20. Những Bài Về Đức Mẹ

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - LẠY MẸ SẦU BI

LẠY MẸ SẦU BI

Mẹ đứng dưới chân thập tự

Tan nát cõi lòng tâm sự buồn đau

Nhìn Con mình chết đớn đau

Tim Mẹ đổ máu nhuộm màu thảm thê

Chiều xưa đồi vắng Can-Vê

 Máu đào loang đổ chiều về hoang xơ

Hồn con yêu mến kính thờ

Trở về bên Chúa đang chờ đợi con

Lòng Mẹ héo úa mỏi mòn

Chỉ mong trần thế không còn tội vương

Sầu bi Mẹ khóc vì thương

Cho đoàn chiên lạc sai đường Chúa đi

Chúng con lạy Mẹ Sầu Bi

Giơ tay cứu giúp lối đi nẻo về

Sống theo Lời Chúa chỉnh tề

Xin vâng cùng Mẹ để về nhà Cha

Thiên đàng Thần Thánh hát ca

Ngợi khen tình Chúa bao la ngút ngàn.

BCT

15/9/2020

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - KINH THÁNH DANH MẸ

  •  
    Tinh Cao
     

    LỄ THÁNH DANH MARIA CỦA ĐỨC MẸ NGÀY 12/9

    Đaminh Maria cao tấn tĩnh tổng hợp từ 3 nguồn khác nhau

    Say the Most Holy Name of “Mary” - The Best Catholic

     

    Thánh thi (Giờ Kinh Phụng Vụ Tối Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ 8/9)

    Kính chào Mẹ là Sao Bắc Đẩu,
    Đấng mệnh danh Hiền Mẫu Chúa Trời,
    Chói loà trinh tiết gương soi,
    Cửa vào cõi phúc tuyệt vời thiên cung.

    Khi nhận tiếng “Kính Mừng” vinh dự,
    Gáp-ri-en thần sứ tặng ban,
    Chữ “E-va” Mẹ đảo vần
    Thành “A-ve” gửi bình an cho đời.

    Xin cởi dây trói người tội lỗi,
    Mở mắt ai tăm tối đui mù,
    Đuổi xa hoạn nạn rủi ro,
    Đổ tuôn hồng phúc tựa hồ mưa sa.

    Xin chứng tỏ Mẹ là Từ Mẫu,
    Chuyển lời cầu đạt thấu Hoàng Thiên,
    Toà cao Thánh Tử uy quyền,
    Vua Trời Cứu Thế đã nên người trần.

    Ôi Trinh Nữ siêu phàm khôn ví,
    Ôi hiền hoà tuyệt thế Nữ Trinh,
    Cứu đoàn con khỏi tội tình,
    Trở nên thanh khiết hiền lành từ đây !

    Xin giúp sống chuỗi ngày trong trắng,
    Mẹ dẫn đường là chẳng phải lo,
    Mai ngày gặp Chúa Giê-su,
    Vui mừng hưởng phúc thiên thu chan hoà.

    Lạy Thiên Chúa Ngôi Cha từ ái,
    Lạy Ngôi Con quảng đại vô lường,
    Thánh Thần trải rộng tình thương,
    Ba Ngôi hiển trị thiên đường quang vinh.

     

    I. Nguồn Gốc

    Năm 1683, sau khi chiếm nước Hungary, quân Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào nước Áo và dùng hai vạn quân binh để vây hãm kinh đô Vienna của nước này.

    Dân thành Vienna hiệp nhau phòng thủ hết sức cẩn thận vì họ biết rằng sa vào tay quân Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ thì thế nào cũng bị hành hạ rất dã man.

    Trong lúc dân thành Vienna sống trong phập phồng lo sợ, thì họ lại hú vía khi biết được rằng một nhà thờ đang bị bốc lửa, và lửa lan rộng rất nhanh, lan đến gần kho vũ khí. Nếu lửa chạm vào kho vũ khí, kho vũ khí sẽ nổ lớn, thành phố sẽ thiệt hại nặng về tài sản và nhân mạng, và quân địch sẽ vào chiếm thành dễ dàng.

    Hôm đó là ngày Lễ Đức Mẹ Mông Triệu Thăng Thiên. Toàn dân thành Vienna sốt sắng kêu xin Đức Mẹ cứu họ khỏi thảm cảnh lửa cháy này. Họ van lên lớn tiếng Danh Thánh Mẹ “Lạy Mẹ Maria! Lạy Mẹ Maria!

