3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG TỈNH THỨC - THỨ SÁU CN32TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Nov 13 at 4:51 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     

    Sống trong ngày của Chúa.

    13/11 – Thứ Sáu tuần 32 thường niên.

    "Cũng xảy ra như thế trong ngày Con Người xuất hiện".

     

    Lời Chúa: Lc 17, 26-37

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Như sự kiện đã xảy ra thời Noe thế nào, thì trong ngày Con Người cũng xảy đến như vậy. Thiên hạ cứ ăn uống, cưới vợ gả chồng, mãi cho tới ngày Noe vào tầu, rồi nước lụt đến tiêu diệt mọi người.

    "Lại cũng như đã xảy ra thời ông Lót: người ta ăn uống, mua bán, trồng tỉa, xây cất, nhưng ngày ông Lót ra khỏi thành Sôđôma, thì trời liền mưa lửa và sinh diêm, tiêu diệt mọi người. Cũng sẽ xảy như thế trong ngày Con Người xuất hiện.

    "Trong ngày đó, ai ở trên mái nhà có đồ vật trong nhà, thì chớ xuống lấy đi; và ai ở ngoài đồng cũng đừng trở về. Các con hãy nhớ trường hợp vợ ông Lót. Ai lo cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai đành mất sự sống mình thì giữ được nó.

    "Thầy bảo các con: Trong đêm ấy sẽ có hai người trên một giường, thì một người bị đem đi, và người kia sẽ được để lại. Hai phụ nữ xay cùng một cối, thì một người sẽ bị đem đi, còn người kia sẽ được để lại. Hai người ở ngoài đồng, thì một người bị đem đi, và người kia được để lại".

    Các môn đệ thưa Chúa rằng: "Lạy Thầy, chuyện đó ở đâu vậy?" Người phán bảo các ông: "Xác ở đâu thì diều hâu tựu lại đó".

     

    * Các BÀI ĐỌC TRONG THÁNH LỄ

     

    Suy Niệm 1: Được đem đi, bị bỏ lại

    Suy niệm:

    Gần đây trong y học, người ta nói đến hội chứng Brugada.

    Hội chứng này thường gặp ở nơi nam giới vùng Đông Nam Á.

    Nó có thể gây tử vong bất thình lình và nhanh chóng,

    cho một người khi ngủ vào ban đêm, dù trước đó anh vẫn khỏe mạnh.

    Số người mắc hội chứng có tính di truyền này hiện đang gia tăng.

    Đến nay người ta vẫn chưa giải thích được nguyên nhân gây bệnh.

    Sống làm người ở đời, con người phải đương đầu với bao bất ngờ.

    Những điều tưởng như không thể nào xảy ra được, lại xảy ra.

    Những điều đã tính toán rất cẩn thận, lại xảy ra không như ý.

    Bệnh tật, rủi ro, tai nạn, và sau cùng là cái chết.

    Những cái bất ngờ đến nhanh quá khiến con người không kịp trở tay.

    Làm sao ta có đủ bình tĩnh để đón lấy mọi cái bất ngờ trong cuộc sống?

    Kitô giáo chờ đợi một bất ngờ,

    vì biết bất ngờ đó thế nào cũng đến, chỉ không biết rõ khi nào thôi.

    Đó là Ngày Chúa Giêsu trở lại trái đất này

    trong tư cách là Vua xét xử cả nhân loại.

    Vào buổi đầu, nhiều Kitô hữu tưởng là Ngài sẽ trở lại ngay lập tức.

    Nhưng dần dần họ thấy rằng Giáo Hội phải kiên nhẫn chờ đợi.

    Chỉ khi chờ đợi điều chắc chắn sẽ xảy ra, tuy không rõ khi nào,

    người ta mới không bị hụt hẫng khi biến cố xảy đến.

    Giáo Hội đã chờ hai ngàn năm và hôm nay vẫn đang chờ.

    Chờ và chuẩn bị cho Ngày Quang Lâm làm nên sức sống của Giáo Hội.

    Nhưng chờ đợi lâu dài cũng có thể làm người ta mỏi mòn.

    Cuộc sống hàng ngày với nhịp điệu bình thường, đều đặn, êm ả,

    có thể cuốn hút ta vào một vòng xoáy khó có lối ra.

    Cơn hồng thủy đã bất ngờ ập xuống vào thời ông Nôê,

    khi “họ đang ăn, họ đang uống, họ đang cưới vợ, họ đang lấy chồng.”

