3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ HAI CN16TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, Jul 20 at 2:21 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỚI CHÚA

    20.07.20

    THỨ HAI TUẦN 16 TN

    Thánh A-pô-li-na-rê, giám mục, tử đạo

    Mt 12,38-42

    DẤU LẠ TRONG ĐỜI THƯỜNG

     

     

     

    Chúa Giê-su nói: “Thế hệ gian ác và ngoại tình này đòi dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được dấu lạ nào, ngoài dấu lạ của ngôn sứ Gio-na.” (Mt 12,39)

    Suy niệm/SỐNG: Người Do thái thích thế, thích một dấu lạ “từ trên trời rơi xuống”, trong khi Đức Giê-su đã làm nhiều phép lạ trước mắt họ thì họ lại không tin.

    Cũng thế, họ thích một Thiên Chúa cứ ở tít trên núi Si-nai huyền bí đằng sau những đám mây, chứ đừng tỏ vinh quang của Ngài dù chỉ là qua gương mặt của Môi-sê. Và nhất là đừng có dấu lạ một Đấng Em-ma-nu-en, Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta, một Đức Ki-tô đồng hành với họ trong cuộc đời thường này.

    Đức Giê-su từ chối lời yêu cầu của họ nhưng lại hứa cho họ một dấu lạ còn vĩ đại hơn, đó là chính sự chết và phục sinh của Ngài: “Quả thật, ông Gio-na đã ở trong bụng kình ngư ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm như vậy” (Mt 12,40).

    Mời Bạn CHIA SẺ: “Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu căng, nhưng ban ơn cho những ai khiêm nhường” (1Pr 5,5). Khi tâm hồn bị bưng bít bởi thành kiến, kiêu căng, tự mãn người ta không thể nhận ra dấu lạ. Không cần tìm kiếm phép lạ đâu xa,

    -Chúa vẫn thực hiện trong đời thường của bạn đấy thôi và chỉ những tâm hồn đơn sơ, khiêm tốn mới nhận ra được.

    -TÔI hãy ôn lại, một dấu lạ Chúa đã làm trong cuộc đời của bạn.

    Sống Lời Chúa: Khiêm tốn để khám phá ra bàn tay của Thiên Chúa quyền năng trong mọi sự, mọi biến cố và nhận ra ý muốn của Người.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban cho con một tâm hồn đơn sơ, ngay thẳng và nhạy bén để con nhận ra tình thương, quyền năng và lời mời gọi của Chúa trong từng dấu chỉ nhỏ của cuộc sống.

     

     

     gpmytho

     

     

     

     

     

     

     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN16TN-A

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Jul 19 at 2:08 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    19.07.20

    CHÚA NHẬT TUẦN 16 TN – A

    Mt 13,24-43

    TRỞ NÊN LÚA TỐT

     

     

     

    “Hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi.” (Mt 13,30)

    Suy niệm/SỐNG: Cỏ lùng và lúa tốt mọc lên trên cùng một thửa ruộng, cả hai cùng hấp thụ dưỡng chất từ đất, ánh sáng, không khí để tăng trưởng.

    Nhưng cỏ sinh sôi nẩy nở để trở thành giống cây có hại, đến ngày mùa, bị thu gom lại rồi đốt đi. Còn cây lúa lớn lên, trổ bông hạt được đem vào kho lẫm. Hai giống cây cùng một mảnh đất sống nhưng hai hậu kết khác nhau. Dụ ngôn cỏ lùng và lúa tốt chỉ về cuộc sống chung giữa kẻ dữ và người lành.

    Cả hai cùng hiện hữu, nhưng người này sống để rồi hưởng phúc lành còn người kia, sống để chịu án phạt muôn đời.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Là lúa hay cỏ là do trời sinh; còn làm người tốt hay người xấu là do chọn lựa của cá nhân, nói đúng hơn, do lời mời gọi của Chúa và sự đáp trả của con người.

