3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BA CN18TN-A

 

  •  
    Hong Nguyen
     
    Mon, Aug 3 at 5:20 PM
     

    Suy niệm Lời Chúa Lễ Thánh Gioan Maria Vianney, linh mục - Lm. Huệ Minh



    Suy niệm Lời Chúa, ngày 4.8.2020
    Thánh Gioan Maria Vianney, linh mục

            Ez 3, 16-21;  Mt 9, 35 – 10, 1

    CHÚA CÓ CÁCH CỦA CHÚA


    Linh mục Gioan Vanney sinh tại Dardilly, gần Lyon, Nước Pháp năm 1786, là con thứ ba trong 6 người con. Cha mẹ ngài đạo đức, thương người, không ngại lén đi lễ ở nơi xa, giữa thời kỳ cấm cách và phá đạo nặng nề tại nước Pháp. Gioan được rước lễ lần đầu năm 13 tuổi, và cho tới khi chịu thêm sức, ngài phải chứng kiến cảnh cử hành Thánh lễ, dạy giáo lý  đầy can đảm của các linh mục trước bất cứ đe dọa nào từ chính quyền. Chính từ đó phát sinh ơn gọi linh mục của Gioan.

    Năm 1802, lúc 20 tuổi, Gioan Vianney mới bắt đầu việc học chuẩn bị vào chủng viện, dưới trướng của cha Balley. Dù Gioan chỉ thông minh ở mức bình thường, nhưng các thầy dạy anh không bao giờ nghi ngờ về ơn gọi linh mục của anh. Anh gặp rất nhiều khó khăn trong việc học Latinh. Bạn học của anh, sau này làm Giám mục Dubuque, giúp anh cách riêng trong việc học Latinh.

    Chiến tranh Pháp – Tây Ban Nha nổ ra, Gioan Vianney phải ngưng học, và được gọi nhập ngũ. Nhưng buổi sáng lên đường nhập ngũ, vì Gioan Vianney đến nhà thờ cầu nguyện, nên đến trễ, và các tân binh đã lên đường. Sau đó người dẫn đường cho cậu tới trại lính lại dẫn lầm lên nơi làng hẻo lánh có những người trốn lính tập trung. Cậu phải lưu lại đó, lấy tên giả, làm giáo viên dạy trẻ nghèo. Sau này nhờ em cậu đi lính thay, cậu mới được thoát khỏi cảnh trốn lánh và trở lại với việc học.

    Năm 1812, gia nhập chủng viện, với tuổi 30, cậu buộc phải học triết học bằng tiếng Pháp, thay vì Latinh. Có lần thi trượt, cậu lại phải thi lại và may là qua được kỳ thi thành công. Ba năm sau, cậu được thụ phong linh mục.

    Một con người được ơn thấu thị (vision) để nắm chắc ơn gọi của mình thì thắng vượt các trở ngại và hoàn thành được những việc xem ra là không thể làm được. Thánh Gioan Baotixita Vianney (còn được gọi là cha sở họ Ars) là một người có có ơn “thấy và thấu hiểu” này: Ngài muốn trở nên một linh mục. Nhưng ngài phải vượt thắng được nền học vấn trường lớp nghèo nàn không chuẩn bị thích đáng cho ngài tiếp thu các môn học của chủng viện.

    Việc ngài không hiểu được tiếng Latinh buộc ngài phải gián đoạn việc học tại chủng viện. Nhưng ơn thấu thị về ơn gọi linh mục của ngài thúc đẩy ngài tìm kiếm sự dạy kèm riêng tư, cách riêng là của cha Balley, người đã dạy dỗ ngài xưa kia. Sau một cuộc chiến đấu dài với các sách vở, Gioan đã được thụ phong linh mục.

    Các hoàn cảnh đòi hỏi những hành vi “ngoài sức tưởng tượng” đi theo ngài ở khắp nơi. Trong tư cách mục tử xứ Ars, một giáo xứ hẻo lánh, chỉ có 40 gia đình nhưng có đến 4 quán rượu. Khi ngài đến tỉnh Ars nước Pháp, lúc ấy đã 31 tuổi, hầu như chẳng ai thèm lưu ý. Tỉnh này nổi tiếng là nơi đầy ải các linh mục. Giáo dân thì thờ ơ với việc đạo đức và thoải mái với nếp sống cố hữu của họ. Sự thấu thị về ơn gọi linh mục của ngài dẫn ngài đến những việc ăn chay nhiệm nhặt và những đêm ngủ ít. (Có những thứ quỷ chỉ có thể đuổi đi nhờ cầu nguyện và chay tịnh.)