    Dòng chảy tự nhiên ấy bị cắt đứt đột ngột bởi cơn hồng thủy.

    Khi Thiên Chúa tiêu diệt thành Xơđôm bằng lửa bởi trời,

    thì “họ đang ăn, họ đang uống, họ đang mua, họ đang bán,

    họ đang trồng, họ đang xây” (c. 28).

    Cuộc sống tưởng như cứ trôi đều, ai ngờ nó phải dừng lại.

    Chuyện ăn uống, mua bán, lập gia đình, trồng trọt, xây cất

    chẳng phải là điều xấu, cần phải tránh xa hay coi thường.

    Nhưng chúng ta không để mình bị ru ngủ

    bởi cái nhịp tự nhiên và quyến rũ của chúng.

    Người Kitô hữu sống đời thường như mọi người một cách tỉnh táo.

    Tận tụy nhưng lại không bị mất hút, hết mình nhưng lại còn chút e dè.

    Sống tưng bừng giây phút hiện tại nhưng vẫn nhớ đến điểm tới.

    Hai người nằm một giường, hai phụ nữ xay một cối (cc. 34-35),

    nhưng số phận chung cuộc của họ lại khác nhau.

    Có người được đem đi, có người bị bỏ lại.

    Làm sao tôi đừng tiếc đồ đạc mà xuống lấy hay quay trở lại nhà (c. 31)?

    Làm sao tôi đừng như vợ ông Lót quay nhìn lại và hóa thành cột muối?

     

    Cầu nguyện:

    Lạy Chúa Giêsu,

    Chúa đã yêu trái đất này,

    và đã sống trọn phận người ở đó.

    Chúa đã nếm biết

    nỗi khổ đau và hạnh phúc,

    sự bi đát và cao cả của phận người.

    Xin dạy chúng con biết đường lên trời,

    nhờ sống yêu thương đến hiến mạng cho anh em.

    Khi ngước nhìn lên quê hương vĩnh cửu,

    chúng con thấy mình được thêm sức mạnh

    để xây dựng trái đất này,

    và chuẩn bị nó đón ngày Chúa trở lại.

    Lạy Chúa Giêsu đang ngự bên hữu Thiên Chúa,

    xin cho những vất vả của cuộc sống ở đời

    không làm chúng con quên trời cao;

    và những vẻ đẹp của trần gian

    không ngăn bước chân con tiến về bên Chúa.

    Ước gì qua cuộc sống hằng ngày của chúng con,

    mọi người thấy Nước Trời đang tỏ hiện.Amen

    Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ

     

    -------------------------------------

 

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU CN32TN-A


  • nguyenthi leyen
     
    Fri, Nov 13 at 4:50 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    13.10.2020  THỨ SÁU TUẦN 32 TN

    Lc 17,26-37

     
    TÍNH KHẨN CẤP CỦA NƯỚC TRỜI

     

    “Ai tìm cách giữ mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình, thì sẽ bảo tồn được mạng sống… Một người sẽ được đem đi, còn người kia bị bỏ lại.” (Lc 17,33.34)

     

    Suy niệm/SỐNG Trong những cơn lũ lịch sử hồi tháng 10 nơi vùng rốn lũ, nước lên rất nhanh: Không đầy 10 phút, nước từ mấp mé sân đã dâng lên tới sát mái nhà. Không có thời gian di tản đồ đạc, thóc lúa, gia súc, người ta chỉ kịp trổ mái nhà, leo lên nóc tránh nước lụt, cầu giữ được mạng sống mà thôi.

    Những ai còn nấn ná cố giữ lấy tài sản, ắt sẽ bị nước lũ cuốn trôi cả của lẫn người. Qua trải nghiệm đau thương đó, chúng ta cảm nhận rõ hơn tính khẩn cấp trong đòi hỏi của Nước Trời: Cuộc sống này thật tốt đẹp nhưng chỉ là cõi tạm, phải hướng tới “ngày của Con Người”, là thời điểm mở ra cánh cửa dẫn vào Nước Trời là cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu.

     

    *Để đạt tới cuộc sống đó, không chỉ cần buông bỏ những gì là tạm thời, mà còn phải biết buông bỏ chúng kịp thời đúng lúc.

