13. Tìm Gặp Chúa Thật Nhanh

TÌM GẶP CHÚA - CHA MINH ANH - NHỐN NHÁO

>TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH
LM MINH ANH - HUỀ


NHỐN NHÁO

“Họ rảo khắp vùng ấy và nghe tin Ngài ở đâu, thì bắt đầu cán bệnh nhân tới đó”.

Eric Hoffer nói, “Cảm giác vội vã thường không phải là kết quả của việc ‘sống một cuộc sống đầy đủ’ và ‘không có thời gian’; ngược lại, nó sinh ra từ một nỗi sợ hãi mơ hồ rằng, chúng ta đang lãng phí cuộc đời mình. Khi không làm một việc mà chúng ta phải làm, chúng ta không còn thời gian cho việc gì khác, chúng ta là những người ‘nhốn nháo’ nhất trên thế giới!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Phải chăng, “Chúng ta là những người ‘nhốn nháo’ nhất trên thế giới” như Eric Hoffer nói? Thật thú vị, cả hai bài đọc Lời Chúa hôm nay nói đến sự ‘nhốn nháo’ của dân Chúa thời Cựu Ước và ‘nhốn nháo’ của dân thành Gênêsaret thời Tân Ước, khi họ ngược xuôi tìm kiếm Chúa Giêsu. Marcô mô tả, “Họ rảo khắp vùng ấy và nghe tin Ngài ở đâu, thì bắt đầu cán bệnh nhân tới đó”.

Bài đọc Cựu Ước diễn tả nỗi hân hoan của toàn dân Israel khi họ vây quanh Salômon; và cùng nhau, vua tôi nô nức hình thành một đoàn kiệu khổng lồ trong ngày rước hòm bia Thiên Chúa. Các tư tế chạy tới, chạy lui ‘nhốn nháo’, tất bật giữa tiếng trống chiêng, não bạt và kèn đồng…; cùng nhau, họ hát ca khúc, “Lạy Chúa, xin đứng dậy, ngự về chốn nghỉ ngơi!” như Thánh Vịnh đáp ca diễn tả. Nào ai có thể tưởng tượng cảnh quan của ngày đại lễ khi sách Các Vua mô tả, “Trước hòm bia, họ tế lễ vô số chiên bò không kể xiết”. Ấy thế, qua miệng ngôn sứ Isaia, chính Thiên Chúa mà họ tán dương đó, rồi đây, sẽ nói, “Dân này kính Ta ngoài môi miệng, nhưng lòng chúng thì lại xa Ta”; chỗ khác, “Lễ toàn thiêu chiên cừu, mỡ bê mập, Ta đã ngấy. Những đại lễ của các ngươi. Những thứ đó đã trở thành gánh nặng cho Ta, Ta không chịu nổi nữa”.

Tương tự như thế, dân thành Gênêsaret trong Tin Mừng hôm nay cũng bát nháo xuôi ngược tìm Chúa Giêsu, “Họ rảo khắp vùng ấy và nghe tin Ngài ở đâu, thì bắt đầu cán bệnh nhân tới đó”. Thật đáng tiếc, họ vội vàng, vâng, nhưng sự vội vàng của họ chỉ để mang đến những người bệnh để được Chúa Giêsu chữa lành phần xác; đang khi quan trọng hơn, là để được Ngài chữa trị phần hồn. Dường như không ai đến với Ngài, hoặc được đưa đến với Ngài để cầu xin sự tha thứ và sự chữa lành tâm linh. Trái tim con người thường mù quáng; họ thường sợ hãi bệnh tật thể xác hơn những thương tật linh hồn! Vậy mà, những gánh nặng, nặng nề nhất mà ai trong chúng ta cũng trải nghiệm luôn luôn là những gánh nặng của tội lỗi vốn đến từ bên trong, “Vì tự lòng người, phát xuất những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu khống. Đó mới là những cái làm cho con người ra ô uế”.

Khác với chúng ta, thánh Ambrôsiô thật khôn ngoan, ngài thường cầu nguyện trước khi cử hành thánh lễ thế này, “Lạy Chúa, trái tim con tổn thương bởi nhiều tội lỗi; trí tâm, miệng lưỡi con không được bảo vệ cẩn thận. Trong sự yếu hèn của con, con hướng về Chúa, suối nguồn thương xót; con nao nức chạy đến với Chúa để được chữa lành; con không xấu hổ chỉ cho Chúa những vết thương của con. Chỉ có Chúa mới biết tội lỗi con ngần nào và nghiêm trọng đến mức nào; và dẫu chúng có thể khiến con lo sợ cho phần rỗi, con vẫn đặt hy vọng vào lòng nhân từ của Chúa. Vậy, xin nhìn đến, xin nghe con và tha thứ mọi tội lỗi, yếu đuối của con!”.

