2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA - THỨ HAI - CN6TN-C

18/02 – Thứ Hai tuần 6 thường niên.

"Tại sao thế hệ này lại xin điềm lạ?".

Lời Chúa: Mc 8, 11-13

Khi ấy, các người biệt phái xuất hiện và bắt đầu tranh luận với Chúa Giêsu. Họ xin Người một điềm lạ trên trời để thử Người.

Người thở dài mà nói: "Tại sao thế hệ này lại xin điềm lạ? Quả thật, Ta bảo các ông hay: Sẽ chẳng cho thế hệ này điềm lạ nào". Rồi bỏ họ đó, Người lại xuống thuyền sang bờ bên kia.

*SỐNG VÀ CHIA SẺ: Dấu lạ của tình thương

Thánh Marcô đặt cuộc tranh luận giữa Chúa và những người Biệt phái, sau một loạt phép lạ Chúa Giêsu đã thực hiện khi bắt đầu sứ vụ công khai của Ngài. Phép lạ mới nhất là việc hóa bánh và cá ra nhiều cho đám đông theo Ngài. Những người Biệt phái đã bắt đầu nghe nói đến hoặc chính mắt họ chứng kiến các phép lạ của Chúa Giêsu, nhưng họ không tin.

Ở đây, chúng ta thấy rõ tương quan giữa phép lạ và lòng tin của con người. Chúa Giêsu không làm phép lạ như một trò ảo thuật; Ngài làm phép lạ trước hết là để biểu lộ quyền năng của Thiên Chúa, loan báo những dấu chỉ của Nước Trời và kêu gọi lòng tin nơi con người, do đó phép lạ là một lời mời gọi hơn là một cưỡng bách.

Khi những người Biệt phái đòi hỏi một dấu lạ, thái độ đó gợi lại sự thử thách mà người Do thái trong thời kỳ lang thang trong sa mạc cũng đã đòi hỏi nơi Thiên Chúa; thái độ đó cũng tương tự thái độ của Satan khi đến cám dỗ Chúa Giêsu. Thật thế, Satan đã bảo Chúa Giêsu hãy gieo mình xuống từ thượng đỉnh Ðền thờ như một cử chỉ vừa ngoạn mục vừa cả thể. Nhưng Chúa Giêsu đã mượn lời của chính Thiên Chúa nói với dân Do thái trong Cựu Ước để khước từ cám dỗ của Satan: "Ngươi chớ thử thách Thiên Chúa là Chúa của ngươi". Trước sự cứng lòng tin của những người Biệt phái, Chúa Giêsu đã khước từ mọi phép lạ, hay đúng hơn, Ngài không làm phép lạ nào để nói với họ hơn là cái chết của Ngài trên Thập giá, bởi vì chỉ cái chết ấy mới có thể lôi kéo mọi người về với Thiên Chúa.

Giáo Hội tiếp tục công cuộc cứu rỗi của Chúa Kitô; qua cuộc sống của mình, Giáo Hội cũng đang lặp lại những phép lạ của Chúa Giêsu như một lời mời gọi. Thế nhưng, đâu là dấu chỉ đáng tin cậy nhất mà Giáo Hội có thể chứng tỏ cho con người thời nay? Với những phát minh mỗi ngày một tân tiến, con người thời nay dường như vẫn đang tự hào thực hiện được nhiều phép lạ trong mọi địa hạt. Do đó, đối với con người ngày nay, không một dấu lạ nào đáng tin hơn nơi Giáo Hội cho bằng chính cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá mà Giáo Hội có thể lặp lại nơi chính mình. Giáo Hội chỉ đáng tin cậy khi Giáo Hội khước từ vẻ hào nhoáng bên ngoài, để mặc lấy thái độ vâng lời và phục vụ của Chúa Kitô; Giáo Hội chỉ đáng tin cậy khi Giáo Hội là thể hiện của một tình yêu vô vị lợi, một tình yêu của Ðấng sẵn sàng hy sinh và chết cho người mình yêu.

