20. Những Bài Về Đức Mẹ

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ -

  •  
    Chi Tran

     
     

    Chuỗi hạt Mân Côi với Cha Sáu (Pere Six), Trần Lục, quan Lớn Khâm

    Hầu hết những người công giáo VN ở miền Bắc nói riêng, và mìền Nam nói chung, đều có nghe về sự tích cha Sáu đã xây cất thánh đường Phát Diệm như thế nào. Ở đây chúng tôi không chú trọng đến vấn đề lịch sử, vì đã có rất nhiều sách vở, báo chí VN và Pháp nói rất nhiều về đề tài này. Cho đến nỗi thời Pháp thuộc, người Pháp đã kể Vương cung thánh đường Phát Diệm và quần thể thánh đường này là kỳ công cửa thế giới. Sở dĩ người ta gọi cha là cha Sáu là vì năm 1857, Đức Cha Jeantet đã phong chức sáu cho thày. Cho nên người ta quen gọi là thày Sáu. (theo thủ tục bấy giờ, 4 chức gọi là thày bốn, 5 chức gọi là thày Năm , 6 chức gọi là thày Sáu). Sau này khi được phong chúc linh mục rồi, người ta vẫn có thói quen gọi cha là Cha Sáu (Père Six). Dịch ra hán văn: Cha Trần Lục. Quan Lớn Khâm, là vì cha vừa là linh mục, vừa là quan của Triều đình Huế. Sau khi đã dẹp xong loạn quân Lê Phụng, cha được triều đình Huế phong chức “Khâm sai đại thần”, có quyền tiền trảm hậu tấu. Nhưng suốt cuộc đời làm quan, cha chưa bao giờ giết ai, và bỏ tù ai, chỉ lấy lòng từ bi bác áí, mà xét xử cho tội nhân được ăn năn trở lại.

     Cha Sáu có lòng kính mến Đức Mẹ Mân Côi đặc biết. Cha hằng khuyên dạy giáo dân năng lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ. Cha đã đặt ra rất nhiều ca vè dạy dỗ giáo dân, và nhất là có lòng kính mến Đức Mẹ Mân Côi. Bản thân cha cũng hằng ngày lần chuỗi Mân Côi. Cha hứa với Đức Mẹ, cha sẽ cho xây cất 1 thánh đường rất nguy nga đồ sộ, lấy danh hiệu là thánh đường Rất thánh Đức Mẹ Mân Côi. Cho nên ngày nay người ta thấy ở trên bàn thờ sơn son thiếp vàng, có tượng Rất thánh Đức Mẹ Mân Côi cao khoảng 4 thước tây. Mẹ đứng đây, để chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của con cái Mẹ, của Giáo Hội VN. Năm 1881, cha khởi công xây cất thánh đường Đức Mẹ Mân Côi. Thật là 1 công trình vĩ đại, mà thời ấy người ta không thể hiểu nổi. Làm sao cha có thể đem những 50 cây cột gỗ lim (bois de fer) cao 18 thước tây , 2m50 chu vi, (tức 2 người ôm) từ rừng núi Thanh Hoá về Phát Diệm. Tất cả đều dùng bằng voi và bè tre dầy 2 thước tây. Xin nhớ rằng: thời bấy giờ chưa có các máy móc tối tân như ngày nay. Tất cả đếu phải dùng sức lao động của con người. Trước khi xây cất thánh đường Đức Mẹ, cha đã yêu cầu giáo dân tổ chức phong trào lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ, xin Mẹ ban cho cha và toàn giáo xứ có sức mạnh và đầy công phúc để hoàn thánh thánh đường Đức Mẹ Mân Côi .

     Đây là những phép lạ, hay còn gọi là những ơn lạ Đức Mẹ đã ban cho con cái Mẹ khi xây cất thánh đường ( khi nói công khai ra ngoài, người ta đã không đề cập đến). Tương truyền, mỗi khi kéo 1 cây cột lên như vậy, thì trai tráng ăn mặc chỉnh tề, buộc dây thừng kết bằng sợi cây gai vào đầu cột, đào lỗ thật sâu, có những tảng đá làm móng. Đàn bà con gái thì xướng kinh lần chuỗi Mân Côi, kêu xin Đức Mẹ cho kéo cột lên được an toàn. Có nhiều ông bà già thấy rất nhiều chim bồ câu đậu đen nghịt vào các sợi dây, và có thiên thần hiện ra bám vào các dây, cùng kéo với giáo dân. Tất cả 50 cây cột được kéo lên như vậy . Những trai tráng nói: họ thấy nhẹ hững, như khi kéo cột nhà bình thường. Mỗi khi kéo cột như vậy, thì cha Sáu chủ trì buổi đọc kinh cầu nguyện, lần hạt Mân Côi, xin Đức Mẹ giúp sức cho con cái Mẹ hoàn thành sứ mạng được giao phó. Ngoài ra, còn những tảng đá rất lớn đem từ núi Thiện Dưỡng về, để xây cất thánh đường. Cho nên ngưòi ta còn gọi là nhà thờ đá Phát diệm, với 1 phương đình toàn bằng đá. Xin lưu ý bạn đọc: nhà thờ chính toà Phát diệm chỉ được xây cất bằng 2 thứ vật liệu chính, đó là gỗ và đá. Gỗ để làm cột kèo, đá để xây cất chung quanh, theo công thức xếp từng đợt. Chúng tôi không chủ trương trình bày công trình lịch sữ vĩ đại này, mà chỉ có ý nói lên tất cả đều do bàn tay Đức Mẹ Mân Côi đã ban cho cha Sáu, có tài ba lỗi lạc để xây cất thánh đường của Mẹ. Thánh đường Đức Mẹ Mân Côi đồ sộ to lớn: rộng 25m, dài 80m, cao 20m, chia làm 9 gian ,đã được hoàn thành vào năm 1891. Giáo dân khắp nơi đã đổ về Phát diệm để chiêm ngưỡng thánh đường kỳ lạ này, và đọc kinh Mân Côi tạ ơn Đức Mẹ.

    Lời bàn : Có lẽ trên toàn thế giới , trừ thánh đường Đức Bà ở Roma dâng kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, không còn nhà thờ nào vĩ đại, kỳ công kiệt tác như thánh đường Phát diệm do Cha Sáu xây cất. Nhà thờ Notre Dame de Paris cũng là 1 thánh đường vĩ đại, cổ kính và đẹp nhất nước Pháp, nhưng là 1 nhà thờ xây cất bằng sắt thép xi măng. Cho nên nếu đem so sánh về kỹ thuật, thì chắc không bằng nhà thờ kính Đức Mẹ Mân Côi ở Phát Diệm. Sở dĩ chúng tôi đưa bài này vào truyện tích Đức Mẹ Mân Côi, là vì khi cha Sáu khởi công xây cất thánh đường Đức Mẹ, cha đã đặt hoàn toàn tin tưởng vào quyền phép Đức Mẹ, nhất là vào sức màu nhiệm vạn năng của Chuỗi hạt Mân Côi. Như vậy, dù khi ta làm việc gì khó khăn nhất, mà bám lấy Đức Mẹ Mân Côi, thì chúng ta cũng sẽ thành công mỹ mãn.

    Cố Tác giả  :  Thomas  Trần Khắc Khoan
     
     

BÀI VỀ ĐỨC MẸ - HIỆN RA Ở FATIMA 13-10-1917

    • 'thuy PHUNG' via PSXH>
    •  

 

  • 13 tháng 10 -2021 Hôm nay 13 tháng 10-1917,  là kỷ niệm Ðức Mẹ hiện ra lần thứ sáu cho ba em Lucia, Phanxicô và Giacinta tại làng Fatima bên Bồ Ðào Nha.
  • Chính phủ cách mạng tại Bồ Ðào Nha vào năm 1917 muốn đánh đổ những thứ mà họ gọi là huyền thoại tôn giáo, cũng như dẹp bỏ mọi thứ cuồng tín. Buổi sáng ngày 13/10 hôm đó, cả một lực lượng vũ trang hùng hậu đã được gửi đến đồi Cova da Iria để ngăn cản mọi cuộc tập họp của dân chúng. Báo chí thì tung ra lời tuyên đoán rằng phép lạ sẽ không bao giờ xảy ra và huyền thoại tôn giáo sẽ cáo chung từ hôm đó.Hôm nay 13 tháng 10, là kỷ niệm Ðức Mẹ hiện ra lần thứ sáu cho ba em Lucia, Phanxicô và Giacinta tại làng Fatima bên Bồ Ðào Nha.
  • Ðây là lần hiện ra có đông đảo dân chúng chứng kiến nhất. Mặc dù thời tiết xấu, ngay từ ngày 12, có trên mười ngàn người Bồ Ðào Nha từ khắp nơi trong nước đổ xô về Fatima để chờ đợi phép lạ như Ðức Mẹ đã hứa trong các lần hiện ra trước. Người lo lắng nhất trong suốt mấy ngày hôm đó chính là bà mẹ của Lucia. Bà khuyên cô con gái hãy đi xưng tội để nhỡ nếu không có phép lạ xảy ra, thì khi bị giết chết, họ cũng an tâm vì đã xưng tội. Cô Lucia trả lời: con sẽ đi xưng tội, nhưng không phải vì sợ phép lạ không xảy ra...
  • Ðức Mẹ sẽ giữ lời hứa.Buổi sáng sớm ngày 13/10, người ta đã thấy đám đông đứng phủ đầy ngọn đồi Cova da Iria, nơi Ðức Mẹ hứa sẽ hiện đến. Dưới cơn mưa lất phất của những ngày đầu mùa thu, ai cũng cảm thấy lạnh cóng, nhưng đều hiệp ý với nhau trong lời kinh Mân Côi kính Mẹ. Mọi người đều chăm chú hướng nhìn về ba em bé mục đồng, trong y phục rách rưới và bê bết những bùn.Lucia bắt đầu đọc kinh Mân Côi, bỗng cô hô lớn:
  • "Xin mọi người hãy xếp dù lại". Với hai em Phanxicô và Giacinta, cô ra lệnh: "Hai em hãy quỳ xuống, vì Ðức Mẹ đang hiện đến".Cùng với ba em, nhiều người đã nhìn thấy vệt sáng trên nền trời. Trong một cái nhìn vừa cảm thông và u buồn, Ðức Mẹ nói với ba em bé: "Ta là Ðức Mẹ Mân Côi... Ta muốn người ta xây một nhà nguyện tại đây để kính nhớ Ta. Các con hãy tiếp tục lần hạt mỗi ngày".
  • Và Ðức Mẹ đã hứa sẽ nhận lời cầu xin của một số người mà Lucia đại diện trình lên Mẹ. Nhưng Mẹ cảnh cáo: "Ðừng xúc phạm đến Chúa nữa, người ta đã xúc phạm quá đỗi rồi". Nói xong những điều đó, Ðức Mẹ chỉ tay về hướng mặt trời... Trong cơn ngây ngất, Lucia đã thốt lên: "Xin mọi người hãy nhìn về mặt trời".Lạ lùng thay, ai cũng có thể nhìn về mặt trời mà không bị lóa mắt. Như một bánh xe cuồn cuộn lửa đỏ, ánh thái dương bỗng quay lượn, nhảy múa và toát ra những tia sáng muôn màu sắc.
  • Rồi thình lình, từ trời cao, mặt trời bỗng đổ xuống như một trái bóng da khổng lồ. Trong cơn hốt hoảng, mọi người cảm thấy như mặt trời sắp rơi xuống, ai ai cũng nằm rạp xuống trên bãi cỏ và đấm ngực ăn năn như để chờ đợi giây phút cuối cùng của vũ trụ... Hiện tượng mặt trời nhảy múa và sa xuống mặt đất kéo dài trong vòng hai phút. Khi mặt trời đã trở lại trạng thái bình thường, mọi người đều nhận thấy rằng, bãi cỏ ướt đẫm trong cơn mưa bỗng trở nên khô ráo.Việc Ðức Mẹ hiện ra và hiện tượng mặt trời nhảy múa đi kèm như được mô tả trên đây, mang nhiều ý nghĩa.Chính phủ cách mạng tại Bồ Ðào Nha vào năm 1917 muốn đánh đổ những thứ mà họ gọi là huyền thoại tôn giáo, cũng như dẹp bỏ mọi thứ cuồng tín.
  • Buổi sáng ngày 13/10 hôm đó, cả một lực lượng vũ trang hùng hậu đã được gửi đến đồi Cova da Iria để ngăn cản mọi cuộc tập họp của dân chúng. Báo chí thì tung ra lời tuyên đoán rằng phép lạ sẽ không bao giờ xảy ra và huyền thoại tôn giáo sẽ cáo chung từ hôm đó.Thế nhưng tất cả những sức ép trên đây đã không đánh đổ được lòng tin của người tín hữu.Phép lạ mặt trời múa vừa là một thể hiện của quyền năng của Thiên Chúa vừa là một lời mời gọi sám hối. Ðệ nhất chiến tranh đã phát sinh nhiều làn sóng vô thần chủ trương tiêu diệt tôn giáo bằng bạo lực. Bên cạnh những chế độ độc tài chối bỏ quyền sống của con người, nhiều người cũng buông thả trong đời sống luân lý.
  • Thế giới chỉ có thể cứu vãn được nếu con người biết hoán cải: đó là sứ điệp mà Ðức Maria đã không ngừng lặp đi lặp lại tai Fatima. Và phương tiện để giúp con người hoán cải trước tiên đó là cầu nguyện. Cầu nguyện không những là quay trở lại với Chúa, nhưng còn là một cải đổi tương quan đối với người anh em.Lịch sử đang lập lại không ngừng. Quyền sống của con người đang bị chối bỏ nhiều nơi trên thế giới.
  • Con người cũng chối bỏ và chà đạp chính Thiên Chúa trong những sa đọa về luân lý. Ðức Maria đang tha thiết kêu mời chúng ta hãy sám hối, siêng năng cầu nguyện với kinh Mân Côi... Ðó là phương thế duy nhất để cứu vãn thế giới của chúng ta. Lẽ Sống 10-13-20211/"Người sẽ trả lại cho ai nấy theo công việc họ đã làm, trước là những người Do-thái, sau là những người Hy-lạp".3/ "Khốn cho các ngươi, hỡi những người biệt phái, và khốn cho các ngươi, hỡi những tiến sĩ luật".
  • PHÚC ÂM: Lc 11, 42-46===BÀI ĐỌC I:  "Người sẽ trả lại cho ai nấy theo công việc họ đã làm, trước là những người Do-thái, sau là những người Hy-lạp". Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
    Hỡi con người kia, hễ ngươi xét đoán, thì ngươi không thể chữa mình được đâu. Vì ngươi xét đoán kẻ khác thế nào, thì ngươi tự lên án mình như vậy: bởi lẽ ngươi cũng phạm điều ngươi lên án. Chúng ta đều biết Thiên Chúa căn cứ theo chân lý mà xét đoán những kẻ hành động như thế. Hễ kẻ nào làm sự dữ, thì mắc phải gian nan phiền muộn, trước là những người Do-thái, sau là những người Hy-lạp: vì Thiên Chúa không thiên tư tây vị ai cả.  Đó là lời Chúa.A=Duy nơi Thiên Chúa, linh hồn tôi được an vui; do chính mình Người, tôi được ơn cứu độ. Phải, chính Chúa làB=Nơi Thiên Chúa, linh hồn tôi ơi, hãy an vui, vì do Người, tôi được điều tôi trông đợi. Phải, chính Chúa là Đá tảng, là ơn cứu độ của tôi, Người là chiến luỹ của tôi, tôi sẽ không hề nao núng.    A+B=Lạy Chúa, Chúa sẽ trả công mỗi người theo như việc họ làm (c. 13b).- Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra. - Alleluia. Khi ấy, Chúa phán rằng: "Khốn cho các ngươi, hỡi những người biệt phái! Vì các ngươi nộp thuế thập phân, bạc hà, vân hương, và các thứ rau, mà lại bỏ qua đức công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa: Phải thi hành những điều này, và không được bỏ những điều kia. Khốn cho các ngươi, hỡi những người biệt phái! Vì các ngươi ưa thích ngồi ghế nhất trong các hội đường, và ưa thích được chào hỏi ngoài phố chợ. Khốn cho các ngươi, vì các ngươi giống những mồ mả không rõ rệt, người ta bước đi ở trên mà không hay biết!"Đó là lời Chúa. 
    Shanda Thuy PhungCell: 714-365-6535/ Office: 714-775-2614/www.shandahomes.com
    Shanda Thuy PhungCell: 714-365-6535/ Office: 714-775-2614/www.shandahomes.com--
    ************************************

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - CẦU N GUYỆN VỚI KINH MÂN CÔI

  •  
    Chi Tran
    KINH MÂN CÔI CÓ SỨC MẠNH VÔ ĐỊCH KHI ĐỌC VỚI LỜI CHÚA
    KINH MÂN CÔI LÁ SACH PHÚC ÂM NGẮN GỌN VÀ SỐNG ĐỘNG
    KINH MÂN CÔI CÓ 20 MẦU NHIỆM SÁNG-VUI-THƯƠNG-MỪNG


     
     
     
     


    CẦU NGUYỆN VỚI KINH MÂN CÔI

     

    Nếu chúng ta suy niệm Kinh Mân Côi trong tinh thần ấy, ta sẽ thấy trong mình bừng lên một niềm vui và một niềm hy vọng mới.  

     

     

    Người Việt Nam chúng ta vốn có lòng sùng kính Đức Mẹ cách đặc biệt. Mỗi năm, cứ vào tháng Năm và tháng Mười, các giáo phận, giáo xứ, hội đoàn đều có những sáng kiến để bày tỏ lòng mến yêu dành cho Mẹ. Chẳng biết vì sao và từ khi nào, cứ mỗi khi nhìn lên ảnh Mẹ đang mỉm cười, ta đều cảm thấy một sự an ủi lạ thường.

    Ta có một niềm tin mạnh mẽ rằng Mẹ luôn đưa mắt đến ta, luôn thấu hiểu cho những nỗi niềm của ta, và sẽ nhận lời ta nguyện cầu xin trợ giúp. Trước mặt Mẹ, ta thấy mình như nhỏ lại, hệt như một người con ấm áo yên bình trong tay người mẹ hiền. Vì thế, ta vẫn hay chạy đến với Mẹ, cầu nguyện cùng Mẹ qua tràng chuỗi Mân Côi, với những lời Kinh Kính Mừng thân quen và suy gẫm những mầu nhiệm của Chúa.

     

    Đối với nhiều người, việc đọc Kinh Mân Côi chỉ là một trò chơi giết thời gian khi rảnh rỗi, hay đó là hình thức cầu nguyện chỉ dành cho người già và con nít. Có đôi khi, việc lặp đi lặp lại nhiều lần Kinh Kính Mừng làm chúng ta cảm thấy nhàm chán. Miệng thì đọc nhưng lòng cứ nghĩ ngợi những chuyện đâu đâu.

    Có người còn đọc nhanh thật nhanh những câu kinh, và đánh giá mức độ yêu mến của mình dành cho Mẹ bằng số lượng tràng hạt mình lần trong ngày. Chúng ta đã dành giờ cho Mẹ, sưu tầm những ảnh tượng thật đẹp về Mẹ, ấy là điều hết sức quý giá và đáng khen. Tuy nhiên, cũng giống như bao người mẹ khác, có lẽ Mẹ Maria mong muốn một điều gì đấy cao hơn, đậm đà hơn: đó chính là một thái độ mến yêu mà ta gửi gắm trong những câu kinh dâng lên Mẹ.

     

    Dưới cái nhìn thiêng liêng, ta thấy nơi Kinh Mân Côi những mầu nhiệm then chốt, ghi lại những biến cố trọng đại trong cuộc đời tại thế của Đức Giêsu. Bắt đầu từ biến cố truyền tin, sau đó đến hàng loạt những sự kiện như Mẹ đi thăm viếng bà Êlisabet, Đức Giêsu giáng sinh, Mẹ dâng con trong Đền Thờ, Mẹ và Giuse tìm con, Đức Giêsu chịu phép rửa, làm phép lạ tại Cana, giảng dạy, biến hình, lập bí tích Thánh Thể, cuộc thương khó, sống lại và lên trời.

    Chúng ta cũng được chiêm ngắm hình ảnh Mẹ trên trời cao vinh hiển, như là kết quả tất yếu của thái độ khiêm nhường Mẹ đã có khi tận hiến cả một đời cho Chúa. Ý thức mình là chỉ là một tớ nữ hèn mọn của Chúa, hẳn là Mẹ Maria không bao giờ muốn mọi người ca ngợi mình. Điều Mẹ thật sự muốn là chúng ta cùng với Mẹ ngợi khen Chúa Chí Tôn, Đấng đã đoái thương thực hiện nơi Mẹ những điều lạ kỳ chưa từng có.

    Đi qua từng mầu nhiệm, Mẹ và ta nhìn lại công cuộc cứu độ mà Thiên Chúa đã thực hiện nơi Đức Giêsu. Qua chuỗi Mân Côi, ta được Mẹ dẫn đến với Con Yêu của mình, ta cùng với Mẹ ca ngợi Chúa vì tình thương lớn lao Người đã dành cho toàn thể nhân loại này.

     

    Nếu chúng ta suy niệm Kinh Mân Côi trong tinh thần ấy, ta sẽ thấy trong mình bừng lên một niềm vui và một niềm hy vọng mới. Bất chấp ta tội lỗi thế nào, Thiên Chúa vẫn muốn đến gần chúng ta, muốn chúng ta cộng tác với Người. Cách thức Chúa chọn để cứu độ chúng ta thật sự khiến chúng ta bất ngờ, vì nó hoàn toàn nghịch lại với những gì mà trí tuệ con người có thể nghĩ tới.

    Ngài đã làm người như chúng ta, đã sống như chúng ta, đã chết vì chúng ta, và đã phục sinh cũng vì chúng ta. Ta tự hỏi mình là chi mà lại đáng được hưởng vinh dự ấy. Mẹ Maria đã trở thành một mẫu gương sáng ngời cho chúng ta.

    Bằng việc cùng đi với Chúa trong suốt hành trình thập giá của Người, Mẹ đã được cùng Chúa hưởng phúc vinh quang. Niềm hy vọng của chúng ta được tìm thấy nơi đây: loài người thấp bé của chúng ta có thể và có quyền trở nên như Thiên Chúa.

     

    Nếu ta để ý một chút về kết cấu của kinh Mân Côi, ta sẽ thấy hàm chứa trong đó một triết lý sống rất thâm sâu về cuộc đời. Cuộc đời là tổng hợp của những thăng trầm lẫn lộn. Không biết có bao giờ các bạn thắc mắc là tại sao đã có các mầu nhiệm vui, lại còn có những mầu nhiệm mừng?

    Vui và mừng, có khác gì nhau không? Cái khác nhau nằm ở chỗ, ta chỉ có thể đi đến cái “mừng”, khi ta đã vượt qua được chữ “đau thương”. Khởi đầu là niềm vui, rồi đến một chút xán lạn hơn. Nhưng ta sẽ luôn phải đối diện với những đau thương trong cuộc đời mình.

    Nhưng nỗi đau không phải là điểm đến của con cái Chúa. Chúa Giêsu đến là để giúp ta vượt qua những điều ấy để hướng đến một niềm hạnh phúc lớn lao hơn trên Nước Thiên Đàng. Thế nên, đọc Kinh Mân Côi, ta được mời gọi đón nhận hết tất cả những biến cố xảy đến trong cuộc đời, cả vui lẫn buồn, với một niềm tin chắc chắn rằng nếu ta luôn giữ lòng trung kiên với Chúa, ta cũng sẽ được vui hưởng phúc Thiên Đàng với Ngài.

     

    Chúng ta đừng ngại cầu nguyện với Kinh Mân Côi. Đừng đeo tràng chuỗi Mân Côi chỉ như đồ trang sức. Hãy biến cuộc đời mình thành hiện thân của chuỗi Mân Côi, hãy để những mầu nhiệm ấy được sống lại trong cuộc đời mình. Khi ấy, ta sẽ cảm thấy mình thật gần gũi với Chúa và với Mẹ biết bao.

     

    Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

     
     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - KINH KÍNH MỪNG

  •  
    Chi Tran

     
    Kinh Kính Mừng Maria, việc tôn kính Mẹ hàng đầu
    Thánh Anphongsô luôn luôn là vị Tiến sĩ cầu nguyện và là vị Tiến sĩ “Những Vinh Hiển Đức Mẹ MARIA”, đã đặt kinh Kính Mừng vào hàng đầu trong 10 việc tôn kính Đức Mẹ.
    Lời vàng ngọc của Người : “Ôi lời chào mừng của Thiên thần đẹp lòng Đức Trinh Nữ biết bao!” khi nghe lời ấy, cơ hồ như Người cảm nhận lại niềm vui lúc Thiên sứ Gabriel báo tin Người sắp làm Mẹ Thiên Chúa. Chúng ta hãy vui mừng dâng nỗi hoan lạc đó cho Người bằng cách thường xuyên đọc Kinh Ave Maria.
    Ông Tôma a Kempis khuyên: “Chúng ta hãy năng ngỏ với Mẹ Maria lời chào của Thiên Thần, vì Người rất thích thú khi nghe lời ấy”.
    Chính Người đã tâm sự với Thánh Mechtilda: Trong tất cả mọi lời chào kính, lời chào kính thiết thân với lòng Người hơn cả là kinh Kính Mừng.
    Ai chào Mẹ sẽ được Người chào lại. Ngày kia, thánh Bênađô nghe rõ ràng từ một tượng Mẹ: “Bênađô, Mẹ chào con” mà lời chào của Đức Trinh nữ là Một ân sủng Người ban để đáp lễ.
    Thánh Bonaventura nói: “Người hoan hỉ chào ta, nếu ta sốt sắng chào Người bằng kinh Kính Mừng.
    Rítta Lôrenxô thêm: “Nếu ai trình diện Đức Trinh Nữ với kinh Kính Mừng, bạn tưởng Người có thể nào không ban ơn cho đương sự không ? Chính Mẹ đã hứa với Thánh Gertrude sẽ ban trong giờ lâm chung bao nhiêu điều giúp đỡ bằng bấy nhiêu lần đọc kinh Kính Mừng.
    Thánh Alanh Rốt (Alain de la Roche) quả quyết: Khi đọc kinh Kính Mừng cả thiên đàng nhảy mừng hoan lạc, hỏa ngục run rẩy và ma quỷ chạy trốn.
    Tôma a Kempis cũng minh xác, vì chính ông kinh nghiệm: Ngày kia ma quỷ hiện ra, ông liền đuổi nó chạy trốn với kinh Ave Maria.
    Thánh Tiến sĩ của Đức Trinh Nữ khuyên ta đọc kinh Kính Mừng trong 6 trường hợp sau đây:
    1- Đọc 3 kinh Kính Mừng ban sáng và ban tối.
    2- Đọc kinh Nhật Một ngày 3 lần (kinh Truyền Tin)
    3- Đọc kinh Kính Mừng khi nghe điểm giờ.
    4- Đọc kinh Kính Mừng khi ra khỏi nhà và khi về.
    5- Đọc kinh Kính Mừng khi thấy tượng Đức Mẹ.
    6- Đọc kinh Kính Mừng trước và sau khi làm một việc gì.
    * GIAI THOẠI : Một Đại úy bay nổi qua đường
    Khi chúng ta cầu nguyện với Mẹ Maria là đại hiền Mẫu, không những Ngài giúp ra nên thánh hoặc hối cải, mà còn tránh cho ta những nguy hiểm làm ta tái phạm. Câu chuyện lý thú sau đây minh chứng:
    Trong tác phẩm “Người Giáo Hữu thông thái”, linh mục Xenhơri (Segneri) kể:
    Ở La Mã có một thanh niên, đầy tội lỗi trắng trợn và nô lệ những tập quán xấu xa, ngày kia, đến xin xưng tội với cha Duchi (Nicolas Zucchi).
    Ngài tiếp chàng với lòng tự ái, và cảm thông thảm trạng của chàng. Ngài quyết chắc lòng tôn sùng Đức Mẹ có thể cứu chàng khỏi tật xấu quái ác ấy.
    Bởi vậy, Ngài ra việc đền tội cho đến lần xưng tội kế tiếp là: Mỗi ngày đọc một kinh Kính Mừng khi thức dậy, trước khi ngủ và dâng con mắt, tay chân và toàn thân cho Mẹ để xin Người giữ gìn như là sở hữu của Người, cuối cùng là hôn đất 3 lần.
    Hối nhân làm đầy đủ việc đền tội, lúc đầu không thấy hiệu quả lắm. Nhưng Cha Duchi buộc chàng không bao giờ được bỏ, khuyên chàng can đảm và tin mạnh vào sự che chở của Đức Trinh Nữ.
    Trong thời gian kế tiếp, chàng với một số bạn hữu cùng rời La Mã chu du khắp thiên hạ.
    Khi về, chàng đến trình diện cha giải tội. Ngài sung sướng và sửng sốt thấy chàng hoàn toàn thay đổi cùng lành hẳn những tật xấu.
    Người hỏi:
    - “Con làm thế nào mà được Chúa cho thay đổi lạ lùng như vậy”.
    Chàng thưa:
    - “Chính nhờ Đức Trinh Nữ mà còn được ơn ấy. Người thưởng con đã đọc kinh Ave hôm sớm như cha đã dạy”.
    Thừa thắng xông lên. Cha Duchi lên tòa giảng, trình bày sự linh nghiệm của kinh “Tấu lạy Bà” hôm sớm ấy.
    Trong số thính giả có một Đại úy, đã lâu, sống lộn xộn. Viên sĩ quan liền đem ra áp dụng, quyết bứt dây ràng buộc đương sự trong nô lệ ma quỷ. Nhờ việc đạo đức nhỏ mọn ấy, viên sĩ quan áp đảo được mối đam mê ô nhục của mình và đổi đời.
    Sau nửa năm, anh chàng, quá ỷ lại vào sức mình, đã điên cuồng nghĩ: đến xem người đồng phạm cũ có hối cải không …
    Nhưng khi đến nhà dâm phụ tức là liều mình có thể tái phạm, chàng cảm thấy một sức vô hình bắt và đưa chàng qua cuối đường bên kia, rồi để chàng trước nhà mình.
    Thế là chàng hiểu rõ Đức Trinh Nữ đã rứt chàng ra khỏi sự hư mất.
    * LỜI NGUYỆN
    Mẹ ôi: uy lực vô song của kinh Kính Mừng làm chúng con sung sướng và phẩn khởi! Xin Mẹ cho toàn thể nhân loại, 6 tỷ người hiện nay, ai cũng đọc kinh Kính Mừng. Ai cũng đọc kinh toàn năng, toàn lực đó thì không mấy chốc thế gian biến thành Thiên đàng.
    BÌNH AN CHÚA KI-TÔ
    Có thể là hình ảnh về 1 người
     
     
     

    Log in or sign up to view

    See posts, photos and more on Facebook.

     
     
     

     
     
     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - LỄ NHỚ MẸ SẦU BI - TĨNH CAO

  •  
    Tinh Cao
    Tue, Sep 14 at 6:30 AM
     LỄ ĐỨC MẸ SẦU BI: LUCA 7, 3-35
     
    Quí THĐC rất thân mến của em,
     

    Hôm nay, 14/9 cùng với Giáo Hội hoàn vũ, chúng ta cử hành lễ kính Suy Tôn Thánh Giá Chúa Kitô.

    Ngày mai, 15/9, cùng với Giáo Hội toàn cầu, chúng ta tiếp tục cử hành lễ nhớ Đức Mẹ Đau Thương, Người Mẹ Đồng Công đã đứng kề Thánh Giá Chúa Kitô Con của Mẹ.

     

    Vẫn biết từ cuối năm 2017, hội dòng đầu tiên của người Việt Nam và cho người Việt Nam của chúng ta từ đầu thập niên 1940 được đổi tên thành Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc - CRM.

    Nhưng ngay từ ban đầu, danh xưng này đã được Tòa Thánh chấp nhận khi phê chuẩn hiến pháp thành lập dòng, một hội dòng được ơn khởi động vào chính Lễ Mẹ Đồng Công 4/4/1942 (theo lịch phụng vụ bấy giờ).

     

    Chính vì thế mà chúng ta mới có tác phẩm được chính vị sáng lập viết về Lý Tưởng Thánh Đồng Công

    một di sản bất hủ ngài đã để lại cho những người anh em theo đuổi Lý Tưởng Thánh Đồng Công với Anh và như Anh để theo đuổi đoàn sủng nguyên thủy Làm Thánh Việt Nam 80 năm qua.

     

    Bởi thế, hằng năm, khi cử hành Lễ Mẹ Đồng Công, Quan Thày của hội dòng của chúng ta, của cả THĐC lẫn GĐTHĐC, là phần tử của dòng, hay đã một thời là phần tử của dòng,

    chúng ta cùng nhau ý thức được Ơn Gọi Đồng Công và Lý Tưởng Đồng Công của mình là Làm Thánh Việt Nam, dù ở vai trò nào và hoàn cảnh nào, theo tinh thần Tận Hiến Đồng Công.

     

    em tâm phương

     

    Biệt chú: vào lễ Mẹ Thai Lời 25/3/2021 này em đã phổ biến bài em viết về Mẹ Đồng Công, nếu được, xin mời quí anh chị theo dõi lại ở cái link này: Vấn Đề Mẹ Đồng Công