3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ HAI CN11TN-A

 

  • nguyenthi leyen
    Mon, Jun 15 at 2:39 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    5 PHÚT LỜI CHÚA 

    15.06.20

    THỨ HAI TUẦN 11 TN

    Mt 5,38-42

    LUẬT KHOAN DUNG

     

    “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng dền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: Đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa.” (Mt 5,38-42)

    Suy niệm/SỐNG: Luật “mắt đền mắt, răng đền răng” của Do Thái nhắc người ta nhớ đến một bộ luật cổ hơn, luật Hammurabi của người Babylon (trước Công nguyên hơn 2000 năm), xem ra còn tiến bộ hơn luật tru di tam tộc của thời phong kiến hay luật báo thù Vendetta nơi xứ sở của Mafia.

    Những bộ luật như thế tưởng chừng chỉ là chuyện của thiên niên kỷ trước. Thế nhưng những người muốn bảo vệ cho nền công lý của thế giới ngày nay xem chừng vẫn khó chấp nhận với Lời Chúa hôm nay: “Đừng chống cự người ác”.

     Những vụ khủng bố cùng những cuộc trả đũa, trừng phạt nói lên quan điểm này, một quan niệm khó tương hợp với giáo huấn của Tin Mừng. Thế nhưng nếu muốn tìm một câu Phúc Âm gồm tóm được nét tinh tuý nhất của nền luân lý Ki-tô giáo thì đây chính là một câu điển hình.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Muốn xây dựng nền văn minh tình thương cho thế giới hôm nay thì phải dám dũng cảm áp dụng bộ luật khoan dung mà Chúa Ki-tô công bố ngày hôm nay. Và phải áp dụng trước hết nơi bản thân mình.

    -Thảo luận TRONG NHÓM, HỘI ĐOÀN, GIÁO XỨ sứ điệp hoà bình năm 2002 của ĐTC Phan-xi-cô chủ đề: Muốn có hoà bình phải có công lý, muốn có công lý, phải có thứ tha.

    Sống Lời Chúa: Có ai đang làm thiệt hại bạn hoặc xúc phạm bạn ư? Bạn hãy tha thứ cho người ấy.

    Cầu nguyện: Đọc kinh Lạy Cha, riêng câu: “Xin Cha tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” xin bạn đọc thật chậm và đọc với tất cả tâm tình, ĐỂ THỰC HÀNH.

    gpmytho 
    -----------------------------
     "LỜI CHÚA LÀ MỘT MÓN QUÀ ĐEM ĐẾN LẼ THẬT VÀ SỰ TỰ DO CHO ĐỜI SỐNG CỦA TÔI"

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN MÌNH MÁU CHÚA

 

  • Jerome Nguyen Van Noi
     
     
     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỄ MÌNH MÁU CHÚA

    ----oooOooo----

     

    CHÚA NHẬT XI THƯƠNG NIÊN NĂM A (14/06/2020)

     

    BÁNH BAN SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI Gioan (6, 51-58)

    "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này,

    thì sẽ sống đời đời.

    Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta,

    để cho thế gian được sống".

     

    I. DẨN VÀO LỜI CHÚA

    Chưa bao giờ người Công giáo ở mức độ toàn cầu lại có được một trải nghiệm hy hữu như thế về tầm quan trọng của Thánh Lễ và nhất là của Thánh Thể như mấy tháng vừa qua khi các nhà thờ ”phải” đóng cửa vì dịch corona virus. Các Kitô hữu cảm tháy thiếu một điều gì đó rất quan trọng trong đời sống đức tin của mình! Đúng là như vậy, vì Thánh Thể là một phần cốt yếu của Kitô giáo. Ngay từ những ngày đầu các cộng đoàn Kitô được hình thành đều gắn liển với lễ bẻ bánh.

    Hôm nay chúng ta mừng kính Mình Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô với những tâm tình đặc biệt của người đói được ăn no, của người khát được uống đã. Hãy chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Thiên Chúa về niềm vui thánh thiện ấy. Hãy chiêm ngắm bánh từ trời, bánh ban sự sống mà Chúa Giêsu Kitô ban tặng chúng ta!

