3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BA CN13TN-A

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Jun 30 at 1:43 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    30.06.20

    THỨ BA TUẦN 13 TN

    Các thánh tử đạo tiên khởi giáo đoàn Rô-ma

    Mt 8,23-27

    NIỀM VUI CÓ CHÚA HIỆN DIỆN

     

    “Ông này là ai mà cả đến gió và biển cũng phải tuân lệnh?” (Mt 8,27)

    Suy niệm/SỐNG: “Niềm vui và nụ cười là quà tặng của việc sống trong sự hiện diện của Chúa, cũng như tin tưởng rằng ngày mai thì không đáng gì phải lo âu” (Cha H. Nouwen).

    Sóng gió gầm thét hung hãn quanh chiếc thuyền nhỏ, và sóng gió sợ hãi cũng nổi lên trong lòng các môn đệ yếu lòng tin. Các ông quên rằng chen lẫn tiếng gió gầm sóng vỗ là tiếng thở đều đều của Thầy mình; con thuyền nhỏ nhấp nhô theo sóng nước, nhưng trên chiếc thuyền ấy có Thầy mình đang ngủ ở mũi thuyền.

    Chả trách gì sau đó Thầy đã quở trách các ông nhát gan, kém lòng tin. Tin rằng có Chúa hiện diện, mọi sự sẽ thay đổi.

    Với sự hiện diện của Chúa, bão tố cuộc đời vẫn diễn ra, nhưng tâm hồn luôn an bình trong niềm vui sâu lắng.

    Mời Bạn CHIA SẺ: “Việc thực hành thánh thiện và quan trọng nhất trong đời sống thiêng liêng là sự hiện diện của Chúa, nghĩa là, mỗi khoảnh khắc ta đều cảm thấy vui tươi vì có Chúa ở cùng” (Thầy Lawrence).

    -Bạn cũng hãy bắt đầu đời sống đức tin bằng việc quan trọng nhất: cảm nhận Chúa hiện diện trong đời bạn mỗi sáng khi thức dậy, trong các việc bổn phận mình làm, các nỗ lực hy sinh vì Chúa, và mỗi tối trước khi đi ngủ.

    Sống Lời Chúa: Tôi tập ý thức Chúa hiện diện bằng việc dâng ngày mới cho Chúa mỗi buổi sáng: Đọc chậm rãi sốt sắng Kinh Lạy Cha, xin Chúa cho mình sống một ngày tốt lành trong tâm tình người môn đệ Chúa Ki-tô.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, con cảm tạ Chúa luôn hiện diện bên con, trong con, và với con mọi giây phút. NHỜ ƠN CHÚA, con cảm nhận được rằng không gì trong cuộc sống quý giá hơn niềm vui, vì có Chúa hiện diện với con. Amen.

    gpmytho
    --------------------------------
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ HAI CN13TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, Jun 29 at 2:24 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    29.06.20

    THỨ HAI TUẦN 13 TN

    Thánh Phê-rô và Phao-lô, tông đồ

    Mt 16,13-19

    HIỆP NHẤT XÂY DỰNG HỘI THÁNH

     

    Đức Giê-su nói: “Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.” (Mt 16,13-19)

    Suy niệm/SỐNG: Phê-rô và Phao-lô là hai tông đồ khác nhau như nước với lửa: Phê-rô là dân đánh cá ít học, Phao-lô thuộc tầng lớp trí thức; Phê-rô theo Chúa ngay từ đầu, còn Phao-lô là ‘đứa con đẻ non’ (x. 1Cr 15,8) mãi sau này mới theo Chúa;

    Phê-rô gắn bó với Ki-tô hữu gốc Do Thái, còn Phao-lô rao giảng cho dân ngoại. Khác nhau về gốc gác, về quan điểm truyền giáo, thế nhưng, trong Đức Giê-su, cùng với Đức Giê-su và vì Đức Giê-su, Đấng cả hai quý mến hơn mọi sự trên đời, Phê-rô và Phao-lô hiệp nhất trong một công trình chung: xây dựng Hội thánh của Đức Giê-su bằng lòng nhiệt thành hăng say rao giảng, bất chấp đòn vọt, tù đày, như thánh Phao-lô đã thốt lên: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9,16).

