúng ta với các thánh tông đồ tuy vô hình nhưng vô cùng sống động. Với không biết bao nhiêu xương máu, niềm tin và sự phục sinh của Chúa Kitô mà các thánh tông đồ đã dùng chính mạng sống của mình để làm chứng đã được truyền lại cho chúng ta. Ðây là gia sản quí giá nhất mà chúng ta đã được thụ hưởng, mà chúng ta cũng được mời gọi để chia sẻ với tất cả mọi người. Sự Phục Sinh của Chúa Kitô gắn liền với cuộc tử nạn của Ngài. Có đi vào cõi chết, Chúa Giêsu mới sống lại.

    Tiến trình này đã trở thành qui luật cơ bản của niềm tin Kitô giáo. Các thánh tông đồ đã sống qua quy luật ấy cho đến cùng khi dùng chính mạng sống của mình để làm chứng cho sự phục sinh của Chúa Kitô. Các ngài xác tín rằng không thể là nhân chứng của sự phục sinh mà không tham dự vào cuộc tử nạn của Chúa Kitô. Ðược rửa tội, nghĩa là, nói như thánh Phaolô: "được mai táng với Chúa Kitô". Ðể cũng được sống lại với Ngài, các tín hữu Kitô tham dự vào sứ mệnh tông đồ của Giáo Hội.

    Cũng như các thánh tông đồ, các tín hữu Kitô cũng làm chứng cho sự phục sinh của Chúa Kitô bằng cái chết từng ngày của họ. Chết đi cho những khuynh hướng thấp hèn của bản thân. Chết đi những gì đi ngược lại những giá trị của Nước Trời. Có chiến đấu và chết đi từng ngày như thế, họ mới cảm nhận được sức sống của Chúa Kitô Phục Sinh bừng lên trong họ và tỏa sáng đến những người chung quanh.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

    Kính chuyển:
    Hồng
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BA CN5PS-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, May 12 at 12:01 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 PHÚT LỚI CHÚA

    12/05/20 thứ ba tuần 5 ps

    Th. Nê-rê-ô và A-ki-lê-ô, tử đạo
    Ga 14,27-31a

     “Một cõi đi về” với Chúa Ki-tô

    “Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy.”(Ga 14,28)

    Suy niệm: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với một tâm hồn nhạy cảm sâu sắc diễn tả nỗi niềm khắc khoải của mình: hết “lên non cao” lại “về biển rộng,” đi khắp cõi nhân gian “chưa từng độ lượng” này để đi tìm một chốn quê nhà vĩnh cửu:

    Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
    Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
    Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
    Rọi suốt trăm năm một cõi đi về

    Thế nhưng ông vẫn ngậm ngùi như đang lạc vào cõi hư vô:

    Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
    Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà.

    Để đáp lại nỗi niềm của những tâm hồn thao thức đó, Đức Kitô Phục sinh cho thấy ý nghĩa mới cho cuộc nhân sinh này. Ngài bộc lộ “cõi đi về” của Ngài là chính Chúa Cha, Đấng mà Ngài gọi tên với tất cả tình yêu mến: “Abba, Cha ơi!” Thật vậy Ngài “từ Chúa Cha mà đến thế gian,” và giờ đây Ngài “lại bỏ thế gian mà đến cùng Chúa Cha” (Ga 17,28).

     “Cõi đi về” của Chúa Kitô cũng là “cõi” dành cho chúng ta, bởi vì: “Thầy sẽ lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14,3).

    Mời Bạn CHIA SẺ: Bạn có đang khắc khoải tìm về Đấng Phục Sinh không? Hay bạn đang gặp trở ngại trên con đường trở về của bạn: bất mãn chán nản vì gương xấu của ai đó? vì thất bại, vì rủi ro trong cuộc sống? vì một tật xấu cố hữu?

    Sống Lời Chúa: Viếng Thánh Thể và đọc Tv 121 để cảm nghiệm niềm vui “Một Cõi Đi Về” với Chúa.

    Cầu nguyện:  Lạy Chúa, đi về nhà Chúa tim con reo hoan lạc Chúa ơi; đi về nhà Chúa, ôi bao nhiêu mến thương ngập trời. (Trầm Hương)

    gpcantho
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ TƯ CN5PS-A

  •  
    Hong Nguyen
     
    Tue, May 12 at 7:56 PM
     
     


    THỨ TƯ TUẦN V PHỤC SINH A

    NGÀY 13/05/2020




    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 15: 1-8)
    *KHÔNG CÓ THẦY CÁC CON CHẪNG LÀM ĐƯỢC GÌ*

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Thầy là cây nho thật và Cha Thầy là người trồng nho. Cành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn cành nào sinh trái thì Người tỉa sạch để nó sinh nhiều trái hơn. Các con đã được tỉa sạch nhờ Lời thầy nói với các con. Các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Cũng như cành nho, tự nó không thể sinh trái được, nếu không gắn liền với cây nho. Các con cũng vậy, nếu không ở trong Thầy. Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, thì kẻ ấy sẽ sinh trái. Vì không có Thầy, các con không thể làm được gì. ai không ở trong Thầy, thì bị vứt ra ngoài như cành nho, và sẽ khô héo, người ta sẽ thu lại vào quăng vào lửa cho nó cháy đi Nếu các con ở trong Thầy và Lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì, cứ xin thì sẽ được. Đây là điều làm Cha Thầy được vinh hiển, là các con sinh nhiều trái, và như thế, các con trở nên môn đệ của Thầy”.

