3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN15TN-A

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Jul 12 at 3:04 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    12.07.20

    CHÚA NHẬT TUẦN 15 TN – A

    Mt 13,1-23

    NGƯỜI GIEO GIỐNG LẠC QUAN

     

     

     

    Chúa Giê-su dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều. Người nói: “Người gieo giống ra đi gieo giống.” (Mt 13,3)

    Suy niệm/SỐNG: Những loài cây họ đậu có một khả năng đặc biệt. Bộ rễ của nó có những nốt sần tích tụ chất đạm từ trong khí trời. Khi nó chết đi, chất đạm trong bộ rễ của nó biến thành một thứ phân bón giúp cải tạo đất xấu thành đất tốt.

    Thiên Chúa chính là người chủ ruộng này. Ngài gieo hạt giống Lời Chúa vào mọi tâm hồn, bất kể người tốt kẻ xấu. Điều Ngài mong muốn là mọi tâm hồn đều phải được đón nhận Lời Ngài, dù họ chưa sẵn sàng đón nhận, dù họ trổ sinh bông hạt ít hay nhiều.

    Ngài có lý do để lạc quan và hào phóng như thế không chỉ vì hạt giống Lời Chúa không bao giờ sợ cạn kiệt, mà cũng như các loại cây họ đậu, Lời Ngài còn có sức cải tạo những mảnh hồn sỏi đá, gai góc trở thành những cánh đồng tốt tươi màu mỡ.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Bạn có nản lòng vì mình nghe Lời Chúa đã nhiều mà chưa sinh hoa trái gì? Hoặc bạn có bi quan vì đã đổ ra biết bao công khó trong công việc tông đồ mà kết quả chỉ là số không?

    Mời bạn chiêm ngắm vị Thiên Chúa đầy lạc quan và nhẫn nại qua dụ ngôn người gieo giống và bạn ghi nhớ lời trong thư thánh Phao-lô: “Hãy rao giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện…” (2Tm 4,2-5).

    * Bạn có sáng kiến gì để phát triển việc Chia Sẻ Lời Chúa trong giáo xứ, gia đình, hoặc cộng đoàn, NHÓM NHỎ của bạn?

    Sống Lời Chúa: Dành thời gian thích hợp để suy niệm Lời Chúa mỗi ngày.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, dù tâm hồn con có chai lì khô cứng, Chúa cũng không coi đó là một mảnh đất bỏ đi, NHỜ CHÚA THÁNH THẦN THÚC ĐẨY, con không bao giờ nản lòng nhưng luôn quảng đại và nhiệt thành rao giảng Lời Chúa cho anh chị em con.

     

     

     gpmytho
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CHA BRIAN -15TH SUNDAY-A

 

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Jul 10 at 6:10 AM
     
     

            FIFTEENTH SUNDAY IN ORDINARY TIME YEAR A - 12 JULY 2020

                                                      (Matthew 13: 1-23)

         

    picture.jpg

     

                A SOWER WENT OUT TO SOW

           

          A SOWER WENT OUT TO SOW: BEING OPEN TO THE VOICE OF GOD

     

    The Parable of the Sower (Matthew 13;1-9), more accurately the Parable of the Soil, contains a complaint, a serious complaint. It’s aimed at us, at you and me. Jesus is telling us that God's word is often less fruitful, less productive in our lives, than it ought to be. It gets trampled underfoot, it dries up, it gets choked, or it does not grow. It deserves to make more difference to us than it does.

     

    Too often we fail to see the traces and signs of his presence which God puts into our lives. We do not see, hear, feel, touch or recognise them. Because they pass us by, they cannot therefore change us, change us into better people.

     

    It's deeply disappointing to the heart of God when we fail to recognise the traces of his presence and the traces of his messages. It's far more disappointing than when we either ignore our fellow human beings or fail to notice them.

     

    A young man had a misunderstanding with his girlfriend - a very serious one. He tried to phone her, but when he heard her voice, he did not know what to say. So, he hung up. He tried to write her a letter. But when he finished it, the letter sounded silly, and so he tore it up. Then he remembered that she liked roses, deep red roses. He bought her such a rose - only one, because roses were very expensive at that time of year. The woman in the flower-shop added some ferns to the rose and wrapped it for him in some crisp tissue paper.