    Hai vị còn giống nhau trong cái chết hy sinh mạng sống cho Đấng mình yêu: Phê-rô bị đóng đinh ngược đầu xuống đất, Phao-lô bị chém đầu.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Nhớ rằng Hội thánh chủ ý mừng hai vị tông đồ trong một ngày lễ chính là để nêu cao tinh thần hiệp nhất trong công cuộc xây dựng Hội thánh.

    Bạn có quyết gạt bỏ những bất đồng để cùng hiệp nhất xây dựng gia đình, cộng đoàn, giáo xứ, đoàn thể… không ?

    Sống Lời Chúa: Noi gương hai thánh Phê-rô và Phao-lô, tôi sẽ dẹp bỏ những tị hiềm, gạt bỏ những bất đồng với các thành viên khác, để xây dựng gia đình, cộng đoàn, giáo xứ… tốt đẹp hơn.

    Cầu nguyện: Hát: “Này con là Đá trên viên đá này Cha xây Giáo hội muôn đời kiên vững. Này con là Đá, cho muôn sức hùng Sa-tan vẫy vùng không hề chuyển rung.”

    GP MY THO
    --------------------------------

     

     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - NỘI NGUYỄN-CN13TN-A

  •  
    Jerome Nguyen Van Noi
    Mon, Jun 22 at 1:39 AM
     
     

    SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

    CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN NĂM A (28/06/2020)

    HY SINH TỪ BỎ ĐỂ THEO CHÚA

    HY SINH TỪ BỎ ĐỂ NÊN GIỐNG CHÚA

    [2 V 4,8-11.14-16a; Rm 6,3-4.8-11; Mt 10,37-42]

     

    I. DẪN VÀO LỜI CHÚA

    Không có tôn giáo nào lại không coi trọng việc hy sinh từ bỏ trong đời sống tâm linh. Hy sinh từ bỏ không chỉ là những cái xấu (tội lỗi, ích kỷ, hận thù) mà cả những cái tốt (người thân, của cải, ý riêng). Hy sinh từ bỏ càng nhiều thì người tu hành càng trở thành nhà chân tu.  Hy sinh từ bỏ càng nhiều thì người tín đồ càng trở nên thánh thiện.

    Riêng với người Công giáo thì việc hy sinh từ bỏ còn có thêm nhiều ý nghĩa: hy sinh từ bỏ để theo Chúa Giê-su Ki-tô; hy sinh từ bỏ để nên giống Chúa Ki-tô, Đấng đã từ bỏ cả ngai tòa thiên quốc để xuống thế làm người và đã chấp nhận cái chết trên thập giá để cho nhân loại được sống.

    Có thể nói: một khi đã trở thành Ki-tô hữu thì đời sống của người tín hữu đã được quy chiếu tất cả vào Chúa Giê-su Ki-tô.

     

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI SÁCH THÁNH

    2.1 Trong bài đọc 1 (2 V 4,8-11.14-16a): "Người đến trọ nhà mình, là một vị thánh của Thiên Chúa" Một ngày nọ, Êlisê đi ngang qua miền Sunam. Ở đó có một bà sang trọng mời ông ở lại dùng bữa. Và từ đấy, mỗi khi ông đi ngang qua đó, ông đều đến nhà bà dùng bữa. Bà nói với chồng bà rằng: "Tôi biết rằng người thường trọ nhà mình là một vị thánh của Thiên Chúa. Vậy chúng ta hãy làm cho ông một căn phòng trên lầu, và đặt trong căn phòng đó một cái giường, một cái bàn, một cái ghế, và một cây đèn, để mỗi khi đến, ông ở đó".

    Một ngày nọ Êlisê đến, ông lên căn phòng trên lầu và nghỉ tại đó. Ông nói (với Giêzê, tiểu đồng của ông): "Bà muốn chúng ta làm gì cho bà?" Giêzê nói rằng: "Thầy khỏi hỏi, bà ấy không có con, và chồng bà đã già". Êlisê bảo gọi bà ta. Nghe gọi, bà liền đến đứng trước cửa, ông nói với bà rằng: "Năm tới cũng vào thời kỳ này, bà sẽ bồng bế một bé trai".

