3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CHA BRIAN - WAITING AND HOPING

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Nov 27 at 1:23 PM
     
     

                           FIRST SUNDAY OF ADVENT – YEAR B

                                        29 November 2020

        

    picture.jpg

        

                 WAITING AND HOPING               

     

    WAITING AND HOPING: 1ST SUNDAY ADVENT B

                         (Mark 13: 33-37)

    ·       Do you see yourself as in control of your life, or do you see God?

    ·       Give examples of people waiting for something worthwhile.

    ·       What have you waited for most of all?

    ·       How are waiting and hoping connected?

    ·       How might something we are hoping for, turn out to be an illusion?

    ·       During Advent, for whom and for what are we waiting?

     

    A woman stands at the end of a pier. Her eyes scan the far horizon. She is waiting and longing for her husband’s ship to reach port. A father climbs to a lookout on the top of a hill. He is hoping and longing to see his younger son come home to his family. A little girl puts out a glass of Coca Cola for Father Christmas, hoping he will leave her a doll. A young married couple is waiting and longing for the birth of their first child. An old man, sitting alone in a nursing home, has been waiting for three years for his only daughter to visit him. Children wait in a hospital corridor, for news of their mother rushed to hospital with a stroke. All these people are waiting and hoping for their dreams to come true. But they are powerless to make them come true. All they can do is to wait and to keep on waiting, for what they want or need.

     

    Waiting is a big part of our lives. ‘I can’t wait to see you,’ we say. Or someone says to us, ‘I will wait for you,’ or ‘wait over there, please’, or more sharply, ‘you wait your turn’.

     

    Hoping too is a big part of life. Waiting and hoping are closely related. If we are waiting, we are also hoping that what we are waiting for will happen. ‘I hope Dad gets well soon,’ we say. ‘I hope I passed that exam.’ ‘I hope it’s nothing serious.’ ‘I hope you have a nice time.’ ‘I hope the wars in Yemen and Ethiopia will end soon.’ ‘I hope to see you then.’ We know too that if we don’t or won’t wait, our hopes may be dashed.

     

    Today, the First Sunday of Advent, we begin New Year’s Day in the Church. During the four weeks of Advent, we notice that our church community puts a strong emphasis on waiting and hoping, waiting and hoping for the coming of God into our lives, waiting and hoping for the presence and help of God within all the pain and darkness of life.

     

    Once when Mother Teresa was visiting the USA, she was asked which virtue Americans need the most. She was expected to say ‘charity’, but she answered that what they need most of all is hope. When quizzed about her answer, she said that too many people have lost hope. Surely the same may be said more or less, about ourselves?

     

    But perhaps we haven’t so much lost hope as misplaced it. Perhaps we have placed our hope on what cannot fulfil our deepest longings and needs. We have been told that if we just work hard, postpone some immediate gratifications, and wait patiently, then our dream will surely come true. The dream that promises us a beautiful house, a late model car, a wonderful paying job, a perfect partner in life and a perfect family! But perhaps far from being the great dream, this may become the grand illusion.

     

    Dreams motivate us to keep hoping, but illusions are false hopes that can end only in disappointment and frustration. To be spared living with illusions, our Advent readings today tell us to be watchful as well as waiting. But before we can be watchful, our readings also tell us, we must be wide awake. But if we find ourselves racing around frantically trying to get the most out of every minute, buying every labour-saving device on the market, talking nearly non-stop on our mobile phones, shopping for Christmas till we just about drop, we might think that we are wide-awake. But the Word of God today suggests that to be so busy that we ignore the presence of God in our lives and of the plans of God for us, we are asleep. Then, maybe, we are just living with illusions.

     

    So, the prophet Isaiah reminds us of our deep-down need to stop living life as though we are in complete control and to let God take charge of our lives. By letting God mould us and shape us! He is speaking for you and me in all our busyness when he says to God: ‘Lord, you are our Father; we the clay, you the potter, we are all the work of your hand.’

     

    What a wonderful prayer to keep saying to God in Advent! What a wonderful thought to keep us peaceful, and focus on the true meaning of Advent – waiting and hoping for the coming of Jesus Christ into our lives! As at Bethlehem, at the end of time, and in the here and now! Let’s hear and say it once again: ‘Lord, you are our Father; we the clay, you the potter, we are all the work of your hand.’

