21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI

 

  •  
    Hong Nguyen
     
    Thu, Mar 18 at 4:16 PM
     
     
    LỜI NÓI THẬT CỦA MỘT BÁC SĨ.
     
    Dr. Như Beauty
     
    Nguyên tắc thứ nhất: Đừng tin những gì quảng cáo trên báo đài, truyền thông, và thế giới mạng về thuốc. Vì không độc thì không gọi là thuốc, người ta chỉ uống thuốc để tự tử, chứ không ai uống nước để tự tử bao giờ. Chính vì thế, mà ở các quốc gia tiên tiến, cấm quảng cáo thuốc trên phương tiện truyền thông dân dụng, chỉ được quảng cáo thuốc ở tạp chí và hội thảo chuyên ngành Y.

    Nguyên tắc thứ hai: Khi đi khám bệnh bất kỳ ở đâu, người bệnh cần có 1 câu hỏi phải hỏi: “Bệnh của tôi do nguyên nhân gì?” Vì chỉ có thầy thuốc giỏi mới điều trị nguyên nhân bệnh, còn lại những thầy thuốc kém hiểu biết chỉ biết điều trị hậu quả - hay còn gọi là chữa triệu chứng - của bệnh.

    Nguyên tắc thứ ba: Đừng bao giờ tin những gì mình tìm kiếm trên mạng internet rồi tự suy diễn, tự làm bác sĩ cho mình và gia đình mình. Vì như thế chỉ làm hại chính mình và gia đình mình. Hãy cứ nghĩ, nếu bản thân bạn đủ khả năng được các trường Y nhận vào học thì các bạn đã trở thành bác sĩ, chưa kể các bác sĩ đã được đào tạo chính quy một thời gian dài về bộ máy tinh vi nhất của quả đất - con người - bình thường và bất thường từ tế bào đến bao nhiêu rối loạn khác về cả thể chất lẫn tinh thần, nhưng chưa chắc họ đã giỏi, thì các bạn chỉ vài cú enter với google, không có kiến thức căn bản về y khoa, thì các bạn như người điếc không sợ súng và tự hại mình thôi.

    Nguyên tác thứ tư: Đừng bao giờ tin những quảng cáo về các loại thức ăn, thức uống bổ, giúp chữa bệnh này hay bệnh khác - Ví dụ, sữa chống loãng xương, thực phẩm chứ năng, thức uống collagen, v.v... - chỉ là những trò kinh doanh kiểu đa cấp để kiếm lãi. Loãng xương là một trong những tiến trình của một quá trình lão hóa của bất kỳ động vật nào được diễn ra ở mức độ phân tử sinh học, tiến trình này cho tới nay, y học vẫn còn mò mẫm và bất lực.

    Nguyên tác thứ năm: Ăn uống và làm việc là thuốc. Ăn uống và làm việc đúng thì không hoặc ít bệnh tật. Ăn uống và làm việc sai là tự đưa mình vào nơi khổ đau của bệnh tật, vì sức khỏe qúy hơn vàng.

    Chúc mọi người dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và phồn vinh!

    Sưu tầm: tâm sự nghề Y

     
    Kính chuyển
     

 

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI -

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Mar 18 at 1:43 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    CHIẾN THẮNG CỦA SỰ THIỆN TRÊN SỰ DỮ

     

    Sự thiện sẽ luôn chiến thắng sự dữ, nhưng, có một cái nhưng, là bởi sự tự do của con người, nên chẳng có gì đảm bảo cả, ngoại trừ lời hứa được ban cho chúng ta trong sự phục sinh. 

     

    Một đồng nghiệp từng thách thức nhà thần học Pierre Teilhard de Chardin bằng câu hỏi này. Cha tin rằng sự thiện cuối cùng sẽ chiến thắng sự dữ, vậy nếu chúng ta cho bom nguyên tử làm trái đất nổ tung thì sự thiện sẽ như thế nào đây? Cha Teilhard trả lời: Nếu chúng ta cho trái đất nổ tung bằng bom nguyên tử, thì trái đất sẽ đi lui hai triệu năm, nhưng sự thiện sẽ chiến thắng sự dữ, không phải vì tôi ước mong như vậy, nhưng vì Thiên Chúa đã hứa như vậy, và trong biến cố phục sinh, Thiên Chúa đã cho thấy Ngài có quyền năng để thực hiện lời hứa này. Cha Teilhard nói đúng. Ngoài trừ sự phục sinh, chúng ta chẳng có đảm bảo nào cho bất kỳ chuyện gì. Dối trá, bất công, bạo lực có vẻ cuối cùng sẽ chiến thắng. Vào ngày Chúa Giêsu chết, mọi chuyện có vẻ rõ ràng như thế.