    2.2 Trong bài đọc 2 (Rm 6,3-4.8-11): "Chúng ta chịu mai táng với Ngài nhờ phép rửa, chúng ta phải sống đời sống mới" Anh em thân mến, tất cả chúng ta đã chịu phép rửa trong Đức Kitô, tức là đã chịu phép rửa trong sự chết của Người. Và chúng ta đã cùng chịu mai táng với Người, bởi vì được thanh tẩy trong sự chết của Người, để như Đức Kitô nhờ vinh hiển của Chúa Cha mà sống lại từ cõi chết thế nào, thì cả chúng ta cũng phải sống đời sống mới như thế. Mà nếu chúng ta đã chết với Đức Kitô, chúng ta tin rằng: chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người, vì biết rằng Đức Kitô một khi từ cõi chết sống lại, Người không chết nữa, sự chết không còn làm chủ được Người nữa. Người đã chết, tức là chết một lần dứt khoát đối với tội lỗi, mà khi Người sống, là sống cho Thiên Chúa. Cả anh em cũng thế, anh em hãy tự kể như mình đã chết đối với tội lỗi, nhưng sống cho Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.

    2.3 Trong bài Tin Mừng (Mt 10,37-42): "Kẻ nào không mang lấy thập giá, thì không xứng đáng với Thầy; kẻ nào tiếp đón các con, là tiếp đón Thầy"  Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các tông đồ rằng: "Kẻ nào yêu mến cha mẹ hơn Thầy, thì chẳng xứng đáng với Thầy, và kẻ nào yêu mến con trai, con gái hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. Kẻ nào không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. Kẻ nào cố tìm mạng sống mình thì sẽ mất, và kẻ nào đành mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm lại được nó.

    "Kẻ nào đón tiếp các con là đón tiếp Thầy; và kẻ nào đón tiếp Thầy, là đón tiếp Đấng đã sai Thầy. Kẻ nào đón tiếp một tiên tri với danh nghĩa là tiên tri, thì sẽ lãnh phần thưởng của tiên tri; và kẻ nào đón tiếp người công chính với danh nghĩa người công chính, thì sẽ lãnh phần thưởng của người công chính. Kẻ nào cho một trong những người bé mọn này uống chỉ một bát nước lã mà thôi với danh nghĩa là môn đệ, thì quả thật, Thầy nói với các con, người ấy không mất phần thưởng đâu".

     

    III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG VÀ SỨ ĐIỆP LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    3.1 Chân Dung của Thiên Chúa (Thiên Chúa là Đấng nào?): Trong ba bài Sách Thánh hôm nay chúng ta khám phá Thiên Chúa:

    - Là Đấng đã sai ngôn sứ Ê-li-sa đến thành Su-nêm và ở đó ông đã thực hiện một vài việc tốt lành như làm cho cậu bé sống lại, nồi cháo hết độc, và phép lạ hóa bánh ra nhiều.

    - Là Chúa Giê-su Ki-tô Con Thiên Chúa hằng sống, Đấng đã tận tình giảng giải người Ki-tô hữu phải quy chiếu về Người như thế nào trong cuộc sống.

    - Là Chúa Thánh Thần, Đấng soi sáng cho Thánh Phao-lô có những giáo huấn sâu sắc về phép rửa, về kết quả của sự kết hiệp giữa Chúa Ki-tô và các Ki-tô hữu.

     

    3.2 Sứ Điệp Lời Chúa (Thiên Chúa dậy gì hay muốn chúng ta làm gì?): Qua   bài Phúc Âm, chúng ta khám phá ra giáo huấn hay sứ điệp của Lời Chúa hôm nay gồm hai phần:

    - Một làAi không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được. Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.”

    - Hai là "Ai đón tiếp một ngôn sứ, vì người ấy là ngôn sứ, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ; ai đón tiếp một người công chính, vì người ấy là người công chính, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc công chính.  Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu."

    IV. SỐNG VỚI CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA NGƯỜI

    4.1 Sống với Thiên Chúa bằng tấm lòng biết ơn, cậy trông tin tưởng. Đặc biệt là sống với Chúa Giê-su là Đấng muốn mỗi người chúng ta có mối tương quan sâu sắc, gắn bó, riêng tư với Người.

     

    4.2 Thực thi sứ điệp Lời Chúa hay giáo huấn của Lời Chúa hôm nay

    - Là chúng ta thực hành việc hy sinh từ bỏ, vác thập giá mà theo Chúa Giê-su Ki-tô

    - Là chúng ta mở rộng tấm lòng và bàn tay để đón tiếp và chia sẻ với những người Chúa gửi đến cho chúng ta; đó có thể là một ngôn sứ hay một người công chính, thậm chí có thể chỉ là một người nào đó.