     

    The message of our readings is very clear and very relevant: - ‘stay awake’, and ‘watch out’. Why? Lest the spirit of Advent and Christmas, the spirit of goodwill to all, the spirit of joy, peace and calmness, the spirit of generosity and love, and the spirit of prayer, be snuffed out of our hearts and lives by the false spirits of consumerism and materialism. Those two demons are never far away. Always waiting to pounce on our consciousness and invade our choices!

     

    Everything I’ve been stressing is summed up in that marvellous ending to that prayer we pray in every Eucharist, for deliverance from evil of every kind: ‘... we wait in joyful hope for the coming of our Saviour, Jesus Christ’. Let’s pray it with special fervour today!

     

    Fr Brian Gleeson

    Advent: 'Waiting For Jesus':

    https://www.youtube.com/watch?v=AySe5pZnwig

     

    SING.jpg

    Trời Cao Hãy Đổ Sương Xuống:

    https://www.youtube.com/watch?v=IkOLirhu6rM

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU CN34TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    27.11.2020  THỨ SÁU TUẦN 34 TN

    Lc 21,29-33

     
    LỜI CHÚA KHÔNG HỀ ĐỔI THAY

     

    “Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu.” (Lc 21,33)

     

    Suy niệm/SỐNG: Lời Chúa trong Kinh Thánh được diễn tả bằng ngôn ngữ loài người, là phương thế Thiên Chúa sử dụng để giáo hóa con người từ thế hệ này sang thế hệ khác.

    Lời Chúa ấy không chỉ có sức mạnh đổi mới cái nhìn, đốt nóng nhiệt huyết con tim, thay đổi lối ứng xử, nhưng còn nằm trong giá trị bất di bất dịch muôn đời. Tính bất di dịch này vừa nói lên rằng Thiên Chúa là Đấng Toàn năng “thông biết mọi sư,” vừa minh chứng rằng Đức Ki-tô, Ngôi Lời Thiên Chúa, “hôm qua cũng như hôm nay và như vậy mãi đến muôn đời.”

     Tính không hề bị đổi thay của Lời bảo đảm cho tất cả những ai muốn thực thi Lời ấy khỏi những băn khoăn, nghi ngại về tính hiệu quả mình sẽ nhận được.

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: Lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu. Lời Chúa Giê-su dạy ta có giá trị muôn đời vì nơi Ngài, Lời không chỉ trong tâm trí, trên môi miệng, nhưng chính là Ngôi vị của Ngài: Ngôi Lời.

    *Khẳng định ấy của Chúa giúp ta bám chặt vào Lời Ngài như kim chỉ nam, như ngọn hải đăng hướng dẫn đời sống đức tin của mình.

    *Bạn sẽ khởi động niềm xác tín bằng việc mỗi ngày dành vài phút thinh lặng cầu nguyện với Lời Hằng sống ấy.

     

    Sống Lời Chúa: Ngày hôm nay khi nghe Lời Chúa, chúng ta hãy vững lòng trông cậy, chớ cứng lòng, nhưng hãy tin.

     

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, con xác tín vào Lời Chúa dạy “Lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu.” Con tin Thầy là Ngôi Lời Thiên Chúa, đến trần gian mạc khải cho con biết tấm lòng của Thiên Chúa. Hôm nay con muốn thưa như thánh Phê-rô: “Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời”. Amen.

     

    GPMYTHO
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ TƯ CN34TN-A

  •  
    nguyenthi leyen
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA
    25.11.2020 THỨ TƯ TUẦN 34 TN

    Thánh Ca-ta-ri-na A-lê-xan-ri-a

    Lc 21,12-19

     
    BIẾN GIAN NGUY NÊN CHỨNG TÁ

     

    “Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy.” (Lc 21,13)

     

    Suy niệm: Thế gian vốn thù ghét những gì khác biệt với mình, đang khi ấy lối sống theo tinh thần Tin Mừng của người môn đệ Chúa lại đi ngược với tinh thần thế gian. Không lạ gì Chúa Giê-su báo trước số phận bi thảm của người môn đệ trong thế gian: bị bách hại, chịu nhiều gian nan hoạn nạn. Tuy nhiên, Chúa khích lệ chúng ta đừng sợ hãi khi bị thù ghét và bách hại, bởi chính Ngài sẽ luôn ở cùng, đồng hành, ban ơn nâng đỡ, soi sáng cho chúng ta biết việc phải làm,

    *Giúp chúng ta không chỉ vượt thắng được những trở ngại trên con đường nên thánh, mà còn ban ơn nâng đỡ, biến những gian nan khốn khó, nghịch cảnh đó trở thành cơ hội để chúng ta làm sáng lên Tin Mừng của Ngài.