    Lạ thay! Ngọn lửa đang cháy rùng rợn, bỗng dừng lại trước kho vũ khí và tắt. Kho vũ khí không nổ.

    Trong khi đó, dân thành Vienna lại nhận được tin vui: viện binh Ba Lan của tướng Sobieski và việnh binh Đức của ông hoàng Carlo di Lorena đang tìm cách đến giải vây thành Vienna. Hai toán quân này gặp nhau trên đường đi cứu viện. Trước khi tiến quân ra trận giải cứu, họ tham dự thánh lễ. Và sau khi tham dự thánh lễ, họ đồng thanh hô to: “Chúng ta hãy lên đường! Đức Mẹ Maria sẽ ở cùng chúng ta!

    Một trận chiến nẩy lửa xảy ra. Quân Thổ bại trận, rút lui, để lại rất nhiều vũ khí, trong đó có 200 khẩu đại bác. Một nữa quân lính của họ bị thương và chết.

    Đức Giáo Hoàng Inôxenxiô XI tuyên bố lập Thánh lễ dâng kính Thánh Danh Đức Mẹ Maria để kỷ niệm trận thắng lạ lùng này.

    (Website của Cộng Đoàn Dũng Lạc)

     

    II. THÁNH DANH MARIA

    Thánh Danh Maria theo tiếng Do Thái trong Cựu ước là Myriam, tiếng Aram là Maryam, tiếng Hy Lạp dịch Cựu ước là Mariam, tiếng Hy Lạp dịch Tân ước là Maria, tiếng Anh là Mary, tiếng Pháp là Marie, tiếng Latinh là Maria.

    Trong Thánh kinh có tám người mang tên như Thánh Danh Đức Mẹ:
    1. Chị ông Maisen thường gọi là Miriam (Xh 15:20-21; Ds 12:1-10);
    2. Một phụ nữ con gái của Ezra (1 Sb 4:17);
    3. Maria Mađalêna, người phụ nữ được trừ khỏi bảy quỉ (Lc 8:2);
    4. Maria chị Lagiarô và em của Martha (Lc 10:38-42);
    5. Maria mẹ của Thánh Giacôbê và Gioan (Mc 15:40-47);
    6. Maria vợ ông Clopas (Ga 19:25) có lẽ là mẹ của Thánh Giacôbê và Gioan;
    7. Maria mẹ của Thánh Marcô tác giả Phúc âm II (Cv 12:12);
    8. Maria là một Kitô hữu ở Rôma mà Thánh Phaolô gửi lời chào (Rm 16:6).

     

    III. Ý NGHĨA THÁNH DANH MARIA

    Thánh Danh Maria có những ý nghĩa:

    1. Theo Thánh Giêrônimô, Maria tiếng Do Thái có nghĩa là "biển". Do đó, Thánh Bênađô gọi Đức Mẹ là "Sao biển". Giáo hội có Thánh thi "Ave Maris Stella".

    2. Cũng theo Thánh Giêrônimô, Maria tiếng Aram là "Marta = Bà Chúa". Tiếng Latinh là Domina, tiếng Ý là Madona, tiếng Pháp là Notre Dame, tiếng Anh là Our Lady.

    3. Maria tiếng Ai Cập là "mari" nghĩa là được yêu, là "mara" nghĩa là phương phi, hợp với vẻ thẩm mỹ của Á Đông là "lộng lẫy diễm lệ".

    4. Maria tiếng Ugarit là "mrym" nghĩa là cao sang, uy nghi, tuyệt vời.

    5. Theo nhà Thánh Mẫu học Scheeben, Maria tiếng Do Thái là Miryam biến thành myrrha maris, stilla maris, stella maris.

    6. Maria nghĩa hay nhất là "làm sáng tỏ" vì Mẹ là bức gương trong, phản chiếu ánh sáng hằng hữu, là trung gian ánh sáng ơn thánh, là rạng đông và là mỹ nữ lồng bóng mặt trời.