     

    The young man went to his girlfriend’s flat. He put the rose down in front of her door. He then hid round a corner, and waited for her to come home. Right on time she arrived from work, looking as lovely as ever. His heart leaped in his throat, and his mouth suddenly went dry. He watched her as she opened her purse, took out her key and turned it in the lock, pushed the door open, stepped inside and closed it behind her. But she did not bend down to pick up his beautiful expensive rose. In fact, she did not seem to even notice it.

     

    What a disappointment! What a let-down! What a missed opportunity! What a heart-break! What a tragedy!

     

    Every day of our lives God gives us signs, trying to get our attention. It might take the form of a flower, a thought, a feeling, a dream, a child, a news story, a chance meeting, a friend, a colleague, some pangs of pain or even of guilt. God has all sorts of wake-up calls. God may speak to us in silence, in sunshine, in rain, on a beach, on a mountain, by a river. God may have something to say to us in a play or a movie, in a song or a piece of music. God may speak to us in the readings at Mass or in the homily about them. It’s quite likely that God will speak to us especially in the richness of a loving relationship. As Jean Valjean sings in Les Misérables, “to love another person is to see the face of God”.

     

    The messages of God are so many and so different that the poet, Gerard Manley Hopkins makes the claim: “The world is charged with the grandeur of God”. But how often do we notice? How often do we see, hear or feel God speaking to us? And if we do, how often do we stop and say back: “Hello, God! Thank you, God! What would you want me to do, God?”

     

    Perhaps all too often we live like those who have eyes but do not see, like those who have ears but do not hear. Not only as far as God is concerned, but also as far as the people around us are concerned. We may be like the first man, not the second, in the famous quip: “Two men looked out from prison bars; one saw mud, the other saw stars” (Frederick Langbridge)

     

    As our response to the gospel message of Jesus, surely it will be worthwhile to ask ourselves a few matter-of-fact questions: -

     

    1.     How strongly do we believe that God speaks to us through a series of signs – e.g. through other people? through things that happen to us? through things that are said to us? and through such marvels of nature as “the wonder and the glory of the everlasting stars” (Banjo Paterson)?

     

    2.     How convinced are we that all around us there are many traces of God's loving and caring presence, and that like an electric current flowing through it, “the world is charged with the grandeur of God”?

     

    3.     Do we fully believe that when we get together for the Eucharist, God speaks to us in quite special ways - in the people we meet and greet, in the readings, in the homily, in the consecrated bread and wine, in Holy Communion, and in the priest who leads our celebration?

     

    Next, let us pray: “Speak to us, Gracious God, and open our minds and hearts with your gentle love, so that the precious seed of your word may produce abundant fruit in our lives. We make our prayer through Jesus Christ, your Word and Our Lord. AMEN.” 
     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BẢY CN14TN-A

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Jul 10 at 11:57 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    11.07.20

    THỨ BẢY TUẦN 14 TN

    Thánh Bê-nê-đi-tô, viện phụ

    Mt 10,24-33

    CÁI GIÁ CỦA CON NGƯỜI

     

     

     

    “Ngay đến tóc trên đầu anh em Người cũng đếm cả rồi... Anh em còn quí giá hơn muôn vàn chim sẻ.” (Mt 10,30-31)

    Suy niệm/SỐNG: Không có gì lạ dưới ánh mặt trời, nhất là dưới con mắt của Thên Chúa toàn năng. Thế nhưng con người vẫn thấy sợ hãi mỗi khi phải đối diện với những khó khăn xảy ra cho mình, chẳng hạn như chuyện đau ốm, mất việc làm, chuyện thi cử...

    Thế mới hay con người là một sinh vật biết mình phải sợ cũng như biết mình phải chết vậy. Chúa hiểu thấu thân phận con người nên không ít lần Ngài an ủi chúng ta đừng quá lo âu sợ hãi trước số phận “hẩm hiu” của kiếp làm người. Nếu chúng ta có đáng giá hơn muôn vàn chim sẻ thì cũng chẳng có là bao. Thực ra “con người là chi mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm?” (Tv 8,5)

    Chúng ta đáng giá vì được Chúa quan tâm đến độ Ngài biết từng sợi tóc trên đầu ta, nghĩa là chúng ta “có sao” với Chúa thì Chúa mới làm như thế chứ!