    Ai cũng chỉ có một cuộc đời để sống và họ phải chịu trách nhiệm về đời sống đó trước mặt Thiên Chúa. Tôi có thể trở nên lúa tốt nhưng cũng có thể thoái hoá thành cỏ lùng.

    *Tôi phung phí ơn Chúa hay tôi sẵn sàng cộng tác với ơn Chúa để đời sống tôi trở thành cây lúa tốt trổ sinh hoa trái thánh thiện trong cánh đồng thế giới này?

    Sống Lời Chúa: Lời Chúa là kim chỉ nam cho tôi xây dựng cuộc đời. Đó là những chuẩn mực giúp tôi  phân định để chọn lựa những gì phù hợp với thánh ý Chúa, giúp cho tôi làm đẹp cuộc đời và làm đẹp lòng Chúa.

    *Tôi quyết tâm đọc và suy niệm Lời Chúa mỗi ngày.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa ban cho con ơn phúc làm người và làm con Chúa. NHỜ ƠN CHÚA chúng con QUYẾT TÂM dùng ơn Chúa ban để xây dựng Nước Chúa HÔM NAY VÀ mai ngày được hưởng hạnh phúc đời đời. Amen.

     

     

     gpmytho
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN16TN-A

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

 

Chúa Nhật thứ 16 Thường Niên

(19-07-2020)

Người Kitô hữu cần nhận ra khía cạnh tích cực của sự ác, của đau khổ

 

► Video: https://www.youtube.com/watch?v=XGnJV6lM1Ro


ĐỌC LỜI CHÚA

  • Kn 12,13.16-19:(17) Khi không có ai tin rằng Chúa nắm trọn quyền năng, thì Ngài tỏ sức mạnh; còn ai đã biết mà vẫn to gan, thì Ngài trị tội. (18) Nhưng Chúa xử khoan hồng vì Ngài làm chủ được sức mạnh. Ngài lấy lượng từ bi cao cả mà cai quản chúng con, nhưng có thể sử dụng quyền năng bất cứ khi nào Ngài muốn.

 

  • Rm 8,26-27:(26) Chúng ta là những kẻ yếu hèn, không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả.


  • TIN MỪNG: Mt 13,24-30.36-43

 

Dụ ngôn cỏ lùng


(24) Khi ấy, Đức Giêsu trình bày cho dân chúng nghe một dụ ngôn khác: «Nước Trời ví như chuyện người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. (25) Khi mọi người đang ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất. (26) Khi lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện. (27) Đầy tớ mới đến thưa chủ nhà rằng: «Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy?» (28) Ông đáp: «Kẻ thù đã làm đó!» Đầy tớ nói: «Vậy ông có muốn chúng tôi ra đi gom lại không?» (29) Ông đáp: «Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa. (30) Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi».

 

(36) Bấy giờ, Đức Giêsu bỏ đám đông mà về nhà. Các môn đệ lại gần Người và thưa rằng: «Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe». (37) Người đáp: «Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người. (38) Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần. (39) Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần. (40) Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy. (41) Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người, (42) rồi quăng chúng vào lò lửa; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng. (43) Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ. Ai có tai thì nghe.

 


CHIA SẺ

 

Câu hỏi gợi ý:

  1.      Bạn nhận thấy sự ác có mặt ở những nơi nào? trong bản thân bạn? trong xã hội? trong Giáo Hội? Có nơi nào hoàn toàn vắng bóng sự ác không?

    2.       Sự xấu ác và hậu quả của nó là đau khổ có vai trò tích cực nào trong đời sống của ta, hay trong xã hội con người không?