    7. Maria có nghĩa Tân Evà đem lại ơn Cứu rỗi, tương phản với Evà đem lại ác hoạ.

    L.m. Phêrô Ngô Minh Châu, CRM (II + III)

     

    IV. THÁNH DANH DO THIÊN CHÚA ĐẶT CHO

    Thiên Chúa Ba Ngôi tỏ cho các thiên thần biết rằng từ đời đời Ngài đã tác tạo cho Mẹ và cho Ngôi Con danh hiệu Maria và Giêsu. Trong hai danh hiệu đó, Ngài được thỏa lòng hoàn toàn. Rồi Ngài phán: "Danh hiệu Maria phải được hiển vinh lạ thường. Những ai thành thực sốt sắng kêu cầu danh hiệu ấy sẽ được ban nhiều ân sủng. Những ai kính cẩn đọc lên sẽ được ủi an. Mọi người đều tìm được trong danh hiệu ấy phương dược trị liệu bệnh tật mình; được ánh sáng soi đường; được kho tàng cứu giúp sự túng nghèo. Danh hiệu Maria làm run sợ hoả ngục và đạp nát đầu cựu xà Satan".

     

    Chính Chúa đặt danh hiệu ấy cho Mẹ. Mẹ đón nhận với những lời ca ngợi lạ lùng. Lúc Thiên Chúa đọc danh hiệu ấy lên, các thiên thần đều phủ phục, bái chào, hát lên thánh ca tán tụng, nhất là những vị mang biểu hiệu danh hiệu ấy càng nhiệt liệt tán tụng hơn.

     

    Càng thực tâm nhiệt thành tôn kính danh hiệu rất dịu ngọt của Mẹ, con càng đi trên đường của Mẹ. Con nên biết rằng Thiên Chúa đã ban cho Danh Hiệu ấy không biết bao nhiêu là ân sủng và đặc ân. Mẹ không thể nghĩ đến hay nghe đọc đến Danh Hiệu ấy mà lại không dâng lời cảm tạ Chúa. Cho nên Mẹ quyết định làm những việc cả thể cho Chúa là Đấng đã ban cho Mẹ Danh Hiệu quí báu ấy.

    (Trích từ Thần Đô Huyền Nhiệm, bản dịch của Phạm Duy Lễ)

    Lời cầu (Giờ Kinh Phụng Vụ Tối Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ 8/9)

    Thiên Chúa là Cha toàn năng đã muốn cho mọi đời phải ca ngợi Đức Ma-ri-a, Thân Mẫu của Đức Ki-tô. Vậy ta hãy tôn vinh Thiên Chúa Cha, và xin Đức Mẹ chuyển cầu cho chúng ta :

    Vì lời Đức Mẹ chuyển cầu,
    xin Chúa thương nhậm lời chúng con.

    Chúa đã chọn Đức Ma-ri-a làm Thân Mẫu Chúa Giê-su, - xin cho các bà mẹ biết gây tinh thần bác ái và đời sống thánh thiện trong gia đình.

    Vì lời Đức Mẹ chuyển cầu,
    xin Chúa thương nhậm lời chúng con.

    Chúa đã đặt Đức Ma-ri-a làm Từ Mẫu của nhân loại, - xin cho tất cả những ai đang gặp cảnh gian truân được cảm nghiệm tình mẫu tử của Người.

    Vì lời Đức Mẹ chuyển cầu,
    xin Chúa thương nhậm lời chúng con.

    Chúa đã làm cho Đức Mẹ biết chăm chỉ lắng nghe lời Chúa, và tận tâm phục vụ Chúa, - xin cho chúng con được trở thành những môn đệ trung tín của Đức Ki-tô.

    Vì lời Đức Mẹ chuyển cầu,
    xin Chúa thương nhậm lời chúng con.

    Chúa đã phong Đức Ma-ri-a làm Nữ Vương thiên quốc, - xin cho các anh chị em đã lìa thế được chung hưởng vinh quang với thần thánh trên trời.

    Vì lời Đức Mẹ chuyển cầu,
    xin Chúa thương nhậm lời chúng con.

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHrxWetOkVmqyCbD-9GELXEXtL3S-uUkt39gT1z73Qwang%40mail.gmail.com.
     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ -

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, Aug 31 at 2:44 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    MẸ MARIA THƯƠNG YÊU CHÚNG TA
    Mẹ Gật Đầu
     
    Trong lịch sử dòng Đaminh có ghi lại một tích chuyện tỏ ra Đức Mẹ thương yêu, bang trợ những con cái Đức mẹ là các thầy dòng Đaminh:
     
