20. Những Bài Về Đức Mẹ

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, Mar 22 at 2:09 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    CHUYỆN KỂ VỀ MẸ MARIA
    Nhờ Mẹ Hướng Dẫn
     

     

    Năm 1120, một người Anh giầu có và đạo đức tên là Becket, cùng với người đầy tớ đi viếng thánh địa Jerusalem.  Trên đường về, thầy trò Becket bị quân Hồi Giáo Amurth bắt bỏ ngục vì ghét đạo Công  Giáo.

     

    Trong ngục, đã có rất đông người Công giáo.  Thấy Becket khôi ngô, khôn ngoan thông thái, vua thương tình giảm hình khổ cho ông.  Ðôi khi còn mời vào đồn để hỏi han phong tục nước Anh nữa.  Vua có nàng công chúa nhan sắc, thấy các người Công giáo bị tù đầy cách can đảm, thì lấy làm lạ, động lòng thương Becket, và ước ao biết rõ lai lịch Ðạo Công giáo.

     

    Một hôm, công chúa đánh bạo gặp riêng Becket hỏi về đạo và quê quán của ông.  vì lòng kính mến Ðức Mẹ thiết tha, Becket đã hướng công chúa vào đạo, về lòng nhân lành của Ðức Mẹ, và đọc kinh Kính Mừng, kinh hãy nhớ, kinh lạy nữ vương cho công chúa nghe.  Công chúa tỏ ý xin Becket giúp mình theo Công giáo.  Becket hồ nghi chưa dám nhận lời.  Sau một năm rưỡi, hai thầy trò thoát ngục về tới quê nhà bằng an.

     

    Công chúa nghe biết tin, buồn bã khóc lóc, nài xin Ðức Mẹ của Becket ban cho mình được phúc tử đạo.  Ðức Mẹ đã nhận lời công chúa và Becket, nên soi lòng công chúa bỏ đền vua, ban đêm trốn sang London là quê hương của Becket.  Tới London vì không biết tiếng nên lang thang ngoài phố.  Mọi người thấy một thiếu nữ ăn mặc lạ kỳ thì ra xem.  Rất may đầy tớ của Becket đã bị giam tù trước, cũng ra xem, liền nhận ra công chúa vua Amurth, liền dẫn về cho Becket.  Ông liền dẫn nàng vào Ðức giám Mục bày tỏ mọi sự: Ðức Giám Mục nhận công chúa vào đạo, sau khi thuộc các kinh và thông thạo giáo lý, Ngài đã rửa tội cho công chúa và đặt tên thánh là Mathida.

     

    Sau khi lãnh nhận phép thánh tẩy, Ðức Giám Mục còn lo liệu cho công chúa kết bạn với Becket.  Hai vợ chồng giữ đạo sốt sắng, hết lòng mến yêu Ðức Mẹ.  Sau sinh được con trai đặt tên là Thoma Becket.  Nhờ mẹ dạy dỗ săn sóc từ thuở nhỏ, Thoma Becket rất yêu mến Ðức Mẹ và nhân đức lạ thường. Trước làm quan đệ nhị trong nước, sau bỏ thế gian làm linh mục rồi Giám Mục, sau cùng được phúc tử vì đạo.  Giáo Hội đã tôn phong ngài lên bậc hiển thánh, lễ kính ngày 29 thàng 12 hằng năm.

    tinmung.net
     

 

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Mar 2 at 1:13 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    Chỉ Ðức Mẹ Mới Cứu Ngươi Khỏi Tay Ta
     

     Ðang thời thánh Phanxicô Borgia ở Roma làm Bề trên cả Dòng Chúa Giêsu thì có một người khách lạ xin gặp, thánh nhân ngăn trở nên nhờ cha Acosta ra gặp thay, khách lạ liền xưng thú:

    "Tôi là linh mục năng đi giảng thuyết nhiều nơi và đã được danh tiếng, nhưng đã trở nên xấu xa vì đã phạm sự thánh, làm lễ khi mang tội trọng, tiếp theo là đã để trọng tội, muôn vàn tội ác, nên đã ngã lòng chẳng còn trông cậy Chúa tha thứ cho nữa.

    Bỗng có một hối nhân đến xứng tội và xưng thú trùng hợp kỳ lạ. Xưng tội đoạn, ông đã tỏ ra ngã lòng không còn trông cậy Chúa nhân lành được nữa và cam đoan mình sẽ mất linh hồn. Thấy hối nhân tuyệt vọng, tôi khuyên bảo, yên ủi một đôi lời xin hối nhân hãy cậy trông vào lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa, Ngài sẵn sàng tha thứ mọi tội lỗi miễn là chúng ta thống hối và tin tưởng vào lòng thương Ngài. Tôi khuyên bảo xong, hối nhân liền đứng dậy khiển trách tôi nặng lời:

    -Ông khéo khuyên bảo người khác chẳng tự khuyên bảo mình. Sao ông không thống hối tội lỗi và quyết chí chừa. Sao ông lại ngã lòng trông cậy Chúa Thương xót? Ta là Thiên thần Chúa sai xuống cảnh cáo ông, ông hãy cấp tốc thống hối và chừa tội, Chúa nhân lành sẵn sàng tha thứ cho ông.

    Nghe mấy lời Thiên thần cảnh tỉnh, tôi sợ hãi quá sức, dốc quyết sửa mình. Nhưng thương hỡi, chưa được mấy ngày tôi lại sa phạm như trước! Một lần kia, tôi táo bạo dâng lễ đang khi mang tội trọng. Vừa truyền phép Mình Thánh xong, liền nghe tiếng Chúa phán từ chén Thánh:

    - Cha hằng làm ơn cho con, sao con cứ bất nhân phản bội Cha mãi. 

    Nghe tiếng Chúa phán dạy, tôi đau đớn ăn năn, quyết chí cải thiện một lần nữa. Nhưng hỡi ơi! Chẳng khỏi bao lâu tôi lại trở về đường cũ nết xưa và cứ liều lĩnh phạm đến phép Thánh Thể bằng hành lễ và rước Chúa khi còn mang tội trọng.

    Hôm nay, đang ngồi một mình trong phòng, bỗng có một người cao lớn, mặt mày dữ tợn, tay cầm Bánh Thánh và Chén Thánh đến trước mặt tôi mà mắng trách:

    - Ngươi có biết Ðấng ta cầm trên tay đây là ai không? Ngươi chẳng nhớ lại vô vàn số ơn phúc Ngài đã ban xuống cho ngươi ư? Ngươi là tên bất nhân bạc nghĩa, Thiên Chúa sai ta xuống phạt ngươi ngay bây giờ.