 

Suy tư gợi ý:


  1. Trên thế gian, thiện và ác đấu tranh với nhau

    Bài Tin Mừng hôm nay nói đến một thực tại hết sức khó hiểu nhưng cũng hết sức phổ biến trên thế gian. Đó là sự hiện hữu của sự ác. Theo quan niệm Công giáo, trước khi con người xuất hiện, sự xấu ác đã có mặt trong vũ trụ. Thành quả đầu tiên của sự ác trên con người là làm cho ông bà nguyên tổ của con người phạm tội, và vì thế làm cho cả loài người mất đi phần nào hạnh phúc, phải đau khổ ít nhiều từ thế hệ này sang thế hệ khác.

    Từ đó, thế gian luôn luôn có tình trạng tốt và xấu, thiện và ác trộn lẫn nhau, xen vào nhau, trong tất cả mọi thực tại của thế gian: trong mọi người, mọi vật, mọi sự, và trong cả từng người, từng vật, từng sự. Không một sự nào, vật nào hay người nào tốt hoàn toàn hay xấu hoàn toàn, mà xấu tốt luôn luôn lẫn lộn: tốt mặt này thì dở mặt kia, được cái này thì mất cái nọ. «Nhân vô thập toàn», chẳng ai được «mười phân vẹn mười» cả.

    Trong một con người đã có những mặt xấu mặt tốt lẫn lộn, nên trong xã hội cũng như Giáo Hội hay trong bất kỳ tập thể con người nào, luôn luôn có kẻ tốt người xấu. Gọi là người tốt không có nghĩa người ấy tốt hoàn toàn, mà là tốt nhiều hơn xấu. Cũng vậy, gọi là kẻ xấu không có nghĩa kẻ ấy xấu hoàn toàn, mà là xấu nhiều hơn tốt.

    Hai nguyên lý thiện và ác, tốt và xấu đấu tranh với nhau trong nội tâm của từng con người, và trong mỗi xã hội hay tập thể của con người. Sự ác còn gây nên đau khổ. Có thể nói sự xấu, ác chính là nguyên nhân của mọi đau khổ trên trần gian. Bất kỳ hành động xấu nào cũng gây nên đau khổ trước hết cho đối tượng bị nhắm tới, và cuối cùng cho chính người làm sự ác ấy. Vì sự ácluôn luôn hiện diện trong thế gian, nên thế gian không bao giờ vắng bóng đau khổ.




    2.  Ý nghĩa tích cực của sự ác và đau khổ

    Thông thường, người ta cho sự ác và hậu quả của nó –đau khổ– là những thứ hoàn toàn bất lợi cho con người. Nghĩ như thế có thể chưa đạt lý và làm cho ta không thể rút ra được điều gì ích lợi từ sự ác hay đau khổ.

    Thiên Chúa cho phép sự ác xuất hiện để thử thách và thanh luyện con người. Thật vậy, ngay từ nguyên thủy, Thiên Chúa đã dựng nên trong vườn địa đàng một cây «biết lành biết dữ» (St 2,17), còn gọi là cây «thiện ác», đồng thời cho phép con rắn –tức ma quỉ, hiện thân của sự ác– xuất hiện để cám dỗ con người hầu thử thách lòng trung thành và sự vâng phục của họ đối với Ngài. Và con người đã sa ngã (St 3,1-7). Sự thử thách ấy chắc chắn nằm trong ý định của Ngài, vì sự xuất hiện của con rắn sẽ không bao giờ có được nếu không được Ngài cho phép. Trong Thánh Kinh, trường hợp của ông Gióp cho thấy Thiên Chúa đồng ý cho ma quỉ thử thách, cám dỗ ông (x. Gióp 1,12; 2,6). Sự cho phép ấy chắc chắn xuất phát từ tình thương quan phòng của Thiên Chúa, nên chắc chắn cuối cùng nó sẽ đem lại lợi ích cho con người. Điều quan trọng là chúng ta phải khám phá ra những ích lợi của sự ác hay đau khổ.



    a) Sự ác và đau khổ giúp ta nhận ra sự cần thiết và ích lợi của sự thiện: 