    Mời Bạn CHIA SẺ: Biết mình được Chúa thương yêu và chăm sóc đặc biệt để rồi chúng ta biết quí trọng chính sự sống của mình và tôn trọng sự sống của tha nhân. Hằng ngày có biết bao nhiêu chuyện xảy ra làm tổn thương sự sống: từ chiến tranh, khủng bố đến nhậu nhẹt, nghiện hút, đánh nhau, phá thai...

    Bạn hãy ra sức ngăn ngừa và khuyên nhủ những anh chị em đang vô tình hay hữu ý đánh mất cái giá của con người mà Chúa đã dựng nên và cứu chuộc.

    Sống Lời Chúa: Tham gia vào một hoạt động bài trừ những tệ nạn trên trong khu xóm của bạn.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con hiểu rằng hạnh phúc của con người chính là vinh quang của Chúa để con biết bảo vệ sự sống.

     

     

     gpmytho

     

     

     

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -CHÍNH KẾT- CN15TN-A

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

 

Chúa Nhật thứ 15 Thường Niên

(12-7-2020)

Lý «nhân duyên» trong Tin Mừng

► Video: ??


ĐỌC LỜI CHÚA

  • Is 55,10-11:(11) Một khi xuất phát từ miệng Ta, Lời Ta sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó.

 

  • Rm 8,18-23:(18) Những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta.


  • TIN MỪNG: Mt 13,1-9

 

Dụ ngôn người gieo giống


(1) Hôm ấy, Đức Giêsu từ trong nhà đi ra ngồi ở ven Biển Hồ. (2) Dân chúng tụ họp bên Người rất đông, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn tất cả dân chúng thì đứng trên bờ. (3) Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều.

Người nói: «Người gieo giống đi ra gieo giống. (4) Trong khi người ấy gieo, thì có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. (5) Có những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ đất không có nhiều; nó mọc ngay, vì đất không sâu; (6) nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. (7) Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt. (8) Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục. (9) Ai có tai thì nghe».




CHIA SẺ

 

Câu hỏi gợi ý:

  1.  Muốn có cây lúa hay những bông lúa tốt, ta phải gieo hạt gì? Tương tự, muốn có sự sống đời đời, ta phải gieo «nhân» gì? «Nhân» phát sinh sự sống đời đời là gì?

    2.   Có «nhân» tốt thì đã đủ để có «quả» tốt chưa? Có hạt giống tốt nhưng không chịu cày bừa, tưới nước, bón phân, làm cỏ thì có kết quả không? Có «nhân» phát sinh sự sống đời đời đã đủ để có sự sống ấy chua? Cần gì nữa?

 

Suy tư gợi ý:


  1. Lý thuyết «nhân» và «duyên»

    Dụ ngôn gieo giống của Đức Giêsu khiến người ta nghĩ đến lý nhân duyên[1] của Triết Đông. Muốn có được cây lúa, điều tối quan trọng là phải có hạt giống lúa, đó chính là «nhân» để có «quả» là cây lúa. Nhưng hạt lúa không thể nảy mầm và phát triển nếu không có những điều kiện thuận lợi như: đất tốt, nước, nhiệt độ, ánh sáng, hoặc phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, v. v… Những điều kiện ấy gọi là «duyên». Nếu những điều kiện để phát triển ấy hết sức thuận lợi mà không có hạt giống lúa thì cũng không bao giờ có được cây lúa. Như vậy, phải hội đủ «nhân» và «duyên» thì mới có thể sinh ra «quả» mong muốn.
    [1] Trong Triết Tây, có sự phân biệt giữa «primary cause» hay «cause première» và «secondary cause» hay «cause secondaire», tạm dịch là «nguyên nhân chính» và «nguyên nhân phụ». Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy sự quan trọng của «duyên», tức những điều kiện thuận lợi hay bất thuận lợi để cho hạt giống nảy mầm: hạt rơi trên vệ đường, hạt rơi trên sỏi đá, hạt rơi vào bụi gai, hạt rơi vào đất tốt. «Nhân» giống nhau, nhưng «duyên» khác nhau cho ra những «quả» khác nhau.