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: Bạn và tôi đều chung cảm nghiệm về sự yếu đuối, mỏng giòn, bất toàn của phận người. Vì thế, nhiều khi đứng trước những đòi hỏi nên thánh, cũng như đương đầu với những khó khăn, thách đố trên đường nên thánh, chúng ta thường dễ thối chí nản lòng. Nhưng ơn Chúa luôn đủ cho chúng ta, sức mạnh của Chúa được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối của ta (x. 2 Cr 12,9).

    *Chỉ cần chúng ta bám víu vào Chúa, trông cậy ở tình thương, sự đỡ nâng của Ngài, thì cùng với Chúa chúng ta sẽ biến gian nguy trở thành cơ hội để làm sáng danh Chúa

    .

    Sống Lời ChúaTrước khi làm việc, hoặc khi khó khăn, bạn hãy dừng lại một chút,xin ơn Chúa trợ giúp.

     

    Cầu nguyệnLạy Chúa, xin ban thêm đức tin cho con, để con luôn tín thác vào quyền năng, lòng thương xót của Chúa. Nhờ đó, con không nản lòng trước những khó khăn, nhưng luôn gắn bó với Chúa cho trọn đời. Amen.

     
    GPMYTH
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ NĂM CN34TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Nov 26 at 1:24 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    5 PHÚT LỜI CHÚA

    26.11.2020  THỨ NĂM TUẦN 34 TN

    Lc 21,20-28

     
    TIN VÀO CHÚA PHỤC SINH

     

    “Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến.” (Lc 20,27)

     

    Suy niệm/SỐNG: Có thể nói năm 2020 thật khó quên với dấu ấn của nhiều thiên tai dịch bệnh. Đại dịch Covid-19 với nỗi lo sợ chết chóc và thiệt hại trong công ăn việc làm chưa qua thì những cơn bão lũ lại ập xuống miền Trung, để lại nhiều mất mát tang thương.

    Trước những tai họa đó, người ta thường hỏi: Nếu có Thiên Chúa, sao Người lại để đau khổ có mặt và hành hạ con người? Chúng ta biết rằng, khi con người tàn phá thiên nhiên và phá vỡ quy luật tốt đẹp Chúa đã dựng nên, thì những thiên tai đó xảy ra, một phần cũng là hậu quả của sự dữ do chính con người gây ra.

    Đành rằng Thiên Chúa không tạo ra sự dữ, nhưng qua đó Người dạy cho con người về sự giới hạn của chính mình, để biết sống phó thác, thanh luyện chính mình và sống đúng với ơn gọi dành cho mình.

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: ĐTC Phan-xi-cô trong Tông huấn “Đức Ki-tô Đang Sống” (Christus Vivit), đã nhắc lại điều mà Ngài gọi là sự thật vĩ đại, đó là: Đức Ki-tô đã chiến thắng sự dữ nhờ cuộc Phục sinh của mình.

    Đức Ki-tô vẫn đang sống và đang hiện diện ở đây, nơi cuộc đời của mỗi chúng ta giữa bao đau khổ; và Người chờ chúng ta đưa tay ra để Người cứu vớt (số 125-128).

    Bạn có thật sự muốn mình được cứu và sẵn sàng chìa tay ra với Chúa để mình được cứu không?

    Sống Lời Chúa: Trong bầu khí thinh lặng bạn dâng lời cầu nguyện như các tông đồ xưa: “Lạy Chúa, xin ban đức tin cho chúng con” (Lc 17,5).

     

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, giữa những đau khổ hằng ngày làm chúng con muốn quỵ ngã, xin giúp con biết một lòng tin tưởng và hoàn toàn phó thác nơi Tình Yêu vô biên của Chúa. Amen.