    Khi làm điều ác để thỏa mãn một thú vui nào đó, ta gây ra đau khổ cho người khác, người khác thù hận ta, trả thù ta, nên cuối cùng hậu quả của sự ác là đau khổ lại trở về với ta. Nhiều lần rút kinh nghiệm, ta dần dần nhận ra làm điều ác chẳng ích lợi gì cho ta và tha nhân, mà chỉ gây đau khổ cho chính mình. Trái lại, khi làm điều thiện, làm cho tha nhân được hạnh phúc, thì kết quả của sự thiện ấy cuối cùng rồi cũng trở về với ta, làm ta nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Càng ngày những kinh nghiệm về kết quả tốt đẹp của việc thiện và hậu quả tai hại của việc ác càng khiến ta cảm thấy cần phải xa tránh điều ác và gắn bó với điều thiện hơn.



    b) Đau khổ làm ta nên hoàn hảo hơn: 

    Đau khổ thường được gây ra do một sự thiếu hoàn hảo nào đó. Nếu không có đau khổ, ta dễ chấp nhận tình trạng thiếu hoàn hảo đó. Nhưng vì đau khổ làm ta không chịu được, ta bắt buộc phải ra khỏi tình trạng thiếu hoàn hảo để trở nên hoàn hảo hơn. Một minh họa cụ thể và dễ hiểu: khi ta còn nhỏ, những lần đầu tiên sử dụng dao, sự vụng về (hay thiếu hoàn hảo) làm ta bị đứt tay. Bị đứt tay đau điếng một vài lần, ta rút được kinh nghiệm để sử dụng dao khéo léo (hay hoàn hảo) hơn.



    c) Sự sa ngã hay đau khổ làm ta khiêm nhượng và thông cảm với tha nhân hơn: 

    Nhờ sa ngã một vài lần mà ta thông cảm nhiều hơn với những người tội lỗi hay với tình trạng sa ngã của tha nhân. Nhờ ngu một vài lần mà ta thông cảm được với những hành động ngu xuẩn của người khác. Như vậy nhờ đã từng sa ngã và ngu xuẩn mà ta trở nên khiêm nhượng và thông cảm với tha nhân hơn. Tương tự, nhờ đau khổ vì một số tình huống cụ thể (đau dạ dày, đau tim, bị giải phẫu, bị phản bội, con cái hư…) mà ta thông cảm nhiều hơn với những người cùng lâm vào tình huống như ta. Cổ nhân nói: «đồng bệnh tương lân». Nếu không lâm vào những cảnh ấy, ta không thể hiểu được những nỗi đau ấy lớn thế nào. Nhờ sự thông cảm ấy mà tình yêu của ta đối với họ tăng lên. Tình yêu và đức khiêm nhượng tăng có nghĩa là đạo đức thánh thiện tăng.



    d) Tội lỗi của người khác làm ta đau khổ nhưng cũng thánh hóa ta: 

    Thiên Chúa luôn luôn dùng đau khổ để thánh hóa những người Ngài yêu thương và tuyển chọn. Để tạo đau khổ cho những người Ngài muốn thánh hóa, Ngài thường dùng tay người khác, có thể là người ác mà cũng có thể là người hiền. Kẻ ác gây đau khổ cho ta vì ác tâm hay vì  ích kỷ. Người tốt gây đau khổ cho ta vì hiểu lầm hay vì vô tình. «Chúa thương ai thì mới sửa dạy kẻ ấy, và có nhận ai làm con thì Người mới cho roi cho vọt» (Dt 12,6). Do đó, người hiểu biết nên cám ơn những người gây ra đau khổ cho ta.



    e)      Điều dữ có thể trở thành điều tốt: 