    Người ấy vừa nói vừa rút gươm bên mìmh, giơ lên toan chém. Tôi khiếp sợ thất kinh sấp mình xuống mà van xin:

    - Lạy Thiên thần của Chúa, xin vì công nghiệp Ðức Mẹ Maria Vô nhiễm Nguyên tội, thương tha cho con, cho con được sống thêm mấy ngày nữa, con quyết chí sửa mình thật và đền bù tội lỗi con.

    Người đó tiếp lời:

    -Phúc cho ngươi, vì ngươi đã cậy trông vào công nghiệp của Ðức Maria Mẹ Thiên Chúa. Vì chỉ có một mình Ðức Mẹ có thể cứu ngươi khỏi tay ta. Nhưng ta bảo cho ngươi biết, ngươi không cải thiện thật lòng, ngươi sẽ mất linh hồn đời đời.

    Tôi nghe lời ấy thì khiếp vía kinh hồn nên chạy đến cùng cha, xin cha thương tôi, giúp gỡ mình khỏi tay quỉ để chừa bỏ tội lỗi, trở về cùng Chúa. Cha Acosta an ủi, khuyên bảo vị linh mục tội lỗi trở về cùng Chúa, giúp ngài xưng tội chung, thống hối thật lòng rồi dạy ngài vào dòng ăn chay hãm mình cải thiện. Ngài đã vâng nghe, sống đời đạo hạnh và tốt lành.

    xuanha.net


     

 

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - 7 LẦN MẸ HIỆN RA

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Jan 13 at 1:10 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    7 Lần Đức Mẹ Hiện Ra Và Lời Nhắn Nhủ Của Mẹ Cho Nhân Loại


    Qua nhiều năm tháng, Đức Mẹ đã hiện ra rất nhiều lần, ở rất nhiều nơi trên thế giới.

    Thường thường Đức Mẹ hiện ra với vài em bé, nhưng Mẹ cũng hiện ra với hàng ngàn người cùng một lúc, trẻ em và người lớn, kitô hữu và người hồi giáo, người tin và cả người không tin. Lần hiện ra ở Zeytin ở Ai Cập là một ví dụ.

     

    Theo giáo điều của Giáo hội công giáo, kỷ nguyên của “mạc khải chung” đã chấm dứt với cái chết của người Tông đồ cuối cùng. Còn về thành ngữ “mạc khải riêng” là ý muốn nói đến các cuộc hiện ra của Đức Mẹ, khi những cuộc hiện ra này này được giáo quyền công giáo cho là hợp pháp.

    Đây là những điều chúng ta đọc trong Giáo lý Giáo hội công giáo về các mạc khải:

    “Theo dòng thế kỷ, có những mạc khải được gọi là “riêng”, một trong số này được giáo quyền công nhận. Tuy nhiên chúng không thuộc về giáo lý đức tin. Vai trò của chúng không phải là “cải thiện” hoặc “bổ túc” cho Mạc khải Chung cuộc của Chúa Kitô. Nhưng là để giúp cho chúng ta sống trọn vẹn hơn trong một giai đoạn nào đó của lịch sử. Được hướng dẫn bởi Huấn quyền của Giáo hội, ý nghĩa của các tín hữu biết nhận định và đón nhận những gì trong các mạc khải này bao gồm tiếng gọi nguyên khai của Chúa Kitô hoặc của các thánh của Giáo hội”.

    Tòa Thánh đã chính thức xác nhận ít nhất 13 vụ Đức Mẹ hiện ra, trong số này có các vụ của Laus, của Đường Du Bac ở Paris, của La Salette, của Lộ Đức, của Pontmain, của Beauraing (Bỉ), của Banneux (Bỉ), của Fatima (Bồ Đào Nha), của Guadalupe (Mêhicô).

    Nhưng cũng có những lần hiện ra khác được các giám mục địa phương công nhận. Chẳng hạn lần hiện ra ở Notre-Dame du Bon Secours, Champion, Mỹ được công nhận năm 2010.

    Những lần hiện ra ở thế kỷ 20

    Thế kỷ 20 là thế kỷ của một chuỗi vụ Đức Mẹ hiện ra: Từ những tên tuổi nổi tiếng như Fatima đến những tên tuổi ít nổi tiếng hơn như ở Kibeho (Rwanda), ở Akita (Nước Nhật). Tại sao Đức Mẹ hiện ra với chúng ta ở thế kỷ 20?

    Linh mục Laurentin, sinh ngày 19 tháng 10 năm 1917, sáu ngày sau ngày Đức Mẹ hiện ra lần cuối ở Fatima, đã đi khắp thế giới để tìm hiểu những sự kiện siêu nhiên này. Cách đây vài năm, linh mục xác nhận những lần Đức Mẹ hiện ra là một lời kêu gọi khẩn cấp cho thế giới đang ở trên bờ vực thẳm của sự tự hủy.

    “Có những tình huống nặng và nghiêm trọng trong thế giới ngày nay. Vì thế có nhiều lý do để Đức Mẹ hiện ra và báo động cho chúng ta”, linh mục Laurentin giải thích. “Thế giới đã ruồng bỏ Chúa. Họ bình thản gieo mình vào tội lỗi. Giống như chúng ta chặt cành cây mình đang ngồi lên trên. Ngày nay chúng ta sống với các hệ quả đó. Thế giới tự hủy vì tội, và chúng ta không thể tự mình đi ra khỏi tình trạng này. Đức Mẹ kêu gọi chúng ta trở về điều thiết yếu. Mẹ nhắn nhủ chúng ta cầu nguyện và ăn năn trở lại. Mẹ nói với chúng ta rằng Chúa hiện hữu và chúng ta phải quay về với Ngài. Chính nơi Ngài mà chúng ta tìm được tự do của mình.”

    Đức Mẹ muốn nói gì với chúng ta qua những lần hiện ra này? Trong một lần phỏng vấn, linh mục Laurentin cho biết, tuy các lời Đức Mẹ nhắn khác nhau trong các lần hiện ra, nhưng rốt cùng thì cũng giống nhau. Những lời này là tiếng vang của Thánh Kinh mời gọi chúng ta ăn chay cầu nguyện, hối cải và đọc Tin Mừng. Các lời nhắn nhủ này khác nhau từng thời, nhưng luôn mang tính ngôn sứ thích đáng và trung thành với Giáo huấn của Giáo hội.