    Tại Balê, có một bà quí phái đã giúp công của trong việc xây cất tu viện Đaminh, mệnh danh là Nhà Dòng Thánh Giacôbê. Khi tu viện đã hoàn thành, bà thường đến thông công với các thầy trong khi nguyện kinh Thần vụ, nhất là khi hát kinh Lạy Nữ Vương trước khi ngủ đêm. Muốn tỏ ra mình thương yêu con cái và trả công cho vị ân nhân, một tối kia, đang khi các tu sĩ hát kinh Lạy Nữ Vương, Đức Mẹ thân hiện ra cho bà quí phái xem thấy cử chỉ, nét mặt nhân từ của Người khi các tu sĩ xưng hô Người là Nữ Vương nhân lành…
     
    Khi đến câu: “Chúng tôi con cháu Evà ở chốn lưu đầy, kêu đến cùng bà…” thì Đức Mẹ đặt Chúa Giêsu trên bàn thờ, sấp mình xuống đất cầu xin cho các tu sĩ. Khi hát câu: “Xin ghé mặt thương xem chúng tôi đến sau khỏi đầy” thì Đức Mẹ chỗi dậy âu yếm các tu sĩ đang đứng như thầm bảo họ: “Các con hãy xem, này là con Mẹ yêu dấu, các con hãy chiêm ngưỡng tôn nhan Người ở đời này, nhất là đời sau trên Thiên đàng.” Khi hát câu: “Ôi khoan thay, nhân thay, dịu thay, Thánh Maria trọn đời đồng trinh…” thì Đức Mẹ mỉm cười, gật đầu tỏ ý hài lòng và biến đi.
     
    Đến sau, vị ân nhân đó thuật lại chuyện đã mắt thấy tai nghe để kích thích các tu sĩ Đaminh tăng bội tình yêu đối với Đức Mẹ.
     
    Sau khi điều tra kỹ lưỡng, hội đồng chi dòng đã truyền ghi tích lạ đó vào lịch sử dòng để các phần tử dòng muôn đời ghi nhớ và thêm lòng kính mến Đức Mẹ, cậy trông vào Đức Mẹ, Đấng đã bảo vệ dòng từ buổi phôi thai.
    memaria.com
     
     

 

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ -NGÀY 08-9-2020

 

  •  
    DM Tran
    Mon, Sep 7 at 8:14 PM
     
     

    HAPPY BIRTHDAY MOM

    Trần Mỹ Duyệt

     

     

    “Happy Birthday mom”. Những lời đầy cảm xúc, chân tình và yêu thương này các con tôi mỗi năm một lần chúng đã nói, và đã hát mừng mẹ của chúng trong ngày mừng sinh nhật của nàng, mỗi khi chiếc bánh sinh nhật được đem ra. Mom – mẹ là người đã cưu mang, sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục chúng. Người đã cùng với tôi đem chúng vào đời, cho chúng một hình hài, chia sẻ với chúng những di sản tinh thần cũng như thể chất của chúng tôi.

    Riêng tôi, vì mang thân phận xa quên, sống cô đơn nơi miền đất tạm dung kể như hơn nửa đời người, nên cũng chỉ được vài lần nói với mẹ thân yêu của mình: “Happy Birthday mom” – Chúc mừng sinh nhật mẹ, mỗi khi có dịp về thăm mẹ.  

     

    Những lần như vậy, mặc dù là ngày vui, nhưng phần đông những người mẹ lại có những giọt nước mắt lăn tăn trên gò má. Những giọt nước mắt hạnh phúc, những giọt nước mắt buồn vui lẫn lộn. Vui vì thấy những hoa trái của mình ngày nay đã lớn khôn, đã vào đời, và đã thành đạt. Buồn vì nghĩ đến những đứa con bệnh tật, những đứa con không may mắn, và những đứa con vẫn còn đang lang thang chưa tìm được cho mình một bến đỗ, chưa thành công, cũng như chưa có được một tương lai hứa hẹn, ít là dưới con mắt của người mẹ.

     

    Với những Kitô hữu, ngoài người mẹ trần gian, chúng ta còn có một người Mẹ tinh thần, người Mẹ được trao ban gắn liền với cuộc đời trần thế, cũng như mật thiết trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, đó là Mẹ Maria. Chúng ta có được người Mẹ này vì trên thánh giá, trước giờ tử nạn, Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta: “Hỡi con, này là Mẹ con”, và Hỡi bà, này là con bà” (x. Gioan 19:26-27). Đó là những lời trăn trối! Đó là tất cả những gì còn lại của Đấng Cứu Thế muốn trao lại cho nhân loại trước khi trút hơi thở cuối.