     

    Chúa Giêsu là bậc thầy về đạo đức và nếu chúng ta tuân theo giáo lý của Ngài, thế giới sẽ biến đổi. Nói đơn giản, nếu chúng ta tất cả đều sống theo Bài giảng trên núi, thì thế giới chúng ta sẽ đầy yêu thương, bình an và công bằng, nhưng tư lợi thường đi ngược lại với huấn giáo đạo đức. Theo các Tin Mừng, chúng ta thấy được, đâu phải các giáo huấn của Chúa Giêsu lay chuyển các thế lực của sự dữ và tỏ lộ quyền năng Thiên Chúa. Đâu phải như vậy. Chiến thắng của sự thiện và quyền năng tối hậu của Thiên Chúa được tỏ lộ qua cái chết của Chúa Giêsu, hạt lúa rơi xuống lòng đất và chết đi để sinh nhiều hoa trái. Chúa Giêsu đã chiến thắng các thế lực thế gian theo cách dường như đi ngược lại với mọi quyền lực trên đời. Ngài không áp chế ai bằng sự ưu việt về trí tuệ hay bằng sức thuyết phục trần tục. Không, Ngài tỏ lộ quyền năng ưu việt của Thiên Chúa đơn giản bằng cách giữ vững sự thật và tình yêu dù cho những quyền lực dối trá, thù ghét, và tư lợi đã đóng đinh Ngài. Các thế lực của thế gian đã đẩy Ngài đến chỗ chết, nhưng Ngài đã tin tưởng, bằng cách nào đó, Thiên Chúa sẽ bào chữa cho Ngài, Thiên Chúa sẽ là người phán quyết sau cùng. Đúng thật là thế. Thiên Chúa đã phục sinh Ngài từ cõi chết, như một lời chứng nhận rằng Ngài đã đúng và các thế lực thế gian đã sai, rằng tình yêu và sự thật sẽ luôn là người phán quyết cuối cùng.

     

    Đấy chính là bài học cho chúng ta. Chúng ta cũng phải tin tưởng Thiên Chúa sẽ cho sự thật và tình yêu được là người phán quyết cuối cùng, bất kể thế gian có thế nào đi nữa. Sự phán xét của Thiên Chúa đối với các thế lực thế gian sẽ không như kiểu phim Hollywood, kiểu kẻ xấu cuối phim sẽ bị bắn chết bởi một người hùng cơ bắp và chúng ta sẽ được hưởng cảm giác nhẹ nhõm hưng phấn. Sự phán xét của Thiên Chúa như thế này: tất cả mọi người được phán xét bởi Bài giảng trên núi, dù cho tư lợi thường lờ đi sự phán xét này và có vẻ chẳng hề hấn gì. Tuy nhiên, có sự phán xét thứ hai là tất cả mọi người sẽ quy phục sự phục sinh. Đến cuối cùng, và không như cái kết trong phim Hollywood, Thiên Chúa cho sự thật và tình yêu từ mồ sống dậy và được là người ra phán quyết cuối cùng. Đến tận cùng, những thế lực thế gian đều sẽ quy phục sự phán xét tối hậu đó.

