21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI

  •  
    Tinh Cao
     
    Fri, Apr 16 at 7:49 AM
     
     
    Trọng Kính Cộng Đồng Dân Chúa,
     
    Có lẽ Chương quan trọng nhất trong 6 Chương của Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si là Chương Ba:
    "Căn cội sự khủng hoảng môi sinh do con người gây ra". Vì muốn chữa bệnh cần phải truy nguyên căn bệnh.
    Và căn bệnh đó ở ngay nơi con người và chính con người gây bệnh cho chính bản thân mình và thiên nhiên tạo vật.

    122- Chủ thuyết lầm lạc coi con người là trung tâm dẫn đến một lối sống lầm lạc..

    Khi con người tự đặt mình làm trung tâm, họ sẽ dành ưu tiên tuyệt đối cho sự tiện nghi trước mắt và tất cả những thứ khác trở nên tương đối...  

    Thứ chủ nghĩa này coi tất cả mọi sự là không phù hợp nếu nó không phục vụ cho những lợi ích trước mắt của con người. 

    Logic này dung túng những thái độ khác nhau dẫn đến suy thoái môi trường và băng hoại xã hội.

    123- Nền văn hoá của chủ nghĩa tương đối cũng là một thứ lộn xộn, lôi kéo con người lợi dụng người khác, 

    đối xử với những người khác như với các đồ vật thuần tuý, áp đặt lao động cưỡng bức hoặc làm cho họ trở nên nô lệ để trả nợ. 

    Cùng một lối nghĩ này dẫn đến việc khai thác tình dục trẻ em, bỏ rơi người già vì họ không còn lợi ích nữa.

    Xin theo dõi kỹ lưỡng Chương III này ở những cái links đọc/nghe/xem sau đây:

    Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 3  

    ThongDiepLaudatoSi-Chuong3.mp3 

    https://youtu.be/vduMScTOhwo  

     

    Đaminh Maria cao tấn tĩnh

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHogFgCjcYEFbTUfjeY7zvrsd1Erfdq0VN0F%3D1WT%2B_xDAA%40mail.gmail.com.
     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI

  • nguyenthi leyen



  • NHỮNG HÀNH ĐỘNG kHÁC THƯỜNG CỦA MA QUỶLời người biên tập: Sau đây là một đoạn trích từ cuốn sách mới nhất của tác giả Kathleen BeckmanHướng dẫn gia đình về cuộc chiến thiêng liêngĐây là phần tiếp theo của viết,“Cám dỗ: những cách ma quỷ thường dùng để tấn công chúng ta”. Phần lớn nội dung sau đây bao gồm các nhận xét của Cha Francesco Bamonte, chủ tịch Hiệp hội Quốc tế các Nhà Trừ Quỷ, do tác giả cung cấp.I. QUẤY PHÁĐể nhận biết những biểu hiện như trên khi quỷ nhập vào một địa điểm, tiêu chuẩn là: Mọi thứ nằm ngoài quy luật tự nhiên nếu không đến từ Thiên Chúa thì đều đến từ Satan. Không có điều kiện trung gian. Một cuộc điều tra nghiêm ngặt cần được thực hiện để xác định nguyên nhân những biểu hiện của quỷ xuất hiện ở nơi đó. Nên loại trừ các nguyên nhân có tính tự nhiên.”II. HOẠT ĐỘNG LẠ THƯỜNG CỦA MA QUỶ ĐƯỢC THỰC HIỆN TRÊN MỘT CON NGƯỜITheo Cha Bamonte, “bất cứ khi nào hành động của ma quỷ được thực hiện bên trên cơ thể hoặc bên trong cơ thể của một người, người ta nói đến 'sự bực tức' (đôi khi được gọi là sự đàn áp), 'sự quỷ ám ' hoặc 'sự quỷ nhập.' Đôi khi ranh giới giữa các hình thức của hành động ma quỷ như thế này không được xác định rõ ràng”.- Do lỗi của chính chúng ta: tội mê tín hay tội tin vào những điều huyền bí. Tham gia vào các hoạt động này là tạo ra cơ hội rộng mở cho ma quỷ.- Thực hành các kỹ thuật nào đó của Thiền Siêu Niệm[1], Thiền định Reiki[2], khai mở luân xa (yoga), và liên kết với phong trào Thời Đại Mới (New Age).- Trải qua những buổi học nhằm nhận được những loại thuốc ma thuật hoặc chế phẩm về da để ngăn chặn vận xui hoặc lời nguyền độc ác của Mắt quỷ[3].- Thực hành hoặc có mặt tại các nghi lễ voodoo[4] hoặc macumba[5].- Từng tham gia vào các giáo phái Satan hoặc ngay cả tham gia vào Satan giáo không thường xuyên (ví dụ, thực hiện các ký kết bằng máu với ma quỷ, tham dự hoặc tham gia vào các thánh lễ đen, hoặc xúc phạm Mình Máu Thánh Chúa Giêsu).- Là người tiếp nhận, thậm chí vô tình, một nghi thức độc ác. Ví dụ, có thể là cha mẹ dâng con cho Satan. Một người có thể đã bị lời nguyền khi còn trong bụng mẹ, cũng như sau này khi lớn lên. Trong những trường hợp như vậy, hậu quả ác độc tiếp theo thường củng cố điều ác trước đó.Đôi khi được gọi là sự bực tức ma quỷ, sự áp bức đề cập đến “những hành vi của ma quỷ xâm chiếm thể xác một người có thể biểu hiện bằng vết bỏng, vết xước, vết cắn, đánh đập và tát mạnh để lại vết bầm tím, sưng tấy, vết loét chảy máu hoặc gãy xương. Một số người lại có các chữ cái, từ ngữ hoặc biểu tượng xuất hiện như vết rạch trên da của họ. Những điều này tồn tại trong một thời gian và sau đó biến mất”.Cha Bamonte giải thích việc quỷ ám theo cách này:Những suy nghĩ hoặc hình ảnh đó có thể thu hút tất cả sự chú ý của người đó và tỏ ra lì lợm, bất chấp sự phản kháng kiên quyết và kiềm chế hết sức, là điều có vẻ như cần phải là anh hùng mới làm được. Chỉ khi buông bỏ chính mình cho Thiên Chúa mới giúp người bị quỷ ám không bị khuất phục trước sự chìm đắm này, và đôi khi việc trừ quỷ là cần thiết để giải thoát một người khỏi bạo lực bề ngoài hoặc bên trong.Phân biệt những trạng thái ám ảnh có thể là điều khó khăn vì không có những dấu hiệu hoặc những biểu hiện thể chất thường xẩy ra khi bị quỷ áp chế và chiếm hữu… Giống như các bác sĩ cần phải nghiên cứu tính hiệu quả hoặc không hiệu quả của một cách điều trị để rồi mới đưa ra được một chẩn đoán chính xác, thì các linh mục có thể cũng cần phải áp dụng ý tưởng tương tự trong việc đánh giá những ám ảnh của ma quỷ."Việc bị quỷ nhập tương đối hiếm, mặc dù các nhà trừ quỷ đã báo cáo có sự gia tăng các trường hợp quỷ nhập. Một cái nhìn tổng quan ngắn gọn sẽ đủ cho thấy một ý tưởng khái quát về tình trạng bị ma quỷ tác động nghiêm trọng nhất này. Các dấu hiệu quỷ nhập bao gồm những điều sau:- Có kiến thức về ngôn ngữ mà người đó chưa bao giờ học.- Có ác cảm mạnh mẽ đối với những điều linh thiêng, chẳng hạn như nhà thờ, rước lễ, cầu nguyện, nước thánh, tràng hạt, thánh tích của các vị thánh hoặc Kinh thánh.Khi một cá nhân hoặc một nhóm người tự nguyện phục tùng Satan, điều này được gọi là sự phục tùng ma quỷ. Người ta rơi vào hình thức tương quan này với Satan bằng cách tình nguyện thực hiện một ký kết bằng máu với ma quỷ hoặc hiến thân cho Satan.Cha Gabriele Amorth- Cha Gabriele Amorth, nhà trừ quỷ giải thích ma quỷ***Tác giả: Kathleen Beckman, LHS[6] là Chủ tịch và Đồng sáng lập của Quỹ Cầu nguyện cho Linh mục ( www.foundationforpriests.org), một hoạt động tông đồ quốc tế về cầu nguyện và giảng dạy giáo lý vì sự thánh thiện của các linh mục. Kathleen đã phục vụ Giáo hội trong 25 năm với tư cách là nhà truyền bá Tin mừng Công giáo, là một tác giả, điều hành các khóa tĩnh tâm theo hình thức linh thao của thánh Inhaxiô và là linh hướng, người dẫn chương trình phát thanh và nhà văn. Trong giáo phận của mình, cô phục vụ với tư cách là giáo dân điều phối mục vụ trừ quỷ và cứu thoát sau khi cô hoàn thành các khóa học về giải thoát khỏi sự dữ tại Chủng viện Mundelein và ở Rôma. Cô là thành viên ban cố vấn của Magnificat, một Mục vụ dành cho Phụ nữ Công giáo, và của Viện Giáo Hoàng Lêô XIII. Thường được giới thiệu trên các phương tiện truyền thông Công giáo - Đài phát thanh và truyền hình EWTN, Đài phát thanh Maria, và Kênh Công giáo - cô nhiệt thành rao giảng niềm vui Tin mừng. Sophia Institute Press đã xuất bản các cuốn sách của cô: Cầu nguyện cho các linh mục: Lời Kêu gọi Khẩn cấp về Việc Cứu rỗi các Linh hồn; Lòng Thương Xót Chữa lành của Thiên Chúa; Tìm Lối đến Ơn Tha thứ, Sự Bình an và Niềm vui cho Bạn;  Khi Phụ nữ cầu nguyện: Mười một Phụ nữ Công giáo nói về Sức mạnh của Cầu nguyện.