Dấu lạ cả thể mà có lẽ con người thời nay đang chờ đợi nơi Giáo Hội chính là dấu lạ của tình thương. Nói như Staline, thế giới này chỉ cần mười người như thánh Phanxicô Assisi, thì cũng đủ để thay đổi bộ mặt. Người ta mãi mãi vẫn nhớ khuôn mặt từ tốn, nhân hậu của một Gioan XXIII; hoặc chỉ như một ánh sao băng, người ta khó mà quên được nụ cười hiện thân của lòng nhân từ nơi Ðức Gioan Phaolô I; lòng hy sinh quảng đại của Mẹ Têrêsa Calcutta cũng là một dấu lạ cả thể mà con người thời đại đang tìm thấy nơi Giáo Hội.

*SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG:Trong sự đóng góp khiêm tốn của mình trong cuộc sống hiện tại, Nhờ Chúa Thánh thần thúc đẩy, mỗi Kitô hữu quyết tâm ý thức rằng mình đang là một dấu hỏi, một lời mời gọi đối với những người chưa nhận biết Chúa Kitô.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

--------------------------------------

CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA - A REFLECTION 18-2-19

 

                                      In you, LORD

               my GOD, I put my TRUST

 

A REFLECTION

(Lk 6: 17, 20-26)

 TRUST IN A YEAR OF DROUGHT. It is hard to imagine families on the land having no worries in a year of drought. They are fortunate if they are able to put their hope and trust in God in such a difficult time. Happy also are the poor, the hungry and the sorrowful if they turn to God in their plight. Today’s Scripture readings call for an heroic trust in God, a trust that will bring great rewards in heaven and surprising rewards on earth as well.

I Trust in You, Oh Lord:

https://www.youtube.com/watch?v=96l9vGMKCXM

--------------------------------

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA- CN6TN-C

CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
Chúa nhật 6 TN-C Ngày 17-02-2019
Dành cho Cá nhân, Gia đình, Nhóm, Hội đoàn...
Ý chính: TÌM HẠNH PHÚC NƠI CHÚA

A- Cảm nghiệm Sống và lắng nghe Chúa Thánh Thần tác động:
Bài đoc 1: Giêrêmia (17:5-8). Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Đức Chúa, và có Đức Chúa làm chỗ nương tựa.” (câu 7)
1/ Tại sao tôi không đặt tin tưởng vào người đời, mà tin vào Chúa?
2/ Khi đời sống bạn nương tựa vào Chúa, sẽ thấy gia đình thế nào?

Bài đọc 2: 1 Cor (15:12;16-20). “Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người.” (câu 19)
1/ Chia sẻ những hy vọng nơi Chúa khi tôi gặp đau khổ và thử thách?
2/ Chiến tranh, khủng bố, lụt lội... giúp bạn có ý niệm sống thế nào?

Tin Mừng: Luca (6:17; 20-26). “Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ và xỉ vả và bị xóa tên...” (câu 22)
1/ Cho biết hạnh phúc tôi có khi bị người ta oán ghét, vu oan vì Chúa?
2/ Bốn phúc và bốn họa trong bài Tin Mừng Chúa muốn nói về gì?
3/ Tại sao những đau khổ ở đời này lại giúp bạn có hạnh phúc thật?

B- Ý Chúa muốn dạy tôi qua ba bài đọc trên:
1- Ích lợi khi tin Chúa: Nếu bạn tin hết vào người đời thì thật đáng nguyền rủa, vì lòng bạn hoàn toàn xa Chúa., bạn sẽ như buị cây trong bãi sa mạc, chẳng thấy được gì! như sống trong một đồng cháy. Còn khi bạn tin vào Chúa sẽ như một cây trồng bên dòng nước, chẳng sợ hạn hán và nóng nực, lúc nào cũng trổ hoa lá xanh tươi.

2- Đời sống mới trong Chúa: Cái hủy diệt được tội lỗi chính là đời sống đổi mới của bạn, đã tham dự vào sức sống lại của Đức Kitô. Vì nếu Ngài không sống lại thì tội lỗi vẫn còn nguyên, vậy sống lại là hoàn toàn đổi mới con người cũ. Người đời cho chết rồi là hết, cứ hưởng thụ đi. Nhưng Chúa là Đấng công bằng, có thưởng có phạt.