    Không bao lâu họ thấy có những thay đổi. Khi nhìn trộm qua cửa sổ họ thấy cha sở gầy gò ốm yếu cầu nguyện suốt đêm. Có người thấy ngài vất bỏ các bàn ghế đắt tiền và thay chiếc giường nệm êm ấm bằng các khúc gỗ sần sùi. Cũng có người thấy ngài chia sẻ quần áo cho người ăn xin, và chính ngài chỉ ăn có hai củ khoai mỗi ngày. Một vài người tò mò đến nhà thờ nghe giảng, và họ thấy tiếng nói của ngài như xé vào tai nhưng có sức đánh động tâm hồn. Từ tò mò dẫn đến nghi vấn. Có thể nào đây là một linh mục đích thực? Và nhà thờ bắt đầu đông người trở lại.

    Cha Gioan đã trở nên một phần tử của cộng đồng nhỏ bé ấy. Mỗi ngày ngài đi thăm các giáo dân và lắng nghe những ưu tư của họ. Ngài không hiểu tiếng Latinh nhưng ngài rất hiểu các nỗi khó khăn của đời sống người dân. Do đó, sau mười hai năm, hầu như mọi người trong tỉnh đều tham dự Thánh lễ hàng ngày và các nông dân vừa lần chuỗi vừa cày cấy nơi đồng áng.

    Và rồi hôm nay trong ngày mừng lễ Thánh Gioan M. Vianney ta thấy trang Tin Mừng hôm nay ghi : “Chúa Giêsu đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền”. Chính sự ra đi mà Chúa Giêsu đã thấy được một bức tranh tổng thể của cuộc sống, vì thế Ngài đã thao thức thốt lên: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về”.

    Thật thế, trong suốt hành trình rao giảng, trên những nẻo đường, nơi đâu Ngài cũng thấy được những con người lầm than vất vưởng, họ không tìm thấy được mục đích của cuộc sống, không tìm thấy được một nơi để nương tựa, một chân lý để sống. Chúa đã chạnh lòng trước đám đông, và thôi thúc Ngài một chương trình mục vụ: “Anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về”.

    Ta thấy chính Chúa đã đốt lên trong lòng nhóm mười hai ngọn lửa hy vọng, để các ông trở thành đôi tay và trái tim của Chúa, mang lửa tình yêu và hy vọng đến các hang cùng ngõ hẻm. Mảng đen của bức tranh cuộc sống đã được tô sáng lên bởi những tông đồ nhiệt thành. Nơi mảng tối của Calcutta giờ đã có mẹ Têrêsa, nơi kia thì có nhà Dòng nọ, nơi khác thì có cộng đoàn giáo xứ . . . Tất cả đều chung một lời mời gọi của Chúa Giêsu, xóa đi mảng đen của cuộc sống.

    Ta thấy Chúa Giêsu đã đến trền gian hơn hai ngàn năm, những mảng đen tối vẫn còn đó, điều này không có nghĩa Ngài bất lực trước nhân loại, không có nghĩa là Ngài kém toàn năng. Nhưng Ngài đang hướng đến nhân loại một niềm hy vọng phổ quát. Thánh Augustinô nói: “Thiên Chúa tạo dựng con người Ngài không cần con người, nhưng để cứu chuộc con người Ngài cần con người”.

    Chính vì lẽ đó con người cần được thanh luyện và dạy dỗ như lời loan báo của tiên tri Isaia: “Thiên Chúa sẽ ban cho ngươi chút bánh đau thương, ít nước khốn cùng, nhưng Đấng dạy dỗ người sẽ không lìa bỏ ngươi, và mắt ngươi sẽ thấy Đấng dạy dỗ ngươi”. Kitô hữu phải kỳ vọng vào Thiên Chúa tình thương, để được Ngài sửa dạy trước khi có trái tim và đôi tay như Ngài. Ngài sẽ thức tỉnh lương tâm con người, phải làm gì cho vũ trụ, cho môi trường, để hạt giống được nẩy mầm, đất đai sinh lương thực béo tốt, gia sức có cỏ non, biển xanh có cá, khe núi có mạch nước mát trong lành, cho những người anh em đau khổ.

