1. Hôn Nhân & Gia Đình

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON

  •  
    TGM NGUYỄN NĂNG
     

    Thứ Hai tuần 3 mùa Vọng - Chất vấn về quyền (Mt 21,23-27)

    Tin mừng: Mt 21,23-27

    23Đức Giêsu vào Đền Thờ, và trong khi Người giảng dạy, các thượng tế và kỳ mục trong dân đến gần Người và hỏi: “Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy ? Ai đã cho ông quyền ấy ?”

    24Đức Giêsu đáp: “Còn tôi, tôi chỉ xin hỏi các ông một điều thôi; nếu các ông trả lời được cho tôi, thì tôi cũng sẽ nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy. 25Vậy, phép rửa của ông Gioan do đâu mà có ? Do Trời hay do người ta ?”

    Họ mới nghĩ thầm: “Nếu mình nói: “Do Trời”, thì ông ấy sẽ vặn lại: “Thế sao các ông lại không tin ông ấy ?”

    26Còn nếu mình nói: “Do người ta”, thì mình sợ dân chúng, vì ai nấy đều cho ông Gioan là một ngôn sứ.” 27Họ mới trả lời Đức Giêsu: “Chúng tôi không biết.” Người cũng nói với họ: “Tôi cũng vậy, tôi không nói cho các ông là tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy.”

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Đấng Cứu Thế đã đến trong trần gian. Nhưng ta có chấp nhận Ngài hay không là tùy ở ta có khiêm nhường và thành tâm hay không.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, vì yêu thương nhân loại chúng con, Chúa đã xuống thế làm người. Chúa đã tỏ mình ra qua lời giảng dạy và qua những việc làm đầy uy quyền. Vậy mà các thượng tế và kỳ mục vẫn không nhận ra Chúa. Vì họ đã quá kiêu căng.

    Con cũng lo sợ cho chính con. Con đã để cho lòng của con đầy ắp sự kiêu căng. Con dễ dàng đánh mất sự bén nhạy trước lời ngỏ của Thiên Chúa. Con cũng dễ dàng loay hoay tìm kiếm bảo vệ quyền lợi mình. Con cũng dễ dàng để cho mình rơi vào tình trạng chán ngán và không còn đói khát sự công chính. Con cũng nhận thấy rất rõ khuynh hướng để mình đi trong mê lầm giả trá.

    Chúa đã từ chối không tỏ mình ra cho những vị thượng tế và kỳ mục kiêu căng cố chấp. Xin Chúa tha thứ cho con. Xin Chúa giúp con luôn biết khiêm nhường trong cuộc sống. Xin cho con luôn được ơn biết mở rộng tâm hồn để thành tâm đón nhận chân lý và ân sủng của Chúa.

    Lạy Chúa, con đang sống trong Mùa Vọng, mùa mong chờ Chúa đến. Con không mong chờ Chúa giáng sinh vì Chúa đã giáng sinh rồi. Nhưng con mong chờ Chúa đến lần thứ hai như Chúa đã hứa để hoàn tất quyền làm Chúa trên vũ hoàn. Đang khi đó, Chúa vẫn đến với con qua từng biến cố, qua từng anh em con gặp gỡ, và nhất là trong thánh lễ hằng ngày. Xin Chúa ban cho con luôn nhậy bén và hằng thức tỉnh đợi chờ Chúa đến mỗi ngày. Amen.

    Ghi nhớ: “Phép rửa của Gioan bởi đâu mà có ?” (C. 25)
    Kính chuyển:
    Hồng
     

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH -TGP SAIGON

  •  
    TGM NGUYỄN NĂNG
     
     

    Chúa nhật 3 mùa Vọng năm C - Tôi phải làm gì? (Lc 3,10-18)

     

    Tin mừng: Lc 3, 10-18

    10 Khi ấy, dân chúng hỏi Gioan rằng: “Vậy chúng tôi phải làm gì?”

    11 Ông trả lời: “Ai có hai áo, hãy cho người không có; ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy”. 12 Cả những người thu thuế cũng đến xin chịu phép rửa và thưa rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi phải làm gì?”