     

    Không có sự phục sinh, thì chẳng có bảo đảm cho bất kỳ điều gì. Chính vì thế mà thánh Phaolô đã nói, nếu Chúa Giêsu không phục sinh thì chúng ta là những kẻ ảo tưởng hơn ai hết. Thánh Phaolô nói đúng. Thỉnh thoảng, vào những lúc tin tức thế giới có vẻ khả quan, niềm tin rằng các thế lực dối trá, tư lợi, bất công và bạo lực cuối cùng sẽ biến đổi và từ bỏ sự thống trị trần tục của mình, có vẻ cũng khả thi. Tuy nhiên, như đã xảy ra với Chúa Giêsu, chẳng có gì bảo đảm rằng những thế lực này sẽ không trở mặt và đóng đinh hầu hết những gì là chân thành, yêu thương, công bằng, và hòa bình trên đời. Chuyện của Chúa Giêsu và lịch sử thế giới làm chứng, chúng ta không thể đặt niềm tin vào các thế lực trần gian kể cả vào những lúc chúng có vẻ đáng tin. Các thế lực tư lợi và bạo lực đã đóng đinh Chúa Giêsu. Chúng đã làm thế từ rất lâu trước đó và vẫn còn tiếp diễn rất lâu sau đó. Những thế lực này sẽ không tan biến vì những sức mạnh đạo đức cao vượt, nhưng nhờ chúng ta sống theo Bài giảng trên núi và tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ vần tảng đá chắn mồ của chúng ta.

     

    Nhiều người, có lẽ là hầu hết, tin rằng hiện thực như một hình cung, hướng về sự thiện hơn là sự dữ, về tình yêu hơn là thù hận, sự thật hơn là đối trá, và công lý hơn là bất công, và họ lấy lịch sử để chứng minh điều đó, rằng sự dữ chiến thắng trong một thời gian, nhưng cuối cùng hiện thực tỏ lộ và sự thiện chiến thắng, luôn là thế. Một số người gọi đó là quy luật của nghiệp. Niềm tin đó phần nào cũng đúng, không phải chỉ bởi lịch sử dường như củng cố cho điều đó, nhưng là bởi khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ,

    Ngài đã tạo thành một vũ trụ được điều hướng bởi tình yêu, và Thiên Chúa đã viết Bài giảng trên núi vào trong lòng con người và vào cả cốt lõi của vũ trụ. Tạo vật hữu hình biết cách tự chữa lành mình, thì tạo vật vô hình cũng thế. Do đó, sự thiện sẽ luôn chiến thắng sự dữ, nhưng, có một cái nhưng, là bởi sự tự do của con người, nên chẳng có gì đảm bảo cả, ngoại trừ lời hứa được ban cho chúng ta trong sự phục sinh.

     

    Ronald Rolheiser

    J.B. Thái Hòa dịch

     
     

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - LỘI NGƯỢC DÒNG

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Mar 17 at 2:16 AM
     
     ĐỜI SỐNG TÂM LINH
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    LỘI NGƯỢC DÒNG

     

         Trước mọi hoàn cảnh của cuộc đời, bạn đừng sợ là mình đã đi quá xa đến nỗi không còn đường để quay trở lại, bởi lẽ bạn đang lội ngược dòng và vấp ngã là chuyện khó tránh khỏi.

         

         Cuộc đời là một dòng chảy chẳng bao giờ ngừng, và chúng ta luôn phải lội ngược. Cuộc sống đã đúc kết về kinh nghiệm ngược dòng: phải đi qua gian khổ mới đạt được thành công, hay thất bại là mẹ thành công. Những kinh nghiệm sâu sắc ấy là biểu hiện của một cuộc đời luôn phải lội ngược. Còn đời sống thiêng liêng thì thế nào? Đó cũng là một cuộc lội ngược dòng để đi về với Thiên Chúa tình yêu.

     

    Vậy lội ngược dòng có thể dẫn đến điều gì trong một xã hội phát triển không ngừng hôm nay? Để cho dễ hình dung, bạn hãy tưởng tượng về một con sông đang chảy xiết và bạn phải ngược dòng. Điều gì có thể xảy ra với bạn? Bạn có thể bị đẩy ngược trở lại, cũng có thể bạn sẽ cứ thế mà trôi đi và trở về vạch xuất phát. Nhưng bạn cũng có thể bị giữ lại bởi một chướng ngại vật nào đó. Dĩ nhiên, những lúc đó bạn sẽ bị trầy xước, thậm chí là bị chấn thương trầm trọng. Hoặc, có thể lắm chứ, bạn có thể thẳng tiến vì bạn đủ mạnh để không bị nước cuốn trôi.

