3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - TÍNH GANH TỴ

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Sep 20 at 2:52 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    20.09.20  CHÚA NHẬT TUẦN 25 TN – A

    Mt 20,1-16a

    HÃY ĐI VÀO VƯỜN NHO!

    TẬT XẤU GHEN TỴ

     

    “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho.” (Mt 20,4)

    Suy niệm/SỐNG: Thiên Chúa không xử sự theo kiểu loài người. Dù bạn bắt đầu làm vào giờ thứ mấy đi nữa, bạn cũng nhận được một quan tiền “phần của bạn” là hạnh phúc Nước Trời.

    Vấn đề ở đây là bạn có đáp trả lời mời gọi “đi vào vườn nho” không. Vườn nho của Chúa hôm nay là Hội Thánh hoàn vũ, Hội Thánh địa phương, địa phận hay giáo xứ, Hội Thánh tại gia là gia đình của bạn.

    Có thể bạn đã nhận lời đi làm vườn nho ngay từ đầu ngày, nhưng sau đó lòng bạn lại ra khỏi vườn nho vì lòng ghen tương với những người đến sau hay với người khác; có thể bạn đã vào vườn nho nhưng không tròn bổn phận của người làm vườn nho vì những so đo, tính toán hơn thiệt. Thiên Chúa mời gọi mọi người đi làm vườn nho của Ngài.

    Không ai là người phải đứng ngoài khoanh tay chờ đợi. Chỉ có Ngài kiên nhẫn đợi chờ chúng ta đáp trả. Bạn đáp trả lời mời gọi ấy thế nào?

    Mời Bạn CHIA SẺ: Giáo xứ của bạn đang sống động vì có nhiều người góp tay vun đắp, cộng tác, hay đang “xuống cấp” tang thương vì có nhiều người dửng dưng đứng ngoài cuộc? Bạn thuộc nhóm người nào?

    Thao thức của bạn khi nhìn về Hội Thánh và nói quyết tâm của bạn cùng nhau xây dựng Hội Thánh.

    Sống Lời Chúa: Nhập cuộc vườn nho giáo xứ với tâm hồn quảng đại dấn thân.

    Cầu nguyện: Xin Chúa đổ đầy tâm hồn con lửa yêu mến Chúa để con luôn mau mắn đáp trả lời mời gọi của Chúa và đuổi xa con mọi mầm mống của ghét ghen, ganh tỵ. NHỜ ƠN CHÚA CON QUYẾT TÂM làm cho vườn nho Chúa ngày có thêm nhiều hoa trái nhân đức chín mọng, có thêm nhiều người thợ lành nghề xả thân, xứng đáng với phần thưởng Nước Trời Chúa ban.

     gpmytho

     

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -CHÍNH KẾT- CN25TN-A

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

TN25a - Hai thứ công bằng: công bằng có tình thương, và công bằng kiểu sòng phẳng, không tình thương

Hai thứ công bằng: công bằng có tình thương,
và công bằng kiểu sòng phẳng, không tình thương

► Video: ??

 

ĐỌC LỜI CHÚA

  • Is55, 6-9: (6) Hãy tìm Ðức Chúa khi Người còn cho gặp, kêu cầu Người lúc Người ở kề bên. (7) Kẻ gian ác, hãy bỏ đường lối mình đang theo, người bất lương, hãy bỏ tư tưởng mình đang có mà trở về với Ðức Chúa - và Người sẽ xót thương -, về với Thiên Chúa chúng ta, vì Người sẽ rộng lòng tha thứ.

 

  • Pl 1,20c-24 và 27a:(20c) Ðức Kitô sẽ tỏ bày quyền uy cao cả của Người nơi thân xác tôi, dù tôi sống hay tôi chết: (21) vì đối với tôi, sống là Ðức Kitô, và chết là một mối lợi.