  • [1] ND: còn gọi là Tĩnh Tọa Nhập Thiền (của Ấn Độ giáo).[4] ND: là một loại hình nộm bằng gỗ hay bằng vải dùng cho tà thuật, thường có những mũi kim đâm vào để gây hại cho người khác.
  • [6] ND: Lady of the Order of the Holy Sepulcher of Jerusalem, thành viên nữ Dòng Hiệp sĩ Mộ Thánh Giêrusalem.
  • [5] ND: Được định nghĩa theo nghĩa đen là một loại cây châu Phi và một nhạc cụ, Macumba đã trở thành một loại thực hành tâm linh, cũng như một thuật ngữ phù thủy ở Brazil cùng với chế độ nô lệ ở thế kỷ 16. Giáo hội Thiên Chúa đã cố gắng xóa bỏ thực hành Macumba. Tuy nhiên, nó tiếp tục phát triển, và ngày nay, hàng triệu người ở Brazil tiếp tục đi theo niềm tin Macumba dưới nhiều hình thức khác nhau. Một yếu tố quan trọng của Macumba là buổi lễ, được gọi là gira, gọi hồn. Khói từ các loại thảo mộc đặc biệt tràn ngập căn phòng, và các thành viên trong nhóm hát và cầu nguyện trong một vòng tròn để gọi một hồn ma đặc biệt lên. Những phương tiện này giúp đi vào trạng thái mê mẩn và có thể thay mặt cho nhóm để nói chuyện với hồn ma. Xin tham khảo thêm tại: https://vi.yourtripagent.com/brief-introduction-to-macumba-5157
  • [3] ND: Evil Eye - Mắt quỷ xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại và Rôma. Đây là biểu tượng cách điệu hình đôi mắt, là một lời nguyền hay truyền thuyết được cho là một ánh nhìn ác độc, thường được trao cho một người khi họ không hay biết, việc nhận được mắt quỷ sẽ gây ra bất hạnh hoặc tổn thương. Bùa này cũng thường được biết đến với tên gọi là "bùa mắt quỷ".
  • [2] ND: dựa trên nguồn năng lượng vô hình từ vũ trụ, có nghĩa là “linh khí”, là một loại năng lượng mà người ta tin rằng luôn tồn tại sẵn trong cơ thể con người và trong vũ trụ. Kiểu thiền này bắt nguồn từ Ấn Độ cách đây khoảng 2500 năm.
  • Ghi chú của người biên tập: Các trích dẫn của Cha Francesco Bamonte là từ những ghi chú chưa được công bố của cá nhân tác giả từ các bài thuyết trình của ngài tại khóa học của Hiệp hội Quốc tế những Người Trừ Quỷ “Trừ quỷ và cầu nguyện giải thoát”, Học viện Giáo Hoàng Nữ vương Các Thánh Tông Đồ, Rôma, tháng 5 năm 2017 .
  • Các cuộc tấn công của ma quỷ chỉ có thể xẩy ra chừng nào Thiên Chúa cho phép vì lợi ích của chúng ta – để thanh luyện, thử thách đức tin và tăng trưởng trong sự thánh khiết. Sự quan phòng cho phép những gì cần thiết cho sự cứu rỗi của một linh hồn và luôn ban cho chúng ta những ơn cần thiết trong những thử thách của chúng ta.
  • Nói một cách đơn giản, ma quỷ ghét Thiên Chúa và sợ hãi Ngài và bất cứ điều gì thậm chí có hương thơm của sự thánh thiện… Ma quỷ có thể quấy phá rất nhiều một người dưỡng nuôi đức tin, nhưng nó quấy phá như vậy một cách trái ý nó vì nó bị "buộc" phải làm như thế do sức mạnh của một nỗi mê say. Tất nhiên là quỷ thích dính líu đến những người đã tự tách mình ra khỏi Thiên Chúa hơn. Trong những trường hợp này, nó được tự do hành động hơn. Satan sợ hãi con cái Thiên Chúa, là những người tìm cách làm cho đời sống của mình trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu: “Tôi sống, nhưng không phải tôi, mà là chính Ðức Kitô sống trong tôi.” (Gl 2,20).
  • "Ai phải sợ, chúng ta hay ma quỷ?"
  • 2. Sự tùng phục ma quỷ
  • - Có kiến thức về những bí mật mà người đó không thể có được một cách thông thường như người ta thường có (ví dụ, trong một trường hợp, một con quỷ tiết lộ, "Ngươi không trực tiếp nằm dưới quyền của ta, là bởi vì mẹ của ngươi đã cầu nguyện cho ngươi, và bà ấy đã cầu nguyện, giống như bà ấy đã dựng lên một bức tường bảo vệ ngươi!”).
  • - Có sức mạnh siêu phàm và những biến đổi thể chất phi tự nhiên, mắt trắng lộ ra.
  • c. Quỷ nhập.