    2.  Nhân nào quả nấy

    Điều quan trọng nhất để có «quả» mà ta mong muốn, là ta phải có «nhân» tương ứng với «quả». Muốn có quả sầu riêng, ta phải dùng hạt sầu riêng để trồng, không thể trồng hạt mít mà ra cây hay trái sầu riêng được. Muốn có trái sầu riêng thơm, ngon, to, ta không chỉ cần trồng hạt sầu riêng, mà còn phải trồng loại hạt sầu riêng thật tốt. Hạt tốt mới sinh ra trái tốt được. Đức Giêsu cũng đã từng nói về luật nhân quả này: «Ở bụi gai, làm gì có nho mà hái? Trên cây găng, làm gì có vả mà bẻ?  Nên hễ cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu. Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả tốt» (Mt 7,16-18).

    Vậy muốn đạt được mục đích, ta phải xác định mục đích của ta – tức «quả» mà ta muốn vun trồng – là gì? Sau đó phải tìm «nhân» hay hạt giống thích hợp, và cuối cùng là phải tạo «duyên» hay điều kiện thuận lợi. Đối với người Kitô hữu, mục đích cuối cùng của con người chính là Thiên Chúa, cũng là sự sống đời đời, là hạnh phúc đích thực và vĩnh cửu. Muốn đạt được, ta cần phải xác định thật rõ mục đích ấy cho suốt cả đời mình. Nếu «quả» là sự sống đời đời hay hạnh phúc đích thực và vĩnh cửu, thì «nhân» hay hạt giống phát sinh ra «quả» ấy là gì?



    3.  «Nhân» hay hạt giống sinh ra «quả» sự sống đời đời

    Muốn biết «nhân» sinh ra «quả» sự sống đời đời là gì, ta hãy nghe Đức Giêsu nói.

    Cái «Nhân» dẫn đến cái «Quả» sự sống đời đời, đó là mến Chúa yêu người.  Trong Tin Mừng Luca, có thầy thông luật nọ hỏi Đức Giêsu: «Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?» Đức Giêsu trả lời bằng một câu trong Cựu Ước: «Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình» (Lc 10,25.27). Có thanh niên kia đã làm được những điều ấy, hỏi Ngài: «Thưa Thầy, tôi phải làm điều gì tốt để được hưởng sự sống đời đời?» thì Đức Giêsu đòi hỏi người ấy theo Ngài. Ngài nói: «Hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi» (Mt 19,16.21; x. Mc 10,17.21).

    Ngoài ra còn phải tin vào Đức Giêsu: «Ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời» (Ga 3,16), và vâng nghe lời Ngài: «Ai nghe lời tôi và tin vào Đấng đã sai tôi, thì có sự sống đời đời» (Ga 5,24), vì lời của Ngài là lời hằng sống: «Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời» (Ga 6,68). Nhờ tin và vâng nghe lời Ngài mà ta nhận biết Chúa Cha, nguồn gốc của sự sống đời đời: «Sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giêsu Kitô» (Ga 17,3).

    Sau khi tin Đức Giêsu và nhận biết Chúa Cha, sự sống đời đời đòi hỏi ta sống hết mình cho niềm tin ấy, nghĩa là sống yêu thương và xả thân: «Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời» (Ga 12,25).

    Ngoài ra, để có sự sống đời đời, chúng ta cần được nuôi dưỡng bằng chính máu thịt của Đức Giêsu: «Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời» (Ga 6,54). Nghĩa là càng ngày ta càng phải tiêm nhiễm tâm tính yêu thương của Đức Giêsu vào người, dần dần thay thế chất «tôi» bằng chất «Ngài», nói khác đi là được Giêsu hóa, hay biến thành Giêsu để cuối cùng nên giống Ngài hoàn toàn.