 

  • TIN MỪNG: Mt 20, 1-16a

 

Dụ ngôn thợ làm vườn nho


(1) Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình. (2) Sau khi đã thoả thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc. (3) Khoảng giờ thứ ba, ông lại trở ra, thấy có những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ. (4) Ông cũng bảo họ: Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng. (5) Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu, rồi giờ thứ chín, ông lại trở ra và cũng làm y như vậy. (6) Khoảng giờ mười một, ông trở ra và thấy còn có những người khác đứng đó, ông nói với họ: Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết? (7) Họ đáp: Vì không ai mướn chúng tôi. Ông bảo họ: Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho! (8) Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý: Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót tới những người vào làm trước nhất. (9) Vậy những người mới vào làm lúc giờ mười một tiến lại, và lãnh được mỗi người một quan tiền. (10) Khi đến lượt những người vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn, thế nhưng cũng chỉ lãnh được mỗi người một quan tiền. (11) Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ: (12) Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt. (13) Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thoả thuận với tôi là một quan tiền sao? (14) Cầm lấy phần của bạn mà đi đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn đó. (15) Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tuỳ ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức? (16) Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót (Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít).

 

 

 

CHIA SẺ

 

Câu hỏi gợi ý:

  1.  Bạn có đồng ý với cách xử sự của ông chủ vườn nho không? Tại sao? Lý do khiến bạn đồng ý hay không đồng ý dựa trên lòng ích kỷ của con người hay dựa trên lòng yêu thương?2.   Bạn nghĩ sao về chủ trương Làm theo khả năng, nhưng hưởng thụ theo nhu cầu ? Bạn có áp dụng chủ trương này trong gia đình bạn không?3.   Bạn có phân biệt 2 thứ công bằng: công bằng có tình thương, và công bằng không có tình thương không? Bạn thích thứ công bằng nào?

 

Suy tư gợi ý:

 

Theo cách giải thích truyền thống, bài Tin Mừng này muốn nói tới tính nhưng không của Nước Trời: người ta được vào Nước Trời hoàn toàn do ân sủng của Thiên Chúa ban nhưng không, chứ không phải do công lao của họ, mặc dù người ta vẫn phải có sự cộng tác của riêng mình. 

 

Vì thế, sẽ có những người theo Chúa từ khi vừa chào đời, những người này được cứu rỗi là một điều dễ hiểu. Nhưng cũng sẽ có những người đã sống suốt cả một cuộc đời tội lỗi hoặc không biết Chúa, mãi tới cuối đời mới giác ngộ, mới biết Chúa và theo Chúa. Cuộc đời họ chỉ theo Chúa vào những giây phút cuối cùng, có thể một vài năm, mà cũng có thể chỉ một vài phút trước khi chết (như trường hợp người trộm lành cùng chịu đóng đinh với Ðức Giêsu trong Lc 23,39-43). Những người này cũng được ơn cứu rỗi y như những người đã theo Chúa suốt cuộc đời. Rất có thể những người sống đạo tốt đẹp suốt cả đời sẽ ganh tỵ với những người ấy. Dụ ngôn này trả lời cho những người ganh tỵ ấy.

 

Tuy nhiên, ta có thể giải thích dụ ngôn này theo một kiểu khác, để áp dụng tinh thần yêu thương một cách vô vị lợi, ít vị kỷ và bớt tính toán, so đo, hơn thiệt với mọi người. Nhất là để tập quan niệm, suy nghĩ theo cách của Thiên Chúa, cách vị tha, khách quan, không qui về mình.

 

 

  1. Hai thứ công bằng: công bằng của trần gian và công bằng của Nước Trời

 

Mới đọc bài Tin Mừng, ai cũng cảm thấy ông chủ làm vườn nho đối xử như thế với những người làm thuê là không công bằng: người làm ít cũng như người làm nhiều đều nhận một mức lương bằng nhau. Vì theo suy nghĩ bình thường của người đời, người làm nhiều phải hưởng lương cao hơn người làm ít. Nghĩ như thế là hoàn toàn đúng và hợp lý. Nhưng với tình thương, người ta có thể suy nghĩ khác, cao hơn, mà vẫn hoàn toàn hợp lý.