    Tất cả những điều này chỉ có thể làm được khi con người biết quay trở về với Thiên Chúa, và như thế nhân loại sẽ bước vào mùa hy vọng phổ quát trong niềm vui và bình an, chứ không phải trong sự đau thương và hoảng loạn.

    Xin Chúa thêm ơn cho mỗi người chúng ta để mỗi người quay về với Chúa và nhất là nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa để đi tìm. Ta cũng hãy nhìn lên gương của Cha Thánh Gioan Vanney hôm nay chúng ta mừng Lễ cho chúng ta biết hăng say đi tìm và cứu các linh hồn như Ngài. Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho các Cha Sở vì hôm nay là ngày mừng bổn mạng của các Ngài.

    Lm. Huệ Minh
    Kính chuyển:
    Hồng
     --------------------------------------------
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ HAI CN18TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Aug 2 at 10:42 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng



     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    03.08.20

    THỨ HAI TUẦN 18 TN

    Mt 14,22-36

    NHỜ CHÚA

    “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa!” (Mt 14,33)

    Suy niệm/SỐNG: Trong lúc tính mạng các môn đệ bị đe dọa bởi cơn bão biển dữ dằn, Đức Giê-su đi trên sóng biển đến và lên thuyền của các ông, và các ông được cứu khỏi cơn gian nan nguy hiểm.

    Chúa là chỗ dựa vững chắc cho những ai tin tưởng và kêu cầu Người. Có Chúa sóng yên biển lặng; có Chúa, các môn đệ được bình an; có Chúa, các môn đệ vượt qua được mọi gian nan khốn khó. Và về phía các môn đệ, lòng tin được củng cố, Phê-rô đã có thể đi trên biển như để đến với Thầy của mình.

    Hiệu ứng của lòng tin còn lan toả đến cả dân ngoại, những người dân miền Ghen-nê-xa-rét: họ chỉ cần chạm vào tua áo choàng của Chúa Giê-su thì thần lực của Ngài cũng đủ chữa họ lành mọi bệnh hoạn tật nguyền.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Được cứu thoát và được chữa lành nhờ quyền năng Thiên Chúa, các môn đệ được củng cố niềm tin. Các ông đã chứng thực niềm tin đó bằng lời tuyên xưng: “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa!” 

    Bạn thân mến, tâm hồn con người mong manh và dường như bất lực trước biển đời đầy cám dỗ và thách thức, có nguy cơ lôi kéo chúng ta đến sự chết đời đời.

    Để được trợ giúp và cứu thoát hãy mời Chúa Giê-su đồng hành trên con thuyền đời mình; hãy thể hiện lòng tin với tâm hồn khiêm tốn, và lời cầu xin đơn sơ với lòng tin tưởng.

    Sống Lời Chúa: Nhẩm lại lời cầu của thánh Phê-rô, nhất là khi gặp gian nan khốn khó: “Thưa Ngài, xin cứu con với.”

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, sống trên biển đời trần gian chúng con phải đối diện với nhiều nguy cơ làm chúng con hư mất. NHỜ ƠN CHÚA ban thêm cho chúng con đức tin, và lòng cậy trông vào Chúa là Đấng cứu độ chúng con.

     GPMYTHO
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BẢY TUẦN 17TN-A

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sat, Aug 1 at 1:57 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA 

    01.08.20

    THỨ BẢY ĐẦU THÁNG TUẦN 17 TN

    Thánh An-phong Ma-ri-a Li-gô-ri, giám mục, tiến sĩ HT

    Mt 14,1-12

    VỊ NGÔN SỨ “CHÍNH HÃNG”

     

    Vua Hê-rô-đê đã bắt ông Gio-an, xiềng ông lại, và tống ngục vì chuyện bà Hê-rô-đi-a, vợ ông Phi-líp-phê, anh của nhà vua. Ông Gio-an có nói với vua: “Ngài không được phép lấy bà ấy.” Vua muốn giết ông Gio-an, nhưng lại sợ dân chúng, vì họ coi ông là ngôn sứ. (Mt 14,3-5)

    Suy niệm/SỐNG: Vua Hê-rô-đê An-ti-pa khét tiếng là một bạo chúa, độc tài, ông bất chấp luân thường đạo lý, cướp vợ của anh mình là bà Hê-rô-đi-a. Là vua, ông nắm mọi quyền sinh sát trong tay, không ai dám lên tiếng dẫu họ biết rõ lối sống tội lỗi của vua.