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG GIO-AN 6,51-58: Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân Do-thái rằng: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống". Vậy người Do-thái tranh luận với nhau rằng: "Làm sao ông này có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn được?" Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: "Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha là Ðấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Ðây là bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết. Ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời".

    III. TÌM HIỂU VÀ SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG GIO-AN 6,51-58:  

    3.1 Chúa Giê-su là Bánh từ trời: Người Do-thái có kinh nghiệm manna trong sa mạc, nên khi họ nghe Chúa Giêsu tuyên bố Người là bánh từ trời thì họ hiểu Người muốn nói gì. Nhưng họ thấy khó hiểu lời này của Chúa Giêsu: ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời.

    3.2 Tbịt Máu Chúa Giê-su là Bánh từ trời, là Bánh ban sự sống cho người lãnh nhận: Người Do-thái hết sức kinh ngạc khi nghe Chúa Giêsu nói: ”Bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống" Vì thế mà họ tranh luận với nhau: "Làm sao ông này có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn được?” Nhưng Chúa Giêsu chẵng những không rút lại lời nói gây sửng sốt mà Người còn xác nhận cách mạnh mẽ:  "Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy.

    IV. THỰC THI  LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG GIO-AN 6,51-58:

    4.1 Các Kitô hữu phải tin lời nói và việc làm của Chúa Giêsu: tuy lời nói và việc làm ấy thật khó nghe và khó tin nhưng là lời nói và việc làm đã thật sự xẩy ra và đươc lịch sử hơn hai ngàn năm của Giáo Hội Công Giáo chứng nhận. Đó đây chúng ta vẫn thấy những phép lạ Thánh Thể xẩy ra củng cố lòng tin của chúng ta.

    4.2 Các Kitô hữu phải siêng năng rước Mình Máu Thánh Chúa Giê-su Kitô: Trở thành Bánh Chúa Giêsu Kitô muốn các tín hữu ăn bánh và uông máu Người để được sống đời đời. Chúng ta hãy làm như Chúa Giê-su Kitô muốn dể chúng ta có sự sống thần linh

    4.3 Các Kitô hữu hãy hiến mình làm của lễ theo gương Chúa Giê-su Thánh Thể:  Một việc nữa mà Chúa Giê-su mong đợi ở các Ki-tô hữu là hiến mình làm của lễ cho Thiên Chúa và tha nhân. Thánh Thể là Tấm Bánh được bẻ ra. Kitô hữu phải là người quên mình hiên thân phục vụ người khác, bằng những hảnh động ”cho đi”

    V. LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN [VỚI LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG GIO-AN 6,51-58:

    KHAI MỞ: 

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Đức Giê-su Ki-tô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ ngợi khen Cha vì Cha đã ban cho chúng con Bánh Từ Trời, Bánh ban sự sống đời đời là Chúa Giêsu Kitô Cn Cha, Chua chúng con. Chúng con xin dâng lên Cha lời cầu xin tha thiết của chúng con. 

     

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN:

    1.-«Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân Do-thái rằng: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho mọi người trong thế giới này biệt đón nhận Chúa Giêsu Kitô và Thánh Thể Người.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.-«Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và cho các Tu Sĩ Nam Nữ để các thành phần ấy của Dân Chúa sùng kính và loan truyền mầu nhiệm Thánh Thể.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.- «Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: "Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Ki-tô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác để mọi người tin mạnh mẽ vào lời nói và việc làm của Chúa Giêsu Kitô khi Người lập Phép Thánh Thể cho Hội Thánh.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho mọi người rước Thánh Thể mỗi ngày, mỗi tuần được sống gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu Kitô.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giê-su và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban cho chúng con Bánh từ trời, Bánh ban sự sống đời đời là Chúa Giê-su Kitô Con Cha Chúa chúng con.

    Chúng con xin Cha giúp chúng con ngày một gắn bó mật thiết hơn với Thánh Thể để đời sống của chúng con được thay đổi và trở nên phong phú hơn. 

    Chúng con cầu xin, nhờ công nghiệp Chúa Giê-su Ki-tô Con Cha, Chúa chúng con. Amen.