 

Thật vậy, nhân loại sau này có một lý tưởng rất cao cả mà cho tới nay vẫn chưa thực hiện được, đó là làm theo khả năng và hưởng thụ theo nhu cầu. Nghĩa là hưởng lương nhiều hay ít tùy theo nhu cầu của mình nhiều hay ít, chứ không tùy theo mình đã làm nhiều hay ít. Lý tưởng này ai cũng cho là hợp lý và đầy tình thương hơn lối hành xử thường tình là làm và hưởng thụ theo khả năng. Biết bao người đã say mê và sống chết cho lý tưởng ấy: Làm theo khả năng, nhưng hưởng thụ theo nhu cầu. Trong lịch sử con người, nếu lý tưởng này có được thực hiện, thì nó đã được thực hiện trong cộng đồng Kitô hữu nguyên thủy, một cộng đồng hữu kiểu mẫu cho mọi cộng đồng Kitô hữu về sau (x. Cv 4,32-37).

 

 

 

  1. Công bằng của Nước Trời: công bằng có tình thương

 

Dụ ngôn này diễn tả Nước Trời, vì nó khởi đầu bằng câu: Nước Trời giống như., chứ không phải nó áp dụng cho thế gian này. Nước Trời là nước của tình thương, trong đó mọi người đều đối xử với nhau bằng tình thương, và có như thế Nước Trời mới là nước của hạnh phúc. Do đó, sự công bằng ở trong Nước Trời là một thứ công bằng có tình thương, chứ không phải là thứ công bằng vô tâm như ở trần gian. Sự công bằng kiểu trần gian này nếu được thực hiện thì cũng là phúc cho trần gian, nhưng ngay cả thứ công bằng này nhiều xã hội cũng chẳng thực hiện được.

 

Tuy nhiên, dẫu được thực hiện, sự công bằng trần gian vẫn gây nên biết bao nhiêu chênh lệch. Những người có tài năng, có sức khỏe thì luôn luôn làm được nhiều hơn nên được hưởng lương cao hơn những người yếu đuối, kém tài năng, bất chấp những người yếu đuối này có thể có nhu cầu lớn hơn hay nhiều hơn. Vì thế, người có tài có sức thường giàu có, còn người ít tài kém sức thường nghèo khổ. Như thế, nhu cầu của tôi dù có lớn đến đâu, nhưng nếu tôi làm được ít, thì tôi chỉ được hưởng ít, cho dù hưởng ít như thế thì tôi sẽ rất thiếu thốn và đau khổ. Còn nhu cầu của anh dù rất ít, nhưng nếu anh làm được nhiều, thì anh vẫn được hưởng nhiều, cho dù hưởng nhiều như thế anh sẽ dư thừa một cách vô ích. Ðó là điều hợp lý theo lẽ thường của trần gian, và ở trần gian này dường như không thể nào làm khác hơn được.

 

Còn công bằng theo kiểu có tình thương kia, nếu áp dụng ở trần gian đầy ích kỷ này thì sẽ có cái dở là làm cho nhiều người đâm ra lười biếng: vì có làm chăm thì cũng chỉ được hưởng bằng người lười. Cứ nghĩ như thế thì sẽ chẳng còn ai hứng thú trau giồi tài năng của mình làm gì, vì có tài thì chẳng ích lợi gì cho mình hơn không có tài. Ai cũng có tính ích kỷ, không ai muốn hy sinh một cách vô vị lợi cho ai cả. Ai cũng muốn dùng tài năng hay những lợi thế mình có được để phục vụ mình, để làm lợi cho mình trước đã, không mấy ai muốn ưu tiên cho tha nhân, cho những kẻ hèn kém, yếu thế, dù họ có nhu cầu nhiều hơn mình. Nếu có tài năng mà không đem lại ích lợi cho mình, thì tài năng để làm gì?