     

    Và hôm nay, cùng với toàn Giáo Hội, toàn thể đất trời, con mừng sinh nhật Mẹ “Happy Birthday Mom”.    

       

    Tóm Lược Lịch Sử

     

    Thật ra, chẳng ai biết rõ ngày chào đời của Đức Trinh Nữ Maria. Trải qua hơn 2000 năm rồi, làm sao ghi lại cho rõ? Nhưng những di tích lịch sử còn được tìm thấy, đã cho biết ngày 8 tháng 9 là ngày Sinh Nhật của Đức Mẹ.  

     

    Ngay từ đầu thế kỷ VI, Giáo Hội Công Giáo đã bắt đầu cử hành việc mừng kính này. Giáo Hội Đông Phương đã chọn Tháng 9 để mừng, vì tháng 9 cũng là tháng khai sinh Giáo Hội này. Ngày 8 tháng 9 đã được chọn vì 8 tháng 12 trước đó là ngày Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ. Những tin tức này căn cứ vào những gì được ghi trong Ngoại Thư Kinh của Giacôbê (the apocryphal Protoevangelium of James) viết vào khoảng đầu thế kỷ II, được đặt tên “Việc Sinh Hạ Đức Maria” (De nativitate Mariae). Sách được biên soạn bởi một người tự nhận là Giacôbê, anh cùng cha khác mẹ với Đức Giêsu. 

     

    Theo tài liệu này, song thân của Đức Maria là Gioankim và Anna. Thân phụ là một người giầu có trong 12 chi tộc của Israel. Cả hai đã kết hôn lâu năm nhưng vẫn không có con, mặc dù ông bà hằng đêm ngày liên lỷ cầu xin Chúa cho được một người con. 1 Sau cùng, các ngài đã được lời hứa rằng họ sẽ sinh một người con nằm trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Và việc ra đời của Đức Maria đã cho thấy phù hợp với nhiều chứng dẫn trong Phúc Âm, và cũng đã nói lên sự quan phòng rất đặc biệt của Thiên Chúa trong đời sống của Đức Maria ngay từ khởi đầu. 

     

    Nơi sinh của Đức Mẹ là Sepphoris nước Israel. Tại nơi này, vào thế kỷ V một vương cung thánh đường đã được xây để tôn kính Đức Maria. Người ta đoán rằng ngôi nhà thờ này được cung hiến vào ngày 8 tháng 9; tương tự như lễ dâng Đức Mẹ vào đền thờ được mừng vào ngày 21 tháng 11 vì kính nhớ lễ cung hiến một thánh đường tại Giêrusalem năm 543.

     

    Một số tài liệu khác thì ghi rằng nơi sinh của Đức Mẹ là Nazareth, và một số khác nữa lại cho là gần Cửa Chiên (Sheep Gate) ở Giêrusalem. Như phần đông những người giầu có như Gioankim, thường sống tại Giuđêa và Galilêa, vì vậy cũng có tài liệu cho rằng, Đức Maria được sinh ở vùng này. 2  

     

    Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ

     

    Phụng vụ đầu tiên nối tiếp với việc tôn kính Đức Trinh Nữ Maria của thế kỷ VI trong dịp cung hiến the Basilica Sanctae Mariae ubi nata est, ngày nay là Thánh đường Thánh Anna tại Giêrusalem. Thánh đường này được xây vào thế kỷ V, trên một nơi gọi là Ao Chiên và được cho là nhà của cha mẹ của Maria. 3  Tại Roma, lễ này được đem về từ các tu sỹ Đông Phương, và tiếp tục cho đến cuối thế kỷ thứ VII. 4

     

    Theo những mẩu truyện có tính cách huyền thoại, linh thánh, Giáo Hội ở Angers nước Pháp tuyên bố rằng Thánh Maurilius đã thiết lập lễ Sinh Nhật Đức Mẹ tại Angers trên một mặc khải vào năm 430. Theo đó, vào đêm 8 tháng 9, một người đã nghe thấy các thiên thần ca hát trên các tầng trời. Ông ta đã hỏi và được cho biết đó là Sinh Nhật của Đức Trinh Nữ Maria rất thánh. Các thiên thần cũng bảo người này hãy cùng với cơ binh thiên thần vui mừng vì Thánh Nữ Đồng Trinh đã được sinh ra trong đêm này. Nhưng truyền thống này đã bị không có những chứng cứ lịch sử. 5