Anh Chị em,

Những ngày xôn xao của Năm Mới đã khép lại, những ngày mà chúng ta có thời giờ nhiều hơn để nghỉ ngơi, để yêu thương; và lẽ ra, đó là một cơ hội tốt để lòng mỗi người có thể lắng xuống hầu sống với Chúa, với tha nhân nhiều hơn. Thế nhưng, nhìn lại, xem ra vẫn có một điều gì đó đáng tiếc! Có lẽ chúng ta đã ‘nhốn nháo’ nhất thế giới, hay khá hơn, như những người Gênêsaret thời Chúa Giêsu, chúng ta chạy tìm Ngài chỉ để thoả mãn với những gì hời hợt bên ngoài. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta bắt đầu tìm kiếm Ngài lại trong đời thường, tìm kiếm mỗi ngày, mỗi giây phút, để được tắm gội trong ân sủng và được chữa lành bên trong. Chúa Giêsu đang chờ đợi để có thể chạm đến chúng ta, chạm đến một điều gì đó hoàn toàn nội tâm hầu có thể tạo nên nơi chúng ta một sự khác biệt. Phải, một sự khác biệt cho một Năm Mới!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin đừng để những ngày sống của con trong Năm Mới này trở nên ‘nhốn nháo’ động đạc với những gì nông cạn bên ngoài. Xin dạy con ham thích những gì bên dưới bề mặt tâm hồn, cũng là những gì Chúa đang chờ mong!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế) 

Kính chuyển:

Hồng

 

 

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - NĂM NHÂM DẦN - MẠNH NHƯ CỌP

 
  PDF Print E-mail

THÔNG BÁO TIN VUI # 303 - www.ChiaseLoiChua.com - P/tế Định Nguyễn
MỪNG XUÂN NHÂM DẦN - CON CỌP - CON HÙM TRONG ĐẠI DỊCH.

(Bài này được đọc 10 lần trên Đài APPLE TV 21.12 Houston, TX trong giờ Thông báo Thứ Bảy và Chúa nhật tuần này ngày 05 và 06 tháng 2- 2022)
*Nhâm Dần 2022 - Nói Về CỌP: Quý vị và các Bạn thân mến!
1/ Cọp dũng oai hùng, năm mới đến
Hổ chúa sơn lâm, đón tết về.
Nói về cọp hổ là nói về sức mạnh.
Nói về khôn ranh thì thua chuột, khỉ
Nói về cần cù làm ăn thì thua trâu
Nói về tốc độ thì thua ngựa
Nói về luồn lách thì thua rắn
Nói về bới móc thì thua gà
Nói về ăn uống thì thua heo...
2/ Nhưng nói về sức mạnh thì cọp hổ là số 1.
Yếu đuối đồng nghĩa với chết.
Sống là chiến đấu. Mạnh được, yếu thua. Thắng làm vua, thua làm giặc. Mạnh thì sống mà yếu thì chết. Mạnh mẽ mới có thể vượt qua, đứng vững trước những tấn công, xô đẩy, tiêu diệt, vùi lấp chúng ta.

*KINH THÁNH NÓI: "Giữa thế gian, anh em sẽ phải đau khổ, nhưng hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian" (Tin mừng Gioan đọan 16, câu 33). Mạnh mẽ trong nghịch cảnh. Vươn lên. Câu chuyện cây lúa và cỏ lùng. (Tin mừng Mat-thêu đoạn 13, câu 24-30).
-Mạnh mẽ trước cám dỗ, ru ngủ. Tỉnh thức. Vì không ai biết ngày nào, giờ nào (Tin mừng Mac-cô đoạn 13, câu 33-37).
-Mạnh mẽ trước bạo quyền đe doạ. Bình tĩnh. Đừng lo lắng phải nói làm sao, nói thế nào (Tin mừng Mat-thêu đoạn 10, câu 17-20).
-Mạnh mẽ để thay đổi bản thân. Trở về. Người con hư hỏng (Tin mừng Luca đoạn  15,11-21).
*TIN MỪNG VIẾT: -Mạnh mẽ trước nguy hiểm. Tín thác. "Ơn Ta đủ cho con" (Thư 2Corinto 12, câu 9).
-Mạnh mẽ trước những mệt mỏi, rã rời của cuộc sống. Can đảm lên (sách Isaia 35,4).
-Mạnh mẽ trước những rụt rè, e ngại, nản chí. Mạnh bạo lên (Khởi nguyên đoạn 2, 4).
-Mạnh mẽ trước những khó khăn, vì có Chúa ở cùng (Isaia đoạn 41,10, Is 43,5).
***Có mạnh mẽ chúng ta mới có được niềm vui cuộc sống và rồi lan toả niềm vui sống đến mọi nơi, mọi người cùng vui trước đại dịch COVID-19 CUỘC ĐỜI NÀY.
*Lời Chúa Giêsu nói: "Từ thời Gioan Tẩy Giả đến nay, Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai có sức mạnh thì chiếm được" (Mat-thêu đoạn 11, câu 12).
Kính chúc tất cả quý bạn cùng mạnh mẽ tiến bước vào năm cọp Nhâm Dần – 2022, với sức mạnh phù trợ của Thiên Chúa toàn năng, và sự nâng đỡ của Mẹ Maria luôn can đảm thưa: "XIN VÂNG VÀ LINH HỒN TÔI NGỢI KHEN CHÚA", Amen.
Đầy tớ Định Nguyễn - Mời thăm www.ChiaseLoiChua.com, để Sống và Chia sẻ Lời Chúa.

----------------------------------------------------

 
  PDF Print E-mail
 
 
  PDF Print E-mail

Quyvan Vu
Wed, Jan 26 at 2:27 AM

Câu hỏi: Liệu việc cầu nguyện cho các chính trị gia và lãnh đạo trên toàn thế giới có thực sự mang lại hiệu quả nào không? Chúng tôi làm điều này mỗi tuần, nhưng tôi không thấy việc này mang lại kết quả gì ?