     

    V. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI VÀ HỘI THÁNH

    5.1 “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy”  Chúng ta hãy cầu nguyện cho các dân tộc trên thế giới này được ơn nhận ra Thiên Chúa có quyền đòi hỏi ở con người một tình yêu lớn hơn tình máu mủ ruột thịt.

    Xướng: Chúng con cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    5.2 “Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy” Chúng ta hãy cầu nguyện cho toàn thể Hội Thánh Chúa Ki-tô - nhất là cho Đức Thánh Cha Phan-xi-cô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ -, để mọi Ki-tô hữu vui vác thập giá để theo chân Chúa Ki-tô.

    Xướng: Chúng con cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!           

     

    5.3 “Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy” Chúng ta hãy cầu nguyện cho mọi giáo dân của giáo xứ/cộng đoàn/cộng đồng chúng ta, biết mở rộng tâm hồn và hai bàn tay để đón tiếp Chúa Ki-tô nơi những người nghèo khó thiếu thốn mà họ gặp trong đời thường.

    Xướng: Chúng con cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    5.4 “Ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu” Chúng ta hãy câu nguyện cho những tâm hồn ích kỷ, chỉ biết có mình, không quan tâm tới ai khác, để họ thay đổi suy nghĩ và cách sống.

    Xướng: Chúng con cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    Sài-gòn ngày 22 tháng 06 năm 2020

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.  

     

    --
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "SLCHN".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/slchn/CAMfwAgpRBkY58%3D2m3N6ULDTXvRNuAmYqVpnEgXdh1iEL8_oSaA%40mail.gmail.com.
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- CHA BRIAN-CN13TN-A

  •  
    Mo Nguyen
     
    Sat, Jun 27 at 4:53 PM
     
     CHA BRIAN
    THIRTEENTH SUNDAY IN ORDINARY TIME YEAR A  - 28 JUNE 2020

                

    picture.jpg

                             

                                                    COMMITMENT TO JESUS      

                          

                COMMITMENT TO JESUS: 13th SUNDAY OF YEAR (A)

                                                    (Matthew 10: 37 - 42) 

    A while back I was talking with a man who was tiling a bathroom in the house where I was living at the time. He does a lot of work for Christians and a lot of work for Muslims. He claims that Christians and Muslims have this much in common: 'Some are fully dedicated,' he said, 'others are half-dedicated, and still others are only a bit dedicated.' I am reminded of the tiler's words by the words of Jesus in the gospel today.

     

    As Jesus talks with his first disciples, he raises the question of just how much attachment and dedication to his own person he expects his followers to have. His seeming exaggeration and even unreasonableness in this matter emphasizes one point. This is, that the greatest love of our life has to be the God-man Jesus himself, and the things he wants and requires of us. Of course, there are other loves in our lives - e.g., our families, our friends, our work, our sport and our leisure. But in the words which Jesus is using to make his point, he insists that his person, his will and his plans for us, must have first place in our lives. Everything and everyone else must be secondary and subordinate.

     

    Where does this teaching of Jesus leave us? It surely challenges us to renew our commitment to him and to the people who matter to us, and to do this not only when we are able to take part in the Eucharist, but daily.

     

    Jesus goes on to emphasise that commitment to him involves hospitality to others: ‘Whoever welcomes you,’ he says, ‘welcomes me, and whoever welcomes me welcomes the one who sent me.’

     

    An anonymous writer has composed a biting piece about the opposite of hospitality and welcome to others which he has labelled “the circle around my life”:

     

    “Much of our lives is spent in keeping people out. We have private houses, private clubs, and so on. Of course, there are times when we need to be alone. Yet there is a sense in which our size as human beings can be measured by the circles we draw to take other people in: the smaller the circle, the smaller the person. A strong person isn’t afraid of people who are different. A wise person welcomes them. By shutting other people out, we deny ourselves the riches of other people’s experience. We starve our minds, and harden our hearts. In the beginning God gave the earth its shape. He made it round. He included everybody. So should we.”

     

    Right now, however, while Covid19 rages, many of us are living lives in lockdown, and are severely restricted in the number of people we can welcome into our circle. But this too will pass, and the challenges will return of giving welcome and hospitality to Jesus in others. But it will be a return to a world of personal and family security that was changing rapidly even before the pandemic struck. Back in 1956 and for a long time afterwards, whenever my parents left the house to go to work in the city, they left their back door unlocked. No thief or vandal ever broke in. Nowadays, however, we feel the need to fortify our houses with locks, bolts, chains, peep holes, alarm systems, and watch-dogs. In our kind of world there are more strangers, aliens, and displaced people than ever before. So, in our current pandemic of isolation and loneliness, there is a more urgent need than ever for friendliness, welcome and hospitality, hospitality that has been described so well as “making space for a stranger to enter, and become a friend”. The teaching of Jesus, then, is more relevant than ever.