     

    Dù các phép lạ và các vụ được chữa lành thường đi kèm theo các lần Đức Mẹ hiện ra nhưng chúng không phải là mục đích thiết yếu. Khi Đức Mẹ hiện ra, mục đích chính của Mẹ là dẫn đưa con cái mình về với Chúa Giêsu Kitô.

    Đây là 7 lần Đức Mẹ hiện ra với chúng ta:

    1. Lộ Đức (Pháp, 1858):

    Đức Mẹ hiện ra 18 lần với Bernadette Soubirous lúc cô 14 tuổi ở hang đá Massabielle, Lộ Đức. Đức Mẹ xin xây một nhà nguyện ở nơi này và chỉ cho thấy có một suối nước gần đó, suối này là nơi có nhiều phép lạ xảy ra. Đức Mẹ cho biết mình là “Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”.

    1. Fatima, (Bồ Đào Nha, 1917):

    Đức Mẹ hiện ra với ba mục đồng, Lucia Santos và các chị em họ Francisco và Jacinta Marto  ở thung lũng Cova da Iria ngày 13 tháng 5 năm 1917. Mẹ đau đớn vì thế giới bị chiến tranh tàn phá và vì các cuộc cách mạng. Mẹ nhắn nhủ phải ăn năn cầu nguyện.

    Các lời nhắn nhủ mang tính ngôn sứ được tiết lộ cho các em bé để các em nói lại với các nhà cầm quyền Giáo hội. Mẹ nhắc các em siêng năng lần chuỗi Mân Côi: “Nhờ chuỗi Mân Côi, các con có thể làm ngưng chiến tranh”. Ngày chúa nhật 13 tháng 10 năm 1917, có 50 000 người chứng kiến “Phép lạ Mặt trời nhảy” ở Fatima.

    1. Akita (Nhật, 1973-1981):

    Đức Mẹ hiện ra với nữ tu Agnès Sasagawa Katsuko, một người phật giáo trở lại đạo công giáo. Lời nhắn nhủ của Đức Mẹ ở Akita thì giống với Fatima, Mẹ báo trước các thử thách mà Giáo hội phải đi qua. Hình ảnh Đức Mẹ Akita được tôn kính như Đức Mẹ làm phép lạ. Các lần Đức Mẹ hiện ra được giám mục địa phương công nhận.

    1. Bêtania (Venezuela, 1976 đến 1988):

    Đức Mẹ hiện ra với bà Maria Esperanza Medano dưới tên là Đức Mẹ giải hòa các dân tộc. Trong một lần hiện ra, 150 người hiện diện đã thấy được Đức Mẹ. Các lần hiện ra này được giám mục địa phương công nhận. Năm 2010, địa phận Metuchen (New Jersey, nước Mỹ) mở án phong chân phước và phong thánh cho bà Medano, bây giờ bà có tên là Maria Esperanza, nữ tỳ của Chúa.

    1. Kibeho (Rwanda, 1981 đến 1986):

    Đức Mẹ hiện ra với ba em vị thành niên, Alphonsine Mumereke, Nathalie Ukamazimpaka và Marie-Claire Mukangango một thời gian trước vụ diệt chủng ở Rwanda. Mẹ xin ăn chay cầu nguyện liên lỉ và ăn năn trở lại.

    Các em khác cũng xác nhận các em nhận lời Đức Mẹ nhắn nhủ ở Kibeho, nhưng chỉ các lần Đức Mẹ hiện ra với các em Alphonsine, Nathalie và Marie-Claire là được giám mục địa phương công nhận. Ở đền thánh Kibeho, Đức Mẹ được tôn kính là «Đức Mẹ Bảy Sự Thương Khó».

    1. Champion, (Mỹ, 1859):

    Đức Mẹ hiện ra với Adèle Brise, một phụ nữ di dân trẻ ở miền Bắc Wisconsin nước Mỹ. Mẹ nói với Adèle Brise hãy quy tụ các trẻ em nước Mỹ và dạy cho các em biết thế nào để được cứu rỗi.

    Năm 2010, các lần Đức Mẹ hiện ra được giám mục địa phận Green Bay, Wisconsin công nhận và Đền thờ Đức Mẹ Cứu Giúp (Notre Dame du Bon Secours) được xây dựng nơi Đức Mẹ hiện ra. Hàng năm có rất nhiều đến đây hành hương.

    Đức Mẹ Hiện Ra

    1. Zeïtoun, Le Caire (Ai Cập, 1968 đến 1970):

    Đứ Mẹ hiện ra ở Vòm Nhà thờ Chính thống Cốp Mẹ Maria với một đám đông hơn 250 000 người, trong số họ có người công giáo, người chính thống, người tin lành, người hồi giáo cũng như người không tin. Không có một lời nhắn nào trong các lần hiện ra này. Vì các lần hiện ra là ở một nhà thờ chính thống Cốp ở Alexandria nên Thượng phụ chính thống Kyrillos VI đã công nhận.

    Marta An Nguyễn chuyển dịch – Phanxico

     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ- LỄ MẸ DÂNG CHÚA

 

  •  
    Tinh Cao
     
    Mon, Feb 1 at 4:05 PM
     
     

    Ngày 2 tháng 2

    DÂNG CHÚA GIÊ-SU TRONG ĐỀN THÁNH

    lễ kính

    Dâng Chúa trong Đền Thánh, Chúa Ki-tô gặp gỡ dân thánh nơi con người cụ già Si-mê-on, Đức Ma-ri-a được thanh tẩy theo luật Mô-sê, lễ Nến, đó là những tên gọi khác nhau để chỉ ngày lễ hôm nay, bốn mươi ngày sau lễ Giáng Sinh, kết thúc những ngày lễ trọng mừng việc Thiên Chúa tỏ mình ra cho con người nơi Ngôi Lời mặc xác phàm.

     

     

    Phụng Vụ Giờ Kinh

    Thánh thi giờ Kinh Sách

    Hỡi Ánh Sáng ngàn thu,
    Gieo nắng hồng mãnh liệt,
    Ngày dài không hề tắt,
    Đuổi đêm tối sa mù.

    Hỡi Ánh Sáng ngàn thu,
    Sửa bóng vàng tàn lụi,
    Diệt tan tành bóng tối,
    Thức tỉnh hồn mộng mơ.

    Hỡi Ánh Sáng ngàn thu,
    Ngài đến là phấn khởi,
    Ngài kêu liền dậy vội,
    Ngài thương phúc vô bờ !