    13 Gioan đáp: “Các ngươi đừng đòi gì quá mức đã ấn định cho các ngươi”. 14 Các quân nhân cũng hỏi: “Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?”

    Ông đáp: “Đừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai; các ngươi hãy bằng lòng với số lương của mình”. 15 Vì dân chúng đang mong đợi và mọi người tự hỏi trong lòng về Gioan rằng: “Có phải chính ông là Đức Kitô chăng?”

    16 Gioan trả lời cho mọi người rằng: “Tôi lấy nước mà rửa các ngươi, nhưng Đấng quyền năng hơn tôi sẽ đến, - tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người, - chính Người sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần và lửa.

    17 Người cầm nia trong tay mà sảy sân lúa của Người, rồi thu lúa vào kho, còn rơm thì đốt đi trong lửa không hề tắt!” 18 Ông còn khuyên họ nhiều điều nữa khi rao giảng tin mừng cho dân chúng.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Suy niệm: Dân chúng tuôn đến với Gioan và xin ông chỉ giáo cho phải làm gì để được đón nhận ơn cứu độ.

    Tôi phải làm gì ? Ðó có phải là câu hỏi luôn cật vấn tôi không ? Tôi có luôn trở về với lòng mình để tự kiểm điểm trước những hành động của mình không ? Tôi có áy náy trước điều không được làm mà tôi cứ làm không ? Tôi có lo toan trước việc phải làm mà tôi chưa làm không ?

    Phải luôn tự hỏi mình: Tôi phải làm gì để được đón nhận Tin Mừng.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, như Gioan hướng dẫn từng giới để biết chu toàn nhiệm vụ của mình và sống tương quan tốt với tha nhân. Ngày nay Lời Chúa cũng luôn hối thúc trong lương tâm chúng con, trong Kinh Thánh mà chúng con suy niệm hằng ngày. Xin cho chúng con biết lắng nghe và đón nhận Lời Chúa. Amen.

    Ghi nhớ: “Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì ? (C. 14)
    Kính chuyển:
    Hồng
       
     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- TGP SAIGON

  •  
    TGM NGUYỄN NĂNG
     

    Thứ Ba tuần 34 Thường niên năm I - Giá trị trần gian Thứ không tồn tại (Lc 21,5-11)

    Tin mừng: Lc 21, 5-11

    5 Nhân có mấy người nói về Đền thờ được trang hoàng bằng những viên đá đẹp và những đồ dâng cúng, Đức Giêsu bảo: 6 “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào.”

    7 Họ hỏi Người: “Thưa Thầy, vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy ra, thì có điềm gì báo trước?”

    8 Đức Giêsu đáp: “Anh em hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt, vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng: “Chính ta đây”, và: “Thời kỳ đã đến gần”; anh em chớ có theo họ. 9 Khi anh em nghe có chiến tranh, loạn lạc, thì đừng sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra trước, nhưng chưa phải là chung cục ngay đâu”.

    10 Rồi Người nói tiếp: “Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. 11 Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện.”

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Đền thờ Giêrusalem sẽ bị tàn phá vì dân Do thái đã khước từ Chúa Giêsu. Tuy nhiên sự sụp đổ ấy lại mở ra một thời kỳ mới: Tin Mừng vượt ra ngoài khuôn khổ Do thái để lan rộng trên toàn thế giới.

    Cầu nguyện: Lạy Cha, mọi biến cố đều góp phần làm cho chương trình cứu độ của Cha đạt tới kết quả tốt đẹp. Con hiểu rằng đền thờ tự nó là tốt. Tuy nhiên người Do thái đã quá ảo tưởng. Họ bám víu vào đền thờ, đến độ không còn nhận ra Chúa Giêsu là Đấng được Cha sai đến cứu độ loài người. Tôn giáo của họ đã trở nên cứng nhắc, sa lầy và Cha đã để cho đền thờ bị tàn phá để mời gọi họ suy nghĩ lại. Người Do thái ngỡ ngàng, tiếc xót, thậm chí tức giận vì đền thờ sẽ bị phá, nhưng Cha muốn nhờ đó thanh luyện niềm tin của họ. Biến cố ấy cũng giúp cho Tin Mừng không còn bị ràng buộc vào các thể chế Do thái, để từ nay có thể lan rộng và thấm nhập vào mọi dân tộc.