    Làm như thế, Đức Giêsu sẽ trở thành một nguồn nước trường sinh đem sự sống đời đời cho ta, đồng thời cũng biến chính ta thành nơi mang mạch nước đem lại sự sống cho những người chung quanh: «Ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời» (Ga 4,14).

    Theo Đức Giêsu, đó là những «nhân» sẽ sinh ra «quả» là sự sống đời đời. Vì thế, muốn được sống đời đời, tức sống hạnh phúc đích thực, chúng ta phải gieo những «nhân» ấy chứ không phải những «nhân» khác. Muốn có sự sống đời đời mà lại gieo những hạt nhân khác với những «nhân» ấy, thì chẳng khác gì muốn trồng lúa mà lại dùng hạt bắp hay hạt cỏ. Hiện nay, biết bao người muốn có sự sống đời đời nhưng lại đang gieo những hạt giống khác với những hạt giống mà Đức Giêsu đã chỉ bảo: chẳng hạn cố gắng giữ cho thật kỹ những thói quen hay tập tục tôn giáo nào đấy, những nghi thức, những buổi cầu kinh… Thế thì thật là «công dã tràng»! Bạn có phải là hạng người đó không?



    4.  «Duyên» hay những điều kiện để «nhân» thành «quả»

    Những «nhân» vừa kể là tối cần thiết để phát triển thành «quả» sự sống đời đời. Nhưng để phát triển thành quả, cần phải có «duyên» tốt, tức những điều kiện hay hoàn cảnh thuận lợi.

    Đức Giêsu đã đưa ra một số những hoàn cảnh khác nhau:

    –    «Có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất»: Có những người đã trồng đúng hạt giống của sự sống đời đời, nghĩa là đã nhất quyết sống yêu thương, sống tinh thần của Đức Giêsu. Nhưng rất tiếc lòng ham danh, lợi, quyền và những vui thú trần gian, hoặc có những lý thuyết trần tục hấp dẫn họ quá mạnh, lôi cuốn họ vào con đường hưởng thụ cá nhân, ích kỷ, khiến họ từ bỏ việc sống theo tinh thần Đức Giêsu.

    –    «Có những hạt rơi vào nơi sỏi đá, chỗ đất không có nhiều; nó mọc ngay, vì đất không sâu; nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô»: Đây là những người đã khởi sự sống tinh thần yêu thương của Đức Giêsu một thời gian, nhưng vì chưa quyết tâm dứt khoát và sâu xa, chưa xác tín vào con đường theo Chúa, nên khi bị thử thách bởi nghịch cảnh, đã không bền đỗ, đã từ bỏ con đường mình đang theo.

    –    «Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt»: Đây là những người quyết tâm theo Chúa đến cùng, nhưng đồng thời cũng theo đuổi một số đam mê trần tục. Tới một lúc nào đó có sự xung đột giữa hai con đường khiến họ phải dứt khoát chọn một. Lúc đó họ bị con đường trần tục hấp dẫn hơn khiến họ từ bỏ con đường theo Chúa.

    –    «Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục»: Đây là những người quyết tâm theo Chúa đến cùng, lại biết củng cố quyết tâm đó mỗi ngày bằng suy tư lời Chúa, cầu nguyện, từ bỏ mình, hy sinh cho tha nhân. Nhờ đó họ luôn trung thành với tinh thần của Đức Giêsu, bất chấp những khó khăn nghịch cảnh, những cám dỗ của trần thế. Nếu có sa ngã, họ vẫn chỗi dậy được để tiếp tục con đường. Tùy theo cao độ quyết tâm và mức độ củng cố quyết tâm ấy mà họ đạt tới những mức độ thánh thiện và bản lãnh nội tâm khác nhau. 

    Tuy họ đều đạt được sự sống đời đời hay hạnh phúc đích thực một cách tràn đầy, nhưng dung lượng hạnh phúc ấy khác nhau. Thánh Têrêxa Hài Đồng minh họa sự khác nhau này bằng những bình chứa có dung lượng khác nhau, cái 1 lít, cái 10, cái 100, cái 1000 lít… Cái nào cũng đầy tràn chất lỏng đến nỗi không thể chứa thêm được nữa. Nghĩa là số lượng hạnh phúc đích thực có thể khác nhau rất xa, nhưng ai cũng đều ở mức độ tràn đầy tối đa (100%).