 

Nhưng Nước Trời không phải là nước trần gian, hay ít ra không phải là trần gian như đang có trong hiện tại. Nước Trời được định nghĩa như một xã hội hoàn hảo, trong đó mọi người đều được hạnh phúc. Ðể được hạnh phúc như thế thì mọi người phải yêu thương nhau, và yêu thương một cách cụ thể là phải quên mình đi để lo cho tha nhân như tất cả các thành viên trong một gia đình hạnh phúc vì yêu thương lẫn nhau. Khả năng hay tài năng của mỗi người là để phục vụ tha nhân, để lo cho lợi ích chung, chứ không ai dùng tài năng chỉ để vun quén cho mình.

 

Một gia đình hạnh phúc - vì mọi người trong nhà đều yêu thương lo lắng cho nhau - là một hình ảnh rất cụ thể và sống động về Nước Trời. Những người lớn, có nhiều khả năng, thì đi làm kiếm tiền nuôi gia đình. Những em nhỏ tuy không đi làm, nhưng vẫn phải ăn, học, và do đó phải tiêu một món tiền không nhỏ. Nếu trong nhà có một người đau yếu, bệnh tật, thì người bệnh này có thể không làm ra được một đồng nào, nhưng lại có thể tiêu một số tiền lớn nhất trong nhà vì tiền thuốc, tiền bác sĩ rất mắc. Trái lại, người làm ra nhiều tiền nhất trong nhà có thể lại tiêu xài tiền ít nhất, vì có ít nhu cầu nhất. Nhưng anh ta vẫn không lấy thế làm bất công, mà cảm thấy như thế là hợp lý. Anh cho rằng số tiền trong gia đình phải được chia tỷ lệ với nhu cầu của mỗi người chứ không phải tỷ lệ với số tiền mà mỗi người kiếm được.

 

Chỉ những gia đình sống theo tiêu chuẩn hưởng thụ theo nhu cầu mới có hạnh phúc. Còn những gia đình chủ trương theo tiêu chuẩn hưởng thụ theo số tiền mình làm ra thì sẽ phát sinh nhiều đau khổ ê chề.

 

 

 

  1. Bạn thích sống theo thứ công bằng nào?

 

Trong dụ ngôn người chủ vườn nho trả tiền theo nhu cầu chứ không theo giờ làm thật là hợp lý nếu xét theo lý luận của tình thương, nếu xảy ra trong một môi trường mà mọi người đều yêu thương nhau như trong một gia đình. Những người làm từ sáng sớm hay những người chiều mới vào làm, người nào cũng đều có vợ con phải nuôi, một gánh gia đình phải cưu mang. Người vào làm sau, sở dĩ họ vào làm trễ chỉ vì họ không có may mắn có việc để làm từ sáng sớm, cho dù họ rất muốn có. 

 

Trong dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn cho thấy một đặc tính của Nước Trời, cũng là lý tưởng của mọi xã hội trần gian, là tình thương. Sự công bằng trong Nước Trời không dựa trên tính vị kỷ của con người, mà dựa trên tình thương phải có đối với nhau. Và sự công bằng dựa trên tình thương ấy mới là sự công bằng đẹp lòng Chúa, sự công bằng mà Chúa muốn làm gương mẫu cho chúng ta trong xã hội.

 

Ðương nhiên sự công bằng ấy chưa thể áp dụng một cách phổ biến trong một xã hội mà các thành viên còn quá ít tình thương. Nhưng ít ra nó có thể áp dụng và cần phải áp dụng trong các gia đình Kitô hữu, trong các cộng đoàn Kitô giáo, nhất là trong các cộng đoàn cơ bản. Gia đình bạn, cộng đoàn Kitô hữu nhỏ bé của bạn đã nỗ lực trở thành một Nước Trời nho nhỏ chưa? Sự công bằng được áp dụng trong đó là thứ công bằng nào? Công bằng của thế gian hay của Nước Trời?