     

    When all is said and done, hospitality is more about open hearts than open doors. The teaching of St Paul of the Cross on being a loving person, then, remains up-to-date: “Love is ingenious,” he says. Of course, there is a risk in having an open heart. One can get hurt. But to open one’s heart is to begin to live life to the full. On the other hand, to close one’s heart to Jesus in others is to begin to die, psychologically and spiritually.

     

    We know from experience, perhaps from bitter experience, just how easy it is to make promises and to undertake commitments, but how difficult it is to keep living without any turning back from, or any taking back from, what we have promised. I remember words about this from the writer Michael Quoist: He says: “Only God is faithful; our fidelity lies in the struggle to be faithful amid all our infidelities.”

     

    The teaching of Jesus on who and how to love also encourages us, not to rely on our own power and strength to live up to our commitments, but to put all our trust in the power and mercy, the goodness and fidelity of Jesus, God’s greatest messenger and representative, and our personal and community Saviour.

     

    Fr Brian Gleeson

     

    I Am Committed (to Jesus)_Maxine Duncan (Official Video):

    https://www.youtube.com/watch?v=e04VphoBJAg

     

     

    download.jpg

    Con Đường Chúa Đã Đi Qua - Lệ Hằng:

    https://www.youtube.com/watch?v=2T6ExqBbqnM

    • download.jpg
      6.8kB

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- THỨ SÁU CN12-TN-A

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Jun 26 at 1:36 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    26.06.20

    THỨ SÁU TUẦN 12 TN

    Mt 8,1-4

    MUỐN ĐƯỢC CHỮA LÀNH

     

    Ngài giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn, anh hãy sạch.” (Mt 8,3)

    Suy niệm/SỐNG: Bệnh phong được coi như tiêu biểu cho sức tác hại của tội lỗi, BỆNH PHONG TÂM HỒN ngay trong thân xác người ta.

    Người bệnh phong THỂ XÁC mất dần cảm giác đau đớn khi vi trùng Hansen ăn dần ăn mòn các đốt ngón tay, ngón chân của họ. Con người tội lỗi BỆNH PHONG TÂM HỒN cũng sẽ mất dần ý thức về tội đến mức họ chai lỳ sống hoài trong tội lỗi mà vẫn bình chân như vại, khi họ để cho vi trùng tội lỗi càng ngày càng xâm nhập sâu vào linh hồn.

    Đức Giê-su đã làm cho người phong được sạch, và Ngài còn yêu cầu người được chữa lành đi trình diện tư tế để chứng nhận sự lành sạch của mình.

    Cũng thế, Đức Giê-su chứng tỏ Ngài có quyền giải thoát người ta khỏi tội lỗi, nhưng Ngài muốn chúng ta đến với bí tích hoà giải chẳng những để được tẩy sạch tội lỗi mà còn để phục hồi ý thức về sự thánh thiện qua thái độ thành thực sám hối ăn năn.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Để phòng tránh bệnh phong của linh hồn là mất đi sự nhạy cảm thiêng liêng trước tội lỗi đó, bạn hãy để Chúa Giê-su đụng đến bạn bằng Lời Hằng Sống của Ngài mà mỗi ngày bạn nghe, bạn suy niệm.

    *Có tình trạng mất ý thức về tội lỗi nơi con người ngày nay không? Mời bạn thảo luận về đề tài đó.

    Sống Lời Chúa: Để ngăn chăn mọi mầm mống tội lỗi, mỗi tối dành ít phút xét mình dưới ánh sáng của Lời Chúa.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, con không thể lành sạch nếu Chúa không chạnh lòng thương, đụng đến và chữa lành. NHỜ CHÚA THÁNH THẦN DẪN DẮT, con luôn QUYẾT TÂM TỪ BỎ những lỗi lầm con đã vấp ngã, sẵn sàng để Chúa giáo huấn bằng mọi biến cố đời con hầu con được thanh luyện và trở nên tốt hơn. Amen.

     gpmytho
    ------------------------

     

     

     

Subcategories