    Sài-gòn ngày 13 tháng 06 năm 2020

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

     

    BÀI ĐỌC THÊM: CHÚA Ở GẦN TA TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ

    Sự hiện diện thực của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể

    Chúa Giêsu nói: “Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống."Người Do-thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói : “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” Đức Giê-su nói với họ: “Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.” Đó là những điều Đức Giê-su đã nói khi giảng dạy trong hội đường, ở Ca-phác-na-um (Ga 6:48-59).

    Thiên Chúa gần gũi ta trong mầu nhiệm Thánh Thể :

    Trong bài giảng lễ Mình Máu Thánh Chúa, thánh Tôma Aquinô đã dựa vào một câu của sách Đệ nhị luật diễn tả niềm vui của Israel vì được Thiên Chúa tuyển chọn, được giao ước với Thiên Chúa: “Phải, có dân tộc vĩ đại nào được thần minh ở gần, như ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, ở gần chúng ta, mỗi khi chúng ta kêu cầu Người? (Đnl 4, 7).

    Thánh Tôma sung sướng nhận ra rằng câu nói ấy của sách Đệ nhị luật đã được thể hiện cách trọn vẹn và lạ lùng cho Giáo Hội là Israel mới. So sánh với việc Thiên Chúa trong Cựu Ước đã hạ mình ngỏ lời với Dân Israel qua ông Môsê và đã tỏ ra gần gũi với Dân, giờ đây chính Thiên Chúa đã trở thành xác phàm, đã làm người để ở giữa loài người. Người gần chúng ta đến mức ở trên bàn tay của ta, ở trong trái tim của ta nơi mầu nhiệm Mình Máu Thánh. Thánh Tôma vui mừng vì giờ đây mới thực sự có một Dân Thiên Chúa, Dân sống bằng sự sống của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã đến gần đến mức độ không thể gần hơn được nữa.

    Gần gũi đến mức trở thành cớ vấp phạm:

    Điều đáng lẽ ra là nguồn gốc của niềm vui, lại là viên đá vấp ngã, là nguyên do của khủng hoảng. Theo đoạn Tin mừng Gioan vừa trích dẫn, điều đó đã xảy ra từ khi Chúa Giêsu đề cập đến mầu nhiệm Thánh Thể. Có nhiều người đã xầm xì phản đối. Thái độ khó chịu ấy vẫn tiếp diễn trong lịch sử Giáo Hội, cho đến ngày hôm nay vẫn còn làm cho Giáo Hội bị tổn thương trầm trọng. Người ta khó chịu vì không muốn có một Thiên Chúa ở gần như thế, không muốn một Thiên Chúa nhỏ bé như thế, một Thiên Chúa hạ mình thấp hèn như thế! Nhiều người muốn có một Thiên Chúa vĩ đại, một Thiên Chúa ở xa.

    Và nhiều người đã cố gắng minh chứng một sự gần gũi như thế giữa Thiên Chúa với con người là không thể được. Người thì dựa vào Kinh Thánh, người khác dựa vào triết học, người khác nữa dựa vào khoa học.

    Dựa vào Kinh thánh, lời Chúa Giêsu nói Này là Mình thầy, Này là Máu Thầy có ý nghĩa gì? Phải chăng là một sự hiện diện thể lý? Hay lời đó của Chúa chỉ có ý nghĩa tượng trưng: Bánh và rượu này là dấu chỉ Mình và Máu Thầy? Câu trả lời của Sách Thánh thật là rõ, và không còn có thể rõ hơn được nữa: “nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình...vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống” (Ga 6, 53.55).

    Khi có nhiều người do thái xầm xì phản đối, Chúa đã không giải thích hay điều chỉnh lại cho họ dễ chấp nhận hay trấn an họ: thịt tôi giống như của ăn, máu tôi giống như của uống. Nhưng Chúa còn khẳng định mạnh mẽ hơn: thịt tôi thật là của ăn, máu tôi thật là của uống. Tin vào mầu nhiệm Nhập Thể là tin Thiên Chúa có thể xác. Và đây là đức tin chân thật, đức tin tròn đầy. Chúa đến với ta trong thân xác, Chúa hiện diện với ta bằng thân xác. Thánh Phaolô đã so sánh sự hiệp thông thánh thể với sự kết hợp giữa người nam và người nữ: “Thật thế, có lời chép rằng cả hai sẽ thành một xương một thịt. Ai đã kết hợp với Chúa, thì nên một tinh thần với Người” (1 Cr 6, 16 – 17).