    Hỡi Ánh Sáng ngàn thu,
    Vắng Ngài đời sẽ khổ,
    Có Ngài không chết nữa,
    Gần Ngài sáng đầy dư.

    Hỡi Ánh Sáng ngàn thu,
    Nguyện xin Vua hằng hữu
    Chiếu hào quang vĩnh cửu
    Vào kiếp sống ngục tù.

    Hỡi Ánh Sáng Giê-su,
    Danh Ngài êm dịu quá,
    Xin nhậm lời cảm tạ
    Cùng muôn vạn ý thơ !

    Dâng Ánh Sáng ngàn thu
    Cùng Thánh Thần Thánh Phụ
    Ngàn vinh quang rực rỡ,
    Muôn kiếp chẳng phai mờ.

     

    Bài đọc 2

    Chúng ta hãy đón nhận ánh sáng huy hoàng vĩnh cửu

     

    Trích bài giảng của thánh Xốp-rô-ni-ô, giám mục.

    Tất cả chúng ta là những kẻ đang sốt sắng kính thờ mầu nhiệm Đức Ki-tô, nào ta hãy nhiệt tâm ra đón Người. Đừng ai vắng mặt trong cuộc đón rước này, và mọi người hãy mang theo nến sáng.

    Chúng ta đem theo nến sáng cho mọi người thấy vẻ huy hoàng thần thiêng của Đấng đang đến. Người đẩy lùi bóng tối xấu xa, làm cho hoàn vũ nên rực rỡ huy hoàng và ngập tràn ánh sáng vĩnh cửu. Hơn thế nữa, đem theo nến sáng còn để cho thấy tâm hồn chúng ta cũng rực sáng. Chúng ta cần phải đi đón Đức Ki-tô với một tâm hồn như thế.

    Đức Trinh Nữ vẹn tuyền, Mẹ Thiên Chúa, đã ẵm trong tay ánh sáng chân thật và mang đến cho những ai chìm trong bóng tối. Cũng vậy, được ánh sáng Đức Ki-tô chiếu toả, chúng ta hãy cầm nến trong tay soi sáng cho mọi người và mau mắn ra nghinh đón Đấng thật sự là ánh sáng.

    Ánh sáng đã đến thế gian chiếu soi thế gian đang chìm trong bóng tối, và Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm tasoi sáng những ai ngồi nơi tăm tối. Vậy đây là ý nghĩa của mầu nhiệm : chúng ta tiến bước, đèn sáng trong tay ; chúng ta hăm hở đi tới, mang theo nến sáng, để nói lên rằng ánh sáng đã chiếu soi chúng ta và ánh sáng đó sẽ làm cho chúng ta nên rạng ngời. Nào mau lên, tất cả chúng ta cùng nhau ra đón Chúa.

    Người là ánh sáng thật đã đến, ánh sáng chiếu soi mọi người sinh ra trên thế gian. Vậy thưa anh em, mọi người chúng ta hãy đón nhận ánh sáng và hãy toả sáng.

    Đừng ai trong chúng ta đứng ngoài ánh sáng rực rỡ đó như một kẻ xa lạ, cũng đừng ai đã được ánh sáng ấy tràn ngập mà vẫn ở mãi trong đêm tối. Nhưng một khi đã được nên rạng rỡ, mọi người chúng ta hãy tiến bước ; một khi đã toả sáng, mọi người chúng ta hãy cùng nhau tiến ra, và cùng với cụ Si-mê-on đón nhận ánh sáng huy hoàng vĩnh cửu. Cùng với cụ, chúng ta hãy hớn hở vui mừng hát lên bài thánh thi tạ ơn Chúa Cha, Đấng sinh ra ánh sáng, Người đã gửi ánh sáng thật đến, đã đẩy lui bóng tối, đồng thời làm cho chúng ta nên rực rỡ huy hoàng.

    Nhờ Đức Ki-tô, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đã được thấy ơn cứu độ mà Thiên Chúa đã dọn sẵn trước mặt muôn dân và đã bày tỏ cho mọi người. Đó là vinh quang của Ít-ra-en mới là chính chúng ta. Lập tức, chúng ta đã được giải thoát khỏi bóng đêm tội lỗi xưa, cũng như cụ Si-mê-on khi nhìn thấy Đức Ki-tô thì được thoát khỏi vòng tục luỵ.

    Cả chúng ta nữa, đang là dân ngoại, chúng ta đã được trở thành dân Thiên Chúa khi, nhờ đức tin, chúng ta ẵm lấy Đức Ki-tô từ Bê-lem đến (vì chính Người là ơn cứu độ của Thiên Chúa là Cha). Chính mắt chúng ta được thấy một vì Thiên Chúa đã trở thành phàm nhân. Một khi đã thấy Thiên Chúa hiện diện, đã ẵm lấy Thiên Chúa trong đôi tay tâm hồn, chúng ta được gọi là Ít-ra-en mới, và hằng năm, chúng ta mừng lễ để luôn luôn ghi nhớ sự hiện diện này.

     

    Thánh thi Giờ Kinh Sáng

    Hồng ân Chúa Thánh Thần vừa thúc đẩy,
    Si-mê-on vội vã tiến lên đền.
    Ông cụ già được diễm phúc vô biên
    Gặp gỡ Chúa Hài Nhi, liền bồng ẵm !

    Lạy Đức Ki-tô, thiều quang xán lạn,
    Chúc tụng Ngài là ánh sáng thiên thu,
    Đến xua tan màn đêm tối mịt mù,
    Khắp thiên hạ bừng lên ngày sáng chói.

    Đây Cứu Chúa, Đấng ở cùng nhân loại
    Đã bước vào đền thánh tiến dâng Cha
    Lễ hy sinh là Thánh Thể chói loà :
    Nhân thế rõ lòng Cha yêu trọn vẹn.

    Lạy Đức Ki-tô, thiều quang bất biến,
    Tán dương Ngài là Ánh Sáng muôn dân,
    Vị Cứu Tinh đem lửa xuống cõi trần,
    Ngài thắp sáng niềm tin trong vũ trụ.

    Một ngày mới bừng soi lòng ngôn sứ :
    Chính mắt ông được thấy Đấng cứu đời,
    Miệng khấn rằng : xin cho kẻ bề tôi,
    Được nhắm mắt lìa đời, lòng thanh thản.

    Hỡi Ánh Sáng khởi nguyên từ Ánh Sáng,
    Hỡi Mặt Trời công chính toả vinh quang,
    Chúng con mong đạt tới cõi thiên đàng
    Và chung hưởng thánh nhan Ngài muôn thuở.