    Chỉ có Gio-an Tẩy Giả, vị ngôn sứ “đi trước Chúa, mở lối cho Người” (Lc 1,76), dám đứng lên tố cáo lối sống sai trái của vua Hê-rô-đê: “Ngài không được phép lấy bà ấy”. Chính việc dám lên tiếng nói sự thật, công bố lề luật của Thiên Chúa muốn con người sống công chính, thiện hảo; và can đảm chọn lựa chân lý.   

    *Chúa truyền dạy cả khi bị thua thiệt, bị cầm tù và rồi bị trảm quyết, thái độ can đảm đó chứng nhận Gio-an là vị ngôn sứ đích thực của Đấng Cứu Thế.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Mang danh Ki-tô hữu, nghĩa là người luôn luôn có Chúa trong đời sống mình, bạn đã can đảm lội ngược dòng để làm chứng cho Chúa bằng đời sống trung thực, công chính… hay bạn chấp nhận thỏa hiệp với lối sống thế tục?

    Sống Lời Chúa: Mỗi ngày bạn hãy nỗ lực, can đảm sống trung thực, công chính để làm chứng cho danh Ki-tô hữu của mình.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa! Luật pháp Chúa quả là hoàn thiện, bổ sức cho tâm hồn. Thánh ý Chúa thật là vững chắc, cho người dại nên khôn. Huấn lệnh Chúa hoàn toàn ngay thẳng, làm hoan hỷ cõi lòng. Lòng kính sợ Chúa luôn trong trắng, tồn tại đến muôn đời. (x. Tv 18, 8.9.10).

     GPMYTHO
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -NGUYENKẾT - CN18TN-A

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

 

Sunday, July 26, 2020

 

TN18a - Không làm được điều thiện, có thể vì mình chưa đủ yêu thương

 

► Video: https://youtu.be/XUBGG9GkEhs


ĐỌC LỜI CHÚA

  • Is 55,1-3:(1) Đến cả đi, hỡi những người đang khát, nước đã sẵn đây! Dầu không có tiền bạc, cứ đến mua mà dùng; đến mua rượu mua sữa, không phải trả đồng nào.

 

  • Rm 8,35.37-39: (38) Tôi tin chắc rằng, cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, (39) trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta.


  • TIN MỪNG: Mt 14,13-21

 

Đức Giêsu hoá bánh ra nhiều lần thứ nhất


(13) Nghe tin ấy, Đức Giêsu lánh khỏi nơi đó, đi thuyền đến một chỗ hoang vắng riêng biệt. Nghe biết vậy, đông đảo dân chúng từ các thành đi bộ mà theo Người. (14) Ra khỏi thuyền, Đức Giêsu trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương, và chữa lành các bệnh nhân của họ.

 (15) Chiều đến, các môn đệ lại gần thưa với Người: «Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn». (16) Đức Giêsu bảo: «Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn». (17) Các ông đáp: «Ở đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá!» (18) Người bảo: «Đem lại đây cho Thầy!» (19) Rồi sau đó, Người truyền cho dân chúng ngồi xuống cỏ. Người cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra, trao cho môn đệ. Và môn đệ trao cho dân chúng. (20) Ai nấy đều ăn và được no nê. Những mẩu bánh còn thừa, người ta thu lại được mười hai giỏ đầy. (21) Số người ăn có tới năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con.

 



CHIA SẺ

 

Câu hỏi gợi ý:

  1.      Nếu bạn ở trong trường hợp Đức Giêsu, đứng trước một đám dân chúng đông đảo từ các thành thị đến nghe mình, bạn có «chạnh lòng thương» không? Sự cảm thương ấy có thúc đẩy bạn làm một điều gì cụ thể cho họ không? 2.       Những cảm xúc, bức xúc, bất mãn, than phiền, chỉ trích của bạn trước đau khổ, bất công, sự ác… có khiến bạn suy nghĩ, tìm cách giải quyết hay cải thiện tình trạng ấy bằng một hành động cụ thể không? Bạn có thấy mình có trách nhiệm chút nào trước tình trạng xấu ấy không?