3- Chân dung người Tín hữu: Chúa dạy các môn đệ xưa là cho chính bạn hôm nay, về chân dung của người Tín hữu chân chính gồm bốn phúc và bốn hoạ. Bạn đã lãnh nhận ơn Chúa thì phải lấy tình yêu quảng đại mà đáp lại tình Chúa thương, vì những lời chúc mừng này đã được Chúa ban cho những ai đang đón nhận sứ điệp của Người.

4- Gương mẫu tin tưởng và hy vọng: Corie Ten Boom sống sót qua quãng đời hỏa ngục của những ngày trong trại tập trung Đức Quốc Xã, đa số nơi đây mọi người đều mất hy vọng. Bà được sống sót kể lại đời mình trong một niềm tin không nao núng và hy vọng nắm chặt trong Chúa. Bà nhìn thấy gương mặt gian ác thật kề cận và riêng tư, bà chứng kiến một số hành động nhẫn tâm nhất mà con người có thể làm đối với con người, Và khi thoát khỏi cảnh đó, bà nói: “Nếu nhìn vào thế giới, bạn sẽ đau đớn; nhưng nếu nhìn vào Đức Kitô, bạn sẽ được tràn trề bình an và hy vọng.” Lời Chúa trong sách Tiên tri Isaia nói: “Kẻ nào để trí mình nương tựa nơi Ngài, thì ngài cho kẻ ấy sự bình an trọn vẹn, vì kẻ ấy cậy nhờ Ngài.”.
Bạn đang nhìn vào đâu? Bạn đang chú ý vào thế gian và những nguy hiểm của nó chăng? Bạn đang chú ý nhìn bản thân để hy vọng tìm ra lời giải đáp riêng chăng? Hay bạn đang nhìn vào Chúa Giêsu, niềm hy vọng cuối cùng của đức tin bạn? (x. Do thái 12,1-2)

C- Câu Kinh Thánh đánh động bạn và tôi chọn Sống tuần này:
PHÚC CHO ANH EM KHI VÌ CON NGƯỜI MÀ BỊ NGƯỜI TA ÓAN GHÉT, KHAI TRỪ VÀ XỈ VẢ VÀ BỊ XOÁ TÊN (C.22) -*Bạn và tôi hãy vui mừng lên, khi vì Tin Mừng mà đang bị những hiểu lầm, đau khổ trên.

D- Bạn và tôi cùng dựa vào Lời Chúa Cầu nguyện và Sống:
Lạy Cha, Đức Kitô đã nói: Phúc cho anh em là những người bây giờ đang phải khóc. Xin dạy con biết chịu đựng vu oan, bỏ vạ, hiểu lầm, lên án vì Chúa, trong khi thi hành nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng. NHỜ MẸ Maria giúp con hoàn thành sứ vụ như Mẹ ĐÃ LÀM KHI NGHE LỜI CHÚA .

Hoa thơm cỏ lạ: HÃY CẬY NHỜ CHÚA RỜI NÚI CHO BẠN, NHƯNG HÃY TIẾP TỤC LEO./ Trust God to move your mountain, but keep on climbing.

CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
Phó tế GB Nguyễn văn Định * This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

--------------------------------

CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA - REFLECTIONS ON THE GOSPEL -CN6TN-C

Blest Are They

 

                                                                                                                                 REFLECTIONS ON THE GOSPEL

                                                                                                                                             BEING PREPARED

                                                                                                                                           TO BE VULNERABLE

                                                                                                                                              (Lk 6: 17, 20-26)

Hardly any statements in the Gospels are more challenging than the Beatitudes and Woes with which Jesus begins his sermon. To understand them we have to attend to the context of the sermon and the biblical meaning of beatitude.

The context is that Jesus is instructing his disciples before a great multitude of burdened and afflicted people who have come from far and near to access his healing power. The implication is that the disciples are to be something for this troubled wider group, and Jesus is going to tell them how.

In the biblical tradition ‘Blessed …’ does not strictly speaking indicate a moral attitude to be adopted. A beatitude declares a person to be in a fortunate or advantageous position. They are ‘in a good place’ because of what will soon come about through the faithfulness of God.