 

 

 

CẦU NGUYỆN

 

Lạy Cha, thế giới này chưa thể áp dụng một cách đại trà thứ công bằng có tình thương theo kiểu Nước Trời được. Nhưng trong những cộng đoàn Kitô hữu nhỏ bé như gia đình Kitô hữu của con, trong cộng đoàn cơ bản của con, trong đó mọi người coi nhau như anh chị em ruột thịt, con sẽ cố gắng cổ võ việc áp dụng sự công bằng ấy, để mọi người trong đó phần nào hưởng nếm trước hạnh phúc của Thiên Ðàng, một thứ hạnh phúc được xây dựng trên tình thương và do tình thương tạo nên. Amen.

 

Nguyễn Chính Kết

 

 


Bấm vào đây để đọc bài đào sâu: 

Thiên Chúa luôn rộng lượng, hào phóng. Vì thế, đừng nên so đo tính toán với Ngài.

(https://chiasethanhuu.blogspot.com/2020/09/tn25b.html). 

 

 

Posted by Nguyen Chinh Ket at 7:03 AM

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 

No comments:

 

Post a Comment

Newer Post Older Post Home

Subscribe to: Post Comments (Atom)

Chia sẻ


http://1234chiase.blogspot.com

Blog Archive

Chia sẻ


1234chiase.blogspot.com

   

Simple theme. Powered by Blogger.

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN25TN-A

  •  
    Song Loi Chua
     
    Nội Nguyễn
     
     

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

    ----oooOooo----

     

    CHÚA NHẬT XXV THƯƠNG NIÊN NĂM A (20/09/2020)

    TIN MỪNG MAT-THÊU 20, 1-16 a

     

    LÀM  VƯỜN NHO LÀ XÂY DỰNG THẾ GIỚI   

    "Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta,

    ta sẽ trả công cho các ngươi xứng đáng”

     

    I. DẨN VÀO LỜI CHÚA

    Có một Giám mục đã nói vui rằng: Chúa Gêsu chỉ có một bài giảng trên núi (1), còn Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thì có cả một núi bài giảng, ý nói là Thánh Giáo Hoàng người Ba Lan đã ban cho Hội Thánh rất, rất nhiều văn kiện: Tông Thư, Tông Huấn, Sắc Lệnh, Diễn Từ, Bài Học. Một trong những văn kiện nổi tiếng của Ngài là Tống Huấn ”Người Kitô hữu Giáo Dân” (Christifideles Laici) mà Ngài đã lấy cảm hứng từ đoạn Phúc Âm Mt 20,1-16a mà Phụng Vụ Lời Chúa đọc hốm nay.

    Câu nói của Chúa Giêsu: "Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta, ta sẽ trả công cho các ngươi xứng đáng" là cơ sở để chúng ta suy nghĩ về trách nhiệm hay sứ mạng xây dựng thế giới của các Kitô hữu giáo dân.

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁT-THÊU 20,1-16a: Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này rằng: "Nước trời giống như chủ nhà kia sáng sớm ra thuê người làm vườn nho mình. Khi đã thoả thuận với những người làm thuê về tiền công nhật là một đồng, ông sai họ đến vườn của ông. Khoảng giờ thứ ba, ông trở ra, thấy có những người khác đứng không ngoài chợ, ông bảo họ rằng: "Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta, ta sẽ trả công cho các ngươi xứng đáng". Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu và thứ chín, ông cũng trở ra và làm như vậy.

    Đến khoảng giờ thứ mười một ông lại trở ra, và thấy có kẻ đứng đó, thì bảo họ rằng: "Sao các ngươi đứng nhưng không ở đây suốt ngày như thế?" Họ thưa rằng: "Vì không có ai thuê chúng tôi". Ông bảo họ rằng: "Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta".