  • Ám ảnh do quỷ khác với ám ảnh cá nhân như rửa tay quá mức, hoặc những suy nghĩ ám ảnh như "Mình quên tắt bếp phải không?". Những điều này liên quan đến tâm trạng âu lo, không phải ám ảnh do ma quỷ. Các nhà trừ quỷ cần dựa vào lời khuyên y khoa của các chuyên gia sức khỏe tâm thần để giúp họ phân biệt giữa sự âu lo của con người và các cuộc tấn công do ma quỷ.
  • “Quỷ ám là trường hợp ma quỷ gây hấn, trong đó, mặc dù nó không ngăn cản trí tuệ và ý chí tự do của người bị khủng hoảng, quỷ vẫn có thể truyền đạt những suy nghĩ hoặc hình ảnh ám ảnh mà đôi khi - xét theo lý trí - là phi lý đối với tâm trí nạn nhân (tức là trí tưởng tượng và trí nhớ) nhưng những suy nghĩ hoặc hình ảnh ấy không thể xua đuổi được. Trong những trường hợp này, người đó cảm thấy bị dằn vặt bởi một ý tưởng gắn chặt hoặc một hình ảnh có vẻ thực sự như là của riêng họ. Những nỗi ám ảnh có thể ở nhiều dạng khác nhau, có những nét biến chuyển và cường độ khác nhau và đạt đến mức chúng hoàn toàn thống trị tâm trí một người.
  • b. Quỷ ám.
  • a. Sự áp chế của ma quỷ.
  • - Từng nghe, trong một thời gian dài, loại nhạc xúi giục mọi người thờ phượng Satan hoặc thực hiện các hành vi bạo lực, báng bổ, giết người hoặc tự sát. Các cá nhân thậm chí còn dễ bị ảnh hưởng của thứ âm nhạc như vậy hơn khi việc thực hành mê tín dị đoan và các hình thức huyền bí được mô tả ở trên kết hợp với các tệ nạn gây nghiện, chẳng hạn như nghiện rượu, sử dụng ma túy, thực hiện các hành vi tình dục đồi trụy và báng bổ. Đặc biệt, sự báng bổ khiến người ta hòa mình với ma quỷ, theo bản chất của nó, là kẻ nguyền rủa Thiên Chúa với sự căm thù tuyệt đối.
  • - Tham gia vào các giáo phái hoặc hội nhóm nơi các nghi thức bí truyền hoặc thực hành huyền bí được thực hiện.
  • - Sở hữu các đồ vật, chẳng hạn như đồ lưu niệm, đã được sử dụng trong các nghi lễ ma thuật địa phương.
  • - Sử dụng bói toán - ví dụ, với một con lắc.
  • - Những phương tiện bói toán hoặc bùa chú, đặc biệt là những phương tiện do người thực hành ma thuật đưa ra, là người đã thực hiện những nghi thức gọi hồn bằng các phương tiện đó.
  • Cha Bamonte đã dạy về những nguyên nhân sau đây dẫn đến một số hành động khác thường của ma quỷ đối với con người:
  • 1. Quỷ áp chế, quỷ ám, quỷ nhập
  • Nguồn gốc có thể có của việc ma quỷ quấy phá có thể bao gồm “những lời nguyền độc ác đối với địa điểm đó; những buổi gọi hồn được tổ chức trong nhà ở; những nghi lễ hoặc nghi thức được thực hiện bởi những người thực hành ma thuật sống trong nhà, những tội ác tàn bạo, các vụ tự tử, các vụ phá thai xảy ra ở đó (cần phải có người cầu thay nguyện giúp để chữa lành điều này); các nghi thức gọi hồn hoặc tôn sùng ma quỷ đã được thực hiện ở đó, hoặc những điều linh thánh hay những đồ thánh đã bị phạm thánh ở đó (trong tất cả các trường hợp này, việc sửa chữa là cần thiết).”
  • Các dấu hiệu khi ma quỷ xâm nhập vào một địa điểm, chẳng hạn như nhà ở, bao gồm: “âm thanh hoặc tiếng gió thổi trên mái nhà hoặc bên trong nhà, trên sàn nhà, cửa ra vào, cửa sổ hoặc đồ nội thất; âm thanh của một ai đó hoặc một cái gì đó bước đi loanh quanh nơi đó nhưng không ai thấy gì; âm thanh ầm ĩ của xiềng xích hoặc xích sắt; tiếng nói, tiếng hò la, tiếng cười, tiếng thét, tiếng la hét; các đồ vật biến mất không tìm thấy được hoặc được tìm thấy trong các khu vực không ngờ tới trong ngôi nhà; gió thổi đột ngột trong môi trường hoàn toàn không có luồng gió nào khác... vật nuôi đột nhiên sợ hãi và bỏ chạy một cách không thể giải thích.
  • WHĐ (18.11.2020) – Theo nhà trừ quỷ LM Francesco Bamonte, “nói đến những hành động đặc biệt khác thường của quỷ là ám chỉ đến những tác động cụ thể của nó đến vật chất. Điều quan trọng: ma quỷ thích thú hơn nhiều khi bắt giữ con người làm nô lệ cho tội lỗi và cuối cùng đưa họ đến nỗi bất hạnh to lớn nhất – sự trầm luân đời đời – hơn là gây ra một loạt những tai họa”.
  • Tác giả: Kathleen Beckman
    Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung
    Từ: catholicexchange.com