    Lạy Cha, mỗi biến cố đều là một dấu chỉ và là một lời mời gọi. Xin Cha giúp con hiểu được dấu chỉ và nghe được tiếng gọi của Cha. Cha là chủ lịch sử. Qua những bước thăng trầm, Cha vẫn từng bước đưa lịch sử nhân loại đến cùng Cha. Qua những nẻo đường quanh co của con người, Cha vẫn viết lên một lịch sử cứu độ thực tốt đẹp lạ lùng. Xin Cha ban cho con lòng yêu mến, để mọi sự đều góp phần sinh ích lợi cho con. Nhiều lúc Cha để cho con phải trải qua những cơn khủng hoảng, để nhờ đó con được lớn lên trong ân sủng. Nhiều lúc Cha dắt con đi qua những chặng đường tăm tối, để nhờ đó Cha thanh luyện lòng tin của con. Con xin cảm tạ Cha và phó thác trong tay Cha. Amen.

    Ghi nhớ: “Không còn hòn đá nào nằm trên hòn đá nào”. (C. 6)
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON

  •  
    TGM NGUYỄN NĂNG
     

    Thứ Bảy tuần 2 mùa Vọng - Khước từ (Mt 17,10-13)

    Tin mừng: Mt 17,9a.10-13

    9a Đang khi thầy trò từ trên núi xuống, 10 Các môn đệ hỏi Người rằng: “Vậy sao các kinh sư lại nói Ê-li-a phải đến trước ?”

    11 Người đáp: “Ông Ê-li-a phải đến để chỉnh đốn mọi sự. 12 Nhưng Thầy nói cho anh em biết: ông Ê-li-a đã đến rồi mà họ không nhận ra, lại còn xử với ông theo ý họ muốn. Con Người cũng sẽ phải đau khổ vì họ như thế.”

    13 Bấy giờ các môn đệ hiểu Người có ý nói về ông Gio-an Tẩy Giả.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Đứng trước cứ chờ đợi Ê-li-a phải đến trước.

    Trong cuộc sống con, chắc chắn con lịch sử hoặc các sự kiện xảy ra trong đời, chúng ta thường hời hợt và cắt nghĩa nông cạn. Ta cần phải tìm hiểu Thánh Ý Chúa. Hãy đến để hỏi Chúa Giêsu như các môn đệ xưa.

    Cầu nguyện: Chúa ơi, Chúa có đau lòng không, khi Chúa đến giữa Dân Chúa mà Dân Chúa không nhận ra Chúa là Đấng phải đến ? Chỉ vì họ đã cắt nghĩa lời hứa của Chúa Cha một cách hẹp hòi. Họ

    không từ chối tiếp nhận Chúa đến với con dưới hình ảnh một vị Vua uy nghi. Nhưng hằng ngày Chúa đến với con thật sự, mà con lại dửng dưng. Con không thấy hấp dẫn và cần thiết mấy. Nhiều khi con còn coi như bị mất giờ nữa. Nếu con hiểu được sự hiện diện cao siêu của Chúa trong Bí Tích Thánh Thể, chắc mỗi lần đến với Chúa, con phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Nếu con hiểu được sự hiện diện của Chúa trong những người nghèo khổ, chắc con đã không khinh miệt họ. Chúa đang đến với con qua những lần con gặp gỡ những ai bệnh tật, nhưng con ít khi nhìn ra Chúa.

    Vâng, lạy Chúa Giêsu, các thánh khác chúng con ở chỗ: các ngài luôn nhận ra Ý Chúa trong bất cứ cảnh sống nào, và luôn nhận ra khuôn mặt của Chúa trong bất cứ người nào.

    Xin cho Mùa Vọng năm nay mang lại cho con sự khôn ngoan chân thật của Chúa để con biết nhận ra Chúa đang đến với con trong cuộc sống hằng ngày. Xin cho con luôn thấu hiểu Thánh Ý Chúa đầy tình yêu thương trong mọi cảnh sống. Amen.