    Đến chiều chủ vườn nho bảo người quản lý rằng: "Hãy gọi những kẻ làm thuê mà trả tiền công cho họ, từ người đến sau hết tới người đến trước hết." Vậy những người làm từ giờ thứ mười một đến, lãnh mỗi người một đồng.

    Tới phiên những người đến làm trước, họ tưởng sẽ lãnh được nhiều hơn, nhưng họ cũng chỉ lãnh mỗi người một đồng. Đang khi lãnh liền, họ lẩm bẩm trách chủ nhà rằng: "Những người đến sau hết chỉ làm có một giờ, chúng tôi chịu nắng nôi khó nhọc suốt ngày mà ông kể họ bằng chúng tôi sao"? Chủ nhà trả lời với một kẻ trong nhóm họ rằng: "Này bạn, tôi không làm thiệt hại bạn đâu, chớ thì bạn đã không thoả thuận với tôi một đồng sao?" Bạn hãy lấy phần bạn mà đi về, tôi muốn trả cho người đến sau hết bằng bạn, nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao? Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng? Như thế, kẻ sau hết sẽ nên trước hết, và kẻ trước hết sẽ nên sau hết"

    III. TÌM HIỂU VÀ SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁT-THÊU 18,15-20: 

    3.1 Vườn Nho là Thế Giới tốt lành thánh thiện mà Thiên Chúa muốn xây dựng giữa loài người, trong thế giới con người. Vườn Nho hay Thế Giới ấy được gọi bằng những danh xưng cao quý như Nước Thiên Chúa, Nước Trời, Vương Quốc của Thiên Chúa, Triều Đại cua Thiên Chúa. Hiến Chương của Thế Giới ấy là TÁM MỐI PHÚC (Mt 5,1-12) mà Chúa Giêsu Kitô đã long trọng công bố ở đấu bải giảng trên núi (Mt 5-7).

    2.2 Thiên Chúa không xây dựng Vườn Nho một mình mà Người mời gọi tất cả mọi người vào làm Vườn Nho của Người. Và Thiên Chúa trả công xứng đáng cho sự đóng góp của mỗi người.

    IV. THỰC THI  LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁT-THÊU 18,15-20: 

    4.1 Thiên Chúa mời hay thuê mọi người góp công góp sức vào việc vun đáp tức chăm lo cho Vườn Nho. Đó vừa là niềm hạnh phúc vừa là trách nhiệm năng nề của mỗi người chúng ta. Nếu mỗi người là độc nhất (unique) trước mặt Chúa thì phần đóng góp của mỗi người cho Vườn Nho cũng là phần đóng góp duy nhất không ai làm thay được.

    4.2 Muốn góp công góp sức cho Vườn Nho thì mỗi người phải cống hiến tàì năng, sức lực, thời gian, tiền bạc cho viêc xây dựng một thế giới văn minh, giầu mạnh, dân chủ, tự do. Hằng ngày có biết bao nhiêu người, biết bao nhiêu phá họai thế giới con người đang sống. Nhưng cũng có không biết bao nhiêu người, bao nhiêu việc xây dựng thế giới này tốt đẹp hơn. Người Còng Giáo tốt là người quan tâm và tích cực xây dựng thế giới này ngày một thịnh vượng và lành mạnh.   

    V. LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN [VỚI LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁT-THÊU 18,15-20: 

    KHAI MỞ: 

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Đức Giê-su Ki-tô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ ngợi khen Cha vì Cha đã ban cho chúng con Chúa Giêsu Kitô là Con Cha, và là Chúa của chúng con. Chúng con xin dâng lên Cha lời cầu xin tha thiết của chúng con. 

     

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN:

    1.-«Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này rằng: "Nước trời giống như chủ nhà kia sáng sớm ra thuê người làm vườn nho mình» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho hết mọi người biết nhận ra ý định tốt lành của Thiên Chúa muốn mọi người vào làm trong Vườn Nho của Người.  