  • Fri, Apr 16 at 1:13 AM

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI-

  •  
    Binh Huynh
     
    Sun, Apr 11 at 6:53 AM
     
     
    Nói Xấu Thiên Hạ!
    Huỳnh Quốc Bình
     

    … với khoa thẩm mỹ ngày na, người ta có thể chữa miệng xấu thành miệng đẹp nhưng khó mà chữa xấu miệng thành tốt miệng…

    Kinh Phật Giáo có chép về hành động nói xấu người khác như sau, “Những kẻ đặt điều nói xấu người khác chẳng khác nào hành động của những kẻ nằm ngửa phun nước miếng lên trời!” Ví dụ này của Đức Phật ám chỉ kẻ ác dựng chuyện xấu để mong hạ uy tín người tốt, tử tế, lương thiện, nhưng người vô cớ bị sỉ nhục chẳng hề hấn gì. Điều này giống như hành động của kẻ dại ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới đâu cả mà rơi xuống ngay mặt kẻ phun nó ra.
    Nói xấu thiên hạ không chỉ là tánh xấu mà còn là một chứng bệnh, đó là bệnh tâm thần. Loại tâm thần này không đến nỗi bốc đồ dơ bỏ vào miệng, nhưng lại có lời nói dối trá, khiến người tử tế phải lợm giọng. Các nhà tâm lý học khẳng định rằng, những kẻ thích nói xấu người khác, đa số đến từ trạng thái bất thường về não bộ. Bệnh nhân thuộc loại tự ti, mặc cảm, nên luôn tìm cách dàn dựng những câu chuyện sai sự thật để gán ép vào những ai mà chúng không ưa thích, hoặc chỉ vì ganh ghét, với hy vọng làm nhục hay tầm thường hóa người ta.

    Ít ai muốn giao du với những kẻ có tánh thích nói xấu người khác một cách vô tội vạ, nhưng người ta còn “kinh hoàng” hơn đối với loại người mà trước mặt một ai đó, nói lời ngon ngọt, ca tụng người ta tới mây xanh, nhưng sau khi vừa quay lưng, lại nói xấu người ta đủ điều. Bọn này đáng ghét mà cũng đáng tội nữa. Tôi nói đáng tội là vì theo tôi, thà người ta bị kẻ khác nói xấu, hơn là chính mình trở thành kẻ đi nói xấu thiên hạ.

    Trong Nho học có câu, “Hàm huyết phún nhân, tiên ô tự khẩu.” (Ngậm máu phun người, trước hết tự dơ miệng mình), dù vậy số người thích ngậm máu phun người không phải là hiếm. Có kẻ luôn thích ngậm máu phun bừa bãi vào người khác mà cứ luôn tự đắc là mình “có đạo”, hay thường tự hào về thành tích “tu nhân tích đức”, hoặc “làm công quả” của mình.

    Lời nói xấu hay tốt đều từ cái miệng mà ra. Cái miệng nói, nhưng do cái đầu điều khiển. Nói một cách khác, bộ óc điều khiển tứ chi của con người, nếu bộ óc bệnh hoạn sẽ sản sanh ra hành động hay lời nói tồi tệ từ một con người bất luận phái tính hay thành phần nào trong xã hội. Hôm nay nếu mình thấy kẻ gian đặt điều nói xấu người này và cho dù người đó là người mình không ưa thích, mình cứ chuẩn bị tinh thần, bởi ngày mai nó sẽ tiếp tục làm điều tồi tệ đó với người khác, hoặc với chính mình. Chắc chắn điều tồi tệ  này không thể sai được.