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: Mỗi một khoảnh khắc trôi qua là cả một thế giới đi vào quá khứ và không bao giờ lặp lại. Cho nên, “liều mất mạng sống mình,” hay nói cách khác, “từ bỏ chính mình và vác thập giá mình hằng ngày” mà theo Chúa (x. Lc 9,23)

     

    Chính là thái độ thiết yếu để sống trọn vẹn giây phút hiện tại đồng thời sẵn sàng đón gặp Chúa để bước vào cuộc sống vĩnh hằng vĩnh phúc với Ngài.

     

    Sống Lời ChúaBạn hãy có những việc làm cụ thể để chia sẻ với những anh chị em gặp hoàn cảnh khó khăn, nhất là do hậu quả của thiên tai dịch bệnh.

     

    Cầu nguyện: BẠN VÀ TÔI CÙNG DÂNG LỜI CẦU NGUYỆN BỘC PHÁT TỪ ĐÁY LÒNG ĐỂ TÂM SỰ , GẶP GỠ CHÚA THẬT SỰ BẰNG VIỆC LÀM..

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ TƯ CN32TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Nov 10 at 11:29 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    11.11.2020  THỨ TƯ TUẦN 32 TN

    Thánh Mác-ti-nô, giám mục

    Lc 17,11-19

     
    ĐƯỢC CỨU ĐỘ TOÀN DIỆN

     

    “Lòng tin của anh đã cứu chữa anh.” (Lc 17,19)

    Suy niệm/SỐNG: Theo đúng luật cách ly, mười người phung cùi đón Chúa Giê-su từ xa và kêu xin Ngài dủ lòng thương xót. Chúa cũng tuân theo luật định, yêu cầu họ đi trình diện với các tư tế, ngầm định rằng họ được chữa lành qua lệnh truyền đó.

     

    Vì tin vào Ngài, cả nhóm đã mau mắn vâng lời. Và quả nhiên họ được lành sạch. Tuy nhiên, nút thắt của câu chuyện nằm ở chỗ một người trong nhóm họ, và là người xứ Sa-ma-ri, đã không tiếp tục đi trình diện tư tế, dù đó là thủ tục pháp lý để được chứng nhận mình được lành sạch, mà lại tách nhóm, quay trở lại để tạ ơn và tôn vinh Thiên Chúa. Hành động ấy diễn tả niềm tin mãnh liệt của anh vào Đấng chữa lành.

     

    Việc được sạch bệnh trở nên đường dẫn anh tới điều tuyệt vời hơn, đó là gặp gỡ chính Chúa Giê-su, là nguồn mạch của ơn cứu độ, vì thế, anh được giải phóng và được chữa lành toàn diện.

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: Xét đời sống của người tín hữu hiện nay, Hội đồng Giám mục Việt Nam lưu ý một số cử hành đạo đức đang bị lạm dụng như Lòng Chúa thương xót, đặc sủng chữa lành bệnh nhân, đặt tay cầu nguyện.

     

     Ẩn đằng sau những lệch lạc này là não trạng ‘thực dụng’, thứ não trạng làm đức tin bị xuống cấp thành một liều thuốc an thần để chữa bệnh. Sứ mạng của Chúa còn lớn gấp bội phần việc chữa bệnh!

     

    Người mong muốn làm cho chúng ta điều tuyệt vời hơn cả, đó là cứu độ toàn diện cả hồn lẫn xác, chỉ cần ta tin tưởng nơi Người.

     

    Sống Lời Chúa: Dâng lên Chúa lời nguyện tắt trong ngày: “Lạy Chúa, xin rủ lòng thương xót chúng con”.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su là Đấng Cứu độ duy nhất, xin ban thêm lòng tin và cứu chữa hồn xác chúng con.

     GPMYTHO
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ NĂM CN32TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Nov 11 at 8:21 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    12.11.2020  THỨ NĂM TUẦN 32 TN

    Thánh Giô-sa-phát, giám mục, tử đạo

    Lc 17,20-25

     
    TRIỀU ĐẠI THIÊN CHÚA Ở ĐÂU?

     

    “Và người ta sẽ không nói: Ở đây này! Hay ở kia kìa! Vì Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông.” (Lc 17,21)

     

    Suy niệm/SỐNG: Chúa Giê-su không trả lời như lòng mong đợi của những người Pha-ri-sêu khi họ hỏi “khi nào” Triều Đại Thiên Chúa sẽ đến. Trái lại, Ngài nói họ đừng tìm kiếm Nước Trời như một đối tượng có thể ‘cân, đong, đo, đếm’, “như một điều có thể quan sát được.” 