    Sự hiện diện thực của Chúa là một quyền năng chiếm hữu chúng ta, lôi cuốn chúng ta vào trong Người. Thánh Agostino, dù chịu ảnh hưởng khá nặng nề của thuyết tân Platon coi thường thân xác, thú nhận mình đã nghe một tiếng nói trong một dịp thị kiến : “Tôi là lương thực của những người trưởng thành; anh lớn lên và ăn tôi, mà không biến đổi tôi trở nên thịt của anh, trái lại anh sẽ được biến đổi thành tôi.” ( Agostino, Confessiones VII, 10, 16 ). Chúa mới là trọng tâm, không phải chúng ta, khi chúng ta ăn Chúa, rước Chúa, chính Chúa thu hút chúng ta, làm cho chúng ta ra khỏi chính mình và đồng hoá với Chúa, nên một với Người, và nhờ Người mà nên một với nhau.

    Ý nghĩa sự hiện diện thực của Chúa trong thân xác Phục Sinh:

    Điều khó hiểu là làm thế nào một thân xác có thể hiện diện trong nhiều bánh thánh khác nhau, mà vẫn là thân xác ấy, bất kể thời gian hay nơi chốn? Khó hiểu vì tất cả chúng ta đang sống trong thế giới của sự chết, còn Chúa thì đã Phục Sinh, nên thế giới của Người là thế giới Phục Sinh. Chúng ta có thể cố gắng ra khỏi chính mình, hướng tâm trí chúng ta đến thế giới của sự Phục Sinh, nhưng thế giới ấy vẫn khác với thế giới chúng ta, là thực tại mà chúng ta không nắm bắt được. Thế giới ấy ở bên kia sự chết. Chúng ta chỉ có thể đến gần trong đức tin, vì Chúa từ thế giới Phục Sinh ấy đến đón chúng ta.

    Chúng ta cố gắng suy nghĩ dựa vào ngôn ngữ của kinh thánh. Theo ngôn ngữ của kinh thánh, thân xác không chỉ là phần vật chất đối ngược với phần tinh thần, mà là cả con người, là một toàn thể tinh thần và thể xác không tách rời. Khi Chúa Giêsu nói “Ceci est mon corps”, có nghĩa là đây là tất cả con người của tôi hiện diện trong thân xác của tôi (Này là Mình thầy hiến tế vì anh em). Đối với mỗi người chúng ta, thân xác vừa là một giới hạn, vừa là một nhịp cầu.

    Thân xác giới hạn và phân cách. Thân xác tôi không thể cùng một lúc ở nhiều nơi. Nơi nào thân xác tôi chiếm hữu, không có chỗ cho một thân xác khác. Thân xác phân cách người này với người kia, làm cho người này ở ngoài người kia. Thân xác che đậy cái bên trong của tha nhân và của chính mình. Tôi không thể nào nhìn được nội tâm của người khác, và ngay cả chính nội tâm của tôi. Nhưng thân xác còn là một nhịp cầu. Nhờ thân xác mà chúng ta có thể gặp gỡ nhau và tiếp xúc với ngoại giới. Nhờ thân xác mà chúng ta có thể thấy nhau, nhìn nhau, xích lại gần nhau, đối thoại với nhau, biết nhau. Thân xác cho ta biết tha nhân là ai và là gì. Thân xác của tôi làm cho tha nhân có thể thiết lập tương quan với tôi.