     

    Thánh thi giờ Kinh Chiều

    Hãy cầm đèn sáng trong tay,
    Những người tìm Chúa đêm ngày sớm hôm,
    Từ đây các bạn chẳng còn
    Phải lo bóng tối phải buồn đêm đen.

    Giê-su, nguồn sáng tinh tuyền,
    Bừng lên xua đuổi ưu phiền lo âu.
    Thời kỳ sau hết khởi đầu,
    Một niềm hy vọng tràn vào tâm can.

    Mọi người mọi nước mọi dân
    Vẳng nghe tiếng gọi thông phần phục sinh.
    Giê-su hỡi, ánh bình minh,
    Xin dâng hai chữ tôn vinh lên Ngài !

    Hôm qua rồi lại hôm nay,
    Muôn đời Ngài nắm trong tay chủ quyền
    Vô cùng, vô tận, vô biên,
    Duy Ngài tồn tại triền miên mọi thời.

    Giê-su, ánh sáng rạng ngời,
    Đuốc thiêng Nước Chúa, Mặt Trời thánh đô,
    Chúng con hoan hỷ tung hô.

     

    Lời cầu giờ Kinh Sáng

    Đức Ki-tô là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Ít-ra-en, ta hãy tin tưởng thưa với Người :

    Lạy Chúa Ki-tô, chúng con chào đón Chúa !

    Vì muốn tuân giữ luật Mô-sê, Chúa đã để cho Đức Mẹ và thánh Giu-se đem Chúa vào đền thờ dâng lên Chúa Cha, - xin dạy chúng con cũng biết cùng với Chúa dâng xác hồn khi Giáo Hội cử hành thánh lễ.

    Lạy Chúa Ki-tô, chúng con chào đón Chúa !

    Khi ông Si-mê-on bồng ẵm Chúa trên tay, chính là lúc Chúa thân hành tìm đến với dân Chúa, - xin dạy chúng con cũng biết tìm đến với anh em.

    Lạy Chúa Ki-tô, chúng con chào đón Chúa !

    Chúa đã cho nữ ngôn sứ An-na nhận ra Chúa là Đấng muôn dân trông đợi, - xin dạy chúng con biết cách nói về Chúa.

    Lạy Chúa Ki-tô, chúng con chào đón Chúa !

    Chúa đã vui lòng chấp nhận thành dấu hiệu cho người đời chống báng, - xin cho muôn dân nhận biết Chúa là Đấng Cứu Độ.

    Lạy Chúa Ki-tô, chúng con chào đón Chúa !

     

    Lời cầu giờ Kinh Chiều

    Cùng với ông Si-mê-on, ta hãy nói lên niềm vui được gặp Chúa, và hãy tin tưởng kêu van Người :

    Xin mở mắt cho chúng con nhìn thấy
    tình thương Chúa kỳ diệu xiết bao !

    Chúa là ánh sáng chiếu soi trần gian, - xin khơi dậy niềm tin trong lòng người thế.

    Xin mở mắt cho chúng con nhìn thấy
    tình thương Chúa kỳ diệu xiết bao !

    Chúa là vinh quang của dân Chúa, - xin làm cho Hội Thánh nên dấu chỉ ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho mọi người.

    Xin mở mắt cho chúng con nhìn thấy
    tình thương Chúa kỳ diệu xiết bao !

    Chúa đã soi lòng cho ông Si-mê-on biết khát khao được nhìn thấy Chúa, - xin đi đến với những ai đang mong chờ Chúa mà không biết mình đang mong chờ.

    Xin mở mắt cho chúng con nhìn thấy
    tình thương Chúa kỳ diệu xiết bao !

    Khi Chúa dâng mình cho Thiên Chúa Cha, Chúa đã cho Đức Mẹ được hợp với Chúa trong lễ dâng hiến đó, - xin nhớ đến những anh chị em chúng con đã qua đời, là những người đã cùng chết với Chúa nhờ bí tích Thánh Tẩy.

    Xin mở mắt cho chúng con nhìn thấy
    tình thương Chúa kỳ diệu xiết bao !

     

    Lời nguyện 

    Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Con Một Chúa đã mang kiếp người phàm và hôm nay được tiến dâng trong đền thánh. Chúng con khiêm tốn nài xin Chúa cho tâm hồn chúng con cũng nên trong sạch, hầu xứng đáng dâng mình trước Thánh Nhan. Chúng con cầu xin

     

    Phụng Vụ Lời Chúa

     

    HTML clipboard

    Bài Ðọc I: Ml 3, 1-4

    "Ðấng Thống Trị mà các ngươi tìm kiếm, đến trong đền thánh Người".

    Trích sách Tiên tri Malakhi.

    Này đây Chúa là Thiên Chúa phán: "Ðây Ta sai thiên thần Ta đi dọn đường trước mặt Ta!" Lập tức Ðấng Thống Trị mà các ngươi tìm kiếm, và thiên thần giao ước mà các ngươi mong ước, đến trong đền thánh Người. Chúa các đạo binh phán: "Này đây Người đến". Ai có thể suy tưởng đến ngày Người đến, và có thể đứng vững để trông nhìn Người? Vì Người sẽ như lửa thiêu đốt, như thuốc giặt của thợ giặt. Người sẽ ngồi như thợ đúc và thợ lọc bạc, Người sẽ thanh tẩy con cái Lêvi, và làm cho chúng nên sạch như vàng bạc. Chúng sẽ hiến dâng lễ tế cho Chúa trong công bình. Lễ tế của Giuđa và Giêrusalem sẽ đẹp lòng Chúa, như ngày xưa và như những năm trước. Ðó là lời Chúa toàn năng phán.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 23, 7. 8. 9. 10

    Ðáp: Vua hiển vinh là ai vậy? (c. 8a)

    Xướng: 1) Các cửa ơi, hãy ngẩng đầu lên; vươn mình lên, hỡi cửa ngàn thu! để Vua hiển vinh Người ngự qua. - Ðáp.

    2) Nhưng Vua hiển vinh là ai vậy? Ðó là Chúa dũng lực hùng anh, đó là Chúa anh hùng của chiến chinh. - Ðáp.

    3) Các cửa ơi, hãy ngẩng đầu lên, vươn mình lên, hỡi cửa ngàn thu, để vua hiển vinh Người ngự qua. - Ðáp.

    4) Nhưng Vua hiển vinh là ai vậy? Ðó là Chúa đạo thiên binh, chính Người là Hoàng Ðế hiển vinh. - Ðáp.