     

    GPMYTHO
     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LỄ CAC THÁNH TỬ ĐẠO

Tri ân và Mừng Kính các Thánh Tổ Tiên

SUY NIỆM LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Hàng năm cứ đến ngày này, những người con dân Việt từ khắp muôn phương cùng với Giáo hội hoàn vũ hướng tâm hồn lên một cách đặc biệt để mừng kính Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam. Trong hân hoan vui sướng và hãnh diện, chúng ta tôn vinh, tri ân các ngài đồng thời hô vang : « Vạn vạn tuế các Thánh Tử Đạo Việt Nam, vạn vạn tuế các Thánh Tử Đạo anh hùng ».

Hôm nay chúng ta cùng nhau hướng tâm hồn lên một cách đặc biệt để mừng kính các ngài. Nói là đặc biệt về các ngài, nên chúng ta tạm đặt ra mấy câu hỏi cho là cơ bản, để nhờ đó chúng ta lần lượt đưa ra những gì đã hiểu biết về các ngài, mặc dù đây chỉ là những điều nhiều người đã biết.

Trước hết chúng ta cần xác nhận:

Hỏi : Các ngài là ai vậy?

Thưa : Các ngài là Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam, chết vì Đạo tại Việt Nam. Ở đây, từ ngữ Đạo được hiểu theo nghĩa chặt : Đạo Công Giáo Lamã, mà ai cũng biết rõ. Ngày nay thì Đạo Công Giáo Lamã hiện diện khắp nơi.

Hỏi : Các ngài là bao nhiêu?

Con số các ngài chính thức là 117 vị thánh và 1 á thánh. Đó là những vị đã được Tòa Thánh tuyên phong rõ ràng ngày 19.6.1988. Thế nhưng, đối với chúng ta hiểu, còn có biết bao nhiêu vị cũng đã « tử vì Đạo » tại Việt Nam mà chưa được tuyên phong. Dù vậy, các vị cũng phải được Giáo hội Việt Nam mừng kính. Thời gian bắt đầu vào năm 1580 và chỉ kết thúc hoàn toàn vào năm 1888, có khoảng 400.000 người bị lưu đầy và phát lưu. 130.000 người đã chết vì đạo.

Hỏi : Các ngài thuộc những thành phần nào?

Các ngài đã là các Kitô hữu thuộc đủ mọi thành phần, cấp bậc trong Giáo hội Công Giáo. Có 8 vị Giám mục, 50 linh mục, 59 giáo dân (gồm 1 chủng sinh, 16 giáo lý viên, 10 vị dòng ba Đa Minh và 1 phụ nữ) … thuộc đủ mọi tuổi tác, hoàn cảnh sống : công chức, thương gia, công nhân, quân nhân, y sĩ, ngư phủ, trùm họ v.v. Trong số đó, bao gồm cả một số nhà truyền giáo (ngoại quốc) như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý… đã đến Việt Nam truyền Đạo và chết vì Đạo. Nói chung, cũng nhờ các vị truyền giáo này mà nhiều người Việt Nam biết Đạo, theo Đạo, sống Đạo và chết vì Đạo nữa, lại được nhập đoàn Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nammà chúng ta đang kính nhớ.

Nói tóm lại, đây là những chứng nhân của Thiên Chúa, đã anh dũng hy sinh cả mạng sống tại Việt Nam để thi hành sứ vụ Thiên Chúa trao.

Nói mạnh hơn : các ngài là những tổ tiên anh dũng của chúng ta. Dĩ nhiên phải quả quyết : chính nhờ các ngài mà có chúng ta và ngày nay chúng ta luôn rất hãnh diện tuyên nhận các ngài là tổ tiên trước mặt cả thế giới.

Hôm nay, Giáo hội Việt Nam hân hoan và hãnh diện mừng kính các ngài như hướng về tổ tiên yêu quý.Ðọc lại tiểu sử các ngài, ta không khỏi cảm phục đức tin kiên cường của các ngài. Vì trung thành với Chúa, các ngài đã cam chịu thiệt thòi trong đời sống, mất hết chức quyền danh vọng, nhất là phải chịu muôn ngàn khổ hình, chịu mất mạng sống vì Đức tin.