    Khi thấy những đứa chuyên dựng chuyện nói xấu người khác, thiên hạ thường ám chỉ đứa đó thuộc loại “giống như miệng đàn bà”. Sự kết tội này hết sức xúc phạm phái nữ, bởi không phải đàn bà nào cũng thích nói xấu người khác. Tánh quen thói nói xấu người khác không phân biệt phái tính. Trong sinh hoạt hằng ngày, người ta thấy, có những tên trước mặt những ai mà chúng muốn nhờ cậy hay lợi dụng, cái lưng chúng không bao giờ thẳng, hai tay cứ để trước ngực xoa xoa, còn miệng thì xưng em ngọt lịm;  nhưng sau lưng người ta, chúng đâm người ta “lút cáng”. Loại người này thường tưởng tượng ra những câu chuyện không hề có, hay không thể tưởng tượng nổi từ những bộ óc lành mạnh, để nhét vào họng người khác. Mục đích chúng nói xấu người này để làm quà chiêu dụ hay tìm đồng minh từ kẻ khác mà thôi. Nói xấu người khác riết rồi cũng hết người, chúng nó lôi cả người phối ngẫu hay người thân của chúng ra “mần thịt”.

    Có người đưa ra nhận xét khôi hài nhưng chí lý rằng, với khoa thẩm mỹ ngày nay, người ta có thể chữa miệng xấu thành miệng đẹp nhưng khó mà chữa xấu miệng thành tốt miệng. Cái miệng chỉ làm công việc đưa thức ăn vào dạ dày và mở ra khi nói. Và đôi lúc cái miệng “nổ” như pháo Tết hay nổ như tiếng súng ngoài các mặt trận, nhưng điều đó chỉ làm vui tai hay bẩn tai thiên hạ, tùy người khó tánh hay dễ tánh, chứ cái lưỡi mới là đáng “cắt bỏ” hay “diệt” nó. Người Việt có câu, “cái lưỡi không xương, nhiều đường lắc léo”. Thật vậy, chuyện tốt thành xấu cũng từ cái lưỡi, chuyện xấu thành tốt cũng do nó mà ra.

    Ngoài “cái lưỡi không xương”, nhân gian còn nhận dạng thêm một thứ lưỡi khác, đó là “lưỡi gỗ”.  Có một đội ngũ “lưỡi gỗ” rất đông đảo, chuyên “ngụy biện”, “nói lấy được”, “nói bừa bãi” “nói trắng trợn” bất chấp lẽ phải, đạo lý và cả luật pháp, và có lúc dùng thủ đoạn như “lưu manh”.
    Thì ra “lưỡi gỗ” là thế. Nếu đúng như vậy thì loại lưỡi này chiếm nhiều hơn các loại lưỡi heo hoặc lưỡi bò được bày bán ngoài chợ ở Việt Nam ngày nay, mà dân nhậu rất thích.

    Trở lại bệnh nói xấu người khác, ai có thói quen hay bệnh nói xấu người khác, trước tiên tự đánh mất nhân cách của mình. Kẻ nào thích nói xấu người khác, dần dần bị bạn hữu và người thân xa lánh. Có những trường hợp người ta dễ dàng trở thành nạn nhân kẻ xấu, chỉ vì nhẹ dạ, hoặc thích nghe những lời lẽ ngon ngọt của chúng hơn những gì chân thành từ người tử tế. Người chung quanh biết điều đó nhưng đành phải phải im lặng, chờ dịp tiện mới hy vọng giúp nạn nhân “sáng mắt”, bởi vì nếu lên tiếng không khéo, họ sẽ bị chính nạn nhân của phường đểu cáng “ném đá” chứ đừng nói là thức tỉnh ai?

    Bàn bạc trên một số bài viết, người viết từng nhắc đi nhắc lại chiêu thức kẻ gian sử dụng để tấn công những người tử tế, hay có uy tín trong cộng đồng. Để người nhẹ dạ tin tưởng lời nói của chúng, kẻ gian phải nguỵ tạo những câu chuyện như thiệt, bằng cách dựa vào những dữ kiện có thật và tốt lành của đối phương, rồi kèm song song với những dữ kiện “xấu xa” được chúng ngụy tạo, để lừa gạt người dễ tin. Có khi những dữ kiện mà chúng tròng vào cổ người khác, cũng chính là những điều xấu xí của chính chúng nó. Mục tiêu của chúng nó là chỉa mũi dùi vào đối phương, làm cho người ta quên đi điều xấu chúng nó đang mắc phải.