     

    Bài Ðọc II: Dt 2, 14-18

    "Người phải nên giống anh em Mình mọi đàng".

    Trích thư gửi tín hữu Do-thái.

    Vì các con trẻ cùng chung thân phận máu thịt, chính Chúa Giêsu cũng giống như chúng, cũng thông phần điều đó, để nhờ cái chết của Người mà Người huỷ diệt kẻ thống trị sự chết là ma quỷ, và để giải thoát tất cả những kẻ sợ chết mà làm nô lệ suốt đời. Vì chưng Người không đến cứu giúp các thiên thần, nhưng đến cứu giúp con cái Abraham. Bởi thế, Người nên giống anh em Mình mọi đàng, ngõ hầu trong khi phụng sự Chúa, Người trở thành đại giáo trưởng nhân lành và trung tín với Chúa, để đền tội cho dân. Quả thật, bởi chính Người đã chịu khổ hình và chịu thử thách, nên Người có thể cứu giúp những ai sống trong thử thách.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Alleluia: Lc 2,32

    Alleluia, alleluia! - Ánh sang đã chiếu soi muôn dân, và là vinh quang của Israel dân Chúa. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 2, 22-32 [hoặc 22-40]

    "Mắt tôi đã nhìn thấy ơn cứu độ".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, đủ ngày thanh tẩy theo luật Môsê, cha mẹ Chúa Giêsu liền đem Người lên Giêrusalem để hiến dâng cho Chúa, như đã chép trong Lề luật Chúa rằng: "Mọi con trai đầu lòng sẽ được gọi là người thánh thuộc về Chúa". Và cũng để dâng lễ vật cho Chúa, như có nói trong Luật Chúa, là một đôi chim gáy, hay một cặp bồ câu con.

    Và đây ở Giêrusalem, có một người tên là Simêon, là người công chính, kính sợ Thiên Chúa, và đang đợi chờ niềm ủi an của Israel. Thánh Thần cũng ở trong ông. Ông đã được Thánh Thần trả lời rằng: Ông sẽ không chết, trước khi thấy Ðấng Kitô của Chúa. Ðược Thánh Thần thúc giục, ông vào đền thờ ngay lúc cha mẹ trẻ Giêsu đưa Người đến để thi hành cho Người những tục lệ của Lề luật. Ông bồng Người trên cánh tay mình, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:

    "Lạy Chúa, giờ đây, Chúa để cho tôi tớ Chúa ra đi bình an theo như lời Chúa đã phán: vì chính mắt con đã nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa mà Chúa đã sắm sẵn trước mặt muôn dân, là Ánh sáng chiếu soi các lương dân, và vinh quang của Israel dân Chúa".

     

    [ Cha mẹ Người đều kinh ngạc về những điều đã nói về Người. Simêon chúc lành cho hai ông bà và nói với Maria mẹ Người rằng: "Ðây trẻ này được đặt lên, khiến cho nhiều người trong Israel phải sụp đổ hay được đứng dậy, và cũng để làm mục tiêu cho người ta chống đối. Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà để tâm tư nhiều tâm hồn được biểu lộ!"

    Lúc ấy, cũng có bà tiên tri Anna, con ông Phanuel, thuộc chi họ Asê, đã cao niên. Mãn thời trinh nữ, bà đã sống với chồng được bảy năm, rồi thủ tiết cho đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời khỏi đền thờ, đêm ngày ăn chay cầu nguyện phụng sự Chúa. Chính giờ ấy, bà cũng đến, bà liền chúc tụng Chúa, và nói về trẻ Giêsu cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Israel.

    Khi hai ông bà hoàn tất mọi điều theo Luật Chúa, thì trở lại xứ Galilêa, về thành mình là Nadarét. Và con trẻ lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người. ]

     

    Ðó là lời Chúa.

     

     LeMeDangChua.mp3  

     

    Mẹ Maria đóng vai trò trong sứ vụ cứu độ của Chúa Giêsu 

     

    1- Sau khi nhận ra nơi Chúa Giêsu là “ánh sáng chiếu soi các Dân Ngoại” (Lk 2:32), Simêon liền loan báo cho Mẹ Maria biết về cuộc thử thách lớn lao Đấng Thiên Sai phải chịu và tỏ cho Mẹ thấy việc Mẹ tham dự vào định mệnh buồn thương này.

    Lời ông ám chỉ đến việc hy sinh cứu chuộc là những gì đã không được đề cập đến ở biến cố Truyền Tin, những lời của ông cho thấy giống như là “Lời Truyền Tin thứ hai” (Redemptoris Mater, 16), lời sẽ làm Người Trinh Nữ hiểu biết sâu xa hơn về mầu nhiệm Con của mình.

    Simêon, vị đã ngỏ lời với tất cả những ai có mặt lúc ấy, sau khi chúc phúc đặc biệt cho Thánh Giuse và Mẹ Maria, bấy giờ mới nói tiên tri với riêng Người Trinh Nữ là Người sẽ thông phần vào định mệnh với Con của Người. Được Thánh Linh thần hứng, ông đã loan báo cho Người Trinh Nữ rằng: “Này con trẻ sẽ là mục tiêu cho nhiều người trong Yến Duyên vấp ngã và chỗi dậy, và là dấu hiệu phản trắc (và sẽ có một lưỡi gươm đâm thâu qua lòng bà), làm bộc lộ tâm tưởng của nhiều người” (Lk 2:34-35).

    2- Những lời này đã báo trước một tương lai khổ đau sẽ xẩy ra cho Đấng Thiên Sai. Thật vậy, Người là một “dấu hiệu phản trắc” phải đối đầu với việc nghiệt ngã chống đối của người đồng thời. Thế nhưng, cùng với cuộc khổ đau của Chúa Kitô, Simêon còn nêu lên một viễn tượng về tấm lòng của Mẹ Maria sẽ bị gươm sắc đâu thâu, như thế là ông đã liên kết Người Mẹ với định mệnh đau thương của Người Con.

    Bởi vậy, trong khi con người lão thành đáng kính này thấy trước được cảnh thù hận nổi dậy khiến Đấng Thiên Sai phải đối diện, ông muốn nhấn mạnh đến cái âm dội của sự kiện này tác dụng trên tấm lòng của Người Mẹ. Cuộc khổ đau của người mẹ này sẽ lên đến tột đỉnh nơi Cuộc Vượt Qua, lúc mà Mẹ hiệp nhất với Con Mẹ trong hy tế cứu chuộc của Người.