Có những vị như thánh Hồ đình Hy, làm quan lớn trong triều đình. Quan án Phạm trọng Khảm, là những vị có chức có quyền trong xã hội đã thà mất chức quyền, mất danh vọng hơn mất Đức tin. Vì Chúa, các ngài không những đã sẵn sàng từ bỏ mọi quyền lợi trong xã hội mà còn sẵn sàng chịu mất mạng sống.

Có những vị như thánh Lê thị Thành, thân phận phụ nữ yếu ớt, gánh nặng gia đình, nhưng cũng đã sẵn sàng chịu mọi cực hình để minh chứng tình yêu đối với Ðức Giêsu Kitô.

Có những vị đầu xanh tuổi trẻ như Tôma Thiện, Phaolô Bột, mười mấy tuổi đầu, tương lai còn dài, đường đời còn nhiều hứa hẹn. Nhưng các ngài đã cương quyết khước từ tất cả, dâng hiến tuổi thanh xuân cho Đức tin chân chính.

Hỏi : Tại sao các ngài chết vì đạo ?

Thưa : Giết thì chết chứ còn sao nữa. Đây phải được coi là cơ bản của vấn đề. Kể ra, nếu nhìn bên ngoài thôi thì đã có câu trả lời rồi : chết vì Đạo mà ! Lúc đó một số các vua chúa ghét Đạo và cấm Đạo nên họ giết những người có Đạo mà không chịu bỏ Đạo. Bị họ giết thì chết, dù là người Việt hay ngoại quốc…thế nhưng, nhận xét cho đàng hoàng thì vấn đề chết vì Đạo ở đây có ý nghĩa rất phong phú. Có thể nói tóm gọn bằng 2 từ Tin Yêu. Nhưng hai từ này bao gồm ý nghĩa rất cao siêu mà Kitô Giáo gọi là « Thần Đức » : Đức Tin kéo theo Đức Cậy và Đức Mến. Ba nhân đức siêu việt hơn các nhân đức khác mà ta phải quả quyết : chỉ « người có Đạo » mới có .

Hỏi : Các ngài đã chết tử Đạo như thế nào ?

Về các hình khổ: Các ngài đã phải chịu mọi thứ cực hình mà người ta có thể nghĩ ra được như:

– Gông cùm, xiềng xích, nhốt trong cũi, đánh đòn, bỏ đói.

– Bị voi giầy, bị trói ném xuống sông, bị đổ dầu vào rốn rồi cho bấc vào mà đốt, bị đóng đinh vào ván rồi đem phơi nắng v.v.

– Quyết liệt hơn thì bị trảm quyết, tức là bị chặt đầu,bị xử giảo, tức là bị thắt cổ, hay bị thiêu sống.

– Vô cùng man rợ và hiểm độc như bị xử lăng trì, tức là phân thây ra từng mảnh hay là xứ bá đao.

Theo loại hình phạt 79 vị bị trảm quyết tức là bị chặt đầu. Như vậy là con số bị trảm quyết nhiều nhất. 18 vị bị xử giảo tức là bị thắt cổ. 8 vị chết rũ tù. 6 bị thiêu sinh. 4 bị lăng trì – tức là phân thây ra từng mảnh. 1 bị tử thương và. 1 bị bá đao.

Là người Công Giáo Việt Nam, chắc chắn mỗi khi đọc lại tiểu sử các ngài, ta cảm thấy một dòng máu hào hùng trào dâng trong huyết quản. Bị cuốn hút bởi cuộc sống và cái chết cao đẹp, anh dũng của các ngài, có lẽ ta cũng có đôi lần ao ước được như các ngài : Sống cao đẹp, chết anh dũng.

Kính lạy Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, làm sao chúng con có thể có được cái chết cao đẹp như các ngài. Ngày nay đâu còn cảnh cấm Đạo, bắt Đạo, giết người có Đạo như thời vua quan ngày xưa nữa, nên chúng con không còn hy vọng chết vì Đạo. Xin cho chúng con biết học đòi, bắt chước các ngài trung thành với Đức tin và sống đạo cho đến trọn đời. Amen.


Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Lễ Chúa Nhật 34 Thường Niên A

Video Player
 
00:00
 
16:41
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

Subcategories