    Về điều này, ngụ ngôn Trung Hoa có câu chuyện: Một ông già ở gần biên giới có con ngựa rất quí một hôm biến đi đâu mất (=điều dữ). Tuần lễ sau, con ngựa ấy trở về đem theo một con ngựa khác cũng đẹp và quí như nó (=điều tốt).  Từ khi có hai con ngựa, con trai ông ngày nào cũng cùng với chúng bạn đua ngựa với nhau, nên một hôm bị té ngựa gẫy chân (=điều dữ).  Năm sau, giặc tấn công vào các làng mạc ở biên giới, các trai tráng trong làng đều phải nhập ngũ ra trận, cứ 10 người thì chết 9.  Riêng con ông lão vì bị què chân nên không phải nhập ngũ nên vẫn còn sống (=điều tốt). 

    Câu chuyện cho thấy điều xấu có thể là khởi đầu cho một điều tốt, và ngược lại, điều tốt có thể là khởi đầu cho một điều xấu. Nếu người ta có thể biến một điều xấu thành một điều tốt, thì Thiên Chúa quyền năng và nhân hậu có thể biến điều xấu nhất trở thành điều tốt nhất. Thánh Phaolô đã khẳng định: «Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người» (Rm 8,28). Bài hát «Mừng vui lên» (Exultet) đêm Phục Sinh gọi tội nguyên tổ (một điều xấu) là «tội hồng phúc», vì nhờ có tội đó mà Thiên Chúa ban Đức Giêsu cho nhân loại (điều tốt).

    f) Chấp nhận đau khổ để được hạnh phúc: 

    Thiên Chúa đã dùng chính đau khổ (là hậu quả của sự ác) để tiêu diệt sự ác và đem lại hạnh phúc đích thật cho con người: «dĩ độc trị độc». Và những đau khổ ta vui lòng chấp nhận trong hiện tại sẽ đem lại hạnh phúc cho chúng ta trong tương lai. Một em học sinh nhờ chịu khó học hành mà có được đời sống tươi đẹp mai hậu. Cũng vậy, «những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta» (Rm 8,18). «Nếu anh em chịu khổ vì sống công chính, thì anh em thật có phúc!» (1Pr 3,14).

    g) Chấp nhận đau khổ là một bằng chứng của tình yêu thương: 

    Trong đời sống thực tế, đau khổ của ta có thể biến thành hạnh phúc cho người khác. Sự cực khổ của cha mẹ đem lại hạnh phúc cho con cái. Nên chấp nhận đau khổ thay cho người khác là dấu chứng biểu lộ tình yêu của mình đối với họ. Thiên Chúa đã dùng đau khổ của Đức Giêsu để bày tỏ tình yêu vô biên của Ngài đối với nhân loại.



    3.  Cần nhận ra khía cạnh tích cực của sự ác

    Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy chúng ta phải chấp nhận chịu đựng sự lẫn lộn giữa tốt xấu, thiện ác ở trần gian này, ngay trong bản thân ta cũng như trong xã hội và Giáo Hội. Sự xấu hay điều ác cũng có vai trò tích cực của nó. Chúng ta cần phải nhận ra sự tích cực đó để chịu đựng điều xấu ác một cách thanh thản, với tâm hồn bình an. Sự chịu đựng tự nguyện ấy sẽ làm tâm hồn ta thêm cao thượng và vững mạnh. Bài Tin Mừng cũng cho thấy viễn cảnh cuối cùng là sự xấu ác sẽ không còn nữa. Do đó sự chịu đựng điều xấu ác hay đau khổ hiện nay chỉ là tạm thời mà thôi!




    CẦU NGUYỆN


Lạy Cha, xin cho con biết nhận ra khía cạnh tích cực hay lợi ích của sự ác cũng như của đau khổ trong đời sống của con, để con chấp nhận một cách vui tươi và ích lợi hơn. Xin cho con biết tự nguyện chấp nhận đau khổ như một phương cách biểu lộ tình yêu đối với những người chung quanh con, vì nhờ con chấp nhận đau khổ, mà người chung quanh con hạnh phúc hơn. Amen. 