    Như vậy, đọc bài Tin Mừng này, ta hãy xác định cho thật rõ mình phải gieo «nhân» nào vào tâm hồn ta để có sự sống đời đời, và sau đó phải tạo «duyên» tức biến tâm hồn ta thành thửa đất tốt bằng cách nào để «nhân» đó phát triển thành «quả». Điều tối quan trọng là đừng gieo lầm «nhân» kẻo uổng công tu tập hay giữ đạo cả đời một cách sai lạc.




    CẦU NGUYỆN


Lạy Cha, Cha chính là «nhân», là nguồn gốc phát sinh sự sống đời đời ở trong con. Xin Cha hãy càng ngày càng lớn lên và tác động hữu hiệu trong tâm hồn con. Muốn thế, con phải làm cho «cái tôi» của con ngày càng nhỏ đi. Xin cho con biết sống tinh thần «từ bỏ» hay «tự hủy» [2] để Cha hay Tình Yêu có điều kiện thuận lợi lớn lên trong con. Đó cũng chính là sự sống đời đời hay hạnh phúc đích thực của con. Amen.
[2] Tinh thần «từ bỏ» (xem Mt 16,26: «Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo»);  Tinh thần «tự hủy» (xem Pl 2,6-8: «Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì  địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang  mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự»)

 

Nguyễn Chính Kết

Bấm vào đây để đọc bài đào sâu: 

Tại sao Đức Giêsu dùng dụ ngôn? (https://chiasethanhuu.blogspot.com/2020/07/tn15b.html). 

 

Posted by Nguyen Chinh Ket at 6:58 AM

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 

No comments:

 

Post a Comment

Newer Post Older Post Home

Subscribe to: Post Comments (Atom)

Chia sẻ


http://1234chiase.blogspot.com

Blog Archive

Chia sẻ


1234chiase.blogspot.com

   

Simple theme. Powered by Blogger.

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -BRENDAN- 15TH SUNDAY-A

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Jul 10 at 4:02 PM
     
     
    picture.jpg

     

     

              FIFTEENTH SUNDAY IN ORDINARY TIME YEAR A - 12 JULY 2020

                        REFLECTIONS ON THE GOSPEL

                                    (Matthew 13: 1-13)

                           AGAINST BEING DISCOURAGED

     Adopting the shorter form of today’s Gospel, let us concentrate on the riches contained in the parable of the Sower taken simply by itself.

    Jesus probably told the parable to counter discouragement among his disciples stemming from the poor response his message was receiving from many quarters. So, taking a familiar image from agricultural practice of his day, Jesus pointed to the very casual way in which those going out to sow a crop scattered the seed about. By no means all of it landed in good soil. Quite a bit could land in the three situations – on the path, on rocky ground, among thorns – resulting in the loss described.

     

    Isn’t this all rather wasteful? Not at all! The sower knows that each seed that falls on good soil will bear a yield many times in excess of itself: a hundredfold, sixth or thirty. This abundance so vastly outweighs the losses that he can afford to be casual and wild.

    Like the sower, Jesus scatters his message far and wide. In the case of many who hear him the word suffers the fate of the seed that is lost. But when it really strikes home and finds a welcome, the corresponding ‘yield’ – hundredfold, sixty, thirty – more than compensates for all the loss.

    In the face of opposition and indifference, Jesus does not lose confidence. When the word finds a generous response in the human heart, there is no limit to the riches of God’s love and grace that can be channelled through such persons into the world.

     

    Brendan Byrne, SJ

    Don't let discouragement into your heart (Christian Music) [Lyrics] Active Christianity:

    https://www.youtube.com/watch?v=VpJdFlWNyYc

     

    sing.jpg

    Thánh Ca và Đời Sống - Người Gieo Giống - Lm. Hoàng Đức - Nhóm Thánh Vịnh Idol - GX Bắc Dũng:

    https://www.youtube.com/watch?v=CFH3_f

     
     

Subcategories