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.-«Các ngươi hãy đi làm vườn nho ta, ta sẽ trả công cho các ngươi xứng đáng»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và cho các Tu Sĩ Nam Nữ để các thành phần ấy của Dân Chúa quảng đại đáp lại lời kêu mời của Thiên Chúa là Chủ Vườn Nho.

    Xướng:: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.- «Sao các ngươi đứng nhưng không ở đây suốt ngày như thế?»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Ki-tô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác để mọi Kitô hữu tích cực cống hiến nhằm thỏa mãnh các nhu cầu quan trọng và cấp bách của thế giới ngày hôm nay.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Hãy gọi những kẻ làm thuê mà trả tiền công cho họ, từ người đến sau hết tới người đến trước hết» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho tất cả những ai đang lao động vất vả để nuôi mình và nuôi ngừoi thân, để đóng góp vào việc xây dựng xã hội và thế giới.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giê-su và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban cho chúng con Con Một Cha là Chúa Giê-su Kitô Con Cha Chúa chúng con, để Người dạy cho chúng con biết yêu quý Thề Giới là Vườn Nho của Thiên Chúa và tích cực xây dựng Thế Giới này nên tốt đẹp theo kế họach của Thiên Chúa Tình Yêu.

    Chúng con xin Cha ban cho chúng con tinh thần cống hiến quảng đại để chúng con làm Vườn Nho của Cha.

    Chúng con cầu xin, nhờ công nghiệp Chúa Giê-su Ki-tô Con Cha, Chúa chúng con. Amen.

     

    Sài-gòn ngày 17 tháng 09 năm 2020

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

     

     

    Ghi chú:  (1) Thật ra trong Tin Mừng Mátthêu, Chúa Giêsu có tất cả 5 bài giàng: bài giảng trên núi (chương 5-7), bài giảng về sứ mạng truyền giáo (chương 10), bài giảng bằng các dụ ngôn (chương 13), bài giảng về Giáo hội (chương 18) và bài giảng về Cánh Chung (chương 24-25) .

     -----------------------------------
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BẢY CN24TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    19.09.20  THỨ BẢY TUẦN 24 TN

    Thánh Gia-nu-a-ri-ô, giám mục, tử đạo

    Lc 8,4-15

    DỌN ĐẤT ĐỂ GIEO HẠT

    “Hạt rơi vào đất tốt: đó là những kẻ nghe Lời với tấm lòng cao thượng và quảng đại, rồi nắm giữ và nhờ kiên trì mà sinh hoa kết quả.” (Lc 8,15)

    Suy niệm/SỐNG: Dọn đất tuy vất vả nhưng là việc phải làm trước khi gieo hạt, bằng không ‘gieo thì có mà gặt thì không’. Nhất là tại những chỗ đất hoang, phải tốn nhiều công sức ‘cải tạo’ mới có thể gieo trồng được.

    MẢNH đất tâm hồn cần dọn dẹp để tiếp nhận hạt giống Lời Chúa. Những “thử thách, vinh hoa phú quý, đam mê khoái lạc thế gian” là những đá sỏi, gai góc có nguy cơ bóp nghẹt sức sống Lời Chúa.

    Trong khi đó, “tấm lòng cao thượng quảng đại nắm giữ kiên trì” là mảnh đất tốt để hạt giống Lời nẩy mầm, lớn lên trổ sinh nhiều bông hạt tốt lành.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Rao giảng Tin Mừng, ‘trồng’ Giáo Hội, nơi một địa phương là cả một tiến trình đầu tư công sức qua nhiều giai đoạn.

    Có lúc nhà truyền giáo phải dò dẫm bước đầu; có lúc phải dừng lại, suy gẫm, thích nghi rồi thâm nhập dần dần. Khi chưa thể rao giảng trực tiếp, các vị thừa sai sống âm thầm, nhẫn nại làm chứng qua cuộc sống bác ái.