    Những lời của Simêon, được Phúc Âm Thánh Luca ghi nhận ở đoạn 2 câu 32, đoạn phản ảnh những bài ca về Người Tôi Tớ Chúa (x Is 42:6, 49:6), những lời nhắc nhở chúng ta lời tiên tri về Người Tôi Tớ Khổ Đau (Is 52:13, 53:12), Đấng, “bị thương tích bởi những vấp phạm của chúng ta” (Is 53:5), “biến mình thành một của lễ đền bù tội lỗi” (Is 53:10), bằng việc hy sinh bản thân mình và là việc hy sinh linh thiêng hoàn toàn vượt hơn các hy tế về lễ nghi xưa kia.

    Ở đây chúng ta có thể thấy được lời tiên tri của Simêon giúp cho chúng ta ra sao trong việc chúng ta thoáng thấy nơi nỗi khổ đau trong tương lai của Đức Maria cái tính cách tương tự đặc thù giống như nỗi sầu đau sau này của “Người Tôi Tớ”.

    3- Mẹ Maria và Thánh Giuse đã ngỡ ngàng khi nghe thấy Simêon tuyên bố Chúa Giêsu là “ánh sáng chiếu soi các Dân Ngoại” (Lk 2:32). Đối với lời tiên tri về lưỡi gươm thâu qua lòng mình, Mẹ Maria lại không nói một lời nào. Cùng với Thánh Giuse, Mẹ âm thầm chấp nhận những lời bí nhiệm ấy, những lời tiên đoán về một cuộc thử thách hết sức khổ đau và là những lời đặt cuộc Dâng Hiến Chúa Giêsu trong đền thờ vào đúng ý nghĩa đích thực nhất của nó.

    Thật vậy, theo dự án thần linh thì của lễ hy sinh được hiến dâng bấy giờ, “theo những gì được qui định trong lề luật Chúa là ‘một đôi chim gáy hay cặp bồ câu non’” (Lk 2:24), những gì cho thấy trước hy tế của Chúa Giêsu, “vì Tôi hiền lành và khiêm nhượng trong lòng” (Mt 11:29); nơi của lễ hy sinh ấụy “cuộc hiến dâng” đích thực sẽ được thực hiện (x Lk 2:22), một cuộc hiến dâng sẽ có Người Mẹ hiệp với Con mình trong công cuộc Cứu Chuộc.

    4- Lời tiên tri của Simêon được công bố trước khi xẩy ra cuộc gặp gỡ bà tiên tri Anna: “Bà dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và nói về Ngài cho tất cả những ai đang trông đợi sự cứu chuộc Giêrusalem” (Lk 2:38). Đức tin và sự khôn ngoan có tính cách tiên tri của vị lão bà này, người đã ôm ấp lòng mong đợi Đấng Thiên Sai ở chỗ “sống tôn thờ trong chay tịnh và ngày đêm nguyện cầu” (Lk 2:37), đã hiến thêm cho Thánh Gia niềm khích lệ để trông cậy vào Thiên Chúa Yến Duyên hơn. Vào giây phút đặc biết ấy, hành vi cử chỉ của Anna như là một dấu chỉ Thiên Chúa muốn tỏ cho Mẹ Maria và Thánh Giuse thấy, như một sứ điệp về niềm tin ngời sáng cũng như về việc trung kiên phục vụ.

    Bắt nguồn từ lời tiên tri của Simêon, Mẹ Maria đã liên kết một cách chặt chẽ và huyền nhiệm cuộc đời của mình với sứ vụ đau thương của Chúa Kitô: Mẹ đã trở nên cộng sự viên trung thành của Con Mẹ trong việc cứu độ loài người.

     

    (ĐTC Gioan Phaolô II, Thứ Tư 18/12/1996,
    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích dịch từ tuần san L’Osservatore Romano, ngày 1/1/1997)

     

     

     
     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHpfPTDUqsaWvhsYzwZEsj8esYmkAtMUNA655HKkzVSMqw%40mail.gmail.com.
     
     

 

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - ĐỨC MARIA-MẸ THIÊN CHÚA

 

  • nguyenthi leyen
     
    Thu, Dec 31 at 1:39 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Đức Maria – Mẹ Thiên Chúa 01/01

     

    Hội Thánh chọn ngày đầu năm dương lịch hôm nay để mừng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa và cầu cho hoà bình thế giới.

    Đức Maria đã được Thiên Chúa chọn cưu mang và sinh Con của Người: “Thiên Chúa sai sứ thần Gáprien đến một thành miền Galilê, gọi là Nadarét, gặp một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc nhà Đavít. Trinh nữ ấy tên là Maria… Sứ thần nói:

     

    “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây, bà sẽ thụ thai, sinh hạ một Con Trai, và đặt tên là Giêsu, Người sẽ nên cao cả và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao” (Lc 1. 28-32).

    Bà Êlisabét là người đầu tiên tuyên xưng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, khi Mẹ đến viếng thăm gia đình bà: “Bởi đâu chị được hạnh phúc Mẹ của Chúa tôi đến với chị như vầy? Vì này đây, tai chị vừa nghe tiếng em chào, thì thai nhi trong lòng chị đã nhảy lên vui sướng” (Lc 1, 43-44).

     
    Các Giáo phụ như thánh Inhasiô Antiôkia, như Testulianô tiên sinh từng giảng thích nhóm từ “Mẹ của Chúa tôi” đó là Mẹ Thiên Chúa – Thánh Athanasiô thì khẳng định: “Ngôi Lời đã mặc lấy dòng giống Abraham, nên phải nên giống anh em mình trong mọi sự, như thánh tông đồ nói, và cũng phải nhận lấy thân xác như chúng ta. Vì lẽ đó, phải có Đức Maria để, từ nơi Mẹ, Người nhận lấy xác ấy và dâng nó như là của riêng Người, để chúng ta được nhờ. Kinh thánh nhắc đến việc Đức Mẹ Maria sinh hạ Chúa Giêsu và nói: “Đức Mẹ lấy khăn bọc Người. Vú đã cho Người bú được gọi là diễm phúc.

    Và Mẹ đã dâng Người là Con đầu lòng Mẹ làm lễ vật lên Thiên Chúa”.