    Triều Đại Thiên Chúa không được xác định vào một thời điểm, cũng không phải là tại một địa điểm ‘ở đây’ hoặc ‘ở kia’. Điều này cho thấy họ đã gắn cái nhìn thế tục bị vật chất hoá lên những mầu nhiệm, những thực tại siêu nhiên. Nước Thiên Chúa không đến như một đế quốc ở trần gian này; trái lại Đức Ki-tô phải đến như vị vua ngự trị “ở giữa họ” ngay trong tâm hồn, bằng Tình Yêu tự hiến

     

    *Không có tình yêu với Đức Giê-su, QUA SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN họ sẽ không nhận ra được Triều Đại Thiên Chúa đã đến “ở giữa họ.”

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: Thế nên, câu hỏi ‘Nước Thiên Chúa ở đâu?’ đúng ra phải là câu hỏi ‘Lòng bạn có suy phục vương quyền Vua Ki-tô không?’ Bạn đã thực sự dâng hiến trọn con tim, tâm hồn, trí khôn và sức lực của mình cho ý muốn của Thiên Chúa chưa?

     

    Khi bạn làm theo thánh ý Chúa qua Lời Chúa Giê-su mặc khải và huấn quyền Giáo Hội, thì bạn đang xây dựng và mở rộng Nước Thiên Chúa.

     

    *Bạn thể hiện lòng trung thành với Nước Thiên Chúa như thế nào?

     

    Sống Lời Chúa: Hôm nay, bạn hãy tìm cách làm “Nước Chúa trị đến” qua cách bạn chu toàn việc bổn phận của mình.

     

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin giúp con xây dựng Triều Đại của Ngài trong con, trong suy nghĩ và mong muốn của con. NHỜ ƠN CHÚA, TỐI QUYẾT TÂM làm cho cuộc sống của con trở thành ánh sáng và muối để “danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến”.

     

    GPMYTHO
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - TÔI LA ĐẦY TỚ VÔ DỤNG

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Nov 10 at 1:35 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỚI CHÚA

    10.11.2020  THỨ BA TUẦN 32 TN

    Thánh Lê-ô Cả, giáo hoàng, tiến sĩ HT

    Lc 17,7-10

     
    NGƯỜI TÔI TRUNG CỦA CHÚA

     

    “Đối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi.” (Lc 17,10)

     

    Suy niệm/SỐNG: Trong các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ La-tinh, từ “phục vụ” (service) có nguồn gốc bởi từ “nô lệ” (servus), và ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, đã thịnh hành khái niệm “quan chức là đầy tớ của nhân dân”.

    Trải qua thời đại, mối tương quan đó ngày càng bị đảo lộn, kéo theo sự biến chất của ngôn ngữ. Người “đầy tớ nhân dân” trở thành bạo chúa đầy quyền lực; và “phục vụ” lại có nghĩa là bắt người khác phục vụ mình. Giáo huấn của Chúa đặt chúng ta trở lại quỹ đạo của người môn đệ trong tương quan với Thiên Chúa:

    Đó chính là sống như “người tôi trung” của Ngài, không cậy công trạng, kể lể thành tích, nhưng coi việc phục vụ theo thánh ý Chúa là chu toàn “việc bổn phận đấy thôi.”

     

    Mời Bạn CHIA SẺMẫu gương tuyệt hảo cho chúng ta là Đức Giê-su, Người Tôi Trung của Thiên Chúa, Đấng đã “mặc lấy thân nô lệ” “bằng lòng chịu chết” để “vâng phục” Chúa Cha (x. Pl 2,6-8), luôn coi việc “thi hành ý Chúa Cha” là của ăn, là lẽ sống (x. Ga 4,34;6,38). Đi vào quỹ đạo của Chúa Giê-su tức là quyết sống như Ngài, thay vì đòi Chúa phải làm theo ý mình,

    TÔI CẦN làm tôi tớ phục vụ Chúa nơi những người thân thích, anh chị em xóm giềng, những người mà mình không ưa thích cũng như người không ưa thích mình.

     

    Sống Lời Chúa: Tôi làm bổn phận phục vụ cho người thân cận với ý thức mình đang phục vụ chính Chúa.

     

    Cầu nguyện: Xin Chúa chúc lành cho những nỗ lực dù rất nhỏ của chúng con trong hành trình đến gần Chúa hơn và nên giống Chúa hơn. Amen.

     

    GPMYTHO
     
     

 

Subcategories