    Vì thân xác có hai mặt đối ngược, vừa phân cách vừa hiệp thông, tôi có thể sống trong thân xác theo hai phương hướng khác nhau. Cách sống ích kỷ phân cách tôi khỏi những người khác, làm cho tôi xa lạ với người khác, không thể gặp gỡ hay thông cảm với người khác. Tôi cô lập tôi ở trong thân xác. Nhưng tôi có thể có một cách sống hoàn toàn khác, đó là cách sống yêu thương, cởi mở hướng về tha nhân, bấy giờ thân xác không cô lập tôi, nhưng lại là nhịp cầu cho tôi. Tôi sống trong một thế giới mở, và con người tôi không ngừng được giải thoát để gặp gỡ tha nhân và tự hiến cho tha nhân.

    Trong thế giới Phục Sinh, vì đã vượt qua thế gian, khía cạnh giới hạn hay phân cách của thân xác không còn nữa, chỉ còn lại khía cạnh gặp gỡ và hiệp thông. Đức Kitô Phục Sinh trong thân xác không còn bị giới hạn nào phân cách nữa, nhưng có thể tự hiến trọn vẹn, cởi mở trọn vẹn. Chính vì lý do đó mà trong diễn từ Bánh Sự Sống của Tin mừng Gioan, Chúa nối kết bí tích Thánh Thể với sự Phục Sinh. Rước Chúa là hiệp thông với Người và nhờ Người vượt qua mọi giới hạn, bước vào thế giới mở rộng cùng với Người, nhờ đó có khả thể Phục Sinh ( Ga 6, 54 ).

    Rước lễ không chỉ là rước một miếng bánh, một miếng thân thể của Chúa, mà là chính Chúa, Đấng Phục Sinh, Đấng tự hiến cho chúng ta trên thập giá. Rước lễ không chỉ là một nghi thức. Rước lễ vừa là hiệp thông bí tích, vừa là hiệp thông thiêng liêng. Chúng ta tiếp xúc với một ngôi vị, gặp gỡ một ngôi vị. Chúng ta gặp gỡ Chúa, đón tiếp Chúa, gần gũi Chúa, gắn bó và nên một với Chúa. Chúa là Thiên Chúa và là con người, nên rước lễ không những là đón tiếp, là gặp gỡ, là yêu thương, mà còn là thờ lạy.

    Phaolô BÙI VĂN ĐỌC

    Giám Mục Giáo phận MỸ THO

    + Thần học của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger trong tác phẩm “Thiên Chúa ở gần” (Il Dio vicino, ed. san Paolo, 2005

    + GM. Phaolô Bùi Văn Đoc (VietCatholic News 02/08/2005)

     

     

     

     

     

    --
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "SLCHN".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/slchn/CAMfwAgombjLdXccZaj2W8-Vgw6yptqwzbcKr8wbdaYoq53YTaw%40mail.gmail.com.
     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - HẠNH PHÚC HÔN NHÂN

  • Hong Nguyen
    Thu, Jun 11 at 7:27 PM
     
     


    THỨ SÁU TUẦN X THƯỜNG NIÊN A

      12/06/2020: Hạnh phúc Hôn nhân

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mátthêu (Mt 5: 27-32)
     

    "Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình.28 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi.29 Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục.30 Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục.31 "Luật còn dạy rằng: Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị.32 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình.

    Suy niệm

    Là người Công Giáo, chắc hẳn chúng ta đều biết điều răn thứ sáu và thứ chín dạy gì. Điều thứ sáu: chớ làm sự dâm dục; điều thứ chín: chớ muốn vợ chồng người. Hai điều này nếu áp dụng trong phạm vi đời sống gia đình, đó là sự chung thuỷ trong ơn gọi hôn nhân. 

    Những tội liên quan đến tính dục ngày hôm nay quả quá nhiều và phổ biến. Vì tính phổ biến của tội và lạm dụng cái gọi là tự do, nên gốc rễ của gia đình ngày hôm nay bị lung lay. 

    Giới trẻ ngày nay làm quen với tính dục quá sớm, dẫn tới một hệ luỵ là cá nhân và xã hội thiếu trách nhiệm về những hậu quả của nó. Hiện trạng sống thử trước hôn nhân ngày nay không còn là chuyện xa lạ. Nó phổ biến đến mức mà chúng ta coi đó là chuyện thường ngày. 