    SUY NIỆM/Sống và Chia sẻ


    Nếu bạn là nông dân, nói về trồng cây, chắc hẵn sẻ có nhiều kinh nghiệm về việc chăm sóc cây trồng. Trồng cây nào thì người ta quen với cây đó. Trồng cây và biết cách chăm bón, cây sẽ xanh tốt và thu hoạch kết quả như ý. Trồng cây mà không biết chăm sóc, cây sẽ còi cọc, sẽ ảnh hưởng tới năng suất vụ mùa. 

    Chúa Giêsu dùng hình ảnh cây nho, vốn quen thuộc với người Do Thái, để diễn tả mối liên hệ giữa dân riêng và Thiên Chúa. Tuy nhiên điều mới mẻ trong những lời Chúa Giêsu nói đó là Người gọi mình là cây nho: “Thầy là cây nho thật và Cha Thầy là người trồng nho”. Có gì đó tạo nên sự bất ngờ trong những điều Chúa Giêsu ẩn dụ!

    Trong Cựu ước, cây nho hay vườn nho được nhắc đến nhiều lần (x. Is 5, 1; Gr 2, 21; Ed 15, 2; Hs 10, 1 ; Tv 80, 9). Hình ảnh cây nho diễn tả tình yêu Thiên Chúa đối với con người (Noel Quention). Vườn nho gồm nhiều cây nho, là dân của Thiên Chúa và do chính Ngài chăm sóc. Điều mà các tiên tri nhiều lần nhắn nhủ là dù Thiên Chúa chăm nom vườn nho hết mực, nhưng có khi nho lại cho trái xấu, vườn nho lại cho kết quả không mong đợi. Đó là sự tương phản giữa một Thiên Chúa trung thành, tận tình, yêu thương hết mực và một dân hay bất tín, chểnh mảng, phản nghịch cùng Thiên Chúa. 

    Chúa Giêsu nói Người là cây nho thật. Vâng, đó là một cây nho đúng nghĩa, thuần chủng, chất lượng và sinh trái tốt xứng với những gì mà Cha chăm nom. Thánh Phaolô nói Chúa Giêsu là hoa quả đầu mùa, là trưởng tử giữa đàn em, v.v. Cây nho đích thực đó là khuôn mẫu cho mọi cây nho. Trong vườn nho, muốn sinh trái tốt thì mọi cây nho phải là cây nho thuần chủng, được chăm nom giống nhau thì phải đồng loạt sinh hoa quả tốt, bội thu vụ mùa. Trong dân Thiên Chúa, muốn sinh hoa quả thiêng liêng tốt lành thì phải là những người tốt, được ban ân sủng thì cũng phải sinh hoa trái thiêng liêng đúng với giá trị tình thương mà Thiên Chúa ban.
    *SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM ĐỔI MỚI-SỬA MÌNH
    Cành nho gắn liền với thân nho, chúng ta cũng hãy ở lại trong tình yêu thương của Chúa, như Chúa Giêsu luôn ở lại và gắn bó với Thiên Chúa Cha. Chúng ta không trổ sinh hoa trái tốt vì chúng ta tách lìa Chúa. Đời sống của chúng ta không thu hoạch hoa quả thiêng liêng vì chúng ta không giữ các huấn lệnh của Chúa. 

    Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn gắn bó với Chúa khi biết tuân giữ các huấn lệnh Chúa truyền. NHỜ ƠN THÁNH THẦN, chúng con quyết tâm sinh hoa quả thiêng liêng tốt lành cho chính chúng con và cho mọi người. Amen.            

    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ HAI CN5PS-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
    Mon, May 11 at 1:31 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    11/05/20 THỨ HAI TUẦN 5 PS
    Ga 14,21-26

     ĐỂ ĐƯỢC “RỒNG ĐẾN NHÀ TÔM”

    “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.” (Ga 14,23)

    Suy niệm/SỐNG: Tục ngữ Việt Nam có câu: “Khách đến nhà không gà thì gỏi”. Lòng hiếu khách như vậy thật là tuyệt vời; nhưng dù thế cũng không thể diễn tả hết tâm tình thắm thiết đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến khi ông bạn vong niên của mình là cụ Dương Khuê tới thăm: “Bác đến chơi đây, ta với ta.”

     Tình bạn bằng vai bằng lứa đã thế huống chi là thân phận con người chúng ta đã được Chúa “đến chơi nhà” và còn “ở lại” với chúng ta nữa. Thật chẳng khác nào được “rồng đến nhà tôm”!

    Mà Ngài đâu có đòi hỏi phải dọn cho Ngài những món ‘đặc sản’ nào ngoại trừ một tình yêu, một tấm lòng với tấm lòng, một tình bằng hữu giữa “ta với ta”: chỉ cần “yêu” và “giữ Lời Chúa” là đủ để Ngài kết mối tình thân mật đó rồi.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Thân ‘tôm’ chúng ta còn mong được vinh dự và hạnh phúc nào hơn thế nữa không? Bạn đã chuẩn bị đón Chúa “đến chơi nhà” linh hồn mình thế nào?

    Bạn đã dọn sạch tâm hồn mình khỏi những tham lam ích kỷ, những ham mê thú vui bất chính chưa? Bạn đã làm theo Lời Chúa dạy là tha thứ cho người xúc phạm bạn, phục vụ người anh em bé mọn nhất của bạn chưa?

    Cảm nhận của bạn qua lời mẹ Têrêxa Calcutta: “Tôi yêu Đức Giê-su trong mỗi con người. Đức Giê-su hiện diện trong bí tích Thánh Thể và trong người nghèo khổ.”

    Sống Lời Chúa: Làm việc bác ái phục vụ tha nhân để làm món quà dâng lên Chúa Giê-su Thánh Thể SAU khi bạn tham dự Thánh lễ và tiếp rước Ngài.

    Cầu nguyện: Đọc kinh Kính Mến.

     gpcantho
     

 

Subcategories