 

Suy tư gợi ý:


  1. Tình thương của Đức Giêsu đối với dân chúng, đồng bào

    Đọc bài Tin Mừng hôm nay, ta thấy Đức Giêsu –Thầy của chúng ta– là một người thật hấp dẫn. Ngài không hề tìm cách quyến rũ dân chúng, nhưng dân chúng tự nguyện đến với Ngài. Bài Tin Mừng cho thấy chính lúc Ngài muốn tìm một nơi hoang vắng để nghỉ ngơi hay cầu nguyện, thì rất đông dân chúng từ các thành thị đi bộ đến tìm kiếm Ngài. Dân chúng đông đến mức nào thì cuối bài Tin Mừng cho biết: chỉ riêng đàn ông đã có tới 5000 người, còn phụ nữ và trẻ em, theo tâm lý thường tình, hẳn phải đông bằng hoặc đông hơn. Ở nơi Đức Giêsu có điều gì khiến Ngài hấp dẫn dân chúng đến như vậy? Ngài ăn nói rất có duyên chăng? Lời giảng dạy của Ngài đầy minh triết và rất thiết thực chăng? Hay vì họ tò mò muốn được xem Ngài làm phép lạ? Tất cả những lý do đó chắc chắn đều đúng, và có thể lý do sau cùng là sự tò mò muốn xem phép lạ là mạnh hơn cả.

    Nhưng còn một yếu tố nữa rất quan trọng mà bài Tin Mừng hôm nay tỏ cho ta thấy, đó là tình thương bao la của Ngài đối với dân chúng. Tình thương ấy đã được diễn tả súc tích trong câu: «Đức Giêsu trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương, và chữa lành các bệnh nhân của họ» (Mt 14,14). Từ ngữ «chạnh lòng thương» nói lên tính rất nhân bản đầy tình người của Đức Giêsu. Đó không phải là một tình cảm thoáng qua, mà là một động lực mạnh thúc đẩy Ngài đi đến hành động tức khắc là «chữa lành các bệnh nhân của họ» (Mt 14,14b), và đã cho họ ăn để họ khỏi bụng đói về nhà.



    2.  Xét lại bản thân, xã hội và Giáo Hội

    Nói tới đây, thiết tưởng chúng ta –những người lấy Đức Giêsu làm gương mẫu cho cuộc đời mình, đặc biệt những người lãnh đạo dân chúng– thử xét lại xem tình thương của ta thế nào đối với tha nhân, đối với vợ/chồng và con cái mình, đối với những người mình có bổn phận chăn dắt, bảo vệ, giáo dục… Trước những nhu cầu không được thỏa mãn, những đau khổ hay bệnh tật của họ, trước những bất công trong xã hội và Giáo Hội đang đè nặng trên họ, ta có cảm thấy xót xa, bức xúc, «chạnh lòng thương» như Đức Giêsu không?

    Xã hội hiện nay đầy đau khổ, nghèo khó, bất công, chính vì quá thiếu những con người biết «chạnh lòng thương», biết xả thân, biết ra tay hành động! Vì rất nhiều vị lãnh đạo chỉ biết an vị với cái «ghế» của mình để an hưởng lợi lộc, chứ không còn nhạy cảm hay bức xúc trước nỗi khổ đau của người khác! Vì động lực của rất nhiều người khi vào hội này đảng kia, khi phấn đấu để có được chức này chức nọ, hay khi đi tu, khi vào chủng viện, chỉ là ước muốn có một đời sống dễ dãi, có nhiều điều kiện để thăng tiến trong xã hội hay Giáo Hội, hầu sống nhàn nhã trên đầu trên cổ người khác, chứ không phải là tinh thần yêu thương, muốn phục vụ như Đức Giêsu.

    Nếu «đầu vào» (input) là những người như thế thì «đầu ra» (output) làm sao có được những con người dấn thân thật sự cho tha nhân, dám sống chết cho xã hội hay Giáo Hội? Đây quả là một vấn đề xã hội và Giáo Hội: những người được tuyển chọn để được đào tạo trở nên những người lãnh đạo, những người được dành cho nhiều cơ may để tiến thân trong xã hội và Giáo Hội, đúng ra phải là những người có khả năng «chạnh lòng thương», biết bức xúc trước những nhu cầu, đau khổ của người khác, trước những bất công trong xã hội hay Giáo Hội. Không nên để «đầu vào» là những người ích kỷ, thản nhiên trước mọi đau khổ và bất công, cho dù về mặt luân lý họ được kể là người tốt, thậm chí «đạo đức» hiểu theo nghĩa thông thường!