    Đối với gia đình Công Giáo, ngày nay tình trang ly dị, tái hôn, hay nhiều tình trạng khác liên quan đến sự chung thuỷ gia đình đang gia tăng các sự cố cách không kiểm soát. Nói chung, chúng ta vẫn biết luân lý là nhiễm nhặt, nhưng chúng ta vẫn chọn sống theo cách của chúng ta. Phụ nữ có chồng vẫn lẳng lơ, kém đức hạnh; đàn ông có vợ vẫn trăng hoa, ăn chơi đàn đúm, kém chung thuỷ và nhiều người coi đó là sự trải nghiệm. Quả thật chúng ta quan niệm một cách lệch lạc về hôn nhân và tính ràng buộc luân lý của nó. 

    Chúa Giêsu lập lại những điều về gia đình vốn đã được ghi chép trong 10 giới răn. Và chắc chắn Chúa muốn nói dù là bây giờ hay mai sau, lời đã được tạc trên đá đó không thể thay đổi. Vợ chồng phải keo sơn, gia đình phải chung thuỷ. Và không có lý do gì biện minh cho cho tội lỗi của chúng ta khi chúng ta huỷ bỏ khế ước hôn nhân mà chúng ta tự do ký kết. 

    Nhiều người ngay nay, sau khi đã đẩy hôn nhân cua gia đình mình đến đổ vỡ, rồi quay sang bảo: luật đạo mình khó quá. Ơ hay, luật Chúa làm sao không khó. Chỉ có những người đã dám xé bỏ luật Chúa để chọn lựa theo tư do cá nhân mình mới nói luật đó khó. Luật về chung thuỷ gia đình Kitô giáo mãi mãi sẽ không bao giờ thay đổi. 

    Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho các gia đình của Chúa có được hạnh phúc và tình yêu. Xin gìn giữ ngọn lửa yêu thương được cháy mãi trong Gia đình của họ. Amen. 
     

    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng
     -----------------------------------------
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU CN10TN-A

 

  • nguyenthi leyen
    Thu, Jun 11 at 11:09 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    5 PHÚT LỚI CHÚA
    12.06.20

    THỨ SÁU TUẦN 10 TN

    Mt 5,27-32

    THANH LỌC CON TIM VÀ ĐÔI MẮT

     

    Đức Giê-su nói: “Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi.” (Mt 5,28)

    Suy niệm/SỐNG: “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” nhưng cũng có “những đôi mắt in hình viên đạn”, những viên đạn hận thù, ghen tương, trả đũa, những viên đạn thèm khát tình dục được ‘bắn’ vào người khác.

    Mà sở dĩ chúng ta có những ‘đôi mắt in hình viên đạn’ thèm muốn, bởi vì chính chúng mình đã mở tung ‘cửa sổ tâm hồn’ cho những trang sách báo nhảm nhí, những cuộn phim với lắm hình ảnh đồi truỵ, và bao hình thức giải trí phóng túng khác…

    Trong bài Tin mừng này, Đức Giê-su lên án những ai chủ ý dùng đôi mắt của mình để khơi gợi những ước muốn bất chính, hay nói cách khác, Ngài cảnh báo những tâm hồn chất đầy những ước muốn bệnh hoạn và dùng con mắt để thoả mãn những ham muốn đen tối ấy.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Thanh lọc con tim của bạn để con tim ấy bớt đi những ham muốn đen tối. Thanh lọc cái nhìn của bạn để cái nhìn ấy được trong sáng, HƯỚNG VỀ VINH QUANG CHÚA, ĐỂ CA NGỢI NGÀI THÌ TUYỆT VỜI!

    Chia sẻ: Khó khăn lớn nhất của tôi hiện nay khi nỗ lực sống trung thành trong đời vợ chồng, hoặc khi sống đức khiết tịnh như Chúa mời gọi là khó khăn nào?