     

    Một giả thuyết khác cho rằng tại Đông Phương trước kia, ngày 8 tháng 9 trùng vào những ngày đầu năm dân sự, do đó, các tín hữu đã muốn nhớ đến Đức Mẹ trong ngày đó. Rồi từ Đông Phương, lễ Sinh Nhật Đức Mẹ được truyền bá sang Tây Phương vào khoảng giữa thế kỷ VI hoặc đầu thế kỷ VII. Và từ thế kỷ VI, cả Giáo Hội Đông Phương và Tây Phương đã cử hành lễ mừng  Sinh Nhật Đức Mẹ. Nhưng đến thế kỷ X, lễ này mới được phổ biến phắp nơi và trở thành một trong các lễ chính mừng kính Đức Mẹ.

     

    Vào thế kỷ XII, lễ này còn thêm tuần bát nhật, theo lời hứa của các Đức Hồng Y họp mật nghị để bầu giáo hoàng. Các ngài hứa sẽ thiết lập tuần bát nhật để tạ ơn Đức Mẹ nếu có thể vượt qua được các chia rẽ vì cuộc vận động của vua Frédéric và sự bất mãn của dân chúng. Đức Giáo Hoàng Célestinô V đắc cử, nhưng ngài chỉ cai quản có 18 ngày, nên chưa thực hiện được lời hứa, mãi đến giữa thế kỷ XIII, Đức Innôcentê mới hoàn thành lời hứa này.

     

    Vẫn theo Ngoại Thư Kinh của Giacôbê. Vào thế kỷ thứ VI, Thánh Rômanô (của Giáo Hội Hy Lạp) đã sáng tác một thánh thi phác họa lại trích đoạn của sách Tin Mừng. Truyền thống cho rằng, lễ này có thể đã phát xuất ở Syria hoặc Palestin vào đầu thế kỷ VI, vì sau Công Đồng Êphêsô việc tôn kính Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) được phổ biến mạnh mẽ đặc biệt là ở Syria. Giáo Hội Rôma chấp nhận lễ này vào thế kỷ VII. Vào đầu thế kỷ VIII, Thánh Anrê đảo Crêta đã giảng nhiều bài giảng về lễ này. Lễ này được tìm thấy trong các sách Bí tích Gêlasiô (thế kỷ VII) và Grêgôriô (thế kỳ VIII đến IX). Giáo Hoàng Sergiô I đã ra lệnh đọc một kinh cầu và rước kiệu cho lễ này.

     

    Vì Sinh Nhật của Đức Maria xuất hiện trong Ngoại Thư Kinh nên Giáo hội Tây Phương chậm chấp nhận lễ này. Nó không được đề cập trong các lịch như Lễ Maria Hồn Xác Lên Trời theo Lịch Gốt-Gallican, Lịch Luxeuil, Lịch Tôlêđô của thế kỷ X và Lịch Môzaráp. 6  

     

    Nhưng Giáo Hội Hy Lạp, apodosis (ngày bế mạc của thời gian mừng đại lễ) kết thúc vào ngày 12 tháng 9, vì lễ này và lễ trọng suy tôn Thánh Giá là ngày 13 và 14 tháng 9. Những người Cốp ở Ai Cập và người Abyssinia cử hành Lễ Sinh Nhật Đức Maria vào ngày 1 tháng 5 và tiếp tục lễ này dưới tên “Hậu duệ của Giacóp” trong vòng 33 ngày. Họ cũng kỷ niệm nó vào đầu mỗi tháng. 7

     

    Ý Nghĩa Ngày Sinh Nhật Đức Mẹ

     

    Phụng vụ Giáo Hội Công Giáo không mừng sinh nhật của bất cứ vị thánh nào, ngoại trừ sinh nhật Chúa Giêsu, sinh nhật Đức Maria, và sinh nhật Gioan Tiền Hô,. Đối với Giáo Hội, ngày sinh nhật của các thánh là ngày mà các ngài qua đời - ngày về với Chúa, không phải là ngày sinh.  

     

    Thánh Augustine đã liên kết ngày sinh của Đức Maria với chương trình cứu chuộc của Chúa Giêsu. Thánh nhân nói với thế giới là hãy vui lên và chiếu sáng ánh sáng của ngày sinh này. “Mẹ là bông hoa từ đó đã nở ra từ cây huệ quí trong thung lũng. Qua sinh nhật của Mẹ, bản tính đã thừa hưởng từ cha mẹ đầu tiên của chúng ta được biến đổi.” (She is the flower of the field from whom bloomed the precious lily of the valley. Through her birth the nature inherited from our first parents is changed.) Trong lời nguyện mở đầu thánh lễ kính Sinh Nhật Đức Mẹ, Giáo Hội đã hướng về Ngày Sinh Nhật của Con Đức Maria như bình minh cứu chuộc của chúng ta.

     

    Lý do chính mừng kính ngày Mẹ chào đời, theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vì đây là “ngày mà niềm hy vọng và vầng hồng Cứu Rỗi ló dạng trên trần gian, vì từ Mẹ mọc lên Mặt Trời công chính là Chúa Kitô, Chúa chúng ta.” Theo Ngài, Đức Mẹ đã đóng một vai trò không thể thiếu trong chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa. Do đó, ngày sinh của Mẹ báo hiệu ngày sinh của Đấng Cứu Thế, và nhờ đó mới có ngày chúng ta được tái sinh làm con cái Thiên Chúa. Vì thế, ngày Sinh Nhật của Đức Mẹ là ngày mà cả trời đất phải vui mừng. 8

     

     

    ----------

    Tài liệu tham khảo:

     

    Wikipedia, the free encyclopedia

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

     
    1.  The Birth of the Blessed Virgin Mary", Catholic News Agency.

    2. "Nativity of the Virgin Mary the Theotokos", Saint George Greek Orthodox Cathedral, Greenville, South Carolina". Archived from the original on 2016-10-19. Retrieved 2016-04-03.

    3.  Roten S.M., Johann G., The History of the Liturgical Celebration of Mary's Birth Archived September 9, 2012, at the Wayback Machine.

    4.  Valentini, A. "Birth of Mary", Dictionary of Mary, Catholic Book Publishing Company, New York, 1985.

    5. One or more of the preceding sentences incorporates text from a publication now in the public domainHolweck, Frederick (1911). "Feast of the Nativity of the Blessed Virgin Mary". In Herbermann, Charles (ed.). Catholic Encyclopedia. Vol. New York: Robert Appleton Company. Retrieved 3 April 2016.

    6. Nguyễn Thành Thống (2009). Đức Trinh Nữ Maria. Nhà xuất bản Tôn Giáo. tr. 169.

    7. Nguyễn Thành Thống (2009). Đức Trinh Nữ Maria. Nhà xuất bản Tôn Giáo. tr. 170.

    8, Lm. Giuse Phan Tấn Thành, op. – Trang web nguồn: Daminhvn.net.

     

     

     

 

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ = MARIA HỒN XAC LÊN TRỜI

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Aug 14 at 12:22 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Lễ Ðức Maria Hồn Xác Lên Trời

    Cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa
    TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

    Nếu có ai hỏi: Làm thế nào để tiến bộ trên đường đạo đức, thay đổi nếp sống cũ, biết dấn thân mến Chúa yêu người hơn? Tôi xin thưa: điều quan trọng nhất khởi đầu cho một nếp sống mới là: cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa trong đời mình. Khi đã nhận biết mình được Thiên Chúa yêu thương, ta sẽ không thể làm điều gì khác hơn là mong muốn đáp lại tình yêu ấy.

    Tình yêu kêu gọi tình yêu. Tình yêu đáp trả tình yêu.

    Chúa Thánh Thần, nguồn tình yêu của Thiên Chúa, sẽ giúp ta nhận biết tình yêu Thiên Chúa và soi sáng thúc giục ta đáp lại tình yêu ấy.

    Sau khi Ðức Mẹ ngoan ngoãn nói lên lời "xin vâng", Chúa Thánh Thần xuống tràn đầy tâm hồn Ðức Mẹ. Ðức Mẹ mở rộng tâm hồn đón nhận và để mặc Người hướng dẫn cuộc đòi mình. Từ đây, cuộc đời Ðức Mẹ hoàn toàn biến đổi. Ðức Mẹ trở nên một dụng cụ ngoan ngoãn trong tay Chúa Thánh Thần, hiến dâng trọn vẹn tâm hồn và thân xác để đáp lại tình yêu vô biên của Thiên Chúa.

    Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy những tác động của Chúa Thánh Thần trên Ðức Mẹ.

    1. Tác động thứ nhất: sự vội vã. Vội vã đây không phải là sự vội vàng hấp tấp. Cũng không phải là nôn nóng lo âu. Sự vội vã ở đây có nghĩa là sự nhiệt tình hăng hái. Cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa trong tâm hồn, Ðức Mẹ mau mắn, tha thiết muốn đáp trả. Nếp sống của cô thôn nữ Maria đã thay đổi. Từ một thôn nữ dịu dàng, sống êm đềm trong cuộc đời bình dị, Ðức Mẹ giờ đây trở nên linh hoạt, nhanh nhẹn, hăng hái đền đáp lại Tình Chúa Yêu Thương. Từ một thôn nữ vui với công việc nội trợ, khép mình trong làng xóm, Ðức Mẹ đã mở cửa ra đi. Sự mở cửa ra đi làm ta nhớ tới tác động của Chúa Thánh Thần trên các Tông đồ.

    2. Tác động thứ hai: tâm tình tạ ơn. Cảm nghiệm được tình Chúa thương yêu, lòng Ðức Mẹ tràn đầy niềm cảm mến biết ơn. Niềm tri ân cảm tạ đầy ứ trong lòng chỉ chờ dịp tuôn ra thành lời. Cảm nghiệm về ơn lành vô biên của Thiên Chúa cũng là cảm nghiệm về sự thấp hèn bất xứng của mình. Hai cảm nghiệm song song đó càng nâng cao, càng đào sâu niềm tri ân cảm tạ. Cảm nghiệm ấy đã biến đổi Ðức Mẹ, từ một cô gái kín đáo, âm thầm trở nên một thi sĩ, một ca sĩ lớn tiếng ca tụng Tình Yêu Thiên Chúa đối với kẻ nghèo hèn. Chúa Thánh Thần đã biến Ðức Mẹ thành ngòi bút thi sĩ như lời Thánh vịnh: Tim tôi dâng ý thơ tuyệt diệu. Dệt bài ca cung tiến Ðức Vua. Lưỡi tôi tựa bút rung vạn điệu. Trong tay những thi nhân anh tài. Khi nghe bà Isave chào, Ðức Mẹ đã xuất khẩu tán tụng Chúa bằng bài kinh ca ngợi tuyệt diệu.

    3. Tác động thứ ba: thái độ chia sẻ. Tình yêu Thiên Chúa bao la đã đổ vào tâm hồn Ðức Mẹ tràn đầy niềm vui. Niềm vui thánh thiện và lớn lao đã thúc đẩy Ðức Mẹ mau mắn lên đường đi thăm bà Isave. Ðức Mẹ không đến để khoe khoang, nhưng để chia sẻ. Nhờ Ðức Mẹ đến mà bà Isave và thánh Gioan Baotixita được chúc phúc. Ðức Mẹ cũng đến để chúc mừng bà chị họ đã được Chúa đoái thương. Tâm hồn được Chúa chiếm hữu đã khiến Ðức Mẹ trở nên quảng đại và hiệp thông, sẵn sàng chia vui sẻ buồn với những người chung quanh.

    4. Tác động thứ bốn: dấn thân phục vụ. Niềm tri ân cảm tạ, niềm vui thánh thiện thực sự sẽ không dừng lại ở những bài ca trên môi miệng. Cảm nghiệm về Tình Yêu Thiên Chúa trong trái tim sẽ mau chóng chuyển sang đôi tay. Niềm tri ân cảm tạ sâu xa sẽ nhanh chóng biến thành hành động. Sự đền đáp tình yêu sẽ thúc đẩy người được yêu dấn thân phục vụ trong những việc làm cụ thể. Chính vì thế Ðức Mẹ đã không ngần ngại ở lại phục vụ bà chị họ trong ba tháng.

    Mừng lễ Ðức Mẹ lên Trời một cách có ý nghĩa nhất, đó là ta hãy noi gương Ðức Mẹ: xin Chúa Thánh Thần đến tràn ngập tâm hồn ta như Người đã đến trong lòng Ðức Mẹ, giúp ta cảm nghiệm được những ơn lành Chúa ban và giúp ta mau mến đáp lại tình yêu thương đó.

    Xin Ðức Mẹ giúp chúng con biết ngoan ngoãn vâng theo ơn Chúa Thánh Thần soi sáng: để vội vã ra đi, để hân hoan tạ ơn, để quảng đại chia sẻ và để dấn thân phục vụ anh em. Amen.

    +TGM Giuse Ngô Quang Kiệt