    3.  Hãy biến thương cảm thành hành động

    Đức Giêsu không chỉ «chạnh lòng thương», chảy nước mắt trước nhu cầu cần được thỏa mãn và đau khổ của người khác, để sau đó bó tay không làm gì cả, mặc cho họ ra sao thì ra. Ngài có thể viện cớ mình là một ông đạo, chỉ chuyên lo về mặt tâm linh của con người, để khỏi phải lo cho họ những nhu cầu khác. Nhưng Ngài đã không làm thế! Ngài đã lo cả những nhu cầu thể chất, vật chất cho họ: nào là chữa bệnh, cho họ ăn, nào là trừ quỉ ám, làm kẻ chết sống lại, thậm chí cứu cảnh hết rượu đột ngột trong tiệc cưới nữa… Chính vì thế, dân chúng mới cảm thấy Ngài yêu thương họ đích thực. Tình thương đích thực không tự giới hạn về mặt nào cả. Không một người nào thương một người khác đích thật mà lại nói với người ấy: «Tôi chỉ thương bạn về mặt tâm linh (hoặc vật chất…) mà thôi!», và đành chấp nhận không can thiệp gì cả khi người kia cần đến mình về mặt khác! Tình thương «kiểu công chức» ấy không phải là tình thương đích thực!

    Người Kitô hữu cần phải biết thao thức, cảm xúc như Đức Giêsu trước nhu cầu và đau khổ của người khác. Không chỉ như thế, còn phải bắt chước Ngài trong việc biến nỗi bức xúc ấy thành hành động thực tế. Ngài muốn tập cho các môn đệ điều ấy khi gợi ý cho các ông: «Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn» (Mt 14,16).

    Trước đau khổ hay nhu cầu của người khác, nhiều khi ta cũng cảm thấy «chạnh lòng thương», chảy nước mắt. Nhưng ta cũng cần tự hỏi xem tình cảm ấy có thật sự thúc đẩy ta đi đến hành động, thúc đẩy ta phải làm một cái gì cho họ không? hay ta đành chấp nhận «án binh bất động»? Có bao giờ ta chưa thử làm, thậm chí chưa thử nghĩ xem có cách nào để làm không, thì đã tự cho rằng mình không thể làm gì được? rằng mình bị giới hạn đủ kiểu đủ cách? – Đừng sợ mình không làm được, hãy sợ rằng mình không muốn làm, hay không đủ tình thương để làm! Vì quả thật, hễ muốn làm, hễ có tình thương thật sự, mình sẽ làm được rất nhiều việc! Nguyễn Bá Học có câu: «Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông».

    Thử nghĩ xem: một phụ nữ yếu đuối sẽ làm gì khi thấy con ruột mình bị kẹt trong nhà đang bị cháy? Có phải vì nàng thấy mình không thể vào cứu được, nên đành để mặc con chết cháy trong đó mà không làm gì cả không? Nhiều phụ nữ đã bất chấp khả năng của mình, cứ xông đại vào căn nhà cháy, và cuối cùng đã cứu được con ra! Tình thương quá mạnh đã khiến nàng làm được điều mà bình thường nàng không thể làm. Hoặc nếu không trực tiếp xông vào nhà để cứu con, thì nàng sẽ tìm đủ cách để huy động cho bằng được người này người kia làm thay nàng. Hoặc nếu con nàng bị tai nạn, cần một món tiền lớn mới có thể khỏi chết hay khỏi thương tật suốt đời, mà hiện nay nàng không có tiền… Liệu có phải vì thế mà nàng đành không làm gì cả, để mặc con mình chết hay mang thương tật suốt đời không?