Jesus is not endorsing poverty or hunger. He is insisting that what most people reckon to be advantages and disadvantages are relativised because God is on the side of the poor, rather than the rich and well off, and will move to reverse the situation – as Mary’s Magnificat (Luke 1: 46-55). What the Beatitudes depict is a preparedness to be vulnerable in view of this sense of God.

This brings us back to the context in which this instruction is given: the afflicted multitude longing for healing. A vulnerable community can become for the afflicted an instrument of healing and life. It is those who approach the wounded with vulnerable love, rather than power, who made the world safe for humanity.

Brendan Byrne, SJ

Blest Are They (with lyrics):

https://www.youtube.com/watch?v=qwSkmzw8dY8

---------------------------------

CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - THỨ BẢY CN5TN-C

 - Thứ Bảy 16-2-19

CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ: Tin Mừng Theo Thánh Mác-cô 8, 1-10

Trong những ngày ấy, dân chúng theo Chúa Giêsu đông đảo, và họ không có gì ăn, Người gọi các môn đệ và bảo: "Ta thương đám đông, vì này đã ba ngày rồi, họ không rời bỏ Ta và không có gì ăn. Nếu Ta để họ đói mà về nhà, họ sẽ mệt lả giữa đường, vì có nhiều người từ xa mà đến".

Anh chị em yêu quý,

Có nhiều loại người khác nhau theo Chúa Giêsu trong đám đông. Khi họ đói, Chúa Giêsu đã làm hóa bánh và cá ra nhiều để nuôi họ. Tất cả đều ăn no và hài lòng. Thánh kinh nói rằng: "Mọi kẻ tin vào Người sẽ không phải thất vọng."(Rô-ma 10, 11)

Chúa Giêsu đã không để dân chúng theo ngài ra về nhà với cái bụng đói của họ. Thánh Gia-cô-bê nói: "Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: "Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no", nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì?"(Gia. 2, 15-16)

Thiên Chúa là tình yêu và phục vụ. Chúa Giêsu đã ban cho dân chúng thức ăn qua việc làm hoá bánh và cá ra nhiều và các môn đệ của Ngài đã phân phát cho dân chúng. Thánh Gioan đã nói: "Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm."(1 Ga. 3, 18)

Chúa Giêsu thấy đám đông đói thì động lòng thương xót và ngài đã phục vụ thức ăn cho họ. Nếu tôi thấy ai đó có một khoảnh khắc khó khăn, liệu tâm hồn tôi có động lòng thương xót cho người ấy không? Là môn đệ của Chúa Giêsu thì điều tối thiểu tôi có thể làm là cầu nguyện cho người ấy và sau đó là cố gắng làm điều gì có thể theo khả năng của mình. Thương người có mười bốn mối:

I. Thương xác bảy mối:

Thứ nhất: Cho kẻ đói ăn
Thứ hai: Cho kẻ khát uống
Thứ ba: Cho kẻ rách rưới ăn mặc
Thứ bốn: Viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc
Thứ năm: Cho khách đỗ nhà
Thứ sáu: Chuộc kẻ làm tôi
Thứ bảy: Chôn xác kẻ chết

II. Thương linh hồn bảy mối:

Thứ nhất: Lấy lời lành mà khuyên người
Thứ hai: Mở dậy kẻ mê muội
Thứ ba: Yên ủi kẻ âu lo
Thứ bốn: Răn bảo kẻ có tội
Thứ năm: Tha kẻ dể ta
Thứ sáu: Nhịn kẻ mất lòng ta
Thứ bảy: Cầu cho kẻ sống và kẻ chết.

Nếu chúng ta là con cái của Thiên Chúa, chúng ta không thể vô cảm với những anh chị em bé mọn. Ai không yêu thì đó là một người chết. "Chúng ta biết rằng: chúng ta đã từ cõi chết bước vào cõi sống, vì chúng ta yêu thương anh em. Kẻ không yêu thương, thì ở lại trong sự chết"(1 Ga 3, 14)

Kính chúc bình an của Chúa Ki-tô!

Đa-minh Quang

----------------------------------