     

    Hành trình của đời sống thiêng liêng cũng vậy. Nếu bạn cảm thấy mình xuống cấp trầm trọng và nghĩ rằng mình không thể làm lại cuộc đời, thì có lẽ bạn chưa kinh qua dòng chảy của cuộc đời. Bạn thấy mình tội lỗi ư? Đó là chuyện khó tránh khỏi vì bạn đang lội ngược dòng. Nước chảy quá mạnh nên bạn bị đẩy lại là chuyện hết sức bình thường. Nhưng quan trọng là bạn có nỗ lực để bơi ngược trở lại. Thiên Chúa vẫn không bỏ bạn, vì Ngài sẵn sàng ban cho bạn những chướng ngại vật trên dòng đời ấy để giữ bạn lại những khi bạn bị cuốn trôi. Những con người mà bạn gặp gỡ chính là cơ hội để bạn tiếp tục ngược dòng.

    Đó có thể là những người luôn ngăn cản bạn làm những điều sai trái và cũng có thể là những người làm cho bạn cảm thấy khó chịu vì bạn bị mất tự do. Vật cản ấy cũng có thể là một biến cố nào đấy của cuộc đời khiến bạn phải dừng lại. Dĩ nhiên, không ai muốn điều này nhưng có thể việc ai đó bị tai nạn cũng là một trướng ngại vật Chúa chuẩn bị để giữ bạn lại thì sao. Có biết bao người đã biến đổi hoàn toàn sau một cú ngã định mệnh phải không nào. Bạn nghĩ sao về trường hợp của vị Tông đồ dân ngoại với biến cố ngã ngựa tại Đamát và bị mù?

     

    Trước mọi hoàn cảnh của cuộc đời, bạn đừng sợ là mình đã đi quá xa đến nỗi không còn đường để quay trở lại, bởi lẽ bạn đang lội ngược dòng và vấp ngã là chuyện khó tránh khỏi. Nhưng hãy yên tâm vì Chúa có thể tạo ra những chướng ngại vật để bạn có cơ hội nhìn lại. Đó là khoảng lặng để bạn suy nghĩ xem mình cần làm gì? Nhất là trong Mùa Chay này. Bí Tích Hòa Giải là một cơ hội tuyệt vời để giữ bạn lại khỏi dòng chảy cuộc đời.

     

    *SUY TƯ VÀ HÀNH ĐỘNG:

     

    Bạn có muốn tận dụng những chướng ngại vật ấy để được biến đổi hoàn toàn? Bạn có muốn bám lấy những chướng ngại vật, cái mà có thể làm cho bạn đau, thậm chí làm cho bạn rướm máu để bạn tiếp tục nỗ lực lội ngược dòng, tiến lại con đường mà Chúa và Giáo Hội không ngừng mời gọi bạn trở về trong Mùa Chay Thánh Hồng phúc này?

    Và bạn có chấp nhận tiếp tục lội ngược dòng để không bị nước cuốn trôi mà trở nên thánh?

     

    Hà Nội, Mùa Chay 2021

    Hiên Sắc

    ( dongten.net

     

 

CAC BAI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - MAYKNOLL

  •  
    Kris East
     
    Tue, Mar 16 at 8:17 AM
     
     CÁC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI
     
     
     

    Dear Deacon Dinh,

    Our Gospel this Sunday reminds us that no one escapes the heartbreak of loss. Grief can crush our spirits, but Jesus tells us not to lose hope. With the dawn, the sun rises again. Out of the frigid frozen ground, new life springs forth. When faced with loss, we can lean into God’s love and it will carry us through to new life.

    Br. John Beeching Thailand

    Prayer

    Gentle God, as we face loss, open our bruised and discouraged hearts to receive your love. Let it soothe and comfort our broken spirits. Plant and water the seeds of hope in our hearts and world. Stay with us through the dark night and bring us into the dawn of a new day. Come Holy Spirit, lead us from death to new life.

    Continue your Lenten Journey with our Reflection Guide for the 4th Sunday of Lent. 

    Note that we also now have an audio version of each reflection guide that will be posted as a link underneath the Cycle B reflection guide for each week.  Don't forget to also check out our other Lenten Resources.

    Peace,

    Fr. Alfonso and the Maryknoll Mission Education Team

    Photo:  Bro. John Beeching, M.M. in Thailand

    www.maryknoll.us

    -------------------------------------------------

     
     

    Maryknoll Fathers and Brothers   P.O. Box 302    Maryknoll  NY   10545-0302   

    You received this email because you are subscribed to Promotional Information from Maryknoll Fathers and Brothers .