    4.  Hãy biến những bất mãn, những lời than phiền thành những hành động tốt và khôn ngoan

    Rất nhiều lần chúng ta than phiền về xã hội, về Giáo Hội, về gia đình mình, về người này người kia: nào là xã hội bất công, Giáo Hội trì trệ, gia đình chia rẽ, người này xấu, người kia bất tài, v.v… Nhưng sau đó chúng ta chẳng làm gì để cải thiện tình trạng đáng than phiền ấy cả. Như thế, những than phiền ấy chẳng ích lợi gì cả, thậm chí còn gây ra chia rẽ, hiểu lầm, gây bực bội, va chạm… Cách tốt hơn, thay vì than phiền, nói xấu, chỉ trích, tỏ ra bất mãn, ta hãy suy nghĩ xem mình có thể làm gì để cải thiện tình trạng xấu đó, rồi bắt đầu đem ra làm. Là người Kitô hữu, chúng ta cần có một thái độ tích cực trước sự ác, sự xấu, sự dữ, nghĩa là trước tội ác, đau khổ, bất công, bệnh tật, nghèo đói… «Thà đốt lên ngọn nến nhỏ, còn hơn ngồi không mà nguyền rủa bóng tối» (Ý của một bài hát Hướng Đạo).

    Trước bất kỳ sự xấu ác nào xảy ra trước mắt, trong gia đình hay ngoài xã hội, trong xứ đạo hay trong Giáo Hội, hãy luôn luôn nghĩ rằng mình có trách nhiệm. Rất có thể, phần nào hay cách nào đó, mình là nguyên nhân –trực tiếp hay gián tiếp– của sự xấu ác ấy. Và mình luôn luôn được mời gọi góp phần làm cho sự xấu ác ấy giảm bớt hay mất hẳn bằng một hành động cụ thể nào đấy. Vô tình quá, nghĩ rằng mình vô can hay không có trách nhiệm gì, không khéo, thứ đạo đức của chúng ta vô tình và ít nhiều trùng hợp với thứ đạo đức của Philatô. Thấy Đức Giêsu bị hàm oan, bị ghen ghét và kết án bất công, thay vì ra tay cứu Ngài, thì ông lại «lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói : “Ta vô can trong vụ đổ máu người này”» (Mt 27,24).




    CẦU NGUYỆN


Lạy Cha, nhiều khi con thắc mắc: tại sao Đức Giêsu lại làm được phép lạ hóa bánh ra nhiều như thế? Con nghĩ một phần là do quyền năng của Ngài, vì Ngài là Con Thiên Chúa, nhưng một phần khác vì Ngài có tình thương đích thực và bao la đối với dân chúng. Tình thương có thể làm nên những phép lạ! Con còn nghèo tình thương lắm, xin Cha ban thêm tình thương cho con!

 

Nguyễn Chính Kết


Bấm vào đây để đọc bài đào sâu: 
Hãy yêu thương và chủ động làm những gì tình yêu đòi hỏi (https://chiasethanhuu.blogspot.com/2020/07/tn18b.html). 

 

Posted by Nguyen Chinh Ket at 5:02 PM

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 

No comments:

 

Post a Comment

Newer Post Older Post Home

Subscribe to: Post Comments (Atom)

Chia sẻ


http://1234chiase.blogspot.com

Blog Archive

Chia sẻ


1234chiase.blogspot.com

   

Simple theme. Powered by Blogger.

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CHA BRIAN-18TH SUNDAY-AA

  •  
    Mo Nguyen
    Fri, Jul 31 at 3:10 PM
     
     

            EIGHTEEN SUNDAY IN ORDINARY TIME - YEAR A

                           02 AUGUST 2020

    picture.jpg

               FEEDING THE HUNGRY  

                 FEEDING THE HUNGRY: 18th SUNDAY A 

                         (Matthew 14: 13-21)

     

    There are at least three kinds of hunger. There is a hunger for bread, for the food and drink that satisfy physical hunger and nourish health and life. There is emotional hunger, a hunger for acceptance and welcome, affirmation and affection from others. And there is spiritual hunger, that includes a craving for the company of good people. For Christians, this means most of all the company of Jesus Christ.

     

    Mother Teresa of Kolkata has spoken well of these three kinds of hunger. She says:

     

                Your poverty is greater than ours ... the spiritual poverty of the West is much greater than the physical poverty of the East. In the West, there are millions of people who suffer loneliness and emptiness, who feel unloved and unwanted. They are not the hungry in the physical sense; what is missing is a relationship with God and with each other.

     

    In the gospel today we meet people who are experiencing these three kinds of hunger. Their greatest hunger is for the company of Jesus, for the enlightenment, truth and challenge of the words he speaks, and for the warmth and comfort of his understanding, kindness and compassion.