 

Nguyễn Chính Kết


Bấm vào đây để trở về bài chia sẻ/để đọc bài đào sâu: 
Tại trần gian, kẻ tốt người xấu chung sống với nhau
(https://chiasethanhuu.blogspot.com/2020/07/tn16b.html). 

 

Posted by Nguyen Chinh Ket at 7:35 AM

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 

No comments:

 

Post a Comment

Newer Post Older Post Home

Subscribe to: Post Comments (Atom)

Chia sẻ


http://1234chiase.blogspot.com

Blog Archive

Chia sẻ


1234chiase.blogspot.com

   

Simple theme. Powered by Blogger.

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BẢY CN15TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sat, Jul 18 at 2:15 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    5 PHÚT LỜI CHÚA

    18.07.20

    THỨ BẢY TUẦN 15 TN

    Mt 12,14-21

    CHÂN DUNG NGƯỜI TÔI TRUNG

     

     

     

    Như thế là để ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a đã nói: “Đây là Người Tôi Trung, Ta đã tuyển chọn.” (Mt 12,17)

    Suy niệm/SỐNG: Có biết bao nghệ sĩ đã thể hiện trên đủ mọi thứ chất liệu, chân dung Đức Ki-tô, Người Tôi Tớ Trung Thành của Thiên Chúa. Bức chân dung giống nhất, sống động nhất chính là bức nào lột tả được chính xác những gì mà I-sai-a đã vẽ nên bằng lời tiên báo về Người Tôi Tớ này.

    Ngài hiền lành: “Người không cãi vã, không kêu to.” Ngài lại khiêm tốn“Chẳng ai nghe thấy Người lên tiếng giữa phố phường.” Ngài rất nhân từ“Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lắt, chẳng nỡ tắt đi.” Và Ngài luôn thực thi công bình“Người luôn sẽ loan báo công lý trước muôn dân.” Nhất là Ngài luôn sống kết hiệp với Chúa Thánh Thần: “Ta cho Thần Khí Ta ngự trên Người.” 

    Nhưng trên hết và gồm tóm mọi đặc điểm, Ngài là Người Con luôn làm đẹp lòng Chúa Cha“Đây là người ta yêu dấu: Ta hài lòng về Người.”

    Mời Bạn CHIA SẺ: Bạn không cần là một hoạ sĩ hay một điêu khắc gia, bạn cũng có thể khắc hoạ nên bức chân dung Người Tôi Tớ Trung Thành của Thiên Chúa.

    Nhưng bạn còn hơn các nghệ sĩ kia ở chỗ bạn thể hiện chân dung của Ngài trên chất liệu là tâm hồn và cuộc sống của mình.

    Mà này bạn, Thiên Chúa, sẽ chỉ nhận ra bạn và đón nhận bạn nếu bạn thật sự giống với Người Tôi Trung, Người Con mà Thiên Chúa yêu dấu ấy.

    Sống Lời Chúa: Hằng ngày mời bạn soi vào tấm gương thần là Lời Chúa để xem mình đã nên giống Người Tôi Trung đến mức nào.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, NHỜ THÁNH THẦN biến đổi con nên giống Chúa, nhất là giống Chúa là Đấng vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá.

     

     

     gpmytho

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     
     
     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CHA BRIAN- 16TH SUNDAY-A

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Jul 17 at 2:04 AM
     
     

             SIXTEENTH SUNDAY IN ORDINARY TIME YEAR A -    19 JULY 2020

                            

                         (Matthew 13: 24-43)

     

    picture.jpg

     

     

              WEEDS AMONG THE WHEAT: 16th SUNDAY A

     

    People who are perfectionists get a great deal done. They show a marvellous attention to detail. But there’s a shadow side to this. They may become workaholics, and be unable to relax, to stop and think, to stop and listen, to stop and talk, or, in short, simply to stop. Being high achievers themselves, they may expect too much, indeed may demand too much, of others. They may want others to be just like them, and may even pressure others to conform. In being this way, they may, in fact, become their own worst enemies.