    Ghi nhớ: “Elia đã đến rồi, và họ không nhận biết ông”. (C.12)
    Kính chuyển:
    Hồng
     

SỐNG TỈNH THỨC - VUA TRẦN GIAN

  •  
    Chi Tran
     


    VUA TRẦN GIAN VÀ VUA THIÊN ĐÀNG

     

         VUA TRẦN GIAN

    Làm vua trần gian là mơ ước của tất cả mọi người, bởi nó thỏa mãn 3 đam mê mãnh liệt nhất là Danh – Lợi – Thú. Vua thì quyền lực, danh tiếng và giàu sang tột bậc, nên ai ai cũng thích làm vua hay theo ông ta để được hưởng bổng lộc, lạc thú.

     

         Tuy vậy, “không nghề nào nguy hiểm cho bằng nghề làm vua”:

    - Luôn sống trong lo sợ (bị ám sát, cướp ngôi…).

    - Sống không thọ (do ăn chơi sa đọa).

    - Đời không có hậu do gây quá nhiều bất công, tội lỗi (áp bức, bóc lột, giết chóc…).

    - Kết thúc buồn (thiên hạ mau chóng lãng quên, mồ mả không yên vì nguy cơ quật mồ do ghét hoặc trộm cướp…).

     

         Người theo vua trần gian thì sao? Có chức tước và bổng lộc, sống sung túc và hưởng thụ… Thế nhưng:

    - Bán mạng mình để bảo vệ lợi ích vua.

    - Bán linh hồn để có được lợi lộc (xu nịnh, thủ đoạn… miễn sao đẹp ý vua).

    - Sống trong lo âu, sợ sệt. Không có tự do và bình an vì phải làm kiếp tôi mọi.

    - Kết thúc cũng không có hậu.

     

         VUA THIÊN ĐÀNG

     

         Dưới con mắt người đời, Ngài chả có gì:

    - Quân không: “Ai muốn theo Ta hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo” (trốn sạch…).

    - Tiền không: “ Chim có tổ, cáo có hang… Con Người không có chỗ tựa đầu”.

    - Danh không: “Ông ấy không phải là con bác thợ mộc sao?”.

     

         Người theo Vua này thế nào? Với con mắt người đời thì họ:

    - Nghèo rớt mùng tơi: Được cây gậy với bao bị đi hết nhà nọ tới nhà kia kiếm ăn.

    - Bị coi thường, khinh khi: Xem như mấy thằng dở hơi ăn cơm nhà rồi tối ngày lo chuyện thiên hạ.

    - Kết thúc đôi khi rất thảm: Bị đối xử bất công, tù đày, ngục hình và cả án tử.

     

         Thế nhưng Vua Bình An và những ai theo Ngài thật ra đang sống:

    - Rất tự do tự tại: Không lệ thuộc ai, không làm nô lệ vật chất phù hoa…

    - Rất bình an hạnh phúc: Bốn bể là nhà, chan chứa tình người, cống hiến trao ban những gì tốt lành và cao đẹp.

    - Chan chứa hy vọng vào giá trị tuyệt đối: Sự sống vĩnh cửu trên Nước Thiên Đàng.

     

    Tổng trấn Philato có tất cả mọi thứ quyền lực vinh hoa phú quý của một ông vua trần gian, nhưng khi đối diện với một thường dân Giê-su, người mà mạng sống do ông quyết đoạt thì Philato lại tỏ ra lo sợ. Bên ngoài: Một Philato oai hùng quỳ quý đối diện với Thầy Giê-su thân tàn bất lực. Bên trong: Một Philato tâm hồn bất an, lo sợ, bối rối đối diện với Thầy Giê-su bình an, hiên ngang, thánh thiện…

     

    Vua trần thế và Vua Thiên Đàng khác nhau ở chỗ đó. “Ta là Vua, ai theo sự thật thì nghe tiếng Ta”

     

    Lm Giuse Nguyễn Đức Thịnh