    Update your email preferences to choose the types of emails you receive.

     Unsubscribe from all future emails  

     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - CÁI ÔM GIẢI CỨU

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, Mar 15 at 1:07 AM
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    CÁI ÔM GIẢI CỨU (Chuyện thật ,cảm động!)
     
    Ngày 17-10-1995, tại Trung tâm Y tế Trung ương Massachusetts (Mỹ), cặp song sinh nữ Kyrie và Brielle thiếu đến 12 tuần tuổi chào đời, tổng trọng lượng 2 bé chưa đầy 1kg. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, các bác sĩ đã quyết định nuôi dưỡng 2 bé trong 2 lồng kính khác nhau, với tiên lượng rất xấu rằng một trong hai bé sẽ khó sống sót.
    Lúc đầu, tình trạng của Kyrie có vẻ tiến triển tốt, cô chị bắt đầu tăng cân trong khi cô em bé bỏng Brielle thì ngược lại, Brielle gặp vấn đề về hô hấp và tim mạch, tăng cân ít, đồng thời lượng oxy trong máu rất thấp.
    Vài tuần sau, tình trạng của Brielle trở nên nguy kịch, cơ thể bé bắt đầu tím tái, nhịp tim tăng vọt và thở rất khó khăn. Cha mẹ cũng như các bác sĩ đều nghĩ rằng Brielle không thể sống sót.
    Một hiện tượng bất thường đã xảy ra: Cô bé Kyrie vốn đang khỏe mạnh bỗng nhiên la hét không dừng, dù các y tá đã tìm mọi cách để giúp đỡ, nhưng Kyrie vẫn khóc thét mãi, và bắt đầu lên cơn co giật.
    Các biện pháp hỗ trợ dường như vô hiệu, mọi người tuyệt vọng, không hiểu chuyện gì đang xảy ra với 2 đứa trẻ, nữ y tá Gayle Kasparian đã nảy ra một ý định táo bạo, điều chưa từng có tiền lệ tại Mỹ, đó là đặt cặp sinh đôi nằm sấp bên cạnh nhau.
    Kỳ tích đã xuất hiện ngay khi y tá Gayle vừa đóng cửa lồng ấp, Brielle đang kiệt sức bỗng nhích người lại gần Kyrie, lúc đó Kyrie dừng khóc và theo bản năng, Kyrie đã vòng một cách tay sang ôm lấy đứa em gái bé bỏng gần như đang hấp hối của mình.
    Chỉ vài phút sau hành động thân thương này, điều kỳ diệu đã xảy ra, tình trạng hô hấp của Brielle đã cải thiện đáng kể, thân nhiệt cũng dần ổn định.
    Sau đó, các y tá vẫn tiếp tục duy trì cách chăm sóc đặt 2 đứa trẻ nằm cạnh nhau trong một thời gian dài, điều này không chỉ giúp Kyrie càng thêm khỏe mạnh mà còn giúp sức khỏe của Brielle cải thiện nhanh chóng, bé tăng cân đều và đuổi kịp cô chị song sinh.
    Hiện tại, Kyrie và Brielle đều đã tốt nghiệp đại học và trở thành những thiếu nữ xinh đẹp, cả hai vẫn luôn ở bên cạnh nhau như ngày còn bé.
    Điều kỳ diệu giúp cặp sinh đôi may mắn sống sót - Phương pháp đặt trẻ song sinh nằm cạnh nhau, đã được giới y khoa đi sâu nghiên cứu và nhận thấy biện pháp này thật sự có ích đối với những cặp song sinh thiếu tháng vì sự gắn kết “da kề da” sẽ giúp các bé ổn định thân nhiệt, cải thiện hô hấp, cùng nhau phát triển tốt.
    Bức ảnh chụp cảnh cô chị Kyrie vòng tay ôm lấy em gái Brielle đang hấp hối, đã trở nên vô cùng nổi tiếng với tên là Cái Ôm Giải Cứu (rescuing hug), được rất nhiều tạp chí danh giá đăng tải liên tục trong nhiều năm qua.
    Kim Hà