    Trong phạm vi niềm tin tôn giáo, kẻ nào nhận mình là người “có đạo” mà có thái độ đê tiện nêu trên thì xin nhớ câu Thánh Kinh sau đây, “Kìa, kẻ dữ đang đẻ gian ác; thật nó đã hoài thai sự khuấy khỏa, và sanh điều dối trá. Nó đào một hố sâu, nhưng lại té vào hố nó đã đào. Sự khuấy khỏa nó đã làm sẽ đổ lại trên đầu nó. Và sự hung hăng nó giáng trên trán nó.” (Thi-thiên 7:14-16)

    Người viết cũng từng là nạn nhân của các vụ nói xấu hay vu khống, chụp mũ một cách vô tội, hay những thành phần bất hảo trong các sinh hoạt cộng đồng và luôn cả những nơi được gọi là “hội thánh”. Dù vậy, tôi không bao giờ nao núng, bởi những lời nói xấu đó không thể thay đổi được bản chất thật của tôi hay những người tử tế khác, từng là nạn nhân của những vụ nói xấu.

    Uy tín của một người không phải tự nhiên mà có, nhưng bằng cả một quá trình do người ta tạo ra và người chung quanh công nhận. Cho nên kẻ gian muốn dùng các thủ đoạn đê tiện để hạ uy tín người khác không phải chuyện khó làm, nhưng giữ được lâu ngày cũng không phải dễ. Hãy nhìn trong sinh hoạt cộng đồng thì biết, kẻ gian, kẻ nói dối, lần lượt không còn đất sống, cho dù kẻ đó có báo hay có đài phát thanh hay có vây cánh hoặc bọn tay sai, giống như đảng cướp trong nước.

    Đây là những điều tôi từng chia sẻ với vợ con, anh chị em và bạn hữu của tôi; nay tôi mượn những điều đó để thay lời kết. Nếu chúng ta là người tốt, cho dù có năm bảy tờ báo hay vài cái đài phát thanh “lăng nhục” chúng ta, bản chất thật của chúng ta vẫn là tốt. Và nếu chúng ta thuộc thành phần xấu, cho dù có năm bảy cái đài phát thanh, vài chục tờ báo ca tụng chúng ta đi nữa, bản chất thật xấu của chúng ta không thể trở thành tốt.

    Kẻ nào có bản chất thích nói xấu thiên hạ, hãy nhớ nằm lòng câu, “Ngậm máu phun người, trước hết tự dơ miệng mình”. Ai nhận mình là Cơ Đốc Nhân xin đừng quên lời khuyến cáo sau đây của Thánh Kinh, “Chớ có một lời dữ nào ra từ miệng anh em; nhưng khi đáng nói, hãy nói một lời lành giúp ơn cho người nghe đến.” (Ê-phê-sô 4:29)

    Huỳnh Quốc Bình
    Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
     
     
     
     
     
     
     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - MAYKNOLL

 

  •  
    Kris East
     
    Tue, Apr 13 at 8:04 AM
     
     
    Maryknoll Mission Education
    Top Crop 2021 Easter2Pentecost Landing Page English Graphic

    Dear Deacon Dinh,

     

    As our Easter Celebration continues we are reminded as to how often fear keeps us from experiencing new life and the joy it brings.  This last year, the pandemic  exposed our vulnerabilities and increased our anxieties. Even now with the vaccines being rolled out, we find ourselves worrying about what is next.  Through all that Jesus appears and says to us, “Do not be troubled, peace be with you.”

     

    To help find that peace, we have Reflection Guides based on the Sunday Gospels that can be used in a group or on your own. We also have Guides especially for families and children. Explore our website to see all our Easter Season Resources

     

    Prayer 

    Lord Jesus, when we find ourselves caught up in our fears and worries, open the eyes of our heart to see that you are there. Let your presence and words of comfort soothe our anxieties.  Increase our faith to trust that no matter what happens, you are with us at every step in the journey.  Turn our fear into joy.

    Lord, let your face shine on us.

     

    Also, if you have never experienced the Missionary Discipleship Formation Program now's your chance!  Our next one, starting on May 8, is coming up and you can participate online from the comfort of your home.  Find out more here!

     

    We are with you in our prayers this Easter Season,

    Fr. Alfonso and the Maryknoll Mission Education Team

    bottom crop 021 Easter2Pentecost Landing Page English Graphic
     

 

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI

 

  •  
     
     
    Fri, Apr 9 at 4:17 PM
     
     
    Kính chuyển:
    Hồng
     
     

    Nguy hiểm của “Hắt hơi”

     

    Trong một loạt những hoạt động tiềm ẩn sự nguy hiểm, Lauren Henshaw cho rằng hắt hơi là sự kiện  không đáng lo. 

    Cho đến một ngày sức mạnh của một cú át xì đã khiến cô bị trượt đĩa đệm trên sống lưng. Nhớ lại sự cố 2 năm về trước, Lauren, chuyên gia giải trí làm việc ở Cheshire (Anh), kể: “Trong lúc đang tắm, tôi bị hắt hơi. Một cơn đau quằn quại xuất hiện và tôi ngã quị xuống sàn. Lúc đó, tôi ở nhà một mình và điện thoại thì để trong phòng ngủ”. 2 giờ sau đó, cô tỉnh dậy và cố trườn vào phòng ngủ gọi điện cho bà dì. Phải mất thêm 2 giờ nữa Lauren mới lết được ra trước mở cửa cho dì vô nhà để đưa cô đi cấp cứu. “Tôi phải đi bằng nạng suốt 2 tuần liền và xin nghỉ việc 3 tháng để làm vật lý trị liệu. Đó quả là cơn ác mộng”, Lauren nhớ lại. 
     

    Nghe có vẻ hơi quá nhưng thực sự cú hắt hơi có thể khiến một số người bị thương nặng. Chẳng hạn luật sư Victoria Henny, người đã nằm liệt giường đến 2 năm sau khi bị thương nặng do át xì trong lúc xem tivi. Cú hắt hơi mạnh đến nỗi làm rách đĩa đệm ở xương sống, khiến dây thần kinh hông bị kẹt giữa hai đốt sống. Bà mẹ 53 tuổi này buộc phải nghỉ việc do đau đớn triền miên và rơi vào trầm cảm, thậm chí có lúc còn định tự vẫn. Nỗi khốn khổ chỉ chấm dứt sau khi Victoria được bác sĩ phẫu thuật xương sống vào đầu năm nay. 
     
     
    Giáo sư Adam Carey, chuyên gia thương tích thể thao ở Anh, cho biết có 2 kiểu hắt hơi có thể gây thương tích.. 
     
    Đó là hắt hơi mạnh đến nỗi làm toàn thân chuyển động. Kiểu này gọi là “hiệu ứng dây kéo” – đầu bổ về phía trước và giật ra sau thật nhanh, có thể gây tổn thương các cơ và xương

    Kiểu thứ hai là khi chúng ta cố kiềm chế cơn át xì. Sự đè nén này tạo nên sức ép khổng lồ trong đầu, có thể dẫn đến thủng màng nhĩ, rách mạch máu và các cơ ở đầu, tổn thương các xoang và thậm chí gây xuất huyết não. Tiến sĩ nha khoa Phil Stemmer ở Luân Đôn khuyên: “Bạn phải coi chừng hàm răng khi hắt hơi vì một số trường hợp, chúng va mạnh vào nhau và bạn có thể bị gãy răng. Tôi từng chữa trị cho một người bị gãy răng và cả những người tự cắn vào lưỡi hoặc bên trong má”.

     

    Các nhà khoa học ước tính một cú hắt hơi có vận tốc lên tới 1.040 km/giờ. , thương tích chắc chắn khó tránh khỏi. Jenny Compton, sinh viên ở Hampshire, bị gãy xương sườn trong một lần hắt hơi cách đây 3 năm.. “Lúc đầu không có gì, nhưng 3 ngày sau, tôi cảm thấy rất đau và mỗi khi ho hoặc nhảy mũi, tôi chỉ muốn chết”, Jenny kể. Khi đến bác sĩ khám bệnh và chụp X-quang, cô mới biết mình bị gãy một xương sườn và phải điều trị nhiều tuần liền. 

    Trường hợp của Jenny và Lauren tương đối nhẹ. Đầu năm nay, Dean Rice (18 tuổi) hắt hơi trong ngày đầu đi cắm trại ở South Wales. Chỉ vài giây sau khi Dean kêu đau ở lỗ tai, cậu đã ngã quị và tử vong – cú hắt hơi khiến cậu bị xuất huyết não nghiêm trọng. Tháng trước, kỹ sư về hưu John Oram, 79 tuổi, cũng chết vì xuất huyết não và nhồi máu cơ tim mà các bác sĩ cho rằng nguyên nhân là do cú nhảy mũi cực mạnh. 
     
     
    Làm thế nào tránh bị thương khi hắt hơi? Theo nhà vật lý trị liệu Sammy Margo ở Luân Đôn, nếu bạn cảm thấy sắp nhảy mũi, hãy giữ chặt các cơ ở bụng và cố gắng không để phần đầu bị “hiệu ứng dây kéo”. Khi át xì, những chuyển động của cơ thể thoát khỏi tầm kiểm soát của bạn và điều đó có thể kéo căng các dây chằng, làm tổn thương các cơ, xương khớp và đĩa đệm.
     
    T