     

    We may possibly know people who are so perfect and yet so locked up in themselves, that they have cut themselves off from others – not listening, not speaking, not caring, and not helping.

     

    There may be something of a perfectionist mentality in us, especially about other people. Should we find ourselves dwelling on the flaws and faults of others, if we find ourselves wondering why they don't think and feel and act just like us, if we find ourselves saying with Henry Higgins, “why can’t a woman be more like a man?”, if we find ourselves getting frustrated or annoyed by the weaknesses of others, we are possibly expecting too much of them. And we are possibly failing to respect the individual differences among us of experience, background, culture, character, personality and temperament.

     

    Jesus, in the Gospel today, speaks to this situation. He speaks of that field in which the wheat is growing that his Father has sown. But all through the field there is not only the wheat from the divine sower, but many weeds as well.

     

    Jesus is telling us that not a single one of us is really perfect, that we too are mixtures of good and not so good. And so a husband cannot expect his wife to be all wheat with no weeds in her character, and vice versa. Neither can children expect absolute perfection from their parents, and vice versa.

     

    If this is true of all human beings as individuals, it is true too of all human organizations, societies, and structures. Capitalism and socialism e.g. are not only different. They are also imperfect. In both systems weeds can be found as well as wheat.

     

    The Church too is imperfect. The Second Vatican Council said that it is sinful as well as holy, and that it is “always in need of reform” and renewal. Weeds were even found in the original Christian community that Luke tells us about in the Acts of the Apostles. While those first Christians in Jerusalem prayed together, shared their lives, shared their food and the rest of their goods and possessions, one couple named Ananias and Sapphira, were the exceptions. They wanted to keep things back for themselves.

     

    Disciples around him were saying to Jesus: “Let's root up all those weeds! Let's burn up those cities which won't welcome you! Let's put them right and show them who's boss! Let's have the kingdom now!” But Jesus says to them in effect: “Wait! Let God be God! Let the wheat and the weeds exist together for now! Wait till God is ready to start the harvest and sort things out! Be like God, then, be patient!”

     

    This suggests that our basic first response to the weaknesses and failings of others is meant to be understanding, compassion, gentleness, patience, and respect. St Francis de Sales used to say that more flies are caught with a spoonful of honey than a barrel full of vinegar.

     

    Jesus, however, did not say that things should always stay the way they are. No, he speaks of growth, and therefore about change, and about the power to change which God puts in the wheat that God has sown. So, through the power of God a person who is lost and confused can find meaning and purpose. A smoker can stop smoking. An alcoholic can stop drinking. A mean person can become a generous one. A sex addict can become chaste. A narrow mind can expand. A fault-finder can become an affirmer and supporter. A racist person can become a welcoming and befriending one. And if we ourselves are sick and tired of the way we have been living, we too can change direction.

     

    In fact we are not to let the weeds in us choke the wheat. We are to be part of the solution rather than part of the problem. And yet despite all our best efforts, the reality remains that both we and they will remain a mixture of wheat and weeds till God is ready to reap the harvest. So we must be like that little koala in a poster who keeps saying, “Be patient with me, for God hasn't finished with me yet!”

     

    For the amazing grace of God, that we might accept the things we cannot change, and change the things we can, let us pray to the Lord of the harvest during the rest of our Eucharist together! And let us pray for that, not only for ourselves but also for one another!

     

    Fr Brian Gleeson

     

    Anne Macksoud - Wheat And Weeds - Parable Song:

    https://www.youtube.com/watch?v=1Uwm-LFvSwY

     

    sing.jpg

    Lúa với cỏ lùng _ Thái Nguyên:

    https://www.youtube.com/watch?v=iXGNmU

     

                   

     
     

Subcategories