     

    Thế kỷ V, tại Contantinôpôli, thủ đô đế quốc Đông Rôma, có linh mục đan sĩ Nettôriô (khoảng 380-451) được bầu làm thượng phụ giáo chủ (428-431). Ông giảng dạy rằng Chúa Giêsu có hai ngôi vị, và Đức Maria chỉ là mẹ của ngôi vị nhân loại nơi Chúa Giêsu, chứ không phải là mẹ ngôi vị Thiên Chúa. Cả Giáo hội phản đối ông. Đức Giáo hoàng đương thời là thánh Cêlestinô I (422-432), năm 431 cử thánh Cyrillô đại diện Ngài đến chủ tọa công đồng chung họp tại Êphêsô bàn thảo vấn đề. Sau những cuộc bàn luận, thánh Cyrillô và các nghị phụ tuyên bố “Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa”, vì Chúa Giêsu tuy có hai bản tính nhưng chỉ có một ngôi vị là ngôi vị Thiên Chúa. Giáo dân rất đông đảo chờ ở ngoài cửa nghị trường. Khi cửa mở và nghe công đồng tuyên bố “Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa”, lòng đạo của giáo dân nổ ra thành một cuộc biểu tình hoan lạc. Họ đốt lên vô vàn bó đuốc tỏ lòng tin của mình ra và rước các nghị phụ về nhà các vị.

    Năm 1931, ngày 25-12, Đức Piô XI ban hành thông điệp Luse Venitatis kỷ niệm mười lăm trăm năm tín điều Mẹ Thiên Chúa được tuyên tín tại công đồng Êphêsô và lập lễ trọng Kính Mẹ Thiên Chúa trên toàn Giáo hội, vào ngày 11 tháng 10 hằng năm.

     
    Năm 1962, Đức chân phúc Gioan XXIII chọn lễ Mẹ Thiên Chúa, 11 tháng 10, làm ngày khai mạc cho công đồng chung Vaticanô II. Công đồng chung này một lần nữa xác nhận Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa: “Được cứu chuộc cách kỳ diệu hơn nhờ công nghiệp của Con Mẹ và hợp nhất mật thiết bền chặt với Con, Đức Maria lĩnh nhận sứ mệnh và vinh dự cao cả là được làm Mẹ Thiên Chúa, do đó làm ái nữ của Chúa Cha và cung thánh của Chúa Thánh Thần.

    Nhờ lĩnh nhận ân sủng vô cùng cao quí này, Mẹ đã trổi vượt trên mọi thụ tạo trên trời dưới đất” (LG. 53).

     

    Ngày 2-2-1974, Đức Phaolô VI ban hành tông huấn Marialis Cultus canh tân việc tôn sùng Đức Maria trong Giáo hội công giáo, đã đổi ngày lễ Mẹ Thiên Chúa lên ngày 01 tháng 01 hằng năm, cho “đúng với phụng vụ Rôma từ xưa, nhằm tin kính việc Mẹ Maria góp phần vào mầu nhiệm cứu rỗi” và kéo dài mầu nhiệm mùa vọng và mùa Giáng sinh (Mc 5). Đó là nói sơ qua về nguồn gốc lễ trọng Kính Mẹ Thiên Chúa. Cũng nên sơ lược mấy dòng về ý nghĩa lễ này.

     
    Theo nghĩa chặt, lòng tôn sùng Mẹ nhắm tới Thiên Chúa, nghĩa là nhiệt tâm phụng sự Thiên Chúa. Nhưng lòng sùng kính ấy cũng liên hệ tới mối tương quan đặc biệt với sự thánh thiện của Thiên Chúa. Xét vì tước hiệu tuyệt đối độc nhất là Mẹ Thiên Chúa, Đức Thánh Trinh Nữ Maria là đối tượng của một lòng tôn sùng đặc biệt, một lòng tôn sùng hoàn toàn ưu việt. Vì lẽ lòng tôn sùng Mẹ là cốt để phụng sự Chúa tốt hơn. Đức Piô XI viết: “Tín điều Mẹ Thiên Chúa là một mạch nước mầu nhiệm vô tận, đã tuôn ra muôn vàn đặc ân cho Đức Maria, và nâng Mẹ lên địa vị cao sang tuyệt vời bên Thiên Chúa” (thông điệp Luse Veritatis).

    Trong thông điệp “Redemptoris Mater, Mẹ Chúa Cứu Thế”, ban hành ngày 25-3-1987, Đức Gioan Phaolô II viết: “Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos), vì, bởi phép Chúa Thánh Thần, Mẹ đã hoài thai trong lòng trinh khiết Mẹ và sinh hạ vào thế gian Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, đồng bản tính với Đức Chúa Cha. “Con Thiên Chúa…, sinh bởi Đức Thánh Trinh Nữ Maria, đã thực sự trở nên một người trong chúng ta”, Người đã làm Người. Thế nên, qua mầu nhiệm Chúa Kitô, mầu nhiệm Mẹ Chúa đã bừng sáng trọn vẹn ở chân trời đức tin của Giáo hội. Đến lượt mình, tín điều Mẹ Thiên Chúa, đối với Công đồng Êphêsô cũng như đối với Giáo hội, là ấn dấu chính thức hoá mầu nhiệm Chúa Nhập Thể, một mầu nhiệm nói lên Ngôi Lời Thiên Chúa đã thực sự mặc lấy bản tính nhân loại trong một ngôi vị duy nhất…”

     
    Như thế, việc tôn kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa đã xuất hiện từ lâu đời trong Hội Thánh và được các Đức Giáo Hoàng tôn trọng đặc biệt .

    Chúng ta mừng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa để suy tôn chức vị cao cả của Mẹ, đồng thời cũng để nhớ rằng chúng ta có một người Mẹ tuyệt hảo bên cạnh Thiên Chúa. Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa cũng là Mẹ của chúng ta, vì Chúa Giêsu đã trối Đức Mẹ làm Mẹ chúng ta qua thánh Gioan, và vì chúng ta là chi thể của Con Mẹ. Đức Mẹ đã thương yêu chăm sóc Chúa Giêsu thế nào, thì cũng thương yêu cứu giúp chúng ta như vậy. Chúng ta cần chạy đến kêu xin Đức Mẹ hằng ngày, nhất là trong những cơn gian nan khốn khó.

     

    Hôm nay Hội Thánh cũng kêu gọi toàn thể tín hữu cầu nguyện cho hòa bình thế giới, vì là ngày đầu năm, “là dịp rất tốt để chúng ta tôn thờ Vua Hòa bình mới sinh, và nghe lại lời chúc hòa bình của các thiên sứ (Lc 2, 14), để cầu Chúa, nhờ sự can thiệp của Nữ Vương Hòa Bình, ban cho ta ơn cao cả nhất là hoà bình” (tông huấn Marialis Cultus).

    conggiaovn.com