    Các vị làm công việc dọn một mảnh đất tốt để có ngày hạt giống Tin Mừng sẽ được gieo xuống làm dậy lên những vụ mùa bội thu.

    Tôi có thể làm gì để dọn mảnh đất tốt cho hạt giống Tin Mừng nơi tôi đang sống đây?

    Sống Lời Chúa: Tôi dọn đất tâm hồn tôi để có “tấm lòng cao thượng quảng đại nắm giữ kiên trì” bằng cách thực hành các nhân đức Tin Mừng theo Tám Mối Phúc Thật.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin tâm hồn con là mảnh đất tốt cho hạt giống Tin Mừng. NHỜ CHÚA THÁNH THẦN THÚC ĐẨY cho các thừa sai đang gặp thử thách, được ơn khôn ngoan và kiên trì để thi hành sứ vụ, trong tin tưởng phó thác vào tình yêu thương của Chúa.

     gpmytho

     

     

     

     

     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ NĂM CN24TN-A

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Sep 17 at 1:30 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỚI CHÚA

    17.09.20 THỨ NĂM TUẦN 24 TN

    Thánh Rô-be-tô Ben-la-mi-nô, giám mục, tiến sĩ HT

    Lc 7,36-50

    NHỮNG ĐIỀU NHÌN MÀ KHÔNG THẤY

     

    Rồi quay lại phía người phụ nữ, Chúa Giê-su nói với ông Si-mon: “Ông thấy người phụ nữ này chứ?… (Lc 7,44)

    Suy niệm/SỐNG: Có lắm khi giữa một đám đông, bạn có ý tìm một người, người đó đứng ngay trước mắt bạn, thế mà lạ thay bạn lại không nhìn thấy.

    Phần ông Si-mon, ông thấy rõ người phụ nữ đứng đàng sau Chúa Giê-su lắm chứ. Và chắc chắn ông cũng thấy rõ bà ấy lấy tóc mà lau đôi chân Ngài ướt đẫm nước mắt của bà, rồi ông thấy bà đã lấy dầu thơm xức chân Chúa như thế nào. Và hơn nữa, ông còn biết rõ lý lịch không tốt đẹp gì của bà ta: “một người tội lỗi”.

    Thế nhưng, ông nhìn mà không thấy được tấm lòng của người phụ nữ ấy, “một tấm lòng tan nát khiêm cung” vì sám hối, một tấm lòng yêu mến thiết tha vì đã “được tha thứ nhiều.”

    Mời Bạn CHIA SẺ: May thay cho chúng ta là Chúa không phân loại xếp hạng ta theo lý lịch, quá trình bản thân hay bảng liệt kê thành tích của ta.

    Ngài cũng không đóng khung ta trong cái quá khứ tội lỗi của ta. Ngài nhìn thấu suốt tận đáy lòng và Ngài phán xét dựa trên thái độ hiện tại của ta.VÌ thế, điều Ngài mong thấy được nơi ta là một tâm hồn biết ăn năn sám hối và yêu mến Chúa nồng nàn.-

    Được Chúa nhìn với cặp mắt cảm thông như thế, chúng ta cũng phải nhìn nhau bằng cặp mắt của Chúa.

    Sống Lời Chúa: Tập nhìn anh em bằng cái nhìn của Chúa để có thể cảm nhận được những nỗi niềm của anh em để mà cảm thông chia sẻ.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cất khỏi con những cái nhìn đầy thành kiến về anh em con. NHỜ THÁNH THẦN DẪN DẮT, con biết nhìn nhau bằng cặp mắt của Chúa, để con nhận ra Chúa và yêu Chúa đang hiện diện trong họ. Amen.

     gpmytho

     --------------------------------------

     

     

     
     

Subcategories