     

    Tired out from hard work, and looking for a little rest and recreation, as well as some quiet time to mourn the recent killing of his cousin, John the Baptist, Jesus sails with his friends for the eastern shore of the lake. But seeing where the boat is heading, the crowds hurry to reach that shore on foot. You can imagine what you and I might have thought and even said about this. Jesus too might easily have felt annoyed and resentful, and even have moaned and groaned: “Why won't they leave me alone for a while? Why won't they let me have a little bit of time to myself? Why won't they give me just a bit of peace and quiet? Why won't they stay away for now? Why won’t they?”

     

    But Jesus, ever “the man for others”, thinks no such thoughts. He thinks only of them, of their need for him, and of the love and assistance he can provide. Sensing their longing to be with him, and seeing so many sick and troubled persons among them, his heart is moved with compassion. So, he goes from one little group to the other – listening to them, talking to them, comforting them, and healing their physically and mentally sick ones. Their cravings to be with him, then, and their longings for his welcome and acceptance, affirmation and affection, are satisfied and fulfilled.

     

    All this goes on for a long while. So long in fact, that his disciples, watching the sun sinking rapidly below the horizon, start to get impatient and annoyed. They speak bluntly to their leader of the frustrations they are feeling: “This is an isolated place,” they say, “and the time has slipped by; so, send the people away, so they can go to the villages to buy themselves some food.” “No way,” says Jesus, just as directly: “you give them something to eat yourselves.” Grudgingly, they place in the hands of Jesus the five loaves and the two fish, their own picnic lunch. First Jesus thanks God for these gifts of fish and bread. Then he breaks the loaves into pieces and hands them to his disciples, who distribute the food to the crowds.

     

    Something amazing is happening here. Not only is Jesus multiplying the bread. Not only is he feeding the hungry people with more food than they can eat, he is also involving his disciples in the task of feeding such a vast number of people - well over five thousand at a single sitting. It’s a sign of things to come.

     

    All this has much to say to us today as friends and followers of Jesus. We must face, first of all, the physical hunger of millions of our fellow human beings around the world, much aggravated right now by the economic effects of Covid-19. Can anyone right now still indulge in conspicuous consumption with a clear conscience, when so many others lack the basic necessities of life, and are even starving to death? What will Jesus say to you and me on Judgment Day? Will it be, “I was hungry, and you gave me food? I was thirsty and you gave me drink” (Mt 25:35-36)? Or will it be, “I was hungry and you never gave me any food, I was thirsty and you never gave me anything to drink” (Mt 25:42-43)?

     

    In the second place, you and I keep coming across deprived, despised and lonely people, yearning for just a little bit of affirmation, a little bit of acceptance, and a little bit of affection.  The problems in both city and country of persons being picked on and bullied, of runaway and homeless children, of drug addiction, of discrimination, of cruelty, of domestic violence, of suicide, are but symptoms of deep unsatisfied longings to be loved and to love. Can we, then, be at least a little more sensitive, a little more responsive, a little more pro-active and caring towards hurt, lost and lonely persons out there, and perhaps even right here among us? And will we let our Leader say to us: “I was a stranger and you made me welcome, lacking clothes and you clothed me, sick and you visited me, in prison and you came to see me (Mt 25:36-37)?”

     

    Over and over again, Jesus clearly identified himself with people in physical, emotional and spiritual need. To meet them is to meet him. “In truth I tell you,” he says, “in so far as you did this to one of the least of these brothers and sisters of mine, you did it to me” (Mt 25:40-41). Or else, “in so far as you neglected to do this to one of the least of these, you neglected to do it to me” (Mt 25:45).

     

    It’s the very same nurturing Jesus whom we are meeting today in our prayer. He keeps waiting to nourish us with the gift of himself in bread and wine. He also keeps waiting and wanting to send us out from our prayer, to be for others his eyes, ears, heart, hands and feet. May we do more than we've ever done before, then, to satisfy the physical, emotional and spiritual hungers of those persons, who are both needing and waiting for us, to be for them agents of the goodness of Jesus, and missionaries of his love!

     

    Fr Brian Gleeson

    Five loaves and two fishes Lyrics:

    https://www.youtube.com/watch?v=HptiVBcXoys

     

    sing.jpg
     

    5 Chiếc Bánh Và 2 Con Cá - Minh Khoa & Hoài Uyên

    https://www.youtube.com/watch?v=LDgj7uujxoQ

     
     

Subcategories