    Sống Lời Chúa: Để thanh lọc con tim và đôi mắt theo Lời Chúa dạy, tôi quyết tâm không đọc sách báo nhảm nhí và xem các phim ảnh đồi truỵ.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con một tâm hồn theo hình ảnh Tấm Bánh Thánh. Một tâm hồn trong trắng, cố tránh cả những ô uế nhỏ mọn, để luôn xứng đáng với Chúa. NHỜ CHÚA THÁNH THẦN DẪN DẮT, nâng chúng con lên cao, vượt qua những thèm muốn chiếm đoạt, biết HƯỚNG TẤT CẢ VỀ CHÚA. Amen.
    (Cha Galot)
     gpmytho
    -----------------------------
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ NĂM CN10TN-A

  • Hong Nguyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Wed, Jun 10 at 7:13 PM
     
     



    THỨ NĂM TUẦN X THƯỜNG NIÊN A
     

    LỄ THÁNH BARNABA, TÔNG ĐỒ
     

    NGÀY 11/06/2020

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mátthêu (Mt 5: 20-26)
     

    20 Vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.21 "Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người; ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà.22 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt.23 Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh,24 thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.25 Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục.26 Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng.

    Suy niệm

    Thánh Barnaba Tông đồ là người có thế giá thời Giáo Hội sơ khai. Trong sứ mạng truyền giảng Tin Mừng, thánh nhân cùng với thánh Phaolô đi rao giảng nhiều nơi. Với sự hiểu biết và tài giảng thuyết của ngài, Tin Mừng của Chúa càng ngày càng lan rộng và góp phần thành lập nên nhiều cộng đoàn Kitô giáo đầu tiên. 

    Đoạn Tin Mừng ngắn gọn hôm nay, có thể chia ra làm 3 công việc chính mà người môn đệ của Chúa phải thi hành. 

    - Thứ nhất là trong vai trò người chữa lành, người môn đệ của Chúa phải mang đến niềm an ủi cho con người. Như vị bác sĩ băng bó và chữa lành những vết thương thể xác, môn đệ của Chúa cũng sẽ dùng uy quyền lời rao giảng được Chúa uỷ thác mà chữa lành những đau khổ nơi con người. 

    - Việc thứ hai là đời sống của người môn đệ. Nhận như thế nào thì cho như thể ấy. Từ ngữ “cho không” nói lên tính triệt để của đời sống người môn đệ. Đòi buộc này làm cho nhiều người bỏ cuộc. Như anh thanh niên giàu có và đạo đức, đã bỏ cuộc vì Chúa đòi anh bán hết tài sản bố thí rồi đến theo Chúa. Nếu môn đệ của Chúa mà cũng tích luỹ tư sản, mà cũng sở hữu của cải, thì không còn thời gian cho lời rao giảng, không còn bận tâm cho sứ mạng của mình, và cũng chắc chắn không toàn tâm toàn ý cho đời hiến dâng. 

    Và việc thứ ba mà người môn đệ của Chúa phải làm đó là mạnh dạn ra đi. Đến cùng muôn dân chỉ với một thông điệp đó là Tin Mừng cứu độ của Thiên Chúa. Lên đường đến với muôn dân đó là mệnh lệnh. Chúa đã sai các môn đệ “anh em hãy ra đi” và có Chúa ở cùng chúng ta mọi ngày. Làm sao Tin Mừng có thể được rao giảng nếu không có ai ra đi? Làm sao nhân loại đón nhận được Tin Mừng nếu không có ai đó rao giảng? 

    Quả vậy, nhờ thực hành cách nhưng không ba việc trên mà thánh Banaba Tông đồ đã làm cho Tin Mừng của Chúa được đón nhận khắp nơi. Dám rao giảng, dám lên đường và dám sống đời sống người môn đệ đích thực. 

    Ngày nay, rao giảng Tin Mừng vẫn còn là một đòi buộc nơi sứ mạng của chúng ta, vì mang trong mình căn tính Chúa Kitô. Xin cho mỗi người luôn ý thức đó là sứ mạng của mình và thực thi nó cách mạnh mẽ nơi môi trường sống. Chúng ta cũng xin Chúa ban cho Giáo Hội nhiều hơn nữa những tông đồ nhiệt thành như thánh Banaba, có như thế thì Tin Mừng mới được loan báo qua chính đời sống của các ngài. Amen. 
       

    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển -Hồng
     
     

Subcategories