Trả lời: Đức Chúa Trời chưa từng hứa rằng mọi chính phủ hay nhà lãnh đạo chính trị sẽ trở nên thánh khiết và công bình nếu chúng ta cầu nguyện. Nhưng Ngài vẫn ra lệnh cho chúng ta cầu nguyện cho các lãnh đạo của mình cũng như lãnh đạo các nước khác. Kinh Thánh dạy rằng,

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - QUÝ VÂN

"Ta khuyên con trước hết hãy khẩn nguyện, nài xin, cầu thay và tạ ơn... cho các vua và tất cả những người có chức quyền" (1 Ti-mô-thê 2:1-2).

Ma quỷ đang hành động trong thế gian – nhưng Đức Chúa Trời cũng đang hành động. Và một ngày nào đó Ngài sẽ can thiệp. Nhưng trong thời gian chờ đợi, đừng nản lòng hay bị lung lay bởi những gì bạn thấy. Kinh Thánh dạy rằng, "Vì quyền lực bí mật của tội ác đang hành động rồi; nhưng Đấng cầm giữ nó sẽ vẫn tiếp tục ngăn giữ." (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:7).

Hãy cầu nguyện cho tất cả những ai được Đức Chúa Trời ban quyền cai trị. Đặc biệt hãy cầu nguyện cho Tổng thống, Quốc hội, Thẩm phán, và tất cả những người tư vấn cho họ. Chúng ta đang sống trong thời kỳ nguy hiểm – nhưng Đức Chúa Trời vẫn đang hành động, và Ngài chính là nguồn hy vọng duy nhất của chúng ta.

Nguồn: billygraham.org

-----------------------------------------------

 
 
 
Page 1 of 109
 

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - LM MINHANH - HUẾ

  •  LM MINHANH - HUẾ

     
     

    GIỮA LÒNG THUYỀN

    “Sao các con sợ hãi thế? Các con không có đức tin ư?”.

    “Bão Trên Biển Hồ Galilê”, “The Storm on the Sea of Galilee”, là một kiệt tác sơn dầu gần 400 tuổi của Rembrandt, tác phẩm vẽ về biển duy nhất của ông! Tiếc thay, nó bị đánh cắp năm 1990, đến nay, vẫn biệt vô âm tín. Người nghệ sĩ mô tả khoảnh khắc một số môn đệ cầu cứu Chúa Giêsu khi thuyền họ sắp chìm; số khác, cật lực chống chọi với sóng gió; số khác, co rúm vì sợ hãi, hoặc lùi về mạn thuyền. Tác giả đã vẽ chính mình, môn đệ thứ 13, vào bức tranh. “Từ ‘giữa lòng thuyền’ Ngài nhận ra tôi!”; Rembrandt muốn tâm sự, “Bạn sẽ ở đâu trong cảnh này?”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    “Từ ‘giữa lòng thuyền’ Ngài nhận ra tôi!”, Ngài trấn an tôi, “Sao các con sợ hãi thế?”. Thật thú vị, Lời Chúa hôm nay nói đến những cơn bão cuộc đời, chủ đề cho danh hoạ xứ tu líp kiến tạo một kiệt tác. Đó là cơn bão hất tung con thuyền Giáo Hội, dập vùi thuyền đời Đavít, cũng là cơn bão muốn nhấn chìm thuyền đời mỗi người chúng ta. Trong hỗn mang này, tôi sẽ ở đâu? Tôi có lắng đọng tâm hồn đủ để nghe được lời trách yêu của Ngài, “Các con không có đức tin ư?”.

    Tin Mừng hôm nay là một hình ảnh hữu hiệu của Giáo Hội, một con thuyền phải vượt qua bão tố và đôi khi, dường như sắp lật úp. Điều cứu lấy Giáo Hội không phải là kỹ năng và lòng dũng cảm của thuỷ thủ đoàn, mà là niềm tin! Niềm tin cho phép Giáo Hội bước đi, ngay cả trong bóng tối, giữa những khó khăn. Niềm tin cho chúng ta sự chắc chắn về sự hiện diện của Chúa Giêsu ở ‘giữa lòng thuyền’; tay Ngài sẽ nắm lấy để kéo chúng ta khỏi nguy biến. Chúng ta đều ở trên con thuyền này, và cảm thấy yên tâm ở đây, dù có những hạn chế và yếu nhược của mỗi người. Chúng ta được an toàn khi mỗi người sẵn sàng quỳ gối trước Giêsu, Đấng Cứu Độ duy nhất.

    Trong câu chuyện này, các tông đồ chỉ tập trung vào một điều, họ sắp chết! Thế nhưng, qua tất cả, Chúa Giêsu đang có đó, đang chờ một ai đó đánh thức. Và khi được đánh thức, Ngài sẽ trả lại một sự yên tĩnh hoàn hảo! Điều này cũng đúng trong cuộc sống chúng ta. Chúng ta rất dễ bị dao động bởi những căng thẳng và khó khăn; chúng ta thường cho phép mình bị choáng ngợp bởi những vấn đề. Điều quan trọng là phải hướng mắt về Đấng ở ‘giữa lòng thuyền’. Hãy thấy Ngài đang ở đó, đợi chúng ta đánh thức. Ngài muốn mang lại yên tĩnh tuyệt đối cho linh hồn.

    Quả vậy, chúng ta rất dễ chán nản trong cuộc sống, rất dễ dàng tập trung vào sự hỗn loạn chung quanh. Đó có thể là một lời nói cay nghiệt khó chịu từ người khác, một vấn đề gia đình, bất ổn dân sự, mối quan tâm tài chính, dịch bệnh, thất nghiệp… và ngay cả đó là một tội lỗi nghiêm trọng. Rất nhiều lý do để chúng ta rơi vào chiếc bẫy của sợ hãi, thất vọng, trầm cảm và lo lắng. Nhưng, có khi nào chúng ta tự hỏi tại sao Thiên Chúa cho phép những điều này xảy ra? Và khi được hỏi, “Lúc nào chúng ta gần Chúa nhất?”. Ai trong chúng ta cũng sẽ trả lời, “Khi gặp đau khổ”. Như vậy, từ trải nghiệm bão tố của các môn đệ, Chúa Giêsu mang đến một thông điệp rõ ràng và thuyết phục rằng, Ngài, hiện thân của sự bình an đang ở ‘giữa lòng thuyền!’.

    Đavít, qua bài đọc hôm nay, là một ví dụ. Sau khi được Nathan nói cho biết tội của mình, Đavít đau buồn khóc lóc; vua không ăn không uống, một chỉ cậy trông vào Chúa, “Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng”. Và Chúa đã thương thứ tha! Đó cũng là tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca, một kiệt tác của một con người biết tìm về một Ai đó ‘giữa lòng thuyền’.

    Anh Chị em,

    Trong con thuyền Giáo Hội, cũng như con thuyền của cuộc đời mỗi người, luôn có Chúa Giêsu. Ngài không bao giờ rời được chúng ta, bởi tên của Ngài là Emmanuel; căn tính của Ngài là Cứu Độ. Đừng sợ khi phải đánh thức Ngài. Chúng ta cần ghi nhớ, Chúa Kitô có sự chiến thắng cuối cùng. Ngài cho phép những khó khăn xảy đến để chúng ta có thể trưởng thành hơn khi biết phó mình cho Ngài. Khi cuộc sống đau khổ và vô nghĩa, chúng ta cần đào sâu đức tin vào Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết. Ngài sẽ viết chương cuối cùng cuộc đời mỗi người; Ngài sẽ đưa chúng ta cập bến an toàn. Chúng ta có thể củng cố niềm tin của mình vào Ngài ngày một hơn bằng cách để mắt đến những lời hứa và sự hiện diện của Ngài ‘giữa lòng thuyền’. Chúng ta không thể an toàn hơn khi trao cho Ngài toàn quyền kiểm soát vận mệnh con thuyền đời mình.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, để con có thể nhận ra Ngài ‘giữa lòng thuyền’ của cuộc đời con; ngõ hầu, con biết quỳ gối trước Ngài, Đấng luôn nhìn đến con”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

     

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - GM BÙI TUẦN


  •  
    Chi Tran CHUYỂN

     
     
    SỐNG TINH THẦN ĐỀN TỘI 
    ĐGM GB. Bùi Tuần
     

    1.

    Hiện nay, tội đang trở thành một thời sự đen tối gây nhiều nhức nhối.

    Tội cá nhân, tội tập thể, tội cơ chế. Tội loại nào cũng xúc phạm đến Thiên Chúa. Người phạm tội không những phải nhận tội, chừa tội, mà còn phải đền tội.

    2.

     Đền tội cho mình và đền tội cho người khác theo tình liên đới, đó là một việc đạo đức rất cần và rất quý.

    Đền tội không phải chỉ đòi việc làm đạo đức, mà cũngđòi cả một nếp sống đạo đức.

    3.

    Ở đây, tôi xin chia sẻ đôi chút về nếp sống đạo đức, như một của lễ đền tội. Tôi gọi nếp sống đó là sống tinh thần đền tội.

    Theo tôi, đền tội chủ yếu là làm những việc đạo đức có tính cách tránh cho mình khỏi sa vào đàng tội. Những việc đạo đức đó rất nhiều. Ở đây, tôi chỉ xin nhấn mạnh đến vài việc mà thôi.

    4.

    Việc thứ nhất là đừng để mình mất phương hướng nội tâm.

    Phương hướng đúng của nội tâm tôi là bước theo Chúa Giêsu, là tin vào Chúa Giêsu, là bắt chước Chúa Giêsu. Trên lý thuyết, tôi vẫn nhận phương hướng đó. Nhưng trên thực tế, tôi dễ để mình bị lôi cuốn bởi những động lực khác ngoài Chúa Giêsu, thì đó là mất phương hướng nội tâm. Trường hợp như thế là dễ xảy ra lắm.

    Phương hướng đúng của nội tâm tôi là chu toàn bổn phận của tôi. Nếu tôi lơ là với những trách nhiệm cốt yếu của bổn phận, để lao mình vào những trách nhiệm giả tạo, thì đúng là tôi mất phương hướng nội tâm. Trường hợp như thế là dễ xảy ra lắm.

    5.

    Việc thứ hai là sống nhân lành một cách cụ thể.

    Sống nhân lành, theo nghĩa mà Chúa Giêsu dạy, là tham dự vào sự nhân lành của Chúa.“Tại sao gọi tôi là nhân lành? Chẳng ai là nhân lành, chỉ có Chúa mà thôi” (Lc 18,18-19). Nhân lành của Chúa là một tạo dựng của lòng thương xót. Nó có tính cách cho đi nhưng không. Như vậy, nhân lành là hoa trái của Chúa Thánh Thần. Có hoa trái đó, tôi mới có thể thực hiện được lời Chúa dạy: “Chúng con hãy yêu thương nhau, như Thầy yêu thương các con” (Ga 13,34).

    Những lần được gần Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tôi đều rất được ấn tượng về sự nhân lành của Ngài. Với nếp sống nhân lành đó, Ngài đã đền tội cho tôi, cho Hội Thánh và cho nhân loại.

    6.

    Việc thứ ba là sống hiền từ.

    Chúa Giêsu phán: “Hãy học cùng Thầy, vì Thầy hiền từ và khiêm nhường” (Mt 11,29).

    Thánh Phaolô khuyên Timôthê: “Hãy dịu hiền với mọi người, hãy có khả năng giảng dạy, biết chịu gian khổ. Phải lấy lòng hiền từ mà giáo dục những kẻ chống đối”(2Tm 2,24-25).

    Theo kinh nghiệm của nhiều người đạo đức, thì hiền từ có sức mạnh dập tắt sự nóng nảy, kiêu căng và các thứ thô bạo. Hiền từ ở đây không có nghĩa là một thứ yếu đuối, nhưng là một nhân đức anh hùng. Thực sự, nó đã giúp tôi sống tinh thần đền tội cho mình và cho nhiều kẻ khác.

    7.

    Việc thứ bốn là sống hy vọng, bình an và vui trong Chúa.

    Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận đã rất ảnh hưởng đến tôi do cách Ngài sống đầy hy vọng, bình an và vui trong Chúa. Đó cũng là cách sống tinh thần đền tội, mà Ngài đã thực hiện và đã khuyên tôi.

    Ngài hay đơn giản hoá những sự việc rắc rối. Ngài hay uốn những khúc cong thành vòng tròn. Ngài hay biến những nét mặt giận dữ thành những nụ cười. Tôi xác tín động lực khiến Ngài làm được những việc đạo đức đó chính là Chúa Thánh Thần.

    Đức Cố Hồng Y Thuận đã thực hiện lời thánh Phaolô xưa: “Hãy vui mừng và gắng nên hoàn thiện. Hãy khuyến khích nhau, hãy đồng tâm nhất trí, và ăn ở thuận hoà. Như vậy, Thiên Chúa là nguồn yêu thương và bình an, sẽ ở cùng anh chị em” (2Cr 13,11).

    8.

    Với bốn việc đạo đức trên đây, tôi đã sống tinh thần đền tội trong suốt nhiều năm. Đền tội như thế vẫn không miễn cho khỏi những việc khổ chế và nhiều hy sinh. Nhưng tất cả đều do tình yêu thương xót. Và đó là nguồn hy vọng, vui mừng và bình an. Cho dù đền tội như vậy vẫn chỉ là khởi đầu, nhưng tôi có thể quả quyết: Nhờ sống tinh thần đền tội như thế, chúng ta sẽ góp phần không nhỏ vào việc xây dựng một nền văn minh của tình yêu.

    9.

    Thế giới hiện nay đang đứng trước nguy cơ tội ác sẽ gây nên vô số thảm hoạ khôn lường. Hãy sám hối và đền tội, bằng những việc đạo đức có nền tảng từ Phúc Âm. Chỉ có tình yêu mới có sức đền tội cứu độ. Chỉ có tình yêu mới có thể xây dựng được một thế giới yêu thương.

    10.

    Viết tới đây, tôi cảm thấy mình mệt mỏi, đau nhức. Tôi dâng những đau mệt đó cho Chúa, như một lễ vật đền tội. Chỉ một lát sau, tôi nhận được những dấu chỉ về sự Chúa đang hiện diện và đang sai tôi đi làm chứng cho Chúa qua việc chia sẻ nhỏ mọn này. Tôi cảm tạ Chúa hết lòng. Tôi tin Chúa sẽ thương nhận việc tôi đang làm như một của lễ có giá trị đền tội cho mình và cho kẻ khác.

     

    ĐGM GB. Bùi Tuần
     
    ----------------------------------------------------
     

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - GIỚI TRẺ HÔM NAY

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     


    THIÊN CHÚA Ở ĐÂU TRONG TRÁI TIM TÔI?

     

    Hỏi: Thiên Chúa có vị trí nào trong trái tim và mối quan tâm của người trẻ ngày nay?

    Trả lời:

     

     

    1. Người trẻ hôm nay quan tâm gì?

    - Khao khát học hỏi và sống đức tin

    Khi ngồi suy nghĩ trả lời cho câu hỏi này, tôi nhớ đến Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Miền Bắc vào tháng 11/2019 mà cảm nhận một niềm vui khó tả. Đại hội thu hút hơn 20.000 bạn trẻ từ khắp các Giáo phận Miền Bắc, một lượng người khổng lồ, đầy sức trẻ và năng động. Đại hội tưởng như “vỡ trận” vì số lượng người tham gia quá đông. Nhưng mọi sự diễn tiến khá nhịp nhàng, trật tự, họ thân thiện, vui tươi và không thiếu lịch lãm giữa những con người đồng đạo.

     

    Khi mà cả nước đang hướng về màn hình tivi hò la cổ vũ trận đấu bóng đá kịch tính giữa Việt Nam gặp Thái Lan, thì hơn 20.000 người trẻ trong đại hội vẫn trật tự, sốt sắng tham dự đêm diễn nguyện cho đến phút cuối. Thật xúc động trước cảnh một rừng người trẻ chìm trong thinh lặng, hướng nhìn màn hình để lắng nghe những lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Phanxicô gởi riêng những người trẻ trong đại hội.

     

    Ngoài ra họ không ngần ngại, kiên nhẫn xếp hàng hằng giờ để được lãnh nhận bí tích hòa giải… Họ là những con người đang khát Lời Chúa, ước ao được chữa lành. Họ luôn mong ước được học hỏi thêm về đức tin, để làm lớn mạnh đức mến và không ngừng cậy trông vào Thiên Chúa.

     

    Đâu đó trong các xứ đạo, chúng ta vẫn gặp những nhóm bạn trẻ họ là huynh trưởng, giáo lý viên…người trẻ nòng cốt của Giáo xứ. Họ nhiệt thành, dấn thân phục vụ hết mình trong mọi việc của Giáo xứ. Từ dạy giáo lý, thăm viếng người nghèo, đi xin ve chai gây quỹ bác ái đến tập hát ca đoàn, tập hoạt cảnh Giáng Sinh, chầu Thánh Thể… họ luôn có mặt. Thánh Giacôbê nói: “Đức tin không có hành động thì quả là Đức tin chết” (Gc2,17) những bạn trẻ này không những chứng minh mình có đức tin mà còn hành động vì yêu Đức Kitô, yêu Hội Thánh của Người.

     

    - Tìm kiếm tri thức

    Nói đến người trẻ, là liên hệ đến một lớp người đầy sức sống, năng động, sáng tạo, họ đầy năng lực nội tại… Có người nói vui “người trẻ có đầy thời gian, sức khỏe, họ chỉ thiếu tiền”. Cũng có lý; nhưng tôi còn thấy người trẻ họ có đầy ước mơ, hoài bão và chính những điều này giúp họ không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Họ đang tận dụng thời gian, sức khỏe hiện tại để xây dựng tương lai, lên kế hoạch cho cuộc đời mình. Có thể kế hoạch đó nhằm đạt mục tiêu tiền tài, danh vọng… những thứ họ chưa có tại thời điểm này, họ có quyền hướng đến và gầy dựng. Hỏi người trẻ thường tập trung ở đâu? Tôi nghĩ ngay đến các thành phố lớn, gần hơn nữa là các trường đại học, cao đẳng… Nơi đây, các bạn đang tìm kiếm tri thức học hỏi nghiên cứu. Họ đang viết lên cuộc đời mình qua những giờ ngồi trên giảng đường, cùng bạn bè thực hiện một đề tài nghiên cứu…

     

    Ngày nay, phương tiện kỹ thuật số phát triển, người trẻ lại có nhiều cơ hội để tiếp cận với tri thức và khoa học tiên tiến, tìm kiếm những cơ hội cho tương lai. Nguồn sách vở tài liệu nghiên cứu phong phú, tìm kiến dễ dàng… người trẻ đã và đang tận dụng thời gian trẻ của mình không ngừng trau dồi vối liếng cho tương lai. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tuổi trẻ là một ân sủng, là một gia tài. Đó là một quà tặng mà có thể chúng ta lãng phí một cách vô ích, hoặc có thể đón nhận với lòng biết ơn và sống sung mãn” (Tông huấn Chúa Kitô Đang Sống, số 134)

     

    - Mong muốn được làm việc

    Trong tông huấn Chúa Kitô đang sống, Đức Thánh Cha Phanxicô nhận định: “Việc làm là điều rất quan trọng trong cuộc sống của người trẻ… Việc làm xác định và ảnh hưởng đến căn tính và ý thức về chính mình của một người trẻ, là nơi phát triển tình bằng hữu và các mối tương quan khác…” (số 268) Trong nhịp sống cơm áo, tại Việt Nam hằng năm có trăm ngàn bạn trẻ từ các vùng quê đổ về các thành phố lớn để học tập và làm việc, đồng thời họ tìm kiếm những cơ hội cho tương lai. Từ những nhu cầu chi phí cuộc sống, cũng như ước mong được trải nghiệm… nhiều sinh viên luôn được thúc đẩy vừa học – vừa làm, ngày trên giảng đường, chiều tối phụ quán ăn, bán trà sữa… Họ tận dụng mọi thời gian, không ngại bất cứ công việc nào để có thể kiếm tiền cũng như học hỏi kinh nghiệm.

     

    Cũng không ít sinh viên ra trường cầm trên tay tấm bằng loại ưu nhưng kiến được một việc làm thì cũng lắm phen chật vật. Bạn trẻ lao động phổ thông thì chịu áp lực về thời gian làm việc, mức lương thấp không đủ chi phí sinh hoạt... khiến họ phải “tăng gia sản xuất” làm một lúc hai ba việc, làm cả ngày lẫm đêm. Không ít bạn trẻ phải thay đổi công việc liên tục vì nhu cầu thời vụ, cũng như tính chất công việc không còn phù hợp. Cho dù, việc làm hiện tại không giúp người trẻ thực hiện được các giấc mơ, nhưng “điều quan trọng là họ phải nuôi dưỡng một viễn ảnh, học hỏi làm việc theo cách thức riêng, hướng đến cuộc sống tốt đẹp trong tương lai” (Tông huấn Chúa Kitô Đang Sống, số 268). Nơi người trẻ luôn khao khát khẳng định mình qua một vị trí việc làm mà họ được đảm trách.

     

    - Tình yêu của người trẻ

    Tuổi trẻ, lứa tuổi có nhiều đam mê, khao khát về hạnh phúc. Thời thanh xuân hồn nhiên và đầy sức sống này thì sự thu hút phái tính, đồng điệu về giá trị sống… luôn làm cầu nối giúp người trẻ tìm đến nhau. Bên cạnh đó, ở tuổi mới bước vào đời, người trẻ dễ chơi vơi, vô định chưa tìm được hướng đi của cuộc đời, đôi khi họ cảm thấy cô đơn, chán nản thì tình yêu lại trở nên một động lực cần thiết cho họ vững bước. Vì thế, cũng dễ hiểu vì sao tình yêu đôi lứa cũng là mối bận tâm trong cuộc đời của người trẻ. Nhà thơ Xuân Diệu đã thốt lên: “làm sao cắt nghĩa được tình yêu, có nghĩa gì đâu một buổi chiều”.

     

    Tình yêu thời trẻ có nhiều gam màu khác nhau. Có tình yêu làm động lực ý chí cho đôi bạn vươn lên trong cuộc sống, vượt qua khó khăn của nghịch cảnh và đi đến hôn nhân viên mãn. Nhưng cũng không ít những tình yêu trở thành nỗi âu lo, bận lòng của cha mẹ và xã hội. Không ít người trẻ đi vào con đường yêu đương quá sớm, yêu mù quáng dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Tình yêu vốn dĩ đẹp nhưng một bộ phận người trẻ coi tình yêu là một món đồ “thay người tình như thay áo”, hay yêu chớp nhoáng, yêu theo phong trào “cặp kè cho vui” nhằm thỏa mãn những nhu cầu tính dục, lợi dụng nhau mà sống…

     

    Lối sống buông thả trong tình yêu làm họ rơi vào những tình cảnh bi đát như việc học dở dang, mang thai ngoài ý muốn, phá thai, những chấn thương tâm lý sau phá thai, tương lai chưa định hình mà đã phải làm cha làm mẹ ở lứa tuổi teen…

     

    - Hưởng thụ một lối sống tục hóa

    Bên cạnh những bạn trẻ đang không ngừng tìm kiếm tri thức, làm tăng vốn liếng cho tương lai qua việc đầu tư học tập, thì một bộ phận người trẻ khác lại bị lối sống hưởng thụ. Họ bị chủ nghĩa vật chất của xã hội đương thời khống chế. Họ lao vào ăn chơi trác táng, tiêu sài phung phí thỏa mãn những nhu cầu vật chất, coi nhẹ giá trị “chân – thiện – mỹ”.

     

    Biết sao được khi xã hội ngày nay đang cổ võ cho một lối sống tôn thờ vật chất, đề cao thực dụng, hình thức bên ngoài trở thành chuẩn mực đánh giá con người. Câu nói “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”đã xưa rồi diễm ơi! Thời nay “cái đẹp sẽ đè bẹp cái nết”! Nhiều bạn trẻ thích sang chảnh với chiếc điện thoại đắt tiền, quần áo hàng hiệu, chiếc đồng hồ đắt giá...Họ sẵn sàng đánh đổi tất cả để có được vẻ ngoài sang chảnh, tận hưởng cuộc sống như chuyện đương nhiên của thế giới vật chất. Lối sống dễ dãi, quan hệ trước hôn nhân, bỏ bê việc học cắm đầu vào những trò chơi vô bổ như game, đua xe, vũ trường… làm họ hao mòn tuổi trẻ, chôn vùi tương lai trong vũng lầy của sự tầm thường.

     

    Thời kỹ thuật số, thế giới ảo lại trở thành một miền đất tốt cho những ai ưa thích thể hiện bản thân. Họ nói “sống ảo chẳng chết ai” vì thế họ tha hồ tung những chiêu trò độc – lạ để câu view, bất chấp nỗi đau của người khác, miễn là bản thân họ được dậy sóng trên cộng đồng mạng. Cách sống vụ lợi, quy về mình khiến người trẻ rơi vào trạng thái bàng quang trước mọi việc, vô cảm trước nỗi đau… Thật đáng lo ngại cho tương lai của một đất nước khi một lớp người trẻ chỉ sống quy về chính mình, coi trọng vật chất, xem người khác là bàn đạp để hưởng lợi, tiến thân…

     

    2. Thiên Chúa ở đâu trong trái tim người trẻ?

    Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khẳng định: “Đức tin là ơn Thiên Chúa, nhưng cũng là một hành động tự do sâu xa của con người, họ tín thác nơi Thiên Chúa là Đấng yêu thương họ”. Đức tin là kết quả của sự tương tác hai chiều, giữa Thiên Chúa và con người. Một đức tin vững mạnh, giàu lòng mến với người xung quanh hay một niềm tin nông cạn, hời hợt trước Thiên Chúa… thì hoàn toàn tùy thuộc vào mỗi con người, còn Thiên Chúa thì Ngài luôn hiện diện với con người, Ngài giàu lòng xót thương, luôn quan tâm chăm sóc và quan phòng cho mỗi người.

     

    Khi nhìn vào bức tranh tổng quan về mối bận tâm của người trẻ hôm nay, chúng ta có thể thấy hai khuôn mặt nổi bật của người trẻ đáp trả lại tình yêu và sự quan tâm của Thiên Chúa. Có khá nhiều bạn trẻ có đức tin vững mạnh, họ thực sự là những người muốn cống hiến cho Giáo Hội và xã hội. Họ đã cảm nhận mình được thương trong chính “Ngôi nhà Giáo Hội” và muốn sống một cuộc sống đầy tình thương ấy. Họ dấn thân không mệt mỏi trong các hoạt động của Giáo xứ, tham gia các hội đoàn như Giáo lý viên, ca đoàn, nhóm sinh viên Công giáo… Họ sẵn sàng hi sinh thời gian, làm việc bác ái để thăm viếng người đau khổ, người tàn tật; tham dự Thánh lễ, tham dự giờ chầu Thánh Thể...

     

    Trước đây, các lớp Thần học chỉ dành cho Linh mục, tu sĩ nhưng thời gian gần đây nhiều Học viện Thần học đã mở ra cho giáo dân tham dự, và đã có rất nhiều bạn trẻ tham gia khóa học thần học, tìm hiểu Thánh Kinh, chia sẻ Lời Chúa sống niềm vui Tin Mừng… Họ là chứng nhân của Chúa giữa cuộc sống đời thường, nơi họ học tập, nơi họ trao ban sự quảng đại dấn thân. Họ sống đức tin giữa lòng dân tộc, sự cống hiến của họ giữa đời luôn mang ngọn lửa của Tin Mừng. Họ sống một tuổi trẻ đầy năng lượng của tình yêu Chúa. 

     

    Bên cạnh đó, chúng ta phải nhìn nhận rằng một số người trẻ hôm nay đang xa rời với đức tin của Giáo hội. Quan sát Thánh lễ ngày thường ở các xứ đạo, chúng ta chỉ nhìn thấy phần đông là người trung niên, người lớn tuổi và một ít thiếu nhi trong các lễ chiều. Vậy, người trẻ họ ở đâu, xin thưa “con phải đi học thêm, con phải đi làm thêm, đi học về con chỉ muốn nằm…” “lễ sáng sớm quá, con dậy không được”. Và có rất nhiều lý do được đưa ra ngụy biện cho việc không đến nhà thờ của người trẻ. Họ chỉ đến nhà thờ vào ngày Chúa nhật nhưng là một sự miễn cưỡng “Bố mẹ nói nhiều quá nên đi cho xong!”

     

    Vì thế, họ tham dự Thánh lễ ở cổng nhà thờ, hay những gốc cây chung quanh Thánh đường. Họ có mặt ở đó để xem lễ, nhưng không hề ý thực “tôi ở đây để làm gì?”, họ vui vẻ trò chuyện cùng bạn đi lễ, thích thú với những trò chơi trên điện thoại, lướt lướt Iphone cho xong giờ lễ, họ không quan tâm hôm nay lễ gì, linh mục đang làm gì... Có những bạn đi lễ ngồi sẵn trên xe máy, khi thấy giáo dân ra về là họ phóng xe chạy thẳng.

     

    Phải nhìn nhận rằng lối sống tục hóa của xã hội đã ảnh hưởng rất nhiều đến suy tư và cách sống của một số người trẻ. Những giá trị chuẩn mực trước đây của cha ông trở thành “cổ”, thay vào đó là những giá trị lệch chuẩn do chính họ nhìn nhận. Tỉ như tình yêu đồng giới, không thích nuôi con thì phá bỏ, coi trọng sự sang chảnh hơn là một người có phẩm chất “công – dung – ngôn – hạnh”. Họ cho rằng những trải nghiện sống thử trước hôn nhân là cần với họ, yêu không giới hạn… và rất nhiều những giá trị lệch lạc xa rời với đức tin Công giáo. Tất nhiên, ít nhiều bạn trẻ Công giáo chịu ảnh hưởng đến lối sống này.

     

    Lối sống tục hóa chi phối cách nhìn và hành động, những giá trị nhân văn, Tôn giáo trở nên tầm thường với họ, và họ đặt Thiên Chúa ra ngoài cuộc sống của mình. Theo đó chủ nghĩa tương đối len lỏi hình thành trong cách sống. Con người chỉ là tương đối, tương quan cũng tương đối, tình yêu cũng tương đối và Thiên Chúa cũng tương đối mà thôi.

     

    Bạn thân mến,

    Đức Thánh Cha Phanxicô tâm sự với bạn rằng: “Làm sao người ta có thể biết ơn Thiên Chúa nếu không biết tận hưởng những món quà nho nhỏ hằng ngày của Ngài, nếu không biết dừng lại trước những điều đơn sơ và dễ  thương mà chúng ta vẫn gặp. Điều quan trọng không phải là hưởng thụ vô độ, vui thú bất tận…Vì điều này sẽ ngăn cản con sống giây phút hiện tại.” (Đức Kitô Đang Sống, số 146).

     

    Thiên Di CND – CSA

     

    Là một người Kitô hữu, chúng ta rất cần những khoảng lặng trong đời để bình tâm nhận định cuộc sống với những hay – dở, đúng – sai mà kịp thời hoán cải. Sống tâm tình tạ ơn Chúa, cám ơn tha nhân từ những điều rất bình thường họ đã tử tế với mình. Thiên Chúa vẫn chờ đợi mỗi chúng ta qua cử hành phụng vụ Thánh Lễ, qua Bí Tích Thánh Thể và Bí tích giải tội… Hãy trung thành với tình yêu của Ngài đã dành cho mỗi chúng ta. Như những người bạn với nhau, chúng ta có trò chuyện, thường xuyên liên lạc thì tình bạn mới gắn bó, hiểu nhau và yêu mến nhau. Cũng vậy, Thiên Chúa luôn có đó, Ngài hằng hiện diện và đồng hành cùng bạn, hãy đến với Ngài và: “Hãy kết thân với Thiên Chúa và bạn sẽ là những người giàu nhất nhân loại.” (Thánh Pierre Fourier–Đấng sáng lập Dòng Đức Bà).

     

    Có Thiên Chúa hiện diện trong đời, người trẻ sẽ mang trong mình ngọn lửa năng động – sáng tạo của Thần Khí, và đong đầy cuộc đời bằng tình yêu của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nhắm nhủ chúng ta: “Một trải nghiệm tuổi trẻ được sống tốt đẹp luôn còn đó như một kinh nghiệm nội tâm. Và trong đời sống trưởng thành kinh nghiệm ấy thấm nhập sâu sắc hơn và tiếp tục trổ sinh hoa trái…” (Chúa Kitô Đang Sống, số 160). Mến chúc bạn có một sự kết thân mật thiết với Thiên Chúa!