20. Những Bài Về Đức Mẹ

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ

 

  •  
    Tinh Cao
     
    Tue, Oct 6 at 3:43 PM
     
     

    Thứ Tư CN27TN-A

     

    CÙNG MẸ MARIA BẠN VÀ TÔI LẮNG NGHE Lời Chúa

     

     

    Bài Ðọc I: (Năm II) Gl 2, 1-2. 7-14

    "Các đấng đã nhận biết ơn đã ban cho tôi".

    Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Galata.

    Anh em thân mến, mười bốn năm sau, tôi lại lên Giêrusalem cùng với Barnaba và có đem Titô theo. Tôi đã theo ơn mạc khải mà lên đó, và tôi đã trình bày với các đấng đó về Tin Mừng mà tôi rao giảng nơi các dân ngoại, tôi bàn hỏi riêng với những bậc vị vọng, vì e rằng mình đang bôn tẩu hoặc đã bôn tẩu luống công chăng.

    Trái lại, khi các đấng ấy thấy rằng tôi được uỷ nhiệm rao giảng Tin Mừng cho người không chịu cắt bì, cũng như đã uỷ nhiệm cho Phêrô rao giảng cho những người đã chịu cắt bì, (vì Ðấng đã ban cho Phêrô làm Tông đồ cho những người đã chịu cắt bì, cũng đã ban cho tôi làm Tông đồ lo cho các dân ngoại), và khi đã nhận biết ơn đã ban cho tôi, thì Giacôbê, Kêpha và Gioan, là những vị được kể như cột trụ, đã bắt tay tôi và Barnaba, tỏ tình thông hảo. Thế là chúng tôi đi sang các dân ngoại, còn các đấng thì đi đến với những người đã chịu cắt bì. Bấy giờ chúng tôi chỉ còn phải nhớ đến những người nghèo khổ, và đó là chính điều tôi đã định tâm thi hành.

    Nhưng khi Kêpha đến Antiôkia, tôi đã phản đối ông ngay trước mặt, vì ông làm điều không phải. Vì chưng trước khi mấy người bên Giacôbê đến, thì ông vẫn dùng bữa với những người dân ngoại, nhưng khi những người ấy đến, thì ông lẩn lút và tự lánh mặt đi, bởi sợ những người thuộc giới cắt bì. Những người Do-thái khác đều giả hình như ông, thậm chí cả Barnaba cũng bị lôi cuốn theo sự giả hình của họ. Nhưng khi thấy họ không thẳng thắn sống theo chân lý Tin Mừng, tôi đã nói với Kêpha trước mặt mọi người rằng: "Nếu ông là Do-thái, mà còn sống theo thói người dân ngoại, chứ không theo thói người Do-thái, thì lẽ nào ông bắt ép người dân ngoại phải theo thói người Do-thái sao?

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 116, 1. 2

    Ðáp: Hãy đi rao giảng Tin Mừng khắp thế gian (Mc 16, 15).

    Xướng: 1) Toàn thể chư dân, hãy khen ngợi Chúa! Hết thảy các nước, hãy chúc tụng Người! - Ðáp.

    2) Vì tình thương Chúa dành cho chúng ta thực là mãnh liệt, và lòng trung thành của Chúa tồn tại muôn đời. - Ðáp.

     

    Alleluia: Mt 4, 4b

    Alleluia, alleluia! - Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 11, 1-4

    "Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Ngày kia, Chúa Giêsu cầu nguyện ở một nơi. Khi Người cầu nguyện xong, có một môn đệ thưa Người rằng: "Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện như Gioan đã dạy môn đệ ông". Người nói với các ông: "Khi các con cầu nguyện, hãy nói:

    "Lạy Cha, nguyện danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha mọi kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ".

    Ðó là lời Chúa.

     

     

    image.png

    CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

     

    Bóng tối không thể át được ánh sáng

     

     

    Bài Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay, Thứ Tư Tuần XXVII Thường Niên, tiếp ngay sau bài Phúc Âm hôm qua, chẳng những liên tục về bố cục theo đoạn và câu mà còn liên tục về cả nội dung của hai bài Phúc Âm này nữa. Ở chỗ, nếu bài Phúc Âm hôm qua liên quan đến đời sống nội tâm thì bài Phúc Âm hôm nay liên quan đến tinh thần cầu nguyện. 


    Đúng thế, Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay thuật lại rằng: "Ngày kia, Chúa Giêsu cầu nguyện ở một nơi. Khi Người cầu nguyện xong, có một môn đệ thưa Người rằng: 'Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện như Gioan đã dạy môn đệ ông'". 

     

    Thánh ký Luca không cho chúng ta biết rõ tên của người "môn đệ" nào trong 12 tông đồ hay trong 72 môn đệ đã xin Người dạy cho chung các vị cầu nguyện, mà là cầu nguyện theo kiểu của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả dạy cho các môn đệ của ngài. Chúng ta có thể suy đoán, người "môn đệấy một là Tông Đồ Anrê hai là Tông Đồ Philiphê, hai môn đệ của vị tiền hô này đã đến xem chỗ Người ở, ba là Nathanael / Bartholomeo và bốn là Simon / Phêrô là 2 người được hai vị đến trước và về rủ đến sau (xem Gioan 1:35-51). 

     

    Chúng ta ở đây không biết Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đã dạy các môn đệ cầu nguyện của ngài như thế nào mà môn đệ này đã cảm thấy hay đến độ xin Chúa Giêsu dạy cho họ như thế hay hơn thế. Chỉ biết rằng, đích thân Chúa Giêsu đã đáp ứng lời yêu cầu chính đáng của người môn đệ đại diện ấy bằng cách cống hiến cho môn đệ của mình công thức cầu nguyện cùng Cha của Người như sau: 

     

    "Khi các con cầu nguyện, hãy nói: 'Lạy Cha, nguyện danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha mọi kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ'". 

     

    Chúng ta cũng không biết kinh nguyện trên đây của Chúa Giêsu có phải là chính tâm nguyện chính yếu và liên lỉ của Người đối với Cha của Người, những tâm nguyện được Người bộc phát và bày tỏ ra cùng Cha của Người mỗi lần Người cầu nguyện cùng Cha của Người hay chăng? Nhưng chúng ta chắc chắn một điều rằng nếu những lời cầu nguyện ấy không phải là những gì hay nhất, tuyệt vời nhất và đẹp lòng Cha của Người nhất, vì không ai biết Cha Người bằng Người, thì Người đã không dạy cho các môn đệ của Người, không dạy cho chúng ta. 

     

    Thế nhưng, nếu cho rằng những lời cầu ấy là chính tâm nguyện của Chúa Giêsu ấp ủ đối với Cha của Người thì phần "nguyện" đầu của lời cầu mà chúng ta vẫn gọi là Kinh Chúa Dạy hay Kinh Lạy Cha này là những gì có thể khả chấp: "Lạy Cha, nguyện danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến", nhưng còn phần "xin" sau đó dường như không hợp với Người, không xứng với Người, Đấng không cần những vấn đề thuộc hạ giới này của loài thuần nhân như chúng ta: "Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha mọi kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ".  

     

    Tuy nhiên, ở đây, Chúa Kitô cầu nguyện với tư cách là một Con Người, (chứ không phải với tư cách là một Vị Thiên Chúa), một Con Người cầu nguyện thay con người, cầu nguyện với con người và cầu nguyện cho con người. Vì là Con Người, Người cũng cần "xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày" là biết làm theo và chu toàn ý muốn Cha là Đấng đã sai Người (xem Gioan 4:34). Vì Người là Đấng gánh tội trần gian và đền tội cho trần gian mà Người cũng xin Cha "tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha mọi kẻ có nợ chúng con", ở chỗ tha nợ cho Người cũng là tha nợ cho đồng loại tội nhân của Người, như Người đã tha nợ cho những kẻ lầm lẫn không biết việc mình làm khi ra tay sát hại Người (xem Luca 23:34). Vì là Đấng đã hóa thân làm người, cũng có ý muốn riêng theo bản tính loài người mà Người cũng "xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ" là khuynh hướng luôn tìm theo ý riêng mình hơn là ý muốn của Thiên Chúa, một ý muốn tối cao nhưng vô cùng oan khiên khắc nghiệt của Thiên Chúa đối với ý riêng của con người.

     

    Nếu cầu nguyện là ở cõi lòng hơn là môi miệng (xem Mathêu 15:8), thì Kinh Lạy Cha hay Kinh Chúa Dạy các môn đệ như các vị xin Người trong bài Phúc Âm hôm nay thực sự bao gồm tất cả tấm lòng của người cầu nguyện, được bày tỏ ra bằng các ước nguyện, và trong các ước nguyện ấy thì trên hết và trước hết là ước nguyện cho "danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến". Bài Đọc thứ 1 hôm nay cho chúng ta thấy xẩy ra một sự kiện đáng tiếc trong thời Giáo Hội sơ khai, liên quan đến vị tông đồ lãnh đạo đoàn chiên Chúa là Phêrô, vị đã được tông đồ Phaolô, như Bài Đọc 1 hôm nay cho thấy, công khai chỉnh sửa vì khuynh hướng của vị trưởng tông đồ đoàn này đã "sa chước cám dỗ" sợ hãi , nên đã tỏ ra những tác hành cùng phản ứng có tính cách "phản kitô", không còn nguyên ước nguyện tinh tuyền mong muốn cho "danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến".

     

    "Khi Kêpha đến Antiôkia, tôi đã phản đối ông ngay trước mặt, vì ông làm điều không phải. Vì chưng trước khi mấy người bên Giacôbê đến, thì ông vẫn dùng bữa với những người dân ngoại, nhưng khi những người ấy đến, thì ông lẩn lút và tự lánh mặt đi, bởi sợ những người thuộc giới cắt bì. Những người Do-thái khác đều giả hình như ông, thậm chí cả Barnaba cũng bị lôi cuốn theo sự giả hình của họ. Nhưng khi thấy họ không thẳng thắn sống theo chân lý Tin Mừng, tôi đã nói với Kêpha trước mặt mọi người rằng: 'Nếu ông là Do-thái, mà còn sống theo thói người dân ngoại, chứ không theo thói người Do-thái, thì lẽ nào ông bắt ép người dân ngoại phải theo thói người Do-thái sao?'"

     

    Thánh Phaolô đã phải cấp thời lên tiếng hành động như thế, không nể nang, không chần chờ, là để tránh cho dân ngoại, thành phần ngài được úy thác cho sứ vụ đặc biệt rao giảng, cũng có mặt bấy giờ, khỏi bị tác hành và phản ứng của vị lãnh đạo giáo hội Chúa Kitô tác hại trầm trọng. Nhờ đó, chư dân mới có thể thấy được đâu là chân lý, đâu là vị Thiên Chúa của Kitô giáo, vị Thiên Chúa có tính cách "công giáo", tính cách phổ quát toàn cầu, và cũng nhờ đó, họ mới có thể vang lên những lời ở 2 cầu đầu của Thánh Vịnh 116 trong Bài Đáp Ca hôm nay:

    1) Toàn thể chư dân, hãy khen ngợi Chúa! Hết thảy các nước, hãy chúc tụng Người!

    2) Vì tình thương Chúa dành cho chúng ta thực là mãnh liệt, và lòng trung thành của Chúa tồn tại muôn đời.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    TN.XXVIIL-4.mp3 

     

     LeMeManCoi.mp3  

     

     

    Ngày 07 tháng 10

    Đức Mẹ Mân Côi

    lễ nhớ bắt buộc

    Tiểu sử 
    Ngày 7 tháng 10 năm 1571, Tây Phương thoát khỏi sự đe doạ của quân Thổ Nhĩ Kỳ nhờ chiến thắng ở vịnh Lê-pan-tô. Người ta cho rằng chiến thắng đó là kết quả của Kinh Mân Côi. Ngày nay, mừng lễ này không có nghĩa là mừng biến cố xa xưa đó, nhưng là nhắc nhở việc suy niệm các mầu nhiệm Nhập Thể, Thương Khó và Phục Sinh vinh hiển của Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa, cũng như khám phá ra vị trí của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a trong mầu nhiệm Cứu Độ.

     

    Bài đọc 2

    Phải suy gẫm các mầu nhiệm Cứu Độ

     

    image.png

     

     

    Trích bài giảng của thánh Bê-na-đô, viện phụ.

    Vì Đấng Thánh từ lòng bà sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Ôi nguồn mạch của sự khôn ngoan ! Ôi Ngôi Lời của Chúa Cha trên chốn cửu trùng ! Lạy Trinh Nữ thánh thiện, nhờ Mẹ làm trung gian, Ngôi Lời nay sẽ thành xác phàm, để Đấng nói : Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy, cũng nói : Thầy bởi Thiên Chúa mà ra và Thầy đã đến. Kinh Thánh viết : Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Suối đã vọt ra rồi nhưng mới chỉ ở nơi mình thôi. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa ngự trong ánh sáng siêu phàm.

    Từ đầu, Chúa đã nói : Ta chỉ nghĩ đến chuyện mang lại bình an, chứ không nghĩ đến chuyện gây ra phiền muộn. Nhưng tư tưởng của Chúa thì ở trong Chúa, và Chúa nghĩ gì, chúng con đâu có biết. Quả thật, nào ai biết được tâm tư của Chúa hay ai làm cố vấn cho Người ?

    Vì thế, Đấng nghĩ đến bình an đã xuống thế để thực hiện bình an : Ngôi Lời đã thành xác phàm và ở giữa chúng ta rồi. Nhờ đức tin, Người hoàn toàn ở trong tâm hồn chúng ta, Người ở trong trí nhớ của chúng ta, Người ở trong tư tưởng và thậm chí Người còn đi vào tận trí tưởng tượng của chúng ta nữa. Trước kia, con người có thể nghĩ gì về Thiên Chúa, có chăng là một hình ảnh do lòng con người tạo ra ? Khi đó, Thiên Chúa là Đấng không thể hiểu được, không thể tới gần được, không thể nhìn thấy hay suy tưởng được ; nhưng bây giờ Người đã muốn cho người ta hiểu, muốn cho người ta thấy, muốn cho người ta suy tưởng.

    Bạn hỏi : Bằng cách nào vậy ? Thưa qua việc Người nằm trong máng cỏ, ngủ yên trong lòng Đức Trinh Nữ, rao giảng trên núi, thức thâu đêm cầu nguyện ; qua việc Người bị treo và chết rũ trên thập giá, thoát khỏi tử thần và nắm quyền trong âm phủ ; qua việc ngày thứ ba Người sống lại, tỏ cho các Tông Đồ thấy các dấu đinh là biểu hiệu chiến thắng, và cuối cùng lên trời cao thẳm trước mắt các ông.

    Trong các mầu nhiệm nói trên, có mầu nhiệm nào lại không gợi cho chúng ta những ý tưởng chân thật, đạo đức và thánh thiện chăng ? Khi tôi suy tưởng bất cứ mầu nhiệm nào trên đây là tôi suy tưởng về Thiên Chúa và qua tất cả những mầu nhiệm đó, chính Người là Thiên Chúa của tôi. Suy gẫm những mầu nhiệm ấy, tôi cho là khôn ngoan. Nhớ lại những mầu nhiệm ấy, tôi cho là sáng suốt. Những mầu nhiệm ấy ngọt như những trái hạnh đào trổ sinh từ cây gậy của tư tế A-ha-ron. Sự ngọt ngào đó, Đức Ma-ri-a đã kín múc từ trời cao và đổ xuống tràn trề trên chúng ta.

     

    Lời nguyện 

    Lạy Chúa, Chúa đã dùng lời thiên sứ truyền tin mà cho chúng con biết thật Đức Ki-tô, Con Chúa, đã xuống thế làm người. Xin đổ ơn thánh đầy lòng chúng con, để nhờ công ơn Con Chúa chịu khổ hình thập giá, và nhờ lời Thánh Mẫu Ma-ri-a chuyển cầu, Chúa cũng cho chúng con được sống lại hiển vinh. Chúng con cầu xin

     

     

    --

     

 

BÁNH SỰ SỐNG - LM ANH - LỄ MẸ MÂN CÔI

 

  •  
    Dominic Minh Anh
     
    LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI
     
     
     
     
    bb5bcda391b8fb929eb54fb0b60d08b0 (1).jpg
    Quý Anh Chị có thể đọc Lời Chúa lễ Đức Mẹ Mân Côi, thứ Tư tuần XXVII TNA tại đây: https://thanhlinh.net/node/140098    
    hoặc sách Tông Đồ Công Vụ, Đáp Ca và Tin Mừng ở đây:

    Trích sách Tông Đồ Công Vụ. Cv 1: 12-14

    Bấy giờ các ông từ núi gọi là núi Ô-liu trở về Giê-ru-sa-lem. Núi này ở gần Giê-ru-sa-lem, cách đoạn đường được phép đi trong ngày sa bát. Trở về nhà, các ông lên lầu trên, là nơi các ông trú ngụ. Đó là các ông: Phê-rô, Gio-an, Gia-cô-bê, An-rê, Phi-líp-phê,Tô-ma, Ba-tô-lô-mê-ô, Mát-thêu, Gia-cô-bê con ông An-phê, Si-môn thuộc nhóm Quá Khích, và Giu-đa con ông Gia-cô-bê. Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Ma-ri-a thân mẫu Đức Giê-su, và với anh em của Đức Giê-su.

    Đáp ca: Lc 1,46-47.48-49.50-51.52-53.54-55

    Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn!

    1./ Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.

    2./ Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn!

    3./ Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người. Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.

    4./ Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng.

    5./ Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người, như đã hứa cùng cha ông chúng ta, vì Người nhớ lại lòng thương xót dành cho tổ phụ Áp-ra-ham và cho con cháu đến muôn đời".Muôn nước hỡi, nào ca ngợi Chúa, ngàn dân ơi, hãy chúc tụng Người!

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca. Lc 1, 26-38

    Khi ấy, Thiên Thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào Trinh Nữ đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ". Nghe lời đó, Trinh Nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Này Trinh Nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận. Nhưng Maria thưa với thiên thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?". Thiên thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ. Vì thế, Đấng trinh nữ sinh ra sẽ là Đấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ trinh nữ cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được". Maria liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền". Và thiên thần cáo biệt trinh nữ. Đó là lời Chúa. 

       

    trước khi đọc bài chia sẻ trong Attachment.

     

    Have a nice day.
     
    God bless,
     
    fr. minhanh

     

    --

    •  
      NGUỒN SỨC SỐNG, NGUỒN AN VUI, NGUỒN HY VỌNG.docx
      55.3kB

 

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ -

ĐỨC MẸ RẤT THÁNH MÂN CÔI

Kính mừng Đức Mẹ Mân Côi

Thuở xưa Mẹ đã nhắn lời truyền ban

Truyền ban “linh dược” chứa chan

Mân Côi chuỗi thánh, Lời vàng Thiên Cung

Lời kinh Thần dược vang lừng

Mẹ thương truyền xuống cho người thế nhân

Hai mươi mầu nhiệm tuyệt trần

Cùng bước theo Mẹ ta lần chẳng sai

Cuộc đời trần thế Ngôi Hai

Làm Người cứu chuộc tội đời trần gian

Hai mươi mầu nhiệm Thiên Đàng

Vui , Sáng ,Thương, Mừng huy hoàng ân công

Ơn Cứu Chuộc thuộc nằm lòng

Mầu nhiệm Nhập Thể làm Người Ngôi Hai

Kình mừng Danh Mẹ tụng hoài

Mười lần một chục ta hoài ngợi ca

Gọi là “lần chuỗi” thiết tha

Măn mươi lần, một chuỗi thật là huyền siêu

Mầu nhiệm thắm đượm thương yêu

Ta lần từng chục sớm chiều cậy tin

Trung thành giữ vững lời kinh

Cùng đọc suy gẫm thắm tình chứa chan

Chứa chan ân phúc thiên đàng

Nhiệm mầu cứu chuộc từ Trời ban ra

GIÊSU , Chúa ở cùng ta

Là Đấng giải thoát , ta hằng mến yêu !

Mến yêu GIÊSU thật nhiều

Nhớ ơn cứu chuộc sớm chiều chẳng quên

Mân Côi huyền nhiệm siêu nhiên

Lời kinh tụng niệm triền miên mỗi ngày

Hồng phúc cũng chính từ đây

Mân côi “ yêu” mãi mỗi ngày chớ quên

Kính mừng suy niệm thiêng liêng

Nhờ Mẹ dẫn đến kề bên “Con Người”

Truyền Tin thiên sứ chuyển “Lời”

Từ nơi Thiên Chúa, Đấng hằng thương yêu

Đức Mẹ khiêm nhượng đáp Lời

Vâng lời tuân phục chính Lời Truyền Tin

GIÊSU Cứu Chúa hiển linh

Ngự xuống Cung Lòng Vẹn Sạch Đồng Trinh

GIÊSU , Con Mẹ sinh ra

“GỒM NO PHÚC LẠ CHÍNH LÀ GIÊSU”

Từ đó, lời Kinh thiên thu

Kính mừng tán tụng Hồng Ân bởi Trời

Kinh Kính Mừng, kinh tụng hoài

Nhờ Mẹ đưa đến Nước Trời là đây

Ân phúc cũng chính từ đây

Kinh Mân Côi, “Kinh Cứu Độ” ngất ngây!

Lịch sử cứu độ từ đây

Chính là hồng phúc mỗi ngày chớ quên

Kinh Mân Côi, lần triền miên

Hồng Phúc nhận lãnh ở trên Thiên Đình

Mân Côi có Mẹ kề bên

Siêng lần Hạt, Mẹ chẳng quên bao giờ./.

Tháng Mân Côi 2020

Xin cầu cho LH Giuse, người mà khi còn ở đời nầy đã có lòng kính mến Đức Mẹ.

P. Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨCC MẸ - LỄ MẸ MÂN CÔI

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Oct 2 at 10:18 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    MẸ ĐẦY ƠN PHÚC

    Ngày 07 Tháng 10 - Lễ Đức Mẹ Mân Côi : Lc 1, 26-38

     

     

     

    Suy niệm

     

    Về với Tháng Mười, Giáo Hội mời gọi chúng ta sốt sắng hơn trong chuỗi lần Mân Côi, để ta chiêm ngắm tình yêu sâu thẳm của Thiên Chúa trên cuộc đời của Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu và cũng là Mẹ của chúng ta. Cần buông xuống mọi lo toan tính toán và gánh nặng cuộc đời, để mỗi ngày ta được thanh thản dâng lên lời kinh nguyện: "Kính mừng Maria đầy ơn phúc…". Đó là lời chào của sứ thần Gabriel khi truyền tin cho Mẹ, mời gọi Mẹ hãy vui lên vì ơn cứu độ đã gần kề.

     

    Mẹ đầy ơn phúc vì đã được Thiên Chúa yêu thương và tuyển chọn. Tình thương ấy đã chở che Mẹ ngay từ lúc chưa chào đời, qua việc giữ gìn Mẹ khỏi vết nhơ nguyên tội, và còn bao bọc Mẹ mãi vẹn toàn, để nhờ đó Mẹ góp phần lớn lao nhất vào công trình cứu độ loài người, vì được tuyển chọn để làm Mẹ Ðấng Cứu Thế. Từ suối nguồn ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta cũng được dự phần vào niềm vui và ân phúc của Mẹ, cũng được Chúa yêu thương và tuyển chọn qua việc tẩy xóa tội nguyên tổ để trở nên con người mới trong Đức Kitô.

     

    Mẹ đầy ơn phúc vì có Thiên Chúa ở cùng. Sự cao trọng nhất của một con người là có Thiên Chúa ở cùng. Trong Cựu Ước, những người có Thiên Chúa ở cùng là những người được kêu gọi và sai đi thực hiện Thánh ý Người. Nhưng Thiên Chúa ở cùng Mẹ vượt trên hết mọi người khác, vì được tràn đầy Thánh Thần và cưu mang Ngôi Lời. Mẹ trở nên như Hòm Bia, như Ðền Thánh, nơi vinh quang Thiên Chúa hiện diện giữa con người. Không lạ gì mà bà Êlisabét ca ngợi Mẹ: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ.” (Lc 1, 42). Mẹ đã sinh  Đức Kitô cho nhân loại, nhờ Mẹ mà chúng ta mang danh hiệu Kitô hữu, là những người có Chúa ở cùng như lời chúc của linh mục trong mỗi thánh lễ. 

     

    Mẹ thật có phúc vì đã tin Chúa sẽ thực hiện những gì Ngài đã nói với Mẹ (Lc 1, 45). Mẹ không hiểu hết con đường mình sắp đi. Có biết bao trắc trở, khó khăn, mờ tối. Nhưng qua hai tiếng “Xin vâng”, Mẹ đã hoàn toàn phó thác đời mình trong tay Chúa, để Chúa dẫn đi ngay trong đêm tối của đức tin. Mọi tín hữu đều được mời gọi sống hành trình đức tin như Mẹ, để được chung hưởng hạnh phúc với Mẹ, như lời Chúa phán:“Phúc cho ai không thấy mà tin” (Ga 20, 29).

     

    Sau một cuộc đời dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa, Mẹ Maria đã được Người tôn vinh, được Giáo Hội tôn kính với biết bao danh hiệu rạng ngời. Để giờ đây, chúng ta thì thầm lời kinh: “Thánh Maria, Ðức Mẹ Chúa Trời…”. Tại Lộ Đức, trong 18 lần hiện ra với Bernadetta, Đức Mẹ luôn cầm trong tay một tràng chuỗi bạc, và khuyên con cái Mẹ hãy lần hạt. Đức Mẹ nói với Bernadette như sau: “Mẹ không hứa cho con hạnh phúc đời này, nhưng hạnh phúc đời sau”. Tuy nhiên, hạnh phúc cũng đã bắt đầu chớm nở ở đời này cho những ai lần chuỗi Mân côi, cải thiện đời sống và tôn sùng trái tim Đức Mẹ.

     

    Đối với người trẻ hôm nay đang sống trong một thời đại tốc độ, nghĩ rằng đọc kinh như thế thật mất giờ. Đó là một suy nghĩ cạn cợt và hời hợt, chưa đi sâu vào chính nội tâm mình, vì đang bị vây bủa bởi những bon chen và lợi lộc vật chất. Thật ra, cuộc sống mỗi người chúng ta ít nhiều cũng đang bị nhiều thứ chế ngự, phân rẽ, năng lực bị tản mác, khó lòng tìm thấy bình an. Chính qua việc lần chuỗi, ta thống nhất con người toàn diện là thân, tâm, trí: tay cầm chuỗi, miệng thì thầm, tâm thì niệm, trí thì suy, để chìm sâu vào trong các mầu nhiệm mân côi, là cả cuộc đời Chúa Giêsu bên cạnh sự hiện diện của Đức Mẹ.

     

    Chỉ những ai tin vào lòng thương xót Chúa qua chuỗi kinh mân côi, người đó mới có khả năng tái tạo cuộc sống tốt đẹp hơn; có sức mạnh kiên trì để vượt qua những thử thách; có đầy an ủi và nâng đỡ để đón nhận những đau thương; có niềm vui và phấn khởi để nâng cao và sáng tạo cuộc đời mình theo ý định của Thiên Chúa. Chỉ những ai sốt sắng lần chuỗi mân côi mới khám phá ra năng lực kỳ diệu của lời kinh.

     

    Lời nguyện

    Maria, lạy Mẹ đầy ơn phúc!
    lòng con đầy yêu mến và cảm phục,
    vì Mẹ được Thiên Chúa thương ở cùng,
    đã trở nên nữ tỳ rất mực tôi trung,
    để cho nhân thế mãi ca ngợi tôn sùng.

     

    Vì thương nhân loại sống lầm than,
    giữa thế gian bao khốn khó nguy nàn,
    thêm tội lỗi và sự dữ lan tràn,
    nên Mẹ muốn đem đến những ân ban,
    để thế giới hưởng bình an của Chúa.

     

    Mẹ đã không ngại nhiều lần xuất hiện,
    để mời gọi chúng con biết hướng thiện,
    biết quay về nẻo chính đường ngay,
    tìm đến Chúa trong đời sống hằng ngày.

     

    Bằng chuỗi lần Mân Côi Mẹ chỉ dạy,
    cùng với lòng sám hối kể từ nay,
    trong tình yêu mến Mẹ dâng đầy,
    để con luôn được ở trong tay Từ Mẫu.

     

    Xin cho con buông xuống mọi lo âu,
    đừng để cho tội lỗi gây buồn sầu,
    nhưng để cho tình yêu luôn nung nấu,
    để tình Mẹ thẩm thấu trái tim con.

     

    Xin cho con thôi tranh chấp hơn thua,
    đừng đặt nặng danh lợi và tiền của,
    kẻo cuộc sống kéo dài trong héo úa,
    làm mất đi sự hiện diện của Chúa nơi con,
    và ân sủng bình an cũng chẳng còn.

     

    Xin cho con luôn cận kề bên Mẹ,
    với tâm hồn tha thiết mến yêu,
    và thì thầm lời kinh nguyện từng chiều,
    Kính mừng Maria đầy ơn phúc…
    cầu cho con khi này và trong giờ lâm tử. Amen.

     

    Lm. Thái Nguyên

     
     

 

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - THIÊN THẦN GABRIEL TRUYỀN TIN

THƯ THÁNG 10: HIỆP Ý LẦN HẠT MÂN CÔI

Kính thưa quý cha, quý thầy, quý sơ, quý ông bà và anh chị em… cùng quý vị,

Hôm nay, Giáo Hội mừng kính các vị tổng lãnh thiên thần: Micael, Raphael và Gabriel. Nhân dịp đặc biệt này, chuẩn bị bước vào Tháng Mười-Tháng Mân Côi, tôi xin phép quý vị, để thưa trực tiếp với tổng lãnh thiên thần Gabriel là vị được Thiên Chúa sai đến với Trinh nữ Maria trong biến cố truyền tin năm xưa.

Thưa đức tổng lãnh thiên thần Gabriel,

Năm xưa, ngài thật vinh dự được Thiên Chúa sai đến với Trinh nữ Maria mà chào kính: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng. Đức Chúa ở cùng Bà” (Lc 1,28). Ngày nay, xin ngài tiếp tục chào kính “Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa”. Từng giờ từng ngày, xin ngài đón nhận những lời chào kính và ca khen của các vị tổng lãnh thiên thần khác, các vị thiên thần, các vị thánh tổ phụ, tiên tri, tông đồ, tử đạo,… và của các thánh nam nữ; xin ngài cũng hãy đón nhận những lời chào kính và ca khen của mọi người đang sống nơi trần gian và các linh hồn trong luyện ngục… để dâng lên Đức Maria. Đức Maria đã nói tiên tri về mình rằng: “Từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc” (Lc 1,48). Quả thật, Đức Maria được Thiên Chúa dựng nên một cách trác tuyệt, gìn giữ một cách vẹn toàn và ban ân sủng một cách tràn đầy. Đức Trinh Nữ được tuyển chọn và được cất nhắc lên làm Mẹ Thiên Chúa, làm Mẹ chúng sinh, làm Mẹ nhân loại, làm Mẹ Giáo Hội và làm Mẹ thiêng liêng của mỗi người; làm Nữ Vương Thiên Đàng và Nữ Vương muôn loài muôn vật. Đức Trinh Nữ thật rất đáng kính chuộng, rất đáng ngợi khen và rất đáng yêu mến. Quả thật, thưa đức tổng lãnh, ngài cùng muôn loài muôn vật và cùng chúng tôi có ca khen Đức Trinh Nữ như thế nào đi nữa, thì Đức Trinh Nữ là tôi tớ của Thiên Chúa, rất khiêm nhường, sẽ quy tất cả mọi vinh dự về cho Thiên Chúa hết thảy, bằng chứng là khi bà Êlisabét khen Đức Trinh Nữ “Em thật có phúc hơn mọi người phụ nữ” (Lc 1,42), Đức Nữ liền hướng về Thiên Chúa mà thưa lên rằng “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi…” (xc. Lc 1,46-55). Ngài hãy tiếp tục chào kính và dâng những ca khen của ngài và của mọi loài mọi vật lên Đức Trinh Nữ Vương, để qua Đức Nữ, Thiên Chúa được chúc tụng, còn chúng ta được đổ tràn ân sủng và phúc lành của Thiên Chúa.

Thưa quý vị, tôi lại xin mạn phép thưa lên với Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và cũng là Mẹ của chúng ta.

Thưa Mẹ, Tháng Mười-Tháng Mân Côi lại đến, Giáo Hội dành riêng tháng này, mời gọi mọi người tín hữu, hợp ý lần chuỗi Mân Côi, để tôn vinh Mẹ và Kinh Mân Côi rất thánh của Mẹ. Trong bối cảnh của xã hội hiện tại, chúng con không thể đi nhiều nơi, mà cũng không có khả năng để làm cho người ta hiểu biết, yêu mến và siêng năng lần hạt như Mẹ mong muốn được. Chúng con xin hợp lời với các vị tổng lãnh thiên thần, các thiên thần, các thánh tổ phụ, các tiên tri, các thánh tông đồ, các thánh tử đạo, các thánh hiển tu, các thánh ẩn tu, các thánh đồng trinh, các thánh nam nữ, tất cả mọi người tín hữu,… và các linh hồn trong luyện ngục: cùng ca khen và tôn vinh Mẹ, là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ chúng sinh, Mẹ nhân loại, Mẹ Giáo Hội và Mẹ của mỗi người chúng con. Mẹ đang ở trong vinh quang rạng ngời của Thiên Chúa, Mẹ thấy rõ nhu cầu của từng người, hoàn cảnh của từng gia đình, tình hình của Giáo Hội, tương lai của nhân loại, tình trạng của các linh hồn nơi luyện ngục… Xin Mẹ hãy tỏ ra là Mẹ của chúng con. Xin Mẹ hãy dùng quyền năng thương xót mà Thiên Chúa ban cho Mẹ, để khẩn cầu Ngài xót thương chúng con và thế giới chúng con đang sống cũng như các linh hồn nơi chốn luyện hình. Mẹ ơi, Mẹ hãy thực hiện điều gì là vinh quang cho Thiên Chúa, và điều gì là tốt cho phần rỗi chúng con cũng như các linh hồn trong chốn luyện hình.

Và cuối cùng, xin thưa quý vị, lời Mẹ Maria “hãy năng lần hạt Mân Côi” mời gọi năm xưa tại Fatima, lại vang lên như một điệp khúc tha thiết. Mẹ đang lo lắng cho số phận của mỗi người, hoàn cảnh của mỗi gia đình… và tương lai của cả nhân loại. Để Mẹ làm tròn thiên chức từ mẫu, xin quý vị hãy dùng Kinh Mân Côi như một lối nhỏ mở ra, nhờ thế, Mẹ có thể tới thăm viếng từng người, từng nhà… và nhân loại này. Mẹ đến được với chúng ta, ân sủng của Thiên Chúa cũng được tuôn đổ xuống dồi dào trên chúng ta. Mong thay được như vậy!

Với Mẹ Maria, xin chúc tụng Thiên Chúa; nhờ Mẹ Maria, xin tạ ơn Thiên Chúa; qua Mẹ Maria, xin Thiên Chúa tình thương chúc phúc lành cho tất cả chúng ta. Amen.

Biên Hoà, ngày 29.09.2020

Lễ kính các tổng lãnh thiên thần Micael, Raphael và Gabriel

 

Đặc trách cổ võ Kinh Mân Côi – Dòng Đa Minh Việt Nam

Linh mục FX. Trần